DANH MỤC VIẾT TẮT.vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ.vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .viii
DANH MỤC BẢNG .xi
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 3
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 4
6. Khoảng trống nghiên cứu . 13
7. Những điểm mới và đóng góp của luận án. 14
8. Phương pháp nghiên cứu . 15
9. Kết cấu của luận án. 16
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP . 17
1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. 17
1.1.1. Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp . 17
1.1.2. Phân loại vốn lưu động. 21
1.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn
lưu động của doanh nghiệp. 24
1.1.4. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp . 25
223 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẫu nghiên cứu thành 4 nhóm:
Bảng 2.2: Phân loại các DN thép theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực
STT Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực Số DN Tỷ lệ trong mẫu
1 SXKD Thép xây dựng 10 38%
2 SXKD Tôn mạ - Ống thép 6 23%
3 SXKD Thép không gỉ 3 12%
4 Thương mại thép 7 27%
Tổng cộng 26 100%
91
Theo quy mô vốn kinh doanh, có thể chia các DN thuộc mẫu nghiên cứu
thành 3 nhóm:
Bảng 2.3: Phân loại các DN thép theo quy mô vốn kinh doanh
STT Quy mô vốn kinh doanh Số DN Tỷ lệ trong mẫu
1 Lớn (Trên 5,000 tỷ) 4 15%
2 Trung bình (Từ 1,000 - 5,000 tỷ) 9 35%
3 Nhỏ (Dưới 1,000 tỷ) 13 50%
Tổng cộng 26 100%
2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ
2.2.1.1. Cơ cấu và quy mô vốn tồn kho dự trữ
* Cơ cấu vốn tồn kho
Xem xét cơ cấu vốn tồn kho của các DN ngành thép trong mẫu:
Biểu đồ 2.15: Cơ cấu vốn tồn kho của các DN thép trong mẫu nghiên cứu
giai đoạn 2009 - 2018
Nguồn: Tổng hợp từ BTCT và Tính toán của tác giả
59.77
45.23 42.26 41.01
47.65
53.32 52.82 56.96
57.71
51.64
4.75
8.20 13.74 16.85
12.63 3.04 5.68
3.12 4.57
5.79
35.48
46.57 43.99 42.14
39.73 43.64 41.51 39.91
37.72
42.57
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Vốn tồn kho vật tư dự trữ Vốn tồn kho sản phẩm dở dang Vốn tồn kho thành phẩm hàng hóa
92
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tồn kho là vốn tồn kho về
vật tư dự trữ (tổng của hàng mua đang đi đường, nguyên liệu vật liệuvà công
cụ dụng cụ), dao động từ 41.01% đến 58.77% trong gia đoạn nghiên cứu. Tại
thời điểm CN 2018, vốn về vật tư dự trữ chiếm 51.64% tổng vốn tồn kho, trong
đó bao gồm 39.66% nguyên liệu, vật liệu, 6.01% hàng mua đang đi đườngvà
5.97% công cụ, dụng cụ.
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tồn kho là vốn về thành
phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, trong đó chủ yếu là tồn kho thành phẩm của các
DN sản xuất. Tại thời điểm CN 2018, tổng tồn kho thành phẩm hàng khóa là
42.57%, trong đó, tồn kho thành phẩm là 30.65%, tồn kho hàng hóa là 11.87%,
còn lại hàng gửi đi bán chiếm 0.05%. Tồn kho về sản phẩm dở dang chiếm tỷ
trọng khá nhỏ trong tổng tồn kho, tại thời điểm CN 2018 chỉ chiếm 5.79%.
Xem xét nhóm DN phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực tại biểu
đồ 2.16, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của Nhóm Tôn mạ - Ống thép
vẫn còn những hạn chế, có nhiều năm HTK tiêu thụ chậm và có dấu hiệu tồn
đọng. Tồn kho thành phẩm trong tổng tồn kho đã tăng rất mạnh từ 44.97% CN
2009 lên mức 68.96% - 78.17% trong suốt giai đoạn 2010 - 2015. Nguyên nhân
chủ yếu là do các công ty lớn trong nhóm này chạy đua đầu tư để mở rộng công
suất và thị phần, công suất hoạt động vượt trội nhiều so với nhu cầu thị trường,
dẫn đến giá bán giảm mạnh và tồn kho chậm tiêu thụ. Hơn nữa, để tài trợ cho
sự gia tăng quy mô VLĐ và tồn kho, nhiều DN đã vay nợ rất mạnh (đặc biệt nợ
ngắn hạn) dẫn đến khó khăn tài chính về dòng tiền và khả năng thanh toán suy
giảm mạnh.
Với nhóm Thương mại thép, do đặc thù hoạt động thương mại chủ đạo
nên tồn kho phần lớn là hàng hóa. Vì vậy, tỷ trọng tồn kho thành phẩm hàng
hóa trong tổng tồn kho là điều bình thường. Nhóm Thép xây dựng và nhóm
Thép không gỉ có tỷ trọng tồn kho thành phẩm hàng hóa trên tổng tồn kho về
cơ bản không quá lớn, phản ánh việc tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định,
không có dấu hiệu nghiêm trọng về tồn kho tồn đọng.
93
Nguồn: Tính toán của tác giả
(Xem số liệu chi tiết tại phụ lục)
Xem xét nhóm DN phân theo Quy mô VKD tại biểu đồ 2.17, nhóm DN
quy mô nhỏ có lượng tồn kho về thành phẩm hàng hóa luôn ở mức cao, dao
động trong khoảng 55.77% - 87.56% trong giai đoạn nghiên cứu, thể hiện sự
khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Điều này là dễ hiểu khi sức cạnh tranh của
các DN này so với những DN lớn hơn là vô cùng hạn chế. Các DN quy mô lớn
và trung bình có kết cấu vốn tồn kho ổn định và giữ mức tồn kho thành phẩm
hàng hóa ở mức vừa phải.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
20
16
20
17
20
18
Nhóm Thép xây dựng
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
20
16
20
17
20
18
Nhóm Tôn mạ - Ống thép
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
20
16
20
17
20
18
Nhóm Thương mại Thép
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
20
16
20
17
20
18
Nhóm Thép không gỉ
Vốn tồn kho về thành phẩm hàng hóa
Vốn tồn kho về sản phẩm dở dang
Vốn tồn kho về vật tư dự trữ
Biểu đồ 2.16: Cơ cấu vốn tồn kho của các DN ngành thép trong mẫu
phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực
94
Biểu đồ 2.17: Cơ cấu vốn tồn kho các DN ngành thép trong mẫu phân theo
Quy mô VKD
Nguồn: Tính toán của tác giả (Xem số liệu chi tiết tại phụ lục)
* Quy mô vốn tồn kho
Từ biểu đồ 2.18 ta thấy, quy mô vốn tồn kho liên tục tăng để đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Về tồn kho thành phẩm hàng hóa, trong giai
đoạn 2014 - 2018, tồn kho CN 2015 giảm so với CN 2014 16.66% phản ánh
các DN trong ngành đẩy mạnh tiêu thụ HTK.
Tăng trưởng HTK trong năm 2016 là 24.51% (doanh thu thuần năm 2016
tăng 16.15%), năm 2017 tăng 24.62% (doanh thu thuần trong năm tăng
34.23%)và năm 2018 tăng 14.62% (doanh thu thuần tăng 17.95%). Điều này
cho thấy sự gia tăng khá mạnh mẽ của quy mô bán hàng trong giai đoạn nàyvà
để đáp ứng sự gia tăng này thì các DN đã gia tăng quy mô tồn kho thành phẩm.
Nhưng tỷ lệ tăng của tồn kho thành phẩm ở mức thấp hơn so với sự gia tăng
0%
20%
40%
60%
80%
100%
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
20
16
20
17
20
18
Nhóm Quy mô nhỏ
Vốn tồn kho về thành
phẩm hàng hóa
Vốn tồn kho về sản
phẩm dở dang
Vốn tồn kho về vật tư
dự trữ
0%
20%
40%
60%
80%
100%
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
20
16
20
17
20
18
Nhóm Quy mô trung bình
0%
20%
40%
60%
80%
100%
20
09
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
20
16
20
17
20
18
Nhóm Quy mô lớn
95
của quy mô doanh thu nên không có dấu hiệu của việc tồn kho bị ứ đọng, chậm
tiêu thụ.
Biểu đồ 2.18: Quy mô và tăng trưởng vốn tồn kho của các DN ngành thép
trong mẫu giai đoạn 2009 - 2018
Nguồn: Tổng hợp từ BTCT và Tính toán của tác giả
Về tồn kho vật tư dự trữ, trong giai đoạn 2014 - 2018, nhằm đáp ứng sự
tăng trưởng của quy mô kinh doanh, vốn tồn kho dự trữ năm 2016 tăng 39.67%,
năm 2017 tăng 33.59% và có sự giảm xuống 9.13% năm 2018. Công tác tồn
kho vật tư dự trữ khá đầy đủ, kịp thời, giúp cho hoạt động SXKD của các DN
diễn ra thường xuyên liên tục, không bị gián đoạn, đảm bảo thực hiện tốt các
-20%
-10%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Quy mô vốn tồn kho của mẫu nghiên cứu Tốc độ tăng trưởng vốn tồn kho
ĐVT: Tỷ đồng
-40%
-20%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8
Tốc độ tăng trưởng vốn tồn kho vật tư dự trữ
Tốc độ tăng trưởng vốn tồn kho thành phẩm hàng hóa
96
cam kết với khách hàng và duy trì uy tín, thương hiệu.
- Theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực
Biểu đồ 2.19: Quy mô vốn tồn kho của các DN thép trong mẫu phân theo
Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực
Nguồn: Tổng hợp từ BTCT
Qua biểu đồ 2.19 ta thấy nhìn chung quy mô vốn tồn kho của các DN
ngành thép trong mẫu có xu hướng tăng. Trong đó, Nhóm Thép xây dựng có
mức tồn kho cao nhất, Nhóm Tôn mạ - Ống thép đứng thứ hai, Nhóm Thương
mại thép đứng thứ ba về mức tồn kho, riêng Nhóm Thép không gỉ có quy mô
tồn kho nhỏ nhất. Việc hai nhóm Thép xây dựng và Tôn mạ - Ống thép có quy
mô vốn tồn kho vượt trội hơn hẳn so với nhóm Thương mại Thép và Thép
không gỉ là do trong mỗi nhóm DN này đều có những DN quy mô rất lớn như
Hoà Phát, Pomina (nhóm Thép xây dựng), Hoa Sen, Nam Kim (nhóm Tôn mạ
- Ống thép).
Xét cụ thể từng nhóm DN ta thấy:
Nhóm Thép xây dựng có mức tồn kho lớn nhất, từ 7,135 lên 22,080 tỷ
đồng trong giai đoạn 2009 - 2018. Điều này là dễ hiểu khi đây là phân khúc có
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nhóm Thép xây dựng Nhóm Tôn mạ - Ống thép
Nhóm Thép không gỉ Nhóm Thương mại thép
ĐVT: Tỷ đồng
97
nhu cầu tiêu thụ lớn nhất trong ngành thépvà để đảm bảo quy mô doanh thu
lớn, các DN phải duy trì tồn kho lớn.
Nhóm Tôn mạ - Ống thép có quy mô vốn tồn kho lớn thứ hai, dao động
từ 3,008 - 18,307 tỷ đồng trong giai đoạn 2009 - 2018. Tuy nhiên, xu hướng
biến động của nhóm này lại trải qua 3 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 2009 -
2015, đây là khoảng thời gian mà các DN Tôn mạ - Ống thép có lượng vốn tồn
kho gia tăng dần dần từ 3,008 tỷ đồng năm 2009 lên 6,108 tỷ đồng năm 2015.
Từ năm 2015, lượng hàng tồn kho của nhóm DN tăng đột biến và đạt đỉnh vào
năm 2017 ở mức 18,308 tỷ đồng, trước khi giảm mạnh vào năm 2018 xuống
mức 13,649 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng tồn kho đột biến trong giai
đoạn 2016 - 2017 xuất phát từ việc các DN trong nhóm Tôn mạ - Ống thép
chạy đua đầu tư mở rộng công suất nhà máy, quy mô hoạt độngvà thị trường
tiêu thụ. Những công ty có quy mô đầu tư lớn nhất và HTK tăng mạnh nhất bao
gồm: Tập đoàn Hoa Sen, Tôn Nam Kim, Tôn Đông Á.
Nhóm Thương mại thép và Nhóm Thép không gỉ đều có xu hướng tăng
dần đều, mức tăng ổn định, theo đúng xu hướng của các DN trong toàn ngành.
Cụ thể, nhóm Thương mại thép có quy mô vốn tồn kho dao động trong khoảng
1,876 - 4,627 tỷ đồng trong giai đoạn 2009 - 2018; nhóm Thép không gỉ tăng
quy mô HTK từ 312 tỷ đồng năm 2009 lên 1,443 tỷ đồng năm 2018.
- Theo quy mô VKD
Xem xét theo quy mô VKD, qua biểu đổ 2.20 có thể dễ dàng nhận thấy
quy mô vốn tồn kho của toàn mẫu chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi sự tăng giảm
của nhóm DN quy mô lớn. Nhóm DN quy mô lớn cũng là nhóm có sự gia tăng
quy mô tồn kho lớn nhất trong giai đoạn 2009 - 2018, từ 6,753 tỷ đồng lên
24,939 tỷ đồng (gấp 3.7 lần). Điều này là dễ hiểu khi các DN quy mô lớn mặc
dù chiếm số lượng nhỏ trong mẫu (15%) nhưng lại quá vượt trội so với các
nhóm DN khác, đồng thời các DN quy mô lớn liên tục đầu tư phát triển thị
trường và công nghệ mới, dự án mới, do vậy nhóm này luôn có tác động mạnh
nhất tới toàn mẫu.
98
Biểu đồ 2.20: Quy mô vốn tồn kho của các DN thép trong mẫu
phân theo quy mô VKD
Nguồn: Tổng hợp từ BTCT
Nhóm DN quy mô trung bình cũng có mức tăng quy mô vốn tồn kho
mạnh khi tăng từ 3,530 tỷ đồng năm 2009 lên 13,345 tỷ đồng năm 2018 (gấp
3.8 lần), tác động tương đối mạnh mẽ tới quy mô vốn tồn kho toàn ngành.
Nhóm DN quy mô nhỏ có quy mô HTK thấp nhất và mức độ tăng trưởng cũng
ổn định trong giai đoạn nghiên cứu.
Hàng tồn kho gia tăng mạnh trong giai đoạn 2016 - 2017 phần lớn xuất
phát từ việc hoàn thành các dự án đầu tư mở rộng của Tập đoàn Hoà Phát và
Tập đoàn Hoa Sen, dẫn đến sự gia tăng về quy mô bán hàng và quy mô hàng
tồn kho phục vụ sản xuất và tiêu thụ. Với Tập đoàn Hoà Phát, tháng 2/2016,
Tập đoàn hoàn thành đầu tư giai đoạn 3 Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Hải
Dương, nâng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên hơn 2 triệu tấn/năm. Với
Tập đoàn Hoa Sen, tháng 6/2016, nhà máy Hoa Sen Nghệ An tại Khu công
nghiệp Đông Hồi - Nghệ An đã chính thức đưa vào vận hành dây chuyền mạ
công nghệ NOF công suất thiết kế 400.000 tấn/năm, phục vụ mục tiêu chiếm
lĩnh thị trường miền Bắc và miền Trung.
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nhóm Quy mô lớn Nhóm Quy mô trung bình Nhóm Quy mô nhỏ
ĐVT: Tỷ đồng
99
2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ
Nhìn chung, trong suốt giai đoạn 2009 - 2018, chỉ tiêu vòng quay HTK
trung bình toàn mẫu nghiên cứu đều đạt trên 4 vòng, số ngày kỳ luân chuyển
HTK dao động trong khoảng trên dưới 80 ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu
quả sử dụng vốn tồn kho tương đối tốt và ổn định khi so sánh với nhóm các
ngành công nghiệp nặng (106 ngày), vật liệu xây dựng (82 ngày), kim loại và
khai khoáng (95 ngày) (PwC, 2018). Xem xét cụ thể hiệu quả sử dụng vốn tồn
kho theo 02 tiêu chí ta thấy:
- Theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực
Dựa vào biểu đồ 2.21 liệu ta thấy, vòng quay HTK có sự thay đổi qua 2
giai đoạn: giai đoạn 2010 - 2014 vòng quay HTK có xu hướng giảm từ mức
4.52 lần năm 2010 xuống 4.03 lần năm 2014, phản ánh luân chuyển HTK chậm
lại, HTK chậm về tiêu thụ xuất phát từ những khó khăn của nền kinh tế và thị
trường BĐS bị đóng băng (nguồn tiêu thụ chính của ngành thép). Tương ứng
trong giai đoạn này, kỳ luân chuyển HTK đã tăng từ mức 79.65 ngày năm 2010
lên 89.33 ngày năm 2014.
Giai đoạn 2014 - 2018, vòng quay HTK có xu hướng cải thiện, từ mức
4.03 lần năm 2014 lên mức 4.22 lần năm 2018, phản ánh luân chuyển HTK có
xu hướng tốt lên, nhờ sự phục hồi của thị trường BĐS và nhu cầu đầu tư hạ
tầng của nền kinh tế. Tương ứng trong giai đoạn này, kỳ luân chuyển HTK đã
giảm xuống từ mức 89.33 ngày năm 2014 xuống 85.31 ngày năm 2018.
Đi vào cụ thể từng nhóm DN ta thấy, nhóm Thương mại thép với đặc thù
riêng không có khâu sản xuất nên vòng quay HTK luôn đạt mức cao, dao động
từ 6.81 vòng năm 2010 tới 7.31 vòng năm 2018, đạt tốc độ quay lớn nhất là vào
năm 2012 ở mức 9.68 lần. Tương ứng với đó, kỳ luân chuyển HTK của nhóm
DN Thương mại thép cũng ngắn nhất và có xu hướng giảm trong giai đoạn
2010 - 2018. Đây là dấu hiệu tích cực cho nhóm DN này, cho thấy khả năng
giải phóng tồn kho của nhóm tương đối tốt.
100
Biểu đồ 2.21: Vòng quay và Kỳ luân chuyển HTK của các DN ngành thép
trong mẫu theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực
Nguồn: Tính toán của tác giả
Ngược lại, nhóm DN Thép xây dựng và Thép không gỉ lại có số vòng
quay HTK ở mức thấp và có xu hướng giảm trong thời gian nghiên cứu. Nhóm
Thép xây dựng có vòng quay HTK giảm từ 4.39 lần năm 2010 xuống 4.10 lần
năm 2018; Nhóm Thép không gỉ giảm từ 4.46 lần năm 2010 xuống 3.64 lần
năm 2018. Tương ứng với vòng quay HTK, kỳ luân chuyển HTK của hai nhóm
DN này cao hơn mức Trung bình các DN trong mẫu và có xu hướng tăng. Đây
là dấu hiệu cho thấy nhóm DN Thép không gỉ cần tập trung áp dụng các biện
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nhóm Thép xây dựng 4.39 4.06 3.48 3.28 3.32 3.30 3.43 4.02 4.10
Nhóm Tôn mạ - Ống thép 3.32 3.73 4.35 4.48 4.39 4.44 4.39 3.73 4.23
Nhóm Thép không gỉ 4.46 4.47 4.21 3.02 2.94 3.05 2.81 3.37 3.64
Nhóm Thương mại thép 6.81 8.00 9.68 8.20 6.79 7.47 6.42 6.18 7.31
Toàn mẫu nghiên cứu 4.52 4.54 4.36 4.11 4.03 4.09 4.05 4.14 4.48
0
2
4
6
8
10
12
VÒNG QUAY HTK
ĐVT: Lần
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nhóm Thép xây dựng 82.00 88.67 103.45 109.76 108.43 109.09 104.96 89.55 87.80
Nhóm Tôn mạ - Ống thép 108.43 96.51 82.76 80.36 82.00 81.08 82.00 96.51 85.11
Nhóm Thép không gỉ 80.72 80.54 85.51 119.21 122.45 118.03 128.11 106.82 98.90
Nhóm Thương mại thép 52.86 45.00 37.19 43.90 53.02 48.19 56.07 58.25 49.25
Toàn mẫu nghiên cứu 79.65 79.30 82.57 87.59 89.33 88.02 88.89 86.96 80.36
0
20
40
60
80
100
120
140
KỲ LUÂN CHUYỂN HTK
ĐVT: Ngày
101
pháp nhằm tăng tốc độ luân chuyển HTK, tránh ứ đọng vốn tại đây. Với các
DN Thép xây dựng lớn có đầu tư mạnh vào thượng nguồn như luyện phôi, khai
quặng (Hòa Phát, Pomina, Gang thép Thái Nguyên), kỳ luân chuyển HTK có
xu hướng kéo dài hơn do sự kéo dài của chu kỳ sản xuất.
Nhóm Tôn mạ - Ống thép có số vòng quay HTK không cao trong giai
đoạn suy thoái kinh tế, ở mức 3.32 lần năm 2010 và 3.73 lần năm 2011, tuy
nhiên sau đó lại có cải thiện đáng kể vòng quay HTK trong giai đoạn 2012 -
2016 khi giữ được số vòng quay dao động trong khoảng 4.35 - 4.39 lần. Năm
2017 - 2018, do áp lực đầu cơ thép dẹt từ Trung Quốc nên vòng quay HTK
giảm xuống 3.53 lần. Tương ứng, kỳ luân chuyển HTK của nhóm DN Tôn mạ
- Ống thép giảm từ 108.43 ngày năm 2010 xuống 101.98 ngày năm 2018. Tuy
nhiên, kỳ luân chuyển HTK như vậy vẫn ở mức cao, cần chú ý giảm số ngày
tồn kho trong tương lai.
- Theo quy mô VKD
Xét theo quy mô VKD, các nhóm DN có sự phân hoá tương đối rõ rệt
trong tốc độ luân chuyển HTK. Cụ thể:
Nhóm DN quy mô nhỏ luôn có tốc độ luân chuyển HTK lớn nhất và có
xu hướng tăng khi số vòng quay HTK tăng từ 6.09 lần năm 2010 lên 7.32 lần
năm 2018, số ngày kỳ luân chuyển HTK giảm từ 59 ngày năm 2010 xuống 49
ngày năm 2018.
Nhóm DN quy mô trung bình có tốc độ luân chuyển HTK đứng thứ hai,
nhanh hơn mức trung bình các DN trong mẫu nghiên cứu, tăng từ 4.44 lần (năm
2010) lên 4.84 lần (năm 2018). Thậm chí đã có thời điểm, tốc độ luân chuyển
HTK của nhóm DN quy mô trung bình đạt mức 5.51 lần (năm 2012). Tương
ứng với việc cải thiện số vòng quay HTK, kỳ luân chuyển HTK của nhóm cũng
đã giảm xuống mức 74 ngày (năm 2018).
102
Biểu đồ 2.22: Vòng quay và Kỳ luân chuyển HTK của các DN ngành thép
trong mẫu theo quy mô VKD
Nguồn: Tính toán của tác giả
Nhóm DN quy mô lớn có tốc độ luân chuyển HTK thấp nhất và có xu
hướng giảm, từ 4.13 vòng quay HTK năm 2010 xuống 3.25 vòng năm 2013.
Tuy nhiên, giai đoạn 2014 - 2018, vòng quay HTK của nhóm đã cải thiện dần
và tăng lên 3.92 vào năm 2018, từ đó cũng giảm được kỳ luân chuyển xuống
91 ngày. Dù tốc độ luân chuyển HTK của nhóm này thấp hơn mức trung bình
của các DN trong mẫu nhưng nhìn chung là ổn định và có dấu hiệu cải thiện.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể trong giai đoạn nghiên cứu, quy mô tồn
kho tăng lên đáp ứng yêu cầu mở rộng thị trường của các DN ngành thép, tốc
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nhóm Quy mô lớn 4.13 3.81 3.40 3.25 3.39 3.53 3.42 3.57 3.92
Nhóm Quy mô trung bình 4.44 4.74 5.51 5.04 4.58 4.49 4.42 4.43 4.84
Nhóm Quy mô nhỏ 6.09 7.39 7.13 6.85 6.39 6.20 7.00 7.44 7.32
Toàn ngành 4.52 4.54 4.36 4.11 4.03 4.09 4.05 4.14 4.48
2
3
4
5
6
7
8
VÒNG QUAY HTK
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nhóm Quy mô lớn 87.17 94.49 105.88 110.77 106.19 101.98 105.26 100.84 91.84
Nhóm Quy mô trung bình 81.08 75.95 65.34 71.43 78.60 80.18 81.45 81.26 74.38
Nhóm Quy mô nhỏ 59.11 48.71 50.49 52.55 56.34 58.06 51.43 48.39 49.18
Toàn ngành 79.65 79.30 82.57 87.59 89.33 88.02 88.89 86.96 80.36
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
KỲ LUÂN CHUYỂN HTK
103
độ luân chuyển vốn tồn kho tuy giảm nhẹ nhưng nhìn chung ổn định. Do đó,
có thể nhận định hiệu quả sử dụng vốn tồn kho tương đối tốt, mặc dù đây là
giai đoạn nền kinh tế, đặc biệt là thị trường BĐS, có nhiều biến động, tác động
lớn đến nhiều DN trong ngành. Thực tế có những thời điểm tiêu thụ HTK ngành
thép gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân sâu xa là do các DN chạy đua đầu tư
quá mức so với quy hoạch của Nhà nước, dẫn đến cung một số mặt hàng thép
vượt cầu quá lớn, dư thừa công suất, lãng phí nguồn lực của nền kinh tế. Có
giai đoạn thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn sang lấn át tiêu thụ của các DN thép
trong nước. Cạnh tranh từ những DN thép lớn kết hợp với việc thép Trung Quốc
giá rẻ dẫn đến tình trạng bán phá giá thép trên thị trườngvà kết quả nhiều DN
thua lỗ, ăn mòn VCSH. Trong tình hình đó, những DN nào có VCSH mỏng sẽ
lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính và phá sản, có thể đến như Thép Vạn Lợi,
Thép Đình Vũ, Thép Sông Hồng...
Việc tồn kho được tiêu thụ ổn định với mẫu nghiên cứu là do những
chính sách bảo hộ ngành thép của Bộ Công thương giúp giảm nhập khẩu thép
từ Trung Quốc, dành thị trường nhiều hơn cho các DN trong nước, kết hợp với
việc năng lực sản xuất thép trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.
Tiềm năng đầu tư mở rộng cho các DN sản xuất thép tại Việt Nam vẫn rất lớn,
nhất là mảng thép dẹt.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn về nợ phải thu
2.2.2.1. Cơ cấu và quy mô nợ phải thu
* Cơ cấu nợ phải thu
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng nợ phải thu
ngắn hạn là phải thu ngắn hạn khách hàng. Điều này chứng tỏ phần lớn các
khoản nợ phải thu ngắn hạn xuất phát từ hoạt động bán chịu cho khách hàng,
được sử dụng như một biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và nâng cao năng
lực cạnh tranh. Đi vào số liệu chi tiết, các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu
khó đòi có quy mô khá nhỏ so với tổng nợ phải thu, cho thấy phần lớn nợ phải
104
thu khách hàng có chất lượng tốt và công tác thu hồi nợ ổn định, không có dấu
hiệu phát sinh nợ khó đòi ở mức độ nghiêm trọng. Phần lớn nợ phải thu ngắn
hạn xuất phát từ hoạt động bán chịu cho khách hàng nên chính sách bán chịu
của DN có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân.
Biểu đồ 2.23: Cơ cấu nợ phải thu của các DN ngành thép trong mẫu
giai đoạn 2009 - 2018
Nguồn: Tính toán của tác giả
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nợ phải thu ngắn hạn
là trả trước cho người bán, dao động từ 9.73% - 25.16% trong giai đoạn nghiên
cứu. Đây phần lớn là các khoản trả trước cho nhà cung cấp nguyên vật liệu hoặc
thiết bị, với mục đích chính là phục vụ cho hoạt động sản xuất. Riêng năm
2017, khoản trả trước cho người bán có sự tăng mạnh tỷ trọng phần lớn do Tập
đoàn Hòa Phát trả trước cho nhà cung cấp thiết bị liên quan đến đại dự án thép
Dung Quất. Giá trị khoản trả trước cho người bán của Tập đoàn Hòa Phát CN
2017 là 4,007 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 705 tỷ đồng CN 2016. Như vậy,
phần lớn nợ phải thu ngắn hạn là nằm ở phải thu ngắn hạn khách hàng và trả
trước cho người bán, là những khoản mục phục vụ trực tiếp cho hoạt động
83.15
77.44
87.02
80.24
87.15
81.45 80.10
72.21
61.47
82.32
10.76 19.79
10.31
9.73
10.88
12.22 9.76
15.62
26.16
11.92
6.09 2.78 2.67 10.03
1.97 6.33 10.14 12.17 12.37
5.76
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Phải thu ngắn hạn khách hàng Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác
105
SXKD, cho thấy vốn về nợ phải thu được sử dụng đúng mục đích, phần nợ phải
thu khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Đi sâu vào các nhóm DN phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực,
hay phân theo Quy mô VKD, thì cơ cấu nợ phải thu cũng theo đặc trưng chung
của toàn mẫu, trong đó, phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng phần lớn.
* Quy mô nợ phải thu
Biểu đồ 2.24: Quy mô và tăng trưởng nợ phải thu của các DN ngành thép
trong mẫu giai đoạn 2009 - 2018
Nguồn: Tính toán của tác giả
Nhìn chung, nợ phải thu của các DN ngành thép có sự biến động theo xu
hướng tăng lên nhẹ trong khoảng 2009 - 2015, từ 7,029 tỷ đồng lên 9,970 tỷ
-40%
-20%
0%
20%
40%
60%
80%
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Quy mô các khoản phải thu Tốc độ tăng trưởng các khoản phải thu
ĐVT: Tỷ đồng
-100%
-50%
0%
50%
100%
150%
200%
2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8
Tăng trưởng khoản phải thu ngắn hạn khách hàng
Tăng trưởng khoản trả trước cho người bán
106
đồng. Đặt trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng khá cao trong giai đoạn này
cho thấy luân chuyển nợ phải thu tương đối tốt, sự gia tăng quy mô nợ phải thu
như vậy là hợp lý, đóng góp tích cực vào việc mở rộng thị trường cho DN. Bắt
đầu từ năm 2016 thì quy mô nợ phải thu tăng mạnh và đạt mức cao nhất vào
năm 2017 với 23,395 tỷ đồng, sau đó giảm xuống 18,150 tỷ đồng năm 2018,
sự gia tăng mạnh của nợ phải thu ngắn hạn đòi hỏi phải đi sâu phân tích làm rõ.
Tăng trưởng nợ phải thu ngắn hạn khách hàng đạt 35.54% năm 2016 và
30.14% năm 2017. Nguyên nhân của sự gia tăng nợ phải thu mạnh trong hai
năm này là do Tập đoàn Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á, Sơn Hà đưa vào
hoạt động một loạt các nhà máy công suất lớn, sản lượng bán hàng tại các thị
trường mới còn ở mức thấp, do vậy các DN này cấp tín dụng nhiều hơn cho các
đại lý để mở rộng thị trường. Cũng trong giai đoạn này, trả trước cho người bán
cũng có sự tăng trưởng mạnh, tương ứng 137% năm 2016 và 156% năm 2017,
nguyên nhân xuất phát từ Tập đoàn Hòa Phát, Pomina ứng trước tiền mua thiết
bị các dự án đầu tư mới cho các nhà sản xuất và mua nguyên vật liệu.
Xét cụ thể từng nhóm DN ta thấy:
Biểu đồ 2.25: Quy mô nợ phải thu của các DN thép trong mẫu
phân theo Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực giai đoạn 2009 - 2018
Nguồn: Tính toán của tác giả
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nhóm Thép xây dựng Nhóm Tôn mạ - Ống thép
Nhóm Thép không gỉ Nhóm Thương mại thép
ĐVT: Tỷ đồng
107
Theo tiêu chí Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực, dựa vào biểu đồ 2.25, tỷ
trọng nợ phải thu của nhóm Thép xây dựng luôn lớn nhất trong quy mô nợ phải
thu toàn bộ các DN trong mẫu nghiên cứu. Do vậy, sự biến động nợ phải thu
của nhóm này chi phối và hoàn toàn trùng khớp với xu thế biến động của nợ
phải thu toàn ngành.Nhóm Tôn mạ - Ống thép có tỷ trọng n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nang_cao_hieu_qua_su_dung_von_luu_dong_cua_cac_doanh.pdf