Luận văn Nghiên cứu các quy định về phõng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của singapore và những vấn đề cần lưu ý cho Việt Nam

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .1

DANH MỤC SƠ ĐỒ .2

DANH MỤC BẢNG BIỂU .3

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.4

MỞ ĐẦU.5

CHưƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ

KHỦNG BỐ.11

1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ RỬA TIỀN VÀ TTKB.11

1.1.1. Khái niệm rửa tiền và TTKB.11

1.1.2. So sánh “rửa tiền” và “tài trợ khủng bố”.15

1.1.3. Quy trình và phương thức rửa tiền.17

1.1.4. Quy trình và phương thức tài trợ khủng bố.20

1.1.5. Tác động của rửa tiền và TTKB đến nền kinh tế .23

1.2.CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ KHỦNG BỐ.25

1.2.1.Quy định về PCRT và TTKB của Liên hợp quốc.25

1.2.2. Quy định về PCRT và TTKB của lực lượng đặc nhiệm tài chính FATF.26

1.2.3.Quy định về PCRT và TTKB của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.27

1.2.4.Quy định về PCRT và TTKB của một số tổ chức quốc tế khác .28

CHưƠNG II - QUY ĐỊNH VỀ PHÕNG CHỐNG RỬA TIỀN VÀ TÀI TRỢ

KHÙNG BỔ CỦA SINGAPORE.31

2.1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ PCRT & TTKB CỦA SINGAPORE.31

2.2. PHÁP LUẬT VỀ PCRT& TTKB ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH

CỦA SINGAPORE.33

2.3. CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU CỦA CDSA.34

2.3.1. Định nghĩa về “tội rửa tiền”.34

2.3.2. Khái niệm “Hành vi phạm tội”.34

2.3.3. Quy định về tội rửa tiền liên quan đến trốn thuế.35

2.3.4. Nghĩa vụ báo cáo và cung cấp thông tin của TCTD.35

2.4. CÁC THÔNG BÁO VÀ HưỚNG DẪN CỦA CƠ QUAN TIỀN TỆ

pdf126 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các quy định về phõng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố của singapore và những vấn đề cần lưu ý cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bộ của ngân hàng để tất cả các cán bộ có liên quan đều có thể truy cập đầy đủ, chính xác các thông tin, từ đó thực hiện kiểm soát lại và đặc biệt chú ý những hoạt động sau khi đã gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ. 2.4.3.7. Đảm bảo chất lượng của các cảnh báo Định chế tài chính cần định kỳ kiểm tra chất lƣợng các cảnh báo của họ để phát hiện xem có thiếu trƣờng hợp đáng ngờ nào chƣa đƣợc cảnh báo hay không và có thể phát hiện bất cứ điểm yếu nào của hệ thống giám sát giao dịch hay không. Để đạt đƣợc điều này, nhiều ngân hàng đã sử dụng chƣơng trình đảm bảo chất lƣợng độc lập (QA) để kiểm tra chất lƣợng các cảnh báo và kiểm tra tính hiệu quả của quy trình giám sát giao dịch. Ngân hàng cân đảm bảo rằng mức độ kiểm tra QA mà họ tiến hành phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, khối lƣợng giao dịch, bản chất và độ phức tạp của rủi ro mà họ phải đối mặt. Tình huống 8: Đội ngũ kiểm soát tuân thủ của ngân hàng H tiến hành lấy mẫu kiểm tra một số cảnh báo giao dịch để đánh giá tính hiệu quả và chất lƣợng của hoạt động này, và kiểm tra xem các giao dịch viênđã thu thập đầy đủ thông tin khách hàng trong các phiếu yêu cầu hay chƣa. Một số tập quán tốt của ngân hàng Hnhƣ: (i) Những cảnh báo rủi ro cao hơn cần phải đƣợc kiểm soát thêm 1 lần nữa bởi các chuyên viên phân tích cấp cao; (ii) Định kỳ đánh giá chất lƣợng của các phiếu yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng mà cán bộ quan hệ khách hàng thu thập đƣợc. Những phiếu không đầy đủ thể hiện chất lƣợng hoạt động của cán bộ quan hệ khách hàng thấp và cần phải đƣợc chuyển sang bộ phận kiểm soát để tìm hiểu lý do và đƣa ra các biện pháp xử lý tiếp theo. 51 2.4.3.8. Chuẩn hóa quy trình kiểm soát sau Định chế tài chính nên bổ sung quy trình kiểm soát sau dựa trên cơ sở rủi ro. Quy trình này có thể áp dụng với các báo cáo các giao dịch đáng ngờ, các đề nghị liên quan đến hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, cũng nhƣ các tài khoản mà MAS yêu cầu kiểm tra. Quá trình kiểm soát này nhằm mục đích phát hiện những thiếu sót trong hệ thống kiểm soát giao dịch và từ đó xác định các biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống, Tình huống 9: Ngân hàng I áp dụng kiểm soát sau bằng cách tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên một trong số những giao dịch đáng ngờ đã báo cáo. Phạm vi của hoạt động kiểm soát sau không đƣợc định trƣớc, chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra lại việc báo cáo một giao dịch là đáng ngờ (cụ thể: kiểm tra lại quy trình giám sát giao dịch, các thủ tục nhận biết khách hàng, chứng từ đính kèm) với mục tiêu tìm ra những cách thức để hoàn thiện hơn nữa các quy trình hoạt động của ngân hàng. MAS khuyến nghị rằng ngân hàng I cần chuẩn hóa quy trình trên để cải thiện việc kiểm soát sau, ví dụ nhƣ xây dựng hƣớng dẫn để xác định loại giao dịch đáng ngờ nào cần phải kiểm soát sau, những lĩnh vực chính cần xem xét, phạm vi và độ sâu của các cuộc kiểm tra. Bên cạnh đó, đề nghị ngân hàng thực hiện kiểm soát sau đối với các hoạt động có rủi ro khác (khách hàng có thông tin trái chiều, các đề nghị liên quan đến thuế) để phát huy hiệu quả của hệ thống chống rửa tiền và TTKB. 2.4.3.9. Tăng cường nhận thức về rủi ro Để đảm bảo hiệu quả của công tác PCRT & TTKB, định chế tài chính nên xây dựng văn hóa chống rửa tiền, TTKBvà coi công tác chống rửa tiền và TTKB là ƣu tiên hàng đầu trong mô hình 3 tuyến phòng thủ. Ngân hàng phải truyền đạt nhận thức về rủi ro và những tập quán tốt cho đội ngũ cán bộ, để từ đó luôn thận trọng trong việc xác định xác giao dịch đƣợc gắn cờ đỏ và đƣa ra các bƣớc xử lý phù hợp.Các ngân hàng phải đảm bảo rằng danh sách các giao dịch gắn cờ đỏ thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, không chỉ là cập nhật thêm các giao dịch gắn cờ đỏ mới mà cả việc cung cấp thêm các thông tin đối với các giao dịch cũ trong danh sách, đặc biệt là khi các thông tin còn thiếu sự rõ ràng. Cần tập huấn đầy đủ về quy trình kiểm soát giao dịch để tăng cƣờng kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này. 52 Tình huống 10: Ngân hàng K nhận thức rủi ro không đầy đủ:Một khách hàng của ngân hàng mở 3 tài khoản một lúc, và trong một vài ngày đã sử dụng các tài khoản này để thực hiện một loạt các giao dịch chuyển tiếp. Hệ thống kiểm soát giao dịch của ngân hàng K đã tạo ra một lọat các cảnh báo giao dịch đáng ngờ, nhƣng chuyên viên phân tích lại đóng các cảnh báo này vì xem đây là giao dịch trên cùng một tài khoản, bỏ qua chi tiết quan trọng là ở giao dịch cuối cùng thìtoàn bộ số tiền đƣợc chuyển đến một bên thứ ba không phải là đối tác của khách hàng. Cuối cùng, ngân hàng K thừa nhận rằng việc đóng các cảnh báo đó là không đúng và giải thích nguyên nhân là do chuyên viên phân tích thiếu nhận thức về rủi ro. Đáng lẽ chuyên viên này cần tìm hiểu mối quan hệ giữa khách hàng với bên thứ ba và mục đích của việc chuyển tiền này, vì các giao dịch của khách hàng rất giống với các giao dịch chuyển tiếp. MAS khuyến nghị ngân hàng K cung cấp chỉ dẫn cụ thể hơn tới cán bộ làm công tác kiểm soát giao dịch trong việc xác định các giao dịch chuyển tiếp và các hành động cần phải thực hiện khi phát hiện ra các rủi ro nhƣ vậy. Tình huống 11: Ông A đã mở 01 tài khoản tại ngân hàng L mục đích giữ các khoản đầu tƣ vào trái phiếu và cổ phiếu của mình. Sáu cảnh báo đã đƣợc đƣa ra cho tài khoản trên vì năm khoản tiền đƣợc chuyển từ tài khoản của ông A đến một bên thứ ba không xác định đƣợc là ai. Tuy nhiên, chuyên viên phân tích của ngân hàng L đã bỏ những cảnh báo này sau khi nghe cán bộ quan hệ khách hàng giải thích rằng bên thứ ba là một công ty mà chủ sở hữu hƣởng lợi là ông B – họ hàng của ông A, và khoản đầu tƣ cổ phiếu, trái phiếu trong tài khoản của ông A thực chất là của ông B. Tuy nhiên, các thông tin nhận biết khách hàng của ngân hàng L không thể hiện ông B là chủ sở hữu hƣởng lợi, bên có liên quan, hay ngƣời ủy quyền hợp pháp cho tài khoản của ông A. Trong khi ngân hàng A đã xác định ông B đúng là họ hàng của ông A, thì việc sử dụng tài khoản của ông A để giữ số tiền đầu tƣ vào trái phiếu, cổ phiếu của ông B cũng không nhất quán với mục tiêu mở tài khoản mà ông A đã khai ban đầu với ngân hàng, từ đó tạo ra mối quan ngại về việc liệu ngân hàng L đã xác định đúng và tiến hành đúng các thủ tục nhận biết khách hàng (về việc xác định chủ sở hữu hƣởng lợi thực sự của tài khoản) hay chƣa.Do đó, MAS đã hƣớng dẫn ngân hàng L rà soát lại việc chuyên viên phân tích giao dịch đã bỏ qua sai sót về 53 chủ sở hữu hƣởng lợi này và áp dụng các biện pháp cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân. Ngân hàng thừa nhận rằng sự thiếu sót này bắt nguồn từ việc nhân viên ngân hàng thiếu nhận thức về rủi ro rửa tiền và các giao dịch gắn cờ đỏ bắt nguồn từ tài khoản bình phong, và cam kết tăng cƣờng tập huấn để trang bị cho chuyên viên phân tích những kỹ năng để phát hiện các rủi ro nhƣ vậy. Bên cạnh các biện pháp nhằm tăng cƣờng nhận thức về rủi ro, các ngân hàng nên đƣa các chỉ tiêu về chống rửa tiền và TTKB vào bộ tiêu chuẩn đánh giá và khen thƣởng cán bộ, nhằm mục đích khắc sâu nhận thức về rửa tiền và TTKB đối với từng cán bộ, và đảm bảo trách nhiệm của từng cán bộ trong việc phát hiện rủi ro rửa tiền. Đặc biệt, ngân hàng nên chú ý việc tuân thủ nguyên tắc chống rửa tiền và TTKB của những cán bộ làm việc trong quy trình kiểm soát giao dịch, bao gồm cả 3 tuyến phòng thủ (đặc biệt là tuyến đầu tiên). Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPIs) của cán bộ trong quy trình kiểm soát giao dịch nên bao gồm cả việc đã xem xét đầy đủ các giao dịch bất thƣờng hay chƣa, có đúng hạn hay không, độ chính xác nhƣ thế nào, việc đóng các cảnh báo có đúng hay không 2.4.3.10. Xây dựng nền quản trị tốt đối với hoạt động chống rửa tiền và TTKB Một nền quản trị tốt cho công tác chống rửa tiền và TTKB là vô cùng quan trọng để có thể kiểm soát tốt việc giám sát giao dịch và quản trị rủi ro hiệu quả. Hội đồng quản trị và ban điều hành cấp cao của ngân hàng nên giám sát các rủi ro rửa tiền một cách chủ động, bao gồm việc liên tục đánh giá và cải tiến quy trình chống rửa tiền và TTKB của đơn vị: (i) Để đảm bảo quy trình giám sát giao dịch đúng đắn, ban quản trị cấp cao của ngân hàng cần đảm bảo quy trình chống rửa tiền và TTKB phải rõ ràng và đầy đủ, và hệ thống kiểm soát giao dịch phải đƣợc hỗ trợ bởi các chuyên gia và nguồn nhân lực nội bộ. Các chức năng giám sát giao dịch phải đƣa ra trách nhiệm rõ ràng, các nhiệm vụ đƣa ra phải cụ thể; (ii) Ngân hàng cần có hệ thống báo cáo hiệu quả để đảm bảo các cán bộ quản lý cấp cao của ngân hàng đƣợc cập nhật các rủi ro một cách kịp thời. Dựa trên kết quả kiểm tra của MAS, ngân hàng sẽ có hƣớng để cải tiến các báo cáo về những vấn đề nhƣ: lỗi kỹ thuật về công nghệ thông tin hoặc hạn chế của hệ thống ảnh hƣởng đến khả năng giám sát giao dịch; kết quả của việc thuân thủ các cuộc kiểm tra chất lƣợng QA; việc cập nhật 54 định kỳ đối với số liệu các cảnh báo; (iii) Ngân hàng cần đảm bảo các số liệu về giám sát giao dịch có thể cung cấp cho ban quản trị ngân hàng cái nhìn tổng quát về thời gian và hiệu quả của việc giám sát giao dịch, cũng nhƣ các biện pháp khắc phục hậu quả, và liệu rằng hệ thống giám sát giao dịch này có làm giảm thiểu rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố hay không Tóm lại, hệ thống giám sát giao dịch là thiết yếu đối với các định chế tài chính trong việc phát hiện và báo cáo các giao dịch đáng ngờ kịp thời, từ đó làm giảm thiểu rủi ro rửa tiền và TTKB. Việc áp dụng hệ thống giám sát giao dịch là trách nhiệm và ƣu tiên hàng đầu của mọi tổ chức. Các định chế tài chính cũng đƣợc khuyến khích xem xét sử dụng công nghệ mới và phần mềm phân tích dữ liệu để phát triển hệ thống giám sát giao dịch. Nhiều ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực này đã soạn thảo những tài liệu mô tả kinh nghiệm và giải pháp trong việc sử dụng công nghệ để chống rửa tiền và TTKB. 2.4.4. Các tập quán hiệu quả trong việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro rửa tiền và TTKB dành cho ngân hàng Là một trong những trung tâm tài chính của thế giới, Singapore luôn chào đón các doanh nghiệp hợp pháp thiết lập văn phòng đại diện tại đây. Các doanh nghiệp này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nƣớc và thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng có thể bị làm dụng cho các mục đích phi pháp. Các định chế tài chính, và đặc biệt là các ngân hàng, với vai trò xử lý các giao dịch thay cho khách hàng của mình cần phải nhận diện đƣợc các mục đích thật sự đằng sau các giao dịch, để phân biệt rõ ràng các giao dịch phục vụ cho hoạt động kinh doanh hợp pháp hay bị lợi dụng vào mục đích phi pháp. Để giữ gìn một nền tài chính lành mạnh, các khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng cũng cần phải làm tốt vai trò hỗ trợ ngân hàng trong việc hoàn thành thủ tục nhận biết khác hàng, trả lời đầy đủ thông tin và cung cấp đầy đủ tài liệu khi cần thiết. Tháng 6 năm 2019 MAS đã xuất bản một tài liệu tham khảo hữu ích có tên: “Các tập quán hiệu quả trong việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro rửa tiền và TTKB dành cho ngân hàng”. Đây là kết quả tóm tắt của một loạt các cuộc kiểm tra, nhằm mục tiêu tăng cƣờng khả năng kiểm soát của các định chế tài chính, chỉ ra các 55 phƣơng pháp nhận diện các công ty vỏ bọc và các tập quán tốt trong công tác PCRT & TTKB. Theo nội dung tài liệu này, ngân hàng nên chủ động phát hiện các công ty vỏ bọc/ công ty bình phong và phải tiến hành các thủ tục nhận biết khách hàng tăng cƣờng đối với các pháp nhân có rủi ro cao bằng 3 phƣơng pháp chủ yếu: (i) Tăng cƣờng năng lực phát hiện rủi ro; (ii) Tăng cƣờng sử dụng công cụ phân tích dữ liệu; (iii) Tăng cƣờng các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Sơ đồ 2.1: Phƣơng pháp phát hiện và giảm thiểu rủi ro rửa tiền và TTKB (Nguồn: Cơ quan Tiền tệ Singapore, “Các tập quán hiệu quả trong việc phát hiện và giảm thiểu rủi ro rửa tiền và TTKB dành cho ngân hàng”, 2019) 2.4.4.1. Biện pháp đầu tiên: Tăng cường năng lực phát hiện rủi ro Ngân hàng cần phát hiện và giám sát rủi ro trong suốt quá trình hoạt động của các tài khoản, bằng cách tăng cƣờng các thủ tục nhận biết khách hàng thoogn qua việc thu thập các thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng ngay từ khi mở tài khoản, sau đó chú ý cập nhật định kỳ để xác định bất cứ khi nào giao dịch của khách hàng có biểu hiện bất thƣờng. Cần tìm hiểu bản chất của hoạt động kinh doanh, mức độ hoạt động kinh doanh dự kiến, nguồn gốc của vốn và tài sản, đối tác và nhà phân phối của khách hàng, đặc biệt là phải xác định đƣợc ngƣời hƣởng lợi cao nhất, hoặc ngƣời có quyền quyết định với tài khoản của khách hàng. Tăng cƣờng năng lực phát hiện rủi ro Tăng cƣờng sử dụng công cụ phân tích dữ liệu Tăng cƣờng các biện pháp giảm thiểu rủi ro 56 Đẩy mạnh công tác kiểm soát các giao dịch đang diễn ra và gắn cờ đỏ các giao dịch đáng ngờ, đặc biệt là giao dịch có cấu trúc bất thƣờng và phức tạp, có sử dụng ngƣời ủy quyền, khách hàng có hoạt động kinh doanh bất thƣờng, không phù hợp với lịch sử giao dịch, hoặc sau khi mở tài khoản thì có hoạt động của bên thứ ba không liên quan cùng tham gia điều hành tài khoản Kiểm soát sau các giao dịch để xác định những vấn đề cần phải hoàn thiện trong công tác PCRT của đơn vị mình, trong đó chú ý rủi ro đến từ những doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kinh doanh bất hợp pháp nhƣ: để thiết lập mối quan hệ với ngân hàng, khách hàng sử dụng doanh nghiệp mới thành lập và ngƣời đại diện là ngƣời có quốc tịch Singapore, sau đó nhanh chóng thay đổi giám đốc hoặc ngƣời ủy quyền hợp pháp khi đã mở tài khoản thành công; hoặc sử dụng tài khoản của doanh nghiệp đã thành lập lâu đời nhƣng sau đó thay đổi giám đốc, ngƣời ủy quyền hoặc thay đổi loại hình kinh doanh. Sử dụng địa chỉ đăng ký kinh doanh tại Singapore nhƣng trên thực tế không có hoạt động kinh doanh diễn ra ở đây; hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiếp liên tục và luôn để số dƣ duy trì tài khoản ở mức thấp nhất Đào tạo cán bộ có nhận thức về rủi ro và nhận diện đƣợc các hành vi có rủi ro cao của khách hàng. Thực tế hoạt động ngân hàng đã cho thấy việc phát hiện ra các công ty vỏ bọc ngay từ giai đoạn mới mở tài khoản hoặc tài khoản mới hoạt động một thời gian ngắn đã đƣợc thực hiện thành công ở những ngân hàng mà đội ngũ cán bộ có nhận thức rõ ràng về rủi ro và luôn đƣợc cảnh báo về các dấu hiệu, các đặc điểm của giao dịch đáng ngờ. Do vậy, các ngân hàng cần yêu cầu cán bộ chủ động tìm kiếm các dấu hiệu rủi ro bằng cách hỏi các câu hỏi phù hợp để hiểu hơn về khách hàng của mình, từ đó nhận diện và giảm thiểu các rủi ro nếu có. Các ngân hàng cũng nên thu thập thêm các thông tin và tiến hành các thủ tục nhận biết khách hàng phù hợp để tìm hiểu xem mục đích cuối cùng của việc mở tài khoản có phải để phục vụ việc kinh doanh hợp pháp hay không. 2.4.4.2. Biện pháp thứ hai: Tăng cường sử dụng công cụ phân tích dữ liệu 57 Nhiều ngân hàng đã sử dụng công cụ phân tích dữ liệu thông tin nội bộ để phát hiện các công ty vỏ bọ, hoặc sử dụng các bộ chỉ số khác nhau để xác định khách hàng nào cần phải trả lời những câu hỏi nhận biết khách hàng tăng cƣờng nhƣ: khách hàng không có họat động kinh doanh rõ ràng hoặc không có hoạt động sản xuất; khách hàng có cùng địa chỉ với một công ty vỏ bọc mà ngân hàng đã biết; khách hàng thực hiện giao dịch với các đối tác ở các quốc gia có rủi ro cao hoặc các nƣớc đƣợc coi là “thiên đƣờng thuế”; khách hàng có cấu trúc doanh nghiệp phức tạp và có sự thay đổi bất thƣờng; khách hàng là công ty liên kết với đối tác trong nƣớc nhƣng có vẻ nhƣ bị điều khiển từ xa bởi một bên thứ ba ở nƣớc ngoài mà không đƣa ra đƣợc giải thích hợp lý. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tiến hành phân tích mạng lƣới công ty (Network Link Analysis - NLA) bằng cách tìm ra mối liên hệ giữa các khách hàng cùng có đặc điểm của các công ty vỏ bọc. Việc hình dung ra mạng lƣới về các mối quan hệ ẩn giấu sử dụng những thông tin đã biết có thể giúp xác định các công ty vỏ bọc tiềm năng. Những thông tin sử dụng để xác định các mối liên kết này gồm: các công ty có chung địa chỉ, chung đối tác, chung thông tin liên lạc; các công ty thực hiện giao dịch với các đối tác có rủi ro cao. Việc sử dụng NLA giúp cho cán bộ ngân hàng tƣởng tƣợng đƣợc các mối liên hệ tiềm ẩn mà không thể biết đƣợc nếu chỉ xem xét trên từng tài khoản riêng lẻ của khách hàng. Phân tích NLA có thể đƣợc bổ sung thêm bởi các thông tin khác nhƣ các tài khoản này đã bị gắn cờ đỏ nào chƣa, đã bị báo cáo giao dịch đáng ngờ lần nào chƣa để đƣa ra quyết định phù hợp, hoặc ít nhất là giúp ƣu tiên chú ý vào kiểm soát các tài khoản này. 2.4.4.3. Biện pháp thứ ba: Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro Các ngân hàng cần tuyên bố khẩu vị rủi ro rõ ràng: không giao dịch với các công ty vỏ bọc và công ty không có hoạt động kinh doanh hợp pháp. Khẩu vị rủi ro này sẽ cung cấp giới hạn cho việc kiểm soát giao dịch. Các khách hàng đƣợc xác định là có rủi ro cao hơn (thông qua công cụ phân tích dữ liệu và các thủ tục nhận biết khách hàng) sẽ đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn và đƣợc giám sát kĩ càng để giảm thiểu rủi ro. Tài liệu này đã dẫn chứng rất nhiều ví dụ cụ thể về ngân hàng áp dụng tốt các biện pháp giảm thiểu rủi ro bên cạnh các ví dụ về ngân hàng quản trị rủi ro 58 chƣa tốt, thông qua đó các ngân hàng có thể dễ dàng áp dụng các khuyến nghị về PCRT của MAS vào thực tế. Một số ví dụ có thể kể đến nhƣ sau: Ví dụ 1: Ngân hàng sử dụng tốt công cụ phân tích dữ liệu: Ngân hàng A tạo ra một danh sách các chỉ số để xác định công ty vỏ bọc phục vụ việc rà soát, bao gồm các công ty có đặc điểm: có chung ngƣời chủ sở hữu hƣởng lợi, giám đốc, địa chỉ, thông tin liên lạc, đối tác; giao dịch với hoặc có mối liên hệ với đất nƣớc là “thiên đƣờng thuế” hoặc có rủi ro cao; số lƣợng các giao dịch nhiều hoặc giá trị giao dịch lớn; số vốn hoạt động thấp so với giá trị giao dịch hàng tháng; có dấu hiệu giao dịch chuyển tiếp Sau khi lọc ra những công ty hội tụ đầy đủ các điều kiện trên, ngân hàng A tiến hành phân tích mạng lƣới để tìm ra các mối quan hệ ẩn giấu tiềm tàng giữa các công ty. Kết quả: lần chạy phân tích dữ liệu đầu tiên đã xác định đƣợc gần 400 công ty có đặc điểm của các công ty vỏ bọc. Theo đó, ngân hàng ƣu tiên phân tích trƣớc 42 công ty có những biểu hiện cao nhất. Trong các công ty đƣợc xem xét, hơn một nửa các công ty có dấu hiệu giao dịch bất thƣờng, không liên quan đến ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Những công ty này đã bị ngân hàng chấm dứt quan hệ và gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ. Ví dụ 2: Ngân hàng có cơ chế quản trị rủi ro rửa tiền yếu: Sau khi gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan chức năng, ngân hàng B đã thực hiện rà soát lại mối quan hệ với khách hàng để đánh giá xem có nên tiếp tục giữ mối quan hệ với khách hàng hay không. Kết quả, ngân hàng nhận thấy nguồn vốn của một vài giao dịch đến từ bên thứ ba mà ngân hàng không có thông tin rõ ràng, do đó ngân hàng quyết định hỏi khách hàng để thu thập thêm các thông tin và tài liệu làm bằng chứng cho việc thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, việc tìm hiểu thông tin này đã bị kéo dài do khách hàng không thể cung cấp ngay câu trả lời thỏa đáng. Trong thời gian này ngân hàng vẫn để khách hàng thực hiện các giao dịch trên tài khoản mà không áp dụng ngay thủ tục giám sát giao dịch tăng cƣờng. Sau đó một thời gian, ngân hàng nhận thấy nguồn gốc của số tiền ngày càng đáng nghi ngờ khi số lƣợng và tần suất giao dịch đến các bên có rủi ro cao ngày càng tăng, dẫn đến quyết định cuối cùng là ngân hàng đóng tài khoản giao dịch và chấm dứt mối quan hệ với 59 khách hàng nhƣng ở thời điểm quá muộn (1,5 năm sau khi khách hàng mở tài khoản). Tóm lại, hiện nay các ngân hàng đã nhận ra nhu cầu cấp thiết của việc phải nhận diện các công ty vỏ bọc, nỗ lực hết mình để nâng cao khả năng phát hiện rủi ro rửa tiền và giảm thiểu tối đa khả năng dính líu tới các doanh nghiệp làm ăn phi pháp. Tuy đã có những thành công nhất định trong việc phát hiện ra các rủi ro rửa tiền nhƣng ngân hàng vẫn cần tiếp tục cảnh giác với các thủ đoạn mới của tội phạm, tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả, duy trì nguồn lực đầy đủ để có thể vững bƣớc trong cuộc chiến chống rửa tiền. 2.5. PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ PCRT VÀ TTKB CỦA SINGAPORE Các pháp nhân nhƣ các công ty, tổ chức có thể hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, dễ dàng đƣợc thành lập ở rất nhiều quốc gia và luôn sẵn sàng tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế. Mặc dù các tổ chức này là hợp pháp và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, chúng có thể bị lạm dụng cho các mục đích phi pháp nhƣ rửa tiền, TTKB và sản xuất vũ khí hạt nhân, dƣới hình thức thành lập các công ty vỏ bọc để che giấu ngƣời chủ sở hữu hƣởng lợi thực sự và che giấu nguồn gốc của số tiền tiền phi pháp trƣớc khi chúng đƣợc “hòa trộn”vào hệ thống tài chính. Các giao dịch thƣờng xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau nên rất khó để truy tìm và gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc xác định thông tin về ngƣời chủ sở hữu hƣởng lợi thật sự của doanh nghiệp. Tháng 5 năm 2018 Hiệp hội chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Singapore ACIP (tổ chức hợp tác giữa Bộ Thƣơng mại và Cơ quan Tiền tệ Singapore) đã xuất bản tài liệu: “Các cách thức lạm dụng pháp nhân để rửa tiền, TTKB và các tập quán đƣợc khuyến nghị” nhằm chỉ ra rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố mà Singapore đang phải đối mặt. Mục đích của tài liệu này làthống kê các tình huống rửa tiền giả định một cách chi tiết, cụ thể; các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ mà ngân hàng nên “gắn cờ đỏ” để cảnh báo và chú ý. Sau đây là những tình huống điển hình tiềm ẩn rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố đƣợc nhắc đến trong tài liệu trên: 60 2.5.1. Rửa tiền qua giao dịch chuyển tiếp Các pháp nhân có thể tạo ra các bƣớc chuyển tiếp dòng tiền để che giấu bản chất phạm tội của tiền. Một cách khái quát nhất, đặc điểm của các giao dịch chuyển tiếp là: những giao dịch đƣợc chuyển qua các pháp nhân mà không có mục đích kinh tế rõ ràng hoặc không có lời giải trình phù hợp. Định chế tài chính có thể nhận biết rủi ro rửa tiền và TTKB qua các ví dụ sau: 2.5.1.1. Rửa tiền qua giao dịch chuyển tiếp sử dụng tiền mặt Sơ đồ 2.2: Rửa tiền qua giao dịch chuyển tiếp sử dụng tiền mặt (Nguồn: ACIP, “Các cách thức lạm dụng pháp nhân để rửa tiền, TTKB và các tập quán được khuyến nghị”, 2018) Tình huống giả định là: Công ty số 1, 2, 3 hoạt động trong lĩnh vực bán buôn phần cứng máy tính; công ty số 5 và 6 hoạt động trong lĩnh vực tƣ vấn quản trị và bán buôn; công ty số 4 hoạt động liên quan đến sản phẩm điện tử. Nhận xét ban đầu là nguồn vốn có vẻ nhƣ bắt nguồn từ lƣợng tiền gửi vào công ty số 1, 2, 5, 6 và sau đó đƣợc chuyển về công ty số 4 trƣớc khi đƣợc rút ra dƣới dạng tiền mặt. Tuy nhiên khi xem xét kĩ ngân hàng phát hiện ra một số điểm bất thƣờng sau: Mặc dù thông tin công bố là sản xuất sản phẩm điện tử, các ghi chép về giao dịch của công ty số 4 lại liên quan đến công nghiệp tái chế. Dựa vào những hóa đơn cung cấp bởi công ty 61 số 3 và công ty số 4, các sản phẩm điện tử đều không phải là các thƣơng hiệu nổi tiếng. Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy trên website về sản phẩm của công ty thiếu các thông tin về công ty, cũng không có thông tin liên lạc. Đồng thời, ngân hàng nhận thấy một sự tăng đột biến trong lƣợng giao dịch ở các công ty từ 1 đến 6. Số lƣợng giao dịch buôn bán giữa các công ty có vẻ rất nhiều và không tƣơng xứng với quy mô giao dịch ở trong hồ sơ của các công ty. Thêm vào đó, ngân hàng nhận thấy một lƣợng tiền mặt lớn đƣợc gửi, và rất nhanh sau đó là các giao dịch chuyển tiếp lƣợng tiền đó đến công ty số 4 sau khi đƣợc rút ra dƣới dạng tiền mặt trong vòng 1 tháng. Do đó, ngân hàng xác định đây là các dấu hiệu của giao dịch chuyển tiếp sử dụng tiền mặt điển hình và tiến hành gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ. 2.5.1.2. Rửa tiền sử dụng giao dịch chuyển tiếp và giao dịch được cấu trúc lại Sơ đồ 2.3: Rửa tiền sử dụng giao dịch chuyển tiếp và giao dịch đƣợc cấu trúc lại (Nguồn: ACIP, “Các cách thức lạm dụng pháp nhân để rửa tiền, TTKB và các tập quán được khuyến nghị”, 2018) 62 Tình huống giả định: Các công ty từ số 2 đến số 6 hoạt động ở các quốc gia Đông Nam Á. Họ đều có chung chủ sở hữu hƣởng lợi đến từ một quốc gia châu Âu.Các công ty từ số 2 đến số 6 khai với ngân hàng rằng họ hoạt động kinh doanh ở địa phƣơng hoặc trong phạm vi các quốc gia châu Á. Bản chất hoạt động kinh doanh của các công ty nhƣ sau: Bảng 2.3: Rửa tiền qua giao dịch chuyển tiếp và giao dịch đƣợc cấu trúc lại Công ty Bản chất hoạt động kinh doanh Chủ sở hữu hƣởng lợi Công ty 2 Bán buôn máy móc Ông A Công ty 3 Tƣ vấn Ông A Công ty 4 Tƣ vấn Ông A Công ty 5 Bán buôn Ông A Công ty 6 Hội nghị/ hội thảo/ bất động sản Ông A (Nguồn: ACIP, “Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cac_quy_dinh_ve_phong_chong_rua_tien_va.pdf
Tài liệu liên quan