Luận án Jack london ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .4

LỜI CẢM ƠN .5

MỤC LỤC .6

PHẦN DẪN NHẬP.9

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:.9

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.11

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.16

3.1.Đối tượng nghiên cứu:.16

3.2.Phạm vi nghiên cứu:.16

4.MỤC TIÊU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .17

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17

6.CÂU TRÚC CỦA LUẬN ÁN .17

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIÊN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI - TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA

CỦA VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC MỸ VÀ JACK LONDON Ở VIỆT NAM .19

1.1. Những tiền đề lịch sử - xã hội - tư tưởng - văn hóa của việc tiếp nhận văn học Mỹ và

Jack London ở Việt Nam:.19

1.1.1. Bối cảnh xã hội - lịch sử của việc tiếp nhận văn học Mỹ nói chung và Jack London

nói riêng:.19

1.1.2. Vài nét về giao lưu văn hóa - văn học ở Việt Nam: .21

1.1.3. Vài nét về lý luận tiếp nhận văn học: .22

1.2.Tình hình tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam .27

1.2.1. Vài nét về truyền thống, hiện thực nước Mỹ và văn học Mỹ:.27

1.2.2.Tình hình tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam:.31

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ GIỚI THIỆU VÀ NGHIÊN CỨU JACK LONDON Ở VIỆT

NAM.36

2.1.Quá trình giới thiệu và nghiên cứu Jack London.36

pdf135 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Jack london ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au: Về hệ thống đề tài trong sáng tác của Jack London, chúng tôi đã bàn đến ương nội dung "về quan hệ của cuộc sống và tư tưởng Jack London đối với sáng tác của ông" (trang 50 và 51) .Khai thác đề tài ương sáng tác của Jack London cũng là để hiểu rõ hơn ý nghĩa của hệ thống hình tượng trong tác phẩm Jack London. Trong toàn bộ tác phẩm Jack London, có những hình tượng nghệ thuật được tạo nên từ một hệ thống hình tượng phong phú, trở đi trở lại nhiều lần và là những yếu tố nghệ thuật rất riêng của Jack London, được sáng tác theo quy luật tư duy nghệ thuật của tác giả - có thể thấy rõ nhất là hình tượng nhân vật, hình tượng không gian và hình tượng thời gian. Nhân vật trong thế giới tác phẩm của Jack London dù được giới thiệu bằng cách nào, được quan tâm nhiều nhất ở mặt nào thì cuối cùng cũng được khắc họa đầy đặn và trọn vẹn với 58 những đặc điểm nổi bật và độc đáo, với sự vận động và phát triển trong những hoàn cảnh có xung đột và bao giờ cũng có một kết thúc cuối cùng về số phận: chiến thắng hoặc thất bại, sống hoặc chết. Bằng nhiều cách thể hiện, nhân vật của Jack London phản ánh cách nhìn của tác giả về con người trong thời đại ông. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm Jack London vừa cụ thể vừa đa dạng: không gian thiên nhiên của đời sống nguyên sinh và không gian xã hội của đời sống con người. Phản ánh hành trình khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người trong những mối xung đột với thiên nhiên, với con người là không gian thiên nhiên rộng lớn, toàn cảnh với những vùng hoang địa lạnh giá quanh năm tuyết phủ (Tình yêu cuộc sống, Cơn sốt vàng, Tiếng gọi nơi hoang dã, Một nghìn tá trứng ...) hay những vùng biển quanh năm bão tố (Solomons, quần đảo khủng khiếp, Ngôi nhà của Mapuhi ... ) và cả những thung lũng xinh đẹp (Khe núi toàn vàng, Người đàn bà sinh ban đêm ... ). Phản ánh những vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị trong những mối quan hệ giữa các nhóm người, các giai cấp thường là không gian xã hội nói chung xen lẫn với không gian nhỏ của một thành phố (Đám người dưới vực thẳm), một nhà máy (Gót sắt) hay một căn phòng (Martin Eden, Văn phòng ám sát...). Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Jack London có lúc rất cụ thể rõ ràng (Gót sắt, Hướng theo những mặt trời giả tạo, Như chàng Argus thời đại xa xưa ... ) nhưng nhiều khi lại rất mơ hồ và chung chung (trong rất nhiều tác phẩm ), để người đọc tự hình dung trong sự đoán định về cuộc đời và số phận của nhân vật giữa những hoàn cảnh khắc nghiệt. Trong những xung đột một mất một còn, trong những biến cố dữ dội, trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, thời gian càng được khắc họa cụ thể và chi tiết đến từng giờ từng phút, làm tăng thêm kịch tính của xung đột (cuộc giằng xé đầy khốc liệt giữa người đàn ông kéo lê thân xác rã rời với một con sói ốm tập tà tập tễnh trong “Tình yêu cuộc sống”, cảnh gã đàn ông hồi hộp và phập phồng khi sắp tìm thấy vàng nguyên chất trong “Thung lũng toàn vàng”, cảnh một người đàn ông và một người đàn bà tìm thấy dấu vết của kẻ cần tìm và sắp sửa thực hiện việc giết chết ông ta trong "Hướng theo những mặt trời giả tạo" ...). Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Jack London vừa phong phú đa dạng, vừa sống động, góp phần tạo nên cái tầm vóc của hiện thực cũng như của nhân vật, gắn với cảm thụ cá nhân và mang tính chủ quan của tác giả. 59 Xây dựng những hình tượng nghệ thuật về nhân vật, về không gian, về thời gian, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người (con người giàu khát vọng, con người bạo lực, con người lý tưởng) và về thế giới (thế giới hoà trộn giữa nhiều xu hướng vận động và nhiều mâu thuẫn lớn). Một số ví dụ trên chỉ có ý nghĩa điểm qua để thấy tính hệ thống của hình tượng nghệ thuật ương khả năng phản ánh đời sống và trong sự phát ưiển tư duy nghệ thuật của nhà văn, không thể thuyết minh đầy đủ cho đề xuất của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cùng với những yếu tố khác như hoàn cành xã hội và thời đại, cuộc sống, tư tưởng của nhà văn... , những vấn đề cơ bản của thi pháp truyện Jack London góp phần làm sáng tỏ con người. Jack London cũng như khẳng định vị trí và sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học hiện thực Mỹ nói riêng và văn học thế giới nói chung. 60 HƯƠNG 3: VẤN ĐỀ DỊCH TÁC PHẨM JACK LONDON 3.1.Dịch văn học ở Việt Nam Theo các nhà nghiên cứu, văn học dịch ở Việt Nam vốn có truyền thống lâu dài và rất đáng tự hào. Nó lộ diện từ thế kỷ thứ VI, khởi đầu là những bộ kinh Phật chữ Phạn. Theo thời gian, độc giả Việt Nam được tiếp xúc với nhiều liền văn học các nước từ Á sang Âu : Văn học Trung quốc, văn học Xô Viết và các nước XHCN, văn học Hy La cổ đại, văn học Anh - Mỹ - Pháp và văn học nhiều nước Châu Âu - Châu Mỹ La Tinh - Châu Á - Châu Phi... Cho đến nay, văn học dịch đã phát triển rộ lên mạnh mẽ và chiếm một vị trí không nhỏ trong đời sống tinh thần và sinh hoạt nghệ thuật ở nước ta, là nhân tố có ý nghĩa trong quá trình xây dựng và phát triển văn học nước nhà. Do đó, dịch văn học cũng trở thành một hoạt động cần thiết và quan trọng, đã làm "cái cầu hữu nghị giữa các dân tộc", là "con ngựa thồ văn hóa nhân loại". 3.1.1.Quan niệm về nghệ thuật dịch Từ những năm 50, trong bộ "Luyện văn", học giả - dịch giả Nguyễn Hiến Lê đã nói đến lợi ích của sự dịch sách. Theo ông, "nhờ vào việc" dịch danh văn ngoại quốc", các dịch giả kiếm được cách áp dụng văn phạm của ta mà làm cho Việt ngữ phong phú thêm, tế nhị thêm". Ông cũng cho rằng "các dịch giả có thể giúp đồng bào biết thêm được văn hóa của người cùng những học thuyết tư tưởng mới lạ rồi dung hòa để bồi bể cho văn hóa của mình thêm sinh khí[35. 324 ]. Học giả - dịch giả có tên tuổi Phan Ngọc cũng cho rằng dịch thuật đóng vai trồ quan trọng trong việc phát triển văn hóa - ngôn ngữ các dân tộc và khẳng định:"Nếu không có dịch thuật thì không có được thứ tiếng Việt gần với các thứ tiếng khác như hiện nay"[58, 240 ]. về mặt ngôn ngữ, dịch thuật làm cho các tiếng nói tiếp xúc được với nhau và cân bằng với nhau.về mặt văn hóa, dịch thuật chuyển tải và nối liền những giá trị văn hóa của các dân tộc. Tất nhiên, vai trò của dịch thuật chỉ được khẳng định và có ý nghĩa khi nó đáp ứng được những yêu cầu của nghệ thuật dịch nói chung và dịch văn học nói riêng. Không ai phủ nhận chất lượng văn học dịch của ta hiện nay chưa đáp ứng được những yêu cầu cao của hoạt động sáng tạo này. Nó đang là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi "tình trạng xô bồ của văn học dịch" (Lại Nguyên Ân), bởi "sự xuất hiện loại văn chương thương mại dung tục" (Nguyễn văn Dân), bởi "ít có những tác phẩm dịch đọng lại lâu vôi 61 người đọc" (Thúy Toàn). Dịch văn học đã đặt ra những vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng dịch sao cho nó có tác động tích cực đến người đọc, đến sự phát triển của nền văn học nước nhà."Trên đường đi tới một lý thuyết về dịch", các dịch giả và các nhà nghiên cứu - phê bình dịch Việt Nam đã có nhiều ý kiến gần nhau hoặc khác nhau về nghệ thuật dịch. Tuy cuộc tranh luận thỉnh thoảng vẫn nổ ra, tuy các ý kiến, quan niệm chưa đi đến sự thống nhất tuyệt đối nhưng trong giai đoạn hiện tại, chúng tôi theo số đông các ý kiến thống nhất nhau và xem đó cũng là những định hướng cần thiết ương lĩnh vực dịch văn học. Dịch gì ? Dịch cho ai đọc ? Dịch thế nào ? Đó là những vấn đề lý thuyết chính được đặt ra trong dịch văn học. Nói cách khác, dịch văn học đòi hỏi dịch giả biết tuyển chọn sách để dịch, biết đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí - văn hóa của công chúng và biết cách dịch văn học. Theo nhà văn Vũ Ngọc Phan, "chọn được một truyện hay để dịch là một việc khó"[74,130]. Nó đòi hỏi trình độ thưởng thức và đánh giá của người dịch đối với nguyên tác. Tạp chí Nam Phong từ những ngày mới ra đời (1917) đã nêu rõ tinh thần dịch thuật khi kén chọn những tiểu thuyết Tây để dịch với ý thức "chọn những sách văn chương hay, nghĩa truyện cao, kết cấu khéo, khá lấy làm mẫu cho cái lối tiểu thuyết của ta về sau này". Nhà nghiên cứu Trần Khuyến cho rằng "người dịch cần phải biết chọn tác phẩm cua nhà văn nào mà mình dễ đông cảm" [30, 219], vì có thể dịch giả này mạnh về dịch loại văn này, nhưng yếu loại văn khác và ngược lại. Tuy nhiên, điều vô cùng quan trọng đi theo việc tuyển lựa tác phẩm dịch chính là nghệ thuật dịch. Dịch sát hay dịch thoát ? Hay kết hợp cả hai ? Quan niệm về nghệ thuật dịch được đặt ra từ những vấn đề gây tranh cãi ban đầu ấy. Từ lâu, trên lĩnh vực này, ở Việt Nam có hai quan điểm : Trước hết, đó là quan điểm đồng nhất dịch thuật với sáng tác. Một mặt, nó khẳng định tính sáng tạo của dịch thuật, nhưng mặt khác lại mở đường cho dịch giả tùy hứng sáng tạo, phóng tác hay lược ý, phản ý của nguyên tác. Đó là trường hợp các cụ trong Đông Kinh nghĩa thục vận động dịch văn học, nhưng cũng chủ trương "cần phải bỏ bớt những chỗ phiên phức để cho mọi người dùng học dễ hiểu là được rồi", là trường hợp nhà thơ Xuân Diệu "Khi dịch, kí cảm như ông sáng tác tân thứ hai", là trường hợp dịch giả Nguyễn Giang dịch thơ Pháp 62 nhưng thêm bớt quá nhiều, "cơ hồ như chỉ lấy trong mỗi câu một - hai chữ chính rồi làm thành một bài thơ khác" [35, 330]. Quan điểm thứ hai xem dịch là nghệ thuật tái hiện nguyên tác bằng chất liệu của một ngôn ngữ khác. Quan điểm này hướng dịch giả vào tính chất công việc là trên cơ sở nhận thức sâu sắc về tác giả và tác phẩm mà tìm tòi sáng tạo, chuyển tải bằng ngôn ngữ dịch toàn bộ nguyên tác trong thể thống nhất về nội dung và hình thức, sao cho đạt được hiệu quả thẩm mỹ tương tự. Quan điểm này chống lại cả hai xu hướng hoặc máy móc hoặc tùy tiện nhào nắn trong dịch thuật văn học. Nó khẳng định yếu tố sáng tạo là cần thiết và quan trọng, nhưng không phải là sáng tạo tùy tiện theo ý thích và cách hiểu cá nhân. Nhà dịch thuật chuyên nghiệp Jan Stolpe, người Thụy Điển, trong cuộc hội thảo tại Hà Nội vào tháng 12 năm 1993, khẳng định : "Dịch thuật chứa 80 - 90% lao động chân tay vất vả, chỉ phân rất nhỏ là sáng tạo, nhưng cái phân nhỏ mang giá trị sáng tạo ấy lại không thể học ở lớp nào được. Yếu tố sáng tạo mà tôi nói đến tất nhiên là khả năng diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ. Nếu thiếu khả năng đố thì chỉ là chuyên gùi am hiểu vê ngôn ngữ nước ngoài và vê đất nước nào đó, lịch sử - văn học - văn hóa của nó cũng không cổ ích gì !" [66, 230 ]. Dịch thuật - một hoạt động sáng tạo - là vấn đề đang được quan tâm trong lĩnh vực dịch văn học ở Việt Nam. Đặc biệt, trong nhiều số liên tiếp, tạp chí Văn học nước ngoài đã có nhiều bài viết về vấn đề này trong sự thống nhất với quan niệm "dịch thuật là một quá trình sáng tạo", xem tính sáng tạo là một yêu cầu cơ bản của công tác dịch thuật với điều kiện sáng tạo là để đạt yêu cầu trung thành đến mức tối đa với tác phẩm. Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Do vậy, nhiệm vụ chính của người dịch là tạo ra sự thống nhất giữa nội dung và hình thức ương văn bản dịch tương đồng với sự thống nhất đó trong nguyên tắc mà điều này đòi hỏi cá tính sáng tạo của dịch giả, "sáng tạo trên cơ sở vốn kiến thức ngôn ngữ và văn hóa uyên bác của người dịch để diễn đạt câu chữ sao cho đạt tới mức trung thành tối đa với nguyên tác" [30, 220 ]. Trong bài viết "Dịch là một quá trình sáng tạo", Trần Khuyến suy nghĩ : "Muốn nói sáng tạo gì gì đi nữa của người dịch thì cũng không nên quên một điêu cơ bản là phải tôn trọng sự chính xác. Phân sáng tạo của người dịch chính là ở chỗ chuyển nội dung của nguyên tác sang văn dịch như thế nào cho dễ hiểu và câu văn uyển chuyển. Cái khó cua sự sáng tạo 63 chính là ở chỗ đó" [30, 221 ]. Dịch giả Dương Tường cũng từng ý thức rõ : "Dịch văn học, theo tôi là tái tạo nguyên tác và người dịch phải làm công việc tái tạo ấy như một nghệ sĩ đầy cá tính"[74, 178]. Như vậy, trong cái nhìn chung, có thể thấy dịch văn học là một loại hình sáng tạo văn học. Trong quá trình của nó, tác phẩm đã tồn tại ở một ngôn ngữ được tái tạo bằng một ngôn ngữ khác. Từ quan niệm ưên, trong nhiều bài viết, các tác giả cũng đã bàn đến chất lượng của một bản dịch. 3.1.2.Quan niệm về một bản dịch hay Thực ra, việc xác định thế nào là một bản dịch tốt vẫn chưa đi đến sự thống nhất cuối cùng, bởi có những lời phát biểu rất khác nhau. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế dịch văn học ở nước ta xảy ra nhiều vấn đề về dịch như nguyên tác bị đổi tên, bị cắt xén, bị dịch sai ý ... thì những tiêu chí mà Hội đồng dịch văn học thuộc Hội nhà văn Việt Nam, báo Văn nghệ của Hội và Nhà xuất bản Văn học đưa ra ương những lần tổ chức các cuộc thi dịch văn học được xem là những định hướng có căn cứ và được nhiều người tán đồng. Tựu trung lại thì việc đánh giá chất lượng của một bản dịch văn học dựa trên ba tiêu chuẩn lý thuyết chủ chốt của công việc dịch thuật xuất phát từ Trung Hoa: Tín, đạt và nhã. Có nghĩa là một bản dịch tốt phải vừa đảm bảo độ tin cậy, vừa diễn đạt đủ ý dễ hiểu, vừa trôi chảy uyển chuyển. Đó cũng là công thức được những dịch giả có tiếng như Trương Chính, Hoàng Túy khẳng định và một số nhà nghiên cứu - dịch thuật như Nguyễn văn Dân, Trần Khuyến, Thúy Toàn ... đều có bài viết nói rõ hơn về ba tiêu chí này. Trong ba tiêu chuẩn ấy, nhiều ý kiến thống nhất “tín” là quan trọng hơn cả, nhưng nếu quan niệm " tín" theo đúng nghĩa khoa học của nó thì hầu như nó đã bao hàm cả quan niệm "đạt" và "nhã". Mặt khác, có “tín” thì mới có "đạt" và "nhã". Vì vậy, "tín" cũng là tiêu chuẩn được quan tâm bàn bạc nhiều nhất. "Tín" ở đây được xác định trong ý nghĩa dịch trung thành với nguyên văn, có nghĩa là lĩnh hội tinh thần của nguyên văn rồi dựa theo nguyên văn mà lựa lời để dịch cho lưu loát, bởi vì nếu chỉ biết trung thành với nguyên văn một cách máy móc thì bản dịch nhiều khi trở nên ngô nghê. Nếu chỉ xem nguyên văn như một chỗ dựa thì bản dịch nhiều lúc không còn thể hiện phong cách của tác giả. "Tín" là trung thành với nguyên bản, nhưng trung thành có sáng tạo, không máy móc. Có một nguyên tắc cơ bản của chữ "tín" là người dịch phải nắm vững các 64 nghĩa và khái niệm của ngôn ngữ được dịch để chuyển chúng sang các nghĩa và khái niệm tương đương trong ngôn ngữ tiếp nhận. Có ý kiến cho rằng chữ tín là truyền đạt trung thành cả ý đồ nội dung ngữ nghĩa lẫn ý đồ về hình thức nghệ thuật của tác giả nguyên tác. "Xa rời chữ tín, dịch thuật sẽ tự đánh mất chính mình" [11, 225] "Tín không chỉ là sự chính xác về ngữ nghĩa của từ mà chính xác trong sự truyền đạt nội dung... đông thời cũng phải truyền đạt được chính xác những phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm" [74,165 ]. Có nghĩa là dịch giả phải truyền đạt được cái hay cái đẹp của tác phẩm trong sự thống nhất nội dung và hình thức của nguyên tác của ngôn ngữ dịch một cách nhuần nhuyễn. Như vậy, trong "tín" đã bao hàm cả quan niệm "đạt" và "nhã". Nếu nói cụ thể hơn về "đạt", có thể thấy rằng văn dịch lưu loát đến mấy mà xa rời nguyên tác thì không đạt và cố nhiên văn dịch bám sát nguyên văn, thành ra có vẻ buồn cười, ngớ ngẩn, không phù hợp với văn cảnh hoặc khó hiểu thì lại càng không gọi là "đạt". Rõ ràng quan niệm "đạt" không thể tách rời quan niệm "tín", "Nhã" trong quan niệm của nhiều người thì đó là "lời văn đẹp" (Hoàng Túy), là "lời văn linh động" (Nguyễn Hiến Lê), là "ngôn ngữ dịch nhuần nhuyễn" (Thúy Toàn) là"văn vẻ trôi chảy" (Trần Khuyến) hoặc cũng có người quan niệm đó là sự trơn tru, chải chuốt của bản dịch. Chúng tôi thống nhất với ý kiến cho "nhã" là ngôn ngữ dịch lưu loát, nhuần nhuyễn. Cụ thể là ngôn ngữ dịch đương nhiên phải đáp ứng mọi chuẩn mực của tiếng mẹ đẻ về sự trong sáng nhưng đồng thời cũng thể hiện trình độ thành thạo ở cách diễn đạt tự nhiên, trôi chảy. Tuy nhiên, ngôn ngữ dịch dù lưu loát nhưng nếu không tái hiện nguyên tác chính xác, không ở trong khuôn khổ của chữ "tín" thì cũng có nghĩa là nó không đảm bảo được việc chuyển đạt trọn vẹn nội dung, ý nghĩa của nguyên tác. Và ngược lại, nếu bản dịch gần như chính xác đến từng từ nhưng văn dịch không lưu thoát thì không thể cho là bản dịch thành công. Như vậy, một bản dịch tốt là vừa phải trung thành với nguyên tác, vừa diễn đạt chính xác và lời văn lưu loát, nhuần nhuyễn, đảm bảo được một sự cảm nhận thẩm mỹ tương đồng. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì để có một bản dịch lý tưởng là cả một vấn đề khó khăn "chỉ có thể dịch tương đương chứ không thể có sự trùng khít hoàn toàn giữa bản dịch và nguyên bản. Khó có một bản dịch nào đạt được cả ba tiêu chí tín - đạt - nhã một cách toàn vẹn" [30, 220 ]. "Hơn nữa, do hàng rào ngôn ngữ giữa các dân tộc, việc 65 dịch thuật khó có thể diễn đạt được trung thành tuyệt đối với nguyên tác" [11, 224]. Dẫu vậy, nhiều người vẫn mong muốn và hy vọng có những bản dịch lý tưởng mà trong đó người dịch là đồng tác giả, như trường hợp "Chinh phụ ngâm". Ngoài những tiêu chí chính đã kể trên, một bản dịch hay và tốt còn phải xuất phát từ những tác phẩm vốn thuộc loại "có giá trị" của nền văn học gốc và các tác phẩm này phải được dịch từ nguyên bản, không qua ngôn ngữ trung gian để đảm bảo cao nhất về tính chính xác khi truyền đạt cái đẹp trong sự thống nhất nội dung và hình thức của nguyên tác. Như vậy, một bản dịch tốt đòi hỏi ở người dịch rất nhiều yếu tố: trình độ văn hóa, tài năng, phẩm chất đạo đức ... 3.2.Dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam: 3.2.1.Thống kê các tác phẩm đã dịch: Dưới đây là bảng thống kê các tác phẩm của Jack London đã được dịch từ 1955 đến đầu năm 2000 . 1955 là thời gian sớm nhất mà chúng tôi tìm thấy bàn dịch tiếng việt tác phẩm Jack London . Về thể truyện (truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết), chúng tôi sắp xếp theo cách phân chia của các nhà nghiên cứu văn học Mỹ. Ví dụ như dịch giả Việt Nam xếp "Tiếng gọi nơi hoang dã" vào thể loại truyện ngắn ( short story) nhưng các nhà nghiên cứu Mỹ lại xếp tác phẩm vào loại truyện vừa (novella). 66 67 68 69 Trong bảng thống kê trên, "Văn phòng ám sát" là tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp văn học của Jack London và chưa được hoàn tất. Dựa trên các ghi chú chi tiết của Jack London, nhà văn Robert L. Fish đã viết nốt phần kết của câu chuyện. 47 năm sau ngày ông tự vẫn, tác phẩm 70 này mới được ra mắt độc giả Mỹ. Chẳng bao lâu sau đó, nó đã được dựng thành phim và được khán giả khắp nơi tán thưởng nhiệt liệt. "Cơn sốt vàng" là trường hợp mặc dù khi dịch, dịch giả Thanh Việt Thanh có ghi tên nguyên tác là "Smoke and shorty", nhưng trong tay chúng tôi không có tài liệu nào cho thấy Jack London đã từng sáng tác "Smoke and shorty". Cũng như thế, "Cậu thủy thủ thiếu niên" là tác phẩm không có tên trong "Toàn tập truyện ngắn Jack London". Theo dịch giả, truyện này lần đầu tiên được in năm 1899 (khi Jack London mới 23 tuổi). Sau đố, truyện bị thất lạc, không được đưa vào tập nào của Jack. Cho tới tận thời gian gần đây, người ta mới tìm lại được truyện này trong khối tài liệu lưu trữ của ông. Do dịch giả không ghi tên nguyên tác và cũng do trong "Toàn tập truyện ngắn Jack London" mà chúng tôi có được không có tác phẩm này nên ở phần tên nguyên tác còn bỏ trống. Qua bảng thống kê, có thể thấy có những tác phẩm của Jack London được nhiều dịch giả chọn dịch, cụ thể là : "Love of life" 4 lần (Lê Bá Rông và Võ Hà Lang, Đắc Lê, Dương Tường và Bùi Việt Hồng). "To build a fire" 4 lần ( Anh Liễn, Lê Bá Kông và Võ Hà Lang, Mạnh Chương, Bùi Việt Hồng). "A piece of steak" 4 lần (Anh Liễn, Lê Bá Kông và Võ Hà Lang,Đắc Lê, Văn An) "The house of Mapuhi" 2 lần (Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, Dương Tường). "The wit of Porportuk" 2 lần (Lê Bá Kông và Võ Hà Lang, Hoàng Cường). "The law of life" 2 lần (Lê Bá Kông và Võ Hà Lang, Ái Nguyệt và Cát Tiên). "Allgold Canyon" 2 lần (Nguyễn Quốc Việt, Bùi Việt Hồng). Từ bảng thống kê trên, chúng tôi phác họa biểu đồ quá trình dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam như sau: 71 3.2.2.Nhận xét về quá trình dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam: So với một số nhà văn Mỹ có nhiều tác phẩm được dịch mà chúng tôi đã thử điểm qua ở thư mục của các thư viện, chọn mốc thời gian từ năm 1955 đến năm 2000 thì Jack London có tác phẩm được dịch như vậy là tương đối nhiều (Hemingway : 42, Pearl Buck : 36, O. Henry : 12, Mark Twain : 7) và có quá trình lâu dài. Những năm 60, đất nước phải bước vào cuộc kháng chiến cứu nước lần thứ hai, hoạt động xuất bản nói chung và dịch văn học gặp nhiều khó khăn về cơ sở in ấn -giấy mực và định hướng xuất bản phải tập trung phục vụ các nhiệm vụ trước mắt. Do vậy, ở miền Bắc, chủ yếu là dịch những sách mang tính chất thời sự và những tác phẩm cổ điển xuất sắc của các nền văn học lớn. "Gót sắt" của Jack London là một trong những tác phẩm của nền văn học Mỹ được dịch đầu tiên ở miền Bắc từ sau Cách mạng Tháng Tám với ý nghĩa đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của Jack London, "một trong ba nhà văn lớn nhất của nước Mỹ hồi đầu thế kỷ XX", mặc dù nó được giới thiệu vì tính chất thời sự và mục đích chính trị nhiều hơn. "Giới thiệu "Gót sắt" với các độc giả Việt Nam, chúng tôi hy vọng góp một phần nhỏ vào công cuộc phổ biến nền văn học tiến bộ rất đáng chú ý của nhân dân Mỹ, đông thời vạch rõ chân tướng của đế quốc Mỹ, kẻ thù chính của nhân dân thế giới, cũng là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam ta hiện nay" [36, 4]. Ở miền Nam, tác phẩm Jack London được dịch giới thiệu từ những năm 50 ,tuy không nhiều nhưng thể hiện thiện ý tốt đẹp của người dịch.Ngoài mục đích "chọn lọc những truyện 72 hay nhất của Jack London với sở nguyện cống hiến độc giả một chút gió lạ, hương xa của văn đàn ngoại quốc"[37,12] ,có dịch giả kết luận:"Tác phẩm của Jack London đã được dịch ra rất nhiêu thứ tiếng,và có người còn cho rằng sách cùa ông phải là những quyển gối đâu giường của tuổi trẻ. Vì ông thiện nghệ về khoản mô tả những cảnh cực nhọc, gian lao, hiểm nghèo, của những cuộc đời sóng gió, khiến cho thanh niên đọc ông gạt bỏ được một phân nào những ánh cảm uy mị và ỷ lại, khiến cho thanh niên yêu đời và lĩnh hội được ý nghĩa của sự tranh đấu"[37,14]. Những năm 60, văn học Mỹ được dịch giới thiệu khá xô bồ, chủ yếu là nhằm phục vụ cho âm mưu văn hóa của chủ nghĩa thực dân mới. Tác phẩm Jack London được dịch ở giai đoạn này còn vì những mục đích cụ thể : Giáo dục tình cảm và ý chí cho thanh niên để có hướng phấn đấu ương cuộc sống ( "Ngôi nhà của Mapuhi" do Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch), giúp học sinh trau gioi tiếng Anh qua những trứ tác với thể văn giản dị có nguyên bản để đối chiếu ("Mối thù thiên thu và 9 tuyệt tác khác" do Lê Bá Kông và Võ Hà Lang dịch). Những năm 70, trước thời điểm 1975, một vài tác phẩm văn học Mỹ vẫn được dịch như sách song ngữ Anh-Việt "Quà giáng sinh"(0. Henry), “Tình yêu và lý tưởng” (Thomas Mann) và "Nụ cười dưới chân thang"(Henry Miller). Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy tác phẩm nào của Jack London được dịch ương giai đoạn này ở miền Nam. Và chúng tôi cũng chưa có đủ cơ sở để giải thích về hiện tượng này. Thời điểm này, ở miền Bắc,"chiến tranh ngày một ác liệt có ảnh hưởng đến công việc xuất bản sách nói chung, cũng như việc thực hiện kế hoạch dịch và giới thiệu văn học Mỹ"[74, 66].Tuy nhiên,trong những cố gắng nhất định của nhà xuất bản và dịch giả,một vài tác phẩm văn học Mỹ vẫn ra mắt bạn đọc. Tập truyện ngắn Mỹ "Hoa dại" do Đắc Lê dịch ra đời giữa lúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang ở những thời điểm quyết liệt nhất và đế quốc Mỹ đang điên cuồng gieo rắc tội ác ở khắp nơi trên đất nước ta càng chứng tỏ rằng "trong khi xông lên tiêu diệt kẻ thù xâm lược, chúng ta vẫn biết trân trọng trong văn học Mỹ cái truyền thống dân chủ và nhân đạo của nó, cái bộ phận tiến bộ và cách mạng mà nhân dân Mỹ đã tạo ra trong kho tàng văn hóa của mình" [41, 4 ]. Jack London hiện diện ương "Hoa dại" với lời nhận định : "Ông đúng là nhà văn hiện thực lớn của nước Mỹ ở đầu thế kỷ này" và với ba tác phẩm : "Tình yêu cuộc sống" bộc lộ quan niệm của tác giả về chủ nghĩa anh hùng và chủ 73 nghĩa lạc quan, "Bị bắn rụng" và "Miếng bít tết" phơi bày một số khía cạnh trong hiện thực nước Mỹ là nạn đói, nạn lang thang và nạn thất nghiệp. Những năm sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất được xem là “giai đoạn khởi đâu chuyển biến đẹp của văn học dịch”[74,23]. Mặc dù vậy, văn học Mỹ nói chung và Jack London nói riêng dường như vắng bóng ở thời điểm này. Phải chăng do "ở giai đoạn này, văn học Liên Xô, trong đó có văn học Nga, vẫn được hâm mộ nhất"[74,24]. Những năm 80, tình hình dịch văn học bước sang một thời kỳ mới. Điều kiện đất nước đã cho phép mở rộng công việc dịch sách văn học các nước và sách dịch được bạn đọc yêu thích. Do đó, tác phẩm dịch ở thời kỳ này không chỉ bó hẹp trong văn học một số nước mà mở rộng đến văn học Mỹ La Tinh, trở lại với văn học Châu Á - Châu Phi và chú ý đến các vấn đề của hiện tại. Mặt khác, độc giả Việt Nam có cuộc sống vật chất ổn định, đời sống tinh thần phát triển nên nhu cầu thưởng thức văn chương, nâng cao văn h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_23_5597464256_3725_1869313.pdf
Tài liệu liên quan