Luận án Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN . 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 8

1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu . 20

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

LOGISTICS VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

LOGISTICS. 24

2.1. Cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ logistics. 24

2.2. Điều chỉnh pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics . 42

Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LOGISTICS

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 71

3.1. Thực trạng một số quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ

logistics . 71

3.2. Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics ở

Việt Nam hiện nay. 97

Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 114

4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ logistics ở

Việt Nam hiện nay. 114

4.2. Giải pháp hoàn thiện một số quy định pháp luật về hợp đồng dịch

vụ logistics ở Việt Nam hiện nay. 118

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng dịch vụ

logicstics hiện nay . 130

KẾT LUẬN. 146

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 149

pdf188 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn bản, EDI hoặc email (sau đây gọi là hợp đồng riêng biệt), và các mẫu yêu cầu vận chuyển phải có các địa chỉ của người gửi hàng và người nhận hàng, ngày yêu cầu vận chuyển, điểm đi, điểm đến, phương tiện vận chuyển, tên sản phẩm, số lượng và trọng lượng. Tuy nhiên, trong những tình huống khẩn cấp, SEMV có thể yêu cầu dịch vụ vận tải trực tiếp qua điện thoại hoặc email. Trong trường hợp này, một hợp đồng riêng biệt có thể được coi là đã được phê duyệt khi Forwarder chấp nhận yêu cầu‖. HĐDV logistics kèm theo bảng kê chi tiết danh mục cước vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, phụ phí xăng dầu và các phí/giá khác. Nghiên cứu HĐDV logistics này, NCS nhận thấy đây là một HĐDV logistics 3PL trọn gói, thể hiện sự chuyên nghiệp của các chủ thể giao kết. Các điều khoản rất chặt chẽ, thể hiện họ nắm được các chuyên môn nghiệp vụ để quy định rất tỷ mỷ từng điều khoản về giá, phí, các giai đoạn, công đoạn, địa điểm vận chuyển, phụ phí có thể phát sinh, quyền, nghĩa vụ các bên, các trường hợp miễn trách... Đây là một HĐDV logistics 3PL của LSP không có tài sản sở hữu, họ thuê ngoài các phương tiện vận chuyển hàng hóa như tàu biển, máy bay, xe ô tô, họ là trung gian kết nối, tích hợp nhiều dịch vụ trong chuỗi cung ứng logistics. Vì chuỗi có nhiều dịch vụ phức tạp nên khách hàng cũng xem xét rất kỹ từng công đoạn nhằm tránh việc bên trung gian qua nhiều công đoạn không rõ ràng, không minh bạch để đẩy phí lên cao. Hiện nay, dịch vụ logistics phát triển trên nền tảng giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin. Giao dịch thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Việc áp dụng phương tiện điện tử là biện pháp kỹ thuật qua máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị khác để truyền thông tin. Các điều khoản về đối tượng, giá cả, thanh toán, địa điểm giao hàngđược gửi đến chủ thể giao dịch. Hình thức này ngày càng phổ biến theo sự phát triển của công nghệ, giảm thiểu thời gian của các bên khi tham gia giao dịch. Giao kết hợp đồng điện tử giúp các LSP Việt Nam có thể vươn ra thị trường quốc tế một cách nhanh chóng. BLDS năm 2015, LTM năm 2005, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, 79 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Hải quan năm 2014, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và những văn bản hướng dẫn thi hành... là những cơ sở pháp lý quan trọng làm cơ sở để những giao dịch điện tử phát triển. Điều cần lưu ý là HĐDV logistics điện tử không sử dụng lời nói, ký kết truyền thống và đóng dấu đỏ mà là thiết lập thông qua trao đổi dữ liệu. HĐDV logistics được soạn thảo gửi qua thư điện tử hoặc là hợp đồng được soạn sẵn và bên khách hàng chỉ nhấn nút ―đồng ý‖ qua trang web là được giao kết ngay. Vấn đề khó khăn ở đây là xác định điều khoản mà các bên đã ký có được đảm bảo đúng hay không? Có giá trị pháp lý không? Theo thống kê của Bộ Công Thương trên trang tin điện tử thì ―các vụ tranh chấp về thương mại điện tử có xu hướng gia tăng, chủ yếu là các tranh chấp liên quan đến thông tin cá nhân, hình thức giao kết hợp đồng, các hành vi lừa đảo mà phổ biến là các giao dịch hàng hóa, dịch vụ không đúng như mô tả, không đúng chất lượng hoặc hàng giả, hàng nhái‖ [3] vì hiện nay cơ chế giám sát các giao dịch điện tử, hình thức giao dịch, thông tin của các chủ thể chưa chặt chẽ. 3.1.3. Quy định về trình tự giao kết hợp đồng dịch vụ logistics Trình tự giao kết HĐDV logistics bao gồm hai bước chính là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng. BLDS năm 2015 quy định về trình tự giao kết hợp đồng nói chung từ Điều 385 đến Điều 429 về các vấn đề như Điều 385 (Đề nghị giao kết hợp đồng), Điều 387 (Thông tin trong giao kết hợp đồng), Điều 388 (Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực), Điều 389 (Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng), Điều 390 (Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng), Điều 391 (Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng), Điều 392 (Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất), Điều 393 (Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng), Điều 394 (Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng), Điều 397 (Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng), Điều 399 (Địa điểm giao kết hợp đồng), Điều 400 (Thời điểm 80 giao kết hợp đồng), Điều 401 (Hiệu lực của hợp đồng). Đối với HĐDV logistics điện tử, trình tự giao kết hợp đồng tuân thủ các quy định tại Chương 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Chương 2 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử. Trong thực tế, dịch vụ logistics được bên cung ứng dịch vụ đưa ra hợp đồng mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung. Điều kiện giao dịch chung còn được gọi nhiều tên khác nhau như điều lệ vận chuyển, quy tắc bảo hiểm... Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định Điều lệ vận chuyển phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải. Điều lệ là một phần không tách rời của hợp đồng hoặc bất kỳ thỏa thuận nào giữa hãng hàng không với khách hàng. Điều 111, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định: ―Điều lệ vận chuyển là bộ phận cấu thành của hợp đồng vận chuyển hàng không, quy định các điều kiện của người vận chuyển đối với việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu gửi bằng đường hàng không‖. Trên trang điện tử của hãng hàng không Vietnam Airline đăng tải công khai về Điều lệ vận chuyển hàng hóa [140]. Khi ký kết hợp đồng vận chuyển khách hàng mặc nhiên phải biết và được coi là chấp nhận điều kiện giao dịch này hoặc điều lệ của Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt được phát hành công khai (thể hiện trong Cuốn sách: ―Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển‖ [139] gửi cho khách hàng trước khi họ ký hợp đồng bảo hiểm hàng hóa với công ty. Thông thường, hợp đồng sẽ dẫn chiếu đến các điều lệ hoặc các quy tắc trên, điều lệ và quy tắc đó là một phần không tách rời của hợp đồng. Ví dụ, Điều 128 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hoá như sau: ―Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán giá dịch vụ vận chuyển. Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường hàng không. Vận đơn hàng không, các thoả thuận khác bằng văn bản giữa 81 hai bên, Điều lệ vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa‖. Trong vận đơn cũng có những điều kiện giao dịch chung ở mặt sau do hãng vận chuyển phát hành và khách hàng không được đàm phán những điều kiện này (thường là những điều khoản miễn trách của người chuyên chở, trường hợp bất khả kháng, miễn trừ rủi ro). Trước khi có BLDS năm 2015, điều kiện giao dịch chung đã được ghi nhận tại Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 như sau: ―Điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng‖. Luật cũng quy định cụ thể về các điều khoản của giao dịch chung không có hiệu lực pháp luật (Điều 16), Thực hiện điều kiện giao dịch chung (Điều 18), Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (Điều 19). Quy định về điều kiện giao dịch chung được ghi nhận tại Điều 406 BLDS 2015 theo đó ―Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng‖. Nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này. Điều kiện giao dịch chung thực chất là các ―điều khoản mẫu‖ trong hợp đồng do một bên soạn sẵn để áp dụng, bên còn lại không có khả năng đàm phán thay đổi nội dung mà chỉ có quyền chấp nhận hoặc từ chối. Vấn đề đặt ra là liệu rằng điều kiện giao dịch chung có làm mất đi tính bình đẳng, nguyên tắc tự do, tự nguyên cam kết thỏa thuận trong quan hệ dân sự hay không khi: Bên còn lại hầu như không có quyền thương lượng đối với các điều khoản là điều kiện giao dịch chung; Sử dụng điều kiện giao dịch chung có thể tạo ra các điều khoản gây bất lợi cho bên kia, như vậy sẽ không đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng tại Khoản 1 Điều 3 BLDS năm 2015. Mặc dù không được quy định một cách cụ thể nhưng có thể thấy trước khi chấp nhận các điều khoản mẫu trong hợp đồng thì bên đề nghị giao kết hợp đồng cũng đã trao cho bên còn lại một khoảng thời gian hợp lý để cân nhắc có nên giao kết hợp đồng hay không. Bên cạnh đó, khi tham gia hợp đồng các bên luôn 82 nhằm một mục đích nhất định và mục đích phổ biến nhất đó chính là những lợi ích vật chất và tinh thần. Do vậy, để có được lợi ích đó đương nhiên phải chấp nhận một điều khoản không thực sự có lợi cho mình. Để đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên trong hợp đồng, BLDS năm 2015 cũng quy định về điều kiện để giao dịch chung trong giao kết hợp đồng có hiệu lực là: Phải được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó; trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của pháp luật; Phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên, trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. So với BLDS năm 2015 thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có những quy định cụ thể hơn về các điều khoản sẽ vô hiệu nếu được ghi nhận trong điều kiện giao dịch chung tại Khoản 1 Điều 16, cụ thể là: Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng; Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng; Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ; Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau; Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba; Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh 83 hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình; Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý. Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng được quy định từ Điều 7 đến Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể như sau: Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải được lập thành văn bản và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12; Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau. Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của nghị định này. Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành theo quy định tại Điều 14 Nghị định 99/2011/NĐ-CP. Các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên phải đăng ký với Bộ Công Thương và với Sở Công Thương nếu có phạm vi áp dụng trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được ban hành theo các Quyết định sau: Quyết định 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Quyết định 35/2015/QĐ-TTg ngày 20/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; 84 Quyết định số 38/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và Quyết định số 25/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2019 sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Với phương thức giao dịch điện tử, nội dung điều kiện giao dịch chung được quy định tại Điều 32 Nghị định 52/2013/NP-CP, trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến, người bán phải có cơ chế để khách hàng đọc và bày tỏ sự đồng ý riêng với các điều kiện giao dịch chung trước khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Trong giao kết HĐDV logistics điện tử, chủ thể trung gian có vai trò hết sức quan trọng như NCS đã phân tích ở Chương 2 của luận án. Khoản 9, 13 và 14 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử quy định: Người trung gian là cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc gửi, nhận hoặc lưu trữ một thông điệp dữ liệu hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng là tổ chức cung cấp hạ tầng đường truyền và các dịch vụ khác có liên quan để thực hiện giao dịch điện tử. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng bao gồm tổ chức cung cấp dịch vụ kết nối Internet, tổ chức cung cấp dịch vụ Internet và tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập mạng. Khoản 2 và 5 Điều 24 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP quy định chủ thể trung gian tham gia hoạt động thương mại điện tử gồm: Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc 85 cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử). Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng). Điều 47 Luật Giao dịch điện tử quy định trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng: Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng quy chế quản lý và các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn việc sử dụng dịch vụ mạng nhằm phát tán các thông điệp dữ liệu có nội dung không phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không kịp thời loại bỏ những thông điệp dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều này khi tổ chức cung cấp dịch vụ mạng đó đã nhận được thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3.1.4. Quy định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics Dịch vụ logistics là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện này được quy định tại Mục 61, Phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 và Mục 60, Phụ lục 4 của Luật sửa đổi bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014 và thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP và các quy định chuyên ngành khác. Trước đây, Nghị định 140/2007/NĐ-CP phân loại dịch vụ logistics thành 3 nhóm theo cách mà WTO đã phân loại ở trên nhằm mục đích quy định điều kiện kinh doanh cho từng nhóm khác nhau, mỗi nhóm có đặc trưng riêng và điều kiện kinh doanh riêng. Tuy nhiên, Nghị định 163/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định 140/2007/NĐ-CP các dịch vụ tách ra theo phương pháp liệt kê thành 16 loại dịch vụ logistics và mục 17 để mở ―Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật Thương mại‖. Việc phân chia cụ thể như Nghị định 163/2017/NĐ-CP tạo 86 thuận lợi cho cả công tác quản lý vĩ mô vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Thương nhân kinh doanh dịch vụ nào thì áp dụng quy định chuyên ngành của dịch vụ đó để xem xét thủ tục, thẩm quyền và điều kiện cấp phép hoạt động. Dịch vụ logistics được liệt kê theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP bao gồm: Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay; Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải; Dịch vụ chuyển phát; Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa; Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan); Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải; Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt; Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải đa phương thức; Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật; Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác; Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của LTM năm 2005. Theo phương thức liệt kê này, thực tế các chủ thể có thể sử dụng để liệt kê một cách rõ ràng và cụ thể những công việc mà hai bên cần thực hiện để tránh những tranh chấp, bất đồng trong quá trình thực hiện HĐDV. Thông thường doanh nghiệp liệt kê trong phần phụ lục hợp đồng kèm theo các mô tả địa điểm thực hiện (ví dụ với hợp đồng vận chuyển hàng hóa thì dịch vụ là vận chuyển hàng gì, từ địa điểm nào đến địa điểm nào, trọng lượng và kích thước hàng hóa, đóng gói, bao bì, ký mã hiệu...), thù lao, chi phí cố định, chi phí phát sinh, phí chính thức, chi phí không chính thức, phụ phí xăng dầu và các phi/giá khác. 87 3.1.5. Quy định về phí/giá của dịch vụ logistics, thời hạn và phương thức thanh toán của hợp đồng dịch vụ logistics Phí/giá dịch vụ là điều khoản quan trọng nhất của HĐDV logistics và thường xuyên biến đổi do có sự biến động về giá xăng dầu của thị trường (liên quan đến dịch vụ vận tải hàng hóa) hoặc thời tiết (liên quan đến dịch vụ lưu kho bãi) Phí/giá dịch vụ trong HĐDV logistics luôn phải tách biệt hai loại phí/giá: Phí/giá nhà nước và phí của doanh nghiệp. Phí/giá nhà nước là những khoản lệ phí/giá do nhà nước ban hành còn phí dịch vụ là khoản thù lao mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhận được từ phía khách hàng (người sử dụng dịch vụ). Phí/giá dịch vụ nhà nước được ban hành theo quy định và theo từng danh mục dịch vụ có mức thu khác nhau. Ví dụ như lệ phí mở tờ khai hải quan là 20.000 đồng cho 01 tờ khai hải quan, lệ phí cấp giấy phép nhận khẩu hóa chất là 200.000 đồng cho 01 giấy phép nhập khẩu hóa chất. Ngoài ra còn rất nhiều các loại phí khác liên quan trong quá trình vận chuyển giao nhận hàng hóa như thuế nhập khẩu, xuất khẩu, phí xếp dỡ, phí soi chiếu an ninh, phí cầu cảngCác phí này doanh nghiệp coi như là chi phí cố định và thường ít quan tâm do có biên lai, hóa đơn được nhà nước phát hành (trong HĐDV logistics thực tế gọi đây là phí thu chi trả hộ). Ví dụ, Điều 11 Luật Hàng không dân dụng 2006 có các loại lệ phí/phí như: i) Phí bay qua vùng trời, phí nhượng quyền khai thác và phí khác theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; ii) Lệ phí cấp chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng; iii) Giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh; phục vụ hành khách; iv) Giá dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ (Điều 86 LTM năm 2005). Như vậy khi quy định về giá dịch vụ, LTM năm 2005 88 đã dự trù được những khả năng có thể xảy ra liên quan đến giá dịch vụ và nghĩa vụ thanh toán trong thực tế của các bên ký kết HĐDV. Điều này tạo sự thuận lợi đáng kể khi việc xác định giá HĐDV gặp khó khăn trong trường hợp các bên không có thoả thuận cụ thể. LTM năm 2005 đề cập tới nghĩa vụ thanh toán, thời hạn thanh toán của khách hàng Điều 85, Điều 87 và Điều 236. Theo đó khách hàng có nghĩa vụ thanh toán như đã thoả thuận, thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành nếu các bên không có thoả thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về thời điểm thanh toán. Quy định này lưu ý các bên nên quy định về thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán tiền cung ứng dịch vụ. Nếu các bên không quy định rõ ràng thì khách hàng có quyền chỉ thanh toán khi việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành. Về thời hạn và phương thức thanh toán, pháp luật hiện nay quy định rất linh hoạt. Phương thức thanh toán cho các bên thỏa thuận có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng hoặc bằng bất cứ cách nào các bên tự thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận và giữa các bên không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành (Điều 87 LTM năm 2005). 3.1.6. Quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng dịch vụ logistics 3.1.6.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ logistics Bên cung ứng dịch vụ nói chung có nghĩa vụ cơ bản được quy định tại các Điều từ 78 đến Điều 84 và điều 235, 239, 240 của LTM năm 2005. Theo đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện việc cung ứng dịch vụ và hưởng phí/giá/thù lao từ việc cung ứng đó. Bên cung ứng dịch vụ phải cung ứng dịch vụ và thực hiện công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với hợp đồng, bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện sau khi hoàn thành công việc; thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thiếu thông tin, tài liệu không đủ, phương tiện không đảm bảo hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. 89 Do tính đặc thù của dịch vụ, LTM năm 2005 đã quy định chi tiết nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào tích chất đặc điểm của dịch vụ. Đối với dịch vụ là công việc: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Trong trường hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của dịch vụ đó (Điều 79 LTM năm 2005). Quy định này muốn lưu ý người cung ứng dịch vụ về mục đích của hợp đồng, theo đó bên cung ứng cung cấp dịch vụ theo kết quả công việc. Bên cung ứng dịch vụ nên cân nhắc việc đưa ra cam kết cụ thể về kết quả công việc mà mình cung ứng khi mà kết quả công việc đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, vận chuyển trong thời tiết x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hop_dong_dich_vu_logistics_theo_phap_luat_viet_nam_h.pdf
Tài liệu liên quan