Luận án Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 6

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến kinh tế tập thể

trong phát triển nông thôn 6

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến kinh tế tập thể

trong xây dựng nông thôn mới 16

1.3. Kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến đề tài luận án và

vấn đề tiếp tục nghiên cứu 23

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 29

2.1. Bản chất, hình thức, nguyên tắc và xu hướng của kinh tế tập thể,

quan hệ giữa phát triển kinh tế tập thể với xây dựng nông thôn mới 29

2.2. Nội dung phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới,

tiêu chí đánh giá và điều kiện bảo đảm thực hiện 49

2.3. Kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về phát triển kinh tế tập thể

trong xây dựng nông thôn mới 66

Chương 3. THỰC TRẠNG KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG

THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015 76

3.1. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh

Quảng Ngãi liên quan đến kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới 76

3.2. Tình hình triển khai, vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn

mới của tỉnh Quảng Ngãi 80

3.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông

thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 91Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở

TỈNH QUẢNG NGÃI 112

4.1. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể

trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 112

4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông

thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn tới 127

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

PHỤ LỤC

pdf176 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã viên bầu. Giám đốc và nhân viên được Ban quản trị thuê mướn Evergrowth chính thức hoạt động vào tháng 12/2004 với các tài sản được tài trợ, gồm trụ sở làm việc, văn phòng, phòng kỹ thuật, phòng kiểm nghiệm, nhà kho, điểm thu mua, hội trường, phòng làm lạnh sữa... , tổng tài sản trị giá hơn 4 tỷ đồng. 73 Hơn 10 năm qua, tuy có những thăng trầm, nhưng HTX Evergrowth vẫn trụ vững, là niềm tin của nhiều hộ xã viên. HTX hiện có hơn 1.500 xã viên, tổng đàn bò sữa là 3.875 con, trong đó có trên 1.800 con đang cho sữa với sản lượng bình quân trên 16 tấn/ngày. Từ chỗ chỉ có điểm thu mua ở tại trụ sở, nay HTX đã phát triển định hướng các điểm mua tại Trần Ðề, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Mỹ Tú, Châu Thành. Điểm thu mua tại trụ sở và ở xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú đã có kho lạnh với tổng công suất trên 16 tấn. HTX đang lắp đặt thêm hệ thống làm lạnh mới, công suất thiết kế 12 tấn, kinh phí trên 2,5 tỉ đồng trích từ nguồn vốn tích lũy của HTX đáp ứng nhu cầu đi lên của HTX. Để chăn nuôi bò sữa mang lại hiệu quả cao hơn, HTX đã hợp tác tốt với Công ty TNHH một thành viên PROCONCO, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cung cấp vật tư bằng với giá của đại lý cấp I. HTX ứng trước vốn và trừ dần vào tiền bán sữa của xã viên, hoàn toàn không phát sinh lãi... Theo Giám đốc HTX Evergrowth, “Nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, một con bò có thể cho thu nhập tương đương với 1ha trồng lúa/năm” [87]. Để phát triển KTTT trong xây dựng NTM, tỉnh Sóc Trăng còn thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi, như chính sách tài chính, tín dụng nhằm tạo điều kiện cho HTX, THT tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh, nguồn vốn từ các Chương trình, dự án đầu tư các trang thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Thực hiện lồng ghép, kết hợp các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở NT nhằm thu hút các nguồn lực phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, liên kết. Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất của các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính quốc tế, các nguồn tài chính hợp pháp khác, đặc biệt là từ nguồn của các doanh nghiệp đầu tư vào NN, NT. Ban hành chính sách hỗ trợ KH&CN mới. Hàng năm, ngân sách tỉnh bố trí nguồn kinh phí cần thiết để hỗ trợ cho KTTT trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu. Hỗ trợ xúc tiến thương mại như tổ chức các chuyến đi thực tế tham quan các mô 74 hình KTTT trong và ngoài tỉnh để học tập kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các đơn vị KTTT tham gia hội chợ, triển lãm, tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, tỉnh Sóc Trăng còn thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư mua máy móc, thiết bị phục vụ phát triển sản xuất, thực hiện cơ giới hóa sản xuất, hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong NN; xây dựng và phát triển các mô hình liên kết bền vững trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của các thành viên tham gia trong mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, chú trọng vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp tham gia vào mô hình liên kết, đảm bảo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Qua đó, giúp các đơn vị KTTT sản xuất kinh doanh theo hướng thị trường, tăng năng xuất, đầu ra ổn định và giúp doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định [83]. 2.3.3. Một số bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi Từ kinh nghiệm của Ấn Độ và một số tỉnh trong nước, có thể rút ra bài học cho phát triển KTTT trong xây dựng NTM ở tỉnh Quảng Ngãi trên những khía cạnh như sau: Một là, con đường và xu thế phát triển KTTT là tất yếu. Cùng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kinh tế thị trường hội nhập, tất yếu phải đa dạng hóa hình thức và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của HTX, trong đó hình thức HTX dịch vụ tài chính, tín dụng có vai trò quan trọng; phải phát triển các HTX kinh doanh đa mục đích; phải mở rộng việc hình thành liên hiệp các HTX của nông dân và liên kết giữa HTX ở NT với các doanh nghiệp, các tổ chức để tăng sức mạnh tham gia cạnh tranh. Hai là, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của KTTT đã được Liên minh các HTX thế giới khẳng định và đã được quy định trong Luật HTX của Việt Nam năm 2012; phải coi đây là điều kiện bắt buộc để phát triển các hình thức KTTT. 75 Ba là, nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng, tạo môi trường và hỗ trợ KTTT phát triển. Việc can thiệp của Nhà nước phải trên cơ sở coi trọng quyền tự chủ của HTX và coi trọng vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường. Bốn là, để phát triển KTTT, cần thường xuyên coi trọng việc bảo đảm kết hợp lợi ích chung của tập thể và lợi ích của các thành viên tham gia. Đồng thời, nâng cao trình độ nhận thức về sự cần thiết của phát triển KTTT trong xây dựng NTM, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các thành viên và năng lực của nhà quản trị HTX, THT là một điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy hình thành và phát triển KTTT, cần được các cấp chính quyền và các tổ chức hỗ trợ coi trọng. 76 Chương 3 THỰC TRẠNG KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 3.1. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 3.1.1. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến phát triển kinh tế tập thể - Thuận lợi về điều kiện tự nhiên Quảng Ngãi là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, chiều dài khoảng 100 km (theo hướng Bắc Nam), chiều rộng 50 km (theo hướng Đông Tây), nằm trên quốc lộ 1A, phía Bắc cách Hà Nội 883 km, phía Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km; quốc lộ 24 A nối tỉnh Quảng Ngãi với vùng Tây Nguyên, Lào và Đông Bắc Thái Lan và có đường sắt đi qua. Tỉnh Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi trong giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế hàng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Diện tích tự nhiên 5135 km2, dân số năm 2015 là 1,24 triệu người [17]; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp tỉnh Kom Tum, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 144 km. Quảng Ngãi có hai vùng địa hình phân biệt rõ rệt: Vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng chạy dài sát ven biển với bốn con sông lớn (sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu) đều chảy ra biển Đông. Vùng trung du miền núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên, chủ yếu là các dân tộc thiểu số sinh sống, địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp nối liền với dãy Trường Sơn. Đồng bằng Quảng Ngãi nhỏ hẹp chiếm 1/4 đất tự nhiên nhưng số dân khá đông với 1,01 triệu người, chiếm 81,7% tổng dân số trong tỉnh [17], được chia thành hai tuyến kinh tế NN rõ rệt: (i) Tuyến kinh tế vùng đồng bằng chủ yếu sản xuất lương thực (lúa, sắn, ngô), cây công nghiệp (mía, rau màu, lạc, vừng), cây ăn 77 quả (chuối, chôm chôm, sầu riêng, bưởi da xanh,), chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn, bò, gà, vịt). Cách thức tổ chức sản xuất của tuyến này rất thuận lợi cho việc hình thành tổ/nhóm hợp tác và HTX NN kiểu mới trong thời gian tới; (ii) Tuyến kinh tế ven biển thuộc các xã ven biển có tiềm năng và lợi thế về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt và dịch vụ hậu cần nghề cá. Vì vậy, thời gian qua vùng này liên tiếp ra đời nhiều tổ ngư dân đoàn kết và HTX khai thác và đánh bắt xa bờ. Tỉnh Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có thế mạnh cả 3 vùng (trung du, miền núi và đồng bằng ven biển), tạo nền NN phong phú về chủng loại sản phẩm. Mùa nắng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9, số giờ nắng trong năm cao từ 1.981 đến 2.289,9 giờ, nhiệt độ trung bình từ 25,7 đến 26,7 độ C, làm cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa tương đối nhiều (2.260 mm/năm) và hàm lượng đạm trong nước mưa khá cao góp phần tăng lượng đạm cho cây trồng. Biển Quảng Ngãi có thềm lục địa tương đối hẹp, vùng biển ven bờ nằm bên vùng nước sâu của trũng biển Đông, có nhiều loại hải sản như : Cá Ngừ, cá Thu, Mực, Tôm, Cuavới sản lưọng hàng năm khai thác được từ 104 - 151 ngàn tấn hải sản [28]. Tổng diện tích đất canh tác ở tỉnh Quảng Ngãi là 376,5 ngàn ha. Đất vùng đồi núi có khả năng phát triển lâm nghiệp chiếm 73,4% và đất NN chiếm 19,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh [17]. - Thuận lợi về điều kiện kinh tế và xã hội Tỉnh Quảng Ngãi có 13 huyện và 1 thành phố. Trong đó, có 6 huyện đồng bằng (Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Hành,Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và Bình Sơn) và 6 huyện miền núi (Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà và Minh Long) và 1 huyện đảo Lý Sơn. Mức tăng GRDP giai đoạn 2008-2015 bình quân 7,2%/năm. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp chiếm 62%, dịch vụ chiếm 24%, NN chiếm 14% trong 78 GRDP; tỷ lệ lao động NN chiếm 47%, công nghiệp 28%, dịch vụ 25% tổng lực lượng lao động trong tỉnh; chất lượng, năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ngãi được nâng lên; chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và môi trường đầu tư đã có những cải thiện [28]. Hàng năm, tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng 36.500 lao động; hộ nghèo giảm từ 75.034 hộ năm 2010 còn 26.538 hộ năm 2015, trung bình giảm 3,23%/năm [28]. Khu vưc NT tỉnh Quảng Ngãi là nơi đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động. Theo kết quả điều tra, đến ngày 01/07/2014 toàn tỉnh có 741,1 ngàn lao động từ 17 tuổi trở lên đang làm việc, trong đó khu vực NT 633,1 ngàn người, chiếm 59,8% số dân NT; khu vực thành thị có 108 ngàn lao động, chiếm 58,1% số dân thành thị [17, tr 31]. Đào tạo nghề cho lao động NT đã được quan tâm đầu tư và đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30,5% năm 2011 đến nay đã tăng lên 45,0%, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt từ 80-90%, giải quyết việc làm hàng năm cho khoảng 30 ngàn lao động, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực NT, giảm tỷ trọng lao động NN đến năm 2015 còn 47% tổng số lao động xã hội [103]. Sản xuất NN của tỉnh liên tục tăng, giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản năm 2015 đạt 3.365 tỷ đồng tăng 615,5 tỷ đồng so với năm 2010, tăng bình quân 4,1%/năm; trong đó NN tăng 2%, lâm nghiệp tăng 13,5%, thủy sản tăng 6,4% đã đem lại thu nhập ngày càng cao cho người nông dân [28]. Quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng; tổng diện tích rừng tăng, năm 2015 đạt 280 ngàn ha; trong đó rừng trồng 168 ngàn ha; rừng sản xuất trồng mới tăng bình quân 6.477 ha/năm, nâng độ che phủ rừng lên 5% [28]. Ngành thủy sản tiếp tục tiếp tục phát triển; hạ tầng nghề cá được quan tâm đầu tư, đã xây dựng 3 khu neo đậu tránh bảo, 3 công trình hạ tầng nuôi trồng thủy sản; đến nay trên địa bàn tỉnh có 10 nhà máy chế biến thủy sản, 24 79 cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền. Toàn tỉnh có 5480 chiếc tàu, công suất bình quân 170 CV/chiếc, tăng 85 CV/chiếc so với năm 2010[28]. 3.1.2. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến phát triển kinh tế tập thể - Khó khăn về điều kiện tự nhiên Sự đa dạng về địa hình là một bất lợi trong sản xuất NN hàng hóa lớn bởi tính phân tán, qui mô nhỏ, chia cắt nên hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung là khó khăn do chi phí lớn. Quảng Ngãi là một trong những tỉnh chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, thường xuyên bị bảo lũ và hạn hán hoành hành làm mất mùa và dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi. Là tỉnh thường bị lụt, bão gây thiệt hại rất nặng cho sản xuất và đời sống [76]. Các huyện miền núi Quảng Ngãi địa hình bị chia cắt mạnh, cản trở đến việc phát triển kết cấu hạ tầng và nhất là giao thông vận tải, việc giao thương bị hạn chế, khó khăn trong việc khai thác tài nguyên, chưa hấp dẫn đầu tư hoặc đầu tư kém hiệu quả, hạn chế tái cơ cấu ngành NN. Mật độ dân số cao ở đồng bằng, địa hình không bằng phẳng, đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún là những hạn chế trong việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, công nghệ cao để sản xuất và phát triển KTTT. - Khó khăn về điều kiện kinh tế, xã hội Vùng trung du miền núi Quảng Ngãi rất thuận lợi cho việc trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), nhưng do trình độ của bà con còn hạn chế và đa số họ là dân tộc thiểu số nên bất lợi cho phát triển KTTT.. Tuy có mức tăng trưởng GRDP khá cao như trên, nhưng quy mô kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi còn nhỏ bé. Năm 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ đạt 40,6%, thấp hơn so với các tỉnh xung quanh [28]. Việc thực hiện tái cơ cấu ngành NN chậm; công tác “Dồn điền, đổi thửa”, “xây dựng cánh đồng mẫu lớn” gặp nhiều khó khăn. Ứng dụng công 80 nghệ cao trong trồng trọt chưa phát triển, chăn nuôi quy mô nhỏ; chưa tạo được hệ thống liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản; Giảm nghèo chưa thật sự bền vững, hộ tái nghèo ở miền núi còn khá cao; chính sách giảm nghèo có mặt hạn chế là tạo sự ỷ lại, nhiều người dân không muốn thoát nghèo. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn [28]. Thu hút đầu tư giảm, đặc biệt trong lĩnh vực NN các doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư bởi chính sách đầu tư chưa thật sự thông thoáng. Tư duy sản xuất hàng hóa của bà con nông dân còn nhiều hạn chế, bất cập. Tư tưởng bảo thủ, trì trệ của một bộ phận nông dân là trở lực lớn ngăn cản người nông dân bước vào kinh tế thị trường hội nhập. Nguồn lực đầu tư cho KH&CN còn ít; cơ sở vật chất, thiết bị còn nhiều thiếu thốn. Nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là người nông dân về phát triển KTTT còn nhiều hạn chế và phần đông nông dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn tâm lý e ngại do phong trào hợp tác hóa kiểu cũ để lại. 3.2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, VẬN DỤNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI 3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới Phát triển KTTT là một nội dung trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới đất nước. Trước khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM vào năm 2008, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển KTTT ở Việt Nam. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT đã yêu cầu phải thống nhất nhận thức về quan điểm phát triển KTTT. KTTT với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, 81 liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên KTTT bao gồm các thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và quản lý dân chủ. Khẳng định, KTTT lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Trọng tâm phát triển KTTT là ở khu vực NN, NT. Phát triển KTTT phải bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển, gắn với tiến trình CNH, HĐH NN và xây dựng NTM; không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước thực hiện các chính sách hỗ trợ KTTT trong quá trình xây dựng và phát triển. Các hỗ trợ tập trung vào chính sách miễn thuế sử dụng đất NN trong hạn điền, hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất NN, hỗ trợ về KH&CN cho sản xuất thông qua hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công. Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề... ở NT... Xác lập môi trường thể chế và tâm lý xã hội thuận tiện cho KTTT phát triển, như: phải sửa đổi, bổ sung Luật HTX; sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách như chính sách cán bộ và nguồn nhân lực, chính sách đất đai, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách hỗ trợ về KH&CN, chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng [23]. Ngày 26/11/2003, Quốc hội ban hành Luật HTX thay thế Luật HTX đã ban hành năm 1996, xác định rõ: HTX là tổ chức KTTT do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp 82 sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật quy định quyền và nghĩa vụ của HTX, thành lập và đăng ký kinh doanh, tổ chức và quản lý HTX, phát triển Liên hiệp và Liên minh HTX [72]. Để thúc đẩy xây dựng NTM, ngày 5/8/2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về NN, nông dân, NT (viết tắt là Nghị quyết 26). Trong đó, xác định NN, nông dân, NT có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Các vấn đề phát triển NN, nông dân, NT phải đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong NN, NT. Xây dựng NTM là Chương trình trọng tâm của Nghị quyết 26. Để xây dựng NTM, một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng yếu được xác định trong Nghị quyết 26 là: “Tiếp tục đổi mới, phát triển HTX, THT phù hợp với nguyên tắc tổ chức của HTX và cơ chế thị trường; hỗ trợ KTTT về đào tạo cán bộ quản lý, lao động; tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và các dự án phát triển NT; HTX phải làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”. Phải “có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, HTX, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, 83 sản xuất hàng hoá lớn” [25]. Như vậy, phát triển KTTT là một giải pháp quan trọng trong xây dựng NTM ở nước ta. Thực hiện Nghị quyết 26, ngày 28/10/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động, xác định NTM ở nước ta được xây dựng theo 5 nội dung: (1) Làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (2) Sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; (3) Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, NT ngày càng nâng cao; (4) Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn; và (5) Xã hội NT an ninh tốt, quản lý dân chủ. Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ- TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM với 19 tiêu chí trong 5 nhóm nội dung: quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa, xã hội, môi trường và nhóm hệ thống chính trị. Ngày 4/6/2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định 800 QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, trong đó nêu rõ đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia. Đề xuất 11 nội dung lớn trong đó có đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở NT nhằm thực hiện yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Đến 2015, cả nước có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn NTM. Việc phát triển kinh tế HTX được đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở NT. Phải xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở NT. Đề xuất 7 nhóm giải pháp xây dưng NTM bao gồm: thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM, cơ chế huy động vốn, nguyên tắc cơ chế hỗ trợ, cơ chế đầu tư, đào tạo cán bộ chuyên trách, hợp tác quốc tế và điều hành, quản lý chương trình xây dựng NTM. Với Quyết định này, việc phát triển KTTT được xác định là một trong những nội dung xây dựng NTM và là một trong những yêu cầu của tiêu chí quốc gia NTM. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể. Ngày 13/4/2011, Bộ NN và Phát 84 triển NT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đã ra Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ- TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Trong đó, thành lập hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình bằng việc lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến cấp huyên và cấp xã. Cấp thôn thành lập Ban phát triển NT. HTX là một đối tượng được Nhà nước hỗ trợ để xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới và ngành nghề NT (hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, phân bón, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, vật tư khác). Thông tư đề ra dự án phát triển KTTT bao gồm HTX, THT (tập trung vào các HTX, THT trong NN); dự án nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, hoạt động của các hình thức KTTT và tăng cường hiệu quả các liên kết kinh tế với kinh tế hộ, các doanh nghiệp và với các thành phần kinh tế khác trong NT. Hỗ trợ thành lập mới HTX, THT và hỗ trợ sáng lập viên HTX chuẩn bị thành lập. Mức hỗ trợ được quy định theo Thông tư 66/2006/TT-BTC và Thông tư 97/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính và các văn bản có liên quan. Tiếp đến là ngày 28/10/2011, Bộ Xây dựng, Bô NN và phát triển NT và Bộ Tài nguyên và Môi trường ra Thông tư liên tịch số 13/2011-TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT về việc quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NT mới để hướng dẫn việc thực hiện Chương trình mục tiêu quan trọng này của quốc gia. Ngày 21/2/2013, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X sau khi nghe báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, đã nêu kết luận: “Phát triển KTTT là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đồng thời là sự nghiệp hết sức khó khăn đòi hỏi phải kiên trì, xuất phát từ nhu cầu thực tế, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, địa phương, tránh hình thức, gò ép hoặc buông lỏng. Phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật HTX năm 2012 và các luật khác có liên quan, bảo đảm HTX là 85 tổ chức KTTT, đồng sở hữu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, do các thành viên tự nguyện thành lập nhằm tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên, trên cơ sở bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi” [27, tr 2]. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước đã từng bước hoàn thiện văn bản pháp luật như: Luật HTX năm 2003, Luật HTX sửa đổi năm 2012; Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/11/2013 Quy định chi tiết một số điều của Luật HTX; Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 26/5/2014, Hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX; Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/12/2014, Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020; Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/7/2015 Về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật HTX... Nhìn chung, Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan hệ giữa KTTT và các thành phần kinh tế khác là bình đẳng và đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; phát triển KTTT là cần thiết để không chỉ thúc đẩy mức tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế mà còn đóng góp nâng cao hiệu quả kinh tế thành viên THT, HTX, góp phần tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. Xây dựng NTM là một Chương trình quốc gia được khởi động từ năm 2008. Phát triển KTTT trong xây dựng NTM không chỉ là giải pháp quan trọng mà còn là một trong những nội dung và yêu cầu của tiêu chí quốc gia về NTM. 3.2.2. Thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_tap_the_trong_xay_dung_nong_thon_moi_o_tinh_quang_ngai_tv_0503_1936546.pdf
Tài liệu liên quan