MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý luận về
kế thừa giá trị truyền thống dân tộc 6
1.2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến kế thừa giá trị
truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào 11
1.3. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và
giải pháp kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo
đức người phụ nữ Lào 14
1.4. Những giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề
luận án cần tiếp tục nghiên cứu 16
Chương 2: KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN 19
2.1. Kế thừa giá trị truyền thống dân tộc Lào 19
2.2. Tầm quan trọng, mục tiêu của việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc
trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 60
2.3. Những nhân tố tác động đến việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong
việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 72
Chương 3: KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 85
3.1. Thực trạng kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo
đức người phụ nữ Lào hiện nay 85
3.2. Một số hạn chế, khó khăn của việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc
trong xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 107
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY
DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY 119
4.1. Phương hướng cơ bản nhằm kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc
xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 119
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong
việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay 128
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 16
168 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay - Sút Pạ Sợt Su Li Vông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỆC KẾ THỪA GIÁ TRỊ
TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ
NỮ LÀO HIỆN NAY
2.3.1. Tác động của kinh tế thị trường đến việc kế thừa giá trị truyền
thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào
Kinh tế thị trường xuất hiện như là một yêu cầu khách quan khi nền kinh
tế hàng hóa phát triển đến một giai đoạn nhất định. Kinh tế hàng hóa xuất hiện
73
thì thị trường xuất hiện, nhưng điều đó không có nghĩa là, hễ có kinh tế hàng hóa
là có KTTT. Chỉ khi nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, thị trường được mở
rộng, phong phú, đồng bộ, các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện thì mới
có KTTT. Cho nên, có thể nói, KTTT là trình độ phát triển cao người nền kinh tế
hàng hóa, trong đó, toàn bộ “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị
trường. Trong lịch sử, nền KTTT có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng biệt của chủ nghĩa tư bản
mà nó đã có quá trình hình thành và phát triển trước đó. Tuy nhiên, phải thừa
nhận rằng, KTTT tư bản chủ nghĩa đã phát triển với quy mô rộng lớn và trình độ
cao. Mặc dù vậy, bản thân nền kinh tế này vẫn chứa đựng nhiều mặt trái, nhiều
khuyết tật không tránh khỏi.
Trước giải phóng, mặc dù còn nhiều khuyết tật, nhưng nền kinh tế bao
cấp từng đóng vai trò nhất định đối với lịch sử phát triển kinh tế - xã hội ở
CHDCND Lào. Song về cơ bản nền kinh tế Lào vẫn chưa thoát khỏi tình trạng
lạc hậu, việc thực hiện cơ chế hai thành phần này càng về sau càng bộc lộ những
khuyết điểm, yếu kém, không ít trở ngại, đặt ra yêu cầu phải đổi mới.
Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã chính thức tiến hành
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội cũng tái khẳng định một lần nữa
việc lấy phát triển nông nghiệp làm cơ sở: Ngay từ đầu phải chú ý xây dựng một
cơ cấu kinh tế hợp lý trong đó, lấy phát triển nông nghiệp làm cơ sở để phát triển
công nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp nhằm phục vụ thiết thực cho sản
xuất nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, xuất khẩu và đời sống [38, tr.695].
Hội nghị BCHTW Đảng NDCM Lào lần thứ năm (khóa IV) năm 1988 đã
chỉ ra rằng nước Lào có năm thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế tự nhiên, nửa
tự nhiên, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế XHCN. Hội nghị BCHTW lần thứ bảy (1/1989) khóa IV đã xác định,
nền kinh tế của nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới là nền KTTT với
nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều quy mô, trình độ phát
74
triển mọi thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, vừa cạnh tranh nhau và cùng
nhau phát triển, hướng tới hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trên các lĩnh vực
đầu tư, ngân hàng, ngoại thương v.v..
Ngay từ khi có chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung
quan liêu, bao cấp sang KTTT, nền kinh tế Lào có sự thay đổi rõ rệt. Điều này đã
thể hiện ở chỗ năm 1986 - 1988 Nhà nước Lào đã nỗ lực cải tổ cơ cấu của nền
kinh tế mới bao gồm: tự do hóa giá cả, tỷ giá hối đoái, thương mại và đầu tư
nước ngoài, cải tổ các xí nghiệp quốc doanh, hệ thống thuế và khu vực tài chính
đình chỉ áp dụng hệ thống giá dựa trên cơ sở chi phí tiến tới áp dụng hệ thống giá
do thị trường quy định.
Như vậy, kể từ khi chuyển sang KTTT bắt đầu từ Đại hội lần thứ IV của
Đảng NDCM Lào cho đến nay, nền kinh tế ở Lào đã có sự cải thiện về căn bản,
nhất là về cơ cấu kinh tế. Nhờ đó nhiều lĩnh vực của nền kinh tế có những bước
phát triển, các ngành công, nông, lâm nghiệp, dịch vụ... đã phát triển khá lạc
quan và dần dần đi vào thế ổn định, các lĩnh vực đầu tư, xuất nhập khẩu đều tăng
lên, bộ mặt xã hội ngày một đổi mới. Tuy nhiên, với cơ cấu của kinh tế Lào hiện
nay, nền kinh tế Lào vẫn chưa thoát khỏi một nền kinh tế tự nhiên, lạc hậu và
chậm phát triển với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới là chuyển đổi cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN, chuyển nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp sang sản xuất hàng
hóa, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham
gia vào phát triển kinh tế, nhằm đạt mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh.
Nền KTTT đã tạo nhiều ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, người lao
động có nhiều sự lựa chọn ngành nghề theo sở thích và năng lực của mình, tạo
được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nền kinh tế nước nhà phát
triển khá hơn so với thời bao cấp, từ đó góp phần nâng cao mức sống, sức khỏe,
tuổi thọ, trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của nhân dân Lào.
75
Hiện nay, “tỷ lệ nghèo đói đã giảm dần, năm 2004-2005 tỷ lệ đói nghèo là
28,7%, năm 2007-2008 là 27,6% và năm 2012-2013 còn 23,2%” [14, tr.45]. Đại
hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào nêu rõ: “kiên trì phát triển kinh tế làm trung
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, chuyển
nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa, xây dựng và hoàn thiện nền
KTTT định hướng XHCN” [42, tr.29]. Điều đó tạo cơ hội cho đội ngũ lao động
có thể cống hiến tài năng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xuất hiện
các nhà doanh nghiệp giỏi trên các lĩnh vực.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường đã tác động
tích cực đến tính sáng tạo của mọi người trong việc mưu lợi cho đất nước và cho
bản thân. KTTT với sự tác động mạnh mẽ của quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh... đã tạo ra không gian giao tiếp rộng lớn và phong phú cho từng cá nhân
có dịp bộc lộ mình, thay đổi phương thức và nội dung tư duy cho phù hợp với cơ
chế mới. KTTT đem lại cái nhìn mới về mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức;
khắc phục quan niệm tách rời đạo đức với kinh tế. Dĩ nhiên, không phải đời sống
kinh tế được nâng cao thì đời sống đạo đức tự nó trở nên tốt đẹp hơn, mà còn tùy
thuộc vào cách giải quyết các quan hệ lợi ích thông qua việc thực thi các chính
sách kinh tế, xã hội cho phù hợp quy luật phát triển xã hội.
Kinh tế thị trường đã góp phần giải phóng các tiềm năng kinh tế, tài
nguyên, vốn, nguồn lực con người, KHCN mang lại hiệu quả tích cực cho xã
hội. Với cơ chế dân chủ của nền kinh tế mở, sự tồn tại đa dạng của các quan hệ
sản xuất, quan hệ sở hữu, các thành phần kinh tế đã đóng góp một cách đáng kể
vào sự phát triển kinh tế đất nước. Khu vực kinh tế tụ nhân có bước phát triển
vượt bậc, đóng góp cho việc giải quyết việc làm và ngân sách nhà nước một cách
đáng kể.
Trong điều kiện đẩy mạnh phát triển KTTT, mở cửa hợp tác quốc tế, Nhà
nước đã cải cách cơ chế, đó là tạo sức mạnh cho các đơn vị, tổ chức đảm nhiệm
về công tác tìm việc làm, từ trung ương đến địa phương. Hiện nay, cả nước có
14 công ty và một trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm (năm 2005 chỉ có 3 công
76
ty). Các trung tâm trở thành sàn giao dịch và cung cấp thông tin về nhu cầu lao
động, trở thành trung tâm của người mua - bán sức lao động. Họ được gặp gỡ,
trao đổi và tìm hiểu lẫn nhau và cùng phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên
quan (cả bên phía nhà nước và tư nhân) để điều chỉnh cung - cầu lao động cho
phù hợp với cơ cấu kinh tế và thị trường lao động.
Trong nền KTTT, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trong
thời đại bùng nổ thông tin ngày nay cũng ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của
nhân dân. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là những phát
minh sáng chế được ứng dụng trong nước và trên thế giới đã tạo điều kiện tăng
năng suất lao động, giảm thời gian lao động, tăng thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi,
giải trí. Đây chính là những yếu tố mang lại những thay đổi lối sống của các cá
nhân trong cộng đồng xã hội [44, tr.10].
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước vốn có lịch sử lâu đời với
truyền thống đạo đức của người phương Đông. Vì vậy với sự chuyển đổi sang
KTTT, đất nước Lào phải trực diện một cách gay gắt hơn, nổi bật hơn với một
loạt biến đổi diễn ra trong giá trị đạo đức. Có người cho rằng, KTTT và đạo
đức là hai mặt luôn đối lập, nó không thể dung hòa. Nếu như KTTT phát triển
thì đạo đức truyền thống sẽ bị suy thoái. Có người đưa ra ý kiến rằng, KTTT
làm cho con người hoạt động năng động, sáng tạo hơn, sẽ thúc đẩy đời sống
đạo đức tiến bộ.
Cả hai ý kiến trên đều tuyệt đối hóa mặt tích cực hoặc tiêu cực của KTTT
tác động đến đạo đức mà không thấy được mối quan hệ qua lại, tác động lẫn
nhau giữa chúng. KTTT là phương tiện cần thiết để phát triển kinh tế, là một
nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển đạo đức. Nhưng bản thân KTTT tự nó
không thể giải quyết được các vấn đề xã hội, thậm chí còn làm nảy sinh những
tiêu cực, suy thoái đạo đức xã hội. Vì vậy, khi nói đến tác động của KTTT đối
với đạo đức phải thấy được tính tích cực và tiêu cực của nó đối với đời sống xã
hội nói chung, đời sống đạo đức nói riêng.
Sự tác động của KTTT trong lĩnh vực đạo đức nói chung, về XDĐĐ
người phụ nữ Lào riêng làm biến đổi các giá trị đạo đức. Bên cạnh những biến
77
đổi mang ý nghĩa tích cực, cũng xuất hiện không ít những hiện tượng xuống cấp
về đạo đức đáng báo động. Sự tác động của KTTT đến việc XDĐĐ của người
phụ nữ Lào được thể hiện:
Có thể nói, KTTT vừa có ảnh hưởng tích cực, đồng thời có sự tác động
từ mặt trái của nó trong việc kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ
nữ Lào.
Thứ nhất, KTTT tạo ra sự phân hóa xã hội sâu sắc. Đó là sự cách biệt giữa
khu vực nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội,
giữa người có thu nhập thấp với người có thu nhập cao. Điều này đã dẫn đến chỗ
các chủ thể trong cộng đồng phân hóa và mất bình đẳng, làm nảy sinh nhiều mâu
thuẫn và xung đột xã hội. Tất cả điều đó đã tác động đến việc kế thừa GTTTDT
trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào. Thực tế ở Lào hiện nay cho thấy, có nhiều
người thu nhập vài chục triệu một tháng, nhưng cũng có người chỉ có vài trăm
kip một tháng. Đặc biệt có một cá nhân mua xe ô tô hơn 300 triệu kíp. Nhiều địa
phương trong cả nước, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi và đồng bào
dân tộc thiểu số, điều kiện, cuộc sống quá khó khăn, thiếu thốn, trong khi đó điều
kiện cuộc sống của nhiều người dân đầy đủ tiện nghi, thậm chí dư thừa. Sự phân
hóa giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội Lào cũng diễn ra tình trạng
tương tự như vậy.
Thứ hai, dưới tác dụng của nền KTTT, một bộ phận dân cư, trong đó có
phụ nữ có tư tưởng chạy theo đồng tiền, tìm mọi cách để làm giàu, kể cả làm
giàu bất chính. Nhiều phụ nữ đã không vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội mà
tìm mọi cách thu vén cho cá nhân, thậm chí làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của
người khác... Những biểu hiện tiêu cực, đi ngược lại thuần phong mỹ tục đang
cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội, đang làm xói mòn những GTTTDT trong
việc XDĐĐ người phụ nữ Lào.
Thứ ba, KTTT làm biến dạng các giá trị, văn hóa truyền thống, tạo ra
nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, nền KTTTcó sự tác động
mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội: văn hóa, tinh thần, lối sống, đạo
đức... của con người trong xã hội mà đặc biệt là kế thừa GTTTDT trong việc
78
XDĐĐ người phụ nữ Lào. Nó làm cho những giá trị này có những biến đổi nhất
định và đang đặt ra nhiều vấn đề thật bức xúc cho xã hội.
Tất cả những điều nói trên từng ngày từng giờ đang tác động một cách
trực tiếp đến việc kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào
hiện nay.
2.3.2. Tác động của hội nhập quốc tế đến việc kế thừa giá trị truyền
thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào
Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt
động tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiểu, giá
trị, nguồn lực, quyền lực (thầm quyền định đạt chính sách và tuân thủ các luật chơi
chung trong khôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
Hội nhập quốc tế khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp
ứng lợi ích hay nguyên vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế
vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thong thường; nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật
cao của các chủ thể quốc gia.
Quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào những năm
qua và xu thế toàn cầu hóa vào hộp nhập quốc tế đã và đang đem lại những
biến đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội đất nước, trong đó, lĩnh vực văn hóa-
tư tưởng có sự khởi sắc và đạt được những thành tựu nhất định. Văn hóa Lào
tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, tiếp biến và làm
phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.
Ở CHDCND Lào chủ nghĩa yêu nước của nhân dân các dân tộc Lào nói
chung, phụ nữ Lào nói riêng nội dung cốt lõi của văn hóa dân tộc, có điều kiện
để khẳng định giá trị và nâng tầm trong thời đại mới. Mỗi người Lào yêu nước
nói chung, phụ nữ Lào nói riêng có thêm nhiều dịp để hiện thực hóa lòng yêu
nước của mình trong giao lưu quốc tế từ hội nhập quốc tế. Đó là cơ hội để giới
thiệu cho bạn bè các nước về những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân
tộc, đồng thời thể hiện cốt cách, tâm hồn, trí tuệ con người Lào nói chung, phụ
nữ Lào nói riêng, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Thêm
vào đó, tham gia vào quá trình mở cửa hội nhập và xu thế toàn cầu hóa, đã góp
79
phần khơi dậy ở các tầng lớp nhân dân lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê
hương đất nước, ý chí vươn lên sánh vai cùng các nước khác, quyết không cam
chịu thua kém, đói nghèo và lạc hậu, v.v.. Những yếu tố này chính là tiền đề vật
chất quan trọng để góp phần thúc đẩy quá trình khơi dậy và phát triển chủ nghĩa
yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới.
Sự tác động của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đạo đức nói chung, đạo
đức phụ nữ nói riêng. Bên cạnh những biến đổi mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ
cũng xuất hiện không ít những hiện tượng xuống cấp về đạo đức đáng báo động.
Sự tác động của hội nhập quốc tế đến đạo đức của người phụ nữ được thể hiện:
Mặt khác, mặt trái của quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế và xu thế toàn
cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc giáo dục, phát huy chủ nghĩa
yêu nước của nhân dân các dân tộc Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng trong
hiện nay. Giao lưu quốc tế không tránh khỏi sự du nhập tự phát lối sống vì tiền,
coi trọng giá giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần không phù hợp với thuần
phong, mỹ tục, hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặc biệt, với sự bùng nổ thông tin toàn cầu, các trang mạng xã hội, đã có
ảnh hưởng rất lớn đến dư luận xã hội. Các thế lực phản động, thù địch đang triệt
để lợi dụng để tuyên truyền các quan điểm sai trái về thế giới quan, nhân sinh
quan, tạo nên thái độ thờ ơ chính trị, phai nhạt lý tưởng, lệch chuẩn giá trị, coi
thường và chà đạp lên giá trị văn hóa truyền thống... Đây là nguy cơ làm thui
chột các giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp vốn có trước đây trong thế hệ trẻ,
thậm chí tự phát tiếp tay cho âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ cũng
như có nguy cơ làm xói mòn lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc Lào nói
chung, phụ nữ Lào nói riêng.
Ở CHDCND Lào, cùng với quá trình đổi mới đất nước, quá trình mở cửa
hội nhập khu vực và quốc tế đã tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc Lào nói
chung, phụ nữ nói riêng, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế
giới để bổ sung, làm phong phú và nâng cao nền văn hóa nước nhà. Tuy nhiên,
trong quá trình hội nhập cũng xuất hiện những sách, báo, phim ảnh không lành
80
mạnh, những ấn phẩm có nội dung bạo lực, tự do tình dục... bằng nhiều con
đường ngõ ngách thông qua mở cửa đã xâm nhập vào nước, tuyên truyền cho lối
sống thực dụng, hiện sinh, ảnh hưởng tiêu cực tới lối sống, đạo đức của phụ nữ,
làm băng hoại nhân phẩm của chị em. Đồng thời làm cho nhiều GTTTDT,
truyền thống XDĐĐ phụ nữ bi xâm phạm, bị bào mòn trong thời gian vừa qua.
Những ấn phẩm phản văn hóa đó dẫn đến các hoạt động lạm dụng tình dục phụ
nữ và trẻ em, đáng chú ý là tệ nạn xã hội trước đây chỉ diễn ra tự phát, quy mô
nhỏ thì nay có nguy cơ lan rộng và có tính tổ chức cao như hình thành các nhóm
chủ chứa, môi giới, tổ chức các đường dây buôn bán gái mại dâm, ma túy v.v..
với quy mô quốc gia và quốc tế. Hoạt động mại dâm khá phổ biến trong các
khách sạn, nhà hàng, điểm karaoke, masseger, các quán, mại dâm cùng với ma
túy là những tác nhân làm lây lan các bệnh truyền thống nhiễm nguy hiểm tới
tính mạng con người, chúng làm tổn thương nặng nề đến tâm hồn, phẩm giá của
người phụ nữ, tác động tiêu cực đến tâm lý, đạo đức của họ trong cuộc sống.
Từ những nhân tố tác động đến đạo đức của phụ nữ, cho thấy, bản thân
các giá trị đạo đức của người phụ nữ luôn luôn bị thử thách trước tác động của
nền KTTT, của các hiện tượng phản văn hóa từ việc nhỏ đến việc lớn, từ gia
đình đến xã hội. Điều đó làm cho đạo đức của người phụ nữ đứng trước nguy cơ
bị suy thoái nghiêm trọng. Dĩ nhiên, điều này cũng có nguyên nhân từ chính trị
em phụ nữ, đó là, phụ nữ còn hạn chế về trình độ kiến thức mọi mặt, sự hiểu biết
về giới và pháp luật, khả năng tiếp nhận và chọn lọc thông tin còn chưa nhanh
nhạy nên dễ thay đổi khi hoàn cảnh và điều kiện đổi thay, nhiều trường hợp
người phụ nữ trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội một cách không tự giác.
Nói cách khác, họ bị cuốn hút vào cơn lốc của nền KTTT, vào các hiện tượng
phản văn hóa và nhiều người đã không tự ý thức và không tự chống đỡ nổi.
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ quốc tế đã tạo ra
những cơ hội vè vốn, KHCN... để chúng ta phát triển đất nước. Nhưng đây cũng
là môi trường đầy khó khăn, thử thách đối với phụ nữ, khi tham gia thị trường
người phụ nữ chưa trang bị được cho mình lượng kiến thức cập nhất thời đại
81
mới, mặt khác trong môi trường văn hóa mở cửa dễ bị các phần tử xấu, làm ăn
phi pháp lợi dụng gây tác hại không nhỏ tới đời sống đạo đức phụ nữ, làm mờ
nhạt truyền thống đạo đức dân tộc. Trước những thử thách đó, để xây dựng
phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi
chúng ta phải kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào trên cơ sở
phát triển kinh tế văn hóa, xã hội. Trong sự phát triển xã hội thì kinh tế và đào
đức có mối quan hệ biện chứng, ý thức đạo đức mới ra đời đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế cũng phụ thuộc vào tác động trở lại của
ý thức xã hội trong đó có đạo đức. Nếu tăng trưởng kinh tế mà suy thoái về đạo
đức, mai một về giá trị truyền thống thì kinh tế không thể phát triển bền vững
được. Vì vậy, để phát triển KTTT định hướng XHCN cùng với việc hình thành,
XDĐĐ mới của mọi người dân nói chung, phụ nữ nói riêng phải kế thừa, kế thừa
GTTTDT, đó là một yêu cầu tất yếu. Qua đó, từng bước khắc phục sự suy thoái
về đạo đức, sự bào mòn về GTTTDT đang có nguy cơ gia tăng, làm cản trở quá
trình XDĐĐ mới, đạo đức cách mạng của người phụ nữ hiện nay.
Mặt khác, những quan điểm, chính sách của Đảng đối với phụ nữ luôn đổi
mới, tạo điều kiện thuận lợi cho họ được học tập, được tham gia hoạt động xã
hội, điều đó đòi hỏi người phụ nữ phải tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo
đức, gương mẫu trong gia đình và xã hội, trau dồi giá trị đạo đức truyền thống
phụ nữ. Vì vậy, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc XDĐĐ mới
của phụ nữ là tất yếu khách quan.
Đạo đức mới chúng ta xây dựng cho người phụ nữ hiện nay có tiền đề đạo
đức truyền thống, song phải chú ý tránh thái độ bảo thủ, đề cao quá mức truyền
thống, xem nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới cũng như thái độ hư vô chủ nghĩa, gạt bỏ
mọi giá trị trong sáng và tiến bộ của đạo đức truyền thống dân tộc nói chúng, đạo
đức truyền thống phụ nữ nói riêng đã từng tạo nên ý nghĩa tích cực trong sự phát
triển phẩm chất đạo đức phụ nữ Lào khi xưa, thì giờ đây các giá trị ấy vẫn không
ngừng được phát huy những ảnh hưởng tích cực của mình trong quá trình
XDĐĐ mới của phụ nữ Lào hiện nay.
82
2.3.3. Tác động của những truyền thống văn hóa - xã hội trong nước
đến việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức
người phụ nữ Lào
Yếu tố truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tác động đến
việc kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào. Truyền thống văn
hóa Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng được hình thành từ khi các luồng
chuyển dịch cư dân Malayo - Polinesien qua Lào, nhưng những dấu tích còn lại
đều cho biết từ khoảng thế kỷ VIII về trước “nền tảng văn hóa Lào là nền tảng
văn hóa của cư dân Môn - Khơme” [21, tr.15]. Trên một nền tảng văn hóa Môn -
Khơme, người Lào - Thái đã đem tới đây kỹ thuật trồng lúa nước và một thiết
chế xã hội hết sức năng động, thiết chế bản - mường - liên mường, thêm vào đó
là nét bao dung, tính chất hòa đồng của Phật giáo. Các dân tộc có truyền thống
văn hóa lâu đời. Nét nổi bật trong truyền thống văn hóa của nhân dân Lào là lòng
yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, lối sống hòa đồng và lòng nhân ái, ý thức
tự tôn dân tộc...Văn hóa truyền thống Lào là nền văn hóa của đất nước triệu voi
cùng với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt là những nét văn hóa,
hoa chăm pa, ở nhà sàn, ăn cơm nếp, thổi kèn và múa lăm vông. Chính những
điều này góp phần làm nên bản sắc văn hóa truyền thống Lào và hình thành các
giá trị đặc sắc của văn hóa truyền thống Lào.
Lào là một quốc gia đa tộc người với 49 dân tộc, được phân chia theo 4
nhóm tiếng nói, nên về nguồn gốc, chủng tộc, thể chế xã hội của Lào vốn không
đồng nhất. Về phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng và lợi ích tộc người đa
dạng, phức tạp. Người Lào có nền văn hóa truyền thống lâu đời, có tính năng
động sáng tạo, chịu khó, cần cù, thông minh trong lao động sản xuất: “các dân
tộc Lào luôn là con người chịu khó, cần cù và năng động sáng tạo trong lao động
sản xuất để cải tiến tự nhiên đáp ứng yêu cầu của mình” [95, tr.47-48]. Ngoài
ra, nhân dân còn có truyền thống sống nương tựa vào nhau trong quá trình lao
động, trong quá trình đánh giặc chống ngoại xâm, phòng chống thiên tai nên các
dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương đất
83
nước. Nhân dân các dân tộc có tính cộng đồng cao, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Những đặc điểm truyền thống văn hóa, phong tục tập quán,... của các dân tộc tạo
thành nề nếp, lối sống ảnh hưởng đến bản chất của con người Lào.
Một đặc điểm nữa là yếu tố tôn giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính
cách, nhân cách, đạo đức, ý thức... của con người Lào. Lào là một nước đa dân
tộc, có nhiều phong tục tập quán và đa tín ngưỡng, nhưng đa số nhân dân Lào
theo đạo Phật, Phật giáo đã trở thành quốc giáo từ thời Vua Chậu Phạ Ngừm
thống nhất quốc gia Nhà nước Lào Lạn Xạng thế kỷ XIV. Nhân dân dựa trên
nền tảng giáo lý đạo Phật để răn dạy con người, làm cho con người Lào có ý
thức từ bi bác ái, ý thức cố kết cộng đồng, đức tính thật thà, trung thành, vị tha,
thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm, bứt phá để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn trong
lịch sử. Những tố chất con người cũng như nền văn hóa nêu trên tác động mạnh
mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào.
Ngoài mặt tích cực của truyền thống, phong tục tập quán, tôn giáo kể trên,
còn có mặt tiêu cực nhất định tác động đến việc kế thừa GTTTDT cũng như việc
XDĐĐ người phụ nữ, nhất là những truyền thống, phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, thói quen và lối sống lạc hậu, tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, tự cung tự
cấp... Nó ăn sâu vào trong tâm lý xã hội của một số người, làm cho họ không
thích đổi mới, khó hội nhập, hướng nội, thiếu tính sáng tạo trong lao động, ỷ lại,
khép kín, không theo kịp xu thế phát triển của thời đại; đồng thời tạo ra một tâm
lý lười biếng, không chịu khó, không thích phấn đấu để vươn lên làm giàu và
nghiên cứu học tập, vừa lòng với cái mình có theo phương châm “biết đủ là hạnh
phúc”. Do đó, khả năng và năng lực cạnh tranh trên thương trường hiện đại còn
nhiều hạn chế.
Tiểu kết chương 2
Kế thừa GTTTDT bao gồm: truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo
trong lao động, ý thức tập thể cộng đồng đoàn kết... Trong đó yêu nước là giá
trị cốt lõi trong hệ thống GTTTDT. Riêng Phụ nữ Lào đã kế thừa GTTTDT
84
trong việc XDĐĐ phụ nữ Lào như: yêu nước, lòng nhân ái khoan dung, tinh
thần đoàn kết, cần cù sáng tạo, đặc biệt là đức tính chịu thương, chịu khó cần
mẫn trong cuộc sống và sự vị tha lớn lao. Những đức tính, những giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc ấy được thể hiện ở người phụ nữ một cách vừa mãnh
liệt, vừa tinh tế và trở thành động lực thúc đẩy họ trong cuộc sống, mỗi khi đối
mặt với khó khăn, thử thách họ đều dũng cảm vượt qua với những truyền thống
dân tộc ấy, người phụ nữ Lào luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống
gia đình và xã hội.
Trong lịch sử và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà mở cửa, hội
nhập... trở thành một xu thế lịch sử, l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ke_thua_gia_tri_truyen_thong_dan_toc_trong_viec_xay.pdf