Luận án Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp tại miền núi tỉnh Thanh Hóa

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 3

2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu . 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 4

3.2. Phạm vi nghiên cứu. 4

4. Khung nghiên cứu . 5

5. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 6

5.1. Quan điểm nghiên cứu . 6

5.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu. 6

5.3. Phương pháp nghiên cứu. 7

6. Những đóng góp mới của luận án . 9

7. Kết cấu của luận án . 10

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐẾN HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP. 12

1.1. Tổng quan về phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . 12

1.2. Tổng quan về hiệu quả phát triển nông nghiệp. 23

1.2.1.Về hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội . 23

1.2.2. Về hiệu quả phát triển nông nghiệp . 26

1.3. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nông nghiệp37

CHưƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP Ở MIỀN NÚI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN. 41

2.1. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi . 41

2.1.1. Nông nghiệp miền núi trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. 41

2.1.1.1. Nông nghiệp miền núi . 41

2.1.1.2. Phát triển nông nghiệp miền núi trong điều kiện phát triển kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ ngh , to n u h v iến đổi khí hậu. 42

pdf180 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp tại miền núi tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp. Miền núi nước ta có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng và có một số đặc thù. Chính điều này tạo nên một nền nông nghiệp có tính đặc sắc. Ở miền núi hiện hữu một số tiểu vùng có khí hậu ôn đới như Mộc Châu, Sa pa hay trên dãy Phanxipang có thể phát triển cây ôn đới, dược liệu quý và chăn nuôi bò sữa có chất lượng cao. 68 (6). Kết cấu hạ t ng kỹ thuật: Thực tiễn chỉ ra rằng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (các mạng lưới giao thông, thủy lợi, cung cấp điện, viễn thông...) ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả phát triển nông nghiệp. Vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa, hệ thống đường giao thông kết nối từ các tuyến trục tới các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa đang có chất lượng thấp và một số nơi còn thiếu, gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho phát triển nông nghiệp nói riêng. + Đường sá mà tốt thì kéo gần nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ + Điện, nước mà đủ sẽ đảm bảo sản xuất diễn ra thuận lợi + Hệ thống bảo quản và cơ sở chế biến làm gia tăng giá trị nông sản + Hệ thống thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp đầy đủ, kịp thời sẽ giúp cho các chủ thể tham gia chủ động trong tổ chức sản xuất cũng như tiêu thụ, tránh được nhiều rủi ro. Chính phủ và các Bộ ngành cùng với chính quyền địa phương (chính quyền tỉnh, huyện, xã) là những người có trách nhiệm hàng đầu đối với vệc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp. Trong đó đặc biệt quan trọng là xây dựng hệ thống đường giao thông nối kết từ vùng sản xuất nông sản tập trung tới tuyến giao thông huyết mạch, xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước, các công trình viễn thông... ngoài “hàng rào” của các doanh nghiệp. Khi bàn về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi tác giả cho rằng, cần chú ý đúng mức tới những yêu tố “ngoài nông nghiệp”. Chẳng hạn như đầu tư xây dựng đường kết nối miền núi với các trung tâm kinh tế, trung tâm đô thị. Việc giảm chi phí đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi. 2.1.4. Đánh gía hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi Đây là vấn đề quan trọng nên luận án đã dành nhiều công sức nghiên cứu và tập trung làm rõ những vấn đề chủ yếu sau đây: 2.1.4.1. Ý ngh ủa việ đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi Như tác giả đã nhấn mạnh, hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng đối với việc đánh giá phát triển nông nghiệp ở miền núi. Đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi là để xem nông nghiệp phát triển ra sao? có hiệu quả hay không có hiệu quả và nếu có hiệu quả thì hiệu quả đến đâu? Nếu có hiệu quả hoặc không có hiệu quả thì nguyên nhân tại đâu và hướng khắc phục thế nào? 69 2.1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi Tham khảo ý kiến của các học giả đã được tổng quan ở chương 1 và qua phân tích phát triển nông nghiệp ở các địa phương, tác giả cho rằng, để đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa cũng cần có một bộ chỉ tiêu định lượng. Như đã nói ở trên, khía cạnh hiệu quả kinh tế mang ý nghĩa quyết định bao trùm. Trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp phát triển nông nghiệp ở miền núi, có chỉ tiêu phản ánh khía cạnh hiệu quả kinh tế như năng suất lao động nông nghiệp, hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp... cũng đã hàm chứa giá trị hiệu quả xã hội và môi trường. Cụ thể là khi năng suất lao động cao thì có khả năng nuôi sống được nhiều người ăn theo, có điều kiện đem lại lợi nhuận cao (có tiền để gia tăng phúc lợi cho người lao động và cho cả người dân) và khi đó khả năng nộp ngân sách cao hơn (tạo tiền đề để gia tăng nguồn ngân sách và tăng khả năng ngân sách cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng và giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường...). Dó đó, trong điều kiện Việt Nam, thay vì phân chia chỉ tiêu theo khía cạnh hiệu quả phát triển nông nghiệp (phản ánh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường) tác giả luận án kiến nghị hai nhóm chỉ tiêu với 6 chỉ tiêu chủ yếu. Cụ thể như sau: (1). ng suất l o động nông nghiệp (NL) Tác giả đồng tình với học giả Ngô Doãn Vịnh rằng, năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với hiệu quả phát triển nói chung và phát triển nông nghiệp ở miền núi nói riêng, nó quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. NL= S: L (1) Trong đó: S là Giá trị sản xuất (hoặc có thể sử dụng giá trị gia tăng) của nông nghiệp L là tổng lao động làm việc trong khu vực sản xuất nông nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi. Nó là kết quả kết phối hợp giữa hiệu quả ba khâu: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Năng sất lao động nông nghiệp là tiền đề để cạnh tranh, Năng suất lao động nông nghiệp càng cao nông nghiệp càng có khả năng cạnh tranh cao. Trong thống kê số lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp thường được xác định bao nhiêu lao động làm tiểu thủ công nghiệp, bao nhiêu làm dịch vụ và bao nhiêu người làm nông nghiệp. Tuy nhiên vẫn phải chú ý việc bóc tách thời gian làm 70 thêm mà người lao động nông nghiệp sử dụng để phát triển tiểu thủ công nghiệp; hoặc lao động phi nông nghiệp tham gia thu hoạch nông sản theo thời vụ. (2). ng suất 1 h đất nông nghiệp (Nđ) Nđ= S: D (2) Trong đó: S: như đã ghi chú ở trên D: Tổng diện tích đất nông nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để trồng trot, phát triển nguyên liệu làm thức ăn gia súc (như trồng rau củ quả và trồng cỏ nuôi trâu bò) và sử dụng mặt nước nuôi thủy sản. Giá trị Nđ càng cao càng chứng tỏ hiệu quả phát triển nông nghiệp càng lớn. Dân số nói chung và nhân khẩu nông nghiệp nói riêng ngày càng đông những đất nông nghiệp càng ngày càng bị thu hep (để chuyển cho các mục đích khác). Vì thế làm thế nào để một ha đất nông nghiệp nuôi được nhiều người nhất là vấn đề sống còn đối với phát triển nông nghiệp của một quốc gia cũng như của mỗi địa phương. (3). Tỷ trọng giá trị gi t ng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (Gv) Gv= (G: S ).100 (%) (3) Trong đó: Ở đây: S: là Giá trị sản xuất nông nghiệp G: là giá trị gia tăng nông nghiệp Xu hướng quan trọng của phát triển là đem lại thật nhiều giá trị gia tăng. Có như vậy mới tạo ra khả năng nuôi sống được nhiều người và mới tạo ra tiền đề phát triển nông nghiệp bền vững. Tỷ lệ giá trị gia tăng cao cũng chính là hiệu quả phát triển ngày càng lớn. (4). Tỷ suất hàng hóa nông sản (Th) Th= (H: S).100 ; % (4) Trong đó: + H: Tổng giá trị nông sản hàng hóa + S: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp H và S phải được tính theo một giá. Th càng lớn chứng tỏ nông sản hàng hóa phát triển càng mạnh và chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh của nông sản càng lớn. Khi ấy lại chứng tỏ phát triển nông nghiệp càng có hiệu quả. 71 (5). Giá trị sản xuất nông nghiệp nh quân đ u người nông dân (Tn) Tn= S: Nd (5) Trong đó: + S: như đã ghi chú ở công thức (1) + Nd: Số dân nông nghiệp Tn càng lớn thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện, họ yên tâm ở lại nông thôn và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Điều đó sẽ đem đến sự phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả ngày càng cao. (6). Tỷ lệ nông dân nghèo (Thn) Thn= Nn: ND (6) Trong đó: + Nn : Số người nông dân nghèo hoặc số hộ nông dân nghèo + ND: Tổng dân số nông nghiệp hay tổng hộ nông dân Tỷ lệ nông dân nghèo càng ít chứng tỏ nông nghiệp phát triển càng có hiệu quả. Ngược lại tỷ lệ nông dân nghèo càng lớn càng chứng tỏ nông nghiệp phát triển có hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả. Trong trường hợp có điều kiện, có thế sử dụng thêm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nông nghiệp (ví dụ ICOR hay Giá trị tăng thêm trên 1 đồng vốn đầu tư cho nông nghiệp). Thường thì chỉ tiêu này bị nhiễu nên ý nghĩa do nó mang lại bị hạn chế. Bởi vì hiệu quả phát triển nông nghiệp không chỉ do đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp (như đầu tư xây dựng thủy lợi, công trình cấp điện, sản xuất giống, đào tạo nhân lực làm việc trong khu vực nông nghiệp.... ) mà nó còn chịu tác động của đầu tư ngoài nông nghiệp (rõ nhất là đầu tư phát triển đường sá, xây dựng chợ nông sản, xây dựng nhà máy công nghiệp chế biến, sản xuất phân bón, sản xuất thuốc trừ sâu.... Hơn nữa thực tế cũng chỉ ra rằng, ICOR đầu tư của công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kỹ thuật cao hơn nhiều so với ICOR của đầu tư phát triển nông nghiệp (trong giai đoạn 2005-2012 song đó là con số bị nhiễu nhiều lắm. Theo học giả Nguyễn Việt Phong Viện Thống kê (công bố 2014), ICOR của nền kinh tế Việt Nam khoảng 7,18 thì của khu vực công nghiệp khoảng 7-7,2 còn của khu vực nông nghiệp chỉ vào khoảng 3,3-3,5). Mỗi chỉ tiêu mà luận án đề cập ở trên mang một ý nghĩa cụ thể. Có chỉ tiêu phản ánh đan xen cả ý nghĩa kinh tế, cả ý nghĩa xã hội và cả ý nghĩa môi trường; 72 nhưng cũng có chỉ tiêu chỉ phản ánh ý nghĩa về xã hội. Một số chỉ tiêu như năng suất lao động, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất phần nào cũng đã thể hiện ý nghĩa về hiệu quả môi trường. Những chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh hiệu quả phát triển nông nghiệp qua các năm hay so sánh đối với nơi khác. (7). Tỷ lệ đ ng g p ủa nông nghiệp vào giải quyết việc làm (Tv) Tv = (Ln : Lxh).100 (%) Trong đó: Ln: Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp Lxh: Tổng lao động xã hội (làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân). Chỉ tiêu này bị hạn chế bởi một vấn đề là nếu sử dụng công nghệ cao thì lao động cần thiết sẽ ít đi và khi ấy lao động nông nghiệp sẽ dôi ra làm cho tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội sẽ giảm đi. Tuy nhiên, ở nước ta khi mà nhân khẩu nông thôn chiếm tới khoảng 70% và tạo ra chỗ làm việc cho khoảng 50% tổng lao động xã hội thì vấn đề lao động nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân vẫn có ý nghĩa to lớn. (8). Tố độ t ng sản lượng nông nghiệp (tính theo giá trị sản xuất hay giá trị gi t ng n ng nghiệp (theo giá so sánh mà cụ thể ở Việt Nam là tính theo giá 2010). Nông nghiệp ở miền núi phát triển có hiệu quả sẽ tạo ra tốc độ tăng trưởng sản lượng nông nghiệp dương, với mức độ nhanh và ngược lại. Khi nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng âm thì đồng nghĩa với tình trạng phát triển nông nghiệp kém hoặc không có hiệu quả. (9). Tỷ lệ đáng ứng nhu c u nông sản (Tns) Tns = (Nmn: Cns).100 (%). Trong đó: Nmn: Nông sản hàng hóa của vùng miền núi Cns: Nhu cầu nông sản của tỉnh Đối với một tỉnh có quy mô dân số lớn như Thanh Hóa (khoảng 3,9 triệu người) và sẽ tiếp đón tới khoảng 10 triệu khách du lịch vào năm 2025 thì việc đáp ứng nhu cầu nông sản thực phẩm tại chỗ có ý nghĩa lớn và vô cùng quan trọng. Đáp ứng nhu cầu nông sản thực phẩm cho khách du lịch quốc tế chính là xuất khẩu tại chỗ mà việc xuất khẩu tại chỗ đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương. 73 Trong trường hợp nông nghiệp ở miền núi phát triển tốt và có hiệu quả cao thì Tv, Tns và Tn tăng lên còn Thn giảm đi; và ngược lại, khi nông nghiệp ở miền núi không phát triển tốt, hiệu quả thấp thì Tv, Tn và Tns giảm đi còn Thn tăng lên. (10).Lợi nhuận trên 1 h đối với một số cây trồng Lc = Tn –Cf Trong đó: Tn: Thu nhập trên 1 ha cây trồng Cf: Tổng chi phí trên 1 ha cây trồng Hiệu số này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả càng cao. Nếu lấy Lc chia cho Tn sẽ được tỷ lệ lợi nhuận trên thu nhập hoặc chia cho Cf sẽ được tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí cho 1 ha cây trồng. Khi phân tích, đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa tác giả cho rằng, nên so sánh với mức trung bình của tỉnh hay so với vùng nông thôn đồng bằng của tỉnh hoặc so với nơi khác tương đồng. Đồng thời, phải so sánh qua các năm hoặc qua các giai đoạn. Tùy tình hình số liệu thống kê có được mà tiến hành phân tích hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi ở tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh Việt Nam. 2.1.4.3. Phân tích nguyên nhân của tình trạng hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi Tác giả cho rằng để phân tích nguyên nhân của tình trạng hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi cần phân tích các vấn đề và các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: (1). Phân tí h ơ ấu sản xuất nông nghiệp Việc phân tích cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở miền núi (như tác giả đã đề cập ở phần trước) phải hướng tới mức độ đạt được về hiện đại hóa, mức độ tiến bộ của cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Từ đó xác định các chỉ số tương quan giữa thay đổi cơ cấu nông nghiệp miền núi với sự thay đổi của các chỉ tiêu phân tích hiệu quả phát triển nông nghiệp. Nói cách khác, cần phân tích tỷ trọng các phân ngành trong tổng giá trị sản xuất hay tổng giá trị gia tăng nông nghiệp. (2). hân tí h đ u tư để phát triển nông nghiệp Theo nguyên tắc, hệ quả của đầu tư (ý nói về quy mô, cơ cấu đầu tư, tính chất) là cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc phân tích đầu tư trong quan hệ với phát triển cơ cấu sản xuất để thấy rõ hơn tác động của đầu tư phát triển nông nghiệp tới hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi là vấn đề quan trọng. Khi phân tích đầu 74 tư phát triển nông nghiệp nhất thiết phải phân tích quy mô tăng vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp (trong đó đặc biệt phải phân tích tỷ trọng vốn đầu tư dành cho việc phát triển những sản phẩm chủ lực và cho những sản phẩm nông sản có hàm lượng công nghệ cao; cũng như tỷ trọng đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp). Trong thực tế, quy mô đầu tư và cơ cấu đầu tư trực tiếp để phát triển nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Ngoài ra, nếu có điều kiện phân tích thêm vốn đầu tư khác ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. (3).Phân tích những chính sách, biện pháp mà chính quyền đị phương đ thực thi để phát triển nông nghiệp Trên cơ sở kiểm kê, tổng hợp luật pháp, chính sách, cơ chế, quy định đối với phát triển nông nghiệp ở miền núi đã được thực hiện, sử dụng phương pháp phân tích chính sách và ý kiến đánh giá của các nhà khoa học cũng như của các nhà quản lý về chúng để xác định mức độ đúng sai cùng sự tác động của chúng tới hiệu quả phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Trong khi phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi nên tập trung làm rõ đâu là nguyên nhân khách quan và đâu là nguyên nhân chủ quan; đâu là nguyên nhân chủ yếu; đồng thời xác định rõ trách nhiệm thuộc về Nhà nước ra sao? Việc làm rõ trách nhiệm của Nhà nước là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn như khảng định của các học giả Daron Acemoglu, James Robinson trong cuốn “Tại sao các quốc gia thất bại? Theo họ, nguyên nhân thất bại của các nền kinh tế là thể chế kinh tế và người tạo ra thể chế kinh tế (ý nói chính là Nhà nước)”. 2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu tài liệu tham khảo. Tác giả xem xét kinh nghiệm của một số địa phương ở nước ta (có tính tương đồng). Do thiếu tài liệu đối với cấp tỉnh của một số quốc gia trên thế giới nên tác giả đành quan sát kinh nghiệm của một số quốc gia để rút ra những vấn đề quan trọng đối với phát triển nông nghiệp theo quan điểm nâng cao hiệu quả đối với miền núi tỉnh Thanh Hóa. 75 2.2.1. Từ thực tiễn trong nước a). Kinh nghiệm củ Sơn . Theo se-kinh-nghiem cho biết, để nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La đa tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị nông sản quan trọng. Đến nay tỉnh đã có 15 chuỗi rau, 25 chuỗi quả, 2 chuỗi thịtgắn với xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc theo hướng tạo hàng hóa khối lượng lớn, giá trị gia tăng cao. Đến năm 2018 Sơn La đã trồng được hơn 44.000 héc-ta cây ăn quả theo hướng phát triển tập trung, cho sản lượng 200.000 tấn quả, bình quân cho thu nhập 200-400 triệu đồng/ha. Chính quyền tỉnh mời gọi các Tập đoàn kinh tế có năng lực tài chính xây dựng nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; đồng thời, đứng ra cùng doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ nông sản cho người dân. Năm 2017 Sơn La đã có 12 đợt trái cây được xuất khẩu sang các nước (Chanh leo tím xuất sang thị trường Pháp, Thụy Sỹ và các nước EU; vài nghìn tấn nhãn, xoài, hơn 300 tấn rau xà lách cuộn vào Úc, Mỹ, Hàn Quốc). b).Kinh nghiệm của Thái Nguyên. Theo tác giả Đàm Văn Vinh trong luận án tiến sĩ của mình về đề tài “Đánh giá ết quả của một số hệ thống sản xuất nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” đã cho biết để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên (sản xuất nông nghiệp miền núi là phổ biến) cần coi trọng việc phát triển nông nghiệp trên đất dốc, triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Tác giả này nhấn mạnh vai trò của chính quyền và nhận thức của người dân trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và có tổ chức theo chuỗi giá trị nông sản. Tỉnh Thái Nguyên rất coi trọng thu hút các nhà đầu tư FDI có quy mô lớn và có công nghệ cao vào làm ăn ở tỉnh để đổi mới nhận thức của người lao động, từ đó tư tưởng sản xuất hàng hóa, hiện đại hóa lan sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Thái Nguyên tiến hành đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp hàng năm và công khai kết quả cho các địa phương trong tỉnh cùng biết; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, phát triển chế biến sâu một số nông sản chủ lực. c). Kinh nghiệm của â Đồng: Theo nongthon moi.gov.vn/vn/tintuc, chính quyền và người dân rất coi trọng mục tiêu nâng cao năng suất ruộng đất. Tỉnh Lâm Đồng, coi trọng việc khuyến khích phát triển nông nghiệp tập trung và ứng dụng công nghệ cao. Nhờ ứng dụng công nghệ cao và tổ chức sản xuất tập trung với các 76 hình thức tiên tiến đã đem lại hiệu quả cao hơn (nhìn chung đối với trồng rau cao cấp gấp 4-5 lần; còn trồng hoa xuất khẩu gấp tới 6-8 lần so cách làm truyền thống trước đây). Ví dụ nổi bật như trồng rau thực phẩm hoặc nuôi bò sữa ở Đơn Dương, hoặc trồng hoa xuất khẩu ở Đức Trọng. Gần đây chính quyền tỉnh, huyện đã chú ý khắc phục những hạn chế do phát triển nhà lưới, nhà màng, nhà kính về việc gây lũ nhanh, xói mòn đất khu vực xung quanh ở những nơi phát triển nông nghiệp nhà màng, nhà lưới, nhà kính. 2.2.2. Từ thực tiễn nước ngoài Do thiếu tài liệu nghiên cứu về phát triển nông nghiệp miền núi đối với một tỉnh nên tác giả đành phải xem xét kinh nghiệm nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở tầm quốc gia của một số nước. Tuy không có thể phân tích kinh nghiệm nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp trên phạm vi một tỉnh nhưng xem xét trên phạm vi quốc gia cũng cho thấy nhiều điểm bổ ích cho việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi của Thanh Hóa. a). Phát triển nông nghiệp của Israel thật sự là bài học quý. Người Israel cho rằng, mức độ đáp ứng nhu cầu nông sản bằng sản xuất trong nước cũng thể hiện hiệu quả phát triển nông nghiệp và góp phần đảm bảo an ninh quốc gia [74]. Người Israel coi năng suất ruộng đất (hay không gian canh tác nông nghiệp) và năng suất lao động nông nghiệp là những chỉ tiêu hiệu quả phát triển nông nghiệp quan trọng. Họ đặc biệt chú ý khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính phủ hỗ trợ lớn cho việc nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp. Người nông dân có thể dễ dàng đặt hàng với các tổ chức nghiên cứu khoa học để hiện đại hóa nông nghiệp. b). Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả ở Thái Lan cũng đáng quan tâm. Người Thái Lan coi trọng chỉ số lợi nhuận thu được trên mỗi ha nông nghiệp hay chỉ số lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm nông nghiệp là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả phát triển nông nghiệp của họ. Giá thành nông sản được người Thái Lan coi trọng. Để phát triển nông nghiệp có hiệu quả Chính phủ Thái Lan rất coi trọng tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, hàng hóa lớn đối với các vùng và thậm chí đối với các xã. Việc trợ giá thu mua lúa gạo dự trữ đã gây thiệt hại cho quốc gia này và việc bà cựu Thủ tưởng Thái Lan Yingluck Shinawatra phải từ chức có liên quan đến việc đó. Nhiều quan chức Thái Lan cho rằng, đối với phát 77 triển nông nghiệp phải lấy hiệu quả làm tiêu chí để quyết sách. Hãy để thị trường quyết định 87 , song nhà nước phải giữ vai trò quan trọng. ). hát triển n ng nghiệp lấy ụ tiêu hiệu quả g n với phát triển x nh l tiêu hí ơ ản ủ M l ysi rất có giá trị tham khảo [76]. Kể từ khi Chính phủ nước này ban hành chính sách nông nghiệp Quốc gia vào năm 1984 chú trọng mục tiêu đa dạng hoá nông nghiệp (trước đòi hỏi từ việc giảm giá hàng nông nghiệp liên tục kể từ đầu thập kỷ 80) và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu. Chính sách đa dạng hoá nông nghiệp bao gồm cả chiều rộng và chiều sâu. Ngành du lịch nông nghiệp cũng được khuyến khích nhằm liên kết nông nghiệp với công nghiệp du lịch. Trong ngành trồng lúa, chỉ chú trọng trồng cấy trên các vùng đất được coi là vựa lúa của cả nước, còn các vùng đất không phù hợp cho trồng cấy lương thực theo hướng hàng hóa được chuyển sang trồng các loại cây khác. Malaysia rất coi trọng việc phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường. Họ coi hiệu quả phát triển nông nghiệp phải là hiệu quả tổng hợp: hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường, hiệu quả sử dụng đất vẫn được xem là yêu cầu quan trọng. Từ thực tiễn trong nước và nước ngoài, cho phép rút ra một số bài học cho miền núi tỉnh Thanh Hóa, đó là: - Nhà nước cùng chính quyền địa phương và doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp cũng như đối với hiệu quả phát triển nông nghiệp. Họ không chỉ đề ra đường lối phát triển nông nghiệp, hướng dẫn phát triển mà còn hỗ trợ để người sản xuất nông sản liên kết với nhau để hình thành chuỗi giá trị nông sản đem lại hiệu quả cao. Đối với hiệu quả phát triển nông nghiệp thì hiệu quả sử dụng đất, tính đúng đắn của cơ cấu cây trồng, vât nuôi (có tính tới yêu cầu của thị trường) và tổ chức sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Nhà nước trung ương và chính quyền tỉnh, huyện, xã có vai trò lớn trong việc nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi. - Hiệu quả phát triển nông nghiệp không chỉ do các yếu tố bên trong bản thân nông nghiệp mà còn do các yếu tố ngoài nông nghiệp. Đồng thời, phải coi trọng cả hiệu quả của bản thân nông nghiệp và hiệu quả từ việc phát triển nông nghiệp mang lại cho nền kinh tế quốc dân. 78 - Để nông nghiệp phát triển có hiệu quả cần coi trọng yếu tố công nghệ và tổ chức sản xuất nông nghiệp một cách tiên tiến theo yêu cầu phát triển thân thiện với môi trường và ứng dụng công nghệ cao. Tiểu kết chương 2: Luận án đã cố gắng trình bày rõ quan niệm về đặc điểm nông nghiệp miền núi, hiệu quả phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hiệu quả phát triển nông nghiệp hướng tới thỏa mãn yêu cầu của định hướng xã hội chủ nghĩa (đảm bảo về công bằng, lợi ích đem lại cho nhiều người, cho cả những người sản xuất nông nghiệp và những nhà công nghiệp chế biến, những nhà tiêu thụ và cho cả nền kinh tế). Mặt khác luận án nhấn mạnh hiệu quả phát triển nông nghiệp phải đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa (toàn cầu hóa công nghệ và chất lượng nông sản, hiện hữu các chuỗi giá trị và các mạng phân phối toàn cầu). Tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển nông nghiệp theo tư duy mới và quan điểm mới (trong đó đặc biệt là yếu tố thị trường, công nghệ và tổ chức sản xuất). Đồng thời, quan trọng nữa là tác giả đã đề xuất bộ chỉ tiêu với 6 chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án còn trình bày thực tiễn nghiên cứu hiệu quả phát triển nông nghiệp ở nước ta cũng như ở một vài quốc gia để có thêm căn cứ cho việc định hướng nghiên cứu đối với luận án. 79 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở MIỀN NÚI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010-2018 Căn cứ vào những vấn đề lý thuyết đã được làm rõ ở chương 2 (như bản chất của hiệu quả phát triển nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển nông nghiệp và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp..), chương 3 tiến hành đánh giá thực trạng hiệu quả phát triển nông nghiệp ở vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2018. 3.1. Một số thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi tỉnh Thanh Hóa Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nông nghiệp miền núi như đã được đề cập ở chương 2, để tránh trùng lắp tác giả luận án xin trình bày một số vấn đề quan trọng sau đây: 3.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu Miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm toàn bộ 11 huyện và 22 xã thuộc miền núi của các huyện tiếp giáp; chiếm khoảng 76,5% về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_hieu_qua_phat_trien_nong_nghiep_tai_mien_nu.pdf
Tài liệu liên quan