Tranh phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt, các biểu, bảng
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU. 9
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài. 9
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 20
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu. 36
Tiểu kết chương 1. 40
Chương 2: TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM
CHÂU ĐỐC . 42
2.1. Khái quát tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ. 42
2.2. Các di tích của vùng Núi Sam liên quan đến lễ hội. 50
2.3. Diễn trình lễ hội . 59
Tiểu kết chương 2. 68
Chương 3: LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ VÀ NHỮNG CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI.70
3.1. Về thời gian tổ chức lễ hội. 71
3.2. Về không gian lễ hội . 74
3.3. Chủ thể lễ hội . 77
3.4. Mục đích, chức năng của lễ hội . 84
3.5. Cấu trúc lễ hội . 86
Tiểu kết chương 3. 95
Chương 4: MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA. 97
LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM . 97
4.1. Vai trò của nhà nước trong biến đổi lễ hội Bà Chúa Xứ . 97
4.2. Du lịch - động lực cho sự biến đổi và phát triển của lễ hội Bà Chúa Xứ. 108
4.3. Vai trò của cộng đồng địa phương và sự thỏa hiệp với nhà nước trong
biến đổi của lễ hội Bà Chúa xứ Núi Sam. 117
Tiểu kết chương 4. 126
KẾT LUẬN. 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 135
PHỤ LỤC . 147
198 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Lễ hội bà Chúa Xứ của người Việt tại Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xưa đã bị nhạt nhoà trong những dãy nhà
hàng, khách sạn và đường phố.
Những năm gần đây, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam có nhiều thay đổi cả từ
phần lễ cho đến phần hội khiến khách hành hương lắm khi chưa kịp thích nghi.
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chọn giai đoạn 2001 - 2017 để trình bày những
biến đổi của lễ hội. Mốc 2001 là mốc quan trọng khi lễ hội được nâng cấp thành lễ hội
cấp quốc gia. Đây được xem là sự kiện quan trọng bắt đầu cho một loạt những biến đổi,
thêm - bớt, cải biên. Từ đó cho đến nay, lễ hội Vía Bà không ngừng thay đổi, năm sau
khác năm trước nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng và nhân dân.
Theo đó, những nội dung: thời gian, không gian, chủ thể lễ hội, mục đích, cấu trúc và
chức năng của lễ hội là những khía cạnh cho thấy sự biến đổi rõ rệt.
3.1. Về thời gian tổ chức lễ hội
Thời điểm diễn ra lễ hội là thời điểm thiêng tức là ngày kỵ giỗ của thần linh
(ngày sinh, ngày hóa) và cùng với các hành động hội mang tính biểu trưng làm cho
thời điểm diễn ra lễ hội là “thời điểm thiêng”, “thời điểm mạnh”. Đó là thời điểm
mà người xưa tin rằng có giá trị đặc biệt, có ý nghĩa thiêng liêng, khác với thời gian
bình thường của đời sống hàng ngày [76, tr.534]. Trong khuôn khổ đề tài này, NCS
khảo sát và trình bày những biến đổi về thời gian của lễ hội Bà Chúa Xứ trong đó,
cụ thể là thời gian lễ, thời gian hội và thời gian tham dự của khách hành hương.
Các lễ hội truyền thống nói chung hiện nay có 2 xu hướng biến đổi về thời
gian. Một là rút ngắn lại thời gian tổ chức lễ hội. Có nhiều nguyên nhân giải thích
cho điều này. Một trong những nguyên nhân chính là quỹ thời gian rỗi của cộng
đồng ngày một bị hạn chế mà nguyên nhân sâu xa chính là quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế. Nếu như trước đây, lễ hội được tổ chức vào lúc nông nhàn để bà con
được vui chơi, giải trí, cảm tạ thần linh và cầu mong được tiếp tục ban phước lành
thì ngày nay, công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra một cách mạnh mẽ, nông dân
trở thành công nhân; những trang trại, đồn điền, đồng ruộng được thay bằng nhà
máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Không còn cái khoảng thời gian nhàn rỗi hàng
tháng trời sau thu hoạch vụ mùa như trước thay vào đó là tốc độ làm việc hối hả tại
các khu công nghiệp, lịch tăng ca dày đặc đã chiếm hết quỹ thời gian của người dân.
72
Việc tham gia hội làng không còn được thoải mái như trước nữa. Hai là xu hướng
kéo dài thời gian lễ hội. Điều này thấy rõ trong các lễ hội lớn hiện nay như: hội
chùa Hương, lễ hội đền Hùng hay lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Theo truyền
thống, lễ Vía Bà chỉ diễn ra trong ba ngày chính 24, 25, 26 tháng 4 (AL). Đây là
thời gian rước Bà trên đỉnh Núi Sam xuống, thành lập miếu thờ theo lời kể dân gian
(như đã nói ở chương 2). Tuy nhiên, từ sau năm 2001 đến nay, các nghi thức chính
của lễ Vía diễn ra từ 22 đến 27 tháng 4 (AL). Như vậy, thời gian diễn ra lễ hội ngày
nay đã kéo dài gần cả tuần, gấp đôi so với truyền thống, mà người dân quen gọi là
Tuần lễ Vía Bà. Nguyên nhân của việc kéo dài này chính là quá trình “sáng tạo”
thêm các lễ thức. Một mặt là để tăng sự uy nghiêm của Bà trong lòng dân thông qua
các nghi thức lễ, mặt khác là đáp ứng nhu cầu đi lễ của đông đảo bà con. Hay nói
cách khác, tăng thêm lễ thức nghĩa là phá vỡ đi cấu trúc lễ hội cũ, tăng cường biến
đổi, sáng tạo cấu trúc mới, điều này đòi hỏi nhiều thời gian hơn cho tất thảy các
hoạt động lễ và hội diễn ra.
Theo mô tả ở chương 2, lễ hội gồm các nghi thức chính: Lễ tắm Bà, lễ Thỉnh
sắc, lễ Túc yết - Xây chầu, Lễ Chánh tế, Lễ Hồi tế. Từ sau năm 2001, Ban tổ chức
lễ hội đã “sáng tạo” thêm nhiều nghi thức. Trong đó, nghi thức được đông đảo bà
con đi lễ đón nhận là nghi thức Phục dựng. Nghi thức này diễn ra đầu tiên nhằm
mục đích tái hiện lại truyền thuyết dân gian về sự xuất hiện ly kỳ của Bà Chúa Xứ.
Sự xuất hiện của nghi thức này như tiếng trống khai hội, báo hiệu cho bà con gần xa
một mùa Vía Bà lại đến. Người người nô nức kéo về Núi Sam, tìm kiếm cho mình
một chỗ thuận lợi để quan sát và tham dự lễ phục hiện rước Bà. Chương trình nghi
lễ cho lễ thức này được chú trọng đầu tư hàng năm. Các hoạt động văn nghệ chào
mừng, đội lân đội trống được tăng cường. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, dù có
thay đổi, dù có tăng thêm về thời gian, nghi thức lễ, song các lễ thức, thực hành văn
hóa cũ vẫn được tôn trọng. Sự tiếp nối truyền thống, biến đổi và sáng tạo, để tạo ra
một trật tự hình thái văn hóa mới. Qua thời gian, cái mới, cái sáng tạo lại trở thành
truyền thống. Cứ thế quá trình làm mới luôn diễn ra, song hành với quá trình trao
truyền và lưu giữ.
73
Ở lễ hội Bà Chúa Xứ, ngoài việc sáng tạo thêm các nghi thức làm tăng thời
gian của các hoạt động mang tính nghi lễ thì các hoạt động hội cũng được chú trọng
đầu tư. Chính quyền và người dân địa phương cùng nhau xây dựng, tổ chức thực
hiện nhiều các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí để chào đón mùa lễ hội,
tạo không khí tưng bừng. Vì thế, nói lễ hội Bà Chúa Xứ diễn ra từ 23-27/4 âm lịch
là cách nói chỉ chú trọng đến phần chính lễ, còn phần hội với rợp trời cờ hoa, băng
rôn, biểu ngữ và không khí náo nhiệt từ những hoạt động văn hóa - thể thao chào
mừng lễ hội lại diễn ra hàng tháng trời, thậm chí là từ sau Tết Nguyên đán. Qua
khảo sát năm 2017, các hoạt động hội được các cơ quan ban ngành trong đó chủ đạo
là TTVH và trung tâm TDTT tổ chức để chào đón mùa Vía Bà. Các hoạt động hội
nhằm hưởng ứng mùa lễ năm 2017 được tổ chức từ 22 tháng 4 cho đến 27 tháng 5.
Đặc biệt, năm 2017 là năm đầu tiên lễ hội Vía Bà được tổ chức kết hợp với Tháng
Du lịch của tỉnh nên các hoạt động hội diễn ra khá phong phú và sôi nổi trên mọi
lĩnh vực. Người dân thi đua xây dựng đời sống văn hóa, địa phương phấn đấu trở
thành địa phương đạt chuẩn văn minh đô thị (Châu Phú A). Theo báo cáo của
UBND thành phố Châu Đốc thì các hoạt động phong trào này diễn ra từ 28/4/20117
cho đến 22/5/2017 trên địa bàn thành phố.
Tiến hành khảo sát thời gian đi lễ Vía Bà của khách thập phương, chúng tôi
ghi nhận được nhiều sự thay đổi. Không chỉ đợi đến các ngày diễn ra lễ hội, mà một
số bà con đã đến đây từ rất sớm. Theo họ, đi vào những ngày chính lễ thì tất nhiên
là rất thích nhưng vì nhiều lý do, nhất là vấn đề thời gian rỗi, lại quy định việc Vía
Bà của không ít người. Thế nên, từ tết Nguyên Đán khu vực miếu đã bắt đầu đông
đúc người vào ra. Một số người đi vía sớm cũng là để tránh sự đông đúc, chen lấn
của những ngày lễ chính. Theo họ, vía Bà quan trọng là ở tấm lòng chứ không vì
mục đích tham gia các ngày lễ lớn nơi đây. Mùa xuân là mùa trẩy hội, tháng giêng
là tháng ăn chơi, nên rất nhiều người Vía Bà trong khoảng thời gian này.
Một ghi nhận thứ hai từ phía khách hành hương về thời gian lễ đó là sự kéo
dài thời gian lưu trú ở khu vực Châu Đốc với mục đích tham gia nhiều hơn các lễ
thức cũng như thưởng thức bầu không khí tưng bừng của các ngày hội. Trước đây,
khách hành hương về Vía Bà chỉ thường diễn ra trong ngày. Họ đem theo lễ vật
74
dâng cúng đến lễ Bà. Sau khi thực hành xong các nghi thức cầu cúng, họ để lại một
phần lễ vật, phần còn lại họ tiếp tục mang theo trên hành trình du lịch của mình.
Điểm đến mà họ hướng tới là Tịnh Biên với núi Cấm linh thiêng, với chợ biên giới
phong phú các mặt hàng nhập khẩu, hay cũng có thể là đến Hà Tiên để tận hưởng
gió biển. Việc lưu lại ở Châu Đốc là rất hạn chế bởi nhiều yếu tố trong đó, tình
trạng chặt chém khách, chất lượng nhà nghỉ, khách sạn không đảm bảo, thiếu khu
vui chơi giải trí là những nguyên nhân chủ yếu.
Gần đây, chúng tôi nhận thấy có sự chuyển biến tích cực về tình hình lưu trú
của du khách. Theo số liệu thống kê mà chúng tôi nhận được thông qua khảo sát
người đi hội, có 76/244 người lưu trú một đêm (chiếm 31%), 83/244 người lưu trú
hết đêm tắm Bà (34%) và có 32/244 người lưu trú từ 2 ngày trở lên (Phụ lục 2,
tr.148). Điều này cho thấy, lễ hội đang thu hút ngày càng nhiều lượt khách đến lưu
trú, tham gia và vui chơi giải trí. Tuy nhiên, con số này vẫn còn quá khiêm tốn so
với sự hấp dẫn của lễ hội cũng như các di tích vùng Núi Sam, Châu Đốc, An Giang.
3.2. Về không gian lễ hội
Cũng giống như các lễ hội khác, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được diễn ra trong
không gian vật chất, xã hội và không gian thiêng.
Đại đa số không gian vật chất, không gian xã hội của lễ hội là không gian
làng. (Lễ hội được tổ chức bởi những con người của làng, bằng sự đóng góp về
người và của bởi các thành viên trong làng, cầu cúng cũng vì lợi ích của toàn thể
dân làng, lộc thánh cũng được chia đều cho làng, vui chơi cũng dành cho tất cả mọi
người trong làng...). Hiện nay, không gian thiêng của các lễ hội truyền thống hầu
như không thay đổi song không gian vật chất và không gian xã hội của lễ hội được
mở rộng rất nhiều. Tính thiêng của các vị thánh thần, cộng với quá trình đô thị hóa,
mở cửa, hội nhập, giao lưu văn hóa khiến cho không gian vật chất, không gian xã
hội của lễ hội được nới rộng thêm. Cụ thể là, người dự hội đông hơn, kèm theo đó là
lễ vật và công đức nhiều hơn, các trò vui hoặc thi đấu được mở rộng cho cả khách
thập phương. Không còn cảnh trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy
thờ, đối tượng tham gia lễ hội giờ đây bao gồm cả những người dân làng và người
trảy hội từ nhiều miền của đất nước (dẫn theo Mai Thị Hạnh, 2014, [88, tr.150]).
75
Trường hợp lễ hội Vía Bà, không gian làng Vĩnh Tế đã chuyển thành không
gian phường Núi Sam theo quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, kể từ khi được công
nhận là lễ hội cấp quốc gia (2001), không gian vật chất và không gian xã hội của lễ
hội đã được mở rộng lên rất nhiều. Việc tổ chức lễ hội không chỉ huy động sức
người, sức của trong phạm vi phường Núi Sam mà đã lan ra toàn khu vực thành phố
Châu Đốc và thậm chí là tỉnh An Giang và các tỉnh thành lân cận. Các cơ quan ban
ngành đoàn thể, các trường học tất cả đều có nhiệm vụ riêng trong hoạt động chung
của lễ hội. Ngoài ra, nhiều tổ chức bên ngoài cũng góp phần tham gia, làm nên
thành công vang dội cho lễ hội hàng năm. Theo thông lệ, lễ hội sẽ được tổ chức
long trọng và hoành tráng vào các năm chẵn. Vì thế, riêng năm 2015 đã có 45 đoàn
lân sư rồng đến từ khắp các tỉnh thành tham gia biểu diễn và thường đi đầu trong
các hoạt động mang tính nghi thức. Điều đáng lưu ý là tất cả đều tham gia trên tinh
thần tự nguyện, không có thù lao hoặc thù lao rất ít. Song song đó, sân khấu văn
nghệ trong khu vực miếu luôn được các đoàn văn công đăng ký tham gia trình diễn.
Có đoàn đến từ Sóc Trăng, Trà Vinh. Họ tham gia như góp phần làm phong phú
hoạt động của lễ hội. Riêng phần hát bộ đêm Xây chầu, liên tục ba năm 2015, 2016
và 2017 là sự tham gia của gánh hát Ngọc Khanh [Phụ lục 8, Hình 38, tr189].
Ngay tại trung tâm thành phố Châu Đốc, nơi đặt tượng đài cá basa - biểu
tượng của thành phố Châu Đốc cũng diễn ra nhiều hoạt động với bầu không khí lễ
hội tưng bừng. Tùy theo mỗi năm mà thành phố Châu Đốc xây dựng các chương
trình văn hóa, ẩm thực, ca nhạc tạp kỹ... khác nhau. Năm 2015 là Tuần ẩm thực,
giới thiệu đến du khách gần xa những đặc sản của quê hương An Giang nói riêng,
đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Những món ăn đậm chất Nam Bộ có thể tìm
thấy nơi đây như: bánh xèo, các sản phẩm từ cây thốt nốt (bánh bò thốt nốt, đường
thốt nốt, chè thốt nốt, nước thốt nốt, rượu thốt nốt), các loại mắm, bún nước
suông, bún mắm, Năm 2017, Tuần Văn hóa ẩm thực lại được dời về tổ chực tại
Trung tâm Thương mại Vĩnh Đông, phường Núi Sam thành phố Châu Đốc (theo
quyết định số: 1831/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2017) để nhường khu vực
công viên 30/4 hay còn gọi là tượng đài cá ba sa tổ chức các hoạt động thể dục thể
thao, văn hóa văn nghệ khác.
76
Nhiều hoạt động hội được tổ chức, không gian vật chất của lễ hội được “nới
rộng” tối đa để đảm bảo sức chứa cho hàng ngàn lượt khách hành hương cũng như
người dân địa phương. Ở Châu Đốc, trong những ngày lễ Vía, từ trên bờ xuống
dưới sông, từ đồng bằng lên vùng núi, từ các công trình đền, miếu, chùa chiền cho
đến những nhà dân, quán xá, siêu thị, doanh nghiệp... tất cả đều hướng về một hoạt
động chung duy nhất là phục vụ cho lễ hội. Trên bờ có các hoạt động lễ nghi, dưới
nước có hội đua thuyền rồng, thả hoa đăng, trên núi có cuộc thi leo núi, trên trời có
hội thi thả diều nghệ thuật, trong đồng ruộng, khu thi đấu thể thao có cuộc thi đua
bò Bảy Núi... Về Châu Đốc những ngày tháng tư mới thấy hết, cảm hết sự tưng
bừng của bầu không khí hội. Người người hối hả xe cộ về miếu Bà cúng bái, nhà
nhà tươm tất đón khách thập phương, quán xá tấp nập người lui tới. Trong nhà,
người ta chuẩn bị lễ vật, có khi hương đăng trà quả, có khi là những mâm xôi,
những con heo quay chín đỏ. Ngoài đường, người người hỏi thăm nhau rằng đã
cúng chưa? Vào lễ Bà chưa? Năm ngoái làm ăn có “êm” không? Gia đạo tốt chứ?
Khẳng định không gian hội của Lễ hội Vía Bà bao trùm lên không gian của cả thành
phố Châu Đốc rộng lớn và lan tỏa ra các vùng lân cận như Tịnh Biên, Tri Tôn, An
Phú, Tân Châu, Châu Phú... quả là không ngoa chút nào.
Không gian vật chất và không gian xã hội được mở rộng cũng là điều dễ
hiểu. Thế nhưng, ít có lễ hội nào mà không gian thiêng lại được “tăng cường” như
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Các hoạt động lễ thức không chỉ được thực hiện
trong khuôn khổ khu vực miếu mà lan ra cụm di tích Núi Sam. Bằng việc sáng tạo
nghi thức Phục hiện rước tượng Bà, đỉnh Núi Sam giờ đây là một địa điểm thiêng
trong lòng du khách. Từ năm 2001 trở về trước, khi chưa tổ chức lễ Phục hiện,
dường như rất ít người tới lui khu vực bệ đá Bà ngự trên đỉnh núi Sam. Năm 2002 là
năm đầu tiên tổ chức Phục hiện, rước Bà xuống núi, từ đó khách hành hương tới lui
cúng viếng tấp nập. Chính do việc mở rộng thêm địa điểm này trong lễ hội mà
người biết đến bệ đá nơi Bà ngự ngày càng nhiều. Họ đến đây dâng hương và cầu
xin. Điều này kéo theo một dịch vụ mới ra đời là dịch vụ xe ôm lên Núi Sam. Với
giá 20-30 ngàn đồng một lượt là du khách có thể viếng bệ Bà bằng phương tiện xe
ôm hai chiều. Giá cả hợp lý nên lượng du khách sử dụng dịch vụ này khá đông. Nhà
77
bia liệt sĩ phường Núi Sam trước đây vắng vẻ thì trong buổi chiều ngày 22 tháng 4
(AL) trở nên không có chỗ chen chân [Phụ lục 8, Hình 12, tr.176]. Nghi thức Phục
hiện được bắt đầu từ đây dưới sự chứng kiến của hàng ngàn du khách.
Còn nhớ những năm tăng cường nghi thức Thoại Ngọc Hầu kinh lý, đoàn
rước tái hiện cảnh Thoại Ngọc Hầu khai hoang, lập ấp, đốc xuất khai kênh Vĩnh Tế
được diễn ra trên các tuyến giao thông chính của thành phố Châu Đốc. Đoàn
rước được người dân nô nức chào đón, hò reo. Thậm chí, có nhà còn lập bàn thờ
trước sân với áng hương nghi ngút khói, hoa quả tươi thơm để chào đón đoàn
rước. Từ đó mới thấy sự hưởng ứng của người dân, sự mở rộng của không gian
lễ hội qua các năm.
Việc nguyện hương trong mùa Vía không chỉ là những địa điểm liên quan
đến Bà Chúa Xứ mà được mở rộng thêm khu vực chùa Ông (chùa Tây An - Theo
cách gọi dân gian, Ông - chỉ người sáng lập nên chùa là sư thầy Đoàn Minh Huyên),
lăng Ông (Thoại Ngọc Hầu), miếu Khổng Tử và khu vực chùa Hang cách miếu Bà
khoảng 2km. Đây hoàn toàn là các cơ sở thờ tự độc lập với các đối tượng thờ tự rất
cụ thể thế nhưng, người ta sẽ không hoặc ít ghé qua chùa Ông, lăng Ông, chùa Hang
nếu không đi miếu Bà. Chính từ thực tế này đã hình thành nên một lực lượng bán
nhang khá “hùng hậu” và chia thành 3 khu vực chùa Tây An, miếu Bà và lăng
Thoại Ngọc Hầu. Là luật bất thành văn, người nào bán khu vực nấy, tuyệt đối không
xâm phạm đến “địa bàn” của người khác. Như vậy, vô hình chung, không gian
thiêng với nghi ngút khói hương và lời thỉnh cầu là một “tổ hợp” các di tích gồm:
miếu Bà, chùa Tây An, lăng Ông (Thoại Ngọc Hầu), miếu Khổng Tử, chùa Hang và
đỉnh Núi Sam.
3.3. Chủ thể lễ hội
Theo Lê Trung Vũ “Cộng đồng làng xóm vừa là tác giả kịch bản của lễ hội,
vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên, đồng thời lại là khán giả của hội làng” [102,
tr.85]. Chủ thể của lễ hội rõ ràng không ai khác chính là người dân của cộng đồng
làng xã đó.
Theo truyền thống, lễ hội Vía Bà là của dân làng Vĩnh Tế, nay là nhân dân
phường Núi Sam. Lễ Vía Bà là sinh hoạt của cộng đồng người dân địa phương,
78
nhằm phục vụ cho nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của bà con mà cái đích cuối cùng
chính là cầu cho cộng đồng có cuộc sống bình yên, một năm an lành, hạnh phúc,
một vụ mùa tốt tươi, hiệu quả. Việc tổ chức lễ hội truyền thống đều do các vị bô
lão, những vị có học thức, địa vị trong làng đứng ra tổ chức. Họ huy động sức
người, sức của, cùng nhau đóng góp, làm nên lễ hội của dân làng mình. Chính cộng
đồng nhân dân phường Núi Sam là chủ thể của lễ hội Vía Bà truyền thống.
Đứng trước những biến đổi to lớn về mặt xã hội, sự phát triển không ngừng
của đời sống vật chất lẫn tinh thần đã ảnh hưởng đến sự tồn tại cũng như mục đích
tổ chức lễ hội, ngay cả mục đích đi hội của người dân cũng có những biến chuyển
theo thời đại. Người đến dự hội không chỉ là dân trong làng, không chỉ là một dân
tộc mà là nhiều dân tộc, có cả khách du lịch nước ngoài. Đối tượng người đến dự lễ
hội vì thế ngày càng có xu hướng tăng nhanh.
Về bản chất chủ thể của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vẫn là dân làng Vĩnh Tế (nay
là dân phường Núi Sam). Tuy nhiên, dưới tác động của đô thị hóa, chủ thể lễ hội
truyền thống có những biến đổi.
Thứ nhất là có sự kết hợp giữa cộng đồng làng với chính quyền địa phương
mà cụ thể ở đây là UNBD thành phố Châu Đốc dưới sự chỉ đạo của Sở VHTTDL
An Giang trong quá trình tổ chức lễ hội. Sự kết hợp này được thể hiện qua việc xây
dựng kế hoạch tổ chức lễ hội mang tính chỉ đạo cho các ban ngành đoàn thể của
UBND thành phố. Đây sẽ là đơn vị ra kế hoạch tổng thể cho tất cả các đơn vị chức
năng, trong đó có cả BQT lăng miếu Núi Sam. Việc quản lý thu chi cũng là do
UNBD thành phố Châu Đốc quyết định. Các cơ quan ban ngành tham gia vào công
tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội tiến hành lập danh sách, dự toán kinh phí và trình
UNBD xem xét phê duyệt. Nguồn tiền lấy từ tiền công đức do khách hành hương
dâng cúng, sử dụng vào các mục đích phúc lợi xã hội và cả việc tổ chức lễ hội hàng
năm. Tuy tiền công đức được cúng tại các hòm công đức trong khu vực miếu, song
UBND mới là đơn vị chủ quản và quyết định mọi chi tiêu. Trong quá trình diễn ra
lễ hội, UBND là đơn vị chỉ đạo việc hỗ trợ về an ninh, trật tự an toàn đô thị, phòng
chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường thông qua các tổ
chức, ban ngành. Kết thúc lễ hội, tất cả các ban ngành có nhiệm vụ viết báo cáo
79
trình về ủy ban, nhận xét ưu khuyết điểm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình,
trọng tâm là BQT lăng miếu Núi Sam.
Năm 2017, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam dưới sự chỉ đạo từ Văn phòng
UBND tỉnh, sở VHTTDL tỉnh An Giang kết hợp với sở Tài nguyên và môi trường,
sự chỉ huy trực tiếp từ thành ủy Châu Đốc, UBND thành phố Châu Đốc đã phân
công các cơ quan gồm: Xí nghiệp điện nước Châu Đốc, Điện lực Châu Đốc, Hội
Chữ thập đỏ, Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh, Phòng Kinh tế, Trung tâm Y
tế thành phố Châu Đốc, Bệnh viện Đa khoa thành phố Châu Đốc, Trung tâm TDTT,
Công an thành phố, Ban Chỉ huy thống nhất phường Núi Sam, Phòng Văn hóa
Thông tin, Phòng Quản lý đô thị, Xí nghiệp Môi trường đô thị Châu Đốc, Ban An
toàn giao thông phường Châu Phú A, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực
phẩm, Ban Chỉ đạo phòng cháy chữa cháy, Trung tâm Văn hóa, BQT lăng miếu Núi
Sam. Điều này cho thấy một lực lượng hùng hậu gồm các cơ quan ban ngành chung
tay tham gia vào công tác tổ chức và bảo vệ lễ hội. Tất cả thể hiện bằng phân công
cụ thể, rõ ràng trong từng kế hoạch, trình báo lên UBND thành phố để được chỉ đạo
và theo dõi sát sao. Rõ ràng, các cơ quan quản lý nhà nước đã cùng nhân dân
phường Núi Sam (làng Vĩnh Tế xưa) chia sẻ trách nhiệm lẫn công việc để sao cho
công tác tổ chức được đảm bảo, lễ hội diễn ra trong không khí trang trọng nhưng
trật tự và an toàn. BQT lăng miếu Núi Sam, chính là đại diện của cộng đồng địa
phương thủ vai chính trong lễ hội, chịu trách nhiệm phần nội dung lễ hội truyền
thống, là các nghi thức cúng tiết gồm: lễ Phục hiện, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh sắc, lễ Túc
yết - Xây chầu, lễ Chính tế, lễ Hồi sắc. Tuy nhiên, trong từng lễ thức, bao giờ cũng
có đại diện chính quyền địa phương là Bí thư thành ủy hoặc Phó chủ tịch UBND là
thành phần mở đầu cho nghi thức nguyện hương [Phụ lục 8, Hình 21, tr.181]. Còn
lại, các chương trình - hoạt động “bên lề” nhằm điểm tô cho lễ hội thêm phần sinh
động, hoành tráng như nghi thức Phục hiện, các hoạt động văn hóa văn nghệ, các
hoạt động thể dục thể thao, các đội hình lân sư rồng... đều được phân công cụ thể
cho từng đơn vị.
Vấn đề an ninh, trật tự an toàn rất được chính quyền địa phương quan tâm;
huy động các lực lượng: Công an thành phố, Ban Chỉ huy quân sự thành phố, đồn
80
biên phòng Vĩnh Ngươn, UBND các xã phường cùng tham gia công tác bảo đảm an
toàn cho du khách trong mùa lễ hội. Riêng khu vực miếu Bà, huy động 80 bảo vệ
được chia thành hai ca trong ngày (mỗi ca 40 người) [Phụ lục 8, Hình 11, tr.176],
riêng lễ tắm Bà 100% bảo vệ được huy động trực ca. Vấn đề ăn xin, trộm cướp cũng
được chính quyền giải quyết một cách triệt để. UNBD phường, xã phối hợp Đội
Quản lý trật tự đô thị tăng cường sắp xếp trật tự lòng lề đường; phối hợp phòng Lao
động thương binh xã hội, Trung tâm bảo trợ xã hội tổ chức tập trung các đối tượng
ăn xin, lang thang trên địa bàn để nuôi dưỡng theo qui định, không để các đối tượng
này gây phiền hà cho du khách, đồng thời có biện pháp ngăn chặn các đối tượng cò
mồi, gây mất trật tự nơi công cộng, nhất là khu vực phường Núi Sam.
Rõ ràng, với những phần việc khổng lồ và trọng trách ngày một lớn từ công
tác tổ chức lễ hội như trên, nhân dân phường Núi Sam không thể nào quán xuyến
hết được. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành dưới sự chỉ huy, điều phối của
UBND thành phố Châu Đốc với cộng đồng người dân địa phương là việc làm hết
sức có ý nghĩa, mang tính thời sự và có hiệu quả cao.
Thứ hai Lễ hội ngày càng mang tính xã hội hóa cao; các tổ chức xã hội
chung tay cùng cộng đồng địa phương tạo nên thành công cho lễ hội. Sẽ là một
thiếu sót nếu không kể đến sự đóng góp của các đoàn biểu diễn nghệ thuật trong lễ
hội Vía Bà vì họ đảm nhiệm một vai trò rất to lớn là tổ chức các hoạt động hội. Bởi
lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được cho là một lễ hội đậm chất nghi lễ truyền thống nhưng
có ít trò diễn, trò chơi dân gian. Sự xuất hiện của các đoàn biểu diễn nghệ thuật như
điểm tô cho hoạt động của lễ hội thêm phần sinh động. Có thể điểm qua một số
đoàn nghệ thuật như: các đoàn Lân Sư Rồng, các đoàn Nhạc ngũ âm Khmer và
nhiều gánh hát bộ đến từ các tỉnh thành khu vực miền Nam.
Phụ trách hoạt động của các đoàn Lân Sư Rồng là nhiệm vụ của Phòng Thể
dục thể thao. Có tới 45 đoàn Lân Sư Rồng từ các tỉnh, thành phố liên lạc với Phòng
và xin đến múa phục vụ lễ hội trong năm 2015. Đó là các đoàn: Quan Đế Miếu,
Đình Châu Phú, Chánh Nghĩa Đường, Hậu Nghĩa Đường, Thiên Hậu Miếu, Địa
Thủy Thần Miếu, Miếu 7 Bà, Chùa Liên Hoa, Hồng Anh Đường, Đình Hòa Thạnh,
Linh Nghĩa Đường, Khóm Châu Quới 1, Lâm Minh Thạnh, Hoa Nghĩa Đường,
81
Khóm Châu Thới 1, Hằng Anh Đường, Hạnh Nghĩa Đường, Song Anh, Họ Đạo
Châu Đốc, Bảo Hòa Đường, Phước Thạnh, Giàu Anh Đường, Vệ Thủy Thần Miếu,
Nhân Nghĩa Đường, Liên Hoa, Minh Anh, Thất Sơn Đường, Phi Anh Đường, Am
Cô Năm, Chùa Định Long, Miếu Bà Chúa Xứ, Lại Quang Minh, Trung Thiếu
Niên Về thành viên đội hình, các đoàn này lớn nhỏ khác nhau. Đoàn nhỏ có
khoảng 35 võ sinh còn đoàn lớn thì từ 100 võ sinh. Có thể nói, chưa một lễ hội nào
mà đội hình Lân Sư Rồng lại hùng hậu như lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Điều
đặc biệt là tất cả họ đều tham gia trên tinh thần tự nguyện với mong muốn được
phục vụ Bà trong ngày hội. Phòng Thể dục Thể thao chỉ hỗ trợ tượng trưng từ 2 đến
3 triệu đồng tiền xe, ăn, uống cho mỗi đoàn.
Tất cả 45 đoàn Lân Sư Rồng này đều tham gia biểu diễn trong lễ Phục hiện
[Phụ lục 8, Hình 2, tr171]. Họ xếp thành một hàng dài từ miếu Bà đến gần khu vực
Nhà bia liệt sĩ. Tuy nhiên, chỉ có vài đoàn trong số đó tham gia múa chính trong lễ
Thỉnh sắc và Hồi sắc. Để bắt đầu cho một nghi thức cầu cúng luôn là phần nổi trống
sôi động của đội Lân và những điệu nhảy, bước đi rất khỏe của các thành viên trong
đội. Họ luôn ở vị trí dẫn đầu trong đội hình lễ nhằm tạo không khí tưng bừng, sôi
nổi và long trọng cho ngày hội, tập trung mọi sự chú ý của khách thập phương.
Ngoài việc múa phục vụ lễ, các đoàn còn phục vụ bà con du khách từ 11 giờ đến
19 giờ mỗi ngày trên khu vực sân miếu. Các bài múa chủ yếu có nội dung chào
mừng lễ hội và biểu diễn nghệ thuật Mai Hoa Thung (nhảy trên trụ) cho bà con
thưởng thức.
Cách đó không xa, sân khấu miếu Bà luôn luôn bận rộn và sôi động bởi sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_le_hoi_ba_chua_xu_cua_nguoi_viet_tai_nam_bo.pdf