MỞ ĐẦU.1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.6
1.1. Các công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa độc lập, tự
chủ và hội nhập quốc tế.6
1.2. Các công trình nghiên cứu nghiên cứu về thực trạng giải quyết mối quan hệ
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam . 23
1.3. Các công trình nghiên cứu về giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự
chủ và hội nhập quốc tế. 27
1.4. Những vấn đề đặt ra cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu . 31
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC
LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM. 35
2.1. Một số khái niệm cơ bản . 35
2.2. Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. 47
2.3. Sự phát triển lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa độc
lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. 62
2.4. Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập của một
số nước trên thế giới. 78
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIẢI
QUYẾT MỐI GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM . 92
3.1. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của
Việt Nam. 92
3.2. Những vấn đề đặt ra trong giải quyết mối quan hệ giữa độc lâp, tự chủ và hội
nhập quốc tế của Việt Nam. 137
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢI QUYẾT CÓ
HIỆU QUẢ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM . 148
4.1. Quan điểm cơ bản về giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế của Việt Nam hiện nay. 148
4.2. Giải pháp cơ bản giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc
tế của Việt Nam. 156
KẾT LUẬN . 184
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ. 187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 188
201 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng đối
ngoại với các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội. Tăng cường ngoại giao
nhân dân [37, 90]
Thứ bảy, về lâu dài phải xây dựng được một hệ giá trị chung cho tất cả
các dân tộc, để dân tộc nào cũng hết lòng hết sức cống hiến sức mình cho sự
nghiệp xây dựng một đất nước hoà hợp, phồn vinh, hoà bình hữu nghị giữa
các dân tộc trên đất nước mình và với các dân tộc khác trên thế giới. Nghĩa là
quốc gia dân tộc vừa bảo vệ được độc lập, tự chủ, tôn vinh được những giá trị
của riêng mình, vừa hội nhập thành công, hiệu quả với thế giới bên
ngoài.[37,100]
91
Tiểu kết Chương 2
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tât yếu khách
quan của sự vận động, phát triển lịch sử. Tích cực và chủ động hội nhập quốc
tế là quá trình biện chứng phù hợp với quy luật khách quan. Với phương pháp
luận duy vật biện chứng, chuyên đề đã phân tích, làm rõ khái niệm “độc lập,
tự chủ”, “hội nhập quốc tế”, “mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế” và khẳng định độc lập, tự chủ và hội nhạp quốc tế có mối quan hệ
biện chứng tác động qua lại. Trong đó, độc lập, tự chủ là cơ sở của hội nhập
quốc tế, là tiền đề của hội nhập quốc tế. Độc lập, tự chủ quyết định bước đi
quyết định mức độ, phạm vi hội nhập. Không có độc lập, tự chủ, một nước có
thể trở thành “sân chơi” cho các thế lực kinh tế, chính trị quốc tế trong quá
trình hội nhập; độc lập, tự chủ là “ổ khóa” để giữ gìn bản sắc dân tộc, càng
hội nhập sâu rộng càng cần bản sắc, càng có nhu cầu giữ giá trị văn hóa,
truyền thống dân tộc trong một hoàn cảnh quan hệ đã trở nên quốc tế hóa.
Ngược lại, nếu đánh mất bản sắc trong quá trình hội nhập, thì nước đó sẽ bị lệ
thuộc vào nước khác.
Trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là thời kỳ quá độ. Việc
giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là tất yếu
khách quan. Vì vậy, nghiên cứu, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa độc lập,
tự chủ và hội nhập quốc tế, làm cho nó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cự
thể của Việt Nam, góp phần tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội ở nước
ta có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, trong quá trình hội nhập quốc tế cần giải
quyết mối quan hệ này một cách linh hoạt, mềm dẻo, tránh chủ quan, nóng
vội, áp đặt. Thước đo kết quả giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa độc lập, tự
chủ và hội nhập quốc tế là lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam được đảm bảo
và lợi ích chính đáng của mỗi người dân Việt Nam được nâng lên.
92
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
GIẢI QUYẾT MỐI GIỮA ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
3.1. Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế của Việt Nam
3.1.1. Những thành công và hạn chế trong giải quyết mối quan hệ
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trên các lĩnh vực
3.1.1.1. Trên lĩnh vực kinh tế
* Thành công
Có thể khẳng định, việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và
hội nhập quốc tế trên lĩnh vực kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhất, mấu chốt nhất của sự nghiệp hội nhập quốc tế nói riêng và đổi mới
mọi mặt của đất nước nói chung. Đảm bảo hài hòa mối quan hệ này trở thành
nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo giải quyết đúng đắn nhất các mối
quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập trên các lĩnh vực khác như chính trị,
văn hóa, an ninh – quốc phòng.
- Xét trên phương diện lý luận
Thành công của việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập quốc tế trên lĩnh vực kinh tế đó là quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế được đảm bảo hài hòa: xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ tạo điều cho hội nhập kinh tế quốc tế thành công.
Hội nhập kinh tế quốc tế thành công góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập,
tự chủ. Đây là một vấn đề dù chưa có trong tiền lệ nhưng nhất định giải quyết
được. Cách giải quyết này phù hợp với Việt Nam – quốc gia phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
Điểm nổi bật của cách giải quyết này là vừa vận dụng và tận dụng nhân tố
93
khách quan là ưu thế của hội nhập quốc tế, vừa phát huy mạnh mẽ nhân tố
chủ quan, tranh thủ ngoại lực kết hợp với nội lực tạo thành sức mạnh tổng
hợp của quốc gia, khắc phục những mặt trái cố hữu của hội nhập quốc tế.
Nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của vấn đề này là năng lực, trí
tuệ của Đảng – đội ngũ tiên phong của giai cấp và của cả dân tộc
- Những kết quả thực tế
Thứ nhất, Việt Nam đã xây dựng và thực thi mô hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa đạt được những kết quả thực tế đáng khích lệ tạo
thế và lực, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Chúng ta đã được Liên hiệp quốc đưa ra khỏi nhóm nước kém phát
triển, đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Việt Nam là một trong số ít
nước chuyển đổi thành công từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước mà vẫn giữ được sự ổn định
chính trị - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo số liệu của Tổng cục thống kê
về tăng trưởng GDP qua các thời kỳ, thì giai đoạn 1986 - 1990 bình quân
GDP chỉ đạt 4,4%/năm thì bình quân thời kỳ 1991 - 2011 đạt 7,34%/năm. Đặc
biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao,
trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,46% (là mức cao nhất trong
vòng 11 năm trước đó). Từ năm 2008 trở đi, do ảnh hưởng từ những biến
động của nền kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP có xu hướng giảm. Cụ thể,
giai đoạn 2011 - 2013 giảm xuống còn 5,6%. Tuy nhiên, năm 2014 tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã tăng cao trở lại, đạt 5,98% (cao hơn năm
2013 là 5,42%), đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao
thứ 2 trên thế giới (sau Trung Quốc). Năm 2015, GDP của Việt Nam ước tính
tăng 6,68% so với năm 2014. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm
2015 cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-
2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Năm 2016 GDP ước tính tăng
6,21%. Mức tăng này thấp hơn 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu
94
đề ra là 6,7%. Tuy nhiên nếu xét trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới năm
2016 không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều
khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp, đây cũng là năm
chuyển giao thế hệ lãnh đạo thì việc đạt được mức tăng trưởng như trên là
cũng là một thành công. Năm 2017, là năm đột phá của nền kinh tế Việt Nam,
tăng trưởng GDP ước tính đạt đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây và
vượt chỉ tiêu 6,7% Quốc hội đề ra hồi đầu năm; [110]
Từ chỗ hiếm lương thực, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong
những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Từ chỗ khan hiếm hàng
hóa, hiện nay trên thị trường mọi thứ hàng hóa được mua bán, đáp ứng nhu
cầu của nhân dân và doanh nghiệp. Tốc độ tăng xuất khẩu gần như liên tục
đạt 2 chữ số. Quy mô xuất khẩu bình quân đầu người tăng mạnh từ năm cao
gấp gần 124 lần năm 1985. Hàng năm, Việt Nam đã có trên 20 mặt hàng xuất
khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD và đứng thứ hạng cao trên thế giới như gạo,
cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản, dệt may, giày dép, gỗ;
Từ chỗ siêu lạm phát, hiện nay chỉ còn một chữ số. Một trong những
thắng lợi lớn của nền kinh tế nữa, đó là sự bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều
chỉnh lớn cơ cấu đầu tư trong sản xuất nông nghiệp; đông thời phát huy tính
tự chủ của các hộ nông dân, nhờ vậy mà giải phóng được sức sản xuất, tăng
nhanh sản lượng hàng hóa, nhất là lương thực – thực phẩm để xóa đói, giảm
nghèo và đẩy mạnh xuất khẩu. Bộ mặt nông thôn Việt Nam đã được thay đổi
rõ rệt nhiều mặt, tuy chưa đều giữa các vùng.
Việt Nam đã tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung
phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường không ngừng được mở rộng, nguồn vốn
tài trợ và đầu tư vào Việt Nam không ngừng gia tăng. Với ưu thế ổn định
chính trị, lao động, vị thế địa kinh tế và môi trường đầu tư ngày càng được cải
thiện, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn gián tiếp nước ngoài (FII).
95
Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 230
nước và vùng lãnh thổ. Trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư ở
Việt Nam và doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã có dự án đầu tư ở trên 70 quốc
gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò
thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế hàng đầu như: Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), ASEAN, APEC Việt Nam cũng đã ký các Hiệp định
thương mại tự do (FTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CTTPP),
Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP) Bên cạnh đó, Việt
Nam hiện cũng có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính - tiền tệ
quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),
Ngân hàng Thế giới (WB). Vì vậy, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Doanh
Nghiệp Việt Nam ngày càng tăng. Thống kê cho thấy, tổng lượng vốn đăng
ký của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tuy chưa lớn (bình quân 1 năm đạt
887,5 triệu USD, bình quân 1 dự án đạt 23,9 triệu USD), song đã bằng gần
1/10 tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp mà Việt Nam thu hút từ nước
ngoài)....Cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động tăng lên rõ rệt, đặc
biệt là sau khi gia nhập WTO. Dự kiến trong giai đoạn 2011 – 2020 việc làm
mới tạo ra tiếp tục tăng bình quân 2,4 – 2,8%/ năm (tương đương 1,1-1,3 triệu
việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,23% vào năm 2020. [1]
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam mở rộng quan hệ kinh
tế, thương mại với các quốc gia, mở rộng thị trường, thúc đẩy mạnh mẽ xuất
khẩu, thu hút nguồn lực quốc tế. Phục vụ đắc lực phát triển và chuyển dịch cơ
cấu, nâng cao tiềm lực kinh tế tạo điều kiện “xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng” [27, 104].
Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức thương mại, tài chính toàn
cầu như WB, IMF, WTO, các tổ chức hợp tác kinh tế - xã hội trong khuôn
khổ Liên hợp quốc và nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực như ASEAN,
96
APEC, GMS. Việt Nam cũng ký kết nhiều FTA song phương và FTA quan
trọng như CTTPP, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
Trong khuôn khổ ASEAN
Hội nhập ASEAN bao gồm hai lĩnh vực lớn là hợp tác nội khối và hợp
tác với các đối tác bên ngoài. Về Nội khối, từ năm 2003, Việt Nam đã chính
thức tham gia AEC, thực hiện các cam kết tự do hóa trên các ngành: nông sản,
ô tô, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, điện tử, dệt may, thủy sản, vận tải hàng
không, du lịch và y tế. Kết hợp với việc hài hòa cơ chế điều hành thương mại
giữa các thành viên. Về ngoại khối, Việt Nam với tư cách thành viên đã tham
gia các khuôn khổ FAT ASEAN+1, ASEAN+3, các Hiệp định đầu tư ASEAN
– Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ. Đây là một số bước đi lớn để Việt Nam hội
nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập trong ASEAN và thông
qua ASEAN đã đem lại cho Việt Nam những lợi ích cụ thể như mở rộng thị
trường xuất khẩu, tiếp cận được thị trường nội khối với thuế suất hầu hết ở mức
0%, vươn tới các thị trường lớn và các khu vực mà ASEAN đã thiết lập FTA.
Đây cũng là con đường tối ưu để nước ta có thể tham gia vào mạng phân công
lao động toàn cầu trên cơ sở sử dụng lợi thế cạnh tranh. Cho phép nước ta thu
hút ngoại lực và tạo thuận lợi cho sự lưu chuyển vốn, công nghệ, nhân lực để
phát triển nhanh, đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách lạc hậu.
Với WTO
Sau 11 năm đàm phán, năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này, đánh dấu
bước hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế toàn cầu, thể hiện
cam kết mở cửa, hội nhập và cải cách kinh tế mạnh mẽ của Chính phủ Việt
Nam.Việc trở thành thành viên chính thức của WTO có tác động lớn đến kinh
tế Việt Nam trong những năm qua. Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và
tiếp cận yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ mới với chi phí rẻ hơn; giúp
người tiêu dùng hưởng lợi từ việc đa dạng hóa nguồn cung; kim ngạch xuất
97
khẩu tăng đều đặn; cơ cấu xuất khẩu thay đổi tích cực, chuyển dịch dần từ sản
phẩm thô sang công nghiệp chế biến và kể cả sản phẩm có hàm lượng công
nghệ, giá trị gia tăng cao hơn.
Với Quỹ tiền tệ thế giới IMF, Việt Nam có mối quan hệ rất tốt đẹp kể từ
sau khi nối lại quan hệ. Mặc dù, hiện nay giữa hai bên không còn quan hệ vay
vốn, nhưng IMF vẫn rất tích cực tiến hành nhiều hoạt động tư vấn chính sách, hỗ
trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính,
thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra
ngân hàng, xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền.Ngoài ra IMF còn cử
nhiều đoàn tới Việt Nam giúp đánh giá, tư vấn về nhiều lĩnh vực chính sách, cán
cân thanh toán, xây dựng dự thảo luật phòng chống rửa tiền. Tư vấn, khuyến
nghị chính sách cho Chính phủ và các cơ quan của Việt Nam trong việc bình ổn
kinh tế vĩ mô, đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra.
Với khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng MeKông và các tam, tứ giác phát triển
tiểu vùng, qua đây Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn ODA đáng kể cho
phát triển hạ tầng, giúp phát triển hệ thống giao thông, thủy điện, thủy lợi, thúc
đẩy thương mại, đầu tư trong khu vực, đồng thời triển khai có hiệu quả hơn các
chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, y tế, xã hội ở các địa
phương Chỉ tính riêng lĩnh vực giao thông - vận tải, có thể kể hàng loạt dự
án lớn, có vai trò quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 3, 5, 10; đường cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; đường xuyên Á TP.HCM - Mộc Bài kết
nối với hệ thống đường bộ Campuchia và Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác
Tiểu vùng Mê Kông (GMS); hay hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Cần
Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy, cảng Tiên Sa, Sân bay quốc tế Nội Bài...tạo
nguồn lực và môi trường để tăng tiềm lực cho nền kinh tế độc lập tự chủ.
Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế là “tấm vé” để kinh tế Việt Nam hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam sẽ phát huy vai trò và tiềm năng của đất nước trong quá trình hợp tác
98
và phát triển của khu vực và thế giới, tranh thủ mở rộng thị trường, tăng cường
hợp tác cùng có lợi để tận dụng tối đa các nguồn vốn, thiết bị, vật tư, thành tựu
khoa học – công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, giúp Việt Nam phát
triển ngày càng nhanh và bền vững. Ví dụ như, các dự án và chương trình được
triển khai với nguồn vốn hỗ trợ và vay của WB không chỉ đóng góp tích cực
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, mà còn là sự hỗ trợ hiệu
quả đối với Việt Nam trong việc phát triển quan hệ với các tạo định chế kinh tế
- tài chính, thương mại khác ở khu vực và trên thế giới như ADB, IMF, WTO,
nhất là các hội nghị cam kết tài trợ hàng năm cho Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đất
nước. Trong thời đại ngày nay, thực ra, không quốc gia nào sự phát triển
không gắn liền với các quốc gia khác trong và ngoài khu vực. Việc giải quyết
vấn đề của đất nước luôn gắn liền với yếu tố quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thì yếu tố bên ngoài, yếu tố ngoại lực đang,
vẫn và sẽ tiếp tục là bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sự
phát triển và những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế nói riêng và
của đất nước ta nói chung trong thời gian qua không thể thiếu trong vai trò
của vốn đầu tư nước ngoài, của ngoại lực. Chính các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài đã chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu và ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP.
Hội nhập tạo điều kiện cho các quốc gia, không chỉ tham gia vào “sân
chơi chung” mà còn có thể liên kết với nhau xây dựng luật chơi, cuộc chơi.
Thậm chí, đấu tranh với các quốc gia khác vì lợi ích chung và bình đẳng. Vì
vậy, trong hội nhập, về hành động phải chủ động tích cực, khẩn trương không
được phép “trì hoãn”. Về nhận thức phải thông suốt, coi hội nhập để phát
triển, phát triển để hội nhập tốt hơn, phải có tư duy mới về nền kinh tế độc
lập, tự chủ trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập. Cụ thể là không nên quá
đề cao vai trò tự lực, tự cường dẫn tới biệt lập, khép kín. Trái lại, phải có
99
chính sách mềm dẻo, phù hợp với luật pháp, thông lệ, cam kết quốc tế. Muốn
vậy, phải tích cực cải cách chính mình cả về phía nhà nước lẫn doanh nghiệp.
* Hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được, giải quyết mối quan hệ giữa
độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực kinh tế của Việt Nam vẫn
còn những hạn chế nhất đinh, thể hiện qua những điểm dưới đây:
Thứ nhất, trong hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta chưa làm tốt việc
đảm bảo độc lập, tự chủ, còn phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. Chẳng
hạn, chúng ta quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc .Theo số liệu của
ngành hải quan, năm 2016, tổng giá trị kim ngạch giữa Việt Nam và Trung
Quốc cán mức 72 tỉ USD. Còn theo công bố của Tham tán Thương mại Trung
Quốc, con số này cao hơn nhiều: 87,84 tỉ USD. Theo đó, Việt Nam xuất 32,96
tỉ USD trong khi nhập từ Trung Quốc 54,88 tỉ USD, nhập siêu lên đến 22 tỉ
USD. Dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt - Trung sẽ cán
mức 100 tỉ USD/năm vào những năm tới.Trong những sản phẩm nhập khẩu từ
Trung Quốc, Việt Nam nhập đến gần 17 tỉ USD nguyên, phụ liệu dệt may.
Trong sản phẩm may mặc của Việt Nam, giá trị nguyên, phụ liệu từ Trung
Quốc chiếm đến 50%-65%, tùy theo mặt hàng. Còn về xuất khẩu các mặt
hàng nông lâm thủy sản tươi sống của Việt Nam, thị trường Trung Quốc
chiếm tỉ lệ áp đảo với dưa hấu, chuối, sắn, cá, thịt heo
Có thể thấy Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập
khẩu lớn nhất và nguồn nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Theo Ủy ban Chính
sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, việc phụ thuộc quá mức vào một thị
trường xuất - nhập khẩu là một yếu tố rủi ro không thể xem thường. Nếu có
biến động từ thị trường đó về nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất thì việc
làm, thu nhập của người lao động sẽ gặp khó khăn lớn, kim ngạch xuất khẩu
bị giảm sút, tác động tiêu cực đến cân đối thương mại và thanh toán quốc tế.
100
Ngoài ra, nếu thị trường xuất khẩu bị giảm sút hay hạn chế, hàng hóa ứ đọng
cũng gây thiệt hại lớn.
Thứ hai, từ Trung ương đến địa phương, giữa các bộ ngành, trong giới
doanh nghiệp và nhân dân nói chung còn chưa đạt được sự nhất trí cao trong
nhận thức và hành động trong xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội
nhập kinh tế quốc tế. Một số có biểu hiện chủ quan, nóng vội, đơn giản trong
khi một số bảo thủ, cầm chừng, lo ngại nhiều đến lợi ích cục bộ. Hội nhập
quốc tế và giữ vững độc lập, tự chủ về mặt kinh tế là sự nghiệp chung của
toàn xã hội, song việc triển khai mới chỉ được thực hiện chủ yếu ở một số bộ
ngành ở Trung ương. Việc phối hợp giữa các bộ ngành chưa thật chặt chẽ và
đồng bộ, do đó quá trình triển khai còn thiếu sự thống nhât, đôi khi còn nặng
nề về coi trọng lợi ích cục bộ của bộ ngành mình, làm ảnh hưởng chung đến
quá trình hội nhập. Vì vậy, thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa
đồng bộ, đôi khi lúng túng. Có những biểu hiện của mất cân đối giữa sản xuất
và tiêu dùng, tức là phát triển thiếu bền vững của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ
như nước ta có vùng biển rộng dài, có nhiều đồng mía, có nhiều dân làm
muối, có nhiều nhà máy đường, mà có năm phải nhập 200.000 tấn muối,
200.000 tấn đường, mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Thứ ba, chúng ta vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng một chiến lược
tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế, do đó chưa thật sự chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm độc lập, tự chủ trong
quan hệ kinh tế thương mại. Chẳng hạn như, vẫn chưa chủ động trong xuất
khẩu, khiến Việt Nam bị “thua” ngay cả ở những mặt hàng có thế mạnh như
gạo, cà phê.
Có thể nói, trong những năm qua việc giải quyết mối quan hệ giữa độc
lập, tự chủ và hội nhập quốc tế trên lĩnh vực kinh tế của Việt Nam còn nhiều
hạn chế. Hội nhập kinh tế quốc tê đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ
101
bản của nền kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa
được cải thiện về căn bản. Trên thực tế, Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng
đẳng cấp không cải thiện. Năng suất, năng lực cạnh tranh chưa có sự cải thiện
rõ rệt, nguồn nhân lực vừa thừa (lao động chưa qua đào tạo, thiếu kỹ năng)
vừa thiếu (lao động chất lượng cao), chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Thực tế này là một trở lực đối với mục tiêu độc lập, tự chủ về kinh tế.
Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện các dấu hiệu bất ổn về kinh tế vĩ mô:
các khoản nợ công, nợ của Chính phủ có xu hướng gia tăng, đe dọa trực tiếp
an ninh tài chính quốc gia; tỷ lệ lạm phát cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP, cơ
cấu kinh tế dịch chuyển chậm; hiệu quả đầu tư thấp; sức cạnh tranh của nền
kinh tế không được cải thiện... Những điểm đó nói lên rằng, nền kinh tế đã có
những bước phát triển nhanh, nhưng nội lực nền kinh tế quốc gia vẫn còn yếu
kém và dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi từ bên ngoài. Một nền
kinh tế tăng trưởng nhanh không luôn đồng nghĩa với nền kinh tế mạnh, nhất
là khi Việt Nam đang ở trong một thế giới hội nhập và cạnh tranh khốc liệt.
3.1.1.2. Trên lĩnh vực Chính trị - Ngoại giao
* Thành công
Trong những năm qua giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và
hội nhập quốc tế trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao của Việt Nam đã gặt hái
được thành công nhất định như: bình thường hóa và phát triển quan hệ với
những nước lớn; đảm bảo được độc lập, tự chủ trong quá trình hội nhập quốc
tế về chính trị - ngoại giao. Cụ thể:
- Thứ nhất, bình thường hóa và phát triển quan hệ với các nước lớn:
- Quan hệ Việt - Mỹ, chuyển từ đối đầu sang hợp tác và đấu tranh trong
cùng tồn tại hòa bình
Từ đại hội VII, Đảng ta xác định bình thường hóa quan hệ với Mỹ là
chủ trương đối ngoại quan trọng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân
dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Cải thiện
102
quan hệ với Mỹ tạo cơ hội cho nước ta tiếp cận một nền kinh tế thị trường
lớn, tiềm lực kinh tế, khoa học – công nghệ mạnh, đồng thời góp phần tạo
dựng một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định cho nước ta thực hiện mục
tiêu chiến lược kinh tế. Mặt khác, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để cải
thiện và thúc đẩy quan hệ với các nước khác để nâng cao hơn vị thế trên
trường quốc tế.
Trên thực tế, sau khi chính phủ Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận kinh tế với
Việt Nam, lập tức các động thái về giao lưu Việt – Mỹ, về quan hệ kinh tế
thương mại giữa hai nước được xúc tiến và triển khai. Ngày 3/7/2000 Hiệp
định thương mại Việt – Mỹ chính thức được ký kết, tạo ra một khung khổ
pháp lý cần thiết và rõ ràng cho quan hệ hợp tác Việt – Mỹ, đưa quan hệ hợp
tác hai nước chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích
của mỗi bên. Hiệp định này thể hiện sự nỗ lực đổi mới và đẩy mạnh mở cửa
hội nhập của Việt Nam, sự lựa chọn ưu tiên về hợp tác kinh tế - thương mại
và hình thành quan hệ đối tác với các nước lớn và các nước phát triển.
Từ sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực (11/11/2002),
theo báo cáo của Tổng cục Thuế, thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào
Mỹ giảm 30% đến 40% đã tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ và chỉ sau 1 năm, xuất khẩu của Việt
Nam từ con số 50 triệu USD năm 1994 đã tăng vọt lên gần 1 tỷ USD năm
2001 và 11,4 tỷ USD năm 2009. Điều đáng kể hơn, dưới ảnh hưởng của Hiệp
Định hệ thống pháp luật điều tiết nền kinh tế và thương mại Việt Nam đã
được sửa đổi, hoàn thiện theo hướng đầy đủ, minh bạch, hợp thông lệ quốc tế
và cả khả năng dự báo cao. Từ tăng trưởng quan hệ thương mại, tạo tiền đề để
quan hệ hợp tác Việt – Mỹ phát triển mạnh trong các lĩnh vực như giáo dục, y
tế, khoa học công nghệ, kể cả về quốc phòng an ninh. Sau khi Việt Nam gia
nhập WTO (2006) và Mỹ đã công bố dự luật cấp cho Việt Nam bình thường
vĩnh viễn, quan hệ hợp tác hai bên đã đạt tới chuẩn mực chung như mọi quan
103
hệ của Mỹ với nước khác. Chất lượng của quan hệ hợp tác Việt – Mỹ cũng
thay đổi căn bản, nhiều trở ngại trong quan hệ thương mại – chính trị giữa hai
nước đã được cởi mở.
Đáng chú ý là trong những năm gần đây, hai bên trao đổi khá thường
xuyên các chuyến thăm viếng chính thức cấp cao nhất. Về phía Việt Nam có
các chuyến thăm của Chuyến thăm Mỹ của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết tháng 6/2007; của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 6/2008; của
cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 7/2013; của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng tháng 7/2015. của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_moi_quan_he_giua_doc_lap_tu_chu_va_hoi_nhap_quoc_te.pdf