Luận văn Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Lịch sử vấn đề.3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn.12

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .12

5. Phương pháp nghiên cứu .13

6. Đóng góp của luận văn .13

7. Cấu trúc của luận văn .14

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .15

1.1. Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan .15

1.1.1. Hàm ngôn và hiển ngôn.15

1.1.2. Hàm ngôn và tiền giả định .23

1.1.3. Hàm ngôn và suy ý.28

1.2. Phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn .28

1.2.1. Phân loại hàm ngôn .28

1.2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn.33

1.3. Đặc trưng văn hóa – tâm lý – xã hội và việc tạo hàm ngôn .37

1.3.1. Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp.38

1.3.2. Đặc trưng sông nước .39

1.4. Mục đích dùng hàm ngôn .41

1.4.1. Tăng sức hấp dẫn thuyết phục cho lời nói.42

1.4.2. Khiêm tốn, lịch sự .42

1.4.3. Không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe .43

1.4.4. Châm biếm .43

1.4.5. Không chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động ngôn từ.44

pdf173 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật bằng cách dùng từ “Hai con ôn vật ấy”, dùng từ “hai con ôn vật” là Đoài cố tình quy chiếu vào hai người bạn của Khảm là My Lan và Mỹ Trinh nhằm ngầm ý chê bai hai cô bạn của Khảm nhưng đồng thời thể hiện hàm ngôn đề cao Sinh để nhằm mục đích tìm sự đồng tình ở Sinh: “Trong mắt tôi, Sinh là người phụ nữ tuyệt vời nhất, không ai có thể sánh bằng”. Không chỉ cố tình tán tỉnh, ve vãn chị dâu bằng lời nói mà Đoài còn thể hiện bằng hành động “xán lại hôn lên má Sinh” kèm theo lời thách thức: “Đây chẳng sợ”. Trong câu nói “Đây chẳng sợ”. Đoài lại chuyển sang xưng hô đây/ Sinh. Bằng cách thay đổi cặp từ xưng hô đó Đoài đã chứng minh được bản lĩnh đàn ông của mình trước Sinh (bất chấp cả anh trai của mình). Còn câu cuối cùng của Sinh nói với chồng: "Tại cái bếp nhà mình khốn nạn quá”. Xét trong ngữ cảnh của câu nói, Sinh đã quy chiếu cái bếp là Đoài và ngầm thể hiện hàm ngôn: “Thằng Đoài nhà mình là thằng khốn nạn”. Xét ví dụ sau cũng là sự cố tình vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất để tạo hàm ngôn của Đoài và Khảm: (Vd 46) Đoài hỏi Khảm: “Cái vị anh hùng thơm nức kia là thế nào?” Khảm cười: “Đấy là Mỹ Trinh, bố cô ấy là ông ánh sáng ban ngày, chủ hiệu điện” [Không có vua, tr.53] Khi nói “vị anh hùng thơm nức” là Đoài cố tình quy chiếuvào Mỹ Trinh. Nghĩa là Đoài dùng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ gọi tên sự vật, hiện tượng này (Mỹ Trinh) bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng khác (vị anh hùng thơm nức) dựa trên nét tương đồng giữa hai sự vật (dựa vào dấu hiệu sự vật Mỹ Trinh thường xức nước hoa) đó cũng là một biện pháp cố ý vi phạm quy tắc chiếu vật. Tương tự câu trả lời của Khảm cũng sử dụng phương thức này, khi gọi ông “ánh sáng ban ngày” là Khảm đã quy chiếu tới bố của Mỹ Trinh. Quy tắc nguồn là dựa vào nghề nghiệp ông ấy là chủ tiệm điện. Trong truyện “Những người thợ xẻ,” theo quan hệ và vị thế xã hội thì anh Bường và nhân vật tôi (Ngọc) phải xưng hô là anh / em vì anh Bường là anh họ của 71 Ngọc nhưng tùy từng hoàn cảnh mà hai nhân vật này có những từ ngữ xưng hô khác nhau: (Vd 47) Anh Bường hỏi tôi: “Thế nào? Mày có hôn con gái tay Thuyết được cái nào không mà mặt mày u ám như mặt khỉ ấy?” Tôi cáu: “Anh đừng đùa kiểu ấy”. Anh Bường bảo: “Thôi ông trí thức con ơi, các ông cứ đâu đâu về mặt đạo đức, điều ấy chỉ có lợi cho chính trị thôi, còn đàn bà thì không có lợi gì cả”. [Những người thợ xẻ, tr.114] (Vd 48) Nửa đêm, có một con hoẵng tác rất thảm thiết ở bên kia núi, tôi không sao ngủ được. Anh Bường thức dậy bảo: “Này công tử bột, nhớ nhà hả?” Tôi bảo: “Không. Con hoẵng nó kêu thương quá. Nó lạc mẹ hay sao hả anh?” Anh Bường bảo: “Mày không nên đa cảm như thế. Cuộc đời còn cực nhọc lắm con ạ. Chúng ta phải làm kiệt sức để kiếm miếng ăn, đa cảm làm yếu người đi. Ngày mai khối lượng công việc rất nặng. Mày mất ngủ vì một tiếng hoẵng kêu, điều ấy có hại vô cùng. Tao đưa mày lên rừng làm việc chứ không phải để mày tu dưỡng”. Tôi thở dài: “Hoẵng nó kêu suốt đêm... Bao giờ nó sẽ gặp mẹ... Anh cứ ngủ đi. Anh kệ em! Ngày mai em không làm mất việc đâu”. Anh Bường cáu: “Thằng khỉ ạ, những nhạy cảm vô lối sẽ làm tan nát cuộc đời mày mất thôi. Làm gì có chuyện hoẵng đi tìm mẹ? Con ơi, đấy là một con hoẵng cái trụy lạc, nó đi tìm hoẵng đực. Vô phúc cho nó, vớ được một con hoẵng đực Sở Khanh. Con hoẵng đực này chơi bời nhiều quá. Hoẵng cái bị đổ bệnh. Đơn giản là như thế”. [Những người thợ xẻ, tr.114] Việc anh Bường thay đổi cách xưng hô với Ngọc từ mày sang ông trí thức con, công tử bột, con, thằng khỉ tức là sự cố tình thay đổi chức năng chiếu vật,đó là những cách nói chứa hàm ngôn của anh Bường ngầm thể hiện ý mỉa mai Ngọc. Tương tự như vậy, đối với các con của mình đáng ra anh Bường phải gọi là con nhưng anh Bường lại dùng từ “các ông các bà” như sau cũng là một cách vi phạm quy tắc chiếu vật để tạo hàm ngôn. (Vd 49) Chị Bường bảo “Các con chào bố đi”. Ba đứa con anh Bường líu ríu: “Con chào bố”. Anh Bường bảo:“Vâng! Chào các ông các bà! Các ông các bà ăn no ngủ khỏe. Bố phải xa mẹ lăn lóc trên đường”. [Những người thợ xẻ, tr.109] 72 Còn đối với Quy, con gái của ông Thuyết gọi anh Bường là bác, xưng cháu, nhưng anh Bường không gọi Quy theo cặp đối xứng như vậy mà lại gọi với những tên khác nhau như: em, bà chúa của anh, con ranh con, xưng anh, ông. Chẳng hạn cuộc đối thoại của anh Bường với Quy sau là một ví dụ: (Vd 50) Anh Bường bảo: “Em ơi, bà chúa của anh ơi, em mang những gì cho các anh đấy”. Quy bảo: “Thưa bác, bố cháu bảo mang cho các bác hai cái chăn bông, năm cân thịt lợn, một chai nước mắm với hai chục cân gạo”. [Những người thợ xẻ, tr.113]. Hay: (Vd 51) Nói rồi, anh Bường buông tay, tìm cách nhảy ra bãi trống. Tôi nhảy theo anh. Anh Bường vừa lùi vừa bảo Quy, buồn hẳn: “Con ranh con, mặc quần vào! Có thích xem đánh nhau thì đứng mà nhìn. Chúng ông đánh nhau vì mày đấy”. [Những người thợ xẻ, tr.126] 2.2.5. Vi phạm quy tắc lập luận Lập luận là đưa ra lý lẽ (được gọi là luận cứ trong lập luận) nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới. Quan hệ lập luận thường phải đủ hai phần là luận cứ và kết luận, tức hai thành phần này được nói rõ ra một cách tường minh. Nhưng khi phát ngôn hay diễn ngôn chỉ có một phần luận cứ hoặc kết luận, còn phần kia người nói để người nghe tự suy ra thì đó chính là cách nói cố tình tạo hàm ngôn bằng cách vi phạm quy tắc lập luận. Trong 170 ngữ cảnh thu thập được trong quá trình khảo sát truyện Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi thấy có 14 ngữ cảnh tạo hàm ngôn bằng cách này, chiếm 8,24 % trong 17 cơ chế. Xét các ví dụ sau: (Vd 52) Anh Bường bảo: “Chúng mày cẩn thận. Ở Hà Nội ăn cắp như rươi. Nó thỉnh mất bộ cưa thì ăn mày đấy”. [Những người thợ xẻ, tr.109] Câu in đậm trên có lập luận như sau: Nó thỉnh mất cưa tức là mất dụng cụ lao động. Nếu không có dụng cụ lao động thì không làm được gì để kiếm tiền. Không kiếm được tiền là đói. Đói thì phải đi ăn mày. Câu nói này không có luận cứ, chỉ có kết luận; luận cứ bị thiếu bắt buộc người đọc phải tự suy ra đây chính là 73 nghĩa hàm ngôn của câu nói. Hay câu nói mang nghĩa hàm ngôn của Đoài nhằm mục đích nói móc lão Kiền trước việc làm xấu xa bỉ ổi của lão khi nhìn trộm con dâu tắm như sau: (Vd 53) Đoài nghiến răng nói khẽ: “Tôi cũng vô giáo dục nhưng không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng.” [Không có vua, tr.55] Câu nói của Đoài có lập luận như sau: Luận cứ 1: Người nhìn trộm phụ nữ cởi truồng là người vô giáo dục. Luận cứ 2: Ông nhìn trộm phụ nữ cởi truồng Kết luận: Ông là người vô giáo dục. Lập luận trong câu nói của Đoài thiếu luận cứ thứ hai tức là thiếu tiểu tiền đề và thiếu cả kết luận. Bằng cách nói này, Đoài nhằm thể hiện hàm ngôn vào lão Kiền: “Chính ông là người vô giáo dục vì chính ông là người đã nhìn trộm phụ nữ cởi truồng. Còn tôi không nhìn trộm phụ nữ cởi truồng như ông nên tôi không phải là người vô giáo dục.” Đó là một câu nói vô cùng sâu cay mà Đoài đã dùng lối nói hàm ngôn để nhằm phê phán việc làm xấu xa của bố. Trong truyện “Những người muôn năm cũ”, có đoạn hội thoại sau: (Vd 54) Trên hang núi gần trường có một con đười ươi đực, nặng phải gần 100 cân. Những hôm nắng, nó ra ngoài cửa hang phơi nắng. Chiều tối đến, gió hú lên những tiếng hú âm thầm man rợ y hệt như tiếng người. Chúng tôi đã nhiều lần trông thấy nó đứng trên mỏm núi nhìn xuống sân trường và làm những cử chỉ rất tục tĩu. - Đấy là một cách nó bình luận về nền giáo dục của chúng ta – Doanh bảo – Tôi thấy nó có lý. Ông An bực mình: -Cậu Doanh! Sao cậu lại nói thế? Người ta vẫn nhốt vào tù những thằng nói năng như cậu. Doanh bảo: - Thì chúng ta vẫn sống cùng nhau đấy thôi. [Những người muôn năm cũ, tr.679] 74 Câu nói “Người ta vẫn nhốt vào tù những thằng nói năng như cậu.”của ông An là một câu chứa hàm ngôn nhắc nhở: “Cậu đừng nói năng như thế, nếu không cậu sẽ bị nhốt vào tù đấy.” Câu đáp của Doanh “Thì chúng ta vẫn sống cùng nhau đấy thôi” là một luận cứ để chứng minh cho kết luận rằng mọi người đều đang sống cùng nhau trong một nhà tù. Với kết luận không tường minh đó, mọi người trong cuộc hội thoại đều hiểu rất rõ. 2.2.6. Vi phạm phương châm hội thoại Hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường không đảm bảo các nguyên tắc và quy luật vận động hội thoại. Có những đoạn thoại mà lời trao và lời đáp không làm thành các cặp tương tác hài hòa về nội dung. Qua khảo sát, truyện Nguyễn Huy Thiệp có 28 ngữ cảnh vi phạm phương châm hội thoại để tạo hàm ngôn, chiếm 16,47% trong các cơ chế tạo hàm ngôn. Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu: 2.2.6.1. Vi phạm phương châm về lượng Vi phạm phương châm về lượng là hiện tượng nói nhiều hơn hoặc ít hơn thông tin mà cuộc thoại yêu cầu. Chẳng hạn ví dụ sau: (Vd 55) Tôi hỏi trùm Thịnh: - Bác ơi, thế chuyện trâu đen có thực hay không? Trùm Thịnh bật cười, lão ngả người ra sau lái, tia sáng từ trong hốc con mắt lành nhay nháy: - Tao đã đánh cá trên khúc sông này sáu chục năm trời. Tao thuộc từng lạch một Chuyện con trâu đen chỉ là chuyện đồn nhảm nhí Mày hãy tin tao, ở bến Cốc này thì chuyện giết người ăn cướp có thực, ngoại tình có thực, cờ bạc có thực, còn chuyện trâu đen là giả. [Chảy đi sông ơi, tr.12] Ở (Vd55), với câu hỏi của nhân vật tôi, Trùm Thịnh chỉ cần trả lời chuyện trâu đen thật hay giả là đủ. Nhưng ngoài việc trả lời “trâu đen là giả.”, Trùm Thịnh còn nói đến thời gian lão đánh cá bao nhiêu năm, việc lão thuộc luồng lạch, và đặc biệt là chuyện giết người, ăn cướp, ngoại tình, cờ bạc. Như vậy, câu trả lời của 75 Trùm Thịnh là thừa nội dung giao tiếp tức là trả lời nhiều thông tin hơn so với yêu cầu. Việc cố tình trả lời nhiều thông tin hơn so với nội dung giao tiếp như vậy, Trùm Thịnh đã vi phạm phương châm về lượng của nguyên tắc cộng tác hội thoại. Với việc vi phạm phương châm hội thoại về lượng qua lời của Trùm Thịnh, tác giả muốn thể hiện hàm ngôn: hãy nhìn thẳng vào hiện thực, đối mặt với cái xấu của xã hội không nên huyễn hoặc bằng các truyền thuyết hư ảo. Còn chuyện Trùm Thịnh cố tình nói dư thông tin như về thời gian lão đánh cá, việc lão thuộc luồng lạch, cũng là nhằm một mục đích để thể hiện hàm ngôn là: “Tôi đã sống ở đây rất lâu, đã thành thạo và biết mọi chuyện ở đây một cách rành rẽ” để nhằm khẳng định một sự thật chắc chắn, nhằm tăng độ tin cậy cho thông tin mình trả lời. 2.2.6.2. Vi phạm phương châm về chất Vi phạm phương châm về chất là nói không đúng sự thật. Chẳng hạn việc dùng từ “hà bá” như hai ví dụ sau là những trường hợp vi phạm phương châm hội thoại về chất trong truyện Nguyễn Huy Thiệp: (Vd 56)- Cốc với cò gì - Ông chủ của tôi lái thuyền vào bờ, nửa như bực bội nửa như ngượng nghịu - Mày chỉ mới ngồi mà nước tràn cả vào thuyền, đếncuối Bến Cốc thì tao xuống dưới đáy sông với Hà Bá à?”[Chảy đi sông ơi, tr.9) “Hà Bá” chỉ là một từ thường được dùng để chỉ một nhân vật không có thật ở dưới sông và thường được dùng theo nghĩa xấu. Chúng ta chỉ nghe nói đến Hà Bá thôi nhưng chưa bao giờ thấy nó mà thực tế thì không có con gì gọi là con Hà Bá cả. Vì vậy khi nói: “Đến cuối bến Cốc thì tao xuống dưới đáy sông với Hà Bá à?” là vi phạm phương châm về chất vì nói điều không có bằng chứng xác thực. Từ đó, ta suy ra được hàm ngôn của các câu trên là: “Mày ngồi vào thuyền tao làm tao xui nếu mày ngồi ở thuyền tao xuống cuối bến Cốc thì thuyền sẽ chìm và tao sẽ chết." Hay xét các ví dụ sau cũng là những trường hợp vi phạm phương châm về chất để tạo hàm ngôn: (Vd 57) Ông Kháng bảo: “Xin lỗi, tôi không được trang bị kiến thức giống như của bác”. Anh Bường bảo: “Bác Kháng ạ, mời bác về bú tí mẹ”. [Những người thợ xẻ, tr.131] 76 Xét theo ngữ cảnh, ông Kháng là một giảng viên đại học thì không còn là trẻ con nữa nhưng anh Bường lại bảo “mờibác về bú tí mẹ”, nghĩa là anh Bường công nhiên bất chấp phương châm về chất. Hàm ngôn trong câu nói của anh Bường là nhằm mỉa mai ông Kháng chỉ là một đứa trẻ con miệng còn hôi sữa nên không biết gì. 2.2.6.3. Vi phạm phương châm cách thức (Vd 58) Cha tôi nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều. Điều đó làm tôi ngạc nhiên, thậm chí thích thú. Vợ tôi bảo: "Đừng mừng... họ chỉ nhờ vả. Cha ạ, cha đừng làm gì quá sức". Cha tôi cười: "Chẳng có gì đâu... cha chỉ viết thư. Thí dụ: “Thân gửi N. tư lệnh quân khu... Tôi viết thư này cho cậu... Hơn năm mươi năm, đây là lần đầu tôi ăn tết mồng ba tháng ba dưới mái nhà mình. Hồi ở chiến trường, hai đứa chúng mình đã từng mơ ước v. v... Cậu nhớ cái xóm ven đường, cô Huệ đã làm bánh trôi bằng bột mì mốc. Bột mì bê bết trên lưng v.v... Nhân đây M. là người tôi quen, muốn được công tác dưới quyền của cậu v.v..”. . Cha viết như thế được không?" Tôi bảo: "Được". Vợ tôi bảo: “Không được! " Cha tôi gãi cằm: “Người ta nhờ mình". [Tướng về hưu, tr. 21] Viết thư với mục đích là để nhờ xin việc mà ông Thuấn kể lể dài dòng đủ thứ chuyện rồi mới đến chuyện nhờ vả. Đây chính là vi phạm phương châm cách thức tránh nói “dài dòng, rườm rà”. Bằng cách nói dài dòng, rườm rà, “dây cà ra dây muống” của ông Thuấn ta suy ra hàm ngôn của ông Thuấn là: “Tôi và cậu là chỗ thân tình, giữa hai chúng ta đã từng sống cùng nhau, cùng sinh ra tử, đã từng có những kỷ niệm vui buồn” Với cách gợi lại những kỷ niệm tốt đẹp, để mục đích nhờ vả đạt hiệu quả tốt hơn, chính là dụng ý của ông Thuấn. Hay xét ví dụ sau: (Vd 59) My Lan hỏi: "Có phải hồi ấy anh ăn trộm khoai, bị dân quân bắt không?" Khảm đỏ mặt bảo: "Toàn nói lăng nhăng, mắc tội nói xấu đồng đội. Thế nào tớ cũng bắt đền". My Lan hỏi: “Bắt đền gì?" Khảm bảo: "Đợi tối thì biết". Mọi người cười. [Không có vua, tr.70] 77 Trả lời câu hỏi của My Lan, đáng ra Khảm phải trả lời vào đề tài là bắt đền như thế nào, bằng hình thức gì nhưng Khảm lại bảo: "Đợi tối thì biết". Như vậy, câu trả lời của Khảm là một câu trả lời mơ hồ. Với câu trả lời này, Khảm đã cố tình tạo hàm ngôn bằng cách vi phạm quy tắc cách thức “trong giao tiếp tránh nói mơ hồ”. 2.2.6.4. Vi phạm phương châm quan hệ Khi giaotiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Để duy trì cuộc giao tiếp thì nguyên tắc này là nguyên tắc quan trọng nhất. Bởi vì nó buộc những người tham gia giao tiếp phải phát ngôn hướng vào đề tài của hội thoại, nhất là khi trả lời câu hỏi của người đối thoại, ngoại trừ trường hợp người nói muốn thay đổi đề tài. Khi người nói cố tình không nói thẳng vào đề tài giao tiếp là đã vi phạm phương châm quan hệ. (Vd 60) Cô Lài khóc: “Cháu ở nhà thì bà có chết không bà?” Vợ tôi bảo: “Đừng khóc”. Tôi cáu: “Cứ để cho cô ấy khóc, đám ma không có tiếng khóc buồn lắm. Nhà mình có ai biết khóc bà cụ thế đâu?”. Vợ tôi bảo: “Ba mươi hai mâm. Anh phục em tính sát không?”. Tôi bảo: “Sát”. [Tướng về hưu, tr.28] Trong cuộc hội thoại trên, nhân vật “tôi” và “vợ tôi” đề cập đến hai chủ đề đan xen nhau. Chủ đề thứ nhất là nói về chủ đề việc cô Lài có nên khóc hay không? Và chủ đề thứ hai là chủ đề tính mâm cỗ cho đám tang của mẹ. Khi người chồng nói Nhà mình có ai biết khóc bà cụ thế đâu? ,tức là Thủy biết rằng trong câu nói của chồng có ngầm ý trách mình là không thương bà cụ (vì không biết khóc bà cụ - có thương thì mới khóc (lẽ thường), cô liền nói sang chủ đề khác“Ba mươi hai mâm. Anh phục em tính sát không?”. Khi đang nói chuyện “khóc bà cụ” của cô Lài, bổng dưng Thủy chuyển sang nói về chuyện tính “sát” trong đám tang. Rõ ràng là Thủy đã cố tình vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại để nhằm thể hiện hàm ngôn cho người chồng biết rằng: “tôi không biết khóc cho bà cụ - không thương bà cụ (nhược điểm) nhưng tôi biết tính toán chu đáo trong đám tang bà cụ để không bị thiệt nhiều (ưu điểm của tôi)”. Ở đây Thủy muốn lái sang chuyện khác là chuyện đề cao cái ưu điểm biết tính toán của mình. 78 2.2.7. Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp Hành động ngôn ngữ gián tiếp là những câu thực hiện hành động ngoài lời một cách gián tiếp bằng một hành động khác. Hay có thể gọi là hành động ngôn từ lực ngôn trung gián tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu “sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là các ý nghĩa không tự nhiên dụng học” [11b, tr.379]. Truyện Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện 12 lần sử dụng hành động ngôn ngữ gián để tạo hàm ngôn, chiếm 7,05%. Trong đó thường sử dụng những hình thức câu hỏi hoặc câu khẳng định để thể hiện mục đích cầu khiến. Xét ví dụ sau: (Vd 61) Mọi việc diễn ra chỉ trong nháy mắt. Hạnh sửa quần áo rồi lùi ra ngoài không nói năng gì. Thoa khóc nức nở rồi ngã vật như một thân cây mảnh dẻ vừa đốn khỏi mặt đất. Bà Thiều đứng dậy lấy quần áo mặc vào người rồi quát tướng lên: - Khóc cái gì? Cha bố cô! Có im đi ngay không bà lại cho cái tát bây giờ. [Huyền thoại phố phường, tr.263] Phát ngôn “- Khóc cái gì?” của bà Thiều có hình thức là một câu hỏi nhưng mục đích không phải để hỏi mà là một câu mệnh lệnh, cầu khiến, (nhằm trấn áp, dọa nạt, ra lệnh) “im đi” và ta có thể hiểu nghĩa hiển ngôn của hành vi kế tiếp “Có im đi ngay không bà lại cho cái tát bây giờ” là đích ở lời của câu “- Khóc cái gì?”. Đây chính là hình thức cầu khiến qua câu hỏi mà bà Thiều muốn Thoa - con gái mình không được khóc. Trong truyện “Truyện tình kể trong đêm mưa” xét trong ngữ cảnh, Bạch Kỳ Sinh và Ngân đều yêu Muôn, nhưng Ngân lại chỉ huy phục kích giết chú của Muôn vì tội buôn bán thuốc phiện. Một bận Ngân đến nhà Muôn chơi nhưng không hiểu ai đó đã cắt mất gân chân con ngựa quý của Ngân, Ngân cho là Bạch Kỳ Sinh làm chuyện đó và bắt Bạch Kỳ Sinh nhốt vào tù. (Vd 62) Muôn than thở: - Anh ta đang ốm. 79 Ngân nói: - Con ngựa này mỗi ngày ăn hết hai mươi cân thóc, 6 lít sữa với hai cân đường. Cả nước bây giờ chỉ còn hai con như thế!” [Chuyện tình kể trong đêm mưa, tr.468] Câu nói của Muôn “ - Anh ta đang ốm”, xét trong ngữ cảnh trên, cấu trúc bề mặt là một câu khẳng định nhưng thực tế đích ở lời lại là hành vi cầu khiến, ngầm ý xin xỏ: “Đừng bắt anh ta!”. Nhờ vào ngữ cảnh và câu trả lời mang ý nghĩa hàm ngôn của Ngân mà người đọc có thể suy ra được hàm ngôn trong câu nói của Muôn. Trường hợp này là đích cầu khiến thể hiện qua câu khẳng định. 2.2.8. Dùng câu chất vấn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên, 2006) “Chất vấn là hỏi và yêu cầu phải giải thích rõ ràng.” [tr.61, 144] Theo Nguyễn Đức Dân + Nguyễn Thị Thời (2007) khi nghi ngờ hoặc cho rằng một sự tình (chỉ một đối tượng, hiện tượng, ý kiến, luận điểm, lí lẽ) hoặc cho rằng sự tình là vô lí, không đúng thì người ta chất vấn sự tình đó nhằm mục đích bác bỏ sự tình hoặc bày tỏ ý kiến của mình mà không cần người nghe trả lời. Nếu sự tình là một ý khẳng định thì chất vấn tạo thành hàm ý phủ định và ngược lại. Hành động chất vấn thể hiện thành câu chất vấn. Câu chất vấn luôn có hàm ý. Điều này có nghĩa là khi người ta tham gia giao tiếp dùng câu chất vấn chính là đã tạo ra hàm ngôn cho phát ngôn. Câu chất vấn phổ biến dùng yếu tố phiếm định như ai, đâu, sao, nào, gì làm tác tử chất vấn. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng 11 lần hình thức này để tạo hàm ngôn, chiếm 6,47%. Xét một số hình thức chất vấn sau: - Khuôn chất vấn với từ phiếm định “ai” (Vd 63) Chị Bường dắt theo ba đứa con đưa tiễn chúng tôi. Anh Bường bảo: “Thôi mẹ đĩ về đi, bảo vệ an toàn cái hĩm, chờ tớ một năm sau tớ về”. Chị Bường nửa cười nừa khóc: “Đồ phải gió! ở trên ấy nước độc lắm đấy! Đừng có tắm đêm mà ngã nước đấy! “Anh Bường bảo: “Nhớ rồi! Khổ lắm! Đêm ai lại đi tắm nước lã bao giờ? Thôi về đi! Thương anh giấu ở trong lòng. Xin em chớ có lòng thòng với ai”. [Những người thợ xẻ, tr.109] 80 Câu nói của anh Bường “Đêm ai lại đi tắm nước lã bao giờ?” làmột câu có khuôn chất vấn với từ phiếm định “aibao giờ?” mang nghĩa hàm ngôn “Em hãy yên tâm, anh không đi tắm nước lã vào ban đêm đâu”. Hay câu nói của chị Thắm trong ví dụ sau: (Vd 64) “Có ai yêu thương họ đâu?” [Chảy đi sông ơi, tr.13] Ví dụ trên là một câu chất vấn với khuôn từ phiếm định “có aiđâu?” có hàm ngôn mang nghĩa phủ định: “Không ai yêu thương họ cả.” - Khuôn chất vấn “A với B gì?” Chẳng hạn, câu nói của ông chủ thuyền nói với cậu bé xin theo đi đánh cá đêm khi cậu bé xin được tới bến Cốc nhưng giữa chừng ông chủ bảo xuống. Sau đây là ngữ cảnh diễn ra lời thoại đó. (Vd 65) Thôi mày xuống đi! - Ông chủ của tôi hốt hoảng - Cái lão trùm Thịnh không đùa với lão được đâu! - Cháu xin bác... - Tôi rên rỉ - Bác bảo cho cháu đến cuối bến Cốc cơ mà! - Cốc với cò gì? - Ông chủ của tôi lái thuyền vào bờ, nửa như bực bội nửa như ngượng nghịu. [Chảy đi sông ơi, tr.9] Câu in đậm trong (Vd65) là một câu chất vấn để bác bỏ: “Không cốc với cò gì cả” tức là ngầm báo cho người nghe biết rằng không có chuyện đi qua Bến Cốc, mà hãy xuống thuyền mau. 2.2.9. Dùng từ ngữ không tương thích Phương thức này được cấu tạo dựa trên sự kết hợp bất thường về nghĩa trong ngữ cảnh, từ đó làm nảy sinh hàm ngôn. Trong 170 ngữ liệu có chứa hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi thập, có 2 trường hợp tác giả sử dụng từ ngữ không tương thích ngữ cảnh để tạo hàm ngôn, chiếm 1,18%. Đối với người Việt, sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là một điều cần thiết, bắt buộc. Bao giờ cũng vậy, đạo của con cái là phải hiếu kính với cha mẹ. Lúc cha mẹ già yếu ốm đau, con cái phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Song trong gia cảnh “Không có vua”, việc bố ốm đã làm cho con cái lo lắng nhưng không phải là lo bố không khỏi bệnh, không phải lo cho sức khỏe của bố ngày một yếu đi, bệnh 81 tình ngày một trầm trọng mà là lo phải chi phí nhiều tiền. Ta thấy trong tác phẩm lão Kiền cũng là một người cha rất thương con, vợ chết sớm, một mình ở vậy với cảnh “gà trống nuôi con”. Bằng nghề vá xe đạp của mình, lão nuôi bốn đứa con trai khôn lớn, trong đó có hai đứa được học đại học đàng hoàng, một đứa con út tật nguyền. Vậy mà khi bố ốm, mấy đứa con lão Kiền chỉ lo tốn tiền vì phải chữa bệnh cho bố. Sau đây là tình huống và cuộc hội thoại giữa anh em trong gia đình lão Kiền thể hiện rõ nỗi lo lắng đó: (Vd 66) Lão Kiền điều trị Đông y, không khỏi, người rạc đi, đầu đau nhức. Đến tháng mười phát hiện thấy có u não. Bác sĩ bảo: "Để thì chết, mổ may ra cứu được". Cấn về họp gia đình, Cấn bảo: "Làm thế nào? Từ khi bố ốm nhà mình tiêu nhiều tiền lắm”. Cấn giở quyển sổ kế toán ra đọc: "Chú Khiêm đưa một lần một nghìn, một lần tám nghìn, một lần năm nghìn. Chú Đoài đưa một lần một trăm, một lần sáu chục, một lần một nghìn mốt. Chú Khảm đưa một lần ba trăm nhưng hôm tôi đưa một nghìn đi lấy thuốc ông lang Toại, chú Khảm mua hết có năm trăm, còn năm trăm vẫn cầm. Tiền thức ăn thế này... thế này... Ai chi gì tôi ghi cả". Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Tốn khóc hu hu. Cấn hỏi: “Ý chú Khảm thế nào?”. Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế”. Cấn hỏi: “Chú Khiêm sao im thế?” Khiêm hỏi: “Anh định thế nào?” Cấn bảo : “Tôi đang nghĩ”. Đoài bảo:“Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”. [Không có vua, tr.62] Câu nói cuối cùng của Đoàilà một sự kết hợp bất thường về nghĩa. Bởi vì, đặt trong truyền thống đạo đức gia đình Việt Nam thì câu nói của Đoài trái ngược hoàn toàn với những lẽ thường và đạo lý làm một người con. Trong hoàn cảnh bố ốm như vậy, anh em trong gia đình lẽ ra phải bàn bạc để tìm cách chạy chữa cho bố khỏi bệnh. Nhưng ở đây, anh em lại bàn bạc để lấy biểu quyết về việc cho bố chết. Hàm ngôn trong câu nói của Đoài là “hãy để bố chết đi, đừng chạy chữa nữa tốn tiền.” Tương tự, cách dùng từ của Đoài khi bố chết ở ví dụ sau: (Vd 67) “Ông cụ đi rồi. Thật may quá. Bây giờ tôi đi mua quan tài”. [Không có vua ,tr. 63] 82 Xưa nay từ “may” chỉ được dùng trong trường hợp ở vào tình hình gặp được may, gặp những điều tốt đẹp, còn cha chết là một chuyện buồn, chuyện xui xẻo. Nhưng trong truyện, từ “may” được Nguyễn Huy Thiệp để cho nhân vật Đoài sử dụng trong ngữ cảnh khi cha chết là không phù hợp. Qua cách dùng từ như vậy, tác giả đã thể hiện một hàm ngôn rất sâu sắc: Trước cái chết của cha mà con cái cảm thấy đó là một điều may mắn, như trút được gánh nặng. Cái chết của lão Kiền đã làm cho con cái được mãn nguyện. Câu nói của Đoài đặt trong ngữ cảnh này đã tạo ra một sự tri nhận mới cho người nghe – đó là một sự mỉa mai. Từ đó, tác giả muốn cho người đọc thấy được sự vô cảm và bất hiếu của những đứa con trong cái gia đình “Không có vua” ấy, nhưng đấy cũng là sự băng hoại về tâm hồn, về đạo đức của cả một thế hệ. Đó là một báo động về sự xuống cấp về sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ trong xã hội hiện nay. 2.2.10. Dùng từ sai lệch ngữ nghĩa Cơ chế tạo hàm ngôn bằng cách dùng từ sai lệch ngữ nghĩa là những trường hợp người nói cố tình sử dụng những từ ngữ không đúng, không phù hợp với ý nghĩa vốn có của nó để tạo hàm ngôn. Truyện Nguy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_20_3404848475_5764_1869380.pdf
Tài liệu liên quan