MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH . 9
1.1. Quan niệm về công chức và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ,
công chức hành chính cấp tỉnh . 9
1.1.1. Khái niệm công chức trong hệ thống pháp luật của CHDCND Lào . 9
1.1.2. Vai trò của đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh. 11
1.1.3. Năng lực quản lý của đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh . 13
1.1.4. Tiêu chí đánh giá năng lực quản lý đội ngũ công chức hành chính. 16
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực quản lý của đội ngũ công chức
hành chính. 19
1.2.1. Thể chế hành chính . 19
1.2.2. Chính sách của nhà nước. 20
1.3. Kinh nghiệm của môt số địa phương trong hoạt động nâng cao năng
lực quản lý của đội ngũ công chức hành chính và bài học rút ra cho tỉnh
Hủa Phăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào . 26
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Salavăn . 26
1.3.2. Kinh nghiệm tại tỉnh ChămPaSắc. 28
1.3.3. Kinh nghiệm tại tỉnh Viêng Chăn. 29
1.3.4. Kinh nghiệm trường hợp Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam . 29
1.3.5. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương . 31
Tiểu kết chương 1. 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ
CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH TỈNH HỦA PHĂN, CHDCND LÀO . 34
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến năng
lực quản lý của đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hủa Phăn . 34
2.1.1. Vị trí và đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn . 34
104 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ công chức hành chính tỉnh Hủa Phăn, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách mạng và sau đó là
Chủ tịch Souphanouvong, người xây dựng căn cứ ở đó vào năm 1964. Nhà
lãnh đạo cách mạng và sau đó là Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã trốn trong
hang Tham Than Kaysone từ năm 1964, và sau này là Chủ tịch Khamtay
Siphandone ẩn náu ở hang. Tham Than Khamtay từ năm 1964. Ông đã thành
35
lập một căn cứ cách mạng ở đó với phòng họp, phòng tiếp tân và phòng
nghiên cứu.
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, mùa h nóng ẩm, mùa khô rét buốt và khô.
Tài nguyên: Khoáng sản kim loại màu, kim loại đen (sắt, than, chì,
kẽm). Có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, có điều kiện thiên nhiên thuận lợi
cho phát triển nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thủy điện.
Kinh tế Tỉnh Hủa Phăn là một trong những khu vực ngh o nhất của
Lào. Năm 1998, 3/4 dân số được xếp loại ngh o. Năm 2002, GDP bình quân
đầu người là 50-204 USD, so với mức bình quân chung cả nước là 350 USD.
Các hạn chế về kinh tế xã hội làm cho tỉnh có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và
tiếp cận với nước sạch và các cơ sở y tế còn thấp hơn mức bình quân chung
của cả nước.
Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh là
8,8%/năm, quy mô GDP đạt 3.719 tỷ Kip tương đương với 460 triệu USD. Cơ
cấu GDP năm 2009-2010 nông nghiệp đạt 64%, công nghiệp 17%, dịch vụ
19%; Năm 2010-2011 GDP đạt 1.32 tỷ Kíp tương đương 129 triệu USD,
GDP đình quân đầu người đạt 3,5 với triệu Kíp đương đương 429
USD/người/năm, tỷ lệ hộ ngh o chiếm 45,38%
Giai đoạn 2012-2017 đầu tốc độ tăng trưởng GDP của Tỉnh đã tăng
nhanh, đầu tư trong và ngoài nước trong 5 năm đạt hơn 300 dự án với tổng
vốn đầu tư 101 triệu USD.
Sản xuất nông nghiệp tập trung phát triển lúa gạo, ngô, đậu tương. Bình
quân lương thực đạt 397kg/người/năm. Diện tích và sản lượng nhiều cây hoa
mầu chưa đạt kế hoạch đề ra. Các đàn vật nuôi tăng khá nhanh, đã có sản
phẩm xuất khẩu.
Việc phát triển cây công nghiệp gặp nhiều gạn chế do cơ sở hạ tầng yếu
kém, nhưng cũng ghi nhận một số kết quả tích cực, nổi trội là công nghiệp
chế biến quy mô vừa và nhỏ. Các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống
36
của các dân tộc được khuyến khích và bắt đầu phát triển nghề đan lát, dệt lụa,
đan mây, tuy nhiên thị trường quy mô còn nhỉ, chưa ổn định
Hủa Phăn là một trong những khu vực ngh o nhất của Lào nhưng có
phong cảnh cực kỳ hữu tình và nghề dệt may truyền thống nổi tiếng, cùng với
hệ thống hang động dày đặc, vì vậy, tỉnh đã xây dựng kế hoạch phát triển du
lịch khai thác các hang động làm điểm tham quan du lịch. Trong những năm
gần đây, du lịch đã từng bước trở thành hoạt động kinh tế quan trọng, tập
trung phát triển về dịch vụ, dựa trên tiềm năng về lịch sử và tài nguyên thiên
nhiên phong phú. Số khách du lịch trong và ngoài nước đến Houaphanh đạt
xấp xỉ 80 ngàn lượt người.
Giao thông: Con đường chính chạy qua tỉnh là Đường 6 (Lào). Các
sông chính là Sông Mã, chảy từ Việt Nam qua rồi lại đổ vào Việt nam, sông
chảy qua Bản Muang-Et, và sông Nam Sam, nơi có các thị trấn Xam Nuea và
Xam Tai.
Cơ sở hạ tầng của Hủa Phăn hầu như kém phát triển. Địa hình rất gồ
ghề, phần lớn diện tích của tỉnh được bao trùm bởi rừng núi dày đặc. Nhiều
con đường nhựa tuy đã được rải nhựa nhưng đều xuống cấp, đi lại khó khăn,
đặc biệt vào mùa mưa. Tuy nhiên, những năm gần đây, Tỉnh đã chú trọng
nâng cấp đường xá giá giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đường giao
thông đã đên sđược 95,5 số bản trong Tỉnh. Chính phủ Lào đã đầu tư 420 tỷ
kíp từ dự án Chính phủ cho việc tiến hành làm cầu từ Xam Nuea về cửa khẩu
Sơn La, hay đã triển khai dự án xây dựng sân bay Houaphanh, với tổng vốn
đầu tư giai đoạn 1 từ năm 2013 – 2015 là 80 triệu USD.
Y tế Đa số các cơ sở y tế còn thiếu thốn trang thiết bị, khó khăn về
nhân lực. Bệnh viện tỉnh Hủa Phăn quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu
cầu khám chữa bệnh của người dân trong tỉnh cũng như các địa phương lân
cận. Những năm gần đây, Tỉnh đã chú trọng chăm lo, tuyên truyền, phát triển
mạng lưới y tế đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ người dân được sử
37
dụng nước sạch đạt 92,3%. Trong hai năm 2015 – 2016 Tỉnh ưu tiên triển
khai các dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Hủa Phăn. Năm 2016, dự án xây dựng
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Hủa Phăn đã được triển khai tại bản
Mexuc, huyện Xam Nuea với tổng mức đầu tư khoảng 20 triệu USD. Bệnh
viện có tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 15.000 m2, quy mô 200 giường
bệnh với trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh, từng
bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống y tế của tỉnh Houaphanh, đáp ứng
và nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh Houaphanh và
các tỉnh lân cận.
Giáo dục Giáo dục của Tỉnh, những năm gần đây cũng được khuyến
khích và đầu tư. Tỷ lệ người biết chữ của người dân từ 15040 tăng từ 85,79%
năm 2006 lên 97,3% năm 2016. Số học sinh các cấp học trong Tỉnh tăng theo
từng năm. Ở thị xã Sầm Nưa, huyện Hủa Phăn, cũng có Trường THPT
Chuyên tỉnh Hủa Phăn. Trong Tỉnh đã có 02 trường cao đẳng tư thục hoạt
động, có đến cả nghìn sinh viên theo học
Nhìn chung, Hủa Phăn là một tỉnh còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí
và chất lượng nguồn nhân lực, trình độ kỹ thuật, công nghệ và quản lý, cơ sở
hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. hệ thống giao thông đường bộ phần
lớn chỉ lưu thông được vào mùa khô. Điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc
nghiệt đã trở thành một tác nhân quan trọng chi phối hành vi và kỷ luật của
cán bộ công chức trong tỉnh. Điều kiện tự nhiên và khí hậu không chỉ tác
động đến thời gian làm việc, mà còn tác động đến tác phong, tính cách của
mỗi công chức. Hơn thế nữa, tỉ lệ người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh khá
nhiều nên việc phổ biến, giải quyết, áp dụng các chính sách của nhà nước còn
khó khăn.v.v
2.1.2. Đội ngũ công chức hành chính của tỉnh Hủa Phăn
Đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Hủa Phăn hiện nay hình
thành từ nhiều nguồn: luân chuyển đào tạo, tăng cường, tại chỗ, Nhưng
phần lớn công chức này là người xuất xứ từ chính địa phương.
38
- Số lượng công chức
Từ năm 2012 đến nay, số lượng công chức trong bộ máy chính quyền
tỉnh Hủa Phăn có nhiều thay đổi. Tính đến năm 2017, công chức tỉnh Hủa
Phăn có 8.886 người công chức, trong đó công chức nữ là 3.702, chiếm
41,66%, công chức, công chức nam là 5.184, chiếm 58,34%
Bảng 2.1: Số lượng công chức tỉnh Hủa Phăn
(Đơn vị người)
Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 5.184 58,34
Nữ 3.702 41,66
Tổng số 8.886 100
(Nguồn Cục thống kê tỉnh Hủa Phăn, 2017)
- Về dân tộc
Trên địa bàn Tỉnh Hủa Phăn, dân tộc chủ yếu là Lào Lùm, chiếm hơn
70%, còn lại là các dân tộc khác.
Bảng 2.2. Dân tộc các sở tỉnh Hủa Phăn
Dân tộc Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Lào Lùm 6.244 70,26
Lào Thâng 1.837 20,67
Dân tộc khác 825 9,2
(Nguồn Cục thống kê tỉnh Hủa Phăn 2017)
- Về độ tuổi
Theo thống kê của sở Nội vụ tỉnh Hủa Phăn, độ tuổi của đội ngũ công
chức tỉnh phân chia như sau:
39
Bảng 2.3. Độ tuổi của công chức tỉnh Hủa Phăn
Độ tuổi Tổng số công chức Tỷ lệ (%)
18 – 35 1.874 21,08
36 – 45 3.526 39,68
46 – 55 2.292 25,80
56 – 60 1.194 13,44
Tổng 8.886 100
(Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Hủa Phăn 2017)
Độ tuổi của đội ngũ công chức tỉnh đang thể hiện trên bảng thống kê
khá cân bằng. Điều đó thể hiện rằng luôn có sự thay thế phù hợp và luôn có
nguồn lao động trẻ 1874 người chiếm 21,08% dự trữ cho nguồn cán bộ sắp
nghỉ hưu; độ tuổi 36-45 là độ tuổi công chức chiếm tỉ lệ cao nhất 39,68%, độ
tuổi kế cận 46-55 chiếm 25,80%, độ tuổi 56-60 chiếm tỉ lệ 13,44%. Có thể
nói, Cơ cấu độ tuổi như trên cũng thể hiện số lượng công chức tỉnh Hủa Phăn
đang đạt ở gần ngưỡng “dân số vàng”, rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng
quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền
- Thâm niên công tác:
Bảng 2.4: Thâm niên công tác của công chức tỉnh Hủa Phăn
(Đơn vị người)
Thâm niên công tác Tổng số công chức Tỷ lệ (%)
Dưới 5 năm 1.391 15,65
5 – 15 năm 3.724 41,91
16 – 30 năm 3.428 38,58
30 năm trở lên 343 3,86
Tổng 8.886 100
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hủa Phăn 2017)
40
Ở tỉnh Hủa Phăn các công chức làm công tác dưới 5 năm là 1.391
người, chiếm tỷ lệ 15,65% tổng số công chức; từ 6 – 15 năm có 3.724 người,
chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,91%; từ 16-30 năm có 3.4289 người, chiếm tỷ lệ
38,58%; từ 30 năm trở lên có 343 người, chiếm tỷ lệ 3,86% tổng số công
chức. Qua số liệu tổng hợp cho thấy số lượng công chức của tỉnh hiện nay
không thiếu, nhưng chính quyền tỉnh cần có những chính sách đổi mới, bồi
dưỡng, đào tạo những cán bộ trẻ, có tuổi đời, cũng như kinh nghiệm chưa
được lâu năm trở thành đội ngũ kế cận, sẵn sàng tiếp nhận những công việc
cần có kinh nghiệm lâu năm và kiến thức dày dặn
- Về trình độ chuyên môn:
Trình độ chuyên môn của công chức trong tỉnh: trình độ công chức trong
tỉnh có trình độ sau đại học còn chưa nhiều. Trong số công chức đang làm việc
tại các cơ quan trong tỉnh chiếm phần nhiều là trình độ dưới cấp đại học.
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn công chức các Sở tỉnh Hủa Phăn
Trình độ Số lượng
(người)
Tỉ lệ
(%) Tiến sĩ 03 0,03
Thạc sĩ 109 1,22
Đại học 2.378 26,76
Trình độ khác 6.396 71,99
(Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Hủa Phăn, 2012-2017)
Công tác trẻ hóa công chức đã được đặc biệt chú ý. Cơ cấu độ
tuổi công chức tỉnh Hủa Phăn từ 30-50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn. Những công chức
thuộc độ tuổi này đã có trình độ chuyên môn vững chắc, kinh nghiệm làm
việc dày dặn. Đây là lực lượng chính của đội ngũ công chức của tỉnh Hủa
Phăn, những người có tài năng và sức khỏe, phù hợp cho việc nâng cao chất
lượng quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền tỉnh Hủa Phăn.
41
2.2. Thực trạng năng lực quản lý của đội ngũ công chức hành chính
tỉnh Hủa Phăn
Trong những năm qua, tỉnh Hủa Phăn đã chú trọng công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính nhà nước, đã khuyến khích, tạo điều
kiện cho các công chức trong tỉnh đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ. Kết quả là trình độ đào tạo của công chức hành chính nhà nước
tỉnh Hủa Phăn đã ngày càng được nâng cao.
2.2.1. Về trình độ đào tạo, ngạch bậc của công chức tỉnh Hủa Phăn
Nghiên cứu về năng lực của công chức có thể nhờ vào nhiều tiêu chí
khác nhau để tìm ra những mặt được và chưa được của công chức. Trên cơ sở đó
mới đưa ra được những định hướng và giải pháp cần thiết nâng cao năng lực.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng năng lực quản lý Nhà nước của đội ngũ
công chức tỉnh Hủa Phăn sẽ dựa trên một số tiêu chí như: trình độ đào tạo,
ngoại ngữ, tin học, trình độ lý luận chính trị,
- Về trình độ đào tạo:
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức chính quyền cấp tỉnh ở
Lào nói chung, của chính quyền tỉnh Hủa Phăn nói riêng được thể hiện thông
qua nhiều cấp độ đào tạo: trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học Ở mỗi cấp
là sự thể hiện kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mỗi người công chức. Hiện
nay, phần lớn công chức chính quyền cấp tỉnh được đào tạo qua các lớp bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, theo số liệu (2012-2017) của sở Nội vụ tỉnh
Hủa Phăn cho thấy:
42
Bảng 2.6: Trình độ đào tạo của công chức hành chính nhà nước
tỉnh Hủa Phăn (2012 - 2017)
(Đơn vị người/%)
Năm
Trình độ
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tiến sĩ 0 0 0 1 1 3
Thạc sĩ 34 46 75 84 92 128
Đại học 1.927 2.013 2.402 2.685 2.933 3.245
Cao đẳng 1.693 1.957 2.043 2.356 2.654 2.986
Trung cấp 1.453 1.757 1.685 1.564 1.645 1.597
Còn lại 1.752 1.412 1.561 1.455 1.237 927
Tổng cộng 6.859 7.185 7.766 8.145 8.562 8.886
(Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Hủa Phăn - Báo cáo số lượng chất lượng công chức
hành chính nhà nước từ năm 2012-2017)
Biểu đồ 2.1: Trình độ đào tạo của công chức hành chính nhà nước
tỉnh Hủa Phăn (2012 - 2017)
Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức hành chính nhà
nước tỉnh Hủa Phăn được nâng cao đáng kể trong những năm từ 2012 – 2017.
43
Số công chức có trình độ sau đại học không nhiều so với tổng số công chức
của toàn tỉnh (năm 2017: trình độ tiến sĩ: 03 người, chiếm 0,33%; trình độ
thạc sĩ 128 người, chiếm 1,44%) nhưng đã được tăng về số lượng. Đây cũng
là biểu hiện đáng được biểu dương về sự nỗ lực của các công chức chủ động
học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Số công chức có trình độ đại học có
xu hướng tăng lên. Số công chức có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm đa số
nhưng đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.
Theo chủ trương của Tỉnh, số công chức mới được tuyển dụng trong
những năm gần đây là những công chức được đào tạo bài bản, có trình độ học
vấn cao. Với những công chức có trình độ đào tạo như trên, được phân theo
các ngạch như sau:
- Về cơ cấu ngạch công chức
Bảng 2.7: Cơ cấu ngạch công chức HCNN tỉnh Hủa Phăn (2012 - 2017)
Đơn vị tính: Người/%
Năm
Ngạch
2012 2013 2014 2015 2016 2017
Chuyên viên cao cấp 1 4 6 9 13 17
Chuyên viên chính 710 776 785 830 939 1053
Cán sự 1.076 982 976 985 978 1006
Chuyên viên 3320 4.011 4.438 4.866 5.395 5.883
Còn lại 1.752 1.412 1.561 1.455 1.237 927
Tổng cộng 6.859 7.185 7.766 8.145 8.562 8.886
(Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hủa Phăn - Báo cáo số lượng, chất lượng công
chức hành chính nhà nước từ năm 2012-2017)
44
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
Ngạch
Chuyên viên cao cấp
Chuyên viên chính
Cán sự
Chuyên viên
Còn lại
Tổng cộng
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngạch công chức HCNN tỉnh Hủa Phăn (2012 - 2017)
Như vậy, cơ cấu ngạch công chức tỉnh Hủa Phăn 5 năm qua có sự biến
đổi lớn trên tổng số công chức trong Tỉnh. Năm 2012 – 2013 trên toản tỉnh chỉ
có 01 chuyên viên cao cấp. Đên năm 2017 trên toàn tỉnh có 17 chuyên viên cao
cấp, chiếm 0,19%. Số chuyên viên chính từ năm 2012 có 710 người, đến năm
2017 có hơn 1000 người, chiếm 11,85%. Số chuyên viên cao cấp và chuyên
viên chính tỉnh Hủa Phăn đến năm 2017 chiếm tỷ lệ 12,04% trên tổng số công
chức trên toàn tỉnh. Như vậy, mặc dù số lượng chuyên viên cao cấp và chuyên
chính là nhiều, nhưng chiếm tỷ lệ thấp so với số công chức trên toàn tỉnh. Đây
là một trong những khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ công chức hành
chính nhà nước theo ngạch, bậc trong nền hành chính hiện đại.
- Trình độ tin học, ngoại ngữ
Ngoại ngữ và tin học không phải là ngành nghề mang tính chất chuyên
môn trong công việc (trừ một số công việc cụ thể liên quan) nhưng ngoại ngữ
và tin học luôn là công cụ hữu ích và cần thiết đối với đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác tham mưu.
Trên thực tế số công chức có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học chiếm trên
70%, trong số này chủ yếu là có chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ tin học. Số
công chức là cử nhân ngoại ngữ, cử nhân công nghệ thông tin không nhiều.
45
Bảng 2.8: Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ công chức hành chính nhà
nước tỉnh Hủa Phăn năm 2017
Đơn vị
Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Đại học 144 1,62 159 1,79
Chứng chỉ 6780 76,23 7056 79,40
Tổng cộng 6924 77,85 7215 81,19
(Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Hủa Phăn - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức
hành chính nhà nước tháng 12/2017)
Tổng số công chức có trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở lên chiếm
76,23% trên tổng số công chức trong tỉnh. Số công chức có trình độ đại học
ngoại ngữ là 144, chiếm 1,62%.
Tổng số công chức có trình độ tin học từ trình độ A trở lên chiếm
79,40%. Số công chức có trình độ tin học đại học là 159 người, chiếm 1,79%.
Có thể nói, số công chức có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trong tỉnh
Hủa Phăn chiếm trên 70% so với tổng số công công chức trong tỉnh là cao.
Với trình độ như vậy, các công chức tỉnh Hủa Phăn có thể đáp ứng được công
việc trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, tỉnh vẫn cần chú trọng, nâng cao
trình độ ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ công chức trong tỉnh để có thể đáp
ứng tốt hơn công việc trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay.
- Trình độ lý luận chính trị
Trình độ lý luận chính trị là một trong những yêu cầu về kiến thức rất
quan trọng mà công chức chính quyền các cấp cần phải có. Bởi, muốn có hoạt
động thực thi công vụ hiệu quả thì phải có kiến thức về lý luận chính trị, để
hiểu được đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
46
Bảng 2.9: Trình độ lý luận chính trị đội ngũ công chức hành chính nhà
nước tỉnh Hủa Phăn năm 2017
Trình độ lý luận chính trị Tổng số công chức Tỷ lệ %
Chưa được bồi dưỡng lý luận 1.936 21,79
Sơ cấp 4.066 45,76
Trung cấp 2.148 24,17
Cao cấp 736 8,28
Tổng cộng 8.886 100
(Nguồn Sở Nội vụ tỉnh Hủa Phăn - Báo cáo số lượng, chất lượng công
chức hành chính nhà nước tháng 12/2017)
Biểu đồ 2.3: Trình độ lý luận chính trị đội ngũ công chức hành chính nhà
nước tỉnh Hủa Phăn năm 2017
Trình độ lý luận chính trị phản ánh kiến thức về chính trị hay nhận thức
về chính trị của mỗi cá nhân, cụ thể là hiểu biết về mục đích, đường lối,
nhiệm vụ của liên minh công, nông và đội ngũ trí thức, của Đảng nhân dân
cách mạng Lào trong việc giành, giữ và xây dựng nhà nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào.
Đa số công chức trong chính quyền cấp tỉnh, ở tỉnh Hủa Phăn đã được
đào tạo các lớp về sơ cấp lý luận chính trị, chiếm 45,76%; số công chức được
đào tạo ở mức độ trung cấp cũng khá cao 24,17%. Tuy nhiên, 21,79% số công
chức trong tỉnh chưa được bồi dưỡng qua một lớp lý luận chính trị nào. Thực
47
tế này cần được chính quyền quan tâm để công chức được bồi dưỡng chính
trị, để lý luận và thực tiễn được kết hợp một cách hợp lý.
Qua bảng số liệu trên cho thấy, trình độ lý luận chính trị của công chức
ở tỉnh Hủa Phăn vẫn còn cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng
yêu cầu công cuộc xây dựng và quản lý đất nước trong thời kỳ mới.
2.2.2. Về các kỹ năng
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ công chức
hành chính nhà nước đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng
thực thi công vụ, thực tế cho thấy không phải bất cứ công chức nào được đào
tạo cũng có khả năng thực hiện tốt công việc được giao.
Kỹ năng trong thực thi hoạt động quản lý nhà nước của công chức là
khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm thu
được trên một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Trong thực thi công vụ của công
chức đòi hỏi rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng quản lý (thu thập và xử lý thông
tin, phân tích, hoạch định, ra quyết định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá), kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng vận động quần chúng, kỹ năng sử dụng các thiết bị văn
phòng, kỹ năng sử dụng các thiết bị nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp Mỗi
công việc, mỗi chức trách đòi hỏi có những kỹ năng khác nhau, ở những mức
độ khác nhau.
Hiện nay, mặc dù đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh
trong những năm gần đây trình độ học vấn, chuyên môn, văn hoá nơi công sở
đã tăng lên đáng kể. Nhưng năng lực thực thi công vụ, năng lực quản lý vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công việc. Quá trình ra quyết định trong các
cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh còn mất nhiều thời gian, nhiều văn bản
pháp quy không có hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp; nghiệp vụ kỹ thuật
hành chính còn lạc hậu, nhiều công chức không hiểu rõ vị trí, vai trò, nhiệm
vụ và các mối quan hệ phải thực hiện trong công việc cũng như không hiểu rõ
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình đang công tác. Qua việc điều tra,
48
nghiên cứu trên 200 mẫu khảo sát về chất lượng đội ngũ công chức hành
chính nhà nước của tỉnh Hủa Phăn, tác giả đưa ra kết quả như sau:
- Kỹ năng giao tiếp
Bảng 2.10: Kỹ năng giao tiếp của công chức tỉnh Hủa Phăn
(Đơn vị người)
Mức độ Số lượng Tỷ lệ %
Chưa tốt 23 11,5
Trung bình 79 39,5
Khá 62 31
Tốt 36 18
Tổng số 200 100
Biểu đồ 2.4: Kỹ năng giao tiếp của công chức tỉnh Hủa Phăn
Phần lớn công chức trong các cơ quan hành chính giao tiếp với đối
tượng là nhân dân và doanh nghiệp ở mức trung bình (chiếm 39,5%). Số công
chức cấp tỉnh có kỹ năng giao tiếp ở mức tốt chỉ chiếm 18%, ở mức khá chiếm
31%; trong khi đó có11,5% công chức có kỹ năng giao tiếp ở mức thấp.
Qua việc phân tích kỹ năng cơ bản nhất của công chức hành chính cấp
tỉnh đó là kỹ năng giao tiếp cho thấy: thực tế ở bộ máy chính quyền tỉnh Hủa
Phăn, các kỹ năng của công chức phần lớn còn chưa tốt. Điều này tất yếu
49
ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của các công chức cũng sẽ bị hạn
chế rất nhiều.
Nhiều công chức trong bộ máy chính quyền tỉnh Hủa Phăn chưa được
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước còn hạn chế đã
ảnh hưởng không ít đến kỹ năng hoạt động. Nhiều công chức mới tiếp xúc với
công việc thực tế còn lúng túng, thiếu kỹ năng xử lý tình huống và trong tổ
chức tiếp dân. Do đó, kỹ năng thực thi hoạt động quản lý nhà nước còn yếu
nhất là kỹ năng trong hoạt động hành chính.
- Kỹ năng phối hợp:
Bảng 2.11: Kỹ năng phối hợp của công chức tỉnh Hủa Phăn
(Đơn vị người)
Nội dung Thường
xuyên
Tỷ lệ
(%)
Thỉnh
thoảng
Tỷ
lệ
(%)
Rất ít
khi
Tỷ lệ
(%)
Không Tỷ
lệ
(%)
Anh/ chị có
thường cùng
nhau làm việc
không?
117 58,5 59 29,5 24 12 0 0
Anh/chị có giúp
đỡ đồng nghiệp
trong công việc
không?
138 69 58 29 4 2 0 0
Anh/chị có liên
hệ với các Bộ,
ngành, địa
phương trong
giải quyết công
việc?
93 46,5 76 38 31 15,5 0 0
50
Sự phối hợp trong công việc giữa các công chức với nhau giúp công
việc đạt hiệu quả cao hơn. Có thể là cùng nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm
làm việc, hay cùng nhau thực hiện các công việc chung,
Nhìn chung, các công chức của tỉnh, hiện nay đã có sự phối hợp trong
công việc, để đáp ứng yêu cầu công việc một cách kịp thời.
Phần lớn các công chức ở tỉnh Hủa Phăn đã có sự liên kết, kết hợp với
nhau để hoàn thành công việc. 58,8% công chức thưởng xuyên cùng nhau làm
việc, 29,5% công chức thỉnh thoảng làm việc cùng nhau, tỷ lệ rất ít khi cùng
nhau làm việc chiếm 12%
Trong công việc, các công chức tỉnh Hủa Phăn còn thường xuyên chia
sẻ, giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc được giao. 69% công chức thường
xuyên giúp đỡ nhau trong việc, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ công chức ít khi giúp
đỡ đồng nghiệp trong việc chiếm 2%.
Các công chức trong tỉnh cũng thường xuyên liên hệ, phối hợp với các
ban, ngành, địa phương để giải quyết các công việc liên quan. Tuy nhiên có
nhiều công chức còn khá lúng túng trong việc phối hợp với các ban, ngành,
địa phương. Vì thế, trong thời gian tới cần phải tập trung tập huấn kỹ năng
phối hợp cơ bản dựa trên chức năng nhiệm vụ mỗi ban, ngành cho cán bộ
công chức nhất là cán bộ, công chức cấp chuyên viên.
- Kỹ năng tạo động lực trong công việc:
Kỹ năng tạo động lực là một kỹ năng vô cùng quan trọng và thiết yếu
đối với mỗi người, để cùng nhau vượt qua các áp lực, khó khăn trong công
việc,
51
Bảng 2.12: Kỹ năng tạo động lực trong công việc
Nội dung
Thường
xuyên
Tỷ
lệ
(%)
Thỉnh
thoảng
Tỷ
lệ
(%)
Rất
ít
khi
Tỷ
lệ
(%)
Không
Tỷ
lệ
(%)
Anh/chị có quan
tâm đến đồng
nghiệp không?
184 92 16 8 0 0 0 0
Anh/ chị có ủng
hộ những ý kiến
tích cực của đồng
nghiệp không?
173 86,5 27 13,5 0 0 0 0
Anh/chị có chúc
mừng những
thành tích tốt của
đồng nghiệp
không?
189 94,5 11 5,5 0 0 0 0
Để mỗi công chức cảm thấy có động lực để làm việc tốt hơn, việc quan
tâm, ủng hộ đồng nghiệp là rất cần thiết. Điều này khiến cho mỗi người khi
làm việc cảm thấy thăng hoa hơn, làm việc tốt hơn. Đồng thời họ sẽ làm việc
hết mình, phục vụ thời gian, công sức, trí tuệ cho cơ quan, đoàn thể. Khi
không được quan tâm đến đời sống, công việc, được chú ý đến những thành
tích, người làm việc sẽ không có động lực, không tự tin vào khả năng của
mình, dẫn đến công việc giải quyết không được hiệu quả.
Qua khảo sát, các công chức trong tỉnh Hủa Phăn 92% công chức quan
tâm đến đồng nghiệp; trước những ý kiến tích cực của đồng nghiệp 86,5%
công chức ủng hộ; và khi đồng nghiệp đạt thành tích tốt trong công việc, các
công chức đã thường xuyên chúc mừng chiếm 94,5%. Sự gắn kết, quan tâm,
chia sẻ của các công chức trong công việc, cũng chính là động lực để mỗi
công chức làm việc và cống hiến hết mình.
52
- Khả năng thích ứng với sự thay đổi của công việc:
Bảng 2.13: Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của công việc
Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của
công việc
Có Không
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Nếu phải thay đổi công việc. Anh/chị có
thích nghi với sự thay đổi liên quan đến
công việc không?
176 88 62 12
Anh/chị có chủ động tham gia các hoạt
động ở nơi làm việc mới không?
93 46,5 107 53,5
Anh/chị có chủ động giao lưu với
những đồng nghiệp ở nơi làm việc mới
không?
89 44,5 111 55,5
Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của công việc là một trong những kỹ
năng quan trọng nhất sẽ giúp người làm việc hòa nhập và thành công trong
mọi lĩnh vực cũng như cuộc sống. Nhưng, khi đến một môi trường mới, nơi
làm việc mới, không phải ai cũng có khả năng hòa nhập. 88% công sẵn sàng
thích nghi với sự thay đổi liên quan đến công việc, 12% thờ ơ, không quan
tâm đến công việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nang_cao_nang_luc_quan_ly_cua_doi_ngu_cong_chuc_hanh.pdf