Luận án Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tại Hưng Yên

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN. 9

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài . 9

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước. 12

1.3. Những nhận xét qua nghiên cứu tổng quan . 19

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LưỢNG VÀ HIỆU QUẢ

ĐÀO TẠO NGHỀ THÔNG QUA LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO

TẠO VÀ DOANH NGHIỆP. 20

2.1. Chất lượng đào tạo nghề . 20

2.2. Hiệu quả đào tạo nghề. 36

2.3. Một số vấn đề lý luận về liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. 46

2.4. Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT

với DN. 60

2.5. Kinh nghiệm về mô hình liên kết đào tạo . 62

Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LưỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO

TẠO NGHỀ THÔNG QUA LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO

VÀ DOANH NGHIỆP TẠI HưNG YÊN . 84

3.1. Bối cảnh kinh tế-xã hội của tỉnh Hưng Yên. 84

3.2. Hệ thống cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 88

3.3. Thực trạng liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo

nghề trên địa bàn tỉnh Hưng Yên . 92

3.4. Đánh giá yếu tố tác động tới hiệu quả liên kết cơ sở đào tạo và

doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Hưng Yên . 118

3.5. Những nguyên nhân hạn chế hiệu quả liên kết . 120

pdf182 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tại Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh giữa các CSĐT để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả. Tuy nhiên cũng còn một số tồn tại nhƣng xét về mặt tổng thể thì mô hình quản lý này thực sự cũng có những ƣu điểm mà kết quả là sự phát triển mạnh mẽ của nền GD Mỹ nhƣ hiện nay. Đã có ý kiến cho rằng hệ thống ĐTN phi tập trung hoá chính là sức mạnh của nền giáo dục Mỹ; sự thành công của ĐTN Mỹ phần nhiều chính là do hệ thống quản lý giáo dục; (2) Tạo đƣợc hệ thống thông tin việc làm với quy mô quốc gia cho phép sinh viên cũng nhƣ cơ sở đào tạo và toàn xã hội tiếp cận; (3) Các CSĐT có nhiều quyền tự trị. Quyền tự trị đã tạo cơ hội thực hiện những chƣơng trình cải cách, thu hút số lƣợng sinh viên chất lƣợng cao, mở rộng các hoạt động nghiên cứu, tiếp cận nhiều nguồn đầu tƣ mới và hoạt động nghiên cứu bám sát yêu cầu của các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp; (4) Chú trọng phát triển mối liên kết, hợp tác giữa các CSĐT với thị trƣờng lao động hay các doanh nghiệp, ngành công nghiệp. Có thể thấy rõ điều này qua các chính sách từ chất lƣợng đội ngũ giảng viên, xây dựng chƣơng trình đào tạo, cơ sở vật chất, quản lý đào tạo, kiểm soát chất lƣợng đến chính sách đầu tƣ tài chính đều quan tâm tới sự phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các CSĐT với các tổ chức ngoài nhà trƣờng và thị trƣờng lao động. Phát triển theo định hƣớng thị trƣờng của các CSĐT ở Mỹ đã mang lại nhiều tác động tích cực; nó tạo điều kiện cho các CSĐT và doanh nghiệp cùng tham gia vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Các chƣơng trình đào tạo, các ngành nghề đào tạo cũng ngày một mang tính chuyên nghiệp hơn và không thể phủ nhận điều này mang lại lợi nhuận to lớn cho sự phát triển của các hai bên. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi phải có định hƣớng rõ ràng để không ảnh hƣởng đến tính chất hàn lâm của các CSĐT. 77 2.5.5. Mô hình liên kết đào tạo của Hải Phòng. Mục tiêu mô hình - Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề (Đào tạo gắn với thực tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất, sớm phát triển kinh nghiệm nghề nghiệp); - Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề (Đào tạo định hƣớng nhu cầu doanh nghiệp/hƣớng tới đào tạo theo địa chỉ sử dụng); - Tiết kiệm đầu tƣ kỹ thuật cho trƣờng dạy nghề (Chỉ trang bị cho đào tạo cơ bản và cho các công việc chuyên nghề bắt buộc. Các công việc do doanh nghiệp tự chọn thì đƣợc dạy tại DN và bằng thiết bị của doanh nghiệp); - Mang lại lợi ích cho tất cả các bên (Ngƣời học: Chất lƣợng đào tạo, cơ hội việc làm; Nhà trƣờng: Uy tín, thu nhập; Doanh nghiệp: Nhu cầu nhân lực trƣớc mắt và lâu dài; Xã hội: Giảm bớt chi phí xã hội, nâng cao hiệu quả chung trong đào tạo nghề) Các tính đặc trưng cơ bản của mô hình - Vai trò của doanh nghiệp: DN là đối tác tự nhiên không thể thiếu trong mô hình (DN vừa tạo điều kiện khai thác thiết bị, vừa tham gia tích cực vào quá trình đào tạo, vừa sử dụng hiệu quả sản phẩm đào tạo trong và sau khóa học); - Sự tham gia của DN: Tỷ trọng thời lƣợng đào tạo tại doanh nghiệp đƣợc nâng lên, chiếm 30% tổng thời gian thực học của khóa đào tạo; - Căn cứ xác định nội dung CTĐT nghề: Nội dung CTĐT đƣợc lựa chọn trên cơ sở định hƣớng nhu cầu của DN: Các công việc chuyên nghề mà ≥ 70% DN trên địa bàn có nhu cầu đƣợc xem là các nội dung bắt buộc, đƣợc dạy tại trƣờng; Các công việc còn lại đƣợc xem là các nội dung tự chọn khác nhau theo từng DN và đƣợc dạy tại các DN; - Tần suất và thời gian học tập tại DN: Sự hợp tác giữa Trƣờng và DN diễn ra trong cả 3 năm của khóa đào tạo: - Năm I: Cơ bản và cơ bản - Học tại DN 2 tháng (8 tuần/320 giờ); - Năm II: Chuyên nghề - Học tại DN 3 tháng (12 tuần/480 giờ); - Năm III: Chuyên nghề nâng cao - Học tại DN 4 tháng (16 tuần/480 giờ); - Thi tốt nghiệp đƣợc tổ chức 2 lần và tại DN; lần 1 vào cuối năm thứ hai (lấy bằng trung cấp) và lần 2 cuối khóa học (lấy bằng cao đẳng). - Thời gian đào tạo tại DN chiếm 30% và phù hợp với tiến độ học lý thuyết, thực hành tại trƣờng, tính liên thông tốt. 78 Các quá trình chủ yếu của mô hình Khảo sát nhu cầu - Làm rõ nhu cầu chung và yêu cầu của DN trên địa bàn về số lƣợng, chất lƣợng đào tạo để định hƣớng phát triển mô hình đào tạo. - Xây dựng ngân hàng cơ sở dữ liệu của các DN trên địa bàn và khu vực lân cận. Xây dựng bộ Tiêu chuẩn nghề (TCN) Cắt gọt kim loại CNC - Tham khảo TCN của Đức và của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Bộ LĐTBXH; - Lấy ý kiến các DN; - Bộ TCN hài hòa: Cập nhật trình độ nghề quốc tế, phù hợp với TCN của Tổng cục và thực tiễn sản xuất công nghiệp tại địa phƣơng. Xây dựng Chương trình đào tạo (CTĐT) - Lấy ý kiến DN về các công việc nghề đƣợc thực hiện phổ biến tại DN. (Công việc có 70% các DN đƣợc khảo sát cho là cần thiết đƣợc đƣa vào CTĐT nhƣ nội dung bắt buộc); - CTĐT có cấu trúc 3 cấp tƣơng ứng với 3 bậc trình độ (Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng nghề); - Có các mô đun đào tạo đặc trƣng cho mô hình, đƣợc thực hiện tại DN, nhằm giải quyết các công việc đặc thù của DN; - Bộ CTĐT cải tiến: Xuất phát từ Tiêu chuẩn nghề, phù hợp với mô hình hợp tác với DN, có thể áp dụng cho bồi dƣỡng nghề; Lựa chọn các DN để hợp tác - DN đƣợc lựa chọn theo các tiêu chí: đại diện cho các thành phần kinh tế (nƣớc ngoài, nhà nƣớc và tƣ nhân), có trang thiết bị phù hợp, có nhu cầu về nhân lực (trƣớc mắt và lâu dài), sẵn sàng hợp tác đào tạo nghề. - Chọn đƣợc các DN phù hợp nhất đảm bảo cho sự thành công của hoạt động hợp tác (NN, NhN, TN). Ký kết các văn bản về hợp tác đào tạo và bồi dưỡng. - Ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo và bồi dƣỡng: Ký một lần có giá trị trong nhiều năm (nếu không có đề nghị thay đổi). - Hƣớng tới sự hợp tác trong đào tạo mới và bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho công nhân của các DN; 79 - Thống nhất cơ chế tài chính khi SV đến học tập tại DN. - Văn bản ghi nhớ về Hợp tác trong đào tạo và bồi dƣỡng. Ký Hợp đồng hợp tác đào tạo: Mỗi năm ký một lần cho các đối tƣợng sinh viên cụ thể. Làm rõ trách nhiệm của mỗi bên và nội dung cụ thể của từng đợt học tập. Xác định nhân sự (điều phối viên, Cán bộ ĐT, GV quản lý) để thực hiện hoạt động hợp tác. Hợp đồng về Hợp tác đào tạo; Quyết định cử SV đi học tập tại DN. Thực hiện công tác đào tạo cán bộ DN Điều phối viên và Cán bộ đào tạo của DN đƣợc bồi dƣỡng về nghiệp vụ sƣ phạm; Tổ chức tập huấn về chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp tổ chức, đánh giá, ghi chép hồ sơ và công tác phối hợp giữa Trƣờng và DN. Có đội ngũ Cán bộ đào tạo của DN đáp ứng yêu cầu Triển khai hợp tác với DN trong đào tạo nghề Thực hiện đúng tinh thần hợp đồng (VD: kinh phí, v.v.); Nhà trƣờng chủ động trong công tác chuẩn bị và điều phối hoạt động hợp tác; trực tiếp là giáo viên của Trƣờng phối hợp với DN trong đào tạo; Hƣớng tới một mô hình chuẩn mực và nghiêm túc trong hợp tác đào tạo; Quản lý và theo dõi công tác đào tạo tại DN. Nhật ký học tập tại DN của SV; Báo cáo kết thúc mô đun của SV; Sổ theo dõi đào tạo của CB đào tạo tại DN; Sổ theo dõi đào tạo của Giáo viên phối hợp đào tạo tại DN. Lƣu ý: Việc ghi chép các báo cáo, nhật ký hay bị làm sơ sài, qua loa. Đánh giá, rút kinh nghiệm về hợp tác đào tạo - Thực hiện thƣờng xuyên sau mỗi đợt học tập tại DN; - Đánh giá toàn diện trên các mặt: Chƣơng trình ĐT, sự phối hợp trong tổ chức thực hiện, nhìn nhận về chất lƣợng và hiệu quả; - Thanh lý hợp đồng đúng quy trình, thủ tục. - Phiếu lấy ý kiến của đại biểu DN và SV sau đợt học tập tại DN; - Cải thiện kịp thời chất lƣợng, hiệu quả học tập tại DN. Hợp tác trong tổ chức thi tốt nghiệp 80 - Thi tốt nghiệp đƣợc tổ chức làm 2 lần: Trung cấp (cuối năm thứ 2) và Cao đẳng (cuối khóa học); - Thi lý thuyết tại trƣờng, thi thực hành tại một số DN đã đào tạo SV đợt đó. Đề thi thực hành gắn với sản phẩm của DN/cùng doanh nghiệp xây dựng (theo mô hình của Đức); - Thành lập ban/tổ tổ chức thi tại DN; - Cán bộ đào tạo của DN là UV Hội đồng thi tại DN và tham gia Hội đồng thi lý thuyết tại trƣờng. - Sinh viên thi thực hành có chất lƣợng rất tốt, đƣợc DN đánh giá đáp ứng yêu cầu công việc (tiệm cận đƣợc bậc 3/7) Các giải pháp chính để triển khai mô hình - Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ ở cấp độ lãnh đạo giữa Trƣờng và DN; - Làm cho DN nhận thức đƣợc lợi ích của chính họ khi tham gia hợp tác đào tạo (đƣợc sử dụng nguồn nhân lực trong ngắn hạn và bổ sung trong dài hạn theo nhu cầu mà không phải đào tạo lại; có nhiều thuận lợi khi bồi dƣỡng nâng cao; đƣợc hƣởng chính sách đối với DN tham gia dạy nghề theo Luật Giáo dục nghề nghiệp - Thiết kế CTĐT tại DN có nội dung phù hợp với môi trƣờng sản xuất và có tính khả thi trong thực hiện (Ngƣời học làm quen với môi trƣờng DN, củng cố kiến thức kỹ năng thông qua hoạt động hỗ trợ và tham gia sản xuất, học tập kiến thức, kỹ năng mới gắn với công việc mới có tính đặc thù của DN, độc lập tham gia dây chuyền sản xuất khi đã có đủ tự tin về trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế); - Thực hiện quá trình hợp tác một cách có hệ thống với các văn bản lƣu trữ và hồ sơ quản lý phù hợp (Biên bản ghi nhớ, hợp đồng đào tạo, sổ tay theo dõi đào tạo tại DN, nhật ký học tập, báo cáo kết thúc mô đun...). 2.5.6. Bài học kinh nghiệm cho Hưng Yên Tuy mỗi mô hình có những ƣu nhƣợc điểm và điều kiện, môi trƣờng vận dụng riêng song về cơ bản, các mô hình trên đã chứng minh đƣợc tính ƣu việt trong hoạt động LKĐT tại mỗi quốc gia trong giai đoạn lịch sử nhất định đồng thời cũng để lại những bài học kinh nghiệm: 81 Thứ nhất. Vận dụng các mô hình đào tạo gắn nhà trường với doanh nghiệp của một số nước trên thế giới linh hoạt tại các cơ sở đào tạo nghề. Biện pháp này giúp các trƣờng xác định đƣợc mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp phù hợp các điều kiện của từng trƣờng một cách khoa học, hệ thống. Đồng thời, hình thành đƣợc một cơ sở lý luận về đào tạo gắn với doanh nghiệp. Thứ hai. Đầu tư trang thiết bị phục vụ đào tạo ở mức cơ bản và đầy đủ. Nhà trƣờng chỉ đào tạo ngƣời lao động ở mức cơ bản về năng lực nghề nghiệp. Nên việc đầu tƣ trang thí bị cũng chỉ dừng lại ở mức cơ bản, nhƣng đầy đủ về số lƣợng cho ngƣời học luyện tập thực hành. Giải pháp này nhằm trách việc đầu tƣ vào thiết bị đắt tiền, số lƣợng ít, nhƣng không sử dụng đƣợc trong đào tạo. Thứ ba: Hình thức và phương thức đào tạo Dạy lý thuyết tại trƣờng nghề; dạy thực hành tại DN. Phƣơng thức đào tạo kết hợp giữa cơ sở đào tạo và DN để tận dụng cơ sở vật chất, nguồn lực sẵn có của các bên. Thời gian đào tạo liên kết thƣờng kéo dài từ 2 năm trở lên. DN có trách nhiệm phối hợp với cơ sở đào tạo thực hiện tốt mục tiêu đã định. Thứ tư. Hình thành mạng lưới chiến lược giữa các cơ sở đào tạo với các tổ chức sử dụng lao động Hình thành mạng lƣới chiến lƣợc nhằm trao đổi thông tin về nhu cầu và khả năng đào tạo; Phối hợp cùng nhau trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo; Liên kết tổ chức đào tạo; Đào tạo theo hợp đồng, theo địa chỉ; Hƣớng nghiệp, tƣ vấn nghề và giới thiệu việc làm cho HS/SV tốt nghiệp, ... Do vậy, cần xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp để xây dựng mạng lƣới chiến lƣợc chắc chắn, bền vững. Để cơ chế phối hợp đạt hiệu quả cần đƣợc xây dựng và thực hiện trên các nguyên tắc: tự nguyện, hợp tác, hai bên cùng có lợi. Thứ năm: Ràng buộc trách nhiệm của DN Nhật Bản quy định: “Học sinh sau khi tốt nghiệp các khoá dạy nghề trong nhà trƣờng phải đƣợc dạy nghề tại xí nghiệp trƣớc khi làm việc để có đƣợc kỹ năng phù hợp với sản xuất của xí nghiệp” [3; tr 86]. Singapo có chế tài buộc DN đóng góp 1% quỹ lƣơng để chi phí cho hoạt động dạy nghề. DN nhận thức và có ý thức trách nhiệm khi sử dụng lao động đã qua đào tạo. Thứ sáu: Tăng cường bồi dưỡng nhận thức về dạy nghề, học nghề theo hướng thiết thực. 82 Các cơ sở ĐTN tại Đức, Nhật Bản, Mỹ, Singapo... đều đặt mục tiêu: làm cho ngƣời học nắm đƣợc kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện một việc làm cụ thể. Thậm chí, nội dung thực hành chiếm tới 80% dung lƣợng chƣơng trình đào tạo. Tỷ lệ học viên thất nghiệp thấp. Ngƣời dạy, ngƣời học hƣớng tới những mục tiêu thiết thực, khả năng hành nghề sau khi tốt nghiệp. Thứ bẩy. Xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun kỹ năng thực hành nghề Để nâng cao năng suất lao động trong sản xuất, các doanh nghiệp thƣờng sử dụng ngƣời thợ diện nghề hẹp với trình độ chuyên môn hoá cao ở từng vị trí lao động của xí nghiệp, do vậy, nhà trƣờng đã căn cứ vào chƣơng trình khung của cơ quan quản lý nhà nƣớc ban hành, đồng thời phải căn cứ vào các doanh nghiệp đang yêu cầu để cấu trúc lại chƣơng trình khung theo các mô đun kỹ năng hành nghề nghề diện hẹp để tạo nên một chƣơng trình đào tạo mềm dẽo, linh hoạt, liên thông để thuận lợi cho việc đào tạo theo mô đun đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Thứ tám. Xây dựng chuẩn đầu ra cho các nghề đào tạo Chuẩn đầu ra trong đào tạo nghề là yêu cầu tối thiểu đối với ngƣời học về kiến thức, kĩ năng, thái độ ... đạt đƣợc thực tế sau khi kết thúc một giai đoạn hay quá trình học tập nhất định, đáp ứng yêu cầu các tiêu chí của tổ chức sử dụng lao động tại doanh nghiệp. Xây dựng chuẩn đầu ra cho giai đoạn hay quá trình học tập có thể là một tiết học, một bài học, một chƣơng, một môn học, học phần, mô đun hay một khóa học, một chƣơng trình đào tạo. 83 Kết luận chƣơng 2 Trong chƣơng "Cơ sở lý luận về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp" do NCS thực hiện đã đạt đƣợc một số kết quả sau: Hệ thống hóa lý thuyết về chất lƣợng và hiệu quả ĐTN, làm rõ các nội dung: Chất lƣợng đào tạo nghề, hiệu quả đào tạo nghề, các tiêu chí đo chất lƣợng đào tạo, các tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo và các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả đào tạo nghề. Hệ thống hóa lý thuyết về liên kết giữa CSĐT và DN, làm rõ các nội dung: Liên kết và liên kết đào tạo, mục đích liên kết đào tạo, các nguyên tắc trong liên kết đào tạo, nội dung của liên kết đào tạo, mô hình và lợi ích trong liên kết đào tạo. Liên kết trong đào tạo giữa CSĐT và DN là định hƣớng quan trọng để đổi mới căn bản và toàn diện lĩnh vực đào tạo nghề chuyển từ hƣớng “cung” sang hƣớng “cầu” đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động và nhu cầu xã hội. Liên kết trong đào tạo giữa CSĐT và DN nhằm thực hiện hiệu quả phƣơng châm gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, đào tạo với lao động sản xuất. Liên kết trong đào tạo sẽ góp phần bảo đảm quyền lợi cho các đối tƣợng tham gia hoạt động đào tạo nghề nhƣ Nhà nƣớc, ngƣời lao động, nhà sử dụng lao động, cho các CSĐT và DN. Liên kết trong đào tạo giữa CSĐT và DN chỉ thực hiện có kết quả trên cơ sở thực hiện nguyên tắc hai bên cùng cộng đồng trách nhiệm và chia sẻ lợi ích. Liên kết đào tạo giữa CSĐT và DN là con đƣờng ngắn nhất để ngƣời tốt nghiệp từ các CSĐT có cơ hội tiếp cận với việc làm tại các DN; là giải pháp đột phá nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, làm tăng sức cạnh tranh của nhân lực trên thị trƣờng lao động trong nƣớc và quốc tế. Chƣơng này đƣợc thực hiện nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu luận án tiến sỹ "Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề thông qua liên kết giữa CSĐT và DN tại Hưng Yên" 84 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ THÔNG QUA LIÊN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP TẠI HƢNG YÊN 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Hƣng Yên 3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2018 Hƣng Yên là một trong 11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là một trong những khu vực có tốt độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất cả nƣớc Trong giai đoạn 2010-2018, Hƣng Yên có tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển nhanh theo hƣớng giảm tỷ lệ lĩnh vực nông nghiệp và tăng nhanh trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm vai trò đầu tàu, tiếp đến là các ngành dịch vụ và lĩnh vực nông nghiệp, lâm và ngƣ nghiệp (sau đây gọi tắt là nông nghiệp) chiếm tỷ lệ thấp nhất, tƣơng ứng 51,01%; 28,60% và 10,94% (2017). Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch khá chậm cho thấy nền kinh tế của Hƣng Yên đang tiến tới trạng thái cân bằng của mô hình tăng trƣởng hiện nay. Trong giai đoạn 2010-2018, cơ cấu nông nghiệp chỉ giảm hơn 7% (từ 17,91% xuống 10,58%) và ở chiều ngƣợc lại công nghiệp-xây dựng và dịch vụ chỉ tăng 3,1%; 2,8% (tƣơng ứng) trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. (Bảng 3.1) Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2018, % Lĩnh vực\Năm Nông nghiệp Công nghiêp – Xây dựng Thƣơng mại - Dịch vụ Thuế trừ trợ cấp 2010 17,91 48,00 25,84 8,25 2011 19,47 48,69 24,58 7,27 2012 16,43 51,39 25,18 7,01 2013 14,46 51,02 25,78 8,74 2014 13,81 50,80 26,03 9,37 2015 13,32 51,09 26,19 9,4 2016 12,43 50,17 28,31 9,09 2017 10,94 51,01 28,6 9,45 2018* 10,58 51,56 37,86 85 Vị trí địa lý thuận lợi của Hƣng Yên là một trong những lý do hấp dẫn và thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tƣ. Lực lƣợng doanh nghiệp của Hƣng Yên tăng lên nhanh chóng cả về số lƣợng và quy mô đầu tƣ. Riêng trong năm 2017, tỉnh tiếp nhận 255 dự án đầu tƣ mới (tăng 61 dự án so với năm 2016), trong đó có 213 dự án trong nƣớc với số vốn đăng ký 15.506 tỷ đồng (tăng 18,96% so với 2016) và 42 dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với tổng vốn đăng ký là 220,6 triệu USD1. Trong giai đoạn 2011-2018, tổng số doanh nghiệp của Hƣng Yên tăng gấp ba lần với sự phát triển nhanh chóng của lực lƣợng doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, từ 1930 doanh nghiệp (2011) lên 5263 (2018). Số lƣợng doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng tăng đáng kể từ 105 doanh nghiệp lên 248 doanh nghiệp. Mặt khác, số lƣợng doanh nghiệp sụt giảm dƣới áp lực tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc của Chính phủ. Số lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc ở Hƣng Yên đã giảm một nửa trong giai đoạn trên. Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế, 2011-2018 Doanh nghiệp Nhà nước Ngoài Nhà nước FDI Tổng số 2010 18 1.724 105 1.847 2011 14 2.174 137 2.325 2012 16 2.386 151 2.553 2013 18 2.561 173 2.752 2014 15 2.680 180 2.875 2015 13 3.066 204 3.283 2016 10 3.633 241 3.884 2017 9 4.335 245 4.588 2018 9 5.263 248 5.520 Nguồn: Điều tra doanh nghiệp hàng năm giai đoạn 2010-2019 3.1.2. Đặc điểm về dân số, lao động và việc làm Năm 2016, dân số tỉnh Hƣng Yên khoảng 1,17 triệu ngƣời, với mật độ 1.258 ngƣời/km2.. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 750.591 ngƣời - chiếm 64,1%. Lao động đã qua đào tạo đạt 21,3%2. Mặc dù, cơ cấu kinh tế đã 1 UBND tỉnh Hƣng Yên (2017), Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018. 2Niên giám Thống kê tỉnh Hƣng Yên 2018 86 chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣng phần lớn lao động của Hƣng Yên vẫn làm trong lĩnh vực nông nghiệp - chiếm 63,5%, công nghiệp chiếm 23,3% và thƣơng mại-dịch vụ chỉ chiếm 13,2%3. Trong giai đoạn 2010-2018, nguồn nhân lực tỉnh Hƣng Yên cung cấp cho thị trƣờng lao động khoảng 120 nghìn lao động, bình quân khoảng 20 nghìn lao động/năm trong đó: Lao động qua đào tạo nghề phục vụ công nghiệp chế biến, chế tạo, tiểu thủ công nghiệp khoảng 60 nghìn lao động, tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề cơ bản sau: May công nghiệp, điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí, tin học, chế biến nông sản thực phẩm ... Lao động kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 15 nghìn ngƣời, tập trung chủ yếu ở các nghề: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ... Lao động trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ khoảng 15 nghìn lao động. Lao động qua đào tạo nghề phục vụ công tác xuất khẩu lao động khoảng 30 nghìn ngƣời. Bảng 3.3: Lao động phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2010-2018, % Khu vực/Năm Nhà nƣớc Ngoài nhà nƣớc FDI 2010 2,8 69,0 28,2 2011 2,2 67,7 30,0 2012 2,2 65,2 32,6 2013 2,8 64,8 32,4 2014 2,7 63,7 33,6 2015 2,2 62,5 35,2 2016 0,9 62,4 36,7 2017 0,8 63,4 35,8 2018 0,9 62,5 36,6 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hưng Yên 2018 Xét theo loại hình kinh tế, phần lớn lực lƣợng lao động của Hƣng Yên làm trong khu vực ngoài nhà nƣớc. Theo số liệu từ Điều tra doanh nghiệp hàng năm do Tổng cục Thống kê thực hiện, các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc trong nƣớc là bộ phận thu hút nhiều lao động nhất khi chiếm tới hơn 60% tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn. Tiếp đến là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) với hơn 35%. Xét theo xu hƣớng, cùng 3 Cục Thống kê tỉnh Hƣng Yên (2017), Thực trạng KT-XH tỉnh Hƣng Yên sau 20 năm tái lập (1997- 2016) 87 với sự phát triển nhanh chóng của số lƣợng doanh nghiệp FDI, khu vực này cũng ngày càng thu hút lƣợng lớn lao động vào làm việc. Năm 2018, tỷ lệ lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI chiếm 36,6% tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tăng hơn 8% so với năm 2010. Ngƣợc lại, tỷ lệ doanh nghiệp làm việc cho các doanh nghiệp trong nƣớc có xu hƣớng sụt giảm, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo số liệu thống kê, năm 2018 chỉ có 1% lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nƣớc giảm đáng kể từ mức gần 3% năm 2010. Tỷ lệ này ở các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc trong nƣớc là 69%, 62,5% tƣơng ứng năm 2010 và 2018. Thực tế trên cho thấy, các doanh nghiệp trong nƣớc đang chịu áp lực cạnh tranh lớn về thu hút lao động từ các doanh nghiệp FDI. 3.1.3. Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động Năm 2017, Hƣng Yên tiếp nhận 255 dự án đầu tƣ mới (tăng 61 dự án so với năm 2016) với 213 dự án trong nƣớc (tổng vốn đăng ký 15,506 tỷ đồng) và 42 dự án FDI (với số vốn đăng ký 220,6 triệu USD). Tính chung, hiện trên địa bàn tỉnh có 1,693 dự án với tổng số vốn đăng ký 112,9 nghìn tỷ đồng và 3,6 tỷ usd, trong đó có 960 dự án đã đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho 15,8 vạn lao động. Năm 2016, chỉ tính riêng 33 doanh nghiệp báo cáo số liệu sử dụng lao động năm 2016 và dự kiến tuyển lao động 6 tháng đầu năm 2016 thì nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp này đã là 11.623 lao động, trong đó lao động nữ khoảng 7.569 ngƣời với các ngành nghề chủ yếu là dệt may. Nhu cầu thì cao nhƣ vậy nhƣng qua hai đợt tuyển dụng họ mới chỉ tuyển đƣợc 1.700 lao động. Trong năm 2016, toàn tỉnh Hƣng Yên đã dạy nghề cho khoảng 42 nghìn lao động, đạt 78% kế hoạch đồng thời tạo việc làm mới cho trên 14 nghìn lao động; làm thủ tục triển khai cho 3.300 lao động trên địa bàn tỉnh xuất khẩu ra nƣớc ngoài làm việc. Ngoài ra, các chƣơng trình dạy nghề cho lao động nông thôn tiếp tục đƣợc triển khai hiệu quả, mở ra cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Để phát huy hiệu quả, công tác dạy nghề cần có sự khảo sát kỹ lƣỡng nhu cầu của ngƣời học, dạy nghề đang cần và đặc biệt chú trọng đến lao động mất việc làm từ các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, nhất 88 là ở khu vực công nghiệp tập trung, hộ gia đình thuộc diện giải tỏa, thu hồi đất sản xuất. Một số nghề, nhóm nghề đang có nhu cầu về lao động qua đào tạo nghề nhƣ: thợ may; thợ vận hành máy và thiết bị; thợ cơ khí; lắp ráp máy móc... Trong tƣơng lai, nhu cầu nhân lực các nghề trên sẽ tăng mạnh do tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn. Theo đăng ký nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp hàng năm cần khoảng 30.000 ngƣời. Trong đó nhóm ngành sản xuất chế tạo 18.000 ngƣời, nhóm ngành xây dựng 6.000 ngƣời, nhóm ngành Nông nghiệp, Thuỷ sản 3.000 ngƣời, nhóm ngành dịch vụ 3.000 ngƣời4. Lĩnh vực liên kết đào tạo giữa Cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên ngày càng đƣợc tăng cƣờng hơn trƣớc. Theo báo cáo tổng kết thi đua khối các trƣờng Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên năm học 2018 – 2019, các Cơ sở đào tạo của tỉnh Hƣng Yên có mối quan hệ hợp tác tốt với các doanh nghiệp. Điển hình là Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy Lợi liên kết với gần 100 doanh nghiệp; Trƣờng Đại học Sƣ phạm kỹ thuật Hƣng Yên hợp tác với 60 doanh nghiệp; Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hƣng Yên liên kết với 45 doanh nghiệp ...; tổ chức thành công ngày hội việc làm nhằm kết nối sự hợp tác, cơ hội việc làm cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng lao động, đồng thời thể hiện vị thế của Nhà trƣờng trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho khu vực và cả nƣớc. 3.2. Hệ thống cơ sở đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa àn tỉnh Hƣng Yên 3.2.1. Hệ thống cở sở đào tạo trên địa bàn Hưng Yên Hƣng Yên có 41 đơn vị dạy nghề, trong đó có 30 cơ sở công lập và 11 cơ sở ngoài công lập; 05 trƣờng do trung ƣơng quản lý và 36 cơ sở do địa phƣơng quản lý. Trong đó có 03 trƣờng đại học, 04 trƣờng cao đẳng, 08 trƣờng trung cấp nghề, còn lại là các trung tâm, đơn vị tham gia dạy nghề. Đến nay, quy mô đào tạo ở cả 3 cấp trình độ là: Cao đẳng nghề là 2.300 học sinh/năm; trung cấp nghề 4 Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hƣng Yên (2017), Bá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_chat_luong_va_hieu_qua_dao_tao_nghe_thong_q.pdf
Tài liệu liên quan