Luận án Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU . viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .x

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI .9

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài.9

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước.17

1.3. Khoảng trống nghiên cứu.22

CHưƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA

CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN.24

2.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu.24

2.1.1. Khái niệm nợ xấu .24

2.1.2. Nguyên nhân của nợ xấu.26

2.1.3 Tác động của nợ xấu .29

2.1.4 Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu .30

2.2. Hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản .32

2.2.1. Công ty Quản lý tài sản.32

2.2.2. Hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản .40

2.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu qua AMC của một số Quốc gia và bài học đối

với việt nam.47

2.3.1 Bối cảnh ra đời, mục tiêu, biện pháp xử lý nợ xấu của các AMC .47

2.3.2 Hình thức sở hữu của các AMC.54

2.3.3 Hệ thống pháp lý vận hành hoạt động AMC.56

2.3.4 Hiệu quả xử lý nợ xấu của các AMC .60

2.3.5 Bài học về nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho các AMC Việt Nam .64

CHưƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA VAMC .68

3.1. Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.68

3.1.1. Thực trạng về nợ xấu của các tổ chức tín dụng .68

pdf258 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lũy kế Kết quả thu hồi đối với các khoản nợ mua bằng TPĐB 146 4.875 17.142 28.853 30.852 33.964 31.372 146.942 Kết quả thu hồi đối với các khoản nợ mua theo GTTT 0 0 0 0 0 3.548 1.630 5.178 Tổng hợp 146 4.875 17.142 28.853 30.852 37.512 32.740 152.120 Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019 Biểu đồ 3.15: Kết quả thu hồi nợ của VAMC từ năm 2013-2019 Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Thu hồi nợ mua bằng TPĐB Thu hồi nợ mua theo GTTT Tổng thu hồi 104 Tính tới cuối năm 2019, tổng xử lý thu hồi nợ của VAMC đạt 152.120 tỷ đồng, trong đó đối với các khoản nợ mua bằng TPĐB kết quả thu hồi đạt 146.942 tỷ đồng, kết quả này tăng dần qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2018, các khoản nợ mua theo giá trị thị trường thu hồi được 5.178 tỷ đồng Đối với các khoản nợ mua bằng TPĐB: do tháng 10 năm 2013 VAMC mới thực hiện mua nợ nên ngay trong năm kết quả thu hồi nợ chỉ đạt 146 tỷ đồng, đó là do một số khách hàng trả nợ. Bước sang năm 2014, số thu hồi nợ các khoản nợ mua bằng TPĐB của VAMC đã tăng lên 4.875 tỷ đồng. Năm 2015, kết quả thu hồi nợ đã gấp 4 lần so với năm 2014, do năm 2015 với chỉ đạo đưa nợ xấu về dưới 3% các TCTD rất tích cực trong việc xử lý thu hồi nợ, do vậy kết quả thu hồi năm 2015 đã cao hơn rất nhiều so với năm 2014. Bắt đầu từ năm 2016 trở lại đây, tốc độ thu hồi nợ cũng gấp hai, gấp ba lần so với năm 2015, lý do từ năm 2016 một số TCTD đã thực hiện mua nợ lại trước hạn đối với các khoản nợ hoặc thanh toán TPĐB trước hạn. Khi tình hình nợ xấu ở mức ổn định, tình hình tài chính của các TCTD đã khá hơn, các TCTD thay bằng trích lập TPĐB tối đa 10 năm theo quy định (tùy vào thời hạn của TPĐB), các TCTD đã trích lập đủ cho TPĐB và thực hiện thanh toán trước hạn đối với TPĐB. Đồng thời, các TCTD cũng muốn mua lại các khoản nợ để thuận tiện trong quá trình xử lý (không cần xin ủy quyền của VAMC). Do vậy, kết quả xử lý thu hồi các khoản nợ mua bằng TPĐB của VAMC đã tăng đáng kể từ năm 2016 trở lại đây. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực (15/08/2017) đã tạo hành lang pháp lý tốt hỗ trợ cho quá trình xử lý thu hồi nợ của VAMC và TCTD, kết quả thu hồi nợ của VAMC đạt 90.816 tỷ đồng, bằng 60% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến cuối tháng 12/2019. Đối với các khoản nợ mua theo GTTT: Năm 2018, VAMC đã thu hồi được 3.548 tỷ đồng, trong đó VAMC thu hồi 90% các khoản nợ đã mua của năm 2017, còn lại 10% là VAMC thu hồi ngay được từ các khoản nợ mua của năm 2018. Sang năm 2019, kết quả thu hồi giảm hơn một nửa so với năm 2018, VAMC chỉ thu hồi được 1.630 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các khoản nợ xấu mua về ngày càng khó xử 105 lý, cần một thời gian nhất định ít nhất là 6-9 tháng đối với các khoản nợ dễ thanh khoản và còn đa số cần trên 12 tháng để xử lý thu hồi nợ.  Kết quả xử lý theo từng biện pháp Bảng 3.11: Kết quả xử lý thu hồi nợ của VAMC theo từng biện pháp Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lũy kế 1 Bán khoản nợ 0 1.773 1.183 4.860 6.472 10.925 16.661 41.874 Mua bằng TPĐB 0 1.773 1.183 4.860 6.472 10.234 15.411 39.933 Mua theo GTTT 0 0 0 0 0 691 1.250 1.941 2 Bán TSBĐ 0 490 4.180 6.356 4.865 5.200 6.468 27.559 Mua bằng TPĐB 0 490 4.180 6.356 4.865 2.392 6.284 24.567 Mua theo GTTT 0 0 0 0 0 2.808 184 2.992 3 Biện pháp khác 146 2.612 11.779 17.637 19.515 21.387 9.611 82.687 Mua bằng TPĐB 146 2.612 11.779 17.637 19.515 21.332 9.521 82.442 Mua theo GTTT 0 0 0 0 0 55 90 245 Tổng thu hồi nợ 146 4.875 17.142 28.853 30.852 37.512 32.740 152.120 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC Trong 152.120 tỷ đồng VAMC đã thu hồi nợ thì 27,53% được thu hồi từ biện pháp bán nợ, 18,12% từ biện pháp bán tài sản bảo đảm và 54,36% VAMC thu hồi từ các biện pháp khác như: Đôn đốc khách hàng trả nợ, Cơ cấu nợ, Khởi kiện & Thi hành án... Biểu đổ 3.16: Tỷ trọng xử lý thu hồi nợ của VAMC theo từng biện pháp Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC Bán khoản nợ Bán TSBĐ Biện pháp khác 106 Biểu đồ 3.17: Diễn biến thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC  Về biện pháp bán nợ Đối với các khoản nợ VAMC mua bằng TPĐB: Theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN, VAMC được bán khoản nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán nợ hoặc bán lại cho chính TCTD bán nợ cho VAMC. Đối với việc bán nợ cho các tổ chức, cá nhân khác: VAMC được bán khoản nợ xấu theo phương thức đấu giá, chào giá cạnh tranh nhưng phải thỏa thuận với TCTD về điều kiện bán khoản nợ xấu (trong đó bao gồm giá khởi điểm hoặc giá chào bán); trường hợp bán đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh một lần không thành thì VAMC mới được thống nhất lại với TCTD về phương thức bán nợ trong đó báo gồm bán theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp, VAMC không thống nhất được với TCTD bán nợ thì phải bán khoản nợ thông qua phương thức đấu giá. Đối với việc bán lại nợ cho chính TCTD bán nợ: VAMC được bán lại trong trường hợp TPĐB chưa đến hạn thanh toán theo nguyên tắc thỏa thuận về điều kiện và giá mua, bán nợ. Tuy nhiên, về thực tế hoạt động bán nợ của VAMC cho các Tổ chức, cá nhân khác là rất ít, trong 6 năm hoạt động, VAMC mới bán 03 khoản nợ mua bằng TPĐB với tổng giá thu hồi là 30 tỷ đồng cho các Tổ chức, cá nhân khác, chiếm tỷ trọng 0.074% tổng giá trị thu hồi bằng biện pháp bán nợ. Chủ yếu thu hồi từ bán nợ là do 0 5000 10000 15000 20000 25000 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Bán khoản nợ Bán TSBĐ Biện pháp khác 107 VAMC bán lại nợ cho TCTD chiếm tỷ trọng 91% còn 8,84% là do TCTD được ủy quyền thực hiện bán nợ. Bảng 3.12: Cơ cấu thu nợ theo các phƣơng thức bán nợ đối với khoản nợ mua bằng TPĐB giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng Stt Biện pháp Giá trị thu hồi Tỷ trọng 1 Bán lại nợ cho TCTD 38,048 91.08% 2 TCTD thực hiện ủy quyền bán nợ 3,695 8.84% 3 Bán nợ cho Tổ chức, cá nhân khác 31 0.074% 4 Tổng cộng 41,774 100% Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của VAMC Biểu đồ 3.18: Cơ cấu thu nợ theo các phƣơng thức bán nợ khoản nợ mua bằng TPĐB giai đoạn 2013-2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC Đối với khoản nợ VAMC mua theo GTTT: Khác với khoản nợ mua bằng TPĐB, khi bán các khoản nợ mua theo GTTT, VAMC được quyền lựa chọn, quyết định và chịu trách nhiệm việc lựa chọn một trong ba phương thức bán nợ: đấu thầu, chào giá cạnh tranh và thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ (được quy định tại Thông tư 19/2013/TT-NHNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan). Bởi lẽ, đây là các khoản nợ VAMC mua bằng tiền thật, VAMC phải chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn vốn Nhà nước, việc Bán lại nợ cho TCTD TCTD thực hiện ủy quyền Bán nợ cho Tổ chức, cá nhân khác 108 để VAMC được quyền lựa chọn và chịu trách nhiệm cũng là hoàn toàn hợp lý. Khi định giá khoản nợ để bán VAMC thực hiện theo Nghị định số 61/2017/NĐ-CP quy định về lựa chọn tổ chức thẩm định giá để xác định giá khởi điểm để bán đấu giá khoản nợ, tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ, theo đó VAMC lựa chọn tổ chức thẩm định giá độc lập đáp ứng các điều kiện: “Doanh nghiệp thẩm định giá được lựa chọn phải thuộc danh sách công khai doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá của Bộ Tài chính; Doanh nghiệp thẩm định giá được lựa chọn không thuộc trường hợp không được thẩm định giá theo quy định của Luật giá và các văn ản hướng dẫn thi hành”. Trong 14 khoản nợ VAMC thực hiện bán nợ thì chỉ có 02 khoản nợ VAMC bán theo phương thức thỏa thuận với giá trị thu hồi đạt 440 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,67% tổng giá trị thu hồi từ phương thức bán nợ, còn lại 77,33% thu hồi từ phương thức bán đấu giá khoản nợ. VAMC chưa thực hiện bán khoản nợ theo phương thức chào giá cạnh tranh. Bảng 3.13: Cơ cấu thu nợ theo các phƣơng thức bán nợ đối với khoản nợ mua theo GTTT giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng Stt Biện pháp Giá mua khoản nợ Giá trị thu hồi Chênh lệch giá thu hồi và giá mua Tỷ trọng 1 Bán theo phương thức thỏa thuận 428 440 12 22.67% 2 Bán đấu giá 1.378 1.501 123 77.33% 3 Chào giáo cạnh tranh - - - 0.00% 4 Tổng cộng 1.806 1.941 135 100% Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của VAMC Tổng giá trị bán các khoản nợ đối với các khoản nợ VAMC mua theo GTTT đạt 1.941 tỷ, trong khi tổng giá mua nợ theo GTTT đạt 1.806 tỷ đồng. Như vậy, sau khi mua nợ, VAMC đã bán chênh lệch được 135 tỷ (chưa trừ đi các chi phí xử lý 109 nợ). VAMC thực hiện bán các khoản nợ cho các nhà đầu tư trong nước, chưa thực hiện bán cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời, các nhà đầu tư trong nước chủ yếu là các tổ chức tập trung loại hình Công ty Cổ phần và Công ty TNHH. Biểu đồ 3.19: Cơ cấu thu nợ theo các phƣơng thức bán nợ đối với khoản nợ mua theo GTTT giai đoạn 2013-2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC  Về biện pháp xử lý tài sản Theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì phương thức xử lý đối với tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, bao gồm cả khoản nợ xấu mà VAMC mua bằng TPĐB hay mua nợ theo GTTT là giống nhau, cụ thể: VAMC được xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm (chủ tài sản) và bên nhận bảo đảm (VAMC), nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định. Trường hợp đấu giá một lần không thành (VAMC tự đấu giá hoặc thuê TCTD đấu giá), VAMC được lựa chọn phương thức xử lý là đấu giá hoặc thỏa thuận và chỉ cần thông báo cho bên bảo đảm. Trường hợp, đối với các tài sản bảo đảm được thu giữ thì sau khi thu giữ, tiếp nhận tài sản từ bên giữ tài sản, VAMC có quyền bán đấu giá tài sản mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm, chỉ cần VAMC thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm về việc bán đấu giá trong vòng tối đa 10 ngày trước ngày tổ chức bán đấu giá. Như vậy, đối với việc thu giữ thì tài sản bảo đảm dễ dàng được xử lý hơn. Tuy nhiên, đối với khoản nợ mua bằng TPĐB cần thêm một điều kiện trước Bán theo phương thức thỏa thuận Bán đấu giá 110 khi VAMC xử lý tài sản bảo đảm là VAMC phải trao đổi với TCTD bán nợ về giá bán tài sản trong trường hợp bán thỏa thuận, giá khởi điểm trong trường hợp bán đấu giá. Trường hợp trong 20 ngày TCTD không có ý kiến thì VAMC được quyết định và chịu trách nhiệm đối với việc xử lý tài sản này. Về kết quả thực hiện: VAMC mới trực tiếp bán 01 tài sản bảo đảm duy nhất cho BIDV là với giá trị thu hồi 152 tỷ, còn lại là các TCTD thực hiện bán tài sản bảo đảm trên cơ sở ủy quyền của VAMC. Còn đối với các khoản nợ mua theo GTTT, VAMC đã thực hiện xử lý và thu hồi được 2.992 tỷ đồng với phương thức bán thỏa thuận và bán đấu giá, chi tiết như sau: Bảng 3.14: Cơ cấu thu nợ theo phƣơng thức bán TSBĐ của các khoản nợ mua theo GTTT giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng Stt Biện pháp Giá trị thu hồi Tỷ trọng 1 Bán theo phương thức thỏa thuận 2.900 96.93% 2 Bán đấu giá 92 3.07% 3 Chào giáo cạnh tranh - 0.00% 4 Tổng cộng 2.992 100% Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của VAMC Biểu đồ 3.20: Cơ cấu thu nợ theo các phƣơng thức bán TSBĐ đối với khoản nợ mua theo GTTT giai đoạn 2013-2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC Bán theo phương thức thỏa thuận Bán đấu giá Chào giáo cạnh tranh 111 Trong 2.992 tỷ VAMC thu nợ theo phương thức bán TSBĐ, thì 96,93% bán theo phương thức thỏa thuận, chỉ có 3,07% bán theo phương thức đấu giá. VAMC chưa thực hiện bán TSBĐ của khoản nợ mua theo GTTT theo phương thức chào giá cạnh tranh.  Về biện pháp xử lý nợ khác Cơ cấu lại nợ Cơ cấu lại nợ được định nghĩa theo Thông tư số 19/2013/TT-NHNN là việc thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; gia hạn nợ; miễn, giảm lãi phạt, phí và lãi vay đã quá hạn thanh toán; điều chỉnh lãi suất của khoản nợ xấu. VAMC được xem xét cơ cấu lại nợ trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng, đồng thời khách hàng phải không trong quá trình giải thể, phá sản, thu hồi giấy phép hoạt động. Cụ thể: Về việc điều chỉnh lãi suất: VAMC quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh lãi suất đối với từng khoản nợ xấu đã mua (cả TPĐB và thị trường), mức lãi suất điều chỉnh phải phủ hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Riêng đối với các khoản nợ mua bằng TPĐB, mức lãi suất điều chỉnh còn phải căn cứ vào mức lãi suất tham chiếu hàng quý mà VAMC công bố. Mức lãi suất tham chiếu là mức lãi suất không vượt quá lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng của bốn NHTM (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank). Về miễn giảm lãi: VAMC được xem xét giảm một phần hoặc miễn toàn bộ tiền lãi quá hạn thanh toán trường hợp khách hàng đã trả toàn bộ nợ gốc của tất cả các khoản nợ xấu hoặc đáp ứng điều kiện: (i). Khách hàng hợp tác tốt với VAMC, TCTD được ủy quyền; Việc miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm của khoản nợ xấu góp phần giúp khách hàng vay giảm bớt khó khăn tài chính hoặc phục hồi sản xuất kinh doanh; KH vay có phương án trả nợ khả thi hoặc cơ cấu lại tài chính khả thi để trả nợ. Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ): VAMC xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng nếu khách hàng có phương án trả nợ khả thi, VAMC đánh giá có khả năng trả nợ trong kỳ tiếp theo sau khi cơ cấu (đối với điều chỉnh kỳ hạn trả nợ), VAMC đánh giá có khả năng trả hết nợ trong 112 một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn trả nợ mới (đối với gia hạn nợ). Căn cứ theo các quy định của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN, VAMC đã triển khai cơ cấu nợ cho khách hàng, cụ thể: Bảng 3.15: Kết quả cơ cấu lại nợ của VAMC từ 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng hợp 1 Các khoản nợ mua bằng TPĐB 1.1 Số tiền miễn giảm 0 66 44 835 1.295 1.150 998 4.388 1.2 Dư nợ gốc được điều chỉnh lãi suất 0 367 268 1.178 249 6 755 2.823 1.3 Dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ 0 446 338 233 231 0 724 1.972 2 Các khoản nợ mua theo GTTT 2.1 Số tiền miễn giảm 0 0 0 0 0 0 400 400 2.2 Dư nợ gốc được điều chỉnh lãi suất 0 0 0 0 0 0 743 743 2.3 Dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ 0 0 0 0 0 0 723 723 3 Tổng cộng 3.1 Số tiền miễn giảm 66 44 835 1.295 1.150 1.398 4.788 3.2 Dư nợ gốc được điều chỉnh lãi suất 367 268 1.178 249 6 1.498 3.566 3.3 Dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ 446 338 233 231 0 1,447 2.695 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của VAMC 113 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, kết quả còn hạn chế, giai đoạn 2013-2019 VAMC mới thực hiện miễn giảm lãi cho 4.788 tỷ đồng; Điều chỉnh lãi suất: 3.566 tỷ đồng dư nợ gốc; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: 2.695 tỷ đồng dư nợ gốc. Biểu đồ 3.21: Kết quả cơ cấu lại nợ của VAMC từ 2013-2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC Đối với các khoản nợ mua bằng TPĐB, kết quả hoạt động cơ cấu lại nợ đa số là do TCTD thực hiện trên cơ sở ủy quyền của VAMC. VAMC trực tiếp thực hiện cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi đối với 03 khách hàng thuộc 03 TCTD với tổng dư nợ gốc được cơ cấu là 221,6 tỷ đồng, số tiền miễn giảm lãi là 33,6 tỷ đồng. Biểu đồ 3.22: Kết quả cơ cấu lại nợ đối với khoản nợ mua bằng TPĐB của VAMC từ 2013-2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC 0 500 1000 1500 2000 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số tiền miễn giảm Dư nợ gốc được điều chỉnh lãi suất Dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số tiền miễn giảm Dư nợ gốc được điều chỉnh lãi suất Dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ 114 Đối với các khoản nợ mua theo GTTT, VAMC mới thực hiện cơ cấu lại nợ cho 2 khách hàng vào năm 2018 và năm 2019 với số tiền miễn giảm lãi 400 tỷ đồng; Điều chỉnh lãi suất: 743 tỷ đồng dư nợ gốc; Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: 723 tỷ đồng dư nợ gốc. Hai khách hàng này được VAMC thực hiện mua nợ năm 2019, sau khi mua nợ VAMC đã thực hiện đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng vẫn còn hoạt động, có nguồn thu nhưng tình hình tài chính khó khăn và đáp ứng điều kiện về cơ cấu nợ theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN. Nhằm hỗ trợ khách hàng có triển vọng vượt qua khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ VAMC, VAMC đã thực hiện cơ cấu nợ cho 02 khách hàng này. Hoạt động đấu giá tài sản Hoạt động đấu giá tài sản của VAMC bắt đầu thực hiện từ năm 2018, sau khi các quy định về đấu giá được ra đời như: Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14, Nghị định số 61/2017/NĐ-CP và Nghị định số 62/2017/NĐ-CP đều có hiệu lực từ ngày 01/07/2017 và Ban đấu giá tài sản của VAMC được thành lập theo Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 05/01/2018 về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và hướng tới 2022. Theo các quy định về đấu giá, VAMC được tự đấu giá hoặc thuê tổ chức đấu giá thực hiện đấu giá tài sản. Trước khi đấu giá VAMC phải xác định giá khởi điểm của tài sản đấu giá, những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của tài sản đấu giá (khoản nợ xấu hoặc tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu): (i). Khoản nợ VAMC mua bằng TPĐB khi xác định giá khởi điểm để đấu giá VAMC phải thỏa thuận với TCTD; (ii). Khoản nợ xấu VAMC mua nợ theo GTTT; (iii). TSBĐ của khoản nợ xấu khi xác định giá khởi điểm VAMC phải thỏa thuận với bên bảo đảm. Khi thực hiện lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá nếu VAMC không thỏa thuận được với TCTD bán nợ (đối với đấu giá khoản nợ), với bên bảo đảm (đối với đấu giá TSBĐ của khỏa nợ) thì VAMC thực hiện thông báo công khai về việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá trên Cổng thông tin điện tử của NHNN và trang thông tin điện 115 tử của VAMC. Cá doanh nghiệp thẩm định giá được chọn phải thuộc danh sách công khai doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá của Bộ tài chính, không thuộc trường hợp không được thẩm định giá theo quy định của Luật giá và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với những tài sản đấu giá có giá trị lớn hơn 100 tỷ đồng thì phải thành lập Hội đồng đấu giá tài sản. Tài sản được đấu giá đầu tiên của VAMC được thực hiện vào tháng 4/2018, kết quả tới 31/12/2019 kết quả đấu giá của VAMC với tổng 29 tài sản được đấu giá, trong đó 26 tài sản do Ban đấu giá của VAMC thực hiện, 3 tài sản VAMC thuê tổ chức đấu giá bên ngoài. Trong 29 tài sản được đấu giá thì VAMC đã đấu giá thành công 20 tài sản với tổng giá trúng đấu giá đạt 1.367,77 tỷ đồng, 9 tài sản đang thực hiện đấu giá với giá khởi điểm 929,11 tỷ đồng. Bảng 3.16: Kết quả hoạt động đấu giá của VAMC giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng STT Hoạt động đấu giá 2013-2017 2018 2019 Tổng Tỷ trọng 1 Đấu giá thành (giá trúng đấu giá) - 536,93 830,73 1.367,77 100% 1.1 VAMC tự đấu giá - 386,39 830,73 1.217,12 89,03% 1.2 VAMC thuê đấu giá - 150,54 150,54 10,97% 2 Đang thực hiện (giá khởi điểm) - 929,11 100% 2.1 VAMC tự đấu giá - 929,11 100% 2.2 VAMC thuê đấu giá - Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của VAMC 116 Biểu đồ 3.23: Cơ cấu đấu giá thành của VAMC giai đoạn 2013-2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC Biểu đồ 3.24: Diễn biến hoạt động đấu giá của VAMC giai đoạn 2013-2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC Hoat động thu giữ tài sản Hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm của VAMC diễn ra cả trước và sau khi có Nghị quyết số 42/2017/QH14: Trước khi có Nghị quyết số 42/2017/QH14, VAMC áp dụng điều kiện về thu giữ theo quy định tại Điều 63, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về Giao dịch bảo đảm: “Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này, nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì VAMC tự đấu giá VAMC thuê đấu giá 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2018 2019 VAMC tự đấu giá VAMC thuê đấu giá 117 người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định để xử lý...”. Kết quả trong giai đoạn 2015-2016, VAMC thu giữ được 03 tài sản với tổng giá trị tài sản bảo đảm tại thời điểm thu giữ đạt 128 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2017 đã bác bỏ quyền được thu giữ của bên nhận bảo đảm (trong đó có VAMC) như quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP, cụ thể Điều 301 về Giao tài sản bảo đảm để xử lý, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý theo quy định. Tuy nhiên, nếu “người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. Tức là bên nhận bảo đảm (bao gồm cả VAMC) không còn quyền thu giữ tài sản bảo đảm như quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên ngày 15/08/2017, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ra đời đã cho phép VAMC/TCTD được quyền thu giữ TSBĐ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: (i). Thứ nhất, Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo Điều 299 Bộ luật dân sự, quyền xử lý tài sản bảo đảm phát sinh trong các trường hợp sau: Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; và Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc luật có quy định. (ii) Thứ hai, tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định pháp luật. (iii). Thứ a, giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định pháp luật. (iv). Thứ tư, tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật. (v). Thứ năm, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VAMC đã hoàn thành nghĩa vụ công 118 khai thông tin theo quy định tại Nghị quyết. Sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực, hoạt động thu giữ của VAMC đã có nhiều khởi sắc hơn, cụ thể kết quả thu giữ của VAMC giai đoạn 2013-2019. Bảng 3.17: Kết quả hoạt động thu giữ TSBĐ của VAMC giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng Stt Hoạt động Thu giữ Trƣớc NQ số 42/2017/QH14 Sau NQ số 42/2017/QH14 Tổng hợp 2013 2014 2015 2016 Trƣớc 15/8/2017 Sau 15/8/2017 2018 2019 1 Khoản nợ mua bằng TPĐB 1.1 Số tài sản thu giữ - - 3 - - 2 2 3 10 1.2 Giá trị tài sản thời điểm thu giữ - - 128 - - 8.639 737 4.303 13.807 1.2 Kết quả xử lý sau thu giữ - - 60 - - 5.190 0 0 5.250 2 Khoản nợ mua theo GTTT 2.1 Số tài sản thu giữ - - - - - - 1 1 2 2.2 Giá trị tài sản thời điểm thu giữ - - - - - - 178 193 371 2.3 Kết quả xử lý sau thu giữ - - - - - - 190 - 190 3 Tổng hợp 3.1 Số tài sản thu giữ - - 3 - - 2 3 4 12 3.2 Giá trị tài sản thời điểm thu giữ - - 128 - - 8,639 915 4.496 14.178 3.3 Kết quả xử lý sau thu giữ - - 60 - - 5.190 190 0 5.440 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của VAMC Như vậy, trong cả giai đoạn 2013-2019 VAMC mới thực hiện thu giữ được 12 tài sản với tổng giá trị tài sản thời điểm thu giữ đạt 14.178 tỷ đồng. Sau khi thu giữ, VAMC đã tiến hành các biện pháp xử lý thu hồi nhưng kết quả thu hồi được 5.440 tỷ đồng/14.178 tỷ đồng TSBĐ thời điểm thu giữ. 119 Biểu đồ 3.25: Kết quả hoạt động thu giữ của VAMC giai đoạn 2013-2019 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC Biểu đồ 3.26: Tỷ trọng thu giữ trƣớc và sau Nghị quyết số 42 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC Như vậy, có thể thấy sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực đã tạo hành lang pháp lý tốt cho hoạt động thu giữ của VAMC, VAMC đã thu giữ được một số tài sản có giá trị lớn, điển hình là VAMC thực hiện thu giữ thành công TSBĐ là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C tại địa chỉ 34 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh của nhóm khách hàng CTCP Sài Gòn One Tower, đây là khoản nợ xấu lớn nhất mà VAMC đã mua bằng TPĐB với tổng nợ gốc và lãi gần 7.000 tỷ đồng, tổng giá trị thời điểm thu giữ là 8,475 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với tổng nợ xấu VAMC mua về thì kết quả thu giữ của VAMC vẫn còn rất hạn chế. 3.2.2.3 Đo lường hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC  Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu VAMC mua (theo d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_hieu_qua_xu_ly_no_xau_cua_cong_ty_quan_ly_t.pdf
Tài liệu liên quan