MỤC LỤC
MỤC LỤC. i
LỜI CAM ĐOAN .ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP . iv
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHUÔN MẪU SỬ DỤNG
THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI . 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu . 9
1.2. Khoảng trống và những gợi mở cho nghiên cứu của Luận án . 24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU VỀ KHUÔN MẪU SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA NGƯỜI
CAO TUỔI. 29
2.1. Cơ sở lý luận. 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 48
2.3. Cơ sở thực tiễn. 58
Chương 3: THỰC TRẠNG KHUÔN MẪU SỬ DỤNG THỜI GIAN CỦA
NGƯỜI CAO TUỔI THÀNH PHỐ CẦN THƠ. 66
3.1. Cách thức sử dụng thời gian của người cao tuổi (60-75 tuổi) ở thành phố
Cần Thơ. 66
3.2. Nhận diện khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi (60-75 tuổi) ở
thành phố Cần Thơ. 69
Chương 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHUÔN MẪU SỬ DỤNG
THỜI GIAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ
KIẾN NGHỊ HÀM Ý CHÍNH SÁCH . 111
4.1. Nhóm các yếu tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời
gian của người cao tuổi. 111
4.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khuôn mẫu sử dụng thời gian của người
cao tuổi ở thành phố Cần Thơ. 142
4.3. Kiến nghị hàm ý chính sách. 156
KẾT LUẬN . 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 167
DANH MỤC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 185
PHỤ LỤC . 187
201 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Khuôn mẫu sử dụng thời gian của người cao tuổi Thành phố Cần Thơ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuổi tham gia các hoạt động làm việc nhà cao hơn so với các nhóm
tuổi; NCT có sức khỏe tốt, NCT có sống chung với con cái cũng tham gia các hoạt
động làm việc nhà cao hơn nhóm NCT không có sức khỏe và không chung sống
con cái. Xu hướng này được lặp lại tương tự vào ngày cuối tuần. Đây được xem là
KMSDTG làm việc nhà của NCT ở TPCT và khuôn mẫu thường tập trung vào cả
nam và nữ cao tuổi, NCT từ 60-64 tuổi, NCT có sức khỏe và đang sống chung với
con cái.
Để góp phần củng cố những phát hiện định lượng về KMSDTG làm việc
nhà, luận án đã sử dụng nghiên cứu trường hợp từ những câu chuyện được ghi lại
thông qua phỏng vấn sâu. Câu chuyện của Cô Bi sống ở trung tâm nuôi dưỡng
85
người già cho nên thời gian làm việc nhà hầu như rất ít; trong khi đó Cô Thảo
đang sống với con cái đang có 02 đứa con nhỏ nhưng do Cô không đi làm, còn
sức khỏe tốt và cộng với cuộc sống gia đình còn khó khăn, thiếu cơ sở giáo dục
mầm non ở nông thôn cho nên ngoài thời gian dành cho chăm sóc bản thân thì
dành cho hoạt động làm việc nhà. Ngược lại, trường hợp Chú Tiến vừa đi làm
kiếm tiền nên những công việc làm gia đình chỉ là người hỗ trợ, phụ giúp. Tuy
nhiên, những công việc đòi hỏi đến bàn tay của nam giới như sửa chữa nhà, lót
sàn thì chú tranh thủ ngày không đi làm để thực hiện công việc này; hoặc nếu
trường hợp vợ chú bị bệnh thì Chú phải đảm nhận những công việc của vợ. Theo
Chú Tiến và Cô Thảo, những công việc nhà cũng mất rất nhiều thời gian trong
một ngày. Qua những trường hợp ở Hộp 3.2 cho thấy KMSDTG làm việc nhà của
NCT khác nhau theo giới tính, công việc, nơi ở, khu vực sống
Hộp 3. 2: Sử dụng thời gian cho làm việc nhà của một số trường hợp
Trường hợp 1:
Ở đây, Cô không phải làm gì cả vì tất cả mọi công việc bếp múc, nấu nướng
đều có người khác làm. Nếu hôm nào thấy khỏe trong người thì Cô xuống phụ
giúp mọi người. Cô chia sẻ: Nhiều lúc Cô xuống phụ giúp nhưng các cô, chú
phụ trách Trung tâm này cũng không cho mình phụ giúp do mình cũng cũng đã
lớn tuổi, có bệnh nên các cô chú sợ Cô mệt.
(Câu chuyện được viết lại từ PVS 13, Nữ, 73 tuổi, neo đơn, sống ở Trung tâm
người già ở quận Bình Thủy)
Trường hợp 2:
Ngoài thời gian đi làm ra, Chú Tiến làm những công việc lặt vặt như sửa chữa
nhà cửa, lối đi trong nhà Đôi lúc cũng có phụ vợ nấu nướng, đặc biệt là khi
vợ chú bệnh vì chỉ có 2 vợ chồng già sống với nhau, con cái đều có gia đình
riêng. Chú chia sẻ: Công việc nhà vẫn chiếm nhiều thời gian lắm, làm loanh
hoanh một lát là hết một buổi. Vì vừa đi làm nên tranh thủ những ngày không
đi làm để làm công việc đó.
(Câu chuyện được ghi lại từ PVS 05, Nam, 61 tuổi, bảo vệ, Quận Cái Răng)
Trường hợp 3
Từ khi chồng mất, Cô Thảo ở chung với con cái, có 2 đứa cháu nhỏ (đứa lớn đi
học, đứa nhỏ (4 tuổi) ở nhà), vì Cô không đi làm nên ở nhà giúp con của Cô
làm việc nhà, trông mom, nấu ăn cho con cháu. Thời gian cả ngày cứ quầng
quật cơm nước, dọn dẹp, trông cháu để giúp cho con cái đi làm. Sáng dậy lúc 5
86
giờ, vệ sinh cá nhân khoảng 30 phút, sau đó 6 giờ nấu đồ ăn cho đứa nhỏ, chuẩn
bị đồ ăn cho đứa cháu lớn để ăn sáng đi học (ra ngoài quán mua). Khoảng 7
giờ sáng đi chợ rồi về nấu ăn. Phơi quần áo, quét dọn nhà cửa. Đến khoảng 10
giờ thì phải chuẩn bị bữa trưa. Sau đó là cho đứa nhỏ ăn cơm (khoảng 45 phút),
đứa lớn đi học về lấy cơm cho ăn. Chờ con dâu về ăn cơm. Sau khi ăn xong thì
hai bà cháu ngủ trưa (từ 12 giờ -14 giờ). Hai bà cháu ở nhà xem ti vi (đến 16
giờ), có hôm đi sang nhà xóm chơi. Nhưng gần đây bị dịch nên cũng ít sang
hàng xóm sợ bị lây. Đến 17 giờ vệ sinh cá nhân, ăn uống, nói chuyện với con
cái. Đến 18 giờ xem tivi và 20 giờ đi ngủ.
Cô Thảo chia sẻ: Công việc này ngày nào cũng như thế nên riết thành quen.
Đôi lúc cũng thấy cực nhưng vui vì được chăm sóc cho người thân yêu. Khi
chúng tôi hỏi rằng, sao gia đình mình không thuê người giúp việc hoặc gửi bé
đi nhà trẻ thì Cô Thảo cho rằng, gia đình không mấy khá giả, con Cô cũng làm
công nhân với lương ba cộc ba đồng nên phải tiết kiệm để dành cho các cháu
ăn học. Ở đây là ở nông thôn, không có nhà trẻ như thành phố hay thị trấn, với
lại ở nhà làm không làm gì nên trông cháu, cũng tiết kiệm được đồng nào hay
đồng đó.
(Câu chuyện được ghi lại từ PVS 14, Nữ, 68 tuổi, nội trợ, nông thôn, huyện
Vĩnh Thạnh)
Theo lý thuyết sử dụng thời gian, hoạt động làm việc nhà là một trong những
chuỗi hoạt động của quỹ thời gian cá nhân, trong đó bao gồm NCT trong một ngày.
Kết quả khảo sát cho thấy, thời gian dao động làm việc nhà của NCT ở TPCT là 2,5-
2,8 giờ tùy thuộc ngày trong tuần hay ngày cuối tuần. Phát hiện này khá thống nhất
với các nghiên cứu quốc tế trước đó, NCT ở Mỹ làm việc nhà dao động từ 2,5-4,6
giờ/ngày tùy thuộc vào tình trạng việc làm và giới tính [128], ở Nam Phi là 3 giờ/ngày,
ở Canada là 2,2 giờ/ngày, ở nông thôn Trung quốc là 4.6 giờ [174], ở Thái Lan 2,79
giờ [147]. Có thể nói, mặc dù không gian và thời gian nghiên cứu khác nhau
nhưng NCT thời gian trung bình dành cho hoạt động làm việc nhà của các nghiên
cứu khá thống nhất với nhau. Đây có thể xem là KMSDTG làm việc nhà của NCT.
Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là NCT ở các quốc gia khác là họ làm việc nhà
thường nấu ăn, lau nhà, chăm sóc cây kiểng nhưng NCT ở TPCT dành nhiều thời
gian hoạt động trông cháu. Sở dĩ là do cấu trúc gia đình ở vùng đất “Cầm Thi” vẫn
còn đan xen gia đình hạt nhân và mở rộng, cộng với tâm lý NCT vẫn còn thích sống
chung với con cái [57-58]. Rõ ràng, sử dụng thời gian cho hoạt động làm việc nhà
của NCT có tính khuôn mẫu.
87
Nói tóm lại, NCT ở Tây Đô đã dành gần 1/8 thời gian của tổng quỹ thời gian
trong ngày để tham gia hoạt động làm việc nhà, chiếm 10,63% tổng quỹ thời gian của
ngày hôm qua và 11,8% của ngày cuối tuần. Cơ cấu thời gian làm việc nhà của NCT
trong quỹ thời gian 24 giờ/ngày có xu hướng tương tự nhau giữa ngày hôm qua và
cuối tuần. Đây chính là KMSDTG làm việc nhà của NCT ở TPCT. Cùng với khảo
sát định lượng, những phát hiện định tính của nghiên cứu ở TPCT còn thấy,
KMSDTG làm việc nhà thường tập trung vào cả nam và nữ cao tuổi, NCT từ 60-64
tuổi, NCT đang sống chung với con cái ở thành thị và còn sức khỏe tốt.
3.2.3. Khuôn mẫu sử dụng thời gian tạo ra thu nhập
Thực trạng già hóa dân số đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống kinh tế của
NCT và buộc nhiều người trong số họ tiếp tục bươn chải để mưu sinh, bởi lẽ đối
với nhiều người thì “tuổi nghỉ hưu không phải là tuổi để nghỉ ngơi khi mà họ chưa
thể kiếm đủ tiền lo cho cuộc sống” [23]. Tại Việt Nam, NCT vẫn còn tham gia lao
động là vì để duy trì sức khỏe, duy trì các mối quan hệ xã hội, giải trí, cảm nhận
giá trị hữu ích của bản thân, nhưng về cơ bản là bắt nguồn từ lý do kinh tế, nghĩa
là để giảm bớt sự phụ thuộc vào người thân [39, tr.36], [58].
Toàn TPCT có 1.362 NCT làm chủ sản xuất kinh doanh có giấy phép đăng
ký, trong đó có 776 NCT được đạt danh hiệu là NCT làm kinh tế giỏi [7]. Có thể
nói, NCT vẫn tham gia tích cực vào trong hoạt động kinh tế và khẳng định được
vai trò của NCT đối với phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố. Điều này được
củng cố thông qua dữ liệu định tính từ chia sẻ của đại diện Hội NCT Quận Cái
Răng: “NCT của Quận rất tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Họ luôn
có ý chí quyết tâm làm giàu. Cho nên, nhiều người nhiều năm liền đạt danh hiệu
người cao tuổi sản xuất kinh doanh giỏi” (PVS CB01, Nam, 67 tuổi, Hội NCT
Quận Cái Răng). Có thể nói, tuổi càng cao nhưng ý chí quyết tâm làm giàu vẫn
còn và điều này trở thành tấm gương để cho tuổi trẻ học tập.
Kết quả phân tích từ cuộc khảo sát 399 NCT tại 6 quận/huyện thuộc thành
phố cho thấy, có gần ½ tổng số NCT còn tham gia vào các hoạt động tạo ra thu
nhập. Trong đó, đa số NCT tham gia vào hoạt động tự buôn bán/kinh doanh và
88
hoạt động được trả lương (xem bảng 3.9). Trong đó, có 49,3% NCT có sức khỏe
không tốt tham gia hoạt động tự buôn bán/kinh doanh so với 40,4% NCT có sức
khỏe tốt; có 43,5% nữ giới cao tuổi tham gia hoạt động tự buôn bán/kinh doanh
so với 39,7% nam giới cao tuổi; có 40,2% NCT từ 70-75 tuổi tham gia hoạt động
tự buôn bán/kinh doanh so với 37,3% NCT từ 60-64 tuổi và 40,0% NCT từ 65-69
tuổi. Sở dĩ tỷ lệ NCT tham gia hoạt động buôn bán cao là do tính chất của đô thị
của thành phố Cần Thơ- trung tâm kinh tế của ĐBSCL. Tỷ lệ NCT tham gia hoạt
động tự buôn bán/kinh doanh cuối tuần vẫn duy trì cao là do tính chất của một số
hoạt động buôn bán diễn ra sôi nổi vào những ngày cuối tuần. Tỷ lệ NCT tham
gia hoạt động đi kiếm tiền của ngày cuối tuần giảm là do có một số công việc làm
theo giờ hành chính được nghỉ cuối tuần hoặc làm theo ca.
Bảng 3.9: Tỷ lệ người cao tuổi tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập (%)
Hôm qua
(166)
Cuối tuần
(166)
+Hoạt động tự sản xuất nông nghiệp 6,0 1,8
+Hoạt động lao động được trả lương 19,3 9,6
+Hoạt động tự buôn bán/kinh doanh 44,0 41,6
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)
Các dữ liệu định tính cũng cho thấy, đa số NCT đều thừa nhận công việc
buôn bán là phù hợp sức khỏe của họ. Tuy nhiên, mỗi nhóm NCT đều khó khăn
khác nhau khi tham gia hoạt động tạo thu nhập, có nhóm NCT gặp khó khăn về
vốn, cũng có nhóm người lại gặp khó khăn trong việc lấy nguồn hàng và vốn.
Nhóm NCT không có gì ngoài còn sức khỏe thì họ lựa chọn mưu sinh bằng bán
vé số, bảo vệ Mỗi cây mỗi hoa, mỗi người mỗi hoàn cảnh và khó khăn khác
nhau nhưng tựu chung lại là họ phải tự lựa chọn loại hình công việc phù hợp với
khả năng.
89
H: Sao Cô không buôn bán gì cho đỡ cực mà bán vé số?
Đ: Cô cũng muốn lắm chứ, nhưng đâu có tiền để làm mấy cái đó.
H: Thu nhập từ việc bán vé số có ổn định không?
Đ: Tùy theo bữa, hôm nào bán hết thì được lời 150.000 đồng. Còn bữa
nào bán không hết thì kiếm ít hơn. Làm việc này cũng như hên xui lắm
(PVS03, Nữ, 65 tuổi, bán vé số, thành thị, Quận Ninh Kiều)
Ngoài ra, dữ liệu định tính còn thấy, đại dịch covid-19 cũng có ảnh hưởng
đến NCT sử dụng thời gian cho hoạt động tạo thu nhập. Theo họ cho rằng, hoạt
động của các cơ sở kinh doanh hoạt động cầm chừng và thậm chí đóng cửa khi có
chỉ đạo của thành phố. Các công việc bị ảnh hưởng thường là phục vụ các quán
án, các cơ sở kinh doanh hàng hóa không thiết yếu. Điều này không chỉ ảnh hưởng
đến thời gian tham gia hoạt động tạo thu nhập mà còn có cả thu nhập.
“Cô phục vụ quán ăn buffer ở Ba Còi được 2 năm rồi, công việc ổn định
nhưng do dịch bệnh nên quán hoạt động không như trước. Lúc mở lúc
không. Khi mở thì người ta gọi đến làm, còn đóng cửa thì ở nhà. Mà ở nhà
đâu có làm gì đâu.” (PVS Nữ, 61 tuổi, phụ vụ quán ăn, thành thị, Quận
Ninh Kiều)
Phân tích lượng thời gian trung bình được sử dụng cho hoạt động tạo ra thu
nhập ở bảng số liệu 3.10 cho thấy, nếu tính tổng thể NCT thì thời gian trung bình
cho hoạt động này là 147,9 phút/ngày, tương đương với 2,3 giờ/ngày vào ngày
hôm qua và 122,0 phút/ngày, tương đương với 2,1 giờ/ngày vào ngày cuối tuần.
Nếu xét trong nhóm NCT còn tham gia hoạt động kinh tế mà có dành thời gian
cho hoạt động tạo ra thu nhập thì có 121/166 trường hợp NCT đang tham gia hoạt
động có dành thời gian cho hoạt động tạo ra thu nhập (chiếm 72,98%) với thời
gian trung bình của nhóm NCT này là 385,45phút/ngày, tương đương với hơn 6,3
giờ/ngày vào các ngày trong tuần và có 97/166 trường hợp (chiếm 58,43%) với
thời gian trung bình là 362,68 phút/ngày, tương đương với 6 giờ/ngày vào ngày
cuối tuần. Như vậy, nếu chỉ tính NCT còn tham gia hoạt động kinh tế thì NCT
vẫn tiếp tục tham gia hoạt động tạo thu nhập với một khoảng thời gian tương
đương với người trong độ tuổi lao động.
90
Bảng 3. 10: Thời trung bình của hoạt động tạo ra thu nhập (phút/ngày)
Hôm qua Cuối tuần
Số
lượng
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Số
lượng
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Tổng thời gian 399 147,87 129,27 399 122,02 103,39
+ Hoạt động lao động được
trả lương
31 413,31 104,41 18 392,22 114,41
+ Tự buôn bán/kinh doanh 80 380,88 125,85 76 359221 124,54
+Hoạt động tự sản xuất nông
nghiệp
10 294,00 117,40 3 273,33 132,79
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)
Xét theo từng hoạt động cụ thể ở bảng 3.10 cho thấy, có 31/399 NCT tham
hoạt động lao động được trả lương với một lượng thời gian khoảng 6,9 giờ/ngày
vào ngày hôm qua và 6,5 giờ/ngày vào ngày cuối tuần. Sự chênh lệch giữa ngày
hôm qua và cuối tuần khoảng 0,4 giờ. Độ lệch chuẩn của thời gian dành cho hoạt
động này vào cuối tuần cao hơn so với ngày trong tuần và điều này cho thấy, thời
gian dành cho hoạt động vào ngày cuối tuần không ổn định hơn. Thực tế cho thấy,
NCT tham gia hoạt động tạo thu nhập vào ngày cuối tuần còn phụ thuộc vào tính
chất công việc và áp lực của cuộc sống cũng khiến cho tuổi già phải “gồng lưng”
để bươn chải mưu sinh.
“Quán ăn chỗ Cô làm thường cuối tuần đông lắm và quán mở cửa sớm hơn
so ngày thường, cho nên thường ngày cuối tuần Cô làm nhiều hơn” (PVS
Nữ, 61 tuổi, phụ vụ quán ăn, thành thị, Quận Ninh Kiều).
Công việc của Chú làm theo ca nên đâu có ngày thứ bảy, chủ nhật. Mình
trực nhiều thì lương cao, trực ít lương thấp thôi. Vì cuộc sống nên cũng phải
gáng (ráng) (PVS 05, Nam, 61 tuổi, bảo vệ, thành thị, Quận Cái Răng)
Hoạt động tự buôn bán/kinh doanh là một trong những hoạt động mà NCT
cũng dành một khoảng thời gian khá nhiều, dao động 5,9 giờ đến 6,3 giờ mỗi
ngày. Độ lệch chuẩn của thời gian dành cho hoạt động này cả ngày hôm qua và
91
cuối tuần chênh lệch không đáng kể (xem bảng 3.10). Có thể nói, NCT dành thời
gian cho hoạt động này khá ổn định. Sự chênh lệch giữa thời gian của ngày hôm
qua với ngày cuối tuần là do tính chất hoạt động buôn bán, thời tiết, dịch bệnh
Đa số NCT cho rằng, thời gian dành hoạt động buôn bán các ngày là như nhau
nhưng hoạt động này còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như tính chất của
công việc, thời tiết, dịch bệnh, sức khỏe và thậm chí cả yếu tố may mắn.
“Cô bán hàng như thế này là cố định mà, sáng 5 giờ mở cửa chiều tối
khoảng 9h hoặc 10 giờ đóng cửa thôi” (PVS10, Nữ, 62 tuổi, Buôn bán,
huyện Thời Lai)
“Cô nhận vé số từ 5 giờ chiều hôm trước rồi bán rai rai khi nào hết thì thôi.
Ngày nào cũng thế. Ngày cuối tuần thì bán được nhanh hơn. Nhưng nếu hôm
nào gặp khách sộp và thương thì bán nhanh. Sợ nhất là ngày mưa gió, bán
ế muốn chết con ơi. Mấy tháng nay, dịch bệnh nên bán không nhanh trước.
Có nhiều hôm đến giờ xổ số mà còn nhóc (nhiều) luôn” (PVS03, Nữ, 65 tuổi,
bán vé số, thành thị, Quận Ninh Kiều).
“Hôm nào bán hết sớm thì nghỉ sớm thôi, nhưng dạo này dịch bệnh bán ế
lắm.” (PVS 15 Nữ, 61 tuổi, buôn bán, thành thị, huyện Vĩnh Thạnh)
Thời gian dành cho hoạt động tự sản xuất nông nghiệp dao động từ 4,5- 4,9
giờ/ngày và số NCT tham gia hoạt động này cũng không nhiều (xem bảng 3.10).
Đây là hoạt động mà NCT dành ít thời gian nhất, bởi lẽ họ tự chủ được thời gian
của công việc và tính chất các công việc này mang tính chất thời vụ. “Ở đây đa
số NCT làm nông nên chủ yếu chăn nuôi, làm vườn. Nếu họ đã làm xong hết công
việc thì nghỉ ngơi thôi. Cho nên thời gian của họ không cố định” (PVS CB02,
Nam, 68 tuổi, Hội NCT xã, nông thôn, huyện Phong Điền)
Câu hỏi đặt ra, NCT có cảm thấy hài lòng với cuộc sống khi họ dành thời
gian cho hoạt động tạo ra thu nhập? Kết quả phân tích Pearson cho thấy, mối quan
hệ giữa sử dụng thời gian cho hoạt động tạo ra thu nhập cho NCT với sự hài lòng
cuộc sống là mối quan hệ ngược chiều cả ngày hôm qua (r1= -0,342, p1= 0,000)
và cuối tuần (r2 = -0,250, p2=0,001). Mối quan hệ này chỉ có ý nghĩa đối với nhóm
NCT còn tham gia hoạt động kinh tế và phát hiện này thống nhất với kết quả
92
nghiên cứu trước đó của Tadic và cộng sự [157]. Điều này cho thấy, mối quan hệ
giữa sự hài lòng với sử dụng thời gian của NCT đang còn tham gia hoạt động kinh
tế để tạo thu nhập vào ngày hôm qua mạnh hơn so với mối quan hệ vào ngày cuối
tuần. Kết quả này cũng đã phản ánh về NCT đang còn tham gia hoạt động kinh tế
dành nhiều thời gian cho hoạt động tạo ra thu nhập thì càng ít có sự hài lòng với
cuộc sống, đặc biệt là ngày cuối tuần. Để củng cố cho phát hiện này, nghiên cứu
đã sử phân tích Anova cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm thời gian mà NCT
còn tham gia hoạt động kinh tế với sự hài lòng cuộc sống cả ngày hôm qua và
cuối tuần. Trong đó, nhóm NCT còn tham gia hoạt động kinh tế dành thời gian
tạo ra thu nhập dưới 5 giờ vào ngày hôm qua (3,18/5 điểm) và cuối tuần (3,29/5
điểm) thì có mức độ hài lòng cao hơn so với các nhóm còn lại; nhóm NCT dành
thời gian tạo ra thu nhập trên 5 giờ/ngày có sự hài lòng thấp nhất (2,8/5 điểm của
ngày hôm qua và 2,6/5 điểm vào ngày cuối tuần). Mặt khác, NCT còn tham gia
hoạt động kinh tế nhưng không dành thời gian cho hoạt động này thì mức độ hài
lòng có tăng nhẹ từ 3,01 điểm của ngày hôm qua lên 3,1 điểm của ngày cuối tuần
và dưới 5 giờ có mức độ hài lòng của ngày cuối tuần và hôm qua lần lượt là 3,29
và 3,18. Trong khi đó, NCT dành thời gian cho hoạt động tạo thu nhập trên 5 giờ
vào cuối tuần thì sự hài lòng của họ giảm xuống còn 2,68 điểm so với 2,8 điểm
của NCT dành cùng thời gian cho hoạt động này trong ngày hôm qua. Như vậy,
NCT càng dành ít thời gian cho hoạt động tạo thu nhập vào ngày cuối tuần thì
càng có sự hài lòng cao hơn ngày trong tuần. NCT dành một lượng thời gian vừa
phải, dưới 5 giờ/ngày góp phần cải thiện sự hài lòng của họ.
Trong đó, nhóm nữ cao tuổi không dành thời gian cho hoạt động tạo thu
nhập có sự hài lòng thấp hơn nam cao tuổi, trong khi đó nữ cao tuổi dành thời
gian cho hoạt động này dưới 5 giờ hoặc trên 5 giờ có sự hài lòng cao hơn nam
giới. Điều này cho thấy, nữ giới cao tuổi cảm thấy cuộc sống tốt hơn khi họ được
làm việc tạo ra thu nhập. Nhóm NCT từ 65-69 tuổi có sự hài lòng cao hơn so với
nhóm NCT từ 60-64 khi dành thời gian cho hoạt động tạo ra thu nhập từ 5 giờ trở
xuống, trong khi đó nhóm NCT từ 65-69 tuổi có sự hài lòng thấp hơn nhóm NCT
từ 60-64 tuổi khi dành thời gian cho hoạt động này trên 5 giờ. Nhóm NCT có mức
sống khá giả có sự hài lòng cao hơn so với các mức sống khác. Tuy nhiên, nhóm
93
NCT có mức sống trung bình dành thời gian cho hoạt động tạo ra thu nhập trên 5
giờ có sự hài lòng cao hơn so với nhóm NCT cùng mức sống này dành 0 giờ cho
hoạt động tạo ra thu nhập, điều này diễn ra tương tự trong ngày cuối tuần, bởi vì
nhóm NCT có mức sống trung bình cố gắng làm việc để chủ động tài chính cho
cuộc sống của họ. Trong khi đó, nhóm NCT khá giả, nghèo và cận nghèo dành
thời gian trên 5 giờ/ngày vào ngày cuối tuần thì sự hài lòng thấp hơn so với ngày
hôm qua (xem bảng 3.11).
Bảng 3. 11: Mối quan hệ giữa sử dụng thời gian cho hoạt động tạo ra thu
nhập với sự hài lòng cuộc của người cao tuổi theo giới tính, tuổi, mức sống,
nguồn nhu nhập
Đặc điểm
Hôm qua (N=166) Cuối tuần (N=166)
0 giờ
Từ 5 giờ
trở
xuống
Trên 5
giờ
0 giờ
Từ 5
giờ trở
xuống
Trên 5
giờ
Giới tính
Nam 3,54(*) 3,01 2,74
(*) 3,06 2,89 3,13
Nữ 3,45(**) 3,31 2,81(**) 2,95 3,29 2,68
Nhóm tuổi
60-64 3,03(***) 2,97
(***) 2,69(***) 3,64(*) 2,82(*) 2,85(*)
65-69 3,09(***) 3,46(***) 2,50(***) 3,54(*) 3,30(*) 2,63(*)
70-75 3,04(*) 3,36 2,40
(*) 3,43(*) 3,18 2,30(*)
Mức sống
Khá giả 3,72 3,60 (**) 3,18(**) 3,44 3,83 3,06
Trung bình 2,63(*) 2,99 2,81(*) 2,92(*) 2,83 3,04(*)
Nghèo và cận nghèo 2,40(*) 2,31 2,03(*) 2,54(*) 2,20 2,01(*)
Nguồn thu nhập
Lương hưu
Không 3,26(*) 3,01 2,69(*) 2,83(*) 2,99(*) 2,71(*)
Có 3,78(*) 3,74(*) 3,60(*) 3,28(*) 3,76 3,02(*)
(***),(**), (*): Ý nghĩa thống kê 1%, 5%, 10%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2021)
Nhóm NCT có lương hưu có sự hài lòng cao hơn so với nhóm NCT không
có lương hưu, đặc biệt nhóm NCT có lương hưu dành trên 5 giờ có sự hài lòng
cao hơn so với nhóm NCT không có lương hưu (xem bảng 3.11), bởi vì do tính
chất công việc của họ và làm việc để có niềm vui sau tuổi hưu. “Chú vẫn tham
94
gia giảng dạy theo quy định kéo dài, nhờ vậy nó vui, chứ nghỉ hưu rồi buồn lắm,
nhớ nghề” (PVS11, Nam, 61 tuổi, Cán bộ hưu trí, Quận Bình Thủy). Các bằng
chứng này cho thấy, mối quan hệ giữa sử dụng thời gian cho hoạt động tạo ra thu
nhập với sự hài lòng cuộc sống của NCT có sự khác nhau theo các đặc trưng giới
tính, tuổi, mức sống, lương hưu. Mức độ hài lòng của NCT dành nhiều thời gian
cho hoạt động tạo ra thu nhập vào ngày cuối tuần luôn thấp hơn so với ngày hôm
qua. Đây là một trong những cơ sở để tham vấn chính sách phát triển sinh kế cho
NCT, giúp họ ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có thể nói, một bộ phận NCT vẫn còn đóng góp tích cực phát triển kinh tế
- xã hội của thành phố, giảm được gánh nặng cho gia đình và xã hội, góp phần
xóa bỏ định kiến “người già là gánh nặng của gia đình và xã hội”. Mặc dù vậy,
NCT dành cho hoạt động mưu sinh với thời gian gần như những lao động trong độ
tuổi lao động mà đáng lẽ ra họ phải hưởng thụ cuộc sống ở tuổi già. Điều này cho
thấy, NCT ở TPCT vẫn còn đối diện với áp lực của cuộc sống mưu sinh. Từ các
bằng chứng này, thành phố không chỉ xây dựng nhiều giải pháp, chương trình hành
động để phát huy vai trò của NCT mà còn hỗ trợ NCT yếu thế có nguy cơ chịu tác
động từ những cú sốc kinh tế - xã hội hiện nay. NCT ở TPCT vẫn còn đối diện với
nhiều khó khăn ở tuổi già. Như vậy, theo lý thuyết sự lựa chọn duy lý, NCT đã có
sự lựa chọn hợp lý dựa trên nguồn lực (sức khỏe, tuổi tác, giới tính, nguồn thu
nhập) và lợi ích (thu nhập có được từ các hoạt động kiếm tiền). Họ cũng phải cân
nhắc “lợi” và “bất lợi” khi tham gia vào thị trường lao động. Theo lý thuyết nhu
cầu của Maslow, tất cả hoạt động tạo ra thu nhập đó nhằm giúp cho họ thỏa mãn
những nhu cầu nhất định, chẳng hạn nhu cầu đảm bảo cuộc sống, nhu cầu sống
độc lập, thoải mái không phải lệ thuộc vào con cháu. Các lập luận giải thích
này hoàn toàn phù hợp với các luận điểm của lý thuyết lựa chọn duy lý và lý
thuyết nhu cầu của Maslow.
Khuôn mẫu sử dụng thời gian tạo thu nhập, từ cơ sở phân tích thời gian của
hoạt động tạo ra thu nhập của nhóm NCT đang còn tham gia hoạt động kinh tế
(166/399 trường hợp), KMSDTG tạo thu nhập theo các đặc trưng nhân khẩu học
được thể hiện như sau:
95
+ Theo giới tính, thời gian trung bình mỗi nữ giới cao tuổi có 292,2
phút/ngày so với 243,06 phút/ngày của nam giới cao tuổi để tham gia hoạt động
tạo ra thu nhập và thời gian này của cả 2 giới đều giảm xuống vào ngày cuối tuần
(196,96 phút của nữ và 195,0 phút của nam). Phát hiện này khá thống nhất với kết
quả với Nguyễn Trung Hải [23] nghiên cứu thời gian làm việc của NCT có việc
làm tại Hà Nội. Theo lý giải của Nguyễn Trung Hải [23], sở dĩ nữ cao tuổi thời
gian dành cho hoạt động tạo thu nhập nhiều là do thu nhập thấp và điều này có
nghĩa là nữ cao tuổi có nguy cơ tổn thương về thu nhập trong bối cảnh già hóa
dân số hiện nay.
+ Theo tuổi, tuổi càng cao thì thời gian dành cho hoạt động tạo ra thu nhập
càng giảm. Người cao tuổi ở nhóm tuổi từ 60- 64 có thời gian trung bình dành cho
hoạt động tạo ra thu nhập vào các ngày trong tuần trung bình là khoảng 4,5
giờ/ngày, giảm xuống còn 3,8 giờ/ngày ở nhóm tuổi 65-69 và giảm xuống còn 2,5
giờ/ngày ở nhóm tuổi 70-75. Cách sử dụng thời gian này được lặp lại theo những
ngày bình thường trong tuần và ngày cuối tuần.
+ Theo trình độ học vấn, nhóm NCT có học vấn từ tiểu học trở xuống thời
gian dành cho hoạt động tạo thu nhập 274,8 phút/ngày vào hôm qua và 225,6
phút/ngày; cấp 2 là 350,9 phút/ngày vào hôm qua và 278,3 phú/ngày vào cuối
tuần; cấp 3 là 297,9 phút/ngày vào hôm qua và 143,6 phút/ngày vào cuối tuần; từ
trung cấp trở lên là 196,7 phút/ngày và 180 phút/ngày vào ngày cuối tuần. Điều
này cho thấy, NCT có trình độ học vấn thấp (từ cấp 2 trở xuống) tham gia hoạt
động tạo thu nhập nhiều hơn so với các nhóm còn lại, đặc biệt đối với nhóm có
trình độ trung cấp trở lên.
+ Theo tình trạng sức khỏe, NCT có sức khỏe tốt tham gia hoạt động tạo ra
thu nhập với thời gian trung bình là 218,9 phút/ngày so với 124,0 phút/ngày của NCT
sức khỏe không tốt vào ngày hôm qua; tương tự vào ngày cuối tuần là 133,8
phút/ngày của người có sức khỏe tốt so với 110,4 phút/ngày của người sức khỏe
không tốt. Phát hiện này khá thống nhất với nghiên cứu Nguyễn Trung Hải [23]. Rõ
ràng, KMSDTG tạo ra thu nhập thường tập trung vào nhóm NCT có sức khỏe tốt.
96
+ Theo nguồn thu nhập, nhóm NCT không có lương hưu dành cho hoạt động
tạo ra thu nhập 314 phút/ngày, gấp gần 3 lần so với nhóm NCT có lương hưu (138
phút/ngày); nhóm NCT không có con cháu hỗ trợ tham gia hoạt động tạo ra thu
nhập là 295 phút/ngày, cao hơn so với nhóm NCT có con cháu hỗ trợ (223
phút/ngày). Xu hướng này diễn ra tương tự vào ngày cuối tuần. Điều này cho thấy,
NCT không có nguồn hỗ trợ từ con cháu, lương hưu thì có xu hướng dành thời
gian cho hoạt động tạo ra thu nhập nhiều hơn so với các nhóm NCT khác. Rõ
ràng, KMSDTG tạ