CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1 Bối cảnh và khoảng trống nghiên cứu 1
1.1.1 Bối cảnh thực tiễn 1
1.1.2 Bối cảnh lý thuyết 9
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu 12
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 15
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 15
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 15
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu 15
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu 16
1.5 Phương pháp nghiên cứu 16
1.6 Ý nghĩa của luận án 17
1.7 Cấu trúc của luận án 18
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 20
2.1 Giới thiệu 20
2.2 Khái niệm và đo lường năng suất lao động 20
2.3 Lý thuyết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của doanh nghiệp 23
227 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
it +β2Xit+ β3XiFDIit+ β4Quymoit+ β5FDIitQuymoit +β6XitQuymoit + β7XitFDIitQuymoit +β8Vonhoait +β9FDIitVonhoait + β10XitVonhoait + β11VonhoaitXitFDIit+ β12Clit+ β13Mientrungit +β14Miennamit+β15KCXit + β16Quocdoanhit + εit (7)
3.6 Kết quả nghiên cứu
3.6.1 Thống kê mô tả
3.6.1.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu
Theo bảng 3.2, hai ngành nghề được nghiên cứu đại diện cho 2 nhóm ngành thâm dụng vốn và thâm dụng lao động là ngành may trang phục và ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. Bảng 3.3 mô tả số lượng DN trong mẫu của 2 ngành may trang phục và ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn được phân theo năm. Số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ở năm 2016 cao hơn năm 2015. Với ngành may trang phục số lượng DN ở năm 2016 tăng lên 51% so với năm 2015 và ngành kim loại đúc sẵn tăng lên 64% từ năm 2015 so với năm 2016. Số lượng doanh nghiệp ngành kim loại đúc gấp 1,5 lần so với số lượng doanh nghiệp ngành may trang phục.
Bảng 3.3: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành theo các năm
Ngành
Năm 2015
Năm 2016
Tổng
May trang phục
1.478
2.239
3.717
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
2.311
3.792
6.103
Tổng cộng
3.789
6.031
9.820
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra DN Việt Nam năm 2015-2016.
Bảng 3.4 mô tả số lượng DN được phân theo quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp. Từ kết quả bảng 3.4 ta có thể thấy số lượng DNNVV trong mẫu lớn hơn rất nhiều so với số lượng các doanh nghiệp lớn (lớn hơn gấp 7 lần). Đặc biệt doanh nghiệp lớn nằm chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc ngành may trang phục (nhiều hơn gấp 5 lần). Điều này cũng dễ hiểu, vì quy mô doanh nghiệp ở đây được phân theo tiêu chí số lượng lao động trong doanh nghiệp và ngành may trang phục là ngành đại diện cho nhóm ngành thâm dụng lao động.
Bảng 3.4: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề và quy mô
Ngành
DNNVV
DN lớn
Tổng
May trang phục
2.681
1.036
3.717
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
5.905
198
6.103
Tổng cộng
8.586
1234
9.820
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
Bảng 3.5 trình bày số lượng doanh nghiệp được phân theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp. Trong mẫu nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp là công ty TNHH tư nhân, công ty TNHH có vốn nhà nước là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mẫu nghiên cứu với 6396 doanh nghiệp chiếm 65% mẫu nghiên cứu. Số lượng doanh nghiệp công ty cổ phần không có vốn nhà nước chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong mẫu nghiên cứu với 1449 doanh nghiệp tương đương gần 15% số lượng doanh nghiệp trong mẫu. Tiếp đến là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 9,5% số lượng doanh nghiệp. Không có doanh nghiệp nhà nước nào trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.5 Doanh nghiệp được phân theo loại hình sở hữu
Ngành
May trang phục
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Tổng
TNHH 1 thành viên 100% vốn NNTW
2
4
6
TNHH 1 thành viên 100% vốn NNĐP
2
3
5
Cty CP, Cty TNHH có vốn Nhà nước > 50%
27
29
56
Công ty nhà nước
0
0
0
Hợp tác xã/liên hiệp HTX
31
64
95
Doanh nghiệp tư nhân
171
548
719
Công ty hợp danh
0
1
1
Cty TNHH tư nhân, Cty TNHH có vốn Nhà nước ≤ 50%
2.374
4.022
6.396
Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước
436
1013
1449
Công ty cổ phần có vốn Nhà nước ≤ 50%
44
43
87
DN 100% vốn nước ngoài
630
376
1.006
DN nhà nước liên doanh với nước ngoài
0
15
15
DN khác liên doanh với nước ngoài
31
22
53
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
Bảng 3.6 mô tả phân phối các doanh nghiệp trong mẫu là doanh nghiệp FDI và tiến hành xuất khẩu. Số lượng DN nhận vốn FDI chiếm khoảng 10,2% trên tổng số doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Số lượng DN xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới cao hơn số DN nhận vốn FDI với số lượng 2.394 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 24,4%. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nhận FDI của ngành may trang phục lớn hơn gấp đôi so với số lượng doanh nghiệp nhận FDI ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc. Tương tự, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu ngành may trang phục cũng lớn gấp đôi so với ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
Bảng 3.6 Số lượng DN xuất khẩu, nhận FDI phân theo quy mô và ngành
Ngành
Quy mô DN
DN có xuất khẩu?
DN có FDI?
Có
Không
Có
Không
Ngành may trang phục
DNNVV
704
1.977
158
2.523
DN lớn
872
164
472
564
Ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
DNNVV
652
5.253
289
5.616
DN lớn
166
32
87
111
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
Đối với doanh nghiệp may trang phục, số lượng DN nhận FDI chiếm 16,9% trong tổng số DN trong ngành và số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chiếm 42,4%. Đối với ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, số lượng DN nhận FDI chỉ chiếm 6% trong tổng số DN của ngành và số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chiếm 13% so với tổng số doanh nghiệp trong ngành. Tỷ trọng DN xuất khẩu ngành may trang phục lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng DN nhận FDI trong ngành và so với tỷ trọng doanh nghiệp xuất khẩu của ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn.
Bảng 3.6 đồng thời mô tả số lượng DN xuất khẩu và FDI phân theo quy mô doanh nghiệp và ngành. Kết quả cho thấy, đối với DNNVV ngành may trang phục, nếu số lượng DN xuất khẩu chiếm 26,3% trên tổng số DNNVV thì đối với doanh nghiệp lớn ngành này, số lượng DN xuất khẩu chiếm 84,1% tổng số doanh nghiệp lớn.
Đối với DNNVV ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 11% trên tổng số DNNVV. Đối với doanh nghiệp lớn của ngành, số lượng DN xuất khẩu chiếm tới 83,8% tổng số doanh nghiệp lớn. Như vậy, nhìn chung trên cả 2 ngành các doanh nghiệp lớn là những DN có hoạt động xuất khẩu hàng hóa bán ra nước ngoài là chủ yếu với tỷ trọng trên 80% số lượng doanh nghiệp lớn. Đối với các DNNVV, số lượng DN xuất khẩu tương đối thấp, đặc biệt đối với ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn số lượng doanh nghiệp xuất khẩu chiểm chỉ 11% trên tổng số DNNVV của ngành.
Đối với DNNVV ngành may trang phục, số lượng doanh nghiệp nhận FDI chiếm 5,89% trên tổng số DNNVV thì đối với doanh nghiệp lớn, số lượng doanh nghiệp nhận FDI chiếm 45,5% trên tổng số doanh nghiệp lớn. Đối với DNNVV ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, số lượng doanh nghiệp FDI chiếm 4,8% trên tổng số DNNVV. Đối với doanh nghiệp lớn của ngành, số lượng doanh nghiệp FDI chiếm tới 43% tổng số doanh nghiệp lớn.
Như vậy, tỷ lệ nhận FDI ở các DNNVV cũng như các DN lớn ở 2 nhóm ngành khá tương đương nhau, ít cho thấy sự chênh lệch. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp nhỏ được nhận FDI ở cả 2 ngành khá thấp, chỉ chiếm gần 5% trên tổng số.
Bảng 3.7 mô tả sự phân phối của các DN hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp phân theo miền. Nhìn vào kết quả bảng 3.8 dễ dàng nhận thấy, các DN được đặt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất chiếm số lượng rất ít và tập trung chủ yếu ở miền Nam. Tổng số lượng DN đặt ở 3 miền Bắc, Trung và Nam có sự chênh lệch lớn. Các DN tập trung chủ yếu ở 2 miền Bắc và Nam với số lượng gần tương đương nhau tương ứng gần 45% tổng số doanh nghiệp. Số lượng DN đặt trụ sở tại miền trung thấp chỉ chiếm gần 10% tổng số.
Số lượng DN ở các khu công nghiệp nằm ở miền Bắc và Trung không có sự chênh lệch quá lớn dù cho số lượng DN có trụ sở ở miền Bắc lớn hơn số lượng DN ở miền Trung rất nhiều (gấp 5,2 lần). Phần lớn các DN nằm ở các khu chế xuất/ khu công nghiệp miền Nam khi số lượng chiếm đến trên 85% tổng số doanh nghiệp nằm trong các khu chế xuất/ khu công nghiệp.
Bảng 3.7 Doanh nghiệp được phân theo vị trí khu công nghiệp và vùng
Có nằm trong KCN?
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Tổng
Ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Có
7
3
57
67
Không
2.929
506
2.601
6.036
Ngành may trang phục
Có
3
3
67
73
Không
1.203
272
2.169
3.644
Tổng
4.142
784
4.894
9820
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
3.6.1.2 Thống kê mô tả một số biến chính trong mô hình nghiên cứu
Bảng 3.8 mô tả giá trị thống kê nhóm các biến chính trong mô hình của các DN thuộc ngành may trang phục. Vì trong mẫu nghiên cứu bao gồm cả DNNVV và các doanh nghiệp lớn nên các biến số trong mẫu có sự chênh lệch lớn. Biến NSLĐ chênh lệch từ 1,002 đến 2.911,5 và có độ lệch chuẩn 261,58. Biến chất lượng lao động được đo bằng số tiền thưởng trên mỗi lao động là biến có sự dao động ít nhất từ 0,4 đến 3.435 và có độ lệch chuẩn là 70,4112.
Bảng 3.8 Thống kê mô tả nhóm biến chính của mô hình của DN thuộc ngành may trang phục
Tên biến
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
NSLĐ
109,68
261,58
1,002
2.911,5
Quy mô DN
42.851,47
165.289
43
3.783.404
Mức độ vốn hóa
344,86
367,37
6,9
4.736,5
Chất lượng lao động
69,43
70,41
0,4
3.435
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
Tương tự, bảng 3.9 mô tả các thống kê của nhóm các biến chính trong mô hình của các DN thuộc ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. Tương tự với ngành may trang phục, các biến số trong mẫu có sự chênh lệch lớn. Vì số lượng DN trong ngành sản xuất kim loại đúc sẵn cao gần gấp đôi so với tổng số DN ngành may trang phục nên sự dao động của các biến trong mô hình của ngành này có sự dao động lớn hơn.
Biến năng suất lao động chênh lệch từ 1,03 đến 21.573,46 và có độ lệch chuẩn 994,98. Biến quy mô doanh nghiệp vì được đo bằng giá trị tài sản do đó là biến số có sự dao động lớn nhất từ 190 đến 4.479, 216 và có độ lệch chuẩn là 145.865,70.
Bảng 3.9 Thống kê mô tả nhóm biến chính của mô hình của DN thuộc ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
Tên biến
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
NSLĐ
337,21
994,98
1,03
21.573,46
Quy mô DN
30.593,89
145.865,70
190
4.479.216
Mức độ vốn hóa
904,54
618,38
121,58
3.895,50
Chất lượng lao động
62,84
44,07
1
1.399,01
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
So sánh những biến số chính giữa 2 ngành ta thấy, ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn có NSLĐ trung bình cao hơn so với ngành may trang phục. Sự phân tán dữ liệu về quy mô DN (tính trên tổng tài sản) của 2 nhóm ngành khá cao. Có sự chênh lệch lớn ở giữa 2 giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của cả 2 ngành.
Ngành kim loại đúc sẵn là ngành đại diện cho nhóm ngành thâm dụng vốn nên mức độ vốn hóa ngành này cao hơn so với ngành may trang phục. Về chất lượng lao động, mặc dù ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn có sự dao động lớn hơn nhưng giá trị trung bình của chất lượng lao động của ngành thấp hơn so với giá trị trung bình của chất lượng lao động ngành may trang phục.
3.6.2 Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu phân tích sự tác động khác nhau của FDI và xuất khẩu đến năng suất lao động các doanh nghiệp có mức độ thâm dụng vốn khác nhau
Để tiến hành thực hiện phân tích sự tác động khác nhau của FDI và xuất khẩu đến NSLĐ của các doanh nghiệp có quy mô và mức độ thâm dụng vốn khác nhau, luận án tiến hành hồi quy riêng cho từng nhóm ngành. Cụ thể nghiên cứu tiến hành thực hiện nghiên cứu với tiểu ngành may trang phục đại diện cho ngành thâm dụng lao động và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc đại diện cho ngành thâm dụng vốn.
3.6.2.1 Nhóm ngành thâm dụng lao động.
Lnyit= β0 + β1FDIit +β2Xit+ β3XiFDIit+ β4Quymoit + β5FDIitQuymoit +β6XitQuymoitβ7XitFDIitQuymoit +β8Vonhoait+β9FDIitVonhoait + β10XitVonhoait + β11VonhoaitXitFDIit+ β12Clit+ β13Mientrungit + β14Miennamit+ β15KCXit + β16Quocdoanhit + εit (7)
Bảng 3.10: Bảng thống kê số lượng doanh nghiệp có xuất khẩu và có vốn FDI trong ngành thâm dụng lao động.
Doanh nghiệp có FDI hay không?
Doanh nghiệp có xuất khẩu hay không?
Không
Có
Tổng
Không
2.082
1.005
3.087
Có
59
571
630
Tổng
2.141
1.576
3.717
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016.
Vì số lượng doanh nghiệp nhận vốn đầu tư FDI và không xuất khẩu chiếm số lượng rất ít trong mẫu nghiên cứu nên chúng ta có thể giảm bớt trường hợp này. Phương trình nghiên cứu (7) trở thành:
Lnyit= β0 + β1FDIit + β2Xit+ β3Quymoi+ β4FDIitQuymoit+ β5XitQuymoit+ β6Vonhoait+ β7FDI*Vonhoait+ β8XitVonhoait+ β9CLit+ β10Miennamit +β11Mientrungit+ β12KCN + β13Quoc doanh + εit (8)
Thêm vào đó bảng 3.12 cho thấy, số lượng DN nhà nước ngành may trang phục (thâm dụng lao động) cũng chiếm số lượng rất ít trong mẫu nghiên cứu, không có doanh nghiệp nhà nước nào so với tổng số 3.717 DN, do đó luận án loại biến loại hình doanh nghiệp ra khỏi phương trình nghiên cứu, phương trình (9) trở thành:
Lnyit= β0 + β1FDIit +β2Xit+ β3Quymoi+ β4FDIitQuymoit + β5XitQuyoit+ β6Vonhoait+ β7FDI*Vonhoait+ β8Xit*Vonhoait+ β9CLit+ β10Miennamit + β11Mientrungit+ β12KCN+ εit (9)
Bảng 3.11: Bảng thống kê số lượng các loại hình doanh nghiệp ngành may trang phục
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp (đơn vị: DN)
Doanh nghiệp nhà nước
0
Doanh nghiệp tư nhân
3.717
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2106
Như đã nói ở trên, với dữ liệu bảng luận án sử dụng mô hình ước lượng tác động cố định FEM và ước lượng tác động ngẫu nhiên REM để xem xét sự tác động của FDI và xuất khẩu đến năng suất lao động. Để lựa chọn được phương pháp nào thích hợp với dữ liệu nghiên cứu, luận án sử dụng Kiểm định Hausman (1978) để lựa chọn (Baltagi, 2008; Gujarati, 2004). Kiểm định Hausman đưa ra giả thuyết H0 và giả thuyết H1 được phát biểu như sau:
H0: ước lượng của FEM và REM không khác nhau;
H1: ước lượng của FEM và REM có sự khác nhau;
Nếu với p-value của giá trị kiểm định Hausman0,05 ta không bác bỏ H0 và sử dụng REM để giải thích.
Kết quả kiểm định Hausman trong bảng 3.12 cho kết quả 34,25 và p_value= 0,0002<0.05. Do đó, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mô hình FEM và REM nên luận án sử dụng mô hình FEM để phân tích.
Bảng 3.12: Kết quả mô hình ước lượng FEM và REM
NSLĐ của DN ngành may trang phục
Mô hình tác động cố định (FEM)
Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Tên biến
Hệ số
Sai số chuẩn
Hệ số
Sai số chuẩn
FDI
-14,424***
4,5007
-0,158
0,549
Xuất khẩu (Xit)
1,311
1,2441
0,307
0,412
Quy mô doanh nghiệp
0,028
0,1108
-0,042
0,025
FDI*Quymo
2,849***
0,6195
0,072
0,052
X*Quymo
-0,147
0,1359
-0,037
0,040
Vốn hóa
0,538***
0,1105
0,536**
0,027
FDI*Vonhoa
-2,871***
0,5147
-0,161
0,075
X*Vonhoa
0,096
0,1239
0,065
0,047
Chất lượng lao động
0,006***
0,0008
0,003**
0,0003
Miền Trung
0,045
0,095
Miền Nam
0,171***
0,052
Khu công nghiệp
0,4770
0,7110
-0,0730
0,177
Hằng số
-0,7339
0,7423
0,5597
0,248
Số quan sát
3.717
3.717
Lưu ý: ***, ** và * cho biết các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
Kết quả thực nghiệm của mô hình FEM đưa ra một số gợi ý như sau:
Thứ nhất, xuất khẩu khiến năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc ngành may trang phục thay đổi một mức là X *(β2 +β5 Quymoit +β8Vonhoait), khi các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên, cả 3 hệ số β2,β5 và β8 đều không có ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10%. Kết quả này cho thấy không có sự khác biệt về năng suất lao động của các doanh nghiệp có xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài với các doanh nghiệp chỉ cung ứng hàng hóa cho thị trường nội địa của ngành may trang phục nói riêng và ngành thâm dụng lao động chung dù cho quy mô doanh nghiệp hay mức độ vốn hóa doanh nghiệp khác nhau.
Thứ hai, FDI khiến năng suất lao động của các doanh nghiệp thuộc ngành may trang phục thay đổi một mức là FDI *(β1 +β4 Quymoit +β7Vonhoait)= -14,424 + 2,849*Quymoit-2,871*Vonhoait, khi các yếu tố khác không đổi. Nếu ta xét các doanh nghiệp có quy mô ở tại 3 mức tứ phân vị khác nhau tương ứng 25%, 50% và 75% của quy mô và mức độ vốn hóa tương ứng ta có kết quả tác động của FDI như sau:
Bảng 3.13: Quy mô và mức độ vốn hóa tại 3 mức tứ phân vị của các doanh nghiệp ngành may trang phục
Các mức tứ phân vị
Q1 (25%)
Q2 (50%)
Q3 (75%)
Quy mô
8,2066
9,0653
10,1027
Vốn hóa
3,9581
5,1994
4,3662
β1+β4Quymoit +β7Vonhoait
-2,4070
-3,5244
1,8232
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bộ Điều tra doanh nghiệp năm 2015-2016
Điều này có ý nghĩa đối với các DN thâm dụng lao động, các doanh nghiệp nhận vốn đầu tư FDI có NSLĐ trung bình cao hơn các DN thâm dụng lao động mà không được nhận vốn FDI chỉ trong trường hợp quy mô của nó phải thật lớn. Điều này cũng gợi ý rằng, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào DN của ngành này chỉ phát huy được hiệu quả khi quy mô doanh nghiệp là lớn.
Thứ ba, sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến năng suất lao động của các DN ngành may trang phục được xác định bằng Quymo*(β3 +β4 FDI+β5X) = Quymo*(0,028 + 2,849FDI -0,147X). Như vậy, sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến năng suất lao động của DN tùy thuộc vào tình trạng doanh nghiệp đó có phải là doanh nghiệp FDI hay không và có tiến hành xuất khẩu hay không. Để xác định được sự tác động này của quy mô DN, luận án chia ra các trường hợp như sau:
Bảng 3.14 Tác động quy mô doanh nghiệp đến năng suất lao động
Có nhận FDI?
Xuất khẩu
Có xuất khẩu
Không xuất khẩu
Có FDI
2,737
---
Không có FDI
-0,119
0,028
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bộ Điều tra doanh nghiệp năm 2015-2016
Ghi chú: --- hàm ý không có số liệu cho nhóm doanh nghiệp FDI và không xuất khẩu (vì chiếm số lượng rất ít trong mẫu và đã được loại ra khỏi mô hình).
Từ kết quả bảng 3.14, ta có thể thấy đối với các DN vừa là doanh nghiệp FDI vừa tiến hành xuất khẩu khi quy mô tăng 1% năng suất doanh nghiệp sẽ tăng 2,737%. Đối với các DN không phải là doanh nghiệp FDI và chỉ phục vụ thị trường nội địa, khi quy mô tăng 1% sẽ làm năng suất lao động tăng 0,028%. Tuy nhiên, đối với các DN không được nhận vốn FDI nhưng vẫn tiến hành xuất khẩu của ngành này, quy mô doanh nghiệp càng lớn sẽ làm năng suất lao động giảm đi.
Thứ tư, sự tác động của mức độ vốn hóa đến NSLĐ sẽ được xác định bằng Vonhoa*(β5 +β6 FDI+β7X) = Vonhoa*(0,538 - 2,871FDI + 0,096X). Sự tác động của mức vốn hóa đến năng suất lao động của DN tùy thuộc vào tình trạng doanh nghiệp đó có phải là doanh nghiệp FDI hay khôngvà có tiến hành xuất khẩu hay không. Để xác định được sự tác động này luận án chia ra các trường hợp như sau:
Bảng 3.15 Các trường hợp có thể xảy ra của tác động của mức độ vốn hóa của doanh nghiệp đến năng suất lao động
Có nhận FDI
Xuất khẩu
Có xuất khẩu
Không xuất khẩu
Có FDI
-2,237
---
Không có FDI
0,634
0,538
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bộ Điều tra doanh nghiệp năm 2015-2016
Ghi chú: --- hàm ý không có số liệu cho nhóm doanh nghiệp FDI và không xuất khẩu (vì chiếm số lượng rất ít trong mẫu và đã được loại ra khỏi mô hình).
Bảng 3.15 gợi ý cho ta thấy một số kết quả liên quan đến sự tác động của mức độ vốn hóa của các DN đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Cụ thể, đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và không xuất khẩu, mức độ vốn hóa có tác động tích cực đến năng suất lao động. Khi các yếu tố khác không đổi khi mức độ vốn hóa tăng lên 1% làm cho năng suất lao động tăng 0,538%. Đối với các DN không phải là doanh nghiệp FDI và có xuất khẩu, mức độ vốn hóa cũng có tác động tích cực đến NSLĐ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp FDI vừa tiến hành xuất khẩu, mức độ vốn hóa của doanh nghiệp các tác động tiêu cực đến NSLĐ. Cụ thể khi các yếu tố khác là như nhau thì doanh nghiệp FDI ngành may trang phục có tiến hành xuất khẩu, khi gia tăng 1% mức độ vốn hóa làm NSLĐ giảm đi 0,538%.
Thứ năm, chất lượng lao động có sự tác động dương đến năng suất lao động của các doanh nghiệp ngành may trang phục ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, các doanh nghiệp ngành may trang phục muốn tăng năng suất lao động cần tăng chất lượng đầu vào của lao động cụ thể khi tăng 1% chất lượng lao động (mức chi trả cho người lao động) sẽ làm năng suất lao động của các doanh nghiệp tăng lên 0,0068% .
Nhóm biến liên quan đến vị trí, khu vực địa lý của doanh nghiệp đều không có ý nghĩa thống kê ở các mức 1%, 5% và 10%. Nên ta có thể kết luận vị trí doanh nghiệp của ngành này không ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp.
Tóm lại, so sánh sự tác động của FDI và xuất khẩu đối với năng suất lao động của doanh nghiệp ngành may trang phục nói riêng và ngành thâm dụng lao động nói chung, kết quả thực nghiệm gợi ý một số ý chính sau:
Đối với các doanh nghiệp ngành may trang phục, các doanh nghiệp nhận vốn đầu tư FDI có năng suất lao động trung bình cao hơn các doanh nghiệp không được nhận vốn FDI với điều kiện quy mô doanh nghiệp phải thật lớn. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI muốn gia tăng năng suất lao động cần gia tăng quy mô doanh nghiệp hoặc phải thu hẹp mức độ vốn hóa trên mỗi lao động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài không làm cho năng suất lao động thay đổi. Bằng chứng là các doanh nghiệp có xuất khẩu hay không xuất khẩu không có sự khác biệt về năng suất lao động trung bình. Các doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp FDI vừa xuất khẩu có thể gia tăng năng suất bằng cách gia tăng quy mô doanh nghiệp hoặc giảm mức độ vốn hóa trên mỗi lao động. Ngược lại, để gia tăng năng suất lao động của mình, những doanh nghiệp không có vốn FDI nhưng vẫn tiến hành xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của ngành may trang phục nên giảm quy mô doanh nghiệp hoặc tăng mức độ vốn hóa trên mỗi lao động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp FDI và chỉ sản xuất phục vụ cho nội địa trong nước có thể mở rộng thêm quy mô hoặc gia tăng mức độ vốn hóa trên mỗi lao động trong điều kiện các yếu tố khác không đổi để gia tăng năng suất lao động của mình.
3.6.2.2 Nhóm ngành thâm dụng vốn
Ln(yit)= β0 + β1FDIit +β2Xit+ β3XiFDIit+ β4Quymoit + β5FDIitQuymoit +β6XitQuymoitβ7XitFDIitQuymoit +β8Vonhoait+β9FDIitVonhoait + β10XitVonhoait + β11VonhoaitXitFDIit+ β12Clit+ β13Mientrungit + β14Miennamit+ β15KCXit + β16Quocdoanhit + εit (7)
Bảng 3.16: Bảng thống kê số lượng doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc xuất khẩu và nhận đầu tư FDI.
Doanh nghiệp có FDI hay không?
Doanh nghiệp có xuất khẩu hay không?
Không
Có
Tổng
Không
5.222
505
5.727
Có
63
313
376
Tổng
5.285
818
6.103
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bộ Điều tra Doanh nghiệp 2015-2016
Tương tự ngành may trang phục, số lượng doanh nghiệp nhận vốn đầu tư FDI và không tiến hành xuất khẩu ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc chiếm số lượng rất ít trong mẫu nghiên cứu nên luận án giảm bớt trường hợp này. Do đó, phương trình nghiên cứu (7) trở thành:
Lnyit= β0 + β1FDIit +β2Xit+ β3Quymoi+β4FDIitQuymoit +β5XitQuymoit+ β6Vonhoait+ β7FDI*Vonhoait+ β8XitVonhoait+ β9CLit+ β10Miennamit +β11Mientrungit+ β12KCN + β13Quoc doanh + εit (10)
Bảng 3.17 cho thấy, số lượng doanh nghiệp nhà nước trong ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc (thâm dụng vốn) chiếm số lượng rất ít trong mẫu nghiên cứu, không có doanh nghiệp nhà nước nào so với tổng số 6.103 DN, do đó luận án loại biến loại hình doanh nghiệp ra khỏi phương trình nghiên cứu, phương trình (10) trở thành:
Ln(yit) = β0+ β1FDIit + β2Xit+ β3Quymoi+ β4FDIitQuymoit + β5XitQuyoit+ β6Vonhoait+ β7FDI*Vonhoait+ β8Xit*Vonhoait+ β9CLit+ β10Miennamit + β11Mientrungit+ β12KCN+ εit (11)
Bảng 3.17: Bảng thống kê số lượng các loại hình doanh nghiệp ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp (đơn vị: DN)
Doanh nghiệp nhà nước
0
Doanh nghiệp tư nhân
6.103
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
Tương tự với ngành may trang phục luận án tiến hành ước lượng theo mô hình tác động cố định FEM và tác động ngẫu nhiên REM và sau đó dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp đối với ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc. Kết quả kiểm định Hausman trong bảng 3.19 cho kết quả 32,93 và p_value= 0,0003<0,05. Do đó, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mô hình FEM và REM nên luận án sử dụng mô hình FEM để phân tích.
Bảng 3.18: Bảng kết quả ước lượng mô hình FEM và REM
Biến phụ thuộc:
Năng suất lao động
Mô hình tác động cố định (FEM)
Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Tên biến
Hệ số
Sai số chuẩn
Hệ số
Sai số chuẩn
Hiện diện FDI
-1,411
10,1775
-1,5326
1,1869
Hiện diện xuất khẩu (Xit)
8,2453***
2,4238
3,2977***
0,9001
Quy mô
0,1941
0,1317
0,0821***
0,0272
FDI*Quymo
0,0922
1,0800
0,1150
0,0895
X*Quymo
-0,5572**
0,2389
-0,2675***
0,0643
Vốn hóa
0,8119***
0,1516
0,6047***
0,0416
FDI*Vonhoa
0,0369
0,9736
0,0199
0,1811
X*Vonhoa
-0,2834
0,3658
-0,0422
0,1377
Chất lượng lao động
0,0098***
0,0013
0,0063***
0,0006
Miền Trung
-0,0686
0,0931
Miền Nam
0,0497
0,0509
Khu công nghiệp
0,5239
0,8350
0,0952
0,2591
Hằng số
-3,5650***
0,8843
-0,9451***
0,2914
Số lượng doanh nghiệp
6.103
6.103
Lưu ý: ***, ** và * cho biết các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam năm 2015-2016
Kết quả thực nghiệm của mô hình FEM ở trên đưa ra một số gợi ý như sau:
Thứ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nang_suat_lao_dong_trong_doanh_nghiep_viet_nam.docx