MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 7
1.1. Đề tài nghiên cứu chung về vấn đề tư duy, tư duy lý luận và năng lực
tư duy lý luận. 7
1.2. Đề tài nghiên cứu về người dân tộc thiểu số, cán bộ người dân tộc thiểusố . 16
1.3. Đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tư duy
lý luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên. 22
1.4. Một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong luận án . 28
Chương 2. NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ VIỆC NÂNG CAO
NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 30
2.1. Tư duy lý luận và năng lực tư duy lý luận . 30
2.2. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số và thực chất, vai trò việc nâng
cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở
Việt Nam hiện nay . 49
Chương 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆNNAY. 73
3.1. Khái quát về người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang và một số đặc
điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quanghiện nay . 73
3.2. Đánh giá năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay . 83
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNGCAO NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY.111
4.1. Quan điểm về nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ
người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay . 111
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý
172 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn của người cán bộ dân tộc thiểu số.
73
Chương 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN
CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
3.1. Khái quát về người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang và một số
đặc điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên
Quang hiện nay
3.1.1. Khái quát về người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh giàu truyền thống cách mạng. Trong kháng chiến,
nhân dân các dân tộc Tuyên Quang luôn làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng: xây
dựng, chiến đấu, bảo vệ Thủ đô kháng chiến, bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ
quan đầu não cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đóng góp sức người, sức
của trong suốt kháng chiến, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng
nước ta. Lịch sử đã hun đúc nên những giá trị truyền thống quý báu của nhân
dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn,
lòng căm thù giặc sâu sắc, đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn, vượt qua
thử thách, tuyệt đối trung thành với Đảng, với cách mạng. Truyền thống Cách
mạng Tháng Tám quật khởi luôn là mạch nguồn bất tận, thấm sâu vào ý chí,
tình cảm của mọi người dân Tuyên Quang. Kế thừa những truyền thống tốt
đẹp đó, cán bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đang ra sức phấn đấu
xây dựng tỉnh Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với
truyền thống cách mạng hào hùng của miền đất đã vinh dự là Thủ đô Khu giải
phóng, Thủ đô Kháng chiến, tỉnh Anh hùng.
Về dân số và cư trú
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý
từ 21o30’ đến 22o41’ độ vĩ Bắc, từ 104o50’ đến 105o35’ độ kinh Đông. Phía
Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, vĩnh Phúc;
74
phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên; phía
Tây giáp tỉnh Yên Bái. Địa hình Tuyên Quang là miền chuyển tiếp từ địa hình
núi sang địa hình đồi, trong đó địa hình núi chiếm ưu thế, bị chia cắt bởi hệ
thống sông ngòi dày đặc, núi đồi trùng điệp thung lũng sâu. Vùng cao phía
Bắc có độ cao trung bình 600m so với mực nước biển, phía Nam của tỉnh là
vùng đồi núi thấp và các soi bãi rộng màu mỡ cùng các thung lũng lớn.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang là 5.780km2, trong đó vùng cao
chiếm 53% diện tích. Toàn tỉnh gồm có 6 huyện và 1 thành phố, với 141 xã,
phường, thị trấn; 2.096 thôn, bản, tổ nhân dân, trong đó có 761 thôn, bản đặc biệt
khó khăn, 32 xã vùng cao, 2 xã vùng sâu, vùng xa; dân số toàn tỉnh 746.669
người (năm 2013), thành thị 98.693 người, nông thôn 647.796 người; có 61 xã
đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu và 245 thôn, bản đặc biệt khó khăn ở các xã
khu vực I và khu vực II thuộc điện đầu tư Chương trình 135. Tỉnh có 22 dân tộc,
trong đó dân tộc kinh chiếm 46,27%, dân tộc Tày chiếm 25,56%, dân tộc Dao
chiếm 12,39%, dân tộc Sán Cháy 8,45%, còn lại là các dân tộc khác [5].
Đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang sinh sống xen kẽ với
các dân tộc khác, chủ yếu ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng núi,
giao thông đi lại khó khăn; nhà ở chủ yếu làm bằng gỗ; mỗi dân tộc có những
đặc điểm riêng về phong tục, tập quán. Từng môi trường sinh sống đó đã ảnh
hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống cũng như phát
triển kinh tế, văn hóa - xã hội trong đồng bào.
Về kinh tế và đời sống
Kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang còn nhiều
khó khăn, sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, chỉ có một bộ phận người dân tộc
thiểu số cư trú lâu đời ở tỉnh Tuyên Quang như dân tộc Tày, Cao Lan, Sán
Dìu do khai phá được ruộng nước, có cuộc sống tương đối ổn định. Chăn nuôi
và ngành nghề thủ công kém phát triển, trình độ canh tác còn lạc hậu, năng
75
suất lao động thấp, sản xuất mang nặng tính tự cấp, tự túc, phụ thuộc vào
thiện nhiên. Những năm qua được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm triển
khai các chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình, dự án đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số đã khắc phục được
tình trạng du canh, du cư, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển; cơ sở hạ tầng
được đầu tư; hệ thống chính trị được củng cố, đến nay 100% thôn, bản vùng
đồng bào dân tộc thiểu số có tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, trình độ
đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được nâng lên; bộ mặt nông thôn miền
núi có nhiều đổi mới; đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc
thiểu số ngày càng được cải thiện; an ninh chính trị được duy trì và giữ vững,
đồng bào các dân tộc tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước.
Về văn hóa - xã hội
Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang còn
thấp và không đồng đều, tỷ lệ người không biết chữ vẫn còn (theo kết quả
điều tra dân số ngày 1/4/2009 - còn 6%, chủ yếu là ở lứa tuổi già), nhưng đa
số người dân tộc thiểu số biết nói tiếng phổ thông (90% dân số). Việc phát
triển giáo dục trong vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế do giao thông đi lại
khó khăn, đa số học sinh dân tộc thiểu số chỉ học hết cấp I hoặc cấp II là bỏ
học, một phần do quá độ tuổi quy định; số theo học ở các trường Trung học
phổ thông, các trường Đại học, Cao đẳng chiếm tỷ lệ rất ít [5].
Các dân tộc thiểu số có ngôn ngữ riêng, theo các nhà nghiên cứu về văn
hóa, ngôn ngữ, tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang được xếp vào 3
nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, Mông - Dao, Hoa - Hán. Người dân tộc thiểu số
có kho tàng văn học nghệ thuật phong phú, nhiều thể loại như dân ca, truyện
cổ, phản ánh đầy đủ và phong phú cuộc sống của các dân tộc trong quan hệ xã
hội. Đặc biệt hát Then, hát Lượn, Sình ca, Páo dung, tiếng khèn, tiếng sáo,
76
đàn môi, kèn lá được người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang sử dụng
trong cuộc sống thường ngày. Văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu
số ở tỉnh Tuyên Quang thường gắn với quá trình lao động, sản xuất, tập quán,
tín ngưỡng thường ngày của đồng bào dân tộc.
3.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở
tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Theo như khái niệm về cán bộ dân tộc thiểu số” hay “cán bộ người dân
tộc thiểu số” đã nêu ở mục 2.2.1 (Chương 2) có thể hiểu đội ngũ Cán bộ
người dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang hiện nay là những người công tác
trong các tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội ở 3 cấp (gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) có thành phần
xuất thân từ các dân tộc thiểu số; có năng lực chuyên môn và trình độ công
tác nhất định phù hợp với vị trí và nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm và
nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; tận tụy phục
vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì lợi ích của Đảng và dân tộc.
Từ khái niệm nêu trên có thể khái quát những đặc điểm cơ bản về đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay như sau:
- Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay
công tác ở các cấp trong tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), nhiều cán bộ
người dân tộc thiểu số đảm nhận những vị trí công tác trọng yếu trong hệ
thống chính trị của tỉnh.
Ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức
gồm có 20.762 cán bộ, trong đó cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc
thiểu số là: 7.739 cán bộ, chiếm 37,27% tổng số cán bộ, công chức, viên chức
trong toàn tỉnh.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đảm
nhiệm những vị trí công tác khác nhau trong hệ thống chính trị của tỉnh, trong
77
đó có nhiều cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giữ vị trí
lãnh đạo chủ chốt.
Cấp tỉnh:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy là người dân tộc
thiểu số: 08/14 người, chiếm 57,14% tổng số Thường vụ Tỉnh ủy
Cán bộ quản lý, lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội là người dân tộc
thiểu số: 06/13 người, chiếm 46,15% lãnh đạo tổ chức chính trị xã hội
Trưởng, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số:
01/02 người, chiếm 50,0%.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân dân, Ủy
viên Thường trực Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số: 03/08 người,
chiếm 37,50% tổng số Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân dân, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân.
Các sở, ban, ngành (Giám đốc sở, Phó Giám đốc sở và tương đương) là
người dân tộc thiểu số: 21/107 người, chiếm 19,62% tổng số Giám đốc, Phó
Giám đốc sở và tương đương.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương là người dân tộc
thiểu số: 128/562 người, chiếm 22,78% tổng số Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng và tương đương các sở, ban, ngành.
Số cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đạt chuẩn
ngạch và vị trí việc làm 1.872/1.876 người, chiếm 99,78% tổng số cán bộ,
công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; số cán bộ, công chức, viên
chức là người dân tộc thiểu số chưa đạt chuẩn ngạch và vị trí việc làm cần đào
tạo, bồi dưỡng 04/1.876 người, chiếm 0,22% tổng số cán bộ, công chức, viên
chức là người dân tộc thiểu số
Cấp huyện (cấp trưởng, cấp phó):
Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy (Bí thư, Phó Bí
78
thư, Ủy viên Thường vụ, các tổ chức chính trị xã hội) là người dân tộc thiểu
số: 163/345 người, chiếm 47,25% tổng số Ủy viên Thường vụ Huyện ủy,
Thành ủy, Đảng ủy.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố là người dân tộc thiểu số: 19/40 người, chiếm 47,5% tổng
số Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố.
Trưởng, Phó Trưởng phòng và tương đương là người dân tộc thiểu số:
198/392 người, chiếm 50,51% tổng số Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và
tương đương.
Số cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đạt chuẩn
ngạch và vị trí việc làm 4.375/4.415, người, chiếm 99,09% tổng số cán bộ,
công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; số cán bộ, công chức, viên
chức là người dân tộc thiểu số chưa đạt chuẩn ngạch và vị trí việc làm cần đào
tạo, bồi dưỡng 40/4.415 người, chiếm 0,91% tổng số cán bộ, công chức, viên
chức là người dân tộc thiểu số.
Cấp xã:
Bí thư, Phó Bí thư là người dân tộc thiểu số: 163/293 người, chiếm
55,63% tổng số Bí thư, Phó Bí thư các xã.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã là
người dân tộc thiểu số: 335/611 người, chiếm 54,82% tổng số Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã.
Trưởng, Phó các đoàn thể xã các xã là người dân tộc thiểu số:
217/1.217 người, chiếm 17,83% tổng số Trưởng, Phó các đoàn thể xã.
Số cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số đạt chuẩn
ngạch và vị trí việc làm: 1.340/1.448 người, chiếm 92,54% tổng số cán bộ,
công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; số cán bộ, công chức, viên
79
chức là người dân tộc thiểu số chưa đạt chuẩn ngạch và vị trí việc làm cần đào
tạo, bồi dưỡng: 108/1.448 người, chiếm 7,46% tổng số cán bộ, công chức,
viên chức là người dân tộc thiểu số. Qua số liệu trên, ta thấy: ở cấp xã: tỉnh
Tuyên Quang thuộc vào nhóm số tỉnh có tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số
trong hệ thống chính trị cấp xã tương đương hoặc gần tương đương với tỷ lệ
người dân tộc thiểu số trong dân cư. Việc có tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số
trong hệ thống chính trị cấp xã tương đương với tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số là
những trường hợp đặc biệt. “Điều đó thể hiện quá trình phấn đấu của các cấp
ủy đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng và toàn thể nhân dân các dân tộc ở
địa phương; sự đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, thực hiện bình đẳng dân
tộc trên lĩnh vực đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số” [82].
Ở cấp huyện: Trong 15 tỉnh miền núi phía Bắc, chỉ duy nhất có tỉnh
Tuyên Quang đã xây dựng được đội ngũ dân tộc cấp huyện đạt tỷ lệ +8,2% so
với tỷ lệ dân tộc thiểu số trong cơ cấu dân cư của mình [82]. Điều đó chứng
tỏ cán bộ chủ chốt cấp huyện là người dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang hiện
nay cũng đang chiếm vị trí khá cao trong hệ thống chính trị của cấp huyện
Ở cấp tỉnh: ở miền núi phía Bắc nước ta, sự thiếu hụt cán bộ dân tộc
thiểu số trong hệ thống chính trị cấp tỉnh là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên,
Tuyên Quang là tỉnh không thuộc vào tình trạng thiếu cán bộ dân tộc thiểu số
cấp tỉnh. [82].
Như vậy, có thể thấy công tác cán bộ ở tỉnh Tuyên Quang được quan
tâm, đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác cán bộ dân tộc thiểu
số, mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cán bộ người dân tộc thiểu số. Việc bố trí,
sắp xếp cán bộ được thực hiện đúng quy trình, phù hợp với tình hình đội ngũ
cán bộ của tỉnh, đặc điểm tình hình của địa phương và yêu cầu vị trí công tác,
năng lực, sở trường của cán bộ; tạo điều kiện để cán bộ nói chung và cán bộ
người dân tộc thiểu số nói riêng rèn luyện, trưởng thành nhanh chóng, toàn
80
diện hơn cả về năng lực, trình độ, tư duy, phương pháp công tác và kinh
nghiệm thực tiễn.
- Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay
đa số đều được đào tạo, có năng lực và trình độ công tác cơ bản đáp ứng yêu
cầu của nhiệm vụ được giao.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm chỉ đạo các huyện, thành ủy, đảng
ủy trực thuộc tỉnh ủy, các cơ quan ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể hang năm rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; cử cán bộ thuộc
diện quy hoạch đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị -
hành chính. Kết quả đến nay như sau:
Trình độ chuyên môn: Đào tạo 1.562 cán bộ, công chức, viên chức là
người dân tộc thiểu số, (trong đó: sau đại học 88 người, đại học 451 người,
cao đẳng 786 người, trung cấp 237 người).
Trình độ lý luận chính trị: Đào tạo, bồi dưỡng 482 cán bộ, công chức,
viên chức là người dân tộc thiểu số, (trong đó: Cao cấp lý luận chính trị 43
người, trung cấp lý luận chính trị 439 người)
Trình độ quản lý nhà nước: Đào tạo, bồi dưỡng 808 cán bộ, công chức,
viên chức là người dân tộc thiểu số
Kỹ năng, nghiệp vụ khác: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ 1.057
cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số
Đào tạo nước ngoài: Tổng số cán bộ, công chức, viên chức là người
dân tộc thiểu số được đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập 58 người, (trong
đó: đào tạo thạc sĩ 03 người, tham quan, học tập kinh nghiệm 55 người).
Có thể thấy trình độ các mặt của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
ngày càng được nâng cao, góp phần giúp đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số hoàn
thành được nhiệm vụ được giao. Đối với các trường hợp không hoàn thành nhiệm
vụ là do bị kỷ luật và chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn (xem biểu 2).
- Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay
hầu hết đều am hiểu phong tục tập quán của các dân tộc và có khả năng sử
dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.
81
Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay đa
số đều am hiểu phong tục tập quán của dân tộc mình và hiểu được phong tục
của dân tộc khác, cũng như họ có thể nói được tiếng của dân tộc mình và nói
được tiếng của dân tộc khác. Bởi lẽ, một trong những nhiệm vụ trọng yếu của
đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số là vận động quần chúng thực hiện các
nhiệm vụ chính trị chung của tỉnh. Do đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
phải nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng, hiểu được những đặc điểm
tâm lý, tập quán và trình độ của đồng bào các dân tộc để tập hợp, đoàn kết các
dân tộc anh em sống trên địa bàn, biết tuyên truyền, giải thích và hướng dẫn
đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc tuyệt đối tin tưởng và hăng hái,
tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách ở địa phương. Để thực hiện
được nhiệm vụ của mình, người cán bộ dân tộc thiểu số ngoài hiểu biết về
phong tục tập quán của dân tộc mình, ngoài nói được tiếng của dân tộc mình
phải luôn hướng đến đi sâu tìm hiểu về phong tục của dân tộc khác, học tiếng
nói của dân tộc khác để từ đó mới thực hiện được nhiệm vụ chính trị mà họ
được phân công đảm nhiệm.
Bên cạnh đó, tỉnh Tuyên Quang cũng thực hiện tốt chính sách dân tộc
nói chung cũng như thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc gắn với tình hình thực tiễn của tỉnh Tuyên Quang
- Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang đều thấm
nhuần truyền thống cách mạng của quê hương.
Tuyên Quang là một vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời
hàng vạn năm. Từ thời các vua Hùng dựng nước, Tuyên Quang đã là một
vùng đất quan trọng, là phên giậu của Nhà nước Văn Lang. Trải qua mấy
nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Tuyên Quang luôn giữ một vị trí
trọng yếu trong sự phát triển chung của đất nước. Từ thời Lý, Trần, Lê, vùng
82
đất cổ Tuyên Quang luôn được các triều đình phong kiến coi trọng, xác lập,
xây dựng trở thành một đơn vị hành chính của đất nước.
Tuyên Quang còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, có 22
dân tộc cùng sinh sống. Toàn tỉnh hiện có hơn 500 di tích lịch sử, văn hóa, trong
đó có những di tích nổi tiếng như: Thành nhà Mạc; Khu di tích lịch sử Tân Trào;
Khu di tích Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại xã Kim Bình,
huyện Chiêm Hoá Tuyên Quang còn được biết đến với những lễ hội truyền
thống như: Lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày ở huyện Chiêm Hoá; múa Nhảy
lửa của dân tộc Pà Thẻn, thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình;
Lễ hội Động Tiên và chợ quê ở xã Kim Phú, huyện Hàm Yên...
Rừng xanh Tuyên Quang bao la đã chở che cho cách mạng, lòng dân
Tuyên Quang luôn sắt son theo Đảng, theo cách mạng. Tuyên Quang đã hoàn
thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử, bảo vệ an toàn lãnh tụ và căn cứ đầu não của
cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Tuyên
Quang đã đi vào lịch sử, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và
đồng bào cả nước. Tuyên Quang là địa danh giàu truyền thống văn hóa và lịch
sử cách mạng, là Thủ đô Khu giải phóng, nơi Bác Hồ và Trung ương Đảng đã
ở và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi; là Thủ đô
Kháng chiến, nơi Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhiều tên đất, tên người Tuyên
Quang gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, gắn liền với
những hình ảnh và kỷ niệm sâu đậm về Bác Hồ kính yêu đang được lưu giữ
và sống động trong lòng nhân dân cả nước.
Phát huy truyền thống vẻ vang, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh
Tuyên Quang nói chung và đặc biệt là đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu
số nói riêng luôn quyết tâm vượt mọi khó khăn, nêu cao tinh thần trách
nhiệm, năng động sáng tạo, chung sức, đồng lòng, nỗ lực cố gắng xây dựng
83
quê hương cách mạng. Phấn đấu xây dựng và phát triển tỉnh Tuyên Quang
xứng đáng với truyền thống lịch sử, cách mạng, Thủ đô Khu giải phóng, Thủ
đô Kháng chiến. Mỗi cán bộ, đảng viên của tỉnh Tuyên Quang luôn thể hiện
trách nhiệm của mình, thêm tự hào, tự tin vững bước đi lên, thi đua thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XV phương châm phát triển “đoàn kết thống nhất, tập trung đột phá,
khai thác tiềm năng, phát triển bền vững”, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
tỉnh Tuyên Quang luôn “Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tiếp
tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, đổi mới mạnh
mẽ và vững chắc, phấn đấu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá
trong các tỉnh miền núi phía Bắc”.
Trước những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, thấm nhuần truyền thống
cách mạng của quê hương, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh
Tuyên Quang hiện nay có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, gần gũi với
đồng chí, đồng nghiệp, tận tụy hết lòng với công việc, cố gắng vươn lên nắm
bắt những yêu cầu mới đặt ra; luôn kiên định theo con đường cách mạng mà
cha ông đã chọn, kiên định và tin tưởng đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, tin tưởng và lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động; luôn phát huy phẩm
chất cách mạng của người cán bộ đảng viên; trung thực, thật thà và thắng thắn
đấu tranh chống tiêu cực phấn đấu thực hiện tốt những trọng trách, nhiệm
vụ được Đảng và nhân dân giao phó.
3.2. Đánh giá năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Qua một số đặc điểm về dân tộc thiểu số và đội ngũ cán bộ người dân
tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay có thể thấy đội ngũ cán bộ người
dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang đang ngày càng được trẻ hóa và có trình
84
độ mọi mặt từng bước được nâng lên rõ rệt. Cùng với nhân dân các dân tộc
trong tỉnh, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang hiện nay là
lực lượng nòng cốt trực tiếp tham gia vào nhiều vị trí công tác quan trọng
trong hệ thống chính trị của tỉnh Tuyên Quang, trực tiếp chỉ đạo quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, các cấp trong tỉnh.
Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số thể
hiện qua nhiều góc độ, trong đó được thể hiện qua việc tiếp thu, triển khai lý
luận khoa học, việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước; năng lực vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối đổi
mới của Đảng, từ đó đưa ra được các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội
phù hợp với điều kiện địa phương; năng lực tổng kết thực tiễn, rút ra những
bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực tiễn tiếp theo Qua nghiên cứu, tìm
hiểu thực trạng, bước đầu có thể chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu về
năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh
Tuyên Quang hiện nay như sau:
3.2.1. Ưu điểm năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay có
nhiều ưu điểm về năng lực tư duy lý luận. Xét trên phương diện lý luận và
thực tiễn, có thể nêu ra một số ưu điểm chủ yếu về năng lực tư duy lý luận của
họ bao gồm:
Một là, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang có
bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm bắt được bản chất cách mạng, khoa học
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, dễ dàng vận dụng
được vào thực tiễn công tác của mình góp phần quan trọng trong quá trình
phát triển của tỉnh Tuyên Quang
Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay đã tác động không nhỏ tới
đất nước nói chung, tới tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Trước những khó khăn
85
phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước, trên thế giới và cả ở Việt Nam
đòi hỏi cán bộ nói chung, cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng phải có bản
lĩnh chính trị vững vàng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối đổi mới của Đảng. Đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số
ở tỉnh Tuyên Quang đã từng bước đáp ứng yêu cầu này. Bản lĩnh chính trị của
cán bộ là điều kiện tiên quyết để phong trào cách mạng đi đúng hướng, nhất là
ở những thời điểm khó khăn phức tạp.
Đa số cán bộ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Tuyên Quang đều đã được
thử thách, rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn của đất nước và của tỉnh.
Trong quá trình ấy họ đã được giáo dục, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp
của truyền thống yêu nước, cần cù trong lao động; hơn thế nữa mảnh đất quê
hương Tuyên Quang đã được Đảng, Bác Hồ chọn làm Thủ đô khu giải phóng,
Thủ đô kháng chiến, chính sự tự hào vì được sinh ra, trưởng thành và cống
hiến trên quê hương cách mạng đã luôn thôi thúc họ phát huy thế mạnh của
quê hương và của bản thân để tuyệt đối trung thành với Đảng, với cách mạng.
Bên cạnh đó, họ lại nhận được nhiều sự ưu đãi, được đào tạo tương đối có hệ
thống, cho nên đội ngũ cán bộ này có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức
trách nhiệm cao, kiên định đường lối đổi mới và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ đó được nâng lên thành năng lực định hướng chính trị đúng đắn trong hoạt
động nhận thức và tổ chức thực tiễn trên địa bàn được phân công phụ trách.
Nhận thức được vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu
số trong quá trình phát triển của tỉnh, nhằm khơi dậy thế mạnh của đội ngũ
cán bộ này, đồng thời để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng mới, đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được quan tâm chú trọng về mọi mặt. Đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có sự quan tâm về quy hoạch, bố trí luân
chuyển và sử dụng cán bộ, ưu đãi về chế độ chính sách, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ người dân tộc thiểu số được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn,
86
nghiệp vụ, lý luận, chính trị Qua đó nâng cao trình độ nhận thức và năng
lực tư duy đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn đổi mới của địa phương. “Các
cấp uỷ đảng đã quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_nang_luc_tu_duy_ly_luan_cua_doi_ngu_can_bo_nguoi_dan_toc_thieu_so_o_tinh_tuyen_quang_hien_n.pdf