MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các bản đồ x
Danh mục các hình x
Danh mục các hộp xi
Danh mục các sơ đồ xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3
4 Đóng góp của luận án 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘI NGUỒN 4
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cội nguồn 4
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn 4
1.1.2 Vai trò của phát triển du lịch cội nguồn 15
1.1.3 Đặc điểm phát triển du lịch cội nguồn 17
1.1.4 Nội dung phát triển du lịch cội nguồn 19
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn 25
1.2 Thực tiễn phát triển du lịch cội nguồn ở trong và ngoài nước, bài học
kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ 30
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn ở một số nước 30
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn của một số địa phương ở
Việt Nam 34
1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn cho tỉnh Phú Thọ 37
1.3 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn 38iv
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN 42
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 42
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ 42
2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ 43
2.2 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 45
2.2.1 Phương pháp tiếp cận 45
2.2.2 Khung phân tích phát triển du lịch cội nguồn 46
2.3 Phương pháp nghiên cứu 47
2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu 47
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 48
2.3.3 Phương pháp phân tích 51
2.3.4 Phương pháp dự báo 60
2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 60
Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH
PHÚ THỌ 64
3.1 Khái quát chung về du lịch và lịch sử ra đời của du lịch cội nguồn ở
tỉnh Phú Thọ 64
3.1.1 Không gian du lịch tỉnh Phú Thọ 64
3.1.2 Kết quả phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ 67
3.1.3 Lịch sử ra đời du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 68
3.2 Thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 70
3.2.1 Phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 70
3.2.2 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở tỉnh Phú Thọ 82
3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ 87
3.2.4 Tăng cường xúc tiến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 91
3.2.5 Nâng cao kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển
kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ 93
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 96
3.3.1 Cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch và năng lực thực thi của
tỉnh Phú Thọ 96
3.3.2 Công tác quy hoạch phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 100v
3.3.3 Cơ sở hạ tầng ở tỉnh Phú Thọ 106
3.3.4 Hệ thống dịch vụ phụ trợ ở tỉnh Phú Thọ 110
3.3.5 Sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn 111
3.3.6 Đặc điểm và vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ 116
3.3.7 Môi trường an ninh, an toàn cho khách du lịch cội nguồn 120
Chương 4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020 122
4.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh
Phú Thọ đến năm 2020 122
4.1.1 Quan điểm 122
4.1.2 Định hướng 123
4.1.3 Mục tiêu 123
4.2 Một số giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ 125
4.2.1 Giải pháp về chính sách phát triển du lịch cội nguồn 125
4.2.2 Bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn 128
4.2.3 Đẩy mạnh và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch cội nguồn 132
4.2.4 Tăng cường phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn
và dịch vụ phụ trợ 138
4.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cội nguồn 140
4.2.6 Xây dựng trang web và chiến lược xúc tiến du lịch cội nguồn 141
4.2.7 Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch cội nguồn 144
KẾT LUẬN 147
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 15
198 trang |
Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, có 54,2% du khách tham gia nhiều hoạt động du
lịch, 30,5% du khách đi tham quan tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa. Song, chỉ có
10,7 % du khách tham quan tìm hiểu lễ hội và 1% du khách đi tham quan bảo tàng.
Như vậy, nhu cầu tìm hiểu của khách du lịch cội nguồn về lễ hội và các tài liệu,
hiện vật tại bảo tàng Phú Thọ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đây là một câu hỏi đặt ra đối
với quá trình phát triển du lịch cội nguồn tại Phú Thọ. Hay nói cách khác, việc phát
huy giá trị của di tích, di sản, lễ hội, bảo tàng để phục vụ phát triển du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ cần được nghiên cứu giải quyết.
Bảng 3.4. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về các hoạt động của khách du lịch
cội nguồn tại tỉnh Phú Thọ
Hoạt động Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Tham quan tìm hiểu di tích 126 30,5
Tham quan tìm hiểu lễ hội 44 10,7
Tham quan bảo tàng 4 1,0
Tham quan làng quê 2 0,5
Tham quan thắng cảnh 13 3,1
Kết hợp nhiều hoạt động 224 54,2
Tổng 413 100,0
78
3.2.1.6. Đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch cội nguồn khá phong phú, đa dạng.
Trong đó, Đền Hùng và vùng phụ cận được coi là đất thiêng chứa đựng hàm lượng
văn hóa độc nhất vô nhị. Tầm vóc của khu di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng và vùng
phụ cận có đủ các điều kiện cần và đủ để quy hoạch xây dựng thành khu du lịch đa
năng làm tăng sức hấp dẫn của chuyến du lịch về cội nguồn. Khi tiến hành đánh giá
độ hấp dẫn và khả năng khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, chúng
tôi căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, thang điểm đánh giá, đặc điểm của từng loại tài
nguyên để lượng hóa và phân hạng tài nguyên, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp
khai thác và phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn một cách bền vững.
a). Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch cội nguồn
- Sự phù hợp của tài nguyên du lịch cội nguồn
Di sản: Theo tiêu chí đánh giá sự phù hợp của di sản văn hóa, một địa phương
chỉ cần có 01 di sản văn hóa được UNESCO công nhận sẽ được điểm tối đa trong
thang điểm đánh giá. Tỉnh Phú Thọ có 02 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO
công nhận là Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Do
đó, kết quả đánh giá sự phù hợp của tài nguyên di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 4
điểm (Phụ lục 5), đạt mức điểm tối đa. Như vậy, di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Phú
Thọ là tài nguyên du lịch rất phù hợp cho việc khai thác và phát triển du lịch cội nguồn.
Di tích lịch sử văn hóa: Đánh giá sự phù hợp của di tích lịch sử văn hóa dựa
vào các tiêu chí đánh giá là số lượng di tích lịch sử văn hóa, số lượng di tích lịch sử
văn hóa được xếp hạng và ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa. Phú Thọ là tỉnh có
lượng di tích lịch sử văn hóa dày và có nhiều di tích gắn liền với thời đại Hùng
Vương. Quy chiếu theo tiêu chí để tính điểm sự phù hợp của di tích lịch sử văn hóa,
Phú Thọ có 1.372 di tích lịch sử văn hóa nhưng chỉ có 568 di tích lịch sử còn hoạt
động, trong đó có 292 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia, 01 di tích có
ý nghĩa đặc biệt cấp quốc gia. Kết quả đánh sự phù hợp của di tích lịch sử văn hóa
cho các cụm du lịch trên địa bàn tỉnh, cho thấy cụm du lịch thành phố Việt Trì và
vùng phụ cận có sự phù hợp cao nhất, kết quả được thể hiện chi tiết trong phụ lục 5.
79
Bảo tàng: Phú Thọ có bảo tàng Hùng Vương là bảo tàng được xếp hạng 2.
Do đó, khi đánh giá sự phù hợp của bảo tàng thì ở tỉnh Phú Thọ chỉ có Việt Trì đạt
được 3/4 điểm (Phụ lục 5). Tức là bảo tàng ở Phú Thọ là tài nguyên du lịch cội
nguồn có sự phù hợp ở mức trung bình và điểm này được tính cho Việt Trì thuộc
cụm du lịch thành phố Việt Trì và vùng phụ cận.
Lễ hội: Theo kết quả đánh giá sự phù hợp của các lễ hội cho thấy lễ hội ở
Phú Thọ rất phù hợp cho phát triển du lịch đặc biệt là phát triển du lịch cội nguồn
với lễ hội đặc biệt cấp quốc gia - Lễ hội Đền Hùng. Với số lượng 260 lễ hội, cho
phép Phú Thọ tổ chức các chương trình du lịch cội nguồn đặc trưng của vùng miền
lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam. Trong đó, Việt Trì thuộc cụm du lịch thành phố
Việt Trì và vùng phụ cận đạt mức điểm cao nhất (Phụ lục 5).
- Tính độc đáo, đa dạng của tài nguyên du lịch cội nguồn
Tính đa dạng, độc đáo của tài nguyên du lịch góp phần tạo nên độ hấp dẫn.
Một điểm du lịch có thể tập trung nhiều loại tài nguyên nên có thể đáp ứng được
nhiều loại hình du lịch, nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Căn cứ vào chỉ
tiêu, thang điểm đánh giá tính độc đáo, đa dạng của tài nguyên du lịch tại các điểm
du lịch, kết quả đánh giá cho thấy tài nguyên du lịch cội nguồn tại Phú Thọ vừa có
tính đa dạng, vừa có tính độc đáo (Phụ lục 6.1).
Tính đa dạng của tài nguyên du lịch cội nguồn ở Phú Thọ được thể hiện ở
nhiều loại tài nguyên du lịch như di sản văn hóa (02), di tích lịch sử văn hóa
(1.372), bảo tàng (02) và lễ hội (260). Đại diện là ở thành phố Việt Trì, Hạ Hòa,
Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Lâm Thao và Thanh Thủy.
Tính độc đáo của du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đó là Khu di tích lịch sử
Đền Hùng - di tích đặc biệt cấp quốc gia, tài nguyên du lịch chỉ có duy nhất tại Việt
Trì - Phú Thọ. Bên cạnh đó, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương rất độc đáo có ý
nghĩa sống động mà không một dân tộc nào trên thế giới có được. Điều này được
khẳng định hơn khi ông Nguyễn Ngọc Ân – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Phú Thọ cho biết ý kiến của ông về tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch cội
nguồn ở tỉnh Phú Thọ (Hộp 3.2).
80
Hộp 3.2. Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về tính hấp dẫn của tài nguyên
du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam,...
Đặc biệt Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng là một không gian văn hóa độc
nhất vô nhị và vô cùng thiêng liêng của dân tộc, kết hợp cùng với nghệ thuật Hát
xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa
đông nhiệt độ không quá thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, độ ẩm trung
bình năm khoảng 85-87%. Trong đó, tiểu vùng I: gồm các huyện phía Bắc (Cẩm
Khê, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng) có nhiệt độ trung bình 22-230C. Tiểu vùng II:
gồm các huyện phía Nam (Việt Trì, Phú Thọ, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông) có
độ ẩm không khí trung bình 82-84%, nhiệt độ trung bình 23,30C. Tiểu vùng III:
gồm các huyện phía Tây (Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn) có nhiệt độ
trung bình 21-220C (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2013). Theo đánh giá của các
chuyên gia trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, khí hậu nơi đây khá
thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Như vậy, khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là
phù hợp với hoạt động của con người.
Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trên địa bàn có chênh
lệch cao, số ngày mưa nhiều (120-140 ngày). Do đó, phần đánh giá về khí hậu tại
Phú Thọ đạt 3/4 điểm.
b). Tính thời vụ của hoạt động du lịch cội nguồn
Thời gian hoạt động du lịch được đánh giá là có số ngày diễn ra hoạt động du
lịch trong năm. Kết quả đánh giá thời gian diễn ra hoạt động du lịch cho thấy Đền
Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ có thời gian hoạt động du lịch cao nhất vì ở đây có Ban
quản lý khu di tích nên mức điểm đánh giá đạt tối đa 4/4 điểm. Các khu vực còn lại
có thời gian hoạt động du lịch tương đối phù hợp, điểm đánh giá đạt 3/4 điểm. Vì
vậy, tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ có thời gian hoạt động được quanh
năm. Tuy nhiên, mùa lễ hội lại chủ yếu tập trung vào từ tháng 1 đến tháng 3 nên
điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch cội nguồn trên địa bàn.
81
c). Sức chứa
Sức chứa du lịch rất quan trọng đối với các hoạt động du lịch. Kết quả đánh
giá sức chứa tại cụm du lịch ở tỉnh Phú Thọ cho thấy các cụm du lịch đều có sức
chứa cao với hoạt động du lịch. Đặc biệt, cụm du lịch thành phố Việt và vùng phụ
cận, trong đó có khu Di tích lịch sử Đền Hùng với diện tích 1.030 ha, sức chứa lớn
tới hàng triệu lượt người/ngày. Vì vậy, công tác quy hoạch, phát triển phải gắn với
sức chứa đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch cội nguồn một
cách bền vững.
d). Vị trí, khả năng tiếp cận
Kết quả đánh giá vị trí, khả năng tiếp cận tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh
Phú Thọ khá thuận lợi, đặc biệt là Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng. Đền
Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90
km. Từ Hà Nội, khách du lịch cội nguồn có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo
quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
Như vậy, căn cứ vào điểm số đánh giá của các yếu tố trên, chúng tôi đã đánh
giá được độ hấp dẫn và khả năng khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn của 3 cụm du
lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, kết quả đánh giá được tổng hợp cụ thể trong bảng 3.5.
Trên cơ sở kết quả đánh giá lượng hóa các yếu tố tạo nên độ hấp dẫn và khả
năng khai thác, tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ được phân theo tiêu
thức lấy tổng số điểm thực tế đánh giá các yếu tố ở từng địa điểm so với tổng số
điểm tối đa của các yếu tố (48 điểm) để phân hạng tài nguyên du lịch cội nguồn.
Kết quả đánh giá chung cho thấy cụm 1 và cụm 2 có tài nguyên du lịch cội
nguồn thuộc loại 2. Trong đó, cụm du lịch thành phố Việt Trì và vùng phụ cận đạt
84,03%, cụm du lich Hạ Hòa đạt 73,44%, tức là tài nguyên du lịch cội nguồn ở 2
cụm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phương. Theo tiêu thức phân hạng thì Việt
Trì là địa điểm có tài nguyên du lịch cội nguồn được xếp vào hạng 1 (95,83%) nên
có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, tức là Việt Trì là khu vực rất thuận lợi để phát triển
du lịch cội nguồn. Tiếp theo là các khu vực Thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, Phù
Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông và Thanh Thủy. Tuy nhiên, việc
khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn phục vụ du lịch cần có kế hoạch, kịch bản cụ
thể phù hợp với từng địa phương trong tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển du
lịch của tỉnh, của quốc gia và những yêu cầu về bảo vệ di sản quốc tế.
82
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ
ĐVT: điểm
STT Địa điểm Độ hấp
dẫn
Tính
thời vụ
Sức
chứa
Khả năng
tiếp cận
Tổng
Tỷ lệ thực tế
đạt được (%)
Cụm
1
Việt Trì 34 4 4 4 46 95,83
Phù Ninh 27 3 3 3 36 75,00
Lâm Thao 30 3 3 3 39 81,25
Bình quân chung 30,33 3,33 3,33 3,33 40,33 84,03
Cụm
2
Thị xã Phú Thọ 25 3 3 3 34 70,83
Hạ Hòa 28 4 4 2 38 79,17
Thanh Ba 29 3 3 2 37 77,08
Đoan Hùng 24 3 3 2 32 66,67
Bình quân chung 26,50 3,25 3,25 2,25 35,25 73,44
Cụm
3
Yên Lập 20 3 3 1 27 56,25
Cẩm Khê 30 3 3 3 39 81,25
Tam Nông 26 3 3 3 35 72,92
Thanh Sơn 24 3 3 2 32 66,67
Thanh Thủy 29 3 3 2 37 77,08
Tân Sơn 11 3 3 1 18 37,50
Bình quân chung 23,33 3,00 3,00 2,00 31,33 65,28
3.2.2. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ đã bước đầu triển khai thực hiện công tác xã hội hóa du lịch,
thông qua các hoạt động xúc tiến đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây
dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012), tổng vốn đầu tư của tỉnh cho hoạt động này
giai đoạn 2006-2012 là 573 tỷ đồng.
3.2.2.1. Cơ sở lưu trú
Tổng hợp số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2000-2013 từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014), chúng tôi thấy
hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng khá
nhanh. Năm 2000 toàn tỉnh có 12 cơ sở. Sau 12 năm, số khách sạn, nhà nghỉ ở Phú
Thọ đã tăng lên 202 cơ sở, số phòng được xếp tiêu chuẩn sao chiếm 25,81% tổng số
phòng lưu trú. Đến năm 2013, số nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn tỉnh là 213 cơ sở
83
(Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014). Từ số liệu trên, chúng tôi tính được bình quân
mỗi năm số nhà nghỉ, khách sạn tăng 26,53%, trong đó giai đoạn 2000-2006 tăng cao
hơn giai đoạn 2006-2012 như đã thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu Năm 2000
Năm
2006
Năm
2012
Tốc độ PTBQ (%)
2000-2006 2006-2012
1. Nhà nghỉ, khách sạn 12 60 202 130,77 122,42
2. Cơ sở ăn uống 2.771 3.922 4.934 105,96 103,90
3. Doanh nghiệp lữ hành 0 0 11 - -
Kết quả trên cho thấy, hệ thống cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa
bàn tỉnh bước đầu đã phát triển cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, hầu hết các
cơ sở này cũng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách, còn các dịch vụ
khác như ăn uống, giải trí, mát xa,... vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và chưa
mang lại sự hài lòng cho khách du lịch cội nguồn.
Năm 2000, theo số liệu thống kê tỉnh Phú Thọ không có khách sạn nào đạt tiêu
chuẩn chất lượng sao. Đến năm 2012, qua điều tra cho thấy toàn tỉnh đã có 01 khách
sạn 4 sao (chiếm 5,26%), 01 khách sạn 3 sao, 09 khách sạn 2 sao và 08 khách sạn 1
sao. Kết quả điều tra về số lượng khách sạn của tỉnh Phú Thọ năm 2012 được tổng
hợp và phân loại cụ thể trong bảng 3.7. Trong đó, có khách sạn 4 sao Việt Trì Garden
cao 9 tầng, diện tích mặt bằng sử dụng 5.670m2. Tầng 1 của khách sạn có quán cà
phê và đồ ăn nhanh. Tầng 2 được dùng làm khu phòng chức năng, phòng họp,
phòng kỹ thuật, vui chơi, giải trí. Từ tầng 3 – 8 là phòng nghỉ khách sạn với tổng số
71 phòng. Phía sau khách sạn là một nhà hàng 3 tầng diện tích sử dụng hơn 1.100m2,
một bể bơi với diện tích 310m2, sân tennis và khu vật lý trị liệu rộng 1.000m2.
Bảng 3.7. Phân loại khách sạn theo tiêu chuẩn sao tại Phú Thọ năm 2012
Chỉ tiêu ĐVT Tổng 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao
Số lượng
khách sạn khách sạn 19 1 1 9 8
Tỷ lệ % 100 5,26 5,26 47,37 42,11
Số phòng phòng 711 71 75 390 174
84
3.2.2.2. Cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí và hàng lưu niệm
Năm 2000, số lượng cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 2.771 (trong
đó, có 2.769 cơ sở là của khu vực kinh tế cá thể), năm 2012 đã tăng lên 4.934 cơ sở,
bình quân mỗi năm tăng 4,93%. Đến năm 2013, số cơ sở ăn uống tăng lên là 4.937
cơ sở (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014).
Đối với khu Di tích lịch sử Đền Hùng - tâm điểm của chương trình “Du lịch
về nguồn”, năm 2000 mới chỉ có duy nhất 1 nhà hàng ăn uống và 05 cửa hàng lưu
niệm cố định phục vụ du khách. Đến năm 2012, đã có 02 nhà nghỉ, 03 nhà hàng và
38 cửa hàng lưu niệm cố định, 01 khu vui chơi giải trí.
Theo kết quả khảo sát và đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và
khách du lịch thì hầu hết các nhà hàng ăn uống đều có quy mô nhỏ, bài trí đơn giản,
các món ăn chưa phong phú. Các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh bước đầu
được quan tâm đầu tư, song chủ yếu là các điểm nhỏ, phương tiện vui chơi giải trí
còn nghèo nàn. Bên cạnh đó, các cửa hàng lưu niệm chưa có nhiều chủng loại hàng
hóa, hình thức và kiểu dáng sản phẩm đơn điệu,... nên chưa thu hút được du khách
(Lê Thị Thanh Thủy và Đinh Văn Đãn, 2012).
3.2.2.3. Doanh nghiệp lữ hành
Hệ thống các cơ sở dịch vụ du lịch cội nguồn ở Phú Thọ có xu hướng tăng
trong giai đoạn 2000-2013, nhưng lại không đồng đều trong các hoạt động du lịch.
Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng có những bước phát triển nhanh cả
về chất lượng và số lượng, trong khi đó lĩnh vực lữ hành lại chưa được quan tâm
đầu tư, phát triển. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2009 trên địa
bàn tỉnh chưa có một doanh nghiệp du lịch lữ hành nào. Đến năm 2013, có 12
doanh nghiệp du lịch lữ hành, song năng lực của các doanh nghiệp lữ hành này yếu,
khả năng cạnh tranh thấp, chủ yếu là các đại lý, chưa phát huy được vai trò cầu nối
trong phát triển du lịch cội nguồn.
Theo kết quả điều tra, phương tiện chính khách du lịch sử dụng trong chuyến
đi là ô tô (80,6%) với đặc điểm chuyến đi là đi theo đoàn (59,4%) và theo gia đình
(28,6%) là chủ yếu. Trong khi đó, kết quả điều tra cũng cho thấy chỉ có 13,8% du
khách thực hiện chuyến đi do doanh nghiệp lữ hành tổ chức, còn tới 86,2% là do du
khách tự tổ chức chuyến đi của họ (Hình 3.2). Con số này cho thấy doanh nghiệp lữ
85
hành chưa có vai trò cao trong quyết định lựa chọn hình thức tổ chức chuyến đi của
du khách. Bên cạnh đó, khả năng liên kết của các doanh nghiệp lữ hành rất yếu. Có
đến 77,78% cơ sở không có hoạt động liên kết. Chỉ có 22,22% cơ sở cho biết là có
liên kết, nhưng cũng không thường xuyên. Vì vậy, công tác tổ chức các dịch vụ lữ
hành cần có giải pháp thiết thực nhằm tăng cường liên kết và thu hút du khách sử
dụng dịch vụ lữ hành.
13,8 %
86,2 %
Tự tổ chức
Doanh nghiệp lữ
hành tổ chức
Hình 3.2. Cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo hình thức tổ chức
Tóm lại, trong giai đoạn 2000-2013, năng lực của các cơ sở kinh doanh dịch
vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có chuyển biến tích cực, song các cơ sở này
vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình tham gia phát triển du lịch cội
nguồn, đặc biệt là khả năng liên kết. Do đó, cần có những chính sách cụ thể để tháo
gỡ cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khi tham gia phát triển du lịch cội
nguồn của tỉnh.
3.2.2.4. Đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở vật
chất - kỹ thuật du lịch tại điểm đến Phú Thọ được tổng hợp trong bảng 3.8. Theo kết
quả điều tra, chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở tỉnh Phú Thọ đều ở mức
bình thường và tốt. Trong đó, chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ tham
quan được khách du lịch đánh giá cao nhất, đạt 3,63/5 điểm. Chất lượng cơ sở vật
chất - kỹ thuật du lịch tại điểm đến Phú Thọ được du khách đánh giá ở mức bình
thường và tốt. Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ tham quan được
khách du lịch đánh giá cao nhất, đạt 3,63/5 điểm.
86
Bảng 3.8. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng
cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tại Phú Thọ
ĐVT: (%)
Diễn giải Rất tốt (5)
Tốt
(4)
Bình thường
(3)
Kém
(2)
Rất kém
(1)
GTTB
(điểm)
Dịch vụ vận chuyển 4,3 45,4 45,6 4,7 0,0 3,49
Dịch vụ tham quan 5,4 53,2 41,0 0,5 0,0 3,63
Dịch vụ lưu trú 4,7 27,6 54,6 11,0 2,1 3,22
Dịch vụ ăn uống 3,2 32,0 47,1 15,3 2,4 3,18
Dịch vụ giải trí 3,5 26,0 46,2 20,8 3,5 3,05
Hàng lưu niệm 3,2 31,4 54,9 7,6 2,9 3,24
Dịch vụ khác 2,0 26,0 71,5 0,5 0,0 3,30
Song vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ khách du lịch đánh giá chất lượng cơ sở
vật chất - kỹ thuật du lịch là kém và rất kém. Khi phân tích sâu hơn tỷ lệ khách du
lịch đánh giá chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là kém và rất kém thì kết
quả cho thấy: Có tới 24,3% du khách trong tổng số du khách đánh giá chất lượng cơ
sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ giải trí là kém và rất kém. Về chất lượng cơ sở vật
chất - kỹ thuật của dịch vụ lưu trú có 13,1% du khách đánh giá là kém và rất kém.
17,7% đánh giá là kém và rất kém đối với dịch vụ ăn uống. Chất lượng hàng lưu
niệm có 10,5% tỷ trọng du khách đánh giá là kém và rất kém.
3.2.2.5. Đánh giá của du khách về giá dịch vụ du lịch
Tổng hợp kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn đánh giá về giá dịch vụ du
lịch ở tỉnh Phú Thọ (Bảng 3.9) cho thấy, giá của phần lớn dịch vụ du lịch tại điểm
đến Phú Thọ là ở mức bình thường, chỉ có giá của dịch vụ ăn uống và hàng lưu
niệm là đắt. Có trên 20% du khách đánh giá giá dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú,
dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí và hàng lưu niệm là đắt. Đây cũng là những dịch vụ
mà một phần du khách cũng cho là có giá quá đắt.
Theo kết quả điều tra, có tới hơn 1/2 du khách đánh giá giá dịch vụ ăn uống
là đắt (49%) và quá đắt (3,2%). Các loại dịch vụ có mức giá đắt và quá đắt theo
đánh giá của du khách là dịch vụ vận chuyển (33,9%), dịch vụ lưu trú (31,6%), dịch
vụ giải trí (37,1%) và hàng lưu niệm (43,1%).
87
Bảng 3.9. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về giá dịch vụ du lịch tại Phú Thọ
ĐVT: (%)
Diễn giải
Rất rẻ
(5)
Rẻ
(4)
Bình thường
(3)
Đắt
(2)
Quá đắt
(1)
GTTB
(điểm)
Dịch vụ vận chuyển 0,5 0,2 65,4 30,2 3,7 2,64
Dịch vụ tham quan 0,5 2,9 94,1 2,4 0,0 3,01
Dịch vụ lưu trú 0,5 2,8 65,1 29,6 2,0 2,70
Dịch vụ ăn uống 0,5 3,4 43,8 49,0 3,2 2,49
Dịch vụ giải trí 0,5 2,0 60,4 32,8 4,3 2,62
Hàng lưu niệm 0,5 2,2 54,2 40,7 2,4 2,58
Dịch vụ khác 0,5 3,8 87,3 8,4 0,0 2,96
Trong giai đoạn 2000-2013, hệ thống các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch
cội nguồn ở Phú Thọ có xu hướng tăng nhưng chất lượng còn thấp, giá dịch vụ vẫn
còn cao. Nguyên nhân chính là do các cơ sở này thiếu vốn, thiếu đội ngũ lao động
có kỹ năng và trình độ chuyên môn. Do vậy, cần phải có giải pháp hữu hiệu để nâng
cao chất lượng các cơ sở này nhằm phục vụ tốt hơn cho khách du lịch cội nguồn.
3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ
3.2.3.1. Nguồn nhân lực du lịch cho du lịch cội nguồn
Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013) và Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013a), chúng tôi đã thể hiện được tình hình lao động du
lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 (Bảng 3.10). Số liệu trong bảng cho
thấy, số lượng lao động cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ tăng mạnh qua các năm.
Năm 2000 lực lượng này có 375 người, đến năm 2012 đã tăng lên 2.250 người. Lực
lượng lao động du lịch cội nguồn tăng nhưng theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012) thì tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo bài bản, chuyên
nghiệp vẫn thấp, chất lượng đào tạo lao động du lịch cội nguồn còn nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp, chất
lượng phục vụ và thiếu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2012,
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực du lịch của tỉnh là 73
người, chiếm 3,24% trong tổng số lao động trực tiếp ngành du lịch. Trong đó, 15%
88
có bằng thạc sĩ, 85% tốt nghiệp đại học - cao đẳng. Tuy nhiên, số lao động được
đào tạo từ trung cấp trở lên chỉ đạt mức 53,87% trong tổng số cán bộ, công chức,
viên chức ngành du lịch. Như vậy, cho thấy đội ngũ này vẫn cần phải được đào tạo,
nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ du lịch mới có thể đáp ứng
được vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động kinh doanh du lịch ở cơ sở.
Bảng 3.10. Tình hình lao động du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 Tốc độ PTBQ (%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
SL
(người)
CC
(%)
2000-
2006
2006-
2012
Tổng số lao động trực tiếp 375 100,00 874 100,00 2.250 100,00 115,15 117,07
I. Phân theo trình độ đào tạo
1. Thạc sĩ 0 0 0 0 27 1,20 - -
2. Đại học 22 5,87 85 9,73 145 6,45 125,27 109,31
3. Cao đẳng, trung cấp 123 32,80 351 40,16 1067 47,42 119,10 120,36
4. Phổ thông 230 61,33 438 50,11 1038 46,13 111,33 115,47
II. Phân theo trình độ ngoại ngữ
1. Đại học 02 0,53 11 1,26 19 0,84 132,86 109,54
2. Chứng chỉ 87 23,20 178 20,37 1465 65,12 112,67 142,09
3. Chưa có bằng/chứng chỉ 286 76,27 685 78,37 766 34,04 115,67 101,88
Theo tiêu chuẩn của ngành du lịch, lượng lao động nói chung so với số
buồng của nhà nghỉ, khách sạn là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, cơ cấu không hợp
lý, số lao động trong cơ sở lưu trú ít so với số buồng (0,45 người/buồng, quy định là
1,5 - 2 người/buồng). Đây là bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch.
Nhu cầu việc làm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở Phú Thọ là không
lớn, có ảnh hưởng bởi tâm lý mùa vụ, tập trung nhiều vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương-
Lễ hội Đền Hùng trong thời gian ngắn từ 10 đến 20 ngày và những sự kiện đột xuất
khác. Nên hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ có nhu cầu sử dụng lao
động ở mức tối thiểu. Cùng với thói quen sử dụng người thân, người quen đã trở
thành thông lệ trong kinh doanh cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động ở các
cơ sở lưu trú. Các đơn vị kinh doanh lữ hành hầu hết là văn phòng đại diện, hoặc chi
nhánh đóng tại Phú Thọ, hầu như chỉ có vai trò làm cầu nối trung gian để hướng dẫn,
89
giới thiệu khách về trụ sở chính tổ chức. Do vậy hiệu quả kinh doanh thấp, nhu cầu
tuyển dụng lao động chuyên môn, nghiệp vụ không nhiều.
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động du lịch Phú Thọ vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của du lịch vội nguồn. Nguyên nhân là tỷ lệ lao động làm
việc tại các cơ sở du lịch cội nguồn được đào tạo về nghề du lịch chỉ đạt khoảng 30%.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có năng lực hoạt động yếu, hầu hết sử
dụng lao động gia đình và lao động kết hợp nhiều công việc do đó lao động trực tiếp
ngành du lịch lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao. Cán bộ quản lý nhà nước về du
lịch và cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch được đào tạo chính ngành du lịch chiếm
tỷ lệ thấp, đa số được đào tạo từ những ngành khác chuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ktnn_la_le_thi_thanh_thuy_2233_2005218.pdf