Luận án Nâng cao vai trò của tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước ở Việt Nam - Trần Xuân Tú

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .iii

DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH. . .iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT v

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC .133

1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP. . 13

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. .13

1.1.2. Mô hình Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp .16

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC. .25

1.2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước .25

1.2.2. Những vấn đế cơ bản về tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.29

1.3. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC .34

1.3.1. Sự cần thiết phải tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước. .34

1.3.2. Nội dung và phương pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước. 37

1.3.3. Trình tự tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước. 44

1.3.4. Các nguyên tắc cơ bản trong tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước. 48

1.3.5. Vai trò của Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước.50

1.4. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TY ĐẦU TƯ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC 57

1.4.1. Kinh nghiệm một số nước về sử dụng mô hình Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước .57

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 65

Chương 2:THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 68

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC 68

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước 69

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước .69

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước 70

2.1.4: Tình hình tài chính của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước .73

2.1.5. Tình hình tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước của Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. .75

2.2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC 77

2.2.1. Thực trạng vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước trên góc độ vi mô.78

 2.2.2. Thực trạng vai trò của Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước trên góc độ vi mô.79

2.2.3. Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước .93

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC.112

2.3.1. Kết quả đạt được 112

2.3.2. Một số tồn tại. 113

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại .114

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. 117

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC. 117

3.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước . 117

3.1.2. Định hướng quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp . .120

3.2. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC. 121

3.2.1. Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước 121

3.2.2. Định hướng phát triển của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước. 123

3.3. CÁC QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM. 125

3.3.1. Tái cấu trúc tài chính nhằm mục tiêu tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp dành cho chủ sở hữu. 125

3.3.2 .Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước phải đảm bảo phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh. 125

3.3.3. Tái cấu trúc tài chính phải đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước. 126

3.3.4 .Tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước cần phải được thực hiện thống nhất với tái cấu trúc doanh nghiệp . 128

3.3.5. Vận dụng linh hoạt các hình thức tái cấu trúc tài chính phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước. 129

3.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM .130

3.4.1. Nhóm giải pháp tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước trên góc độ vi mô. 130

3.4.2. Nhóm giải pháp tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước trên góc độ vĩ mô. 151

 

docx197 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao vai trò của tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước ở Việt Nam - Trần Xuân Tú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âm Lưu ký chứng khoán. - Bán cổ phần tại DN chưa niêm yết: Đấu giá công khai, bán cả lô toàn bộ số cổ phần thông qua đấu giá công khai, chào giá cạnh tranh, bán thỏa thuận (bán thỏa thuận trong trường hợp: đấu giá không thành công hoặc bán không hết cổ phần; Thỏa thuận hoán đổi cổ phần, vốn góp thuộc sở hữu của SCIC; theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ). Kinh nghiệm bán vốn Nhà nước thành công của SCIC đã được nghiên cứu để đẩy mạnh áp dụng chung cho các DNNN, Tập đoàn, Tổng Công ty nhằm đẩy nhanh tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại DN. Vừa qua, SCIC đã triển khai bán vốn thành công tại Vinamilk (8,73% số cổ phần), đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, công khai, minh bạch, mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Việc giới thiệu cơ hội đầu tư rộng rãi theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế đã thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Công tác bán vốn tại DN đạt được hiệu quả đột biến, đem lại giá trị thặng dư lớn cho Nhà nước. Trong năm 2018, SCIC thực hiện bán vốn thành công tại 9 DN(trong đó bán hết vốn tại 7 DN, bán bớt vốn tại 2 DN với tổng giá trị doanh thu ghi nhận là 7.693 tỷ đồng, chênh lệnh bán vốn là 5.706 tỷ đồng trên giá vốn là 2.617 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 2,94 lần. Thành công của công tác bán vốn không chỉ nằm ở số lượng và còn là chất lượng và hiệu quả bán vốn. SCIC đã thể hiện vai trò của mình với tư cách là đại diện chủ sở hữu, tham gia đồng hành cùng tái cơ cấu DN cũng như cách thức “công nghệ” bán vốn, lựa chọn thời điểm thích hợp, phương thức bán vốn phù hợp để đem lại hiệu quả cao cho Nhà nước. Trong thời gian tới, SCIC sẽ tiếp tục triển khai tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ bán vốn Nhà nước tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn theo Quyết định số 1001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án sắp xếp, phân loại DN của SCIC đến năm 2020. Theo đó, trong giai đoạn 2017 - 2020, SCIC sẽ cổ phần hóa và bán vốn tại 5 Công ty TNHH một thành viên, hai thành viên và bán vốn Nhà nước tại 132 Công ty cổ phần. Kinh nghiệm và phương pháp chuyên nghiệp trong công tác bán vốn thời gian qua, tiếp tục khảng định vai trò cũng như sự thành công của SCIC trong công tác thoái vốn nhà nước tại DN trong thời gian tới. Hai là, công tác đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước tại DN. Bên cạnh việc triển khai tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ bán vốn Nhà nước tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ, SCIC đã triển khai chiến lược đầu tư, tiếp tục nắm giữ vốn tại một số DN quy mô lớn, quan trọng thuộc các ngành nghề lĩnh vực hiệu quả cao, Nhà nước cần chi phối trong danh mục hiện hữu, bao gồm: Viễn thông, Dược phẩm, Ngân hàng - Bảo hiểm, Sữa, Nhựa... Góp vốn với các tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng: Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam – Ôman (VOI),... Với nguồn vốn điều lệ và vốn tích tụ trong quá trình kinh doanh, tổng vốn đầu tư đã giải ngân của SCIC từ khi thành lập đến 31/12/2016 là khoảng 25.600 tỷ đồng, trong giai đoạn 2011 – 2016 là gần 18.100 tỷ đồng: Đầu tư mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu tại các DN tiếp nhận: 7.500 tỷ đồng; Đầu tư thành lập mới và đầu tư cổ phiếu: 3.200 tỷ đồng; Đầu tư trái phiếu 6.400 tỷ đồng; Đầu tư theo chỉ định hơn 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, SCIC đã đầu tư bằng nguồn lợi nhuận sau thuế đối với các DN làm ăn hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao mà SCIC cần giữ lại trong trung hạn và dài hạn: Đầu tư mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu tại các DN tiếp nhận: 7.500 tỷ đồng. SCIC tiến hành tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước bằng việc mua thêm cổ phần phát hành nhằm tăng thêm vốn chủ sở hữu cũng như tăng thêm tỷ trọng vốn có khả năng sinh lời trong ngắn hạn và trong dài hạn. Các hình thức đầu tư hiện hữu bao gồm: mua thêm cổ phần hoặc tái đầu tư dưới dạng nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng tại DN trong danh mục quản lý. Các khoản đầu tư hiện hữu có tính chất đặc thù: (i) cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu thường có mức giá ưu đãi, còn khi SCIC nhận cổ tức bằng cổ phiếu/ cổ phiếu thưởng chỉ thay đổi số lượng cổ phần nắm giữ nhưng không làm tăng giá vốn của khoản đầu tư; (ii) đối với mỗi DN, SCIC có thể thực hiện đầu tư hiện hữu nhiều lần, mỗi lần có giá vốn đầu tư khác nhau. Khi xem xét quyết định đầu tư hiện hữu, SCIC xem xét hiệu quả của toàn bộ số vốn Nhà nước tại DN (bao gồm cả vốn tiếp nhận bàn giao và vốn đã đầu tư hiện hữu), trong nhiều trường hợp mục tiêu đầu tư là bảo toàn giá trị vốn Nhà nước, bảo đảm tỉ lệ sở hữu kiểm soát và đặc biệt với những DN có tiềm năng về tài sản (đất đai) và lợi thế kinh doanh. Trong trường hợp quyết định không mua thêm cổ phiếu phát hành thêm của DN, nếu có điều kiện, SCIC đã thực hiện bán quyền mua, bảo toàn giá trị cho Nhà nước. Khi bán vốn tại DN, căn cứ đánh giá hiệu quả của khoản đầu tư là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của DN, tính bằng phương pháp bình quân gia quyền, không phân biệt khoản tiếp nhận bàn giao hay đầu tư hiện hữu mua thêm Do vậy, để đánh giá hiệu quả của các khoản đầu tư hiện hữu trong danh mục (khi chưa thoái vốn), cũng đánh giá trên cùng nguyên tắc là chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá vốn bình quân, không phân biệt từng lần đầu tư. Tại thời điểm 31/12/2016, có 131 DN tiếp nhận, giá trị thị trường là 95.065 tỷ đồng, gấp 9,12 lần so với giá vốn là 10.414 tỷ đồng. Một số khoản đầu tư hiện hữu tiêu biểu: Đầu tư hiện hữu của SCIC vào những DN hiệu quả trong danh mục đã góp phần quan trọng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; làm gia tăng giá trị vốn Nhà nước tại DN... giúp hình thành một số DN quy mô lớn, hiệu quả cao và dẫn đầu thị trường hiện nay như: - Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk): Ngày 22/06/2006, SCIC tiếp nhận vốn Nhà nước tại Vinamilk với giá trị vốn Nhà nước tiếp nhận là 795,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 50%, giá trị vốn hóa hóa khoảng 13.000 tỷ đồng. Từ khi tiếp nhận Vinamilk đến nay (2006 – 2017), SCIC đã đầu tư hiện hữu hơn 4.300 tỷ đồng vào Vinamilk. Vốn đầu tư hiện hữu của SCIC đã góp phần quan trọng giúp Vinamilk có được vị trí hàng đầu ngành Sữa trong nước cũng như trong khu vực như hiện nay. Tính đến 31/12/2017, tỷ lệ sở hữu của SCIC sau thoái vốn là 36% nhưng giá trị vốn hóa vốn Nhà nước tại công ty đạt trên 109.000 tỷ đồng, tương đương 4,8 tỷ USD. Tổng số cổ tức bằng tiền mặt đã thu về từ khi tiếp nhận là hơn 15.800 tỷ đồng. Đầu tư làm gia tăng giá trị vốn Nhà nước là tiền đề để SCIC thực hiện bán thành công 8,73% số cổ phần tại Vinamilk, thu về 20.276 tỷ đồng, gấp 29,7 lần giá vốn (Ngày 12/12/2016, SCIC đã thực hiện bán vốn thành công 5.4% số cổ phần, giá trị thu về là 11.286 tỷ đồng, gấp 28 lần so với giá vốn. Ngày 10/11/2017, SCIC đã thực hiện bán vốn thành công 3,33% số cổ phần, thu về 8.994 tỷ đồng, gấp 31,5 lần so với giá vốn). - Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex): Thông qua đầu tư hiện hữu, SCIC đã triển khai tái cơ cấu, xử lý tồn tại, ổn định tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Năm 2012, DN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và mất cân đối tài chính nghiêm trọng, SCIC đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng mua cổ phần theo quyền mua của cổ đông hiện hữu, hỗ trợ việc phát hành tăng vốn của DN đảm bảo theo đúng lộ trình. Bên cạnh đó, thông qua việc áp dụng các chính sách hiệu quả về quản lý dòng tiền, quản lý bảo lãnh, thu hồi công nợ đã giúp cho tình hình tài chính của DN lành mạnh và ổn định. Kết quả là Vinaconex tránh khỏi nguy cơ phá sản, năm 2013-2014 kinh doanh có lãi, trả cổ tức 6%, giá cổ phiếu tăng từ 8.000 đồng/cổ phần (năm 2012) lên 21.500 đồng/cổ phần (Tháng 12/2017).(ngày 22/11/2018, SCIC đã bán thành công cổ phần của vinaconex. Với mức giá 21.300đ/cp, nhà đầu tư đã phải bỏ 7.367 tỷ đồng, cao hơn 2000 tỷ đồng so với giá khởi điểm mà SCIC công bố) Đầu tư bằng nguồn lợi nhuận sau thuế đối với các DN làm ăn có hiệu quả mà SCIC giữ lại trong trung hạn và dài hạn. Ngoài việc đầu tư mua cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu tại các DN tiếp nhận, SCIC còn gia tăng đầu tư bằng nguồn lợi nhuận sau thuế tại các DN làm ăn hiệu quả cần đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh, gia tăng giá trị DN. Đây cũng là nguồn đầu tư quan trọng của SCIC trong thời gian vừa qua. Có thể kể đến một số DN mà SCIC đã đầu tư bằng nguồn lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2006-2018, bao gồm phần đầu tư phát hành thêm và giá trị cổ tức cổ phiếu/cổ phiếu thưởng SCIC nhận được và để lại DN, trong đó: - Tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là gần 7.000 tỷ đồng. - Tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là gần 600 tỷ đồng. - Tại Công ty Cổ phần Traphaco là gần 200 tỷ đồng. - Tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong là gần 300 tỷ đồng. Đầu tư thành lập mới và đầu tư cổ phiếu: 3.200 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm một số khoản đầu tư chính là: - Đầu tư vốn thành lập Công ty TNHH một thành viên đầu tư SCIC (SIC) vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn vốn của SCIC cũng như tận dụng lợi thế của các DN thành viên trong danh mục của SCIC; - Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Hạ tầng bất động sản Việt Nam (VIID): Công ty hiện đang kinh doanh hiệu quả, cổ tức trong 2 năm 2016 – 2017 thu về gần 100 tỷ đồng; - Đầu tư trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng Cổ phần Quân Đội (tỷ lệ sở hữu 10%). Đầu tư trái phiếu: 6.400 tỷ đồng. Để linh hoạt các nguồn đầu tư, SCIC đã chủ động tìm kiếm và đầu tư vào các lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế như: - Đầu tư 5.000 tỷ đồng vào trái phiếu Chính phủ; - Đầu tư 1.400 tỷ đồng vào các Ngân hàng, DN có hệ số tín nhiệm cao (ACB, VPBank, Techcombank) hiện vẫn đang theo dõi chặt chẽ và thu đủ (lãi, gốc) theo hợp đồng các khoản đầu tư này. Nhận xét chung: Việc từng bước triển khai công tác đầu tư theo hướng thận trọng, gắn với thị trường của SCIC đã đạt hiệu quả khá cao, giúp bảo toàn giá trị và tăng trưởng vốn Nhà nước. Qua công tác đầu tư và kinh doanh vốn tại DN, SCIC đã thể hiện được vai trò của mình trong thực hiện tái cấu trúc lại DN cũng như tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư của SCIC. Tuy nhiên, công tác triển khai đầu tư của SCIC cũng gặp một số khó khăn. Giai đoạn 2011-2017, SCIC đã đẩy mạnh triển khai nghiên cứu khoảng 40 cơ hội, từ chối và không thể triển khai đầu tư gần 30 cơ hội. Nguyên nhân chủ yếu là do: năng lực đối tác không đáp ứng về tài chính, phương pháp quản trị, nhân sự, thủ tục pháp lý, cơ sở pháp lý không đầy đủ hoặc không tuân thủ quy định, thay đổi chính sách quy hoạch, không đáp ứng được hiệu quả đầu tư kỳ vọng của SCIC Riêng năm 2017, số lượng cơ hội đầu tư được nghiên cứu là gần 30 cơ hội, trong đó chủ yếu là các cơ hội đầu tư tài chính. Ba là, công tác sắp xếp, cổ phần hóa các Công ty TNHH một thành viên, hai thành viên. Bên cạnh việc thực hiện vai trò của SCIC trong công tác bán vốn, đầu tư kinh doanh vốn, SCIC còn thực hiện vai trò của mình thông qua công tác sắp xếp, cổ phần hóa các Công ty TNHH một thành viên, hai thành viên do SCIC tiếp nhận. Tính đến nay, SCIC đã tiếp nhận 33 Công ty TNHH một thành viên, hai thành viên với giá trị sổ sách phần vốn Nhà nước là gần 480 tỷ đồng. Trước khi tiếp nhận, hầu hết các công ty TNHH một thành viên, hai thành viên có quy mô nhỏ, còn nhiều tồn tại vướng mắc về tài chính kéo dài, đứng trước nguy cơ phá sản. Ngay sau khi tiếp nhận, SCIC đã tiến hành xây dựng Đề án tái cơ cấu và xử lý tồn tại về tài chính cơ cấu lại các khoản nợ để DN đủ điều kiện tiến hành sắp xếp, cổ phần hóa; Xây dựng kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay, SCIC đã tiến hành tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa 28 DN. Đến nay, SCIC đã tiến hành sắp xếp, cổ phần hóa và bán 28 DN: - Tái cơ cấu, xử lý tồn tại về tài chính, cổ phần hóa và bán vốn thành công: 06 DN; - Tái cơ cấu, xử lý tồn tại về tài chính và bán thành công: 10 DN; - Tái cơ cấu, xử lý tồn tại về tài chính và tiến hành sáp nhập: 04 DN; - Tiến hành tái cơ cấu, xử lý tồn tại về tài chính, nâng cao hiệu quả và chuyển giao lại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ: 08 DN. Trong năm 2017, SCIC tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và xử lý tồn tại phát sinh tại một số DN trọng điểm. Cụ thể: - Tại Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã hoàn thành cổ phần hóa, nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp phát triển DN 112,7 tỷ đồng. - Tại Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển HPI: Ngày 31/5/2017, SCIC đã ban hành quyết định số 167/QĐ-ĐTKDV về việc thành lập Ban chỉ đạo Cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên HPI, SCIC đang chỉ đạo Công ty xử lý các tồn tại và triển khai các bước để tiến hành cổ phần hóa Công ty theo quy định. - Tiếp tục tập trung quản trị, xử lý tồn tại để triển khai thực hiện phương án cổ phần hoá, bán vốn tại các DN theo lộ trình đến năm 2020: Công ty TNHH một thành viên Khai thác và chế biến đá An Giang, Công ty TNHH một thành viên In và phát hành biểu mẫu thống kê, Công ty TNHH một thành viên thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH hai thành viên Đầu tư Thương mại Tràng Tiền; Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển HPI. Tiếp tục đầu tư nắm giữ 02 DN: Công ty TNHH một thành viên SIC và Công ty cổ phần Viễn thông FPT Một số Công ty TNHH một thành viên, hai thành viên thuộc diện cổ phần hóa có nhiều tồn tại, khó khăn, vướng mắc về tài chính (thậm chí mất hết vốn Nhà nước) không đủ điểu kiện triển khai được cổ phần hóa nhưng SCIC đã triển khai tái cơ cấu và bán thành công toàn bộ DN, điển hình như Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản Lai Châu... Việc triển khai sắp xếp và cổ phần hóa các Công ty TNHH một thành viên tại SCIC đạt kết quả tốt, quá trình cổ phần hóa được tiến hành đúng quy định của pháp luật; phương án sắp xếp và cổ phần hóa được sự đồng thuận cao của cán bộ, công nhân viên các DN cũng như của chính quyền địa phương. Các DN sau sắp xếp, cổ phần hóa đều hoạt động ổn định và có sự tăng trưởng tốt. Việc sắp xếp, phân loại DN của SCIC nhằm tái cơ cấu đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các DN mà nhà nước không cần nắm giữ nhằm đưa DN thực sự trở thành một công cụ, kênh truyền vốn nhà nước, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DNNN để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các DN. Tuy nhiên, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN diễn ra chậm, đạt tỷ lệ thấp. Việc bàn giao các DN sau cổ phần hóa về SCIC còn chậm, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán chưa thực hiện nghiêm túc. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới DN ngày 19/1/2019, trong năm 2018 cả nước đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 32 DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập; đã bán cổ phần lần đầu và bán cho cổ đông chiến lược 30 DN, thu về hơn 24.000 tỷ đồng, gấp 4,6 lần so với tiền thu bán cổ phần lần đầu và cổ đông chiến lược năm 2017. Lũy kế 3 năm đầu giai đoạn 2016-2020, cả nước cổ phần hóa 156 DN, tăng 34% so với tổng số DN cổ phần hóa cùng kỳ ba năm đầu giai đoạn 2011-2015, với tổng quy mô vốn nhà nước được xác định đạt 202.818 tỷ đồng, bằng 108% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại DN cổ phần hóa cả giai đoạn 2011-2015; tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn 3 năm đầu giai đoạn 2016-2020 đạt 212.304 tỷ đồng, gấp 2,71 lần tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn cả giai đoạn 2011-2015. Một số điển hình về cổ phần hoá SCIC đã triển khai như: Công ty Cổ phần Thương mại du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên. - Vốn điều lệ: 14.254.065.000 đồng. - Vốn chủ sở hữu: 14.318.901.334 đồng. - Ngành nghề kinh doanh: Bán buôn thực phẩm; Vận tải hành khách đường bộ khác; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Buôn bán đồ uống; Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào; Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh; Đại lý du lịch; Điều hành tua du lịch.Theo Quyết định 2344/QĐ-TTg ngày 02/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu SCIC, Công ty Cổ phần Thương mại du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (51%). Bảng 1: Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Thương mại du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên trước khi cổ phần hóa Chỉ tiêu Đơn vị 1/11-31/12/2015 1/7/2014 – 1/11/2015 Năm 2012 + VĐL Tr đ 14.254 15.349 17.735 + VCSH Tr đ 14.259 14.253 8.920 + Tổng tài sản Tr đ 21.638 22.048 17.395 + Tổng nợ phải thu Tr đ 2.828 2.777 2.825 Nợ khó đòi (nếu có): Tr đ 1.451 + Tổng nợ phải trả Tr đ 7.379 7.795 8.474 Nợ quá hạn (nếu có): Tr đ + Vốn chủ sở hữu Tr đ 14.259 14.253 8.920 Lỗ lũy kế (nếu có) Tr đ (1.096) (8.989) + Doanh thu Tr đ 1.047 12.303 19.559 + Lợi nhuận trước thuế Tr đ 5 (1.096) (2.074) + Lợi nhuận sau thuế Tr đ 5 (1.096) (2.074) + ROA % 0,02 -4,97 -11,9 + ROE % 0,03 -7,69 -23,25 Để tiến hành thực hiện cổ phần hóa Công ty, SCIC đã triển khai những nội dung như sau: - Đề xuất phương án sắp xếp lại nhà đất và phương án sử dụng đất trình Bộ Tài chính và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên. - Xử lý tồn tại về tài chính trước thời điểm xác định giá trị DN: thanh lý tài sản, nợ phải thu, nợ phải trả, phê duyệt báo cáo tài chính. - Quyết định cổ phần hoá: thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa, tổ giúp việc - Lựa chọn đơn vị tư vấn bán vốn: SCIC đã lựa chọn đơn vị vừa có chức năng thẩm định giá đất, vừa có chức năng tổ chức bán đấu giá cổ phần. - Xác định giá trị DN: thực hiện kiểm kê, nợ phải thu, nợ phải trả, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng hàng tồn kho - Đề xuất phương án cổ phần hoá: cơ cấu vốn điều lệ, cổ đông chiến lược, cổ phần bán cho người lao động, IPO. - Vốn điều lệ và hình thức cổ phần hóa: Căn cứ đặc điểm và tình hình thực tế, DN chọn hình thức cổ phần hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần, hình thức cổ phần hóa Công ty là: “Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại DN”. - Bán ưu đãi cho người lao động 56.900 cổ phần, chiếm 3,71% vốn điều lệ. - Bán cho nhà đầu tư chiến lược 339.954 cổ phần, chiếm 22,15% vốn điều lệ. - Bán đấu giá công khai 355.296 cổ phần, chiếm 23,15% vốn điều lệ. Bảng 2: Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên sau 14 tháng triển khai cổ phần hóa: STT Tiêu chí KH 2016 TH 2016 TH/KH 2016 KH 2017 KH 2017/ TH 2016 1 Doanh thu (tỷ) 13,600 5,200 38% 7,000 135% 2 LNST (triệu) 210 34 16% 150 441% 3 Cổ tức: 0% Năm 2016, Công ty Cổ phần Thương mại du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, tình hình kinh doanh của Công ty đã được cải thiện đáng kể theo hướng đã khắc phục được tình trạng thua lỗ, lợi nhuận sau thuế đạt 34 triệu đồng. Tuy nhiên, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều không đạt kế hoạch đề ra (đạt lần lượt 38% và 16%). Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty vẫn phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn nội tại chủ yếu như chưa xây dựng được phương án kinh doanh phát huy được lợi thế về bất động sản mà Công ty đang quản lý, nguồn vốn đầu tư hạn chế (nhà đầu tư chiến lược chưa có đóng góp nhiều về tài chính) dư nợ ngân hàng và cá nhân vẫn cao, chi phí lao động cao trong khi chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, công nợ thu hồi khó khăn, năng lực cạnh tranh thấp. Bốn là, thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn tại DN. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN từ đó nâng cao hiệu quả vốn đầu tư Nhà nước, Người đại diện vốn Nhà nước tại DN do SCIC quản lý đóng vai trò rất quan trọng. Họ là cầu nối trực tiếp giữa DN và SCIC, giúp cho DN ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả tối đa cho cổ đông Nhà nước, phát huy vai trò của SCIC trong thực hiện tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước. Theo đó, ngay sau khi tiếp nhận, SCIC đã tiến hành phân loại DN thành các Nhóm; kiện toàn hệ thống Người đại diện; củng cố HĐQT, Ban điều hành, Ban Kiểm soát; tách bạch chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc/Giám đốc; cử cán bộ của SCIC làm đại diện vốn Nhà nước tham gia kiêm nhiệm thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát tại một số DN lớn, phức tạp; biệt phái cán bộ của SCIC tham gia HĐQT, ban điều hành, trực tiếp đến làm việc tại một số DN và các dự án đang triển khai... Thông qua vai trò cổ đông, SCIC chủ động xây dựng và thực hiện phương án tái cơ cấu DN, tái cơ cấu tài chính của DN, nghiên cứu, tham gia quyết định các phương án kinh doanh của DN, đầu tư thêm vốn vào các DN kinh doanh có hiệu quả, thoái vốn tại các DN không thuộc danh mục nắm giữ, tái cấu trúc tài chính DN qua đó tạo ra giá trị gia tăng cho vốn Nhà nước, tập trung xử lý tồn tại của các DN thuộc danh mục quản lý để nâng cao giá trị DN trước khi thoái vốn, Để tăng cường công tác quản trị DN, SCIC tích cực và chủ động hoàn thiện quy trình, quy chế nội bộ của SICI bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật như: Ban hành Quy chế Người đại diện và Quy định về việc đánh giá Công ty TNHH Một thành viên, Người quản lý DN tại các Công ty TNHH Một thành viên, Người đại diện phần vốn của SCIC tại các DN. Xây dựng các ấn phẩm về quản trị Công ty, bao gồm: sổ tay “Hướng dẫn biểu quyết”, bộ “Quy tắc Quản trị DN” dành cho các DN trong danh mục đầu tư của SCIC, “Bộ chỉ số quản trị rủi ro” dùng cho các hoạt động đầu tư mới của SCIC Qua đó, góp phần thúc đẩy DN hoạt động lành mạnh, hiệu quả và nâng cao giá trị của DN. Do vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý DN nên SCIC đã quan tâm, chú trọng tới công tác Người đại diện. Người đại diện có quy chế hoạt động, được hỗ trợ khi cần thiết, được tham gia nhiều khóa đào tạo của SCIC tổ chức. SCIC đã phối hợp với tư vấn JICA xây dựng bộ tài liệu “Hướng dẫn biểu quyết” được ban hành vào tháng 12/2015. Đây là tài liệu quan trọng đối với hệ thống Người đại diện vốn của SCIC tại các DN, hướng dẫn Người đại diện cách thức đưa ra quyết định về các vấn đề quản trị DN tại các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông và họp HĐQT dựa trên các thông lệ quản trị tiên tiến theo tiêu chuẩn của các nước OECD. Tài liệu đã được áp dụng từ kỳ Đại hội đồng cổ đông đầu năm 2016 và được xem xét, chỉnh sửa định kỳ hàng năm nhằm phù hợp với thực tế áp dụng tại DN, cũng như những thay đổi về tình hình kinh tế Việt Nam. Với các nỗ lực của SCIC, đa số các DN nhận bàn giao có kết quả sản xuất kinh doanh tốt. Cổ tức bằng tiền giai đoạn 2011-2016 của các DN trong danh mục quản lý của SCIC tại thời điểm 31/12/2016 lũy kế là 17.157 tỷ đồng. Hầu hết các DN được chuyển giao về SCIC hoạt động hiệu quả, được tạo nhiều điều kiện thuận lợi do có sự hỗ trợ trực tiếp của Người đại diện trong giải quyết những vấn đề phát sinh tại DN; chủ động phối hợp với SCIC và các cơ quan Nhà nước trong việc bán vốn và thu nợ cho Nhà nước. 2.2.3. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước trong hoạt động tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư Nhà nước (ví dụ để thấy rõ hơn vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư nhà nước). SCIC đã tham gia thực hiện tái cấu trúc tài chính đối với nhiều loại hình DN có vốn đầu tư nhà nước. Do khó khăn trong tổng hợp số liệu, luận án lựa chọn một loại hình DN do SCIC tham gia tái cấu trúc tài chính, qua đó thấy rõ hơn vai trò của SCIC trong hoạt động tái cấu trúc tài chính DN có vốn đầu tư nhà nước. Luận án lựa chọn Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) là ví dụ do SCIC đã tham gia vào tái cấu trúc tài chính trong giai đoạn 2013-2016. Lý do Luận án lựa chọn trường hợp này là năm 2012, Vinaconex gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và mất cân đối lớn về tài chính, SCIC đã tham gia tái cơ cấu tài chính, xử lý những vấn đề tài chính, ổn định tài chính cho Vinaconex. Luận án sẽ phân tích tình huống tái cấu trúc Vinaconex, đồng thời đánh giá kết quả đạt được sau tái cấu trúc tài chính Vinaconex để thấy rõ hơn vai trò của SCIC trong tham gia vào tái cấu trúc tài chính các DN có vốn đầu tư Nhà nước: a) Lịch sử hình thành và phát triển. Vinaconex tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập ngày 27/09/1988 theo Quyết định số 1118/ BXD-TCLĐ của Bộ Xây dựng. Từ một DN hoạt động chuyên ngành quản lý lao động nước ngoài, Vinaconex đã xác định mục tiêu đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, hoạt động đa lĩnh vực, từng bước xây dựng nòng cốt, liên kết với các DN trong và ngoài nước để phát triển và không ngừng lớn mạnh. Theo quyết định số 432 /BXD-TCLĐ ngày 10/08/1991 của Bộ Xây dựng. Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài được chuyển đổi thành Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xuất - nhập khẩu và xuất khẩu lao động. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới, ngày 20/11/1995 Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 992/BXD - TCLĐ về việc thành lập Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty 90. Theo đó, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam được Bộ Xây dựng cho phép tiếp nhận một số Công ty xây dựng trực thuộc Bộ về trực thuộc Tổng Công ty. Thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới DN Nhà nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nang_cao_vai_tro_cua_tong_cong_ty_dau_tu_va_kinh_doa.docx
Tài liệu liên quan