MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.11
1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế có liên quan đến đề tài .11
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài.16
1.3. Khoảng trống nghiên cứu .25
TIỂU KẾT CHưƠNG 1 .26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO .27
2.1. Khát quát về cạnh tranh.27
2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành gạo .35
2.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành gạo .37
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành gạo .43
2.5. Kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo ở
một số quốc gia và bài học cho Việt Nam.57
Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
LÚA GẠO VIỆT NAM.70
3.1. Thực trạng phát triển ngành lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2019.70
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam.78
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam110
3.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo Việt Nam .130
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030.135
4.1. Định hướng và chiến lược phát triển ngành lúa gạo Việt Nam.135
4.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam142
4.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các ban ngành liên quan .151
KẾT LUẬN .157
TÀI LIỆU THAM KHẢO .159
182 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp tục tăng lên 14.623,4 nghìn tấn, trong khi sản lượng lúa vụ
mùa và đông xuân có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, sản lượng lúa của hai vụ mùa
này đã tăng trở lại trong năm 2014.
Trong giai đoạn 2014- 2017, sản lượng lúa hè thu có xu hướng tăng trưởng
khá ổn định, từ 14.479,2 nghìn tấn trong năm 2014 lên 15.461,8 nghìn tấn trong
năm 2017. Ngược lại, sản lượng lúa vụ đông xuân và vụ mùa có xu hướng giảm
sâu. Sản lượng lúa vụ mùa giảm sâu nhất từ 9.644,9 nghìn tấn trong năm 2014 giảm
xuống chỉ còn 7.861,9 nghìn tấn trong năm 2017. Sản lượng lúa vụ đông xuân giảm
1.434,7 nghìn tấn, từ 20.850,5 nghìn tấn trong năm 2014, xuống còn 19.415,7 nghìn
tấn trong năm 2017.
Sản lượng lúa vụ đông xuân theo khu vực được thể hiện tại biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.2: Sản lƣợng lúa vụ Đông Xuân của Việt Nam giai đoạn
2010 – 2019
(ĐVT: nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục thống kê
ĐBSCL là vùng có sản lượng lúa Đông Xuân chiếm trên 50% tổng sản lượng
lúa đông xuân của Việt Nam. Xét trong cả giai đoạn, thị phần của các vùng Trung
du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và
76
Nam Bộ đang có xu hướng tăng. Ngược lại, vùng ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng
có xu hướng giảm về thị phần. Trong năm 2010, vùng có sản lượng lớn thứ hai Việt
Nam là Đồng bằng sông Hồng với thị phần là 18,7%. Tuy nhiên, tới năm 2019, sản
lượng lúa của vùng này có xu hướng giảm cả sản lượng và thị phần tụt xuống vị trí
thứ ba, đứng sau vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Theo mô tả tại biểu
đồ 3.3, vùng ĐBSCL là nơi có nhiều biến động nhất, trong giai đoạn 2010- 2015,
sản lượng lúa đông xuân của vùng này có xu hướng tăng. Tuy nhiên, trong giai
đoạn 2015- 2017, tổng sản lương lúa đông xuân của ĐBSCL đang giảm sâu.
Biểu đồ 3.3: Sản lƣợng lúa vụ Hè Thu của Việt Nam giai đoạn
2010 – 2019
(ĐVT: nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Chỉ có 4 vùng sản xuất lúa vụ hè thu tại Việt Nam là Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung, ĐBSCL, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Về sản lượng lúa
vụ Hè, ĐBSCL vẫn là khu vực có sản lượng lúa hè thu lớn nhất cả nước. Theo số
liệu thống kê của tổng cục thống kê, sản lượng lúa hè thu của ĐBSCL chiếm từ
83,13% - 85,27%. Đứng thứ hai là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
với sản lượng lúa trung bình là 1.803,24 nghìn tấn. Vùng Đông Nam Bộ, chiếm từ
2,89%- 3,35%, tuy nhiên thị phần sản lượng lúa vụ đông xuân của khu vực này có
77
xu hướng giảm trong giai đoạn 2010-2019. Trong năm 2010, sản lượng lúa vụ hè
thu của khu vực này chiếm 3,35% tổng sản lượng của cả nước tới năm 2019, thị
phần của khu vực này chỉ còn 3,05%.
Biểu đồ 3.4: Sản lƣợng lúa vụ Mùa của Việt Nam giai đoạn
2010 - 2019
(ĐVT: Nghìn tấn)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Vụ mùa là vụ truyền thống và thường được gieo trồng để phục vụ cho tiêu
thụ nội địa, do vậy, sản lượng của Vụ Mùa thường thấp hơn các vụ khác trong năm.
Trung bình hàng năm sản lượng lúa vụ mùa ở Việt Nam đạt khoảng 8.953,65 nghìn
tấn, từ năm 2010 – 2014 sản lượng lúa vụ mùa tăng liên tục từ 9102,7 nghìn tấn lên
9644,9 nghìn tấn, nhưng trong 3 năm tiếp theo từ 2015 – 2017 thì sản lượng lúa vụ
mùa lại có xu hướng giảm, cụ thể sản lượng năm 2017 đạt khoảng 7886 nghìn tấn.
Xét theo từng khu vực, Đồng bằng sông Hồng là vùng có sản lượng lúa mùa
nhiều nhất, chiếm từ 31,76% - 35,74%. Xét trong cả giai đoạn, thị phần của các
vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và
Tây Nguyên có xu hướng tăng. Ngược lại, vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Hồng có xu hướng giảm về thị phần.
78
3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam
3.2.1. Năng lực s n xuất
* Về diện tích
Qua bảng số liệu thấy rằng diện tích lúa trong giai đoạn nghiên cứu từ 2010 -
2019 có xu hướng giảm, trong bốn năm từ năm 2010 đến năm 2013 diện tích lúa
liên tục được mở rộng, tăng từ 7.489,4 nghìn ha lên 7.902,5 nghìn ha, tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm đạt 2,72%/năm. Tuy nhiên từ năm 2014 đến năm 2017,
diện tích lúa có xu hướng thu hẹp lại, đang từ mức 7.902,5 nghìn ha năm 2014
xuống 7.816,2 nghìn ha năm 2015. Từ năm 2015- 2019, diện tích lúa của Việt Nam
có xu hướng giảm sâu. Trong năm 2019, diện tích lúa còn 7.470,1 nghìn ha, giảm
357,9 nghìn ha so với cùng kỳ năm 2015. Đây cũng là diện tích lúa cả nước thấp
nhất trong thời kỳ nghiên cứu.
Biểu đồ 3.5: Diện tích lúa của Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2019
(ĐVT: nghìn ha)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Diện tích lúa theo khu vực được thể hiện tại bảng 3.3 dưới đây:
79
Bảng 3.3: Diện tích lúa cả năm phân theo khu vực giai đoạn 2010 – 2019
(ĐVT: nghìn ha)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Cả nƣớc 7.489,4 7.655,4 7.761,2 7.902,5 7.816,2 7.828,0 7.737,1 7.708,7 7.570,4 7.470,1
Đồng bằng sông Hồng 1.150,1 1.144,5 1.138,7 1.129,9 1.122,7 1.110,9 1.094,4 1.071,4 1.040,7 1.012,0
Trung du và miền núi phía
Bắc
666,4 670,9 678,0 689,2 689,2 684,3 682,6 679,8 672,2 669,1
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
1.214,1 1.228,8 1.236,4 1.230,4 1.243,8 1.220,5 1.215,3 1.253,4 1.234,2 1.208,6
Tây Nguyên 217,8 224,2 229,7 232,4 237,8 237,5 233,3 243,4 245,4 243,3
Đông Nam Bộ 295,1 293,1 294,4 280,3 273,2 273,3 270,4 271,9 270,5 267,4
ĐBSCL 3.945,9 4.093,9 4.184,0 4.340,3 4.249,5 4.301,5 4.241,1 4.188,8 4.107,4 4.069,7
Nguồn: Tổng cục thống kê
80
ĐBSCL là vùng có diện tích đất trồng lúa nhiều nhất Việt Nam, chiếm tỷ lệ
từ 52,69%- 54,5% trong tổng diện tích đất trồng lúa. Tuy nhiên trong những năm
gần đây, diện tích đất trồng lúa của vùng này đang có xu hướng giảm do trong
những năm gần đây, người dân dần chuyển các diện tích đất trồng lúa sang sản xuất
các loại nông sản sạch và thủy hải sản nhằm giảm sự tác động của ô nhiễm môi
trường từ việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh trong trồng lúa [7].
Trong giai đoạn 2010- 2019, diện tích đất trồng lúa của hầu hết các vùng đều
có xu hướng tăng nhẹ. Theo số liệu thống kê, diện tích đất trồng lúa của Đồng bằng
sông Hồng năm 2010 là 1.150,1 nghìn ha, tới năm 2019, diện tích trồng lúa của
vùng này đã giảm 138,1 nghìn ha. Sự sụt giảm này là do việc chuyển hướng sử
dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp của một số địa phương nhằm chuyển
hướng kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Diện tích đất trồng lúa của Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ từ 3,49%-
3,94%. Trong cả giai đoạn diện tích đất trồng lúa của Đông Nam Bộ đã giảm cả về
lượng và thị phần. Năm 2010 tổng diện tích trồng lúa của vùng này là 295,1 nghìn
ha, tới năm 2019, diện tích trồng lúa của Đông Nam Bộ đã giảm 27,7 nghìn ha,
xuống chỉ còn 267,4 nghìn ha.
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có diện tích đất trồng lúa
lớn thứ 2 Việt Nam, chỉ sau ĐBSCL. Trong giai đoạn 2010-2019, diện tích đất
trồng lúa của vùng này đã giảm cả về số lượng và thị phần. Tuy nhiên, theo số liệu
thống kê về sản lượng thì tổng lượng lúa của vùng này có xu hướng giảm. Điều này
cho thấy năng suất trồng lúa của Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chưa cao.
Trung du và miền núi phía Bắc cũng là vùng có diện tích đất trồng và tỷ lệ
đất trồng lúa tăng. Trong năm 2010, diện tích đất trồng lúa của vùng Trung du và
miền núi phía Bắc là 666,4 nghìn ha, chiếm 8,90% tổng diện tích đất trồng lúa của
Việt Nam. Năm 2019, diện tích và tỷ lệ đất trồng lúa trong cả nước tăng nhẹ lên
669,1 nghìn ha, và 9%.
Trong những năm gần đây, đặc biệt giai đoạn 2016- 2018, diện tích trồng lúa
của tất cả các khu vực có xu hướng giảm, ngoại trừ Tây Nguyên. Tây Nguyên là
vùng có diện tích đất trồng lúa nhỏ nhất cả nước, chỉ chiếm tỷ lệ từ 2,91%- 3,16%.
81
Tuy nhiên trong những năm gần đây, người dân Tây Nguyên đang dần chuyển sang
canh tác trồng lúa, do đó diện tích đất trồng lúa cũng tăng lên đáng kể.
Diện tích đất trồng lúa theo vụ mùa được thể hiện tại bảng 3.4
Bảng 3.4: Diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ giai đoạn 2010 – 2019
(ĐVT: nghìn ha)
Chỉ tiêu Năm
Diện tích Lúa
đông xuân
Diện tích Lúa
hè thu
Diện tích Lúa
mùa
Giá trị
2010 3.085,90 2.436,00 1.967,50
2011 3.096,80 2.589,50 1.969,10
2012 3.124,30 2.659,10 1.977,80
2013 3.105,60 2.810,80 1.986,10
2014 3.116,50 2.734,10 1.965,60
2015 3.168,00 2.869,10 1.790,90
2016 3.128,90 2.872,90 1.735,30
2017 3.117,10 2.876,70 1.711,40
2018 3.102,10 2.784,80 1.683,30
2019 3.123,90 2.734,40 1.611,80
Chỉ số phát triển
(Năm trƣớc =100) -
%
2010 100,80 103,30 97,50
2011 100,40 106,30 100,10
2012 100,90 102,70 100,40
2013 99,40 105,70 100,40
2014 100,40 97,30 99,00
2015 101,70 104,90 91,10
2016 98,80 100,10 96,90
2017 99,60 100,10 98,60
2018 99,50 96,80 98,40
2019 100,70 98,20 95,80
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ giai đoạn 2010 –
2019 có thể thấy diện tích lúa đông xuân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến
diện tích lúa hè thu và cuối cùng thấp nhất là diện tích gieo trông lúa mùa. Diện tích
lúa vụ đông xuân đang có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015- 2018. Mặc dù năm
2019, diện tích đất trồng lúa của vùng này đã tăng trở lại nhưng không đáng kể.
Diện tích trồng lúa vụ mùa đang có xu hướng giảm trong cả giai đoạn, đặc
biệt trong giai đoạn 2013- 2019. Trong năm 2013, diện tích trồng lúa vụ mùa của
Việt Nam là 1.986,1 nghìn ha. Năm 2019, diện tích chỉ còn 1.611,8 nghìn ha, bằng
82
81,2% so với năm 2013. Xét trong cả giai đoạn nghiên cứu, diện tích sản xuất lúa
vụ mùa đã giảm 355,7 nghìn ha.
Diện tích lúa hè thu lớn thứ 2 trong ba vụ mùa. Xét trong cả giai đoạn, diện
tích lúa vụ hè thu khá ổn định và tăng trưởng đều. Giai đoạn 2016- 2018, diện tích
lúa hè thu có xu hướng giảm nhẹ nhưng không đáng kể.
Diện tích trồng lúa vụ đông xuân theo khu vực được thể hiện tại biểu đồ 3.6
iểu đồ 3.6: Diện tích lúa vụ đông xuân theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019
(ĐVT: nghìn ha)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo mô tả tại biểu đồ 3.6, diện tích trồng lúa vụ đông xuân của vùng
ĐBSCL chiếm diện tích nhiều nhất Việt Nam khoảng trên 50%. Tổng diện tích
trồng lúa vụ đông xuân của ĐBSCL đang tăng nhẹ trong cả giai đoạn, nhưng tỷ lệ
trong tổng thể lại có xu hướng giảm trong một vài năm trở lại đây. Cùng xu hướng
này, diện tích đất trồng lúa vụ đông xuân của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Hồng cũng có xu hướng giảm. Ngược lại diện tích lúa của Trung du và miền
núi phía Bắc, Tây Nguyên, bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có xu hướng
tăng cả về số lượng và diện tích.
83
Biểu đồ 3.7: Diện tích lúa vụ hè thu theo khu vực giai đoạn 2010 – 2019
(ĐVT: nghìn ha)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tương tự như diện tích trồng lúa vụ đông xuân, ĐBSCL vẫn là vùng chiếm
diện tích nhiều nhất Việt Nam, từ 82,32%- 84,98%. Tổng diện tích trồng lúa vụ hè
thu của ĐBSCL đang tăng mạnh trong cả giai đoạn. Theo số liệu thống kê, diện tích
đất trồng lúa vụ hè thu của vùng này trong năm 2010 là 2.005,2 nghìn ha. Năm
2019, tổng diện tích đã tăng lên là 2.293,9 nghìn ha, bằng 114,4% so với năm 2010.
Cùng xu hướng này, diện tích đất trồng lúa vụ đông xuân của vùng bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010- 2019. Ngược
lại, Đông Nam Bộ là vùng có diện tích đất trồng lúa vụ hè thu lớn thứ hai của Việt
Nam thì có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010- 2019. Diện tích đất trồng lúa vụ
hè thu của vùng này trong năm 2010 là 91,3 nghìn ha. Năm 2019, tổng diện tích đã
giảm 3,9 nghìn ha, bằng 95,7% so với năm 2010. Tây Nguyên vẫn là vùng có diện
tích đất trồng lúa thấp nhất trong Việt Nam. Xét cả giai đoạn, diện tích đất trồng lúa
của vùng này không có nhiều biến động. Tuy nhiên trong những năm gần đây, đặc
biệt là 2017- 2019, diện tích đất của vùng này đang có xu hướng giảm.
84
iểu đồ 3.8: Diện tích lúa vụ mùa theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019
(ĐVT: nghìn ha)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Diện tích gieo trồng lúa mùa lại có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 –
2017, cụ thể năm 2010 diện tích lúa mùa là 1.967,5 nghìn ha nhưng đến năm 2017
giảm xuống còn là 1.713,6 nghìn ha.
Tại các tỉnh miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt gần 1,17 triệu ha, giảm 15,8
ngàn ha tương đương khoảng 1,3%; năng suất đạt 50,1 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha tương
đương khoảng 0,3%; sản lượng đạt 5,84 triệu tấn, giảm 61,8 ngàn tấn, tương ứng
1% so với cùng kỳ năm trước.
Còn tại các tỉnh phía Nam, diện tích lúa mùa tiếp tục giảm do thời tiết không
thuận lợi, tại các tỉnh Duyên hải miền trung, Tây nguyên, chuyển đổi mùa vụ và
mục đích sử dụng đất tại các tỉnh ĐBSCL. Diện tích gieo trồng đạt 5770 ngàn ha
(giảm 1,7%), năng suất bình quân đạt 47,8 tạ/ha (tăng 0,2%), sản lượng đạt 3,68
triệu tấn (giảm 1,5%).
So với các nước thuộc nhóm 5 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới,
diện tích trồng lúa của Việt Nam đứng thứ 3. Diện tích lúa của Ấn Độ đứng thứ cao
nhất trong nhóm 5 quốc gia với diện tích giao động từ 36,95 triệu ha – 44,14 triệu
ha. Thái Lan là nước có diện tích trồng lúa lớn thứ hai với diện tích lúa trung bình là
11,12 triệu ha. Những con số này cho thấy so với các nước trong top 5, Việt Nam là
một nước có lợi thế cạnh tranh về diện tích trồng lúa.
85
Bảng 3.5: Diện tích lúa của các nƣớc trong nhóm 5 quốc gia
xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới2
ĐVT: Triệu ha
Năm Ấn Độ Pakistan Thái lan Mỹ Việt Nam
2010 36,95 2,37 11,93 3,14 7,49
2011 43,97 2,57 11,65 3,64 7,66
2012 42,41 2,31 11,96 2,69 7,76
2013 43,94 2,79 11,68 2,70 7,90
2014 44,14 2,89 10,83 2,95 7,82
2015 44,11 2,74 9,62 2,63 7,83
2016 43,50 2,73 10,95 3,15 7,74
2017 43,99 2,72 10,58 2,46 7,71
2018 43,79 2,90 10,83 2,95 7,57
Nguồn: FAO
* Về năng suất s n xuất lúa gạo
Theo số liệu thống kê về năng suất ngành lúa của Việt Nam được thể hiện tại
biểu đồ 3.9. có thể thấy, năng suất ngành lúa, gạo của Việt Nam đang có xu hướng
tăng trong năm 2018 và chững lại ở năm 2019. Tuy nhiên, xét theo cả giai đoạn,
năng suất lúa của Việt Nam có nhiều biến động cho thấy sự bất ổn trong hoạt động
canh tác, sản xuất lúa gạo. Năng suất kém ổn định cũng phản ánh sự hạn chế trong
năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam.
Biểu đồ 3.9: Năng suất lúa của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2019
(ĐVT: Tạ/ha)
Nguồn: Tổng cục thống kê
2
Theo thống kê của FAO, diện tích lúa của các nước trên thế giới chỉ có tới năm 2018.
86
Giai đoạn 2010- 2012, năng suất lúa của Việt Nam có xu hướng tăng mạnh.
Năm 2010, năng suất lúa của Việt Nam đạt 53,4 tạ/ ha. Năm 2012, năng suất lúa của
Việt Nam đã tăng lên 56,4 tạ/ ha, bằng 105,6% so với cùng kỳ năm 2010. Năm
2013, năng suất giảm nhẹ, xuống còn 55,7 tạ/ha. Trong giai đoạn 2013- 2015, năng suất
lúa của Việt Nam đã tăng trở lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015- 2017, năng suất có xu
hướng giảm sâu. Theo số liệu thống kê, năm 2016, năng suất lúa của Việt Nam là 55,8
tạ/ha, giảm 1,8 tạ/ ha so vớ cùng kỳ năm 2015. Năm 2017, năng suất tiếp tục giảm xuống
chỉ còn 55,5 tạ/ha. Bước sang năm 2018, năng suất lúa của Việt Nam tăng đột ngột lên
58,1 tạ/ha, tuy nhiên nó đang có dấu hiệu chững lại trong năm 2019.
Xét theo địa lý, năng suất lúa của vùng đồng bằng sông Hồng là cao nhất,
đứng thứ hai là ĐBSCL, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi phía Bắc. Trong giai đoạn 2010-
2019, Tây Nguyên là vùng có năng suất lúa tăng mạnh nhất. Trong năm 2010, năng
suất lúa của Tây Nguyên là 47,8 tạ/ha. Năm 2019, năng suất của vùng này đã tăng
lên 56,9 tạ/ha, bằng 119,0% so với cùng kỳ năm 2010.
Vùng có năng suất tăng thứ hai là Đông Nam Bộ. Trong năm 2010, năng suất lúa
của Đông Nam Bộ là 44,8 tạ/ha, đứng ở vị trí thứ 6 và là vùng có năng suất thấp nhất
trong cả nước. Tuy nhiên, trong năm 2019, năng suất của vùng này đã tăng 8,2 tạ/ha so
với cùng kỳ năm 2010 lên 53,0 tạ/ha và trở thành vùng có năng suất lúa đứng thứ 5/6.
Mặc dù thứ hạng và sản lượng vẫn thấp nhưng sự chuyển biến này cho thấy hiệu quả
trong các giải pháp nâng cao ngành lúa ở Đông Nam Bộ đã có hiệu quả nhất định.
Bảng 3.6: Năng suất lúa cả năm phân theo khu vực giai đoạn 2010 - 2019
(ĐVT: Tạ/ha)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Đồng bằng sông
Hồng
59,2 60,9 60,4 58,9 60,2 60,6 59,8 56,8 60,5 60,6
Trung du và miền
núi phía Bắc
46,3 47,7 48,2 47,4 48,5 48,8 49,9 49,1 50,3 50,4
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền
Trung
50,7 53,2 54,4 53,6 56,6 56,2 56,3 55,8 57,2 56,8
Tây Nguyên 47,8 47,6 49,6 49,5 52,4 50,9 50,3 54,1 56,2 56,9
Đông Nam Bộ 44,8 46,4 47,5 48,0 49,4 50,4 50,6 51,4 52,5 53,0
Đồng bằng sông
Cửu Long
54,7 56,8 58,1 57,6 59,4 59,5 56,2 56,4 59,7 59,7
Nguồn: Tổng cục thống kê
87
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có năng suất tăng lớn thứ
ba. Trong giai đoạn 2010- 2019, năng suất của vùng này đã tăng 6,1 tạ/ha từ 50,7 tạ/
ha năm 2010 lên 56,8 tạ/ ha năm 2019. Cùng với xu hướng này, Trung du và miền
núi phía Bắc cũng tăng năng suất từ 46,3 tạ/ha năm 2010 lên 50,4 tạ/ha năm 2019.
Tuy nhiên, năm 2019 năng suất của vùng này đã tụt xuống vị trí thứ 6, thấp nhất
trong cả nước.
ĐBSCL được biết đến là vùng lúa chính của Việt Nam có sản lượng và diện
tích đất trồng lúa lớn nhất, nhưng năng suất của vùng này chỉ đứng vị trí thứ hai.
Ngược lại, Đồng bằng sông Hồng là vùng có sản lượng lúa không cao, nhưng năng
suất cao nhất cả nước.
Năng suất lúa theo vụ mùa được thể hiện ở các bảng 3.7, 3.8 và 3.9
Năng suất lúa đông xuân cũng tăng trong giai đoạn 2010-2019. Trong năm 2010,
năng suất lúa của vụ đông xuân là 62,3 tạ/ha. Năm 2019, năng suất của vụ mùa này đã
tăng lên 65,6 tạ/ha, bằng 105,3% so với năm 2010. Tuy nhiên, xét trong cả giai đoạn,
năng suất của vụ mùa này tăng trưởng không ổn định. Trong giai đoạn 2010- 2012, năng
suất lúa của vụ đông xuân tăng nhẹ. Năm 2013, năng suất của vụ mùa này giảm nhẹ
nhưng không đáng kể. Trong giai đoạn 2015- 2017, năng suất vụ mùa tiếp tục giảm sâu.
Cụ thể, năm 2015, năng suất lúa của vụ mùa này là 66,6 tạ/ha. Trong năm 2017, năng
suất lúa đã giảm xuống chỉ còn 62,3 tạ/ha, thấp nhất trong giai đoạn 2010-2019.
Bảng 3.7: Năng suất lúa đông xuân của Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2019
ĐVT: Tạ/ha
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
CẢ NƢỚC 62,3 63,9 64,9 64,6 66,9 66,6 62,8 62,3 66,4 65,5
Đồng bằng sông Hồng 63,2 66,9 66,2 65,7 65,5 65,8 65,6 65,9 66,9 65,3
Trung du và miền núi
phía Bắc
54 56,8 56,3 56,6 56,1 56,6 57,5 57,5 58,8 57,8
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
57,8 58,7 60,2 59,6 62,7 61,4 61,5 61,1 64,2 63,8
Tây Nguyên 56,9 52,2 58,1 56,2 61,2 56,8 53,7 61,3 64,8 65,6
Đông Nam Bộ 50,3 51,9 52,6 53,4 54,8 56,2 56,4 56,8 57,2 58,1
ĐBSCL 65,7 66,9 68,6 68,4 71,6 71,3 63,9 62,6 68,9 67,8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê, khu vực có năng suất lúa đông
xuân cao nhất ở Việt Nam là khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2010 – 2019 khu vực này
88
có năng suất lúa bình quân là 75,1 tạ/ha. Đồng bằng sông Hồng là vùng có năng
suất vụ lúa đông xuân lớn thứ hai tại Việt Nam. Năng suất bình quân của vùng này
trong giai đoạn 2010- 2019 là 73 tạ/ ha. Vùng có năng suất vụ lúa đông xuân lớn
thứ ba là Tây Nguyên, đứng thứ tư là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, thứ
năm là Trung du và miền núi phía Bắc. Đông Nam Bộ là vùng có năng suất vụ đông
xuân thấp nhất. Năng suất bình quân của vùng Đông Nam Bộ là 60,9 tạ/ha. Theo
như xu hướng được trình bày tại bảng 3.9, những vùng có năng suất lúa lớn thường
không ổn định và có nhiều biến động qua các năm. Ngược lại, vùng Đng Nam Bộ
lại có năng suất tăng ổn định qua các năm.
Bảng 3.8: Năng suất lúa vụ hè thu của Việt Nam đoạn 2010 – 2019
ĐVT: Tạ/ha
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
CẢ NƢỚC 48 51,8 52,5 52 53 53,5 53 53,7 54,5 54,5
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
46,5 52,6 52,1 50,6 53,3 54,2 55 54,2 54,2 51,4
Tây Nguyên 41,9 45 48,7 48,7 49,5 50 52 52,8 56,1 49,2
Ðông Nam Bộ 42,8 46,4 47,2 47,5 48,6 49,4 50 50,9 52,2 52
Ðồng bằng sông Cửu
Long
48,5 51,9 52,8 52,4 53,1 53,5 52,9 53,8 54,6 55
Nguồn: Tổng cục thống kê
Theo số liệu thống kê, năng suất lúa vụ hè thu của Tây Nguyên là cao nhất.
Trong năm 2010, năng suất lúa hè thu của Tây Nguyên là 41,9 tạ/ha, thấp nhất trong
Việt Nam. Tuy nhiên năng suất của vùng này đã tăng trưởng đều qua các năm. Tới
năm 2019, năng suất lúa vụ hè thu của Tây Nguyên đã tăng 14,2 tạ/ha, lên 56,1
tạ/ha, bằng 133,9% so với năm 2010. Tuy nhiên, năng suất của vùng này có xu
hướng giảm sâu trong năm 2019. Cùng xu hướng tăng trưởng này, năng suất lúa vụ
hè thu của Đông Nam Bộ đã tăng 9,7 tạ/ha từ 42,8 tạ/ha trong năm 2010 lên 52,5
tạ/ha vào năm 2018 và giảm nhẹ xuống còn 52 tạ/ha trong năm 2019. Tuy nhiên, so
sánh với các khu vực khác, năng suất lúa của vùng này không cao.
Ngược lại với xu hướng tăng trưởng đều đặn này, năng suất lúa vụ hè thu của
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Ðồng bằng sông Cửu Long có một vài
biến động nhỏ. Mặc dù vậy, năng suất của hai vùng này vẫn được đánh giá khá cao.
Năng suất lúa vụ mùa của Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2019 được thể
hiện tại bảng 3.9.
89
Bảng 3.9: Năng suất lúa vụ mùa của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2019
ĐVT: Tạ/ha
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
CẢ NƢỚC 46,3 46,8 48,0 47,1 49,1 48,3 47,8 46,0 49,1 50,1
Đồng bằng sông Hồng 55,3 54,9 54,8 52,2 55,0 55,4 54,0 47,6 54 55,5
Trung du và miền núi
phía Bắc
42,1 42,6 43,7 42,2 44,1 44,2 45,4 44,2 45,4 46,1
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung
42,6 44,0 46,5 46,0 48,6 48,1 47,9 47,7 46,7 48,5
Tây Nguyên 43,1 45,2 44,8 45,9 47,3 47,6 48,5 50,0 51,2 52,1
Đông Nam Bộ 42,8 43,0 44,3 44,8 46,4 47,0 46,9 47,8 49,1 49,7
ĐBSCL 42,5 43,4 46,2 46,9 47,7 40,6 35,2 37,9 46,1 45,5
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năng suất lúa vụ mùa các địa phương phía Bắc đạt 47 tạ/ha, giảm gần 3
tạ/ha, sản lượng đạt 5,23 triệu tấn, giảm 527.100 tấn. Nguyên nhân chủ yếu do sản
lượng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng giảm sâu. Tính chung cả nước, diện tích lúa
gieo trồng lúa mùa năm 2017 đạt khoảng 1.772.600 ha, giảm 6.700 ha so với vụ
mùa năm trước; năng suất ước đạt 46,4 tạ/ha, giảm 1,4 tạ/ha; sản lượng ước đạt
8.184 nghìn tấn, giảm 327,3 nghìn tấn.
Năng suất lúa mùa là thấp nhất trong ba vụ mùa và cũng là vụ có nhiều biến
động nhất. Xét trong cả giai đoạn 2010- 2019, năng suất lúa vụ mùa đã tăng 3,8
tạ/ha từ 46,3 tạ/ha lên 50,1 tạ/ha. Xu hướng biến động của năng suất vụ mùa khá
tương đồng với vụ mùa đông xuân.
Về năng suất lúa phân theo mùa vụ, theo số liệu của Tổng cục thống kê, năng suất
lúa của vụ đông xuân đang cao nhất, trung bình hàng năm đạt 64,62 tạ/ha, tiếp theo là
đến năng suất lúa vụ hè thu với trung bình 52,65 tạ/ha/năm và cuối cùng là năng suất vụ
mùa với năng suất trung bình hàng năm là 47,86 tạ/ha. Trong giai đoạn 2010- 2019, năng
suất của vụ hè thu đã tăng 6,5 tạ/ha và là vụ mùa có năng suất tăng mạnh nhất. Đây cũng
là vụ mùa có năng suất tăng ổn định nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu.
So với các nước trong top 5 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, năng
suất lúa của Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai, sau Mỹ. Với sự phát triển về công nghê, trang
thiết bị máy móc và đầu tư, hỗ trợ từ chính phủ, năng suất lúa của Mỹ luôn giữ vị trí đầu
trong top 5 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với năng suất dao động từ 75,4 tạ/ha –
86,2 tạ/ha. Thái lan tuy là nước có lượng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhưng năng suất
là thấp nhất. Xét trên toàn thế giới, năng suất lúa của Việt Nam đứng ở vị trí khá cao. Tuy
nhiên, năng suất không thực sự ổn định. Xét trong cả giai đoạn, năng suất của Việt Nam đã
tụt từ vị trí thứ 21 thế giới xuống vị trí thứ 24. Điều này cho thấy, năng suất lúa của Việt
Nam không ổn định. Việc tận dụng công nghệ, sự phát triển khoa học trong canh tác, sản
xuất lúa chưa đạt được hiệu quả cao.
90
Bảng 3.10: Năng suất lúa của Việt Nam và các nƣớc trong nhóm 5 quốc gia
xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới
Đơn vị: Tạ/ha
Năm Ấn Độ Pakistan Thái lan Mỹ Việt Nam
Xếp hạng của
Việt Nam trên
toàn thế giới
2010 33,6 30,6 29,9 75,4 53,4 21
2011 35,9 35,9 31,9 79,2 55,4 24
2012 36,9 36,0 31,9 83,7 56,4 25
2013 36,1 37,5 31,5 86,2 55,7 27
2014 35,6 36,3 30,6 84,9 57,5 24
2015 36,1 37,2 28,5 83,7 57,6 27
2016 37,9 37,7 29,1 81,1 55,7 25
2017 38,5 38,5 31,1 84,1 55,5 26
2018 38,8 38,4 30,9 86,2 58,2 24
Nguồn: FAO
Mức tăng trưởng năng suất ngành lúa gạo của Việt Nam và top 5 nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới được thể hiện tại bảng 3.11. So với các quốc gia trong
top 5, mức tăng trưởng năng suất ngành lúa gạo của Việt Nam chưa cao. Trong giai
đoạn 2010- 2012, mức tăng trưởng năng suất ngành lúa gạo của Việt Nam thấp nhất
trong nhóm 5 quốc gia, chỉ đạt 1,80%/ năm. Trong giai đoạn 2013- 2015, mức tăng
trưởng năng suất ngành lúa gạo của Việt Nam cao nhất trong nhóm 5 quốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nang_luc_canh_tranh_cua_nganh_lua_gao_viet_nam.pdf