Luận án Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU .1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.9

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.9

1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.19

1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.22

1.4. Các giả thiết thuyết đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu của luận án.24

Kết luận chương 1 .25

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI

QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.27

2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và nguyên tắc của hoạt động kiểm sát việc

giải quyết vụ án hành chính .27

2.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm sát việc giải quyết vụ án hành

chính của Viện kiểm sát nhân dân .49

Kết luận Chương 2 .55

Chương 3. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KIỂM SÁT

VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG57

3.1. Các quy định pháp luật về nội dung và phương thức kiểm sát việc giải

quyết các vụ án hành chính.57

3.2. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính .73

3.3. Đánh giá thực trạng công tác giải quyết các vụ án hành chính của Viện

kiểm sát nhân dân trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2018.80

3.4. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong

công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính .86

Kết luận Chương 3 .103

pdf164 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tục kiểm sát các hoạt động tiếp theo của TAND cùng cấp. 3.1.2. Phương thức kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính Phương thức kiểm sát của VKSND trong TTHC được hiểu là cách thức để VKSND tổ chức tiến hành việc kiểm sát hoạt động giải quyết các vụ án hành chính của TAND kể từ thời điểm TA thụ lý vụ án hành chính đến khi TA giải quyết xong vụ án bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính là một trong những công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Để thực hiện nhiệm vụ, của công tác kiểm sát các vụ 70 án hành chính, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp, Luật tổ chức TAND năm 2014, Luật TTHC năm 2015 quy định VKSND được thực hiện một số quyền hạn cụ thể, thực tế các quyền này cũng là các phương thức hoạt động của VKS, nói cách khác là công tác kiểm sát thực hiện thông qua các phương thức kiểm sát. Trong TTHC chức năng kiểm sát của VKSND là một dạng giám sát đặc thù chỉ gắn với duy nhất một loại chủ thể kiểm sát - VKSND với quyền năng kiểm sát và phương thức kiểm sát riêng biệt. Khoản 1, Điều 25 Luật TTHC 2015 quy định: "Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHC nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật". Quyền của VKS khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHC được thể hiện cụ thể qua các quyền của Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS và kiểm sát viên. Căn cứ quy định của pháp luật về các nhóm quyền của VKSND trong TTHC, VKSND sẽ lựa chọn các phương thức kiểm sát nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác kiểm sát. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, hoạt động kiểm sát của VKSND trong TTHC được thực hiện theo hai phương thức gồm: trực tiếp kiểm sát và kiểm sát gián tiếp. 3.1.2.1. Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính Mục đích của VKSND trong hoạt động kiểm sát vụ án hành chính là nhằm tăng cường trách nhiệm của VKSND trong phát hiện các vi phạm pháp luật của TA, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nâng cao vai trò của VKSND trong TTHC. Do vậy, khi thực hiện quyền kiểm sát vụ án hành chính, VKSND sẽ tiến hành kiểm sát theo đúng phạm vi, thẩm quyền do luật định. Khi thực hiện hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, VKSND có quyền trực tiếp kiểm sát nội dung vào sổ thụ lý và yêu cầu TA thông báo thụ lý vụ án hành chính trong giai đoạn kiểm sát thụ lý; Tại phiên tòa, phiên họp, VKS trực tiếp tham gia phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa, nếu kiểm sát viên phát hiện những vi phạm về tố tụng của TA hoặc của người tham gia tố tụng thì có 71 quyền trực tiếp yêu cầu bằng lời nói để hội đồng xét xử hoặc người tham gia tố tụng khắc phục tùy theo mức vi phạm theo quy định của pháp luật. Thông qua hoạt động trực tiếp kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, kiểm sát viên có thể phát hiện những nội dung vi phạm, thiếu sót trong quá trình TA thụ lý và tiến hành giải quyết vụ án, vụ việc theo trình tự TTHC. Bên cạnh đó, trực tiếp kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính còn là phương án phổ biến để VKS thực hiện quyền hạn của mình khi TA hoặc người tham gia tố tụng không thực hiện đầy đủ yêu cầu của kiểm sát viên thì kiểm sát viên tổng hợp báo cáo vi phạm của TA để báo cáo lãnh đạo làm văn bản kiến nghị lãnh đạo TA khắc phục. Hậu quả của phương thức kiểm sát trực tiếp các hoạt động của TA trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính thể hiện ở chỗ giúp cho Tòa án thấy được vi phạm và khắc phục kịp thời bảo đảm cho quá trình TA giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và đúng pháp luật. 3.1.2.2. Gián tiếp kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính Gián tiếp kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính là việc VKS thông qua các văn bản, tài liệu, chứng cứ... do TA hoặc người tham gia TTHC cung cấp để thực hiện quyền kiểm sát của mình trong phạm vi, thẩm quyền do pháp luật quy định. VKSND còn thực hiện quyền kiểm sát việc TA trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp, VKS thực hiện quyền kiểm sát việc thụ lý vụ án, vụ việc có quyền yêu cầu TA cung cấp thông tin về việc thụ lý. Kiểm sát bản án, quyết định của TA kháng nghị, kiến nghị bản án, quyết định của TA có vi phạm pháp luật, kiến nghị yêu cầu TA, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính Để VKSND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Hiến pháp, được cụ thể hóa trong các quy định của Luật Tổ chức VKSND qua các thời kỳ và hướng dẫn cụ thể tại Quy chế nghiệp vụ của ngành kiểm sát thì yếu tố 72 con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm sát... là rất quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuộc về điều kiện cơ bản thì phương thức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND như thế nào để đạt được hiệu quả là vấn đề không hề đơn giản. Để bảo đảm cho VKSND thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã xác định VKSND có vai trò, trách nhiệm trong việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp, tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho VKSND; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu để VKSND kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp. Đồng thời, VKSND có trách nhiệm kiểm sát, xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm; kháng nghị bản án, quyết định của TA có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của TA có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKSND. Theo quy định của Luật TTHC năm 2015, trình tự và thủ tục giải quyết vụ án hành chính có nhiều thay đổi, do đó yêu cầu đặt ra đối với VKS các cấp là phải đổi mới về nội dung và phương thức kiểm sát các vụ án hành chính. Chẳng hạn, đối với việc giải quyết vụ án hành chính, Luật TTHC năm 2015 sửa đổi một số quy định về thẩm quyền của TA đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; tăng cường trách nhiệm của VKSND tại phiên tòa Những quy định mới này một mặt tăng cường trách nhiệm của VKSND trong việc phát hiện vi phạm pháp luật của TA trong quá 73 trình giải quyết vụ án hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong TTHC, mặt khác nâng cao vai trò của VKSND trong TTHC. 3.2. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án hành chính 3.2.1. Tình hình thụ lý và kiểm sát việc thụ lý khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân Từ thực tế nghiên cứu các vụ án hành chính và căn cứ vào số liệu thống kê của VKSND cho thấy các khiếu kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu TA giải quyết từ trước tới nay chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực quản lý đất đai (chiếm khoảng 85% - 90% tổng số khiếu kiện hành chính) bao gồm: khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tái định cư; quyết định về cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các quyết định về xử phạt vi phạm trật tự đô thị (chiếm khoảng 2% - 3% tổng số vụ khiếu kiện hành chính) bao gồm vi phạm về xây dựng nhà ở, công trình trái phép, lấn chiếm hành lang đô thị Trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh (chiếm từ 2% - 3% tổng số vụ khiếu kiện hành chính) như kinh doanh hàng cấm, kinh doanh nhà trọ, nhà hàng, khách sạn, quán bar, karaoke số khiếu kiện hành chính còn lại thuộc các lĩnh vực quản lý môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý giao thông Về địa bàn khiếu kiện hành chính chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam, đặc biệt là khu vực miền Đông Nam bộ, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung nhiều lao động ngoại tỉnh sinh sống, làm việc. Cụ thể, tỉnh Đồng Nai từ trước tới nay luôn là một trong những địa phương có nhiều khiếu kiện hành chính nhất, hàng năm xảy ra trung bình khoảng 150 - 200 vụ, tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 160 vụ, tỉnh Bình Dương khoảng 100 vụ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 100 vụ. Gần đây có các tỉnh như Đắc Lắc, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Long An, Tiền Giang, 74 Bình Phước; các tỉnh ít xảy ra khiếu kiện hành chính tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Tây Nam bộ [83]. - Tính chất của các khiếu kiện hành chính: Nhìn chung các khiếu kiện hành chính yêu cầu giải quyết tại TA chủ yếu do cá nhân công dân thực hiện; khiếu kiện do cơ quan, tổ chức khởi kiện tại TA chiếm tỷ lệ không đáng kể, hàng năm khoảng 5 - 10 vụ. Đặc biệt có một số vụ khiếu kiện do đông người thực hiện, kéo dài đã được giải quyết nhiều lần qua các thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm nhưng người khởi kiện vẫn không đồng ý và lôi kéo nhiều người tham gia gây mất an ninh trật tự và bức xúc trong quần chúng nhân dân. Theo số liệu của Văn phòng VKSND tối cao, diễn biến khiếu kiện hành chính và tình hình thực tế thụ lý các vụ án hành chính của TAND các cấp và hoạt động kiểm sát việc thụ lý của VKSND trên địa bàn cả nước trong 10 năm, kể từ năm 2009 đến 2018 như sau: Năm 2009, TAND các cấp tiếp nhận 929 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 887 đơn khởi kiện; trả lại 42 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 886 thông báo thụ lý của TAND các cấp, có 01 trường hợp TAND không gửi thông báo thụ lý cho VKSND. Năm 2010, TAND các cấp tiếp nhận 1067 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 965 đơn khởi kiện; trả lại 102 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 951 thông báo thụ lý của TAND các cấp, có 04 trường hợp TAND không gửi thông báo thụ lý cho VKSND. Năm 2011, TAND các cấp tiếp nhận 1424 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 1319 đơn khởi kiện; trả lại 105 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 1301 thông báo thụ lý của TAND các cấp, có 08 trường hợp TAND không gửi thông báo thụ lý cho VKSND. Năm 2012, TAND các cấp tiếp nhận 4858 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 4618 đơn khởi kiện; trả lại 8 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 4610 thông báo thụ lý của TAND các cấp. 75 Năm 2013, TAND các cấp tiếp nhận 4897 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 4672 đơn khởi kiện; trả lại 225 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 4658 thông báo thụ lý của TAND các cấp, có 14 trường hợp TAND không gửi thông báo thụ lý cho VKSND. Năm 2014, TAND các cấp tiếp nhận 5659 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 5462 đơn khởi kiện; trả lại 197 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 5455 thông báo thụ lý của TAND các cấp, có 07 trường hợp TAND không gửi thông báo thụ lý cho VKSND. Năm 2015, TAND các cấp tiếp nhận 5765 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 5468 đơn khởi kiện; trả lại 297 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 5461 thông báo thụ lý của TAND các cấp, có 07 trường hợp TAND không gửi thông báo thụ lý cho VKSND. Năm 2016, TAND các cấp tiếp nhận 5689 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 5456 đơn khởi kiện; trả lại 233 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 5450 thông báo thụ lý của TAND các cấp, có 06 trường hợp TAND không gửi thông báo thụ lý cho VKSND. Năm 2017, TAND các cấp tiếp nhận 6124 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 5910 đơn khởi kiện; trả lại 214 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 5902 thông báo thụ lý của TAND các cấp, có 08 trường hợp TAND không gửi thông báo thụ lý cho VKSND. Năm 2018, TAND các cấp tiếp nhận 6612 đơn khởi kiện hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; TAND thụ lý 6415 đơn khởi kiện; trả lại 197 đơn khởi kiện; VKSND các cấp nhận được 6410 thông báo thụ lý của TAND các cấp, có 05 trường hợp TAND không gửi thông báo thụ lý cho VKSND [83]. Từ số liệu thống kê trên cho thấy trong 10 năm qua, kể từ năm 2009 đến năm 2018 trên địa bàn cả nước, TAND các cấp đã tiếp nhận 40.024 đơn khởi kiện; trả lại 1852 đơn khởi kiện; VSKND nhận được 38.172 thông báo thụ lý của 76 TAND các cấp; có 68 trường hợp TA thụ lý đơn khởi kiện nhưng không thông báo cho VKSND biết để kiểm sát việc thụ lý. [Bảng 2.1 – Phần phụ lục] Như vậy, thông qua số liệu thống kê nêu trên cho thấy số đơn khởi kiện hành chính TAND các cấp tiếp nhận và số lượng đơn khởi kiện hành chính được TAND thụ lý ngày càng gia tăng theo chiều hướng năm sau tăng hơn năm trước. Đặc biệt, sau khi luật TTHC năm 2015 có hiệu lực pháp luật thì số lượng đơn khởi kiện hành chính và số lượng các đơn khởi kiện hành chính tại TAND tăng nhanh đột biến (Từ năm 2009 đến năm 2018 tăng hơn 6 lần số đơn khởi kiện hành chính và cũng tăng gấp 6 lần số đơn TAND thụ lý (đặc biệt tại các tỉnh Miền Đông Nam Bộ, trong đó có TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, số lượng đơn khởi kiện hành chính tại TA tăng mạnh). Vấn đề này khẳng định chủ trương mở rộng thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính tại TAND của Đảng và nhà nước ta theo yêu cầu CCTP, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là hoàn toàn đúng đắn. 3.2.2. Tình hình giải quyết và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân từ năm 2009 đến năm 2018 Theo số liệu thống kê của văn phòng VKSND Tối cao từ năm 2009 đến năm 2018 kết quả giải quyết các vụ án hành chính của TAND các cấp và hoạt động kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của VKSND trên địa bàn cả nước, cụ thể như sau: - Năm 2009: + TAND thụ lý 887 đơn khiếu kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 822 vụ; đình chỉ theo điều 44 Pháp lệnh năm 1996 là 65 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 887 vụ, chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 26 vụ; VKSND kiểm sát xét xử phúc thẩm 07 vụ; TAND chấp nhận kháng nghị 19 vụ, chiếm 73% số vụ. 77 + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, 07 vụ, VKSND kiểm sát xét xử 07 vụ; TAND chấp nhận kháng nghị 03 vụ, chiếm 42,86% số vụ. - Năm 2010: + TAND thụ lý 965 đơn khởi kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 889 vụ; đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh năm 1996 là 76 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 889 vụ; chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 32 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 32 vụ; TAND chấp nhận kháng nghị 26 vụ; chiếm 81,25%. + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 4 vụ; tham gia kiểm sát xét xử giám đốc thẩm 4 vụ; TAND chấp nhận kháng nghị 2 vụ; chiếm 50% số vụ. - Năm 2011: + TAND thụ lý 1319 đơn khởi kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 1258 vụ; đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh năm 1996 và đình chỉ theo quy định tại Điều 120 Luật TTHC năm 2010 là 81 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 1258 vụ, chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 27 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 27 vụ; TAND chấp nhận kháng nghị 21 vụ; chiếm 77,78% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 15 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 15 vụ; TAND chấp nhận kháng nghị 7 vụ; chiếm 46,67% số vụ. - Năm 2012: + TAND thụ lý 4618 đơn khởi kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 4536 vụ; đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 120 Luật TTHC năm 2010 là 162 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 4536 vụ; chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 97 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 97 vụ; TAND chấp nhận kháng nghị 82 vụ; chiếm 84,54% + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 10 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 10 vụ; TAND chấp nhận kháng nghị 7 vụ; chiếm 70% số vụ. 78 - Năm 2013: + TAND thụ lý 4672 đơn khởi kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 4504 vụ; đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 120 Luật TTHC năm 2010 là 168 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 4504 vụ; chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 76 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 76 vụ; TAND chấp nhận 57 vụ; chiếm 75% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 14 vụ; Kiểm sát xét xử phúc thẩm 14 vụ; TAND chấp nhận 8 vụ; chiếm 57,14% số vụ. - Năm 2014: + TAND thụ lý 5462 đơn khởi kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 5336 vụ; đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 120 Luật TTHC năm 2010 là 126 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 5336 vụ; chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 117 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 117 vụ; TAND chấp nhận 95 vụ; chiếm 81% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 13 vụ, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm 13 vụ; TAND chấp nhận 12 vụ; chiếm 92,31% số vụ. - Năm 2015: + TAND thụ lý 5468 đơn khởi kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 5322 vụ; đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại Điều 120 Luật TTHC năm 2010 là 146 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 5322 vụ; chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 102 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 102 vụ; TAND chấp nhận 89 vụ; chiếm 87,25% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 14 vụ, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm 11 vụ; TAND chấp nhận 12 vụ; chiếm 78,57% số vụ. - Năm 2016: + TAND thụ lý 5456 đơn khởi kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 5271 vụ; đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại Điều 120 Luật 79 TTHC năm 2010 và Điều 143 Luật TTHC năm 2015 là 188 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 5271 vụ; chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 87 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 87 vụ; TAND chấp nhận 70 vụ; chiếm 80,46% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 14 vụ, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm 14 vụ; TAND chấp nhận 10 vụ; chiếm 71,43% số vụ. - Năm 2017: + TAND thụ lý 5910 đơn khởi kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 5512 vụ; đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại Điều 120 Luật TTHC năm 2010 và Điều 143 Luật TTHC năm 2015 là 398 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 5512 vụ; chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 112 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 112 vụ; TAND chấp nhận 71 vụ; chiếm 63,39 % số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 15 vụ, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm 15 vụ; TAND chấp nhận 9 vụ; chiếm 60,00 % số vụ. - Năm 2018: + TAND thụ lý 6415 đơn khởi kiện hành chính; đưa ra xét xử sơ thẩm 6356 vụ; đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại Điều 120 Luật TTHC năm 2010 và Điều 143 Luật TTHC năm 2015 là 256 vụ; VKSND kiểm sát xét xử sơ thẩm 6356 vụ; chiếm 100% số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm 116 vụ; kiểm sát xét xử phúc thẩm 116 vụ; TAND chấp nhận 68 vụ; chiếm 58,62 % số vụ. + VKSND kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 22 vụ, kiểm sát xét xử giám đốc thẩm 22 vụ; TAND chấp nhận 14 vụ; chiếm 63,63 % số vụ. Như vậy tổng hợp trong thời gian 10 năm, kể từ năm 2009 đến năm 2018 trên phạm vi cả nước, TAND đã thụ lý tổng cộng 38.172 đơn khởi kiện hành chính, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 36.806 vụ ; đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo Điều 44 Pháp lệnh năm 1996; Điều 120 Luật TTHC năm 2010, Điều 143 80 Luật TTHC 2015 tổng cộng 1366 vụ án hành chính; VKSND kiểm sát xét xử 36.806 vụ; chiếm 100% số vụ án. [Bảng 2.4 – Phần phụ lục] 3.3. Đánh giá thực trạng công tác giải quyết các vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2018 3.3.1. Những kết quả đạt được Theo quy định của Luật TTHC năm 2015, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, VKSND có quyền tham gia tố tụng kể từ khi TA thụ lý vụ án cho đến khi TA ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong những năm vừa qua, VKSND các cấp đã thực hiện nghiêm túc công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính qua các hoạt động kiểm sát cụ thể như sau: Thứ nhất, những kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát việc thụ lý các vụ án hành chính Thông qua hoạt động kiểm sát việc thụ lý vụ án của TAND nhận thấy, trong 10 năm qua, nhìn chung để đảm bảo cho việc thụ lý của TAND các cấp đối với vụ án hành chính là đúng với quy định của pháp luật, bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp. Một số VKSND địa phương đã chủ động phối hợp với TAND cùng cấp về việc TA thông báo cho VKSND biết việc nhận đơn khởi kiện để hai bên cùng nhau thống nhất việc thụ lý, hướng dẫn đương sự nộp án phí và xác định hướng xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ vụ án. Các VKS thực hiện tốt công tác phối hợp này như: VKSND Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng v.v.. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật và Chỉ thị công tác kiểm sát của Viện trưởng VKSND tối cao, lãnh đạo VKSND các cấp đã kịp thời phân công kiểm sát viên kiểm sát việc thụ lý các vụ án hành chính của TAND các cấp, xác định đây là khâu công tác có nhiều khó khăn và nhạy cảm. Tại nhiều đơn vị, địa phương khi có sự việc phát sinh các kiểm sát viên đã chủ động phối hợp với TA kiểm sát chặt chẽ các vụ án hành 81 chính ngay từ khi thụ lý và trong quá trình giải quyết của TA; chủ động yêu cầu thu thập các tài liệu, chứng cứ. Đối với các vụ án phức tạp, liên quan tới khiếu kiện đông người, ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại địa phương hoặc có khó khăn, vướng mắc, VKS đã chủ động báo cáo cấp ủy địa phương và VKS cấp trên để chỉ đạo, giải quyết kịp thời nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật. Kết quả kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của VKSND cấp huyện và cấp tỉnh: Nhìn chung, trong những năm vừa qua, TAND các cấp khi trả lại đơn khởi kiện của đương sự, đều gửi cho VKS cùng cấp văn bản trả lại đơn khởi kiện (đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo). Do Luật TTHC năm 2015 không quy định, do đó TAND không gửi cho VKSND hồ sơ để nghiên cứu. VKSND cũng không có quyền yêu cầu TAND cho đọc, xem, ghi chép, sao chụp hồ sơ để kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện. Trên thực tế, VKSND chỉ kiểm sát được các trường hợp TAND trả lại đơn khởi kiện nhưng sau đó đương sự (người khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính) có khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của TAND không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, VKSND đã xem xét đơn khởi kiện và yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ thông qua đó, VKS đã phát hiện được các sai phạm của TA. Các vi phạm của TAND trong việc trả lại đơn khởi kiện được VKSND phát hiện bao gồm các loại vi phạm như: Trả lại đơn khởi kiện do xác định sai thời hiệu không đúng; xác định sai thẩm quyền xét xử; xác định chưa đúng về điều kiện khởi kiện, xác định sai về nội dung khởi kiện, người khởi kiện đã bổ sung tài liệu nhưng TA vẫn không thụ lý Đối với những vi phạm pháp luật của TA trong việc trả lại đơn khởi kiện sau khi phát hiện đều được VKSND kiến nghị yêu cầu khắc phục kịp thời. Thứ hai, kết quả trong hoạt động kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án hành chính 82 Giai đoạn lập hồ sơ vụ án hành chính là giai đoạn rất quan trọng vì các tài liệu, chứng cứ được xác minh, thu thập của TA là căn cứ để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án trên cơ sở đó, TA định ra đường lối giải quyết đối với vụ án. Hoạt động kiểm sát việc lập hồ sơ của TA nhằm bảo đảm cho việc lập hồ sở vụ án của TA được chính xác, đầy đủ, khách quan và đúng pháp luật. Do tầm quan trọng của công tác kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án hành chính của TA nên trong Chỉ thị số 01-CT/VKSTC ngày 02/01/2015 về công tác của ngành kiểm sát nhân dân năm 2015 của Viện trưởng VKSND tối cao đã nhấn mạnh việc tăng cường công tác kiểm sát việc lập hồ sơ của TA trong việc giải quyết các vụ án hành chính. Dưới sự chỉ đạo của VKSND tối cao, VKSND các cấp đã quan tâm coi trọng công tác kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án hành chính của TAND các cấp, đưa thành chỉ tiêu, kế hoạch công tác hàng năm của VKSND địa phương. Trong quá trình kiểm sát việc lập hồ sơ các vụ án hành chính, VKSND

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_kiem_sat_viec_giai_quyet_cac_vu_an_hanh_chinh_o_viet.pdf
Tài liệu liên quan