Luận văn Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ PHỔ BIẾN

PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ . 11

1.1. Quan niệm về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số . .11

1.1.1. Khái niệm về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. 11

1.1.2. Đặc điểm của phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. 12

1.1.3. Mục đích, vai trò của phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu

số . 19

1.2. Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.22

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân

tộc thiểu số. 22

1.2.2. Đặc điểm, nguyên tắc, chủ thể của quản lý nhà nước về phổ biến pháp

luật cho đồng bào dân tộc thiểu số . .24

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc

thiểu số . 30

1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho

đồng bào dân tộc thiểu số . 32

1.3.1. Các yếu tố khách quan. 32

1.3.2. Các yếu tố chủ quan . 34

Tiểu kết Chương 1. 37

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NưỚC VỀ PHỔ BIẾN

PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH TỈNH ĐẮK LẮK . 38

pdf118 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý nhà nước về phổ biến pháp luật Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành cho cán bộ, nhân dân và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Kết luận số 04- KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX), Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng chính phủ và các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về công tác PBPL của Chính phủ; Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở bám sát đặc điểm, tình hình của tỉnh, từ năm 2012 đến năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động tổ chức, thực hiện phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn tỉnh nói 45 chung và cho DTTS nói riêng, tạo cơ sở cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, gồm các văn bản: Quyết định số Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 06/01/2012 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 26/10/2012 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí trư Trung ương Đảng (khóa XI) trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 đến năm 2016; Quyết định số 3101/KH-UBND ngày 27/12/2012 về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh năm 2013; Công văn số 5657/UBND-NC ngày 16/8/2013 của UBND tỉnh về việc chỉ đạo cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 8834/KH-UBND ngày 06/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” từ năm 2013-2016 trên địa bàn tỉnh”. Nghị quyết số 122/2014/NQ-HĐND ngày 18/7/2014 của HĐND tỉnh Quy định về mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Chỉ thị số 11/2014/CT-UBND ngày 28/10/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 74/QĐ-UBND ngày 06/01/2014 về ban hành Kế hoạch thực hiện công tác PBGDPL năm 2014; Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 08/02/2014 về ban hành Kế hoạch triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Quyết định 491/QĐ-UBND ngày 07/3/2014 về ban hành Kế hoạch tuyên truyền và triển khai Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2222/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 về ban hành Kế hoạch tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2014” trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2362/QĐ- UBND ngày 46 08/10/2014 về ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về ban hành Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL năm 2015; Quyết định số 116/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, hương ước, quy ước năm 2016 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3993/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3664/QĐ- UBND ngày 29/12/2017 về Kế hoạch triển khai công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, hương ước, quy ước năm 2018 trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2012-2018 Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quyết định kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk và các loại văn bản như: - Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành quy định về Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. - Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhận báo cáo viên pháp luật ở tỉnh. - Quyết định số 2137/QĐ-UBND ngày 18/9/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành kế hoạch triển khai Luật Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. - Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhận bổ sung và cho thôi làm báo cáo viên pháp luật ở tỉnh. - Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 03/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk. 47 - Quyết định số 03/QĐ-HĐPH ngày 31/12/2013 của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk. - Thông báo số 02/TB-HĐPB ngày 09/01/2014 của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh về việc phân công nhiệm vụ cho ủy viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk. - Quyết định số 03/QĐ-HĐPB ngày 09/01/2014 của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk. - Quyết định số 1259/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc bổ sung, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh. - Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Lắk. - Quyết định số 1717/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhân, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh. - Quyết định số 2465/QĐ-UBND ngày 05/9/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhân, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh năm 2017. - Quyết định số 3515/QĐ-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc công nhân, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tỉnh. Ngoài ra hàng năm Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh đã ban hành kế hoạch PBPL và kế hoạch cụ thể cho từng thời gian nhất định, định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm có tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm. 2.2.1.2. Công tác quản lý đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, các văn bản hưởng dẫn thi 48 hành và các kế hoạch của tỉnh Đắk Lắk, 100% đơn vị cấp huyện thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật với 360 thành viên, định kỳ hàng năm đều củng cố, kiện toàn theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của cơ quan thường trực Hội đồng. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBPL, đa dạng hoá về hình thức, phong phú, thiết thực về nội dung và tăng cường hướng về cơ sở; chuyển tải kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; từng bước nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Trong chỉ đạo hoạt động, Hội đồng đã có sự phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác PBPL đối với từng lĩnh vực, địa bàn; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện, đề ra biện pháp đẩy mạnh công tác này trong năm tới. Ngoài ra, UBND tỉnh, Sở Tư pháp cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, nhắc nhở tại các cuộc họp giao ban thường kỳ của UBND tỉnh. - Về các công tác củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL; báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1363/QĐ-UBND ngày 17/7/2013 về việc củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp - đơn vị chủ trì đã phối hợp với các đơn vị liên quan thống kê, rà soát nguồn nhân lực hiện có của công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ tỉnh đến cơ sở; việc kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL có bước tiến đáng kể, đã xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật 49 theo hướng hoạt động chuyên nghiệp hơn. Theo đó, đã UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1712/QĐ-UBND ngày 02/8/2012 để triển khai thực hiện Nghi ̣ điṇh số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ Quy định chức năng , nhiêṃ vu ̣, quyền haṇ và tổ chức bô ̣máy pháp chế trên điạ bàn tỉnh , hiện nay đã có 14 cơ quan thành lập Phòng Pháp chế, một số cơ quan bố trí cán bộ làm công tác pháp chế chuyên trách. Cơ quan Tư pháp vừa tham mưu triển khai, theo dõi hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, vừa trực tiếp tuyên truyền pháp luật thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của ngành (công chứng, chứng thực; đăng ký, quản lý hộ tịch; thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; trợ giúp pháp lý...). Triển khai thực hiện Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã được thành lập trên cơ sở củng cố, kiện toàn lại thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã có trước đây và bổ sung thêm một số thành viên mới, hiện tại có 29 thành viên (Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 03/9/2013); một số ngành (Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh) và 12/15 huyện, thị xã kiện toàn lại Hội đồng phối hợp theo Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg với 129 thành viên, trong đó có một số huyện (Krông Pắc và Ea H’Leo) đã ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật. Tham gia Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có đại diện nhiều cơ quan, ban ngành nên bước đầu huy động được phần lớn cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị cùng thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Nhờ việc kiện toàn khá nhanh chóng về tổ chức của cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ PBPL mà công tác này được triển khai thuận lợi và có hiệu quả hơn so với trước đây. 50 - Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cũng được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng theo đúng quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013 của Bộ Tư pháp Quy định về trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 103 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 399 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 3001 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, nhiều báo cáo viên pháp luật đã tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, gắn bó với công việc, đóng góp tích cực cho công tác PBPL. Ngoài ra, tham gia công tác PBPL còn có đội ngũ cán bộ pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và doanh nghiệp nhà nước, các giáo viên (978 giáo viên của 06 trường trung cấp chuyên nghiệp, 52 trường trung học phổ thông và 220 trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh) giảng dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật; báo cáo viên tư tưởng văn hóa thuộc các tổ chức đảng, góp phần đưa pháp luật đến với cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, công tác PBPL còn có sự tham gia của 13.777 hòa giải viên tại 2.437 thôn, buôn, tổ dân phố; 164 câu lạc bộ và 961 tổ, nhóm về pháp luật với 20.693 thành viên hoạt động khá nề nếp, ổn định, bước đầu tạo điều kiện cho các hội viên được tiếp cận, nâng cao nhận thức pháp luật; ngoài ra, các tổ chức tư vấn pháp luật (Hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội Luật gia tỉnh, các Văn phòng luật sư...) cũng thường xuyên tham gia hoạt động PBPL theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PBPL cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBPL, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, cán bộ pháp chế được tổ chức triển khai thường xuyên, hàng năm UBND tỉnh đều tổ chức 02 hội nghị phổ biến luật mới và từ 01 - 02 51 hội nghị tập huấn nghiệp vụ; mỗi cơ quan, đơn vị đều tổ chức ít nhất 01 hội nghị tập huấn/năm [21]. - Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tuyên truyền pháp luật. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Mặt trận và các đoàn thể, tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật theo yêu cầu của cấp trên, của các cơ quan, đơn vị hoặc tập trung vào các lĩnh vực người dân có nhiều thắc mắc cần giải đáp để triển khai thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch phổ biến pháp luật hàng tháng, quý, năm của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức phổ biến các nội dung pháp luật khi được yêu cầu. Như vậy, thực tế cho thấy rằng hoạt động tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật cho nhân dân đã được các cấp, các ngành từ tỉnh và cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố rất quan tâm thực hiện từ việc kiện toàn hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thị xã, thành phố, cũng như xây dựng đội ngũ báo cáo viên và bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ phổ biến pháp luật. 2.2.1.3. Quản lý nội dung, hình thức phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk về sơ kết 03 năm thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền phổ biến, pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016 đã đạt được những kết quả như sau: + Công tác tuyên truyền PBPL có vai trò rất quan trọng trong việc nâng 52 cao kiến thức hiểu biết pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung, cho nhân dân ở nông thôn vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết và hết sức quan trọng, đặc biệt là địa bàn có trình độ dân trí thấp, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận các thông tin, kiến thức pháp luật còn rất hạn chế nên trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đơn vị được giao chủ trì Đề án này) triển khai thực hiện Chỉ thị số 1479/CT-BNN-PC, ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016. Từ 2013 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hơn 34.000 đợt tuyên truyền về Chương trình nông thôn mới cho hơn 800.000 lượt người tham dự; cấp phát hơn 49.000 cuốn tài liệu hỏi - đáp về Chương trình nông thôn mới; lắp đặt được 141 pa nô, 900 băng rôn, cấp phát 10.500 tờ rơi về chương trình nông thôn mới; tổ chức 25 tập huấn văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thủy sản cho 1.250 lượt người tham dự; 328 lớp tuyên truyền, PBPL, nâng cao nhận thức cộng đồng về kỹ thuật trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh hại cho nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số, với hơn 15.000 người tham dự. Thông qua các hoạt động phát triển kinh tế hợp tác như xây dưng mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã; tập huấn cán bộ hợp tác xã đã tổ chức phổ biến pháp luật cho 325 người là người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trong đó: Đã xây dựng được 02 mô hình tổ hợp tác với 40 người tham gia, trong đó có 20 người là đồng bào dân tộc thiểu số và 03 mô hình hợp tác xã, trước khi triển khai xây dựng mô hình, đã tổ chức tập huấn cho 180 người là các xã viên, trong đó có 66 người là đồng bào dân tộc thiểu số. + Ban Dân tộc đã triển khai thực hiện Đề án và đạt kết quả như sau: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nông 53 thôn và đồng bào dân tộc thiểu số với đối tượng là cán bộ các phòng, ban chuyên môn của xã; các hội đoàn thể, trưởng, phó thôn, các vị chức sắc tôn giáo, già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng cốt cán của địa phương, người nông dân tiêu biểuNhằm nâng cao nhận thức cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh về các quy định của pháp luật, Ban Dân tộc tổ chức hội nghị tuyên truyền tại 06 xã: xã Cư Né - huyện Krông Búk; xã Ea Drông - TX Buôn Hồ; xã Ea Bar - huyện Buôn Đôn; xã Ea Rvê - huyện Ea Súp; xã Đắk Phơi - huyện Lắk; xã Ea H’Leo - huyện Ea H’Leo với khoảng 360 lượt người tham gia. Nội dung tuyên truyền: một số nét cơ bản về đường lối chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay cho đồng bào dân tộc thiểu số; công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. + Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án và đạt kết quả như sau: Tập trung tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên, phụ nữ chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước; đặc biệt là Hiến pháp sửa đổi 2013, một số Bộ luật mới sửa đổi bổ sung có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ; về chủ quyền Biển đảo, an ninh biên giới Việt Nam, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam, kiến thức về tổ chức cuộc sống gia đình nhằm giúp cho cán bộ, hội viên phụ nữ trong tỉnh nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành được tốt hơn. Đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động thiết thực, phong phú như: truyền thông, hội thi, hội thảo, gặp mặt giao lưu đã thu hút đông đảo hội viên phụ nữ cùng cộng đồng tham gia, đồng thuận hưởng ứng cho hoạt động phong trào công tác Hội tại cơ sở. Bên cạnh công tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, các cấp Hội đẩy mạnh phát huy vai trò hội viên nòng cốt, cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Một số huyện đã chú trọng khai thác 54 thế mạnh của hình thức đối thoại trực tiếp trong nắm bắt tư tưởng, giải quyết các vấn đề bất cập, khó khăn của phụ nữ dân tộc, tôn giáo. Từ công tác đối thoại đã giúp cấp ủy, chính quyền nắm rõ hơn những khó khăn, vướng mắc và có sự điều chỉnh trong thực hiện chính sách dân tộc – tôn giáo tại địa phương. Thông qua các hình thức tuyên truyền đã có 397.212 lượt hội viên phụ nữ tham gia (trong đó, có 239.285 lượt chị là người DTTS, chiếm 60, 24%). Phát huy vai trò của Hội viên nòng cốt, cốt cán, hội viên phụ nữ dân tộc, tôn giáo trong các hoạt động phong trào Hội. Hội LHPN tỉnh đã chủ động, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ cũng như chỉ đạo tập trung cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội 3 cấp, nhất là cấp cơ sở; đến nay có 85% cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đạt chuẩn chức danh theo quy định. Phối hợp với các Trung tâm Chính trị mở các lớp tập huấn về các Luật mới ban hành và nghiệp vụ công tác Hội và đào tạo 232 lớp cho 22.570 lượt cán bộ Hội 3 cấp (trong đó có 13.047 lượt chị là cán bộ DTTS, chiếm 58, 76%) ngày càng được khẳng định và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. + Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án và đạt kết quả như sau: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật được 7.880 buổi cho 560.000 lượt hội viên nông dân và đồng bào DTTS các Luật như: Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật đất đai, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Lao động, Luật Giao thông đường bộ.và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, quyền con người; phối hợp trợ giúp pháp lý cho 14.366 người; cấp phát 150.980 tờ rơi, tờ gấp, trên 800 sổ tay tuyên truyền pháp luật các loại do Trung ương hội và Sở Tư pháp biên soạn [41, tr.5]. - Ngoài việc triển khai thực hiện Đề án theo Quyết định số 409/QĐ- TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ thì Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố đã có nhiều tâm huyết luôn chủ động, giành thời gian cho nhiệm vụ phổ biến pháp 55 luật ở địa phương mình. Nội dung PBPL đã bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, Kế hoạch hàng năm và giai đoạn của UBND tỉnh Đắk Lắk và phù hợp với đặc điểm của nhân dân địa phương, bám sát và phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh, chú trọng phổ biến các quy định của pháp luật nhằn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. * Kết quả khảo sát lấy ý kiến người dân là người đồng bào DTTS tại 4 xã của 2 huyện Lắk (xã Đắk Phơi và xã Krông Nô) và Cư M’Gar (xã Cư Suê và Ea Tul) cho thấy việc lựa chọn nội dung PBPL cho đồng bào DTTS vừa bám sát chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, vừa phù hợp với nhu cầu thực tế của nhân dân địa phương. Trong đó các lĩnh vực cụ thể như: + Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: 72, 00% + Phòng chống Ma túy: 40, 62% + Luật thuế: 80, 31% + Đất đai: 90, 15% + Bảo vệ và Phát triển rừng: 69, 85% + Giao thông đường bộ: 89, 23% + Hôn nhân và Gia đình: 90, 46% + Bình đẳng giới: 66, 77% + Khiếu nại, tố cáo: 60, 62% + Nghĩa vụ quân sự: 86, 15% Tổ chức phổ biến thường xuyên, sâu rộng các quy định pháp luật liên quan nhiều đến các quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân, lao động, môi trường, bảo hiểm y tế, hình sự... để người dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng hiểu và thực thi pháp luật. Từ kết quả đạt được ở trên có thể đánh giá Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, huyện, thị xã, thành phố tại các xã đã có nhiều tâm huyết luôn chủ động, giành thời gian cho 56 nhiệm vụ phổ biến pháp luật ở địa phương mình. Nội dung PBPL đã bám sát chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và phù hợp với đặc điểm của nhân dân địa phương, bám sát và phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh, chú trọng phổ biến các quy định của pháp luật nhằn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. - Các hình thức phổ biến pháp luật: + Tuyên truyền phổ biến miệng, tổ chức hội nghị: Từ năm 2012 - 2018 Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức 12 hội nghị quán triệt các luật mới ban hành do Quốc hội khóa XII và Quốc hội khóa XIII thông qua tại các kỳ họp cho hơn 1.900 lượt cán bộ chủ chốt ở các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể ở tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố và báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Sở cũng đã chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND cùng cấp tổ chức hàng chục ngàn hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hàng trăm ngàn lượt cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cấp huyện, cấp xã và hòa giải viên cơ sở; đồng thời, đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực, tiếp tục tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhất là đồng bào DTTS, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong công tác này. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch PBPL đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các thành viên của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức của xã, phường, thị trấn như Phụ nữ, Đoàn thanh niên, thôn, bản. Qua khảo sát có 90,15% ý kiến người dân cho biết phổ biến Pháp luật thông qua họp thôn; 64,62% do họp phụ nữ; 44,92% sinh hoạt đoàn. 57 + Về biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật: Từ năm 2012 đến năm 2018, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh biên soạn và phát hành 87 loại tờ gấp với tổng số 4.260.857 tờ tuyên truyền về các nội dung như: một số chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động; tìm hiểu một số quy định về tiếp công dân; một số chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; các quy định về bảo hiểm thất nghiệm cho người lao động; một số quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013; một số quy định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_pho_bien_phap_luat_cho_dong_bao.pdf
Tài liệu liên quan