Luận án Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN .ii

TÓM TẮT LUẬN ÁN .iii

SUMMARY OF THESIS.v

MỤC LỤC .vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.xi

DANH MỤC BẢNG .xii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ .xiii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .1

1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu . 1

1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu. 1

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu . 5

1.1.3. Khe hở nghiên cứu. 6

1.1.4. Sự cần thiết nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng trong bối cảnh

hội nhập CPTPP. . 8

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu . 10

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 10

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu. 10

1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 11

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. 11

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu . 11

1.4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. 12

1.4.1. Phương pháp nghiên cứu. 12

1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu . 15

1.5. Đóng góp của luận án . 15

1.6. Kết cấu của luận án . 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .18

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .19

pdf258 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô hình. Đồng thời, tác giả cũng liệt kê trình tự các bước thực hiện ước lượng hồi quy đối với mô hình đã xây dựng. Dựa trên cơ sở lý thuyết, các mô hình được xây dựng ở trên, luận án đã phân tích và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả ước lượng hồi quy mô hình năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018, trước bối cảnh gia nhập CPTPP 92 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trong chương 4, luận án trình bày kết quả hồi quy và các kiểm định chi tiết của các mô hình sử dụng để đo lường năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định, chiều hướng tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định, tác động của cạnh tranh đến mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018. 4.1. Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 4.1.1. Vốn và tài sản Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối năm 2018, tổng vốn điều lệ trung bình toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 543.381 tỷ đồng. Bảng 4.1: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản (đến 31/12/2018, tốc độ tăng trưởng so với thời điểm cuối năm trước liền kề) Đơn vị: tỷ đồng, % Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) NHTM NN 4.863.353 6,42 268.599 5,48 147.890 0,08 9,52 30,70 NHTM CP 4.554.977 13,07 338.183 16,36 267.234 24,42 11,24 32,67 Nguồn: Thống kê từ NHNN (31/12/2018) Theo đó, tính đến hết tháng 12/2018, tổng tài sản có toàn hệ thống đã đạt 11,06 triệu tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng 11 và tăng 10,62% so với mức đạt được hồi cuối năm 2017. Trong đó, tổng tài sản có của khối NHTM Nhà nước (gồm AgriBank, VietinBank, Vietcombank, BIDV, Ngân hàng Xây dựng, Dầu khí Toàn cầu, ngân hàng Đại Dương) dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (43,95%), đạt gần 4,9 triệu tỷ đồng nhưng có mức tăng trưởng chậm 93 nhất trong các nhóm, với mức tăng 6,42% so với cuối năm trước. Nhóm NHTM CP có tổng tài sản có tăng 13,07%, lên mức gần 4,6 triệu tỷ đồng trong khi tại nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài cũng ghi nhận tài sản có tăng tới 19,12%, lên 1,1 triệu tỷ đồng. Tính đến 31-12-2018, tổng tài sản của nhóm NHTM NN có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với NHTM CP. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) của nhóm NHTM NN đạt 0,52%, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 10,21%. Trên toàn hệ thống TCTD, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hiện ở mức 12,14%. 4.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR) Theo quy định của thông tư 36/2014/TT – NHNN của NHNN ngày 20/11/2014 hiệu lực từ ngày 01/02/2015, hệ số CAR tối thiểu của các NHTM Việt Nam là 9%, nhìn chung các NHTM Việt Nam hiện đã đạt được tỷ lệ quy định. Biểu đồ 4.1: Hệ số an toàn vốn (CAR) của các TCTD 2017 – 2018 Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp của tác giả theo dữ liệu Ngân hàng Nhà nước Báo cáo từ NHNN (2018), tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) của toàn hệ thống tính đến tháng 11/2018 là 12.02%. Trong đó, các NHTM NN là 9.33%, NHTM CP lại cao hơn với mức 11.13%, ngân hàng liên doanh, nước ngoài là 26.26%, công ty cho thuê tài chính là 21.06%. 94 Nếu áp dụng theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN thì tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất xác định trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng tối thiểu 8%. Thay vì dùng công thức vốn tự có chia tổng tài sản “Có” rủi ro theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN thì nay phần mẫu số tính cả tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng, vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, và vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường. Do đó, nếu ngân hàng không tăng được vốn thì sẽ tác động mạnh đến kế hoạch tăng trưởng của chính ngân hàng, của nhóm cũng như của toàn ngành. Phần lớn chuẩn mực kế toán của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn hòa nhập vào phần còn lại của thế giới, nên nếu áp dụng cách tính hệ số CAR theo Basel II thì hệ số CAR của các ngân hàng sẽ thấp hơn mức công bố hiện tại, nên nhiều ngân hàng đang gấp rút tăng vốn để tỷ lệ này theo Basel II vẫn đáp ứng chuẩn. Theo số liệu thu thập được từ 31 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, tính đến 31/12/2018, Techcombank (TCB) là ngân hàng tăng vốn điều lệ nhiều nhất trong hệ thống khi tăng thêm 23,311 tỷ đồng vốn điều lệ, nâng lên con số 34,966 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Kế đến là VPBank (VPB) tăng 61% so với cùng kỳ với 25,300 tỷ đồng, TPBank (TPB) xếp thứ ba khi tăng 53% ghi nhận con số 8,510 tỷ đồng vốn điều lệ. Tuy không tăng vốn điều lệ trong năm qua nhưng nếu xét về con số tuyệt đối, VietinBank (CTG, 37,234 tỷ đồng) và Vietcombank (VCB, 35,987 tỷ đồng) là 2 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống. Sau đợt tăng vốn vượt bậc trong năm 2018, TCB xếp vị trí thứ 3 với con số 34,966 tỷ đồng vốn điều lệ, vượt qua BIDV (BID, 34,187 tỷ đồng). 4.1.3. Huy động vốn và cho vay Khả năng huy động vốn: Cuối quý I/2019, khối NHTM NN chiếm 31,66% thị phần; khối NHTM CP chiếm 51,88% thị phần, khối ngân hàng liên doanh và NHNNg chiếm 14,36%; khối công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính chiếm 2,1% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy, trên 83% Khả năng huy động vốn thuộc về các NHTM trong nước và trên 50% thuộc về các NHTM CP. Tiền gửi huy động cũng bắt đầu tăng chậm lại theo đà giảm tốc của tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2018, tăng trưởng huy động tiền gửi đạt 12.1%. Càng về cuối năm, nhu cầu về vốn của các NHTM càng gia tăng do cần đáp ứng một số tiêu chí an toàn như tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi hay tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, các 95 ngân hàng cũng cần trang bị sẵn vốn cho chu kỳ cấp vốn mới. Tổng vốn huy động từ nguồn tiền gửi các khách hàng trong năm 2018 đạt 4,756,120 tỷ đồng. Dẫn đầu thị phần tiền gửi huy động từ năm 2015 liên tục là nhóm ba ngân hàng quốc doanh (BIDV, Vietinbank và Vietcombank) khi chiếm hơn 50% thị phần tiền gửi trong nhóm ngân hàng niêm yết. Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) năm 2017, thanh khoản của hệ thống TCTD tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống tăng thấp hơn năm 2016, ước tăng 16,9% (năm 2016 tăng 19,3%); tín dụng toàn hệ thống tăng tương đương với năm 2016 (ước tăng 19,3%). Hệ số dư nợ trên vốn huy động (LDR) tăng nhẹ từ 85,6% (cuối năm 2016) lên 87,3% (cuối năm 2017). Tiền gửi khách hàng (gồm tổ chức kinh tế và dân cư) tăng khoảng 19% (năm 2016 tăng 19,3%). Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá tăng mạnh (ước tăng 38%) do một số TCTD phát hành giấy tờ có giá nhằm tăng vốn cấp 2 để cải thiện hệ số an toàn vốn (CAR) và cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn huy động. Trong khi đó, vốn huy động bằng VND chiếm 90,5% tổng vốn huy động (năm 2016 là 89,1%). Huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% (năm 2016 là 10,9%). Tỷ trọng huy động ngoại tệ giảm do trần lãi suất huy động USD ở mức 0%, tỷ giá USD/VND ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm. Vốn huy động có kỳ hạn chiếm 80,9% tổng huy động (năm 2016 chiếm 79,7%), còn lại là vốn huy động không kỳ hạn. Kết quả tổng hợp từ báo cáo UBGSTCQG năm 2018, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư năm 2018 tăng trưởng ổn định so với năm 2017. Vốn huy động ước tăng 15% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 14,6%). Huy động vốn ngoại tệ tăng mạnh, khoảng 17% (năm 2017: 2,1%), chiếm 9,9% tổng vốn huy động. Vốn huy động VND tăng khoảng 14,3%, chiếm 90,1% tổng vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của các ngân hàng khoảng 10 - 28% so với đầu năm. Tổng lượng tiền gửi khách hàng của 31 NHTM tính đến 31/12/2018 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng, như vậy so với con số hơn 4.3 triệu tỷ đồng hồi đầu năm đã tăng 12%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của các ngân hàng khoảng 10 - 28% so với đầu năm. Thị phần tín dụng: Tỷ lệ LDR của các NHTM từ 2015 – tháng 6 năm 2019 có đặc điểm sau: tỷ lệ LDR của khối NHTM NN có xu hướng giảm dần qua các năm; tỷ lệ này gia tăng ở nhóm NHTM CP do 96 chiến lược tăng vốn điều lệ mở rộng thị phần tín dụng nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, đồng thời sau giai đoạn tái cơ cấu ngành ngân hàng năm 2014 – 2015, vốn hoạt động của một số NHTM được tăng do sáp nhập hoặc có sự tài trợ từ NHNN. Năm 2017, nhiều NHNNg thoái vốn khỏi Việt Nam, điều này là một trong những nguyên nhân gây giảm LDR từ năm 2017 – 2018. Tuy nhiên đến giữa năm 2019 (thời điểm tháng 6/2019), tỷ số này đã được cải thiện tăng gần 4%. Cùng với sự hội nhập của CPTPP, sẽ là cánh cửa xóa bỏ các rào cản, thu hút nguồn vốn FDI đầu tư vào ngân hàng Việt Nam. Điều này đem đến nhiều cơ hội và thách thức cho NHTM VN trên thị trường chung CPTPP. Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động của NHTM Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ thống kê NHNN (2019) Năm 2017, tăng trưởng tín dụng tương đương với năm 2016 (khoảng 19%). Thị phần tín dụng tập trung chủ yếu ở nhóm NHTM NN và NHTM CP, lần lượt chiếm 51,8% và 41,3% toàn hệ thống. Tín dụng giữ tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong 3 năm liên tiếp (2015 - 2018). Mặc dù có sự chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn nhưng thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức ổn định nhờ việc NHNN tăng cung tiền qua việc mua hơn 7,5 tỷ USD trong năm 2017. Trong năm 2017, thị phần tín dụng và huy động của các nhóm TCTD duy trì tương đối ổn định; nhóm NHTM NN và NHTM CP vẫn chiếm thị phần lớn nhất. Thị phần cho vay của 9 7 .2 2 9 4 .2 9 9 4 .0 2 9 3 .2 8 9 2 .9 1 7 8 .4 9 8 1 .0 4 8 4 .1 7 8 4 .6 5 8 4 .4 7 6 2 .2 7 6 1 .0 6 7 7 .2 7 6 1 .9 8 6 5 .8 7 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 6 / 2 0 1 9 NHTM Nhà nước NHTM cổ phần NH liên doanh, nước ngoài 97 nhóm NHTM NN là 51,8%, nhóm NHTM CP là 41,3%. Thị phần huy động của nhóm NHTM NN là 49%, nhóm NHTM CP ở mức 42,4%. 4.1.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh Chỉ số Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một tổ chức tài chính. Theo thông lệ quốc tế, chỉ số ROA> 0,5% được xem là chấp nhận được, tuy nhiên ROA>1% sẽ là mức lý tưởng hơn (bình quân 1,1% ở các nước báo cáo FSIs), trong khi chỉ số ROE có thể dao động ở mức 10 - 20% là phù hợp (bình quân 10,8% ở các nước báo cáo FSIs, trong đó 14,6% ở nhóm G20). Biểu đồ 4.3: Hiệu quả sinh lời của hệ thống tín dụng Việt Nam 2010 – 2018 Đơn vị: % Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo NHNN Theo số liệu từ NHNN, tính đến 31/12/2018 tỷ số ROE và ROA của toàn hệ thống TCTD đều ghi nhận cao hơn các năm trước, đạt lần lượt 11.69% và 0.9%. Xét về tỷ số ROA thì nhóm NHTM NN (0.62%) lại thấp hơn nhóm NHTM CP (0.76%), trong khi nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài là 0.88%. Trong 4 năm trở lại đây, tỷ số ROA của toàn hệ thống có xu hướng ổn định, năm sau cao hơn năm trước, tăng từ mức 0.47% (năm 2015) lên 0.9% (T12/2018). Theo kết quả tác giả tính toán được từ BCTC của 31 NHTM VN (Phụ lục 3): trong năm 2018, các ngân hàng không ngừng tăng tốc nâng cao vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của các nhà băng lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, do đó tỷ lệ ROE vẫn 1 7 .7 4 1 6 .3 6 8 .1 8 6 .0 1 3 .1 9 5 .5 1 6 .6 0 8 .2 6 1 1 .6 9 1 .5 5 1 .4 9 0 .7 9 0 .5 8 0 .2 9 0 .4 7 0 .5 3 0 .6 2 0 .9 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 ROE ROA 98 được duy trì ở mức cao, có 13/31 ngân hàng có tỷ lệ ROE từ 10 - 28%. Điều đáng chú ý là những ngân hàng lớn lại có xu hướng giảm tỷ lệ ROE trong 3 năm gần đây, như trường hợp của CTG giảm từ 12.03% (năm 2017) xuống còn 8.3% (năm 2018); hay như VPB cũng giảm từ 28.26% (năm 2016) xuống mức 27.48% (năm 2017) và 22.83% (năm 2018). Trong khi một số ngân hàng có vốn hóa nhỏ hơn lại tăng trưởng đều liên tục và thậm chí là đột biến. Đơn cử như trường hợp của HDB, tỷ lệ ROE tăng đều qua các năm, nhất là trong 3 năm gần đây tăng vọt từ 7.89% (năm 2016) lên 14.93% (năm 2017) và 19.13% (năm 2018). Hay như MSB tăng vọt từ 0.89% (năm 2017) lên 6.4% (năm 2018). ROE của nhóm NHTM NN đạt 10.21%, NHTM CP đạt 9.88%, còn nhóm ngân hàng liên doanh nước ngoài chỉ đạt 5.7%. Tỷ số ROE cũng có xu hướng tăng và tốc độ tăng cao hơn so với tỷ số ROA, từ mức 6.42% (năm 2015) nhảy vọt lên mức 9.06% (T11/2018). Ngược lại với ROA, tỷ số ROE bình quân ở các ngân hàng có quy mô lớn và vừa lại cao hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Tỷ số ROE cao nhất được ghi nhận ở ngân hàng ACB với mức 27.73%, vượt mặt cả VCB (25.18%). Trong khi đó, BID là 15.08% và CTG chỉ 8.3%. Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và cho vay là hoạt động chính đem về doanh thu cho ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn những hoạt động khác đem về lợi nhuận cho ngân hàng như kinh doanh chứng khoán, công cụ phái sinh, ngoại hối, bảo lãnh. Do đó, khi một ngân hàng có khả năng phân bố tài sản vào các tài sản sinh lãi tốt nhất, cho thu nhập ròng lãi vay trong kỳ tốt nhất sẽ cho chỉ số NIM cao. Tùy thuộc vào chu kỳ tín dụng và các chính sách điều tiết của NHNN hoặc do chính sách cho vay của từng ngân hàng sẽ có các chỉ số NIM ở các thời kỳ khác nhau giữa các thời kỳ và giữa các ngân hàng. 99 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ NIM bình quân của 31 NHTM VN giai đoạn 2010 - 2018 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo NHNN 4.1.5. Vấn đề an toàn thanh khoản Tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động (LDR) là một trong những tỉ lệ thanh khoản được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trong quản lý và giám sát hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Theo Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2018 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG), thanh khoản của hệ thống TCTD vẫn được đảm bảo mặc dù kém dồi dào hơn vào cuối năm. Nguồn vốn huy động toàn hệ thống ước tăng tương đương năm 2017. Hệ số LDR khoảng 88,74%, năm 2017 là 87,8%. Trong nửa đầu năm 2018, thanh khoản hệ thống TCTD khá dồi dào do được hỗ trợ từ việc NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ. Tuy nhiên, từ cuối tháng 7/2018, thanh khoản kém dồi dào hơn chủ yếu do áp lực từ phía tỷ giá và nhu cầu về vốn cuối năm tăng cao. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng ổn định so với năm 2017. Vốn huy động ước tăng 15% so với năm 2017. Huy động vốn ngoại tệ tăng mạnh, tăng khoảng 17% (năm 2017: 2,1%), chiếm 9,9% tổng vốn huy động. Vốn huy động tăng khoảng 14,3%, chiếm 90,1% tổng vốn huy động. Nhìn chung, thanh khoản của hệ thống TCTD ổn định, do vốn huy động tăng trưởng ổn định trong khi tín dụng tăng thấp hơn so với các năm trước. Cuối năm 2018, LDR bình quân của hệ thống là khoảng 88,74% (năm 2017: 90,23%). Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn bình quân giảm xuống còn 28,7% (năm 2017: 30,4%). Các NHTM chủ động cơ cấu lại kỳ hạn huy động và cho vay để đáp ứng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài 3.33 4.18 3.67 2.95 2.63 2.79 2.77 2.83 2.87 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 100 hạn dưới 40% từ 1/1/2019. LDR bình quân của hệ thống các TCTD giảm từ mức 90.23% cuối năm 2017 xuống mức 88.74% thời điểm kết thúc tháng 11/2018. Tỷ lệ LDR càng cao thì khả năng sinh lời của NHTM càng lớn, nhưng đánh đổi lại rủi ro thanh khoản cũng cao hơn. Trong đó, tính đến hết tháng 12/2018, tỷ lệ LDR ở nhóm NHTM Nhà nước đạt 95,08%, trong khi LDR ở nhóm NHTM cổ phần là 83,63%. Nếu so với quy định (LDR nhóm NHTM NN tối đa 90%, LDR nhóm NHTM CP tối đa 80%) thì 2 con số trên đều vượt xa. Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động (LDR) năm 2018 Đơn vị: % Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC riêng lẻ của các NHTM VN Theo lý thuyết, tỷ lệ LDR dưới 100% cũng có nghĩa là lượng vốn cho vay ra đang thấp hơn lượng vốn huy động vào. Ngoài vốn huy động trên thị trường, một số NHTM còn có thể huy động vốn trực tiếp từ các tổ chức tài chính nước ngoài thông qua các chương trình tín dụng, hoặc nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài nhưng thông qua mở L/C những nguồn vốn này ngân hàng có thể chủ động được đầu vào và thường ổn định nên nếu lượng vốn sử dụng tăng lên, chỉ số LDR có thể cao hơn nhưng vẫn đảm bảo được thanh khoản. 4.1.6. Vấn đề nợ xấu Theo Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2018 của UBGSTCQG: Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017, ở mức 2,4% (năm 2017: 2,5%). Dự phòng rủi ro tín 83 82 86 88 97 68 99 75 75 93 88 101 63 74 89 87 71 92 88 91 88 82 99 95 78 0 20 40 60 80 100 120 101 dụng tăng khoảng 30,1% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78,2% (năm 2017: 65,4%). Giá trị xử lý nợ xấu năm 2018 tăng khoảng 30% so với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC). Trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 59,8%; thu nợ từ khách hàng chiếm 33,2%; bán phát mại tài sản chiếm 3%, còn lại bằng các hình thức khác. Một số NHTM đã tất toán toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC hoặc chủ động mua lại các khoản nợ đã bán cho VAMC để tự xử lý. Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6/2019, ước tính toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 937.500 tỷ đồng nợ xấu; trong đó, riêng trong năm 2018 đã xử lý được 163.140 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%, giảm so với mức 2,02% tại thời điểm cuối quý 1/2019. Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 Đơn vị: % Nguồn: Tính toán của tác giả theo dữ liệu thống kê của NHNN Mới đây, trong cuộc họp triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2019, báo cáo từ NHNN, đối với công tác xử lý nợ xấu, ước tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Thực tế cho 2 .0 9 2 .7 1 4 .1 2 3 .6 1 4 .4 2 .2 2 .1 5 2 1 .9 3 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 102 thấy nếu như tình hình nợ xấu vẫn không được cải thiện thì nợ xấu vẫn sẽ là một gánh nặng lớn đối với các TCTD và toàn bộ nền kinh tế. 4.1.7. Một số yếu tố khác 4.1.7.1. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ Khi CPTPP được áp dụng trên các lĩnh vực cam kết giữa 11 nước thành viên thì việc đa dạng hóa hệ thống sản phẩm và dịch vụ là vấn đề tất yếu để NHTM VN có thể cạnh tranh được với các NHNNg trong và ngoài nước. Chiến lược bán lẻ và tận dụng gia tăng nguồn thu ngoài lãi đang rất được các NHTM VN chú trọng. Với lợi thế về vốn và việc đầu tư thích đáng cho việc phát triển hệ thống công nghệ hiện đại, sẵn có mạng lưới rộng khắp, các NHTM VN đã phát triển được thêm nhiều các sản phẩm hiện đại ngoài các sản phẩm truyền thống trong hoạt động của mình, cụ thể: hoạt động huy động vốn: ngoài các công cụ truyền thống như tiền gửi giao dịch, tiết kiệm thì các NHTM còn có sản phẩm như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu; hoạt động sử dụng vốn: ngoài công cụ truyền thống là cho vay, các NHTM còn phát triển thêm các sản phẩm hiện đại khác như chiết khấu, tài trợ dự án, cho thuê hay đầu tư; với vai trò trung gian thanh toán, NHTM VN triển khai các hình thức, phương tiện thanh toán hiện đại như thanh toán qua thẻ, internet banking, mobile bank, ví điện tử. Các sản phẩm có tính năng tiên tiến và tiện dụng cho khách hàng được ra đời như: trả lương tự động, tài khoản thông minh, thấu chi tài khoản, dịch vụ gửi rút nhiều nơi, thanh toán hoá đơn, home Banking, ví điện tử Các sản phẩm dịch vụ khác: kinh doanh địa ốc, dịch vụ uỷ thác, dịch vụ bảo quản, dịch vụ thu hộ tiền cung ứng, dịch vụ trả lương, kinh doanh chứng khoán. Trong mỗi loại công cụ huy động vốn, mỗi loại hình cấp tín dụng đều có thời hạn khác nhau (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) với những mức lãi suất khác nhau. Các loại hình dịch vụ khác nhau cũng có những mức phí khác nhau. Qua đó, các NHTM VN tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn loại sản phẩm theo nhu cầu. Sản phẩm của các NHTM nhà nước đã từng bước gắn với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên so với các nước trong CPTPP, NHTM VN còn nhiều hạn chế về năng lực công nghệ, về nguồn nhân lực, các sản phẩm dịch vụ vẫn chưa thực sự đa dạng và tiện lợi cho khách hàng so với nhiều ngân hàng trong khối CPTPP, đặc biệt là tại các nước phát triển như Canada, Singapore, Australia Bên cạnh đó, hoạt động sử dụng vốn: chủ yếu vẫn là tín dụng; còn về đầu tư, cho thuê tài chính vẫn còn hạn chế về quy mô. Hoạt động huy động vốn còn hạn 103 chế về các sản phẩm huy động trung và dài hạn. Mức huy động vốn trung và dài hạn bằng các phương thức như phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi mới chỉ đạt ở mức nhỏ trong nguồn vốn huy động nên các NHTM VN phải dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Các sản phẩm thanh toán qua thẻ, internet, mobile chưa được phổ biến rộng rãi đến người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Mặt khác, cơ cấu tổ chức, mạng lưới chi nhánh phân bố chưa đồng đều, khả năng tiếp cạnh các sản phẩm dịch vụ tiên tiến hiện đại còn chênh lệch rất lớn giữa các vùng miền. Thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn mang tính phổ biến trong cộng đồng dân cư đã làm cho việc phát triển dịch vụ hiện đại khó khăn. Về phía các NHTM hiện nay đã có đầu tư nhiều sản phẩm mới, thị trường liên ngân hàng đã mở rộng tuy nhiên vẫn còn chưa đồng bộ giữa các ngân hàng. 4.1.7.2. Trình độ công nghệ Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng đạt được một số kết quả như sau: Kết quả thống kê của Vụ Thanh toán NHNN cho biết số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng trong quý I/2019 đã tăng 18,45%, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng khoảng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động thanh toán điện tử, nhất là qua điện thoại di động cũng tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị giao dịch (tăng tương ứng 97,75% và 232,3%). Theo số liệu khảo sát các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam do Vietnam Report thực hiện, 100% ngân hàng được hỏi cho biết sẽ hợp tác với các công ty fintech trong lĩnh vực thanh toán nhằm hướng đến mục tiêu “thanh toán không tiền mặt”. Theo VietNam Digital Landscape (2018), trong tổng số 96 triệu dân, có tới 67% người đang dùng internet, 37% đang sử dụng mạng xã hội một cách thường xuyên, và 73% sử dụng điện thoại thông minh trong số 146,5 triệu thuê bao toàn quốc. Theo nghiên cứu nhanh của NHNN (2018), 72% công ty fintech đang lựa chọn cạnh tranh với ngân hàng, và 14% còn lại lựa chọn phát triển sản phẩm hoàn toàn mới (Lê Thanh Tâm và cộng sự, 2018) Khảo sát các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam vào tháng 6/2019, Vietnam Report cho biết gần 3/4 số ngân hàng được hỏi cho biết sẽ ưu tiên cho hoạt động nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong hệ thống quản lý, phục vụ khách hàng; hơn 3/5 ngân hàng dự định đầu tư nâng cao hệ thống quản trị DN tiên tiến. Ngoài các ưu tiên có liên quan tới hoạt động kinh doanh, hơn 50% ngân hàng tỏ ra quan tâm đến việc nâng cao uy tín, hình ảnh trên truyền 104 thông. Theo số liệu công bố tại Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ Việt Nam 2017 với chủ đề “Tương lai ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, các chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động ngân hàng sẽ khiến chi phí tăng khoảng 31% nhưng cũng làm tăng lợi nhuận ròng khoảng 43%, năm 2018 sẽ có 44% doanh thu ngân hàng đến từ dịch vụ ngân hàng số và giúp ngân hàng gia tăng 45% cơ hội lợi nhuận trong mảng bán lẻ, giảm thiểu chi phí, cải thiện chất lượng dịch vụ, nhờ đó duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ không có khả năng cạnh tranh tính năng số hoá xuyên suốt. Về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng, nâng cao chất lượng và tiện ích các dịch vụ ngân hàng điện tử: 100% các NHTM VN có cung cấp dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking; Hầu hết các NHTM VN đã nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán điện tử, đẩy mạnh thanh toán thẻ, tăng nhanh số lượng POS và số lượng giao dịch thông qua POS; Các NHTM VN, đặc biệt là các NHTM CP đẩy mạnh triển khai hệ thống hỗ trợ khách hàng qua Call Center; Hơn 40% NHTM VN triển khai hệ thống quản trị nguồn lực (ERP), quản lý chỉ số đánh giá thực hiện công việc (KPI); Các NHTM đã nghiên cứu, tổng kết mô hình phục vụ các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, từng bước áp dụng tiêu chuẩn ITIL trong tổ chức CNTT ngân hàng. Một số NHTM VN, chẳng hạn như VCB đã có thể ứng dụng công nghệ hỗ trợ, phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi không chỉ thông qua kênh hỗ trợ truyền thống như tổng đài, tin nhắn. Khách hàng có thể giao tiếp với ngân hàng thông qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_luc_canh_tranh_va_muc_do_on_dinh_cua_cac_ngan_h.pdf
Tài liệu liên quan