LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. x
DANH MỤC BẢNG BIỂU. xiv
DANH MỤC HÌNH VẼ. xv
DANH MỤC PHỤ LỤC . xvi
MỞ ĐẦU. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU. 3
2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG. 3
2.1.1 Các nghiên cứu về kế toán môi trường trên thế giới. 3
2.1.1.1 Các nghiên cứu về ghi nhận thông tin kế toán môi trường trên thế giới
. 4
2.1.1.2 Các nghiên cứu về xử lý, phân tích thông tin kế toán môi trường trên
thế giới . 5
2.1.1.3 Các nghiên cứu về cung cấp thông tin kế toán môi trường trên thế giới
. 7
2.1.2 Các nghiên cứu về kế toán môi trường tại Việt Nam . 10
2.1.2.1 Các nghiên cứu về ghi nhận thông tin kế toán môi trường tại Việt Nam
. 10
2.1.2.2 Các nghiên cứu về xử lý, phân tích thông tin kế toán môi trường tại
Việt Nam. 10
2.1.2.3 Các nghiên cứu về cung cấp thông tin kế toán môi trường tại Việt Nam
. 11
259 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế toán môi trường ở các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về đối tượng thu thập dữ liệu, phân tích kết quả từ công cụ Excel, tác giả
nhận thấy trong mẫu nghiên cứu DN có tổng nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ đồng chiếm
tỷ lệ lớn nhất 49,3% tương ứng số lượng 36 DN, tỷ lệ thấp nhất 16,4% thuộc về DN
có tổng nguồn vốn lớn hơn 100 tỷ đồng, còn lại 34,2% là DN có tổng nguồn vốn nhỏ
hơn 20 tỷ đồng (Bảng 2.1). Tuy nhiên, xét ở khía cạnh số lượng lao động thì DN có
số lao động nhỏ hơn 100 người chiếm tỷ lệ lớn nhất 91,8% trong mẫu nghiên cứu,
DN có số lao động từ 100 đến 200 người và DN có số lao động lớn hơn 200 người có
tỷ lệ như nhau là 4,1% (Bảng 2.2).
90
Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhỏ hơn 20 tỷ đồng 25 34,2
Từ 20 tỷ đến 100 tỷ đồng 36 49,3
Lớn hơn 100 tỷ đồng 12 16,4
Tổng 73 100
(Nguồn: Tác giả xử lý qua excel)
Bảng 2.2: Số lượng lao động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhỏ hơn 100 người 67 91,8
Từ 100 đến 200 người 3 4,1
Lớn hơn 200 người 3 4,1
Tổng 73 100
(Nguồn: Tác giả xử lý qua excel)
Về ngành nghề kinh doanh, các DN trong mẫu nghiên cứu được lấy theo
phương pháp phân tầng dựa trên tổng thể, trong đó chủ yếu là các DN khai thác cát
chiếm tỷ lệ 56,2%, tiếp theo là các DN khai thác đá với tỷ lệ 31,5%, sau đó là các DN
khai thác đất san lấp, DN khai thác titan cùng tỷ lệ 5,5% và cuối cùng một DN hoạt
động trong lĩnh vực khai thác nước nóng thiên nhiên với tỷ lệ thấp nhất là 1,3% (Bảng
2.3). Hầu hết các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện theo
quy trình khai thác lộ thiên, hình thức cuốn chiếu, trong đó ngành khai thác titan sử
dụng công nghệ khai thác bằng bè nổi tuyển bằng vít xoắn, ngành khai thác đá sử
dụng công nghệ phổ biến hiện nay là khai thác theo lớp bằng vận tải trực tiếp, ngành
khai thác cát và đất san lấp thì sử dụng chủ yếu là máy đào trong quá trình khai thác.
Tất cả các DN trong mẫu khảo sát đều sử dụng mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính
và kế toán quản trị.
91
Bảng 2.3: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Khai thác và chế biến đá 23 31,5
2. Khai thác cát 41 56,2
3. Khai thác và chế biến titan 4 5,5
4. Khai thác đất san lấp 4 5,5
5. Khai thác nước nóng thiên nhiên 1 1,3
Tổng 73 100
(Nguồn: Tác giả xử lý qua excel)
Về đối tượng khảo sát, thống kê theo giới tính qua công cụ Excel cho thấy
có 39,6% là nam, 60,4% là nữ. Những người tham gia khảo sát chủ yếu ở vị trí nhân
viên kế toán chiếm tỷ lệ 49%, tiếp theo là đảm nhiệm chức vụ kế toán trưởng hoặc
phụ trách kế toán với tỷ lệ 34,9%, còn lại 16,1% là nhà quản trị DN mà đại diện là
giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách về tài chính. Thống kê theo kinh nghệm trong
mẫu nghiên cứu cho thấy phần lớn đối tượng khảo sát có kinh nghiệm từ 6 đến 10
năm chiếm tỷ lệ 47%, từ 11 đến 20 năm chiếm tỷ lệ 30,2%, số người có kinh nghiệm
lớn hơn 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,3%. Về trình độ chuyên môn, đa số đối tượng
khảo sát có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 91,9%, còn lại 8,1% là trình độ cao đẳng. Kết
quả thống kê về đối tượng khảo sát được thể hiện ở Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Thống kê đối tượng khảo sát
Chỉ tiêu Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Giới tính Nam 59 39,6
Nữ 90 60,4
2. Vị trí công tác
Giám đốc
(Phó giám đốc về tài chính)
24 16,1
Kế toán trưởng 52 34,9
Nhân viên kế toán 73 49,0
3. Kinh nghiệm công tác Nhỏ hơn 5 năm 32 21,5
Từ 6 đến 10 năm 70 47,0
Từ 11 đến 20 năm 45 30,2
92
Lớn hơn 20 năm 2 1,3
4.Trình độ Cao đẳng 12 8,1
Đại học 137 91,9
Tổng 149 100
(Nguồn: Tác giả xử lý qua excel)
2.2.2 Nghiên cứu định tính về thực hiện KTMT và các nhân tố ảnh hưởng đến
thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định
2.2.2.1 Thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Bình Định qua nghiên cứu định tính
Các DN khai khoáng tỉnh Bình Định hầu hết là DN nhỏ và vừa, DN chưa niêm
yết chỉ có 2 DN đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
(Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định và Công ty Cổ phần Phú Tài thuộc lĩnh vực
khai thác titan và khai thác đá). Vì vậy, tác giả tiến hành xem xét tình hình thực hiện
KTMT tại các DN này trên cơ sở phân loại DN niêm yết và DN chưa niêm yết.
ü Đối với các DN chưa niêm yết
Về ghi nhận thông tin KTMT
Ở góc độ KTTCMT, các DN khai khoáng chưa niêm yết trên địa bàn tỉnh
Bình Định chủ yếu ghi nhận thông tin tài chính môi trường, bao gồm: CPMT, NPTMT
và TSMT. Trong khi đó, thông tin phi tài chính môi trường thể hiện qua các chính
sách môi trường, các mục tiêu môi trường hay các cam kết tuân thủ quy định môi
trường lại chưa được các DN này quan tâm tới. Điều này là vì các DN chưa niêm yết
chủ yếu ghi nhận thông tin KTTCMT dựa trên các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
hiện hành quy định trong thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC.
Trong các thông tin tài chính môi trường thì CPMT là thông tin được ghi nhận nhiều
nhất, sau đó là NPTMT,TSMT và cuối cùng là TNMT. Sau đây, tác giả xin phân tích
rõ nội dung thông tin tài chính môi trường tại các DN khai khoáng chưa niêm yết trên
địa bàn tỉnh Bình Định.
93
Tài sản môi trường
Đầu tiên, TSMT liên quan đến ghi nhận khoản tiền ký quỹ môi trường mà tất
cả DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định phải thực hiện nhằm đảm
bảo hoạt động phục hồi môi trường sau khai thác. Theo thông tư 38/2015/TT-
BTNMT thì số tiền ký quỹ môi trường chưa bao gồm yếu tố trượt giá là tổng dự toán
kinh phí các hạng mục công trình phục hồi, cải tạo môi trường sau khai thác. DN sẽ
đóng khoản tiền ký quỹ môi trường định kỳ hàng năm trong suốt tuổi thọ của mỏ.
Ngoài ra, TSMT còn là các TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động bảo vệ môi trường
phát sinh ở mỗi lĩnh vực kinh doanh, cụ thể: (1) khai thác đá có hồ lắng để chứa nước
thải tại mỏ khai thác, hệ thống xử lý nước thải sản xuất và tuần hoàn nước, hệ thống
quạt công nghiệp; (2) khai thác titan có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí
thải, hệ thống tuần hoàn nước, hệ thống xử lý bụi, hệ thống quạt công nghiệp; (3)
khai thác nước nóng thiên nhiên có hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí và
xỉ than đá; (4) khai thác đất có hồ lắng để tránh nước mưa chảy tràn (Câu
22,23,42,48,99). Các TSMT đều được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc giống như
tài sản thông thường quy định tại VAS 03. Thông qua sự đầu tư vào các TSMT trên
cho thấy các DN khai khoáng trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng chú trọng hơn
đến môi trường bằng cách đầu tư vào máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng, công nghệ chế
biến đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định môi trường gắt gao từ các cơ quan quản lý nhà
nước cũng như nhận thức môi trường tăng cao từ người dân địa phương.
Nợ phải trả môi trường
NPTMT là thông tin chủ yếu được ghi nhận ở tất cả DN chưa niêm yết trong
các lĩnh vực thuộc ngành khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đó là các
thông tin về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, phí dịch vụ môi trường rừng, phí
cơ sở hạ tầng, dự phòng phục hồi môi trường sau khai thác theo quy định của Chính
phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Định (Câu
1,2,39). Điều này cho thấy các DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định
đã tuân thủ văn bản pháp lý về môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước, đáp
ứng sự quan tâm ngày càng tăng về môi trường của Chính phủ, các Bộ ban ngành và
94
chính quyền địa phương. Giá trị các khoản NPTMT được ghi nhận theo quy định
trong VAS 18.
Chi phí môi trường
CPMT là một trong những thông tin tài chính môi trường được các DN khai
khoáng chưa niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình Định thể hiện nhiều nhất. CPMT được
ghi nhận gắn liền với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong mỗi lĩnh
vực ngành nghề, cụ thể:
(1) CPMT phát sinh trong các DN khai thác đá bao gồm: chi phí xử lý rác thải
nguy hại (giẻ lau dính dầu mỡ, các loại bóng đèn hết hạn sử dụng, các loại vi mạch
điện tử, pin điện, ắc quy hư hỏng), chi phí xử lý rác thải sinh hoạt, chi phí xử lý
bột đá, chi phí bảo hộ lao động (quần áo, khẩu trang, nút bịt tai..), chi phí khám sức
khoẻ định kỳ cho chuyên viên văn phòng và công nhân phân xưởng, chi phí bảo
dưỡng máy móc thiết bị định kỳ để giảm khí thải ra môi trường, chi phí dịch vụ mua
ngoài lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường,
phương án phục hồi cải tạo môi trường, chi phí quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng/
lần ở mỏ khai thác và nhà máy chế biến, chi phí trồng cây xanh tạo mỹ quan xung
quanh DN, chi phí phục hồi hiện trạng môi trường sau khai thác, chi phí cơ sở hạ tầng
theo quyết định của UBND tỉnh Bình Định, chi phí hỗ trợ địa phương để xây dựng
đường xá, trường học,
(2) Với quy trình khai thác đơn giản nên CPMT phát sinh tại các DN trong
lĩnh vực khai thác cát ít hơn rất nhiều so với lĩnh vực khai thác đá. CPMT trong lĩnh
vực này chủ yếu là chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ để giảm khí thải ra
môi trường, chi phí dịch vụ mua ngoài lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường,
kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án phục hồi môi trường, chi phí quan trắc môi
trường định kỳ 6 tháng/lần ở mỏ khai thác, chi phí phục hồi hiện trạng môi trường
sau khai thác nếu dẫn đến sạt lỡ bờ, thay đổi dòng chảy
(3) Với đặc điểm khai thác chủ yếu trong môi trường nước cùng với quy trình
sản xuất phức tạp và địa hình khai thác là các bãi cát ven biển thuộc các huyện Phù
Cát, Phù Mỹ, Nhơn Hội mà CPMT tại các DN khai thác titan trên địa bàn tỉnh Bình
Định cũng phong phú hơn rất nhiều. CPMT phát sinh trong lĩnh vực này bao gồm:
95
chi phí xử lý rác thải nguy hại, chi phí xử lý rác thải sinh hoạt, chi phí bảo hộ lao
động (áo phao cho bộ phận khai thác nguyên liệu, áo da chống nóng cho bộ phận lò
nấu xỉ, khẩu trang chống bụi), chi phí trang bị liều kế cho công nhân làm việc tại mỏ
khai thác và nhà máy chế biến, chi phí đào tạo an toàn bức xạ tại Viện Khoa học và
Kỹ thuật hạt nhân, chi phí khám sức khoẻ định kỳ cho chuyên viên văn phòng và
công nhân phân xưởng, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ để giảm khí thải
ra môi trường, chi phí dịch vụ mua ngoài lập các báo cáo đánh giá tác động môi
trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án phục hồi môi trường, chi phí quan
trắc môi trường định kỳ 3 tháng/ lần ở mỏ khai thác và nhà máy chế biến, chi phí
trồng rừng hàng năm phục hồi lại hiện trạng môi trường sau khai thác, chi phí trồng
cây xanh tại khu vực khai thác và nhà máy chế biến để giảm bụi, hạn chế cát bay,
(4) Đối với các DN khai thác đất san lấp, hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào
tình hình quy hoạch của tỉnh. CPMT của các DN khai thác đất san lấp gần giống với
các DN khai thác cát chủ yếu là: chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ để giảm
khí thải ra môi trường, chi phí dịch vụ mua ngoài lập các báo cáo đánh giá tác động
môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, phương án phục hồi môi trường, chi phí
quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng/ lần ở mỏ khai thác, chi phí trồng rừng phục
hồi môi trường sau khai thác. Một vài DN phát sinh thêm chi phí xử lý rác thải sinh
hoạt, chất thải nguy hại hay chi phí bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang chống bụi).
(5) Đối với lĩnh vực khai thác nước nóng thiên nhiên thì hiện nay trên địa bàn
tỉnh Bình Định chỉ có một DN hoạt động theo giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh là khai thác nước tại Khu Công nghiệp
Long Mỹ thuộc địa bàn Thành phố Quy Nhơn, sau đó sử dụng để sản xuất nước
khoáng, nước ngọt các loại nên ngoài những CPMT phát sinh giống như các lĩnh vực
kinh doanh trên thì lĩnh vực này còn phát sinh thêm CPMT mang tính đặc thù là phí
dịch vụ môi trường rừng, chi phí trồng cây hàng năm để bảo vệ mạch nước trong quá
trình khai thác.
Thu nhập môi trường
Nhà quản trị cấp trung và cấp cao tại các DN khai khoáng chưa niêm yết trên
địa bàn tỉnh Bình Định cho rằng không có thu nhập môi trường mặc dầu ở một vài
96
DN khai thác cát và khai thác đá có thu nhập phát sinh từ hoạt động bán cát phế phẩm
để san lấp mặt bằng hoặc bán đá vụn sau chế biến cho đối tượng bên ngoài DN (Câu
24,41). Vì vậy, TNMT chưa được nhận diện riêng, đo lường giống như thu nhập
thông thường theo quy định trong VAS 01, VAS 14.
Ở góc độ KTQTMT, các DN khai khoáng chưa niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình
Định chịu ảnh hưởng của kế toán truyền thống nên thông tin KTQTMT được ghi
nhận thiên về thông tin tiền tệ dễ nhận diện như chi phí kiểm soát, xử lý chất thải, chi
phí phòng ngừa và quản lý môi trường. Nhiều CPMT “ẩn” trong chi phí sản xuất kinh
doanh của DN đặc biệt là các chi phí tạo ra chất thải chưa được nhận diện riêng biệt.
Hầu hết các DN này đều chưa chú trọng đến thông tin vật lý môi trường về dòng luân
chuyển vật liệu, nước và năng lượng trong quy trình sản xuất hay lượng chất thải phát
sinh (Câu 45,102).
Về xử lý, phân tích thông tin KTMT
Ở góc độ KTTCMT, các DN khai khoáng chưa niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình
Định đang thực hiện hệ thống tài khoản kế toán theo quy định tại Thông tư
200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC. Tuỳ theo quy mô, mục đích quản
lý thông tin mà các DN tiến hành phân tách theo dõi trên tài khoản chi tiết cấp 2 hoặc
tài khoản chi tiết cấp 3, cấp 4. Tuy nhiên, chưa có DN nào sử dụng tài khoản chi tiết
để phản ánh riêng biệt thông tin môi trường phát sinh tại đơn vị mình (Câu 4,26,
33,43,103).
Về tài sản môi trường chưa tách biệt giá trị và phản ánh chung vào các tài
khoản chi tiết cấp hai của TSCĐ hữu hình như nhà cửa, vật kiến trúc (TK 2111), công
cụ dụng cụ (TK 1531) và tài khoản ký quỹ ký cược (TK 244). Giá trị TSMT hình
thành ban đầu được xác định theo nguyên tắc giá gốc giống như tài sản thông thường
quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03. Việc trích khấu hao TSMT được các
DN khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện theo Thông tư
45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 và Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày
13/10/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Về nợ phải trả môi trường được phản ánh hầu hết vào TK 333 - Thuế và các
khoản phải trả Nhà nước, cụ thể: thuế tài nguyên (TK 3336), phí dịch vụ môi trường
97
rừng (TK 3338), phí bảo vệ môi trường, phí đóng góp cơ sở hạ tầng (TK 3339) và dự
phòng phục hồi môi trường (TK 352). Vì thời gian phục hồi môi trường sau khai thác
tương đối dài nên các DN khai khoáng trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xác định giá
trị khoản dự phòng phục hồi môi trường bằng cách chiết khấu số tiền phải bỏ ra trong
tương lai để thanh toán nghĩa vụ nợ với tỷ lệ chiết khấu bình quân và phản ánh những
đánh giá trên thị trường hiện tại về giá trị thời gian của tiền và giá trị cụ thể của khoản
nợ đó.
Về chi phí môi trường được phản ánh vào các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3
của các khoản chi phí chung, cụ thể: phí dịch vụ vệ sinh, phí khám sức khoẻ định kỳ,
phí trồng cây khuôn viên DN, phí khai thác tài nguyên nước (TK 6429), phí vận
chuyển, xử lý chất thải bột đá, phí vận chuyển, xử lý rác thải, phí hỗ trợ hoa màu bị
ảnh hưởng do bột đá chảy tràn, phí thực hiện báo cáo giám sát môi trường (TK 6279),
phí bảo vệ môi trường (TK 6278, TK 6425, TK 64225), phí dịch vụ bảo vệ rừng (TK
6425), phí địa phương, phí cơ sở hạ tầng (TK 6278, TK 6279), thuế tài nguyên (TK
6278, TK 6425), phí bảo hộ lao động (TK 6275, TK 6273), phí bảo dưỡng máy móc
thiết bị định kỳ (TK 6272) (Câu1,2,3,4,8,27,34,39,46,47,51,55,57,58,92,95,96). Việc
đo lường CPMT được tiến hành giống như các chi phí thông thường khác được quy
định trong VAS 01.
Về thu nhập môi trường chưa được nhận diện riêng, tách biệt với thu nhập
bán hàng thông thường nên được phản ánh chung vào TK 511. TNMT được đo lường
theo quy định trong VAS 01, VAS 14 (Câu 43).
Ở góc độ KTQTMT, kết quả phỏng vấn cho thấy hiệu quả môi trường là một
khái niệm còn khá mới mẽ, mơ hồ với các nhà quản trị tại các DN khai khoáng chưa
niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình Định (Câu 29,88,104). Theo dữ liệu kế toán, chỉ số
hiệu quả môi trường tại các DN này chủ yếu là chỉ số tuyệt đối về chi phí xử lý chất
thải (chi phí xử lý chất thải nguy hại, chi phí xử lý rác thải thông thường, chi phí xử
lý chất thải bột đá, chi phí vệ sinh, .) chứ chưa có chỉ số tương đối. Điều này cho
thấy nhà quản trị tại các DN chưa niêm yết chỉ chú ý vào kiểm soát chi phí cuối đường
ống mà chưa tổng hợp, sử dụng các chỉ số hiệu quả môi trường cho phân tích và ra
quyết định trong kinh doanh. Thêm vào đó, các DN này đều tiến hành phân bổ CPMT
98
trong chi phí sản xuất chung theo số lượng sản phẩm hoặc theo giá bán sản phẩm
(Câu 25,97).
Về báo cáo, cung cấp thông tin môi trường
Ở góc độ KTTCMT, Các DN khai khoáng chưa niêm yết trên địa bàn tỉnh
Bình Định thực hiện công bố thông tin môi trường ra bên ngoài thông qua các báo
cáo tài chính. Vì chưa có hướng dẫn riêng về KTMT nên thông tin KTTCMT tại các
DN này được trình bày theo hướng dẫn thực hiện kế toán tài chính thông thường quy
định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC. Do đó, thông tin
môi trường công bố ra bên ngoài còn rải rác, chưa tập trung, chưa rõ ràng, thiếu tính
chuẩn hoá. Trên báo cáo tài chính, thông tin môi trường được thể hiện nhiều nhất
trong thuyết minh, chủ yếu là NPTMT (các khoản thuế phải nộp nhà nước: thuế tài
nguyên, phí bảo vệ môi trường, phí cơ sở hạ tầng). Bên cạnh đó, một vài DN còn
trình bày TSMT (phải thu khác hoặc chi phí trả trước như: ký quỹ môi trường, quạt
công nghiệp) hoặc CPMT (chi phí trả trước như: chi phí đền bù hoa màu, chi phí lập
báo cáo tác động môi trường, phí trồng rừng). Nhìn chung, thông tin môi trường được
công bố là thông tin tích cực, chủ yếu là thông tin từ quy định pháp lý của nhà nước
có liên quan đến vấn đề môi trường. Thông tin môi trường công bố tự nguyện là rất
thấp.
Ở góc độ KTQTMT, kết quả phỏng vấn cho thấy các DN khai khoáng chưa
niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình Định đều chưa lập báo cáo môi trường nội bộ nhằm
cung cấp thông tin môi trường cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Nguyên
nhân là do báo cáo môi trường chưa được yêu cầu từ nhà quản trị và kế toán tại các
DN này chịu ảnh hưởng của kế toán truyền thống nên thông tin môi trường chưa được
theo dõi, phản ánh riêng vào tài khoản hay sổ sách kế toán (Câu 6,40,44,87).
ü Đối với các DN niêm yết
Về ghi nhận thông tin KTMT
Ở góc độ KTTCMT, các DN khai khoáng niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình Định
cũng chủ yếu ghi nhận thông tin tài chính môi trường về CPMT, NPTMT, TSMT
giống như các DN chưa niêm yết. Các thông tin tài chính môi trường được ghi nhận
theo các quy định trong VAS 01, VAS 03, VAS 18. Trong đó, TSMT bao gồm tiền
99
ký quỹ môi trường, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải, hệ thống xử lý
bụi, hệ thống quạt công nghiệp, hồ lắng, hệ thống xử lý nước thải và tuần hoàn nước
(Câu 13,62,76). NPTMT là thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, dự phòng phục
hồi môi trường sau khai thác, phí cơ sở hạ tầng (Câu 9,10,14,73,77). CPMT bao gồm
chi phí xử lý chất thải, chi phí bảo hộ lao động, chi phí trang bị liều kế, chi phí khám
sức khoẻ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí trồng cây xanh, chi phí quan
trắc môi trường, chi phí xử lý bột đá, chi phí báo cáo đánh giá tác động môi trường,
chi phí địa phương. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu công ty đại chúng có trách nhiệm
báo cáo tác động về môi trường và xã hội theo quy định của Thông tư 155/2015/TT-
BTC mà các DN này còn ghi nhận thêm các thông tin phi tài chính về khối lượng vật
liệu, nước, năng lượng, tuân thủ quy định môi trường (số tiền phạt, hình phạt).
Ở góc độ KTQTMT, các DN khai khoáng niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình Định
tập trung vào thông tin tiền tệ môi trường chủ yếu là CPMT hơn là quan tâm đến
thông tin vật lý môi trường. Nói cách khác, thông tin môi trường chưa đảm bảo tính
toàn diện hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị, giúp DN đạt được hiệu
quả môi trường và hiệu quả kinh tế khi thông tin tiền tệ chưa có tính liên kết với thông
tin vật lý. Ngoài ra, các DN này cũng chưa nhận diện chi phí chất thải trong chi phí
thông thường (Câu 19,70,83).
Về xử lý, phân tích thông tin KTMT
Ở góc độ KTTCMT, các DN khai khoáng niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình
Định đang thực hiện chế độ kế toán của DN lớn quy định tại Thông tư 200/2014/TT-
BTC. Giống như DN chưa niêm yết, thông tin KTTCMT tại các DN này chưa được
theo dõi riêng, tách biệt với thông tin KTTC thông thường (Câu 18, 60), cụ thể: TSMT
phản ánh vào TK 211, TK 153; NPTMT phản ánh vào TK 3336, TK 3339, TK 352;
CPMT phản ánh vào TK 627, TK 642 (Câu 9,10,14,15,16,17,59,61,66,73). Đối với
TSMT được đo lường theo nguyên tắc giá gốc, theo dõi qua ba giá trị: nguyên giá,
hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại. Trong đó, nguyên giá TSMT xác định theo quy định
của VAS 03 khi hình thành ban đầu, định kỳ trích khấu hao TSMT theo phương pháp
đường thẳng quy định tại Thông tư 45/2013/TT_BTC và Thông tư số 147/2016/TT-
BTC. Đối với NPTMT, CPMT được đo lường theo quy định trong VAS 01, VAS 18.
100
Ở góc độ KTQTMT, nhà quản trị tại các DN khai khoáng niêm yết trên địa
bàn tỉnh Bình Định đều chưa nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả môi trường
trong thực hiện trách nhiệm môi trường đối với các bên liên quan cũng như lợi ích
kinh tế, hiệu quả tài chính mà nó mang lại cho DN. Họ nhầm lẫn hiệu quả môi trường
với hoạt động giám sát môi trường thông qua báo cáo quan trắc môi trường, báo cáo
tác động môi trường. Do đó, họ chưa sử dụng các chỉ số hiệu quả môi trường cho
phân tích và ra quyết định trong kinh doanh (Câu 11,72). Hơn nữa, vì CPMT được
ghi nhận vào các chi phí chung nên các DN này vẫn sử dụng các tiêu thức phân bổ
truyền thống thay vì phân bổ CPMT theo đặc tính, mức độ tác động môi trường (Câu
20,71).
Về báo cáo, cung cấp thông tin KTMT
Ở góc độ KTTCMT, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được các DN
khai khoáng niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình Định sử dụng để công bố thông tin môi
trường đến người sử dụng thông tin bên ngoài theo quy định của Thông tư
200/2014/TT-BTC và Thông tư 155/2015/TT-BTC. Vì là DN niêm yết trên thị trường
vốn nên thông tin môi trường được công bố đa dạng hơn so với DN chưa niêm yết.
Đối với báo cáo tài chính, hai DN niêm yết đã lần lượt trình bày các thông tin môi
trường, chủ yếu là NPTMT, cụ thể: chi phí ủng hộ địa phương (chi phí khác), dự
phòng chi phí hoàn nguyên môi trường (dự phòng phải trả), tiền ký quỹ phục hồi môi
trường (phải thu khác), thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường (thuế và các khoản
phải nộp nhà nước), chi phí trồng rừng (chi phí trả trước). Đối với báo cáo thường
niên, hai DN này công bố thêm thông tin phi tài chính môi trường tại mục 6 phần II
về khối lượng nước, vật liệu, năng lượng và tuân thủ quy định môi trường, trách
nhiệm với cộng đồng địa phương.
Ở góc độ KTQTMT, các DN khai khoáng niêm yết trên địa bàn tỉnh Bình
Định đã thực hiện các báo cáo liên quan đến môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Ngoài ra, các DN này cũng đã cung cấp thông tin môi trường
ra bên ngoài theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông
qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên. Tuy nhiên, chưa có DN nào quan tâm
đến việc lập và sử dụng báo cáo môi trường nội bộ phục vụ cho việc ra quyết định
101
kinh doanh bền vững mà chỉ thực hiện quản lý môi trường ở mức độ đơn giản như:
giữ gìn môi trường bên trong và cảnh quan bên ngoài xung quanh DN, tránh rơi vãi
bột đá khi vận chuyển bằng cách sử dụng bạt che chắn (Câu 21,64).
2.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT tại các doanh nghiệp khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định qua nghiên cứu định tính
Từ dữ liệu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu nhà quản trị, tác giả đã
nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện KTMT tại các DN khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu định tính một lần nữa
khẳng định việc loại biến quan sát từ công cụ thống kê là hoàn toàn có cơ sở và nội
dung nghiên cứu của đề tài vẫn được đảm bảo đầy đủ khi loại các biến này.
Áp lực từ các cơ quan quản lý nhà nước
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong thiết lập các quy định phát triển bền
vững ở mỗi quốc gia. Chính phủ, các Bộ ban ngành trực thuộc Chính phủ và Chính
quyền địa phương thúc đẩy DN thực hiện KTMT thông qua các văn bản pháp luật
liên quan. Kết quả phỏng vấn cho thấy cơ quan quản lý nhà nước là các bên liên quan
có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, đáng kể nhất đến thực hiện KTMT tại các DN khai
thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định phản ánh ở hai khía cạnh: quy định pháp
lý và cơ chế cưỡng ép nhất định. Bởi lẽ nếu không đảm bảo các quy định nhà nước
thì DN không thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy, các DN khai khoáng trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ke_toan_moi_truong_o_cac_doanh_nghiep_khai_thac_khoa.pdf