Luận văn Đời sống kinh tế của thương bệnh binh và vai trò của công tác xã hội (nghiên cứu tại huyện Nghĩa hưng – tỉnh Nam Định)

DANH MỤC BẢNG.6

PHẦN MỞ ĐẦU.7

1. Lý do chọn đề tài:7

2. Tổng quan nghiên cứu: 10

3. Ý nghĩa của nghiên cứu:19

3.1. Ý nghĩa khoa học: 19

3.2. Ý nghĩa thực tiễn: 19

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 19

4.1. Mục đích nghiên cứu: 19

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 20

5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: 20

5.1. Đối tƣợng nghiên cứu: 20

5.2. Khách thể nghiên cứu: 20

5.3. Phạm vi nghiên cứu: 20

6. Câu hỏi nghiên cứu: 21

7. Giả thuyết nghiên cứu: 21

8. Phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý thông tin: 21

8.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: 21

8.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: 22

8.3. Phƣơng pháp quan sát: 23

8.4. Phƣơng pháp phân tích tài liệu: 23

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH.24

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU. .24

1.1. Các khái niệm công cụ: 24

1.1.1. Khái niệm thƣơng binh: 24

pdf32 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đời sống kinh tế của thương bệnh binh và vai trò của công tác xã hội (nghiên cứu tại huyện Nghĩa hưng – tỉnh Nam Định), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đủ và để công tác chăm sóc đời sống ngƣời có công nói chung và thƣơng bệnh binh nói riêng của huyện đi vào cuộc sống một cách thiết thực, phát huy hiệu quả, tạo đƣợc niềm tin, niềm vui và chỗ dựa vững chắc cho ngƣời có công, góp phần đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của họ thì việc nghiên cứu tìm hiểu chính sách ƣu đãi đối với thƣơng bệnh binh, tìm hiểu cách thức tổ chức thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện ƣu đãi xã hội trên địa bàn huyện là rất cần thiết. 2. Tổng quan nghiên cứu: Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đất nƣớc ta giành đƣợc độc lập, tự do sau hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Những vết thƣơng chiến tranh đã và đang đƣợc khắc phục, đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và phát triển. Có đƣợc những thành quả đó, dân tộc ta không thể quên ơn những ngƣời con đã cống hiến cả cuộc đời, hi sinh xƣơng máu của mình vì độc lập, tự do của đất nƣớc. Một trong số đó là những ngƣời thƣơng binh, bệnh binh. Ƣu đãi xã hội đối với thƣơng bệnh binh luôn là vấn đề đƣợc các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, cũng nhƣ các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này đặc biệt quan tâm. Chính sách thƣơng binh liệt sỹ và ngƣời có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Suốt mấy chục năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách, chế độ với ngƣời có công và thƣờng xuyên bổ sung sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Đến nay đã hình thành một hệ thống chính sách kinh tế xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của NCC. Những năm qua đã và đang có nhiều Pháp lệnh, Thông tƣ, Nghị định, kế hoạch, chƣơng trình, đề án đƣợc Chính phủ và các Sở, ban ngành liên quan về thống kế, khảo sát về chất lƣợng cuộc sống của các đối tƣợng ngƣời có công cũng nhƣ nhu cầu và đánh giá mức độ hài lòng của họ với thụ hƣởng chính sách Đi kèm theo đó là những nghiên cứu, báo cáo, đề xuất chính sách đƣợc thực hiện một cách cụ thể, chi tiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chính sách ƣu đãi xã hội với thƣơng bệnh binh nói riêng và đối tƣợng ngƣời có công nói chung. Ngay từ những ngày đầu non trẻ của chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xƣớng và nêu lên những quan điểm cơ bản về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, hình thành chính sách ƣu đãi thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ. Theo Ngƣời, thƣơng binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những ngƣời có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên, bổn phận của chúng ta là biết ơn, phải thƣơng yêu và giúp đỡ họ. Với truyền thống gắn bó, đoàn kết, chung lƣng đấu cật chống thiên tai, địch họa trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, đạo lý nhân ái thủy chung, “uống nƣớc nhớ nguồn” đã trở thành lẽ sống, là nét đẹp trong đời sống của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đạo lý tôn thờ, hậu đãi ngƣời có công với đất nƣớc, với dân tộc của cha ông đã đƣợc kế thừa và phát huy trong thời đại Hồ Chí Minh và là nền tảng sức mạnh để đất nƣớc ta “nở hoa độc lập, kết quả tự do”, thống nhất non sông về một dải với những chiến thắng hào hùng ghi sâu trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Chính sách đối với ngƣời có công là một trong những chính sách ƣu tiên, xuyên suốt quá trình cách mạng của Đảng và Nhà nƣớc ta. Văn bản pháp luật đầu tiên về ƣu đãi Thƣơng, bệnh binh là Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký ngày 16/2/1947, sau đó đƣợc bổ sung bằng Sắc lệnh số 242/SL ngày 12/10/1948, quy định tiêu chuẩn xác nhận thƣơng binh, truy tặng “tử sỹ”, thực hiện chế độ “lƣơng hƣu thƣơng tật” đối với thƣơng binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình liệt sỹ. Để chỉ đạo công tác thƣơng binh tử sĩ trong cả nƣớc, ngày 26 tháng 2 năm 1947, Phòng thƣơng binh thuộc Cục Chính trị, quân đội quốc gia Việt Nam đƣợc thành lập. Đầu tháng 7 năm 1947, Ban Vận động tổ chức “Ngày thƣơng binh toàn quốc” cũng đƣợc thành lập. Ban Vận động đã đề nghị và đƣợc Trung ƣơng đồng ý chọn ngày 27 tháng 7 hàng năm là ngày “Thƣơng binh toàn quốc”, là dịp để đồng bào tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và lòng yêu mến thƣơng binh, và kêu gọi các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần “Uống nƣớc nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ ngƣời trồng cây”, hết lòng giúp đỡ thƣơng binh, gia đình liệt sỹ về vật chất cũng nhƣ về tinh thần một cách rất chân thành và cảm động. Văn bản pháp luật đầu tiên về ƣu đãi thƣơng, bệnh binh của chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xƣớng và nêu lên những quan điểm cơ bản về ƣu đãi thƣơng, bệnh binh, hình thành chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, gia đình liệt sỹ. Ngay sau ngày miền Bắc đƣợc giải phóng (năm 1954), Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách, văn bản luật quy định chế độ ƣu đãi đối với thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, với dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thƣơng tật... với cán bộ tiền khởi nghĩa, Anh hùng Lực lƣợng vũ trang, Anh hùng Lao động, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng. Khi đất nƣớc thống nhất, bƣớc vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm cả nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta vẫn xác định công tác thƣơng binh, liệt sỹ là một trong những vấn đề lớn của đất nƣớc ta. Cụ thể hóa quan điểm, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc ta đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật ƣu đãi đối với NCC, khắc phục một số bất hợp lý, giải quyết một khối lƣợng lớn công việc do hậu quả của chiến tranh để lại, hình thành một hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thực hiện thống nhất trong cả nƣớc, phục vụ cho yêu cầu của giai đoạn mới. Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ƣu đãi NCC, bắt đầu từ Chỉ thị số 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng xác định yêu cầu nhiệm vụ của công tác thƣơng binh, liệt sỹ sau chiến tranh. Sau đó là nhiều Nghị định, Quyết định, Thông tƣ sửa đổi, bổ sung chế độ ƣu đãi với NCC, xác nhận chính xác đối tƣợng NCC với cách mạng để họ đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp theo quy định của Nhà nƣớc. Cùng với sự đổi mới của đất nƣớc khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác ƣu đãi thƣơng, bệnh binh của Đảng, Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Văn kiện các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII trong thời kỳ đổi mới của đất nƣớc đã xác định rõ: Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, và quan tâm chăm sóc thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và NCC... vừa là trách nhiệm của Nhà nƣớc vừa là trách nhiệm của nhân dân. Vấn đề ƣu đãi và gia đình có công với cách mạng đã trở thành nguyên tắc Hiến định và đƣợc ghi nhận trang trọng ở Chƣơng V, Điều 67 của Hiến pháp năm 1992: “Thƣơng binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc. Thƣơng binh đƣợc tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khỏe và đời sống ổn định. Những ngƣời và gia đình có công với nƣớc đƣợc khen thƣởng, chăm sóc”. Nguyên tắc này đã đƣợc thể chế trong Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sỹ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng (gọi tắt là Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng) so Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành ngày 10/9/1994, và đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ. Đây là một bƣớc tiến dài trong việc pháp điền hóa pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, là sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những bài học của nửa thế kỷ qua với một hệ thống trên 1.400 văn bản quy định về chính sách ƣu đãi đối với thƣơng, bệnh binh. Với việc ban hành Pháp lệnh Ƣu đãi NCC, nhiều vấn đề còn tồn tại trong chính sách ƣu đãi trƣớc đây đƣợc điều chỉnh phù hợp với tình hình mới, nhƣ việc áp dụng thống nhất mức trợ cấp giữa thƣơng binh hƣởng lƣơng và thƣơng binh hƣởng sinh hoạt phí khi bị thƣơng, giữa thƣơng binh đang công tác hay nghỉ hƣu với thƣơng binh về địa phƣơng có cùng tỷ lệ thƣơng tật; thực hiện công bằng trong chính sách giữa NCC thoát ly và không thoát ly, căn bản tách chế độ ƣu đãi tồn tại từ mấy chục năm trong chính sách bảo hiểm xã hội chuyển sang chính sách ƣu đãi xã hội (nhƣ thâm niên kháng chiến, phụ cấp đối với cán bộ Lão thành cách mạng, Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động). Công tác xã hội với ngƣời có công với cách mạng mấy chục năm trở lại đây rất đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm. Thông qua các chính sách nhƣ giải quyết việc làm, giáo dục, xây nhà tình nghĩa, vay vốn, trợ cấp hàng tháng, chăm sóc sức khỏe, mai táng miễn phí... cho từng đối tƣợng khác nhau là NCC với cách mạng. Pháp lệnh ƣu đãi NCC với cách mạng đã đƣợc sửa đổi từ pháp lệnh ƣu đãi ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thƣơng binh, bệnh binh, ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng ban hành năm 1994. Pháp lệnh này gồm 5 chƣơng, 48 điều (tăng thêm 15 điều so với pháp lệnh hiện hành) và bổ sung thêm 4 đối tƣợng chế độ ƣu đãi là: ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, thƣơng binh loại B xác nhận trƣớc 31/12/1993, bệnh binh mất sức lao động từ 41% đến 60% đƣợc công nhận trƣớc 31/12/1994, NCC giúp đỡ cách mạng trong gia đình đƣợc tặng huân huy chƣơng kháng chiến. Pháp lệnh quy định cụ thể các chế độ ƣu đãi đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ Pháp lệnh của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội số 35/2007/PL-UBTVQH 11 ngày 21/6/2007 sửa đổi, bổ sung thêm một só điểm của pháp lệnh ƣu đãi NCC. Căn cứ vào hiến pháp Nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã đƣợc sửa đổi bổ sung, theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10. Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ƣu đãi NCC với cách mạng đã đƣợc Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 29/5/2005. Đó là điều 9 và 10 với những điểm mới so với pháp lệnh cũ, đã tạo thuận lợi cho việc cải thiện, ổn định đời sống của NCC về vật chất lẫn tinh thần, theo sự phát triển của kinh tế đất nƣớc Tiếp nối các văn bản quy định của Nhà nƣớc để thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công hiện nay, các văn bản quy định đang thực thi trên cả nƣớc cụ thể: Ngày 16/7/2012 Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung, một số điều pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mang. Ngày 09/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định, chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng; Ngày 09/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định, chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng; Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động – Thƣơng binh và xã hội ban hành, thông tƣ số 05/2013/TT-BLĐTBXH hƣớng dẫn về thủ tục nộp hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng và thân nhân. Các văn bản trên đã đi vào cuộc sống và đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ trên cả nƣớc. Đi đôi với đó là những nghiên cứu, những bài viết về công tác chăm sóc những thƣơng, bệnh binh đã đƣợc những nhà nghiên cứu và độ giả hết sức quan tâm, với một sự biết ơn sâu sắc cùng với lòng mong muốn những ngƣời thƣơng binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng có chất lƣợng cuộc sống ngày càng cao hơn, những phẩm chất anh hùng, yêu nƣớc đƣợc truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay. Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng nhƣ sách, báo, tạp chí viết về vấn đề này. Một trong những cuốn sách đầu tiên phải kể đến là Quan niệm về công tác thương binh và tử sỹ do Bộ Thƣơng binh Cựu binh xuất bản năm 1952, cuốn sách đề cập đến vấn đề thƣơng binh và tử sỹ tại các nƣớc đế quốc, vấn đề thƣơng binh và tử sỹ tại các nƣớc dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa; từ đó đề ra nhiệm vụ, phƣơng châm và nội dung công tác đối với thƣơng binh và tử sỹ ở Việt Nam[40]. Năm 1993, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn Một số vấn đề chính sách xã hội ở nước ta hiện nay của tác giả Hoàng Chí Bảo[4] Trong bài viết Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công – Một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, của tác giả Nguyễn Đình Liêu đăng trên tạp chí Lao động xã hội, số 91 tháng 9/1994 tác giả đã đề cập đến những vấn đề chung nhất về ƣu đãi xã hội ở nƣớc ta, chỉ ta những mặt tích cực cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại trong chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng của Nhà nƣớc ta[24]. Năm 1997, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn Những điều cần biết về chính sách với người có công, trong đó nêu rõ những căn cứ pháp lý về thực hiến chính sách ƣu đãi với ngƣời có công ở nƣớc ta[30]. Không chỉ có sách và tạp chí, trong những năm qua, đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Điển hình là các tác giả nhƣ: Nguyễn Hiền Phƣơng (2004), “Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xã hội”, Tạp chí Luật học số 4/2004. Qua nghiên cứu này, tác giả đã đƣa ra và phân tích một số khái niệm và nội dung cơ bản của Pháp luật Ƣu đãi ngƣời có công (Khái niệm ngƣời có công, tiêu chuẩn xác nhận ngƣời có công) luận bàn và đánh giá về những thành tựu cũng nhƣ phân tích chỉ rõ những điểm còn hạn chế trong những chính sách với ngƣời có công (chế độ trợ cấp hàng tháng, ƣu đãi về giáo dục, y tế, việc làm, tín dụng, nhà ở, đất đai). Đồng thời, đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách ƣu đãi với ngƣời có công[31]. Nguyễn Thị Hằng, Bộ trƣởng Bộ LĐTB&XH, Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, Tạp chí Cộng sản số 7/2005. Tác giả nêu những nét khái quát thành tựu đạt đƣợc trong việc thực hiện ƣu đãi xã hội đối với thƣơng binh, gia đình liệt sỹ và ngƣời có công trong 10 năm từ 1995 đến 2005, qua đó đúc kết những kinh nghiệm và đề ra những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách ƣu đãi xã hội[17] Nguyễn Đình Liêu, Trợ cấp ưu đãi xã hội trong hệ thống pháp luật Việt Nam [26]. Qua bài viết này, tác giả đã nêu lên khái quát sự phát triển của mạng lƣới an sinh xã hội ở Việt Nam, và đƣa ra những bình luận sâu về vấn đề trợ cấp ƣu đãi xã hội trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần ổn định, từng bƣớc nâng cấp đời sống đối tƣợng chính sách, hợp với lòng dân, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hƣởng chế độ ƣu đãi của ngƣời có công trong cộng đồng dân cƣ, công bằng giữa những ngƣời có công. Đồng thồ, tác giả cũng đƣa ra một số hạn chế nhất định trong việc thự hiện chế độ chính sách với ngƣời có công hiện nay ở nƣớc ta cũng nhƣ một số biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn chính sách ƣu đãi xã hội trong hệ thống an sinh của nƣớc ta. Nguyễn Danh Tiên Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sỹ thời kỳ đổi mới – Tạp chí Khoa học Quân sự tháng 7 năm 2012, Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng. Tác giả hệ thống một cách khái lƣợc những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng đối với công tác thƣơng binh, liệt sỹ từ năm 1986 đến năm 2012; đánh giá thực trạng quá trình thực hiện chủ trƣơng của Đảng về vấn đề này và đề ra giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác thƣơng binh, liệt sỹ trong thời gian tới[43] Nguyễn Duy Kiên – Phó Cục trƣởng Cục Ngƣời có công, Bộ LĐTBXH, Chính sách Người có công – là trách nhiệm của toàn dân, Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012. Qua bài viết này, tác giả đã khái quát một số thành tựu của chính sách ƣu đãi ngƣời có công trong những năm qua, đi sâu vào đánh giá tìm hiểu nguồn lực thực hiện chính sách ở nƣớc ta. Khẳng định nguồn lực của Nhà nƣớc thông qua chế độ trợ cấp ƣu đãi thƣờng xuyên ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định đời sống của ngƣời có công với cách mạng, bởi đa phần họ là những ngƣời không hƣởng chế độ lƣơng hay bảo hiểm xã hội[22]. Nguyễn Văn Thành, Đổi mới chính sách kinh tế - xã hội với người có công ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sỹ Kinh tế, 1994. Luận án này đã hệ thống và tổng hợp những căn cứ khoa học về lý luận chính sách đối với ngƣời có công ở Việt Nam. Thực trạng chính sách đối với ngƣời có công, phát hiện những tồn tại và nguyên nhân của nó. Quan điểm, nguyên tắc, phƣơng hƣớng, biện pháp chủ yếu để đổi mới chính sách đối với ngƣời có công[44]. Nguyễn Đình Liêu, Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam. Lý luận thực tiễn, Luận án Phó tiến sỹ Luật học, 1996. Luận án nêu lên những vấn đề cơ bản nhƣ: Khái nhiệm Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật này. Thực trạng của pháp luật này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và việc hoàn thiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công[25]. Nguyễn Thị Thu Hoài, Chú trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thương binh liệt sỹ và người có công với cách mạng từ năm 1991 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. Luận văn đã đƣa ra cái nhìn tổng thể những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với đối tƣợng ngƣời có công từ năm 1991 đến năm 1995 và những đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo Nhà nƣớc cùng những chủ trƣơng chính sách ƣu đãi cho phù hợp với tình hình mới trong giai đoạn 1996 đến 2010[18]. Các công trình nghiên cứu cũng nhƣ các sách, tạp chí trên đã góp phần cơ bản về lý luận cho việc thực hiện chế độ ƣu đãi cho ngƣời có công. Đặt nền móng rất quan trọng cho việc xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng nói chung và đối với thƣơng binh, bệnh binh nói riêng. Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đời sống kinh tế của thương, bệnh binh và vai trò của công tác xã hội. (Nghiên cứu tại địa bàn huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định) hoàn toàn không phải là một chủ đề mới trong hoạt động thực tiễn cũng nhƣ trong nghiên cứu. Tuy nhiên, điểm nhấn của luận văn chính là tìm hiểu, đánh giá về đời sống kinh tế của thƣơng binh, bệnh binh thông qua việc thực hiện chính sách ƣu đãi xã hội trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng hiện nay; từ đó đề xuất các biện pháp nhằm thực thi chính sách nâng cao đời sống cho thƣơng bệnh binh một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của huyện Nghĩa Hƣng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách ƣu đãi xã hội với đối tƣợng thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn huyện, hƣớng họ đến một cuộc sống an toàn, tốt đẹp hơn. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu: 3.1. Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm tăng thêm cơ sở lý luận khoa học cho việc ban hành chính sách đãi ngộ đối với thƣơng binh, bệnh binh nói riêng và ngƣời có công nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đối với Nhà nƣớc: Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình hoạch định, điều chỉnh, bổ sung những chính sách, chiến lƣợc về đối tƣợng thƣơng, bệnh binh đƣợc hƣởng ƣu đãi trong xã hội. Đối với địa phƣơng: Nghiên cứu đƣa ra cái nhìn tổng thể về tình hình thực tế của thƣơng binh, bệnh binh, góp phần giúp địa phƣơng có những điều chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù hợp trong quá trình ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các chính sách ƣu đãi xã hội, an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống ngƣời dân. Đối với bản thân ngƣời nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phƣơng pháp đã đƣợc học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành công tác xã hội nói chung. Từ đó, giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và trong quá trình công tác của bản thân. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng đời sống kinh tế của thƣơng binh, bệnh binh và vai trò của công tác xã hội ở huyện Nghĩa Hƣng để đề xuất các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn chính sách ƣu đãi xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho thƣơng binh, bệnh binh trên địa bàn huyện. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu phục vụ cho đề tài nghiên cứu Phân tích thực trạng đời sống kinh tế của thƣơng, bệnh binh Phân tích vai trò của công tác xã hội, đƣa ra các giải pháp trong hoạt động trợ giúp thƣơng, bệnh binh 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đời sống kinh tế của thƣơng binh, bệnh binh và vai trò của công tác xã hội trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng. 5.2. Khách thể nghiên cứu: Cán bộ phòng Lao động – thƣơng binh và xã hội huyện Thƣơng binh, bệnh binh tại địa bàn nghiên cứu 5.3. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian tiến hành nghiên cứu: từ năm 2015-2016 Phạm vi không gian: Cả huyện Nghĩa Hƣng có 22 xã và 3 thị trấn, nhƣng chúng tôi chỉ khảo sát tại 3 xã có số lƣợng thƣơng, bệnh binh nhiều nhất đó là Nghĩa Thái, TT Liễu Đề và Nghĩa Hải Giới hạn nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về đời sống kinh tế và vai trò của công tác xã hội trong việc thực thiện chính sách ƣu đãi xã cho thƣơng binh, bệnh binh và vai trò của công tác xã hội trong việc thực hiện các chính sách đó. 6. Câu hỏi nghiên cứu: Những thƣơng bệnh binh ở huyện Nghĩa Hƣng có đời sống kinh tế nhƣ thế nào với những chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc? Thực trạng các chƣơng trình, mô hình chăm sóc thƣơng bệnh binh tại huyện nhƣ thế nào? Nhu cầu công tác xã hội và yêu cầu của một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực trợ giúp đời sống kinh tế với đối tƣợng thƣơng bệnh binh là gì? 7. Giả thuyết nghiên cứu: Thƣơng bệnh binh là đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, hỗ trợ nên cuộc sống nhất là đời sống kinh tế đƣợc đảm bảo nhƣng vẫn gặp nhiều khó khăn Việc thực hiện các chƣơng trình, mô hình chăm sóc cho thƣơng, bệnh binh đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đối tƣợng Công tác xã hội có thể hỗ trợ thƣơng bệnh binh giải quyết các vấn đề của chính mình, đảm bảo việc thực hiện chính sách của Nhà nƣớc đối với thƣơng binh, bệnh binh đƣợc tốt hơn. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý thông tin: 8.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 120 đối tƣợng thƣơng, bệnh binh khác nhau đang sống tại 3 xã nghiên cứu. Việc chọn mẫu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: Rà soát danh sách tất cả các thƣơng, bệnh binh hiện đang sống tại địa bàn; Đánh số thứ tự thƣơng, bệnh binh trong danh sách. Mục đích của phƣơng pháp này nhằm thu thập thông tin, số liệu về thực trạng đời sống của họ, thông qua đó phân tích và nhận diện khó khăn mà đối tƣợng đang gặp phải, làm cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp ở phần sau. Số lƣợng mẫu điều tra đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Số lƣợng mẫu điều tra: S TT Đơn vị Số thƣơng, bệnh binh Số ngƣời phỏng vấn 0 Nghĩa Thái 167 40 1 0 2 TT Liễu Đề 173 40 0 3 Nghĩa Hải 161 40 0 4 Tổng cộng 501 120 (Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế) 8.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành 7 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân để làm rõ chi tiết hơn và phong phú hơn về những khó khăn mà họ gặp phải trong đời sống. 01 ngƣời là trƣởng khu phố 3 – thị trấn Liều Đề về các vấn đề liên quan đến việc thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi xã hội đối với thƣơng binh, bệnh binh và các đề xuất, kiến nghị 01 ngƣời là cán bộ phụ trách mảng Ngƣời có công của Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội huyện về việc thực hiện chính sách xã hội đối với thƣơng bệnh binh trên địa bàn toàn huyện, việc triển khai và kết quả đạt đƣợc. 05 ngƣời là thƣơng binh, bệnh binh (02 ngƣời ở xóm 9 – Nghĩa Thái, 01 ngƣời ở Khu 3 – Thị trấn Liễu Đề, 02 ngƣời ở Đội 2 – Nghĩa Hải) về đời sống hiện nay, các vấn đề liên quan đến việc thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi xã hội đối với thƣơng bệnh binh tác động đến đời sống của họ, các đề xuất và kiến nghị Các kết quả phỏng vấn sâu giúp cho ngƣời đọc hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về các vấn đề liên quan và là minh chứng cụ thể, sinh động cho các số liệu nghiên cứu định lƣợng. 8.3. Phƣơng pháp quan sát: Với phƣơng pháp này,tác giả đã đến một số gia đình thƣơng binh, bệnh binh nhằm quan sát rõ hơn về cuộc sống thƣờng ngày của họ . Đồng thời tham gia một số hoạt động của các chƣơng trình chăm sóc ngƣời có công nói chung. 8.4. Phƣơng pháp phân tích tài liệu: Sử dụng phƣơng pháp này, tác giả nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu từ các văn bản pháp luật, tạp chí, báo cáo khoa học để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Qua đó, tác giả xác định đƣợc một số khái niệm chính của đề tài nhƣ: Thƣơng binh, bệnh binh, ƣu đãi xã hội, chính sách, chính sách xã hội, công tác xã hội với thƣơng binh và bệnh binh. Đồng thời, tìm hiểu những quy định chung về chế độ ƣu đãi đối với thƣơng bệnh binh. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu số liệu về quy mô, cơ cấu và thực trạng ƣu đãi xã hội cho thƣơng bệnh binh trên địa bàn thông qua các báo cáo Phòng la

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004654_6656_2006174.pdf
Tài liệu liên quan