Luận án Lăng thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc – An Giang) trong hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ Việt Nam

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN Tư LIỆU .13

1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ.13

1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên .13

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ .14

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ.19

1.2.1. Thư tịch cổ.19

1.2.2. Nghiên cứu về lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ trước năm 1975 .24

1.2.3. Nghiên cứu lăng mộ thời nguyễn ở Nam Bộ sau năm 1975 đến nay.31

1.3. Cơ sở lý thuyết.39

1.3.1.Thuật ngữ lăng mộ.39

1.3.2. Thuật ngữ di vật tùy táng .44

Chương 2: LĂNG THOẠI NGỌC HẦU: KIẾN TRÚC VÀ DI VẬT.47

2.1. Vài nét về vùng đất Châu Đốc – An Giang.47

2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên vùng đất Châu Đốc .47

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Châu Đốc.48

2.2. Lăng Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc – An Giang).50

2.2.1. Tiểu sử Thoại Ngọc Hầu .50

2.2.2. Kiến trúc lăng Thoại Ngọc Hầu .52

2.2.3. Di vật tùy táng tìm thấy trong khu lăng Thoại Ngọc Hầu.60

2.2.4. Đặc điểm nhóm di vật tùy táng trong khu lăng Thoại Ngọc Hầu .74

2.3. Khu lăng mộ thân quyến Thoại Ngọc Hầu tại Vĩnh Long .86

5.2.1. Khu lăng mộ thân mẫu Thoại Ngọc Hầu.86

5.2.2. Khu lăng mộ song thân của bà Châu Thị Tế .87

Chương 3: LĂNG MỘ THỜI NGUYỄN Ở NAM BỘ.90

3.1. Lịch sử xây dựng .90

3.1.1. Giai đoạn thời chúa Nguyễn thế kỷ 17-18 .90

3.1.2. Giai đoạn kinh thành Gia Định 1780 -1801 .91

pdf295 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lăng thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc – An Giang) trong hệ thống lăng mộ thời Nguyễn ở Nam Bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triều Nguyễn. Đã từ lâu, gốm sứ Trung Quốc là mặt hàng nổi tiếng được ưa chuộng trên khắp thế giới. Cho đến nay hầu hết các châu lục trên trái đất đều có những phát hiện khảo cổ về mặt hàng này. Với tư cách của một vị quan đứng đầu vùng đất Tây Nam bộ vào đầu thế kỷ 19, là một vị quan thanh liêm, nhưng do công trạng lớn, cuộc sống gia đình của Thoại Ngọc Hầu vẫn được cung cấp đầy đủ những tiện ích và quý giá của xã hội đương thời cũng như sở hữu những vật dụng cao cấp nhất theo cương vị của mình. Chúng ta đã được thấy hàng sản xuất tại Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Anh, Pháptrong khối di sản mà ông bà để lại nhưng đáng chú ý nhất là những vật dụng trang sức bằng vàng của thành phần thượng lưu trong xã hội thời đầu Nguyễn. 82 Điểm đặc biệt Thoại Ngọc Hầu tuy là người ra đi cuối cùng sau khi đã chôn cất hai người vợ yêu quí: bà thứ Trương Thị Miệt vào năm 1821, bà chánh Châu thị Vĩnh Tế vào năm 1826 song trong phần của ông cũng có một số đồ trang sức cá nhân bằng vàng: Đó là một đôi bông tai cuống hình chữ S duỗi, mặt là một gương sen kết từ những sợi vàng mỏng manh như tơ trời, trông rất duyên dáng khi xuyên vào tai phụ nữ. Đây là loại vàng 7 tuổi rưỡi (tỷ lệ vàng chiếm 75%). Không biết đôi bông tai này là của bà Tế hay bà Miệt. Ông còn được sở hữu 4 chiếc vòng tay bằng vàng trơn mặt cắt tròn, trên thân vòng có khía mỏng, được chia thành hai cặp, mỗi cặp có đường kính bằng nhau: 6,5cm và 6,8cm. Có lẽ đây là kỷ vật của 2 người vợ mà ông đã lưu giữ lại, một bà sử dụng cặp vòng đường kính 6,5cm trong lượng hơn 7 chỉ chắc là của bà thứ Trương Thị Miệt, cặp còn lại đường kính 6,8cm trong lượng 1,5 lạng chắc là của bà chánh Châu Thị Vĩnh Tế. Bà Châu Thị Vĩnh Tế không chỉ có trang sức cá nhân nhiều hơn ông mà còn có những vật dụng bằng vàng khác. Về trang sức trên người, bà sở hữu 06 chiếc nhẫn vàng cẩn đá quý chế tác tinh xảo, khác nhau: một chiếc mặt hình lục giác nổi cao, đã mất viên đá cẩn, hai bên đối xứng hình hoa bo cạnh, đây là chiếc nhỏ nhất, một chiếc khác mặt nhẫn cũng nổi cao 2 tầng, tầng trên cùng đính một viên đá nâu đỏ hình ngũ giác, tầng dưới hình chữ thập, 4 đầu đều gắn đá đỏ, chiếc thứ 3 và 4 gần giống nhau: có mặt gần tròn gắn đá đỏ hai bên có vành, phía dưới có cấu trúc lõm gắn đá nhưng đã bị mất, chiếc thứ 5 mặt nhiều tầng, trên cùng có hình lục giác đã mất viên đá, chiếc cuối cùng mặt hình ôval nổi cao đính viên đá màu đỏ tím. Tất cả đều làm bằng vàng 9 tuổi, đường kính lòng từ 1,3→1,7cm, tiết diện dẹt nhỏ dần từ mặt xuống thân. Bà giữ một cặp vòng tay bằng vàng trơn tiết diện tròn đường kính mặt trong 5,3cm, nhỏ hơn 2 cặp bên ông. Bà còn có 2 cặp bông tai: 1 cặp hình móc câu trên đỉnh có bông hoa năm cánh đan bằng sợi vàng, giữa có nhuỵ bằng đá, cặp còn lại giống của ông nhưng nhuỵ hoa là một viên đá quý được cẩn vào. Bộ trâm cài đầu của bà có 10 cái đầu trâm làm bằng vàng 8 tuổi, cây gài bằng bạc trong đó có 4 chiếc đã mất cây gài chỉ còn lại phần đầu. Trong số 10 cây 83 trâm thì 7 chiếc đầu có hình hoa nạm hạt đá, tất cả các cây trâm này đều còn cây gài, 4 cây trâm còn lại chia thành 2 cặp có hình con phượng ở tư thế khác nhau: 1 cặp đang bay trong tư thế cánh quạt về phía trước, 1 cặp đang đậu với cánh cụp vào thân, đầu ngẩng cao. Các phần đầu cây trâm đều được đan bằng những sợi liên kết với những miếng vàng nhỏ tạo thành hình hoa hay hình chim phượng, hoa và chim phượng nối với cây gài bằng một lò xo nhỏ để khi người phụ nữ đi lại những cành hoa rung rinh lay động, những con chim phượng như đang chấp chới bay thật là sinh động. Theo quy định của nhà Nguyễn trong KĐĐNHĐSL thì các bà cung phi được sử dụng trâm như sau: hoàng hậu được 8 trâm phượng bằng vàng, cung tần bậc 2 trâm hoa 10 chiếc, bậc 3 và 4 trâm hoa 8 chiếc, công chúa trâm hoa 12 chiếc. Còn lại phẩm phục của các phu nhân thì theo chức vụ của chồng mà chế, từ tam phẩm trở lên thì cho phép trang sức thuần vàng hay xen vừa vàng vừa bạc [49]. Có thể thấy bà Châu Thị Vĩnh Tế có 7 chiếc trâm hoa, 4 chiếc trâm phụng bằng vàng xen bạc tức là kém với các hoàng hậu, phi tần, công chúa của hoàng tộc phù hợp với quy định thời đầu Nguyễn. Có thể các cây trâm phụng này của bà Châu Thị Vĩnh Tế cũng là do vua ban. Theo nhà kim hoàn Vũ Kim Lộc thì đây là bộ trang sức rất độc đáo còn khá nguyên vẹn mang đậm ảnh hưởng kiểu chế tác của thời các chúa Nguyễn nhưng những nghệ nhân làm ra nó thuộc Nội Kim Tượng Cục tại kinh đô Huế. Bộ trang sức này có giá trị không những trong việc làm rõ phục sức của nữ quan quý tộc thời Nguyễn mà còn góp phần vào nghiên cứu lịch sử nghề kim hoàn cổ Việt Nam. Trong các đồ cá nhân bằng vàng của bà còn có 2 bộ quai nón bằng vàng gồm hai đoạn liền nhau hình ống nối với một cái móc, tiếc rằng chiếc nón không biết làm bằng chất liệu nào đã không còn thấy dấu vết. Phần của bà còn có một chiếc hộp nhỏ cao 2cm có hình con chim lele. Về dụng cụ ăn trầu bà có một bình vôi hình tháp tròn bằng vàng do Campuchia chế tác. Bình vôi này gồm một cặp: 1 chiếc bằng vàng bà giữ, chiếc kia bằng bạc do ông giữ, các nhà nghiên cứu giám định cho rằng đây có thể là tặng phẩm do vua Chân Lạp Nặc Chân tặng ông bà. Cạnh đó bà có một con dao bằng ngà voi nạm vàng nhưng vì lưỡi dao bằng sắt nên đã bị mục nát mất. 84 Có thể nói, trừ chiếc bình vôi bằng vàng do nghệ nhân Campuchia chế tác, toàn bộ đồ trang sức và đồ cá nhân bằng vàng của Thoại Ngọc Hầu và phu nhân hoàn toàn do bàn tay thợ kim hoàn Việt Nam. Với những chi tiết tinh xảo và khá hiện đại và với óc sáng tạo, nghệ nhân kim hoàn thế kỷ 18-19 đã để lại những thành tựu tuyệt vời minh chứng cho một nghề kim hoàn Việt Nam luôn phát triển trong lịch sử. Hiện nay trừ những chiếc trâm phụ nữ Việt Nam không còn dùng nữa mà thay thế bằng những chiếc kẹp tóc hoặc băng đô, thì những chiếc vòng tay bằng vàng, những chiếc nhẫn bằng vàng, hoa tai bằng vàng của Thoại Ngọc Hầu và phu nhân đều khá gần gũi với chúng ta, những model này đôi lúc còn thấy thoáng hiện trên ngón tay, trái tai hay ở cổ tay người phụ nữ Việt Nam lớn tuổi, và những chiếc nhẫn kiểu trên cũng có thể xuất hiện trên ngón tay nam giới Việt Nam Thẻ bài là một loại biển hiệu nhỏ dùng để đeo với mục đích cho người xem nhận biết thân phận của người hoặc vật sử dụng nó. Có những thẻ bài chỉ dùng trong việc nhận dạng nhưng cũng có những thẻ bài mang uy quyền có thể sai khiến người khác. Thấy được tầm quan trọng của thẻ bài, triều Nguyễn đã cho làm nhiều loại thẻ bài bằng nhiều chất liệu khác nhau như ngà, sừng, vàng, bạc, đồngđể dùng với nhiều tên gọi trong nhiều mục đích như tín bài, bài đeo, thẻ bài thưởng công, đeo cho cây thông do hoàng tộc và triều đình trồng ở đàn Nam Giao, đeo cho thú trong vườn thượng uyển... Như vậy có 2 loại thẻ bài dưới thời Nguyễn : bài dùng cho người và bài dùng cho vật.Với bài dùng cho người, năm 1830 tín bài đã được triều đình nghị bàn tầm quan trọng và được Minh Mạng chuẩn y như sau : Đặt ra tín bài là để làm tin với binh línhtín bài bằng ngà ban cấp cho Gia Định, Bắc Thành mỗi nơi đều 10 chiếcphòng khi dùng đến ; đợi khi gặp có công việc khẩn cấp, quan trọng như việc quân, việc bắt giặc mới cho lấy ra dùng, để hiệu lệnh ở trong quân, không cho dùng bừa bãi. Còn như thu giữ tín bài ấy, thì người giữ không được niêm phong, người niêm phong thì không được giữ. Về chất liệu thẻ bài dùng cho người thì được làm bằng ngà như tín bài nói trên hoặc bài đeo thì làm bằng vàng như thẻ bài bằng vàng của thị vệ đại thần ở ngự tiền hành dinh, của chưởng phủ, của đô thống, thống chế, đề đốcthẻ bài bằng vàng tía của phó vệ úy, 85 hiệp quảnthẻ bài bằng bạc của thị vệ, suất độicũng có thẻ bài thưởng công bằng bạc, mặt có in chữ Thưởng công ban cấp cho quân thứ Còn thẻ bài bằng đồng các loại dùng treo trên cây thông như trên đã đề cập thì được biết cả trong tư liệu và trong phát hiện khảo cổ học. 2 tấm thẻ bài của ông bà Thoại Ngọc Hầu có hình thức và kích thước tương tự nhau : dài 11,8cm, ngang 9cm, 1 chiếc nằm trong khối di vật của Thoại Ngọc Hầu và 1 chiếc nằm trong khối di vật của phu nhân Châu Thị Vĩnh Tế- chính thất của Thoại Ngọc Hầu. Trong 2 chiếc thì chiếc của ông Thoại Ngọc Hầu chỉ bị rỉ ten xanh che lấp và mẻ mất 1 miếng nhỏ phía trên góc trên bên phải, hầu như vẫn nguyên hình dáng, còn chiếc của bà Châu Thị Vĩnh Tế đã bị mẻ mất một mảng khá lớn thuộc đoạn giữa phía bên trái (xem hình).Tuy nhiên vì 2 chiếc là 1 một cặp nên có thể đối chiếu phục nguyên những phần đã mất. Nếu so thời gian thì phu nhân Châu Thị Vĩnh Tế mất trước ông Thoại Ngọc Hầu 6 năm (1823) và chiếc thẻ bài này cũng được chôn theo bà trước đó 6 năm. Về hình dáng, lệnh bài là một miếng đồng lá mỏng có bề dày 0,2cm, cấu tạo bởi 2 phần : phần trên hình đám mây vòng cung hơi nhọn rộng 3cm có riềm gợn sóng ôm lấy phần dưới, trong vòng cung dập chạm 1 hàng 4 chữ Hán nổi đọc từ phải qua trái: 宣 封 使 者 (Tuyên Phong Sứ Giả), có một lỗ nhỏ được khoan chính giữa ở dưới riềm để xỏ dây đeo, phần dưới có hình mặt tròn hơi oval, chạy quanh chu vi là vành hoa văn rộng 0,7cm khắc chữ công, giữa mặt tròn khắc nổi 1 chữ Hán lớn: 賞 (Thưởng). Ý nghĩa của 4 chữ Tuyên Phong sứ giả cho thấy đây là người đại diện vua (nghĩa của từ sứ giả), còn 2 chữ Tuyên Phong nghĩa là ban bố lệnh vua ở ngoài bờ cõi. Toàn bộ 4 chữ Tuyên Phong sứ giả có nghĩa là: người thay mặt vua ban bố vương lệnh ngoài biên. Ý nghĩa này rất phù hợp với vai trò của Thoại Ngọc Hầu và phu nhân vì ông hầu như chuyên làm công tác ngoài biên giới, là khâm sai thay mặt vua ban bố vương mệnh. Xét về thời gian và đối chiếu với tư liệu thời Nguyễn, khả năng 2 chiếc thẻ bài này được tặng cho vợ chồng ông Thoại Ngọc Hầu vào giai đoạn Nguyễn Ánh chưa làm vua là hợp lý hơn cả, khoảng thời gian đó là từ năm 1792 đến năm 1800 86 trước khi Nguyễn Văn Thoại bị giáng làm Cai đội. Tiểu truyện Nguyễn Văn Thoại trong Đại Nam Liệt truyện đã ghi lại 4 lần ông được thưởng, dù rằng tài liệu không ghi cụ thể về tấm thẻ bài, nhưng có lẽ trong những phần thưởng đó có lệnh bài Tuyên Phong Sứ Giả. TS Phạm Hữu Công cho rằng có thể đây là thẻ bài được sử dụng vào thời Nguyễn Ánh còn đang chiến đấu chống Tây Sơn, thời gian đó Nguyễn Ánh phải dùng lệnh bài bằng đồng và đã sai vợ chồng Nguyễn Văn Thoại vào một công việc, có thể là công việc ngoại giao ở Xiêm La, hoặc ở Campuchia hoặc Lào... 2.3. Khu lăng mộ thân quyến Thoại Ngọc Hầu tại Vĩnh Long Ngoài khu lăng Thoại Ngọc Hầu tại triền núi Sam, ở quê hương của ông, còn có hai quần thể lăng mộ của thân mẫu và gia đình ông cũng như của thân mẫu và gia đình của bà Châu Vĩnh Tế - Chính thất phu nhân của ông. Tất cả các công trình này đều do ông tự tay xây dựng trước khi qua đời. Bà Nguyễn Thị Tuyết, là Thân mẫu Trấn thủ Châu Đốc, Bảo hộ Cao Miên, Kiêm quản Hà Tiên trấn vụ Thống chế Thoại Ngọc Hầu. Theo lời truyền lại của nhân dân trong vùng, trong những năm 1827, 1828, Thoại Ngọc Hầu – Khâm sai Thống chế Án thủ Châu Đốc, kiêm quản Hà Tiên trấn, Bảo hộ Cao Miênđã về quê hương Cù Lao Dài xây dựng lại phần lăng mộ cho mẹ mình là bà Nguyễn Thị Tuyết và lăng mộ cho cha mẹ chánh thất phu nhân của ông (bà Châu Thị Tế) là vợ chồng ông/bà Châu Vĩnh Huy - Đỗ Thị Toán. Hiện tại 2 khu lăng mộ nằm tại Ấp Thái Bình, xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. 2.3.1. Khu lăng mộ thân mẫu Thoại Ngọc Hầu Đây là khu lăng mộ được làm bằng hợp chất kết hợp với gạch, có cấu tạo về kiểu dáng kiến trúc tương tự với khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc – An Giang. Hiện tại do không có người chăm sóc nên khu lăng mộ xuống cấp trầm trọng, nằm trong khu vực trồng vườn của người dân. Lăng mộ nhìn về hướng Bắc, chếch Đông. Khuôn viên lăng được bao quanh bởi bức tường thành rộng ngang 16,5m; dài 33m, dày trung bình khoảng 0,7m; cao từ 0,3 đến 1,3m. Kết cấu từ ngoài vào trong như sau: ngoài cùng là hai trụ biểu kết hợp với hệ 2 bên tường dọc ở phía 87 trước dạng hai cánh tay vươn ra phía trước nối vào tường thành, kết thúc dải tường trụ phía trước này là đến cổng lăng với hai trụ biểu hai bên và hệ thống tường ngang, trụ biểu nối với hai dải tường thành hai bên. Sau cổng lăng là bình phong tiền, sân tế, rồi đến bệ thờ/nhang án đặt trước nấm mộ, chính giữa là lăng mộ bà Nguyễn Thị Tuyết, mô phỏng hình tẩm điện – có dạng mô phỏng nhà lợp mái bằng ngói âm dương, ngói ống. Bên trái mộ của bà Nguyễn Thị Tuyết là bà Nguyễn Thị Định – em ruột Thoại Ngọc Hầu được xây dựng vào năm 1854. Bên phải mộ bà Nguyễn Thị Tuyết khu vực phía trước gần tiếp với khu tường ngang của cổng lăng là mộ của một vị quan nhiều lần từng theo Thoại Ngọc Hầu và Nguyễn Ánh sang Vọng Các (Thái Lan). Sau phần mộ của bà Nguyễn Thị Tuyết là bình phong hậu kết hợp với tường thành khép lại khu lăng. Góc phải ở phần hậu lăng có một miếu thờ Hậu thổ đổ bằng hợp chất. Toàn bộ đặc điểm kiến trúc của khu lăng có đặc điểm giống với quần thể kiến trúc lăng Thoại Ngọc Hầu ở Châu Đốc – An Giang. Đáng chú ý là trên một số điểm kết nối giữa trụ biểu và tường thành đều có trang trí đắp nổi các đồ án rồng, hoa lá, phụng cách điệu và hệ thống bình phong với việc khảm gốm sứ tạo thành những bài minh chữ Hán. Hiện nay, ngoài bia mộ chính của lăng Nguyễn Thị Tuyết với nội dung: mộ của bà Thục nhân họ Nguyễn tên huý là Tuyết, phu nhân của Khâm tặng anh dũng tướng quân, Khinh xa đô uý thần sách vệ uý họ Nguyễn phong tước Hầu. Bia được lập vào tháng Giêng năm Minh Mệnh thứ 9 (1828). (Hình: 2.3), (Bản dâp: 2.4 – 2.6) 2.3.2. Khu lăng mộ song thân của bà Châu Thị Tế Khu lăng mộ song thân bà Châu Vĩnh Tế - Chính thất phu nhân của Thoại Ngọc Hầu, nằm cách khu lăng mộ bà Nguyễn Thị Tuyết khoảng 500m về phía Đông. Tổng thể và đặc điểm kiến trúc tương tự như khu lăng mộ bà Nguyễn Thị Tuyết. Bình đồ tổng thể kiến trúc có kích thước gần vuông 16mx16,5m. Trong quần thể khu lăng mộ này gồm có mộ 2 ông bà Châu Vĩnh Huy – Đỗ Thị Toán và hai ngôi mộ khác hiện chưa rõ lai lịch chủ nhân. Đây là khu lăng mộ được chính Thoại Ngọc Hầu cho xây dựng cùng thời điểm xây dựng lại phần lăng mộ cho mẹ của mình. Tuy nhiên, các đặc điểm kiến trúc và trang trí kiến trúc có phần kém hơn so với khu lăng mộ thân mẫu của ông. (Hình: 2.4) 88 Tiểu kết chƣơng 2 Về cơ bản, kiểu dáng kiến trúc lăng Thoại Ngọc Hầu có nét tương đồng với những kiến trúc lăng mộ ở Cù Lao Dài – Ấp Thái Bình, xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long mà trước khi mất, Ông đã hoàn thành tâm nguyện xây dựng khu lăng mộ cho mẹ của mình vào năm 1828. Do khu lăng mộ này còn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, mặc dù đã bị bom đạn tàn phá làm vỡ sụp một vài chi tiết nhưng những yếu tố gốc và những giá trị lịch sử văn hóa về kiến trúc nghệ thuật không bị người thời sau sửa sang “làm mới” như khu lăng mộ của Thoại Ngọc Hầu hiện nay. Về mẫu kiến trúc lăng Thoại Ngọc Hầu, đã có một số khu lăng mộ ở Huế có đặc điểm kiến trúc mang hình dáng tương tự đã được L.Cadiere công bố trong tác phẩm Lăng mộ của người An Nam trong vùng phụ cận Huế. Tuy nhiên, khi trở lại khảo sát khu lăng mộ Hoàng gia thời Nguyễn và lăng mộ các quan lại đại thần thời kỳ này ở nơi đây cho thấy, ngoài khu lăng mộ hoàng gia như lăng Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Địnhhệ lăng mộ của các quan lại đại thần thời Nguyễn nổi danh trong triều Nguyễn qua các giai đoạn hầu như không còn, ngoại trừ lăng mộ của Đông các Đại học sĩ, Kinh lược sứ Nam Kỳ Nguyễn Tri Phương (mất năm 1873); lăng mộ của Thái phó, Quận công Trần Văn Năng (mất năm 1835); lăng mộ của Khâm sai Tiền quân, Bình Tây đại tướng quân Nguyễn Văn Thành (mất năm 1817, đã cải táng năm 2005) và khu lăng mộ của Hữu Tham tri Công bộ Phan Tiến Cẩn (mất năm 1816). Mặc dù về quy mô và một vài quy chuẩn khác không thể so sánh với khu lăng mộ hoàng gia ở Huế, tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ về bố cục, kết cấu kiến trúc và đặc biệt là các loại hình đề tài trang trí, chúng tôi nhận thấy khu lăng Thoại Ngọc Hầu vẫn phản ánh những nét trang trí cung đình Nguyễn, tức là các loại hình mô típ trang trí phản ánh tính thống nhất về bố cục và đề tài, kiểu thức trang trí của triều đình Nguyễn theo một quy chuẩn, mô thức chung. Đó là các loại hình trang trí dạng hoa lá hóa rồng trên bình phong tiền trước khu mộ của Thoại Ngọc Hầu và phu nhân Châu Vĩnh Tế đã từng gặp trên đồ án trang trí ở bình phong hậu của lăng vua Gia Long (xây dựng năm 1819 - 1820). Kiểu thức cổng lăng Thoại Ngọc Hầu với quy mô và dạng trang trí ô hộc, các loại hình đề tài trang trí trên diềm mái phần mộ 89 bà Châu Vĩnh Tếphản ánh tính thống nhất về hình thức trong các khu lăng tẩm và phủ đệ của tầng lớp hoàng thân quốc thích triều Nguyễn ở Huế cùng thời và cả với thức một số công trình kiến trúc phụ ở trong khu lăng Minh Mệnh (xây dựng năm 1841) Đáng chú ý là bố cục, kết cấu, bình đồ kiến trúc của lăng Thoại Ngọc Hầu phản ánh những nét tương đối đồng nhất về lăng mộ của các quan lại đại thần thời Nguyễn ở Nam Bộ. Hệ thống lăng mộ thời chúa Nguyễn đến thời Nguyễn ở Nam bộ được hình thành trên cơ nền truyền thống lăng mộ ở Việt Nam theo một diễn trình từ thời Lý – Trần – Lê sơ – Lê Trung Hưng – chúa Nguyễn – Nguyễn, trải dài trên dải đất hình chữ S của Việt Nam. Lăng Thoại Ngọc Hầu hiện diện ở Châu Đốc – Vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam trong lịch, hiện tại và cả tương lai cùng với sự phân bố của các lăng mộ thời Nguyễn ở Nam bộ cho thấy sự tập trung ở khu vực vốn là trung tâm quyền lực chính trị dưới thời Nguyễn ở Nam bộ - Thành Gia Định. Ngoài ra, một số địa điểm thường là nơi mà các quan lại đại thần thời Nguyễn từng gắn bó với cuộc đời và sự nghiệp của mình hoặc là quê hương nơi mình sinh ra và trưởng thành. Đặc biệt, với việc phát hiện kho báu tùy táng trong khu lăng Thoại Ngọc Hầu cung cấp cho khảo cổ học một nguồn tư liệu đồ sộ liên quan đến táng tục và những vấn đề lịch sử, văn hóa ẩn chứa đằng sau hệ thống di vật. Có rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, ngoại giao, ngoại thương, chính trị, nếp sốngẩn chứa đằng sau bộ sưu tập di vật tùy táng trong lăng Thoại Ngọc Hầu như: mão bằng vàng và những vật sử dụng hằng ngày rất phong phú của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia cho tới châu Âu như các loại đồng tiền bằng vàng, bạc, các loại đồ gốm: bát, muỗng, đĩa, thố, ống nhổ, bình rót...; đồ thủy tinh như: kính đeo mắt, bình, ly chân cao, lọ hít.... Nhiều hiện vật được xác định là của vua Gia Long - Minh Mệnh ban tặng cho cả hai ông bà như đã từng ban tên núi, tên sông - kênh lớn của đất nước, được khắc trên Cửu Đỉnh - bảo vật quốc gia đặt tại Tử cấm thành ở Huế (kênh Vĩnh Tế) sông Thoại Hà, Thoại Giang, núi Thoại Sơn, đình Thoại Sơn..., xã Vĩnh Tế, Vĩnh Xuân... có giá trị cao về lịch sử văn hóa, thẩm mỹ, khắc họa rõ nét sinh hoạt của tầng lớp quan lại cao cấp thời kỳ đầu triều Nguyễn tại vùng đất cực Nam Tổ quốc, góp phần bổ sung những phần khuyết thiếu trong việc nhận thức về cổ vật thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn. 90 Chƣơng 3 LĂNG MỘ THỜI NGUYỄN Ở NAM BỘ 3.1. Lịch sử xây dựng Về lịch sử hình thành và phát triển, cho đến nay khảo cổ học vẫn chưa ghi nhận được một công trình kiến trúc lăng mộ nào có niên đại trước thế kỷ 17 ở Nam Bộ. Có nhiều cách giải thích khác khác nhau về sự thiếu vắng này, song nhiều nguồn tư liệu khảo cổ học, sử học, dân tộc học, văn hóa học cho thấy phong tục tập quán của những nhóm cư dân bản địa trước khi người Việt và người Việt gốc Hoa tới khai khẩn vùng đất Nam Bộ vốn gắn liền với tục hoả táng, thuỷ táng hoặc là các hình thức “điểu táng” mà không xây dựng lăng mộ. Điều này đã được Sứ thần nhà Nguyên là Chu Đạt Quan khi ghi chép về táng tục ở Chân Lạp và vùng đất Nam Bộ vào các năm 1296-1297 xác nhận qua tác phẩm Chân Lạp phong thổ ký: “Người chết không có quan tài, chỉ bó trong một loại chiếu, lấy vải phủ. Đưa ma, trước cũng dùng các loại cờ xí, nhạc trống, rồi lại lấy hai mâm đựng đầy gạo rang, ném quanh đường đi, gánh đến chỗ hẻo lánh xa xôi không có người ở ngoài thành thì vứt xuống rồi bỏ đi, đợi diều, quạ, chó đến ăn. Trong giây lát ăn hết thì bảo rằng cha mẹ có phúc nên được báo đáp như vậy... Vua cũng có tháp để mai táng, nhưng không biết chôn người hay chôn xương?” [52, tr.44]. Như vậy là hình thức xây cất lăng mộ ở Nam bộ mới chỉ ghi nhận từ sau thế kỷ 17, khi các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền và xây dựng các trung tâm chính trị tại vùng đất phương Nam, sau đó phát triển và trở thành phổ biến dưới thời Nguyễn. 3.1.1. Giai đoạn thời chúa Nguyễn thế kỷ 17-18 Ở Nam Bộ, kiến trúc lăng mộ ghi nhận niên đại sớm nhất vào năm 1725, tương truyền là của Trần Thượng Xuyên (1655 -1725) hiện không còn dấu tích kiến trúc ban đầu bởi quá trình trùng tu tôn tạo [3]. Giai đoạn thời chúa Nguyễn (thế kỷ 17 – 18), quần thể lăng Mạc Cửu trên sườn núi Bình San ở Hà Tiên (Kiên Giang) với hơn 46 ngôi mộ lớn nhỏ có niên đại khởi đầu từ năm 1735 (lăng Mạc Cửu) kéo dài cho đến giữa thế kỷ 19 được ghi nhận. Tuy nhiên, tư liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy, với các đặc điểm kiến trúc tiếp nối truyền thống thời Minh (Trung Hoa), 91 khác biệt so với lăng mộ thời chúa Nguyễn và thời Nguyễn của người Việt về vật liệu, kết cấu và trang trí kiến trúc, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này trong phần so sánh ở sau. (Hình: 3.32) Do không có thông tin, đặc biệt là thông tin từ bia mộ, cho nên lăng mộ của người Việt thời chúa Nguyễn hiện chưa xác định di tích nào có niên đại tuyệt đối ở Nam Bộ có niên đại thế kỷ 17 và nửa đầu thế kỷ 18, mặc dù qua khảo sát chúng tôi đã gặp một số ngôi mộ ở Quận 2, Quận 3, Quận Thủ Đức, Quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh), một số ngôi mộ ở Cù Lao Phố, Biên Hoà, Long Thành (Đồng Nai), Tân An (Long An), Châu Thành (Tiền Giang) được xây dựng bằng hợp chất kiên cố, quy mô tương đối lớn, với các đề tài trang trí mang tính điển hình thời chúa Nguyễn như hoa lá dây, hồi văn, mô phỏng các dạng sập chân quỳ ở nhiều bộ phận kiến trúc, có nhiều đặc điểm giống với hệ thống lăng mộ thời chúa Nguyễn được xác định niên đại tuyệt đối ở miền Trung Việt Nam [58]. Hơn nữa, về mặt tư liệu lịch sử cho thấy, mặc dù đã có các cơ quan hành chính của chúa Nguyễn trên vùng đất Nam Bộ từ những năm 1620, 1623 [20] và mốc quan trọng nhất là năm 1698 với sự kiện thành lập Phủ Gia Định dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu [44, tr.111]. Tuy nhiên, thời điểm này, đa phần các quan lại đại thần của chúa Nguyễn được giao nhiệm vụ ở vùng đất Nam Bộ đều không có nguồn gốc xuất thân từ vùng đất này, chúng ta có thể thấy các trường hợp như: Nguyễn Hữu Cảnh (Quảng Bình), Nguyễn Cư Trinh (Huế)do đó, việc thực hiện nhiệm vụ nơi đây chỉ là trấn giữ, quản lý và khi mất đều được an táng tại quê hương. Vì thế, không có lăng mộ quan lại đại thần thời chúa Nguyễn nào được ghi nhận ở Gia Định. 3.1.2. Giai đoạn kinh thành Gia Định 1780 -1801 Sau khi chúa Nguyễn dời Phú Xuân vào Gia Định, nội chiến giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn diễn ra khốc liệt, chính quyền đàng trong phải bôn tẩu khắp nơi, khó có điều kiện xây dựng lăng mộ cho những người giữ trọng trách cao trong chính quyền đương thời sau khi mất. Giành lại được Gia Định vào năm 1788, Nguyễn Ánh bắt đầu ổn định quyền lực, tổ chức xây dựng hành chính, từng bước biến Phủ Gia Định thành Kinh Gia 92 Định nổi danh một thời cho đến năm 1802, khi Gia Long chính thức tái lập Phú Xuân làm Kinh đô, thực hiện đại định thiên hạ. Thời điểm này, chúng ta mới ghi nhận được hệ thống lăng mộ của hoàng gia và các quan lại đại thần qua các ghi chép của chính sử triều Nguyễn. Giai đoạn gắn với trung tâm quyền lực thời Nguyễn Ánh (1780 -1801), khu vực Gia Định thành là nơi tập trung hệ thống lăng mộ với nhiều ghi chép liên quan đến những người trong hoàng gia và quan lại đại thần trong chính sử triều Nguyễn. (Bản đồ: 3.1); Tuy nhiên, sau khi đại định thiên hạ (1802), cùng với việc tái thiết Kinh đô và hệ thống lăng mộ của các chúa Nguyễn ở Huế đã bị Tây Sơn phá huỷ trước đó, tháng 10 năm 1808 vua Gia Long đã ra lệnh thực hiện cải táng di dời toàn bộ lăng mộ gắn với hoàng gia (lăng mộ Duệ tông Hiếu định hoàng đế - chúa Nguyễn Phúc Thuần và những người Tôn thất) chết ở Gia Định về an táng tại kinh thành Huế. Đồng thời chỉ đạo thành thần Gia Định triệt hết vật liệu ở lăng miếu cũ, đốt sạch đi [44, tr.740]. Từ đây, vùng đất Gia Định chỉ còn lại lăng mộ của các quan lại đại thần có nguồn gốc xuất thân hoặc từng làm việc và gắn bó nơi đây. (Bảng: 3.1) Nam Bộ (Gia Định thành) là đất phục hưng của họ Nguyễn trong lịch sử. Sau khi bị chúa Trịnh và phong trào Tây Sơn đánh đuổi (năm 1774 - 1775), chúa Nguyễn Phúc Thuần đã phải rời khỏi thủ phủ Phú Xuân, Quảng Nam... vào Gia Định để hy vọng tồn tại. Nhưng kết cục sự nghiệp chúa Nguyễn hơn 200 năm đã sụp đổ trước phong trào Tây Sơn với các trận chiến oanh liệt của Quang Trung trong các năm 1782, 1785. Năm 1788 nội bộ triều Tây Sơn đã tạo cơ hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_lang_thoai_ngoc_hau_chau_doc_an_giang_trong_he_thong.pdf
Tài liệu liên quan