Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ, đồ thị, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ 13
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 13
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 17
1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 22
1.4. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ 26
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ 26
2.1.1. Khái niệm thuế và hợp tác quốc tế về thuế 26
2.1.2. Mục tiêu của hoạt động hợp tác quốc tế về thuế 30
2.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong hợp tác quốc tế về thuế 31
2.1.4. Các mô hình hợp tác quốc tế về thuế 33
2.1.5. Những nội dung cơ bản của hợp tác quốc tế về thuế 35
2.1.6. Vai trò của hợp tác quốc tế về thuế 51
2.1.7. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động hợp tác quốc tế về thuế 54
2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác quốc tế về thuế 57
2.2. KINH NGHIỆM HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 61
2.2.1. Kinh nghiệm của Singapore 61
2.2.2. Kinh nghiệm của Malaysia 62
2.2.3. Kinh nghiệm của Indonesia 63
2.2.4. Kinh nghiệm của Ấn Độ 64
2.2.5. Kinh nghiệm của Hà Lan 67
2.2.6. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động hợp tác quốc tế về thuế của Việt Nam 69
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM 73
3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2012 – 2018 73
3.2. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2018 78
3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2018 79
3.3.1. Đàm phán, ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và phòng, chống trốn lậu thuế 80
3.2.2. Chuẩn bị đàm phán Hiệp định thuế đa phương 92
3.3.3. Tổ chức thực hiện các hiệp định thuế 92
3.3.4. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo các chương trình hợp tác quốc tế 98
3.3.5. Trao đổi chuyên môn về thuế và hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế về thuế 100
3.3.6. Phối hợp đàm phán thỏa thuận trước về giá song phương và đa phương 106
3.3.7. Phối hợp tổ chức các diễn đàn thuế quốc tế 109
3.4. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2018 112
3.4.1. Những hạn chế 112
3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế 119
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM 126
4.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ, XU HƯỚNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 126
4.1.1. Những đặc điểm cơ bản của hội nhập quốc tế mới đến năm 2025 và tác động đến Việt Nam 126
4.1.2. Các xu hướng hợp tác quốc tế về thuế và tác động đến Việt Nam 133
4.2. CÁC QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ GIAI ĐOẠN 2020 – 2025, TẦM NHÌN 2030 135
4.2.1. Hoạt động hợp tác quốc tế về thuế phải phù hợp với quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước 135
4.2.2. Hiện đại hóa công tác hợp tác quốc tế về thuế theo hướng phát huy tối đa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 136
4.2.3. Phát huy tốt hơn nữa vai trò của hoạt động hợp tác quốc tế về thuế đối với công tác quản lý thuế 137
4.3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM 138
4.3.1. Nhóm giải pháp về đàm phán, ký kết các hiệp định thuế 138
4.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện các hiệp định thuế và các hoạt động hợp tác quốc tế khác về thuế 152
KẾT LUẬN 166
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169
PHỤ LỤC 1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 174_Toc37604240
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP KÝ HIỆU MÃ HÓA CÁC CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM 200
PHỤ LỤC 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ CỦA VIỆT NAM QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT 204
PHỤ LỤC 4: THỐNG KÊ PHÂN TÍCH Ý KIẾN TRẢ LỜI LÝ DO ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ THUẾ ĐỐI VỚI ĐÀM PHÁN THỎA THUẬN TRƯỚC VỀ GIÁ SONG PHƯƠNG VÀ ĐA PHƯƠNG 207
PHỤ LỤC 5: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT 209
PHỤ LỤC 6: TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN VỀ THUẾ GIAI ĐOẠN 2012 - 2018 213
PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐIỂN HÌNH GIAI ĐOẠN 2012 – 2018 218
223 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hợp tác quốc tế về thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ít.
Hoạt động trao đổi thông tin trong khuôn khổ giữa cơ quan Thuế của Việt Nam với cơ quan thuế các nước được thực hiện trên cơ sở khuôn khổ các hiệp định thuế đã ký kết. Bước đầu đã thực hiện đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho phía đối tác khi được yêu cầu. Đồng thời kịp thời yêu cầu đối tác cung cấp thông tin mỗi khi cơ quan thuế địa phương có yêu cầu. Đặc biệt chú trọng việc xử lý thông tin do đối tác cung cấp phục vụ công tác quản lý của ngành Thuế theo đúng quy định tại Quy chế trao đổi thông tin theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ban hành kèm theo Quyết định số 583/QĐ-TCT ngày 11/5/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Kết quả trong giai đoạn 2012 – 2018 là việc trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế đã bắt đầu phát triển và mang lại lợi ích thiết thực cho công tác quản lý thuế (phát hiện các gian lận trong việc kê khai thuế đối với thu nhập phát sinh tại nước ngoài của người đối tượng cư trú thuế Việt Nam). Nếu năm 2001 chỉ có 2 trường hợp trao đổi thông tin thì trong giai đoạn 2012 đến 2018, bình quân mỗi năm có khoảng gần 30 trường hợp trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế. Riêng trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế đa dạng hơn và từng bước được tận dụng để nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đặc biệt là những trường hợp giải quyết nghĩa vụ thuế của các công ty đa quốc gia. Điều này thể hiện ở Biểu đồ 3.1 dưới đây.
Biểu đồ 3.1. Tình hình trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế giai đoạn 2012 – 2018
[Nguồn: NCS tổng hợp từ các Báo cáo Tổng kết công tác hợp tác quốc tế về thuế các năm từ 2012 đến 2018, Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thuế]
Biểu đồ số 3.1 cho thấy, trong 5 năm gần đây, số lượng trao đổi thông tin tự động không nhiều, số lượng các trường hợp nước ngoài đề nghị Việt Nam cung cấp thông tin thường nhiều hơn số lượng các trường hợp Việt Nam đề nghị nước ngoài cung cấp thông tin (ngoại trừ năm 2016, 2017). Số lượng đối tượng đã được kiểm tra qua việc trao đổi thông tin của cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước không đều qua các năm nhưng cũng đạt số lượng khá lớn, từ khoảng gần 1.000 đến xấp xỉ 10.000 đối tượng.
Trong số các đối tượng được kiểm tra trên cơ sở trao đổi thông tin qua các hiệp định thuế đã xác định được một số trường hợp có vi phạm pháp luật thuế và đã truy thu thuế, chủ yếu liên quan đến thuế TNCN.
Một số trường hợp cụ thể về kết quả chống thất thu thuế thông qua trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế như sau:
Bảng 3.3: Kết quả chống thất thu thuế thông qua trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế giai đoạn 2012 – 2018
Năm
Số lượt NNT bị truy thu thuế thông qua trao đổi thông tin
Số thuế truy thu qua trao đổi thông tin (Đồng Việt Nam)
2012
01
488.206.185
2013
02
2.120.000.000
2014
0
0
2015
01
347.000.000
2016
02
653.661.169
2017
04
9.148.000.000
2018
03
4.554.800.000
[Nguồn: NCS tổng hợp từ các báo cáo hoạt động hợp tác quốc tế các năm từ 2012 – 2018, Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thuế]
Bảng số liệu trên cho thấy, kết quả chống thất thu thuế có xu hướng tốt lên nhưng không đạt được như kỳ vọng. Thậm chí năm 2015 không có đối tượng nào bị truy thu thuế thông qua trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế. Xem xét kỹ lưỡng hơn, có một số trường hợp cụ thể đáng chú ý về chống thất thu thuế qua trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế như sau:
- Năm 2012, Cục thuế TP Hà Nội đã truy thu tiền thuế của một cá nhân Nhật Bản là 188.206.185 [56]; năm 2013 đã truy thu tiền thuế của 2 đối tượng Nhật Bản là trên 1 tỷ đồng [57].
- Năm 2016, Cục thuế TP Hồ Chí Minh truy thu thuế của 2 đối tượng với số tiền 53.661.169 đồng [60].
- Năm 2017, Cục Thuế tỉnh Hưng Yên đã có báo cáo truy thu được 6.369.648.819 đồng tiền thuế trên tổng số tiền 9.353.802.470 đồng thuế TNDN tăng thêm mà NNT phải nộp vào NSNN; Cục Thuế TP. Hà Nội đã có báo cáo thu nhập thu nhập của một các nhân và yêu cầu kê khai thuế TNCN đối với số tiền thu nhập 62.900 USD. Đối với các trường hợp khai thác các thông tin trao đổi tự động do cơ quan thuế Nhật Bản cung cấp, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã có CV số 64370/CT-TNCN ngày 27/9/2017 báo cáo kết quả khai thác thông tin với số thuế TNCN truy thu được (bao gồm cả tiền phạt và tiền chậm nộp) là khoảng 116 triệu đồng [57], truy thu tổng số tiền truy thu thuế TNDN, phạt hành vi kê khai sai và tiền chậm nộp tiền thuế đối với 01 trường hợp là: 1.995.944.040 đồng [61].
- Năm 2018, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên qua khai thác, xử lý thông tin do Cơ quan thuế Hàn Quốc cung cấp, Cục Thuế đã truy thu cho NSNN tổng số tiền là 505.824.578 đồng
Theo đánh giá của cán bộ quản lý thuế và chuyên gia từ kết quả khảo sát của NCS thì số ý kiến đánh giá hoạt động trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế ở mức hiệu quả trở lên chiếm 44,5% (trong đó có 7,7% là rất hiệu quả), số ý kiến không hiệu quả là 4,9% và rất không hiệu quả là 1,5% (Chi tiết xem phụ lục 1 và phụ lục 3). Từ kênh thông tin khảo sát cho thấy, hoạt động trao đổi thông tin theo các hiệp định thuế đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế như sẽ chỉ ra ở mục 3.3 của luận án này.
3.3.4. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo các chương trình hợp tác quốc tế
Trong giai đoạn 2012 – 2018, Việt Nam đã có nhiều hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo các chương trình hợp tác quốc tế về thuế. Kết quả tổng quát về hoạt động phối hợp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về thuế thể hiện ở Phụ lục 6.
Dữ liệu tại Phụ lục 6 cho thấy, Việt Nam đã tận dụng tốt sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như OECD, WB, JICA, Eurocham để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho công chức thuế, cả công chức hoạch định chính sách và tổ chức thực thi quản lý thuế. Cùng với đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn tận dụng tốt sự hỗ trợ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào việc nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế, nâng cao năng lực thực thi chính sách với những vấn đề cốt yếu của quản lý thuế như: thanh tra thuế, kiểm soát chuyển giá, giải quyết tranh chấp thuế, tố tụng thuế, quản lý nợ thuế, chống trốn lậu thuế. Đồng thời, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng tập trung vào một số vấn đề quản lý thuế hiện đại như: quản lý rủi ro về thuế, chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS), đàm phán APA
Đối tượng cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng do các tổ chức quốc tế và các nước đối tác tổ chức bao gồm cán bộ thuộc các vụ chức năng của Tổng cục Thuế (Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Chính sách, Vụ Thanh tra, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn) và các cán bộ, công chức quản lý thuế do một số cục thuế địa phương cử tùy theo nội dung khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Riêng hoạt động hợp tác với Lào với tư cách là một bộ phận của quan hệ đối tác chiến lược của tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Việt Nam tập trung hỗ trợ Lào cả về hoàn thiện chính sách, pháp luật thuế và nâng cao năng lực quản lý thuế.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể nổi bật về đào tạo bồi dưỡng chuyên môn theo các chương trình hợp tác quốc tế.
- Về các khóa đào tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn
Việt Nam đã tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các nước phát triển để cử công chức ngành Tài chính và ngành Thuế đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, bao gồm cả các khóa đào tạo dài hạn (thạc sĩ, tiến sĩ) và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. Đây là các chương trình do WB, ADB, Liên minh châu Âu hoặc các chính phủ Nhật Bản (JICA), Hàn Quốc tài trợ. Trong giai đoạn này đã có trên 30 lượt công chức được cử đi học các chương trình dài hạn và hàng trăm lượt công chức theo học các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài.
- Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn với các tổ chức quốc tế
Trong giai đoạn 2012 – 2018, Việt Nam đã tận dụng tốt sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như IMF, IFC, WB để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế. Bình quân mỗi năm có hàng trăm cán bộ được đào tạo theo các chương trình tài trợ của WB, IMF về các kỹ năng quản lý thuế quan trọng như: Thanh tra thuế, kiểm tra thuế, tố tụng về thuế, giá chuyển nhượng Dữ liệu tại Phụ lục 7 là minh chứng cho các chương trình đào tạo nổi bật đã thực hiện những năm qua.
Từ những số liệu tổng quát và các ví dụ cụ thể trên cho thấy, hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn 2012 – 2018 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Số lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng khá nhiều, nội dung đa dạng và đáp ứng những vấn đề quan trọng nhất về năng lực chuyên môn của công chức thuế. Thông qua các khóa đào tạo này, công chức thuế đã được nâng cao cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc và khả năng sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ quản lý thuế.
Theo đánh giá của cán bộ quản lý thuế và các chuyên gia được NCS khảo sát thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo các chương trình hợp tác quốc tế về thuế được đánh giá tương đối tốt. Số ý kiến đánh giá hiệu quả trở lên chiếm 52,8% (trong đó có 7,7% là rất hiệu quả), số ý kiến không hiệu quả là 5,2% và rất không hiệu quả là 1,2% (Chi tiết xem phụ lục 1 và phụ lục 3).
3.3.5. Trao đổi chuyên môn về thuế và hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế về thuế
Trong giai đoạn 2012 – 2018, công tác trao đổi chuyên môn về thuế và hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế về thuế của Việt Nam đã được chú trọng thực hiện và có xu hướng gia tăng cả về số lượng đối tác và cường độ cũng như chất lượng các hoạt động hợp tác. Việt Nam có quan hệ hợp tác trao đổi chuyên môn và nghiên cứu khoa học với nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới. Trong đó nổi bật nhất là các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế như IMF, WB, EU, OECD, SGATAR, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các hoạt động tập trung vào các nội dung chính là: Triển khai các dự án nghiên cứu cải cách chính sách thuế và quản lý thuế, các diễn đàn trao đổi chuyên môn và đối thoại, các cuộc hội thảo khoa học về thuế. Dưới đây là những kết quả nổi bật trong lĩnh vực này những năm gần đây với những đối tác lớn.
- Hợp tác chuyên môn về thuế và nghiên cứu khoa học quốc tế với các tổ chức quốc tế
Với sự hỗ trợ của WB, Việt Nam đã phối hợp cùng các nhà khoa học và các chuyên gia đến từ nhiều nước thực hiện Dự án nghiên cứu về cải cách thuế ở Việt Nam với tiêu đề “Cải cách thuế ở Việt Nam – hướng đến một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả hơn”. Công trình này đã được hoàn thành và công bố kết quả nghiên cứu vào năm 2011.
Dự án sáng kiến thuế thuốc lá khu vực Đông Nam Á do Liên minh kiểm soát thuốc lá khu vực Đông Nam Á hỗ trợ về tài chính để Việt Nam nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện chính sách thuế đối với thuốc lá trong giai đoạn 2012 - 2014. Kết quả của dự án này là đã tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để Bộ Tài chính đề xuất dự thảo sửa đổi Luật thuế TTĐB (Sau đó đã được Quốc hội thông qua bằng Luật số 70/2014/QH13).
Trong khuôn khổ hợp tác APEC, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động trao đổi chuyên môn và hội nghị, hội thảo khoa học về thuế, đặc biệt là các vấn đề về thuế quốc tế của tổ chức này. Với vai trò là Chủ tịch APEC năm 2017, Việt Nam đã lựa chọn chủ đề Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) là một trong 4 chủ đề ưu tiên được triển khai trong Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế (Vụ Hợp tác quốc tế) đã chủ trì tổ chức thành công hai Hội thảo của APEC về triển khai thực hiện BEPS trong APEC với sự tham gia của các Cơ quan thuế APEC, lần đầu tiên tạo ra một diễn đàn thảo luận về thuế giữa các Cơ quan thuế trong APEC. Hội thảo đầu tiên được tổ chức vào ngày 22/02/2017 tại Nha Trang với chủ đề “Triển khai chương trình hành động BEPS trong APEC”. Hội thảo lần hai là bước phát triển cụ thể hơn các kết quả đã đạt được từ Hội thảo đầu tiên, diễn ra trong 4 ngày từ ngày 22-25/5/2017 tại Hà Nội với chủ đề “Các ưu tiên triển khai thực hiện Kế hoạch hành động BEPS tại các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương” nhằm thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và phương hướng phối hợp thực hiện các ưu tiên BEPS trong APEC. Cùng với đó tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 diễn ra từ 19-21/10/2017 tại Hội An, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến về “Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động BEPS, các ưu tiên trong APEC” và đã được các Bộ trưởng APEC thông qua [61].
- Hợp tác chuyên môn về thuế và nghiên cứu khoa học quốc tế với Nhật Bản
Hoạt động hợp tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học quốc tế với Nhật Bản giai đoạn 2012 – 2018 được thực hiện trong khuôn khổ dự án do JICA tài trợ. Theo dự án này, hoạt động hợp tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học được thực hiện từ năm 2014. Cụ thể thể hiện ở Bảng 3.4 dưới đây.
Bảng 3.4: Tổng hợp các hoạt động hợp tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học với Nhật Bản giai đoạn 2012 – 2018
Tên hoạt động
Thời gian thực hiện
Số cán bộ tham gia
Hội thảo APA
2014
70
Hội thảo về Cơ sở thường trú, giao dịch tài chính, chống tránh thuế
2015
80
Hội thảo về APA/MAP
2015
60
Hội thảo về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
2016
40
Hội thảo về giá chuyển nhượng
2016
60
Hội thảo về thuế quốc tế và giá chuyển nhượng
2016
60
Hội thảo về công tác tố tụng về thuế
2016
40
Hội thảo về quản lý nợ thuế
2017
60
Hội thảo điều tra thuế
2017
50
Hội thảo về APA
2017
40
Hội thảo về trao đổi thông tin
2018
50
Hội thảo về kinh nghiệm xử lý các trường hợp người nộp thuế khởi kiện cơ quan thuế ra toà
2018
50
Hội thảo về quản lý nợ thuế
2018
70
[Nguồn: NCS tổng hợp từ các báo cáo hoạt động hợp tác quốc tế các năm từ 2014 – 2018, Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thuế]
Bảng số liệu trên cho thấy, các hoạt động hợp tác về nghiên cứu khoa học với Nhật Bản được tài trợ bởi JICA tập trung chủ yếu vào các hội thảo chuyên môn về các vấn đề cốt yếu, có tính thời sự cấp thiết về chính sách thuế và quản lý thuế. Thông qua các hoạt động chuyên môn này, các nhà khoa học, chuyên gia và công chức thuế Việt Nam được giao lưu, trao đổi học thuật, trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài. Qua đó, vừa đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách thuế, quản lý thuế, vừa học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa học.
- Hợp tác chuyên môn về thuế và nghiên cứu khoa học quốc tế với một số đối tác khác
Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động chuyên môn của Hiệp hội nghiên cứu quản lý thuế Đông Nam Á (SGATAR) và với các nước trên thế giới như Mỹ, Malaysia, Thái Lan, Pháp, EU Các hoạt động nghiên cứu khoa học của SGATAR và các đối tác khác với Việt Nam trong những năm gần đây tập trung vào trao đổi thông tin, giải quyết các thách thức đối với quản lý thuế phát sinh do toàn cầu hoá cơ sở thuế, xác định và giải quyết các rủi ro liên quan đến các tổ chức đa quốc gia, xác định và xây dựng những yêu cầu về năng lực trong tương lai của các nước thành viên SGATAR để giải quyết các vấn đề về quản lý thuế đang gây thách thức. Điều này thể hiện qua bảng số liệu 3.5 dưới đây.
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học
với một số đối tác giai đoạn 2012 – 2018
Nội dung hoạt động
Vai trò tổ chức
Đối tác
Thời gian
thực hiện
Hội thảo khoa học quốc tế về chính sách thuế
Tham gia
EU
2012
Hội thảo khoa học quốc tế về thanh tra thuế, tố tụng về thuế
Tham gia
EU
2013
Hội thảo quốc tế về giá chuyển nhượng
Chủ trì
EU
2014
Hội thảo kỹ thuật về xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ nhất tại Indonesia
Tham gia
OECD
2015
Hội thảo chế độ giá chuyển nhượng hiệu quả tại các nước đang phát triển – bảo vệ cơ sở thuế, đảm bảo sự công bằng và thúc đẩy một môi trường đầu tư vững mạnh tại Mỹ
Tham gia
Mỹ
2016
Hội nghị cấp cao SGATAR thường niên lần thứ 47 tại Philippines
Tham gia
SGATAR
2017
Hội thảo về trao đổi thông tin tại Singapore
Tham gia
SGATAR
2018
Hội nghị cấp cao SGATAR thường niên lần thứ 48 tại Trung Quốc
Tham gia
SGATAR
2018
Hội nghị Tổ chức công tác diễn đàn về thuế ASEAN
Tham gia
SGATAR
2018
Hội nghị cấp cao về thuế các nước châu Á
Tham gia
APEC
2018
Hội nghị hợp tác thuế “Vành đai và Con đường”
Tham gia
APEC
2018
Hội nghị nâng cao năng lực cán bộ thuế tại Thụy Điển
Tham gia
EU
2018
Hội thảo về giá chuyển nhượng và trao đổi thông tin theo yêu cầu tại Philippines
Tham gia
SGATAR
2018
[Nguồn: NCS tổng hợp từ các báo cáo hoạt động hợp tác quốc tế các năm từ 2014 – 2018, Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thuế]
Bảng số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn 2012 – 2018, hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế về thuế của Việt Nam với các đối tác khá đa dạng, trong đó, tập trung chủ yếu vào việc tổ chức các hội thảo và hội nghị quốc tế về các vấn đề quan trọng của chính sách thuế và quản lý thuế. Đối tác có nhiều hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học nhất trong giai đoạn này là SGATAR và EU. Tuy nhiên, vai trò của Việt Nam trong những hoạt động này chủ yếu là tham gia, ít giữ vai trò chủ trì. Đồng thời, chưa có nhiều dự án lớn về nghiên cứu khoa học quốc tế được phối hợp triển khai trong giai đoạn này.
Theo kết quả khảo sát của NCS thì có 50% số người được hỏi đánh giá hoạt động trao đổi chuyên môn về thuế và hợp tác nghiên cứu khoa học quốc tế về thuế” đạt mức hiệu quả trở lên chiếm 50% (trong đó có 5,8% là rất hiệu quả); số ý kiến cho rằng hoạt động này không hiệu quả là 4,6% và rất không hiệu quả là 1,5% (Chi tiết xem phụ lục 1 và phụ lục 3).
3.3.6. Phối hợp đàm phán thỏa thuận trước về giá song phương và đa phương
APA là vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Về hành lang pháp lý, trên cơ sở Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 hướng dẫn việc áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế. Đây chính là văn bản quy phạm pháp luật riêng đầu tiên ở Việt Nam tạo cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện APA ở Việt Nam. Trên cơ sở quy định pháp luật đó, trong 3 năm qua, Tổng cục Thuế đã tích cực triển khai APA. Cụ thể như sau:
- Về xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện APA
Do APA là nhiệm vụ công tác mới của năm 2014, Tổng cục Thuế đã chủ động xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ để có thể đảm đương chức năng thực hiện APA cùng với việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện có hiệu quả công tác APA. Tổng cục Thuế đã hình thành được cơ chế và cách thức phối hợp giữa bộ phận APA của Vụ Hợp tác quốc tế với các Vụ/đơn vị trong Tổng cục Thuế và với các cục thuế địa phương, phù hợp với các quy định hiện hành, thực tế Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.
Trong các năm 2015 và 2016, mỗi năm Tổng cục Thuế đã tổ chức 5 Hội thảo để phổ biến, đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ Tổng cục trực tiếp tham gia xử lý hồ sơ APA và các cán bộ các cục thuế địa phương về giải quyết hồ sơ APA và các vấn đề kỹ thuật về giá chuyển nhượng, thuế quốc tế liên quan dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia trong khuôn khổ dự án JICA, hợp tác với OECD, Liên minh châu Âu và WB.
- Về xây dựng quy trình thực hiện APA
Ngay trong năm 2014, để đảm bảo quá trình hình thành đội ngũ cán bộ có đủ khả năng xử lý hồ sơ APA, Tổng cục Thuế đã ban hành Bản Mô tả công việc đối với từng vị trí công tác (gắn với chức danh quản lý và nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ) trong việc triển khai APA của Tổng cục Thuế.
Đối với các vấn đề kỹ thuật trong quá trình xử lý hồ sơ như khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích so sánh xác định biên độ giá thị trường chuẩn; ứng dụng quản lý hồ sơ APA; ứng dụng đánh giá, theo dõi, giám sát báo cáo thường niên APA; quy trình MAP/APA và các ứng dụng khác phục vụ công tác triển khai APA hiện tiếp tục được nghiên cứu triển khai thí điểm từng bước đồng thời với quá trình xử lý các hồ sơ cụ thể trong giai đoạn đầu áp dụng APA tại Việt Nam.
Trên cơ sở các qui định về thủ tục, trình tự giải quyết hồ sơ APA nêu tại Thông tư 201/2013/TT-BTC và các qui định về giá chuyển nhượng tại các văn bản pháp luật có liên quan; kết hợp với nghiên cứu, tham khảo thực tiễn thực hiện cơ chế này của các nước trong khu vực và trên thế giới; Tổng cục Thuế đã vận dụng giải quyết các trường hợp đề nghị APA của doanh nghiệp và đánh giá kết quả để từng bước xây dựng qui trình giải quyết hồ sơ APA của Ngành.
- Về chuẩn bị cơ sở dữ liệu
Trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu thương mại/công khai trong đàm phán APA, Tổng cục Thuế đã được tiếp cận 2 cơ sở dữ liệu thương mại của BvD và Thomson Reuters (do các chuyên gia OECD và Ngân hàng thế giới giới thiệu) để tìm hiểu, làm quen và nghiên cứu ứng dụng.
Sau khi tiếp cận 02 bộ cơ sở dữ liệu thương mại của BvD và Thomson Reuters, Tổng cục Thuế đã tổ chức 2 buổi đào tạo về 2 cơ sở dữ liệu và xin cấp 30 tài khoản dùng thử cho các cán bộ thuộc 3 Vụ của Tổng cục Thuế và 19 cục thuế lớn thường xuyên tham gia các Hội thảo về APA và giá chuyển nhượng (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc).
- Về tình hình tiếp nhận và triển khai đàm phán APA
Năm 2014 – năm đầu tiên triển khai APA có 01 hồ sơ đề xuất APA đa phương được Tổng cục chấp nhận cho nộp hồ sơ chính thức và 01 hồ sơ đơn phương [58].
Năm 2015: Tổng cục Thuế đã nhận được 11 đề xuất triển khai thực hiện APA, trong đó gồm: 03 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ chính thức, 04 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ tham vấn, còn lại là các trường hợp doanh nghiệp mới đang tìm hiểu khả năng tiến hành tham vấn APA [59].
Năm 2016: Tổng cục Thuế đã thẩm định 04 hồ sơ APA của doanh nghiệp và trao đổi với cơ quan thuế nước ngoài để phối hợp giải quyết hồ sơ APA song phương của NNT theo đề nghị của doanh nghiệp [60].
Năm 2017: Tổng cục Thuế đã thẩm định 04 hồ sơ APA của doanh nghiệp và đang tiến hành các thủ tục liên quan để đàm phán trao đổi với cơ quan thuế nước ngoài để phối hợp giải quyết hồ sơ APA song phương của NNT theo đề nghị của doanh nghiệp [61].
Năm 2018: Kết quả đàm phán của năm 2018 về APA có những bước tiến khá hơn những năm trước. Theo đó: Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính kết quả thẩm định và phương án đàm phán đối với 1 hồ sơ đề nghị áp dụng APA song phương; đã trình Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến của các Bộ, địa phương liên quan về dự thảo công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với hồ sơ đề nghị áp dụng APA của 2 công ty; đã trình Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Phương án thỏa thuận với APA với 1 công ty; đã đánh giá và tìm kiếm đối tượng so sánh của 1 hồ sơ đề nghị áp dụng APA.
Như vậy, sau 5 năm chính thức triển khai APA, chưa có APA nào chính thức được ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam với doanh nghiệp và cơ quan thuế các nước có liên quan.
Theo nhận định của các cán bộ quản lý thuế và chuyên gia mà NCS thực hiện khảo sát thì hoạt động phối hợp đàm phán thỏa thuận trước về giá song phương và đa phương được đánh giá hiệu quả trở lên chiếm 41,5% (trong đó có 4,9% là rất hiệu quả), số ý kiến không hiệu quả là 5,2% và rất không hiệu quả là 1,8% (Chi tiết xem phụ lục 1 và phụ lục 3). Như vậy, so với các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế khác, hoạt động này được đánh giá thấp hơn. Điều này cũng phù hợp với phân tích trên về kết quả đàm phán APA 5 năm qua. Có lẽ số người đánh giá hoạt động có hiệu quả hoặc rất có hiệu quả ghi nhận mức độ tích cực trong đàm phán APA và chia sẻ khó khăn với cơ quan thuế khi đàm phán APA mà không nhấn mạnh đến kết quả sau 5 năm triển khai thực hiện APA theo văn bản pháp luật về quản lý thuế vẫn chưa có APA nào được ký kết.
3.3.7. Phối hợp tổ chức các diễn đàn thuế quốc tế
Trong giai đoạn 2012 – 2018, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia vào các Diễn đàn thuế quốc tế. Dưới đây là những hoạt động tiêu biểu:
- Kể từ năm 2003, ngay từ lần đầu tiên tổ chức, Việt Nam đã tham dự các hội nghị chuyên đề của Ủy ban chuyên gia của Liên hợp quốc về Hợp tác quốc tế trong các vấn đề về thuế. Từ những năm sau đó, bao gồm cả giai đoạn 2012 – 2018, Việt Nam đều tham gia tích cực vào các hoạt động của Ủy ban này.
- Diễn đàn thuế châu Á được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2004 tại Singapore nhằm tạo ra cơ hội để đối thoại chính sách và quản lý thuế giữa cơ quan thuế các nước với nhau và với các doanh nghiệp. Trong năm thứ tư tổ chức Diễn đàn này, năm 2006, Việt Nam đã đăng cai và tổ chức thành công, được bạn bè quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực đánh giá cao. Các năm sau đó, từ 2008 trở đi, hàng năm Việt Nam đều tham gia vào Diễn đàn thuế châu Á.
- Bắt đầu từ năm 2008, hàng năm, Bộ Tài chính đã phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc ở tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp Hàn Quốc về chính sách và thủ tục thuế và hải quan. Tại những hội nghị này, Bộ Tài chính (trực tiếp là Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan) đã kịp thời nắm bắt, giải quyết những vướng mắc trong chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế nhằm tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Hàn Quốc tuân thủ tốt pháp luật thuế của Việt Nam.
- Kể từ năm 2009, Việt Nam tham dự Hội nghị thuế thường niên ASEAN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hop_tac_quoc_te_ve_thue_trong_dieu_kien_hien_nay_cua.doc