Luận án Nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .iv

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 7

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 7

1.1.1. Những nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc và hoa văn trang trí . 7

1.1.2. Những nghiên cứu về lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ . 13

1.1.3. Những nghiên cứu về đồ thờ. 18

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. 22

1.2.1. Cơ sở lý thuyết. 22

1.2.2. Một số khái niệm . 25

1.3. Khái quát về đối tượng khảo cứu . 30

1.3.1. Về hiện trạng đồ thờ trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ . 30

1.3.2. Về thể loại đồ thờ trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII . 33

1.3.3. Về bốn lăng mộ được lựa chọn. 45

Tiểu kết . 55

Chương 2. NHẬN DIỆN ĐỀ TÀI HOA VĂN CHẠM KHẮC TRÊN ĐỒ

THỜ ĐÁ Ở MỘT SỐ LĂNG MỘ TIÊU BIỂU THẾ KỶ XVII - XVIII.58

2.1. Đề tài hoa văn. 58

2.1.1. Hệ thống đề tài động vật . 58

2.1.2. Hệ thống đề tài thực vật . 70

2.1.3. Hệ thống đề tài hình học . 76

2.1.4. Một số đề tài khác. 78

2.2. Đề tài hoa văn trên đồ thờ đá ở một số lăng mộ tiêu biểu . 84

2.2.1. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Vũ Hồng Lượng . 84

2.2.2. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Đặng Trung Túc. 90

2.2.3. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Đỗ Bá Phẩm . 95

2.2.4. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Nguyễn Danh Thưởng . 98

2.3. Những đặc điểm về hệ đề tài . 102

2.3.1. Đa dạng về chủ đề, đề tài . 102iii

2.3.2. Phong phú về kỹ thuật, nghệ thuật . 105

2.3.3. Yếu tố đặc thù. 111

Tiểu kết . 114

Chương 3. ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC HOA

VĂN TRÊN ĐỒ THỜ ĐÁ TRONG LĂNG MỘ THẾ KỶ XVII, XVIII,

GIÁ TRỊ VÀ MỘT SỐ BÀN LUẬN. 116

3.1. Đặc trưng. 116

3.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật. 116

3.1.2. Thủ pháp tạo hình hoa văn. 121

3.1.3. Chất liệu, kỹ thuật tạo tác . 121

3.2. Giá trị. 127

3.2.1. Giá trị nghệ thuật . 127

3.2.2. Giá trị văn hóa, tín ngưỡng . 128

3.3. Một số bàn luận. 139

3.3.1. Về vấn đề “biểu tượng hoá” trong chạm khắc hoa văn trang trí . 150

3.3.2. Nghệ thuật chạm khắc hoa văn trang trí đồ thờ trong lăng mộ thế kỷ

XVII - XVIII trong cái nhìn so sánh. 159

Tiểu kết . 166

KẾT LUẬN. 168

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ . 172

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 173

PHỤ LỤC . 198iv

 

pdf266 trang | Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật chạm khắc hoa văn trên đồ thờ đá trong lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII ở Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đài thờ cũng là những hoa văn khá thú vị. Hình những chú khỉ nhỏ xíu được chạm khá công phu, trong dáng điệu tạo nên tính động cao, tạo nên sự vui vẻ khiến người đến thăm không có cảm giác thê lương thường thấy khi đến không gian lăng mộ. 90 2.2.2. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Đặng Trung Túc Đồ thờ trong lăng Đặng Trung Túc (Bắc Ninh) hiện tại gồm: 3 hương án, 1 sập thờ, 6 lư hương nhỏ và 1 lư hương có tỷ lệ lớn hơn và được tạo dáng công phu. Tư tưởng của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo thấm nhuần ở các đề tài trang trí trong lăng. Đạo giáo với biểu tượng âm dương trang trí ở cổng của lăng, tám quẻ đơn trong Kinh Dịch trang trí trên cột của cổng, tám quẻ này cũng được chạm khắc trên hương án. Phật giáo với biểu tượng lá đề xuất hiện thường xuyên trên các hương án trong lăng. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì tư tưởng Nho giáo có lẽ bao trùm hơn trên các đề tài trang trí cho đồ thờ trong di tích này. Tư tưởng của Nho giáo với những triết lý cao siêu trở nên dễ hiểu hơn với mỹ thuật nói chung và nghệ thuật chạm khắc nói riêng, bởi phương tiện chuyển tải bằng hình ảnh nên có một cách thức rất riêng, vô cùng độc đáo. Các nghệ nhân xưa đã lựa chọn một số lý thuyết của Nho giáo để khắc họa nhân sinh quan, thế giới quan của họ các biểu tượng quen thuộc đã được hình tượng hoá như Tứ linh: Long, lân, qui, phụng; Tứ quý: Tùng, cúc, trúc, mai vốn là biểu tượng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng đồng thời nó cũng là biểu tượng của người quân tử, xen lẫn với các dạng thức rồng hoá trúc, rồng hoá mây xuất hiện một cách đa dạng. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở lăng Đặng Trung Túc có lẽ là ở các phù điêu hàm chứa ca ngợi nền học vấn thâm sâu, ẩn dụ hoá qua một số đồ án trang trí trong di tích ví dụ như: Cá hóa rồng, tôm hoá rồng, Chạm khắc ẩn dụ về khát vọng được ban tước, lộc, phong hầu [7, tr.30]. Trên các đồ thờ bằng đá trong lăng Đặng Trung Túc, nghệ thuật chạm khắc, trang trí có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là một thành tố thường trực, hiện diện ở khắp nơi và trở thành phương tiện chủ yếu để các nghệ nhân làm tăng giá trị thẩm mỹ, làm phong phú và sinh động không gian kiến trúc. Đặc biệt, tính cách và ước vọng của chủ nhân công trình được biểu hiện rất rõ ràng qua những ý tưởng thể hiện trên các đồ án hoa văn trên đồ thờ mà họ lựa chọn. Hiện vật trang trí cầu kỳ, phức tạp nhất là những hương án trong lăng. Hương án đầu tiên nằm trên trục dọc di tích cao 1m, dài 1,10m, rộng 0,80m nằm cách cổng 13,10m. Chân hương án tạc kiểu chân quỳ dạ cá. Trang trí có văn mây lửa, hoa cúc tròn và mấy đường gờ trang trí. Phần bệ chia hai cấp trang trí cánh sen, 91 hoa cúc, nền gấm chữ Vạn bằng ngôn ngữ kỷ hà nối tiếp nhau. Trên gờ bệ có một dải băng hoa chanh bốn cánh cắt đôi. Thân hương án được tạo thành những khoang rộng hẹp khác nhau bởi 12 đôi cột chống. Nền trong của thân trang trí văn nền gấm chữ Vạn và phía ngoài, giữa các khe cột là hoa cúc biến thể và lá đề viền mây lửa. Trong tấm lá đề ở cả bốn mặt có chạm đủ tám quẻ trong Kinh Dịch: Cấn, Khảm, Chấn, Tốn, Linh, Khôn, Đoài Phần mặt hương án có hai băng cánh sen cách điệu tạo điểm dưới và một tầng cánh sen ngửa đỡ gờ mặt phía trên. Bốn góc trên mặt hương án được tạo bờ cao có văn mây xoắn, ở giữa có một bát hương, hai lọ cắm nến hình bát giác xếp thành hàng liền với hương án làm một khối. Hương án thứ hai nằm bên trái hương án thứ nhất, tạc kiểu chân quỳ dạ cá, có trang trí vài hình mây lửa, vài bông cúc nở tròn, phần sát bệ là tầng bệ gồm tang gờ và một tầng cánh sen ngửa đỡ lấy thân. Thân hương án được chế tạo vuông vức với 20 cột chống. Chia cả bốn mặt làm 16 ô. Những ô lớn chứa lá đề viền mây lửa. Bên trong lá đề là hoa cúc nở nhìn nghiêng. Các ô nhỏ tạo hình nghê vờn mây lửa. Hương án thứ ba nằm trong khu thờ có dáng hình và kích thước giống với hương án giữa sân về trang trí. Hương án này chỉ khác hương án giữa sân hai chi tiết. Băng hoa chanh ở gờ bệ được tạo đá bốn cánh. Trong các lá đề không khắc hình 8 quẻ của Kinh Dịch mà thay thế vào đó là 6 con cá hóa rồng [H83, PL3, tr.232], ở hai mặt bên chạm khỉ và ong, chim sẻ và hươu trong hình lá đề. Một trong những điều đặc biệt và thú vị tạo nên ấn tượng mạnh của những bức chạm khắc trang trí ở hương án trong di tích này nằm ở hương án thứ ba trong khu thờ. Nghệ nhân xưa đã sử dụng thủ pháp ẩn dụ, dùng hình tượng hóa tự dạng, biểu đạt các thuật ngữ bằng hình tượng trang trí các con vật với chủ đề Phong Hầu [H84, PL3, tr.232] và Tước Lộc. Hai mảng chạm này nằm gọn trong hình lá đề gần như một hình tròn có đường kính 35cm. Bức ở cạnh bên trái chạm hai chữ Phong Hầu với hình ảnh vui tươi ngộ nghĩnh chạm một con khỉ đang vui đùa với một con ong. Khỉ tên chữ Hán là Hầu 猴; ong là Phong 蜂; đồng âm với hai chữ Phong Hầu 封 侯. Bức chạm cho thông điệp là ước mong về việc được Phong hầu hoặc cũng có thể kể về việc chủ nhân của lăng mộ được phong là Tài kiêm hầu Đặng Trung Túc. Bức ở mặt bên phải của hương án chạm hình chim sẻ và hươu đang đối thoại với nhau. Chim sẻ tên chữ Hán là Tước 雀; Hươu là Lộc 鹿, đồng âm với Tước Lộc 爵 92 祿. Bức chạm cho thông điệp là ước mong về việc được ban tước và hưởng lộc. Đó có thể được coi là sự ví von để tìm sự tương đồng giữa hình tượng được thể hiện và ngữ nghĩa biểu hiện. Hai bức chạm của hương án Phong Hầu và Tước Lộc sử dụng bố cục trong hình tròn, tạo nên sự phong phú, hấp dẫn, không bị nhàm chán. Trong cung tròn của hình lá đề, bức Tước Lộc diễn tả một con hươu đang chơi đùa cùng với một con chim sẻ. Thế quay đầu của con hươu và con chim hướng vào nhau quấn quýt tạo nên một vòng xoáy trong bố cục tròn vô cùng hợp lý với mảng hình trong lá đề. Ở đây, nghệ nhân xưa đã sử dụng thủ pháp cường điệu về tỷ lệ của các con vật được chọn để biểu hiện chủ đề Nho giáo này. Tuy rằng tỷ lệ thực ở đây người nghệ nhân đã thay đổi để tạo nên một bố cục hợp lý khi so về tỷ lệ thực giữa hươu và chim sẻ thì tỷ lệ chim đã được làm lớn hơn, hươu được làm nhỏ hơn nhưng người xem vẫn không thấy sự vô lý mà lại cảm nhận được một sự vô cùng ăn ý giữa hai con vật trong bức chạm. Về tỷ lệ, bức Phong Hầu cũng tương tự, hình ảnh con khỉ trong thế dáng đang nghỉ ngơi trong sự bình yên vui chơi với con ong có tỷ lệ đã được cường điệu lớn hơn rất nhiều nếu so sánh tỷ lệ với con khỉ ngoài đời thực. Cả hai bức chạm đều được chạm khắc chữ với vị trí đặt chữ phù hợp, tạo nên một bố cục hoàn chỉnh cho tác phẩm [7, tr.32]. Cùng chủ đề này cũng có thể tìm thấy hình ảnh tương tự ở một số di tích khác, có thể kể đến những bức chạm hàm ý Phong Hầu và Tước Lộc trên những mảng chạm khắc đá ở lan can Thượng Điện và tháp Báo Nghiêm của chùa Bút Tháp (Bắc Ninh). Tuy nhiên, những bức chạm ở đây được đặt trong khuôn hình chữ nhật theo dạng tranh phong cảnh và không chạm khắc chữ, chỉ chạm hình ảnh khỉ và ong, hươu và chim sẻ trong không gian với cây cối, cỏ hoa. Cách hương án này 0,90m ở phía trong là một sập đá lớn dài 2,20m, rộng 1,90m, cao 0,40m. Mặt sập được trang trí các hình bát giác xen kẽ các ô vuông nhỏ tạo văn sức như vết nứt trên mai con rùa. Thành sập ở ba mặt có nhiều hình chạm khắc và trang trí. Một trong những mảng phù điêu chạm khắc tạo ấn tượng mạnh mẽ cho sập thờ này là tác phẩm chạm khắc “Cá tôm hoá rồng”. Cá hoá rồng vốn là truyền thuyết được lưu truyền phổ biến ở Việt Nam, gắn với tích “Ngư dược Vũ môn” (Cá chép hoá rồng) của khoa cử Nho học, là bức tranh phổ biến về giấc mộng của các sĩ tử trước đây, đợi chờ dịp thi cử, đỗ đạt, làm quan. 93 Cá hoá rồng cũng tượng trưng cho sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công của các sĩ tử, thể hiện sâu sắc truyền thống hiếu học, mơ ước đỗ đạt đăng khoa. Vì thế, đây là hình ảnh thường được xuất hiện ở những nơi trang nghiêm và tôn quý. Trong lăng Đặng Trung Túc, đề tài này được thể hiện ở mảng chạm khắc ở sập thờ, một trong những đồ thờ ở vị trí trang trọng nhất, được đầu tư tạo dáng và chạm trổ công phu nhất. Tuy nhiên, ở đây, người nghệ sĩ đã có sự sáng tạo vô cùng độc đáo, tạo nên một đồ án không chỉ có cá hoá rồng mà còn có tôm hoá rồng. Đây là một sự kết hợp hiếm thấy trong mảng đề tài này - Cá tôm hoá rồng [H92, PL3, tr.235]. Trên cạnh bên của sập thờ có kích thước 190cm x 33cm, nghệ nhân xưa đã tạo nên hình ảnh hai con cá chép và hai con tôm nối đuôi nhau. Mỗi loại có một con còn nguyên hình và một con đang hoá rồng trên nền mây và sóng nước. Cả hai con cá đều được thể hiện phần thân đuôi quẫy, vồng lên, cương lên, cảm giác như đang lắc mạnh, vận động cơ mạnh mẽ. Phần đầu cá đang hoá rồng đã diễn tả phần mang cong phồng, đã biến đổi thành miệng rồng, có sự xuất hiện của mũi và râu rồng, vây cá đang biến đổi như vận động liên tục, liên hoàn, bứt phá tiến lên [H94, PL3, tr.236]. Nếu cá hoá rồng mới chỉ biến đổi chút ít ở phần đầu, và phần đuôi uốn cong mạnh mẽ thì hình tôm hoá rồng đã biến đổi cả đầu, thân, chân, vây, chỉ còn một ít đuôi giữ lại hình đuôi tôm. Đầu rồng do tôm biến đổi đã rõ ràng nhất là chiếc sừng cùng hai dải đuôi bờm bay dài ra sau gáy, một chùm râu bay ngược từ dưới cằm lên, đôi mắt lồi to cùng chiếc mũi sư tử và cái tai dài hình lá, vây lưng ẩn hiện trong sự vận động của sóng nước, ăn khớp với nhau vô cùng sinh động. Chân rồng ẩn hiện trong hình mây như đang trong tư thế lấy đà kết hợp cùng dáng đuôi tôm cong như tạo nên thế bật nhảy mạnh mẽ. Kỹ thuật móc khối tạo hình tôm có thể nói là đạt đến đỉnh cao khi diễn tả phần thân tôm được chuyển độ cong vô cùng tinh tế nổi cao trên nền sóng nước [H93, PL3, tr.235]. Các phần mây, chân rồng, vây, thân rồng, sóng nước, tôm, cá chỗ được đan cài, chỗ chồng lên nhau lớp trên lớp dưới, kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên một cảnh sắc vô cùng thú vị. Sự định hình tạo khối tôm cá không chỉ theo lớp mà còn thêm chiều sâu không gian. Tư duy tạo hình tôm uốn cong tạo bứt phá, thay đổi, thúc đẩy nhanh chóng, dứt khoát, mãnh liệt, cho thấy sự dồn sức qua tạo hình khối căng, động, vần vũ thể hiện sự nhanh nhẹn, dứt khoát, tiến cao biến hoá thành thứ cao cấp hơn. Tất cả hoạt cảnh 94 này được quy gọn trong những đường viền cong theo sóng nước tạo nên như một khung tranh, mỗi điểm dừng của đường cong là một họa tiết trang trí hình mây lửa, đao mác và mặt hổ phù càng thêm tính thiêng cho không gian nơi đây. Cùng với chủ đề cá hóa rồng, trên hương án cạnh sập thờ có đến 6 hình cá hóa rồng đã biến đổi gần hết, chỉ còn lại một chút dấu vết của đuôi cá [H84, PL3, tr.232]. Qua sự phân tích các tác phẩm chạm khắc, chúng ta có thể thấy, những ước muốn khát khao danh vọng, những lý tưởng của người quân tử trong lẽ sống của người xưa vẫn song hành tồn tại, in dấu trong chạm khắc đồ thờ ở lăng mộ này. Nó xuất hiện dưới những mô-típ, đồ án trang trí mang đầy tính tượng trưng ẩn dụ, mang nặng tư tưởng nhập thế của Nho giáo, biểu tượng cho sự nỗ lực, học hành, thi cử dành chỗ đứng trong thiên hạ. Điều này cũng cho thấy Nho giáo đã đóng một vai trò trong không nhỏ trong việc phát triển nghệ thuật Việt Nam trong quá khứ. Từ các đồ án hoa văn, các biểu tượng nghệ thuật gắn liền với ý thức hệ Nho giáo, chúng ta thấy rằng, Nho giáo đã được tiếp thu một cách có chọn lọc để sản sinh ra các biểu tượng nghệ thuật phong phú đa dạng [7, tr.32]. Mặt bên trái của sập thờ lựa chọn một hình thức và đề tài khác hẳn, đó là một bức tranh liên cảnh miêu tả thiên nhiên và con người rất sinh động [H90, PL3, tr.234]. Đây là bức tranh tả cảnh núi rừng trùng điệp, núi trước che lấp núi sau, núi nọ sát núi kia tạo thành một dãy dài chạy suốt thành sập. Cảnh đầu tiên ở góc trái bức tranh là cảnh hươu đang co chân chạy, đầu ngoảnh lại phía sau nhìn một người đang cưỡi ngựa, giương cung đi săn dưới núi. Sau cảnh này là làng xóm trong thung lũng với khung mái nhà hình chữ A. Tiếp ảnh xóm làng là cảnh một chú khỉ trèo lên đỉnh núi, cúi nhìn người đóng khố, cởi trần đang đè trói một con khỉ tiếp theo là cảnh một người đàn ông tóc ngắn, mình trần đang ngồi đè lên ngực một người khác, tay trái nắm tóc kẻ bị đè, tay phải cầm gậy vung lên như sắp đánh. Người nằm dưới đang bị đè ngửa, tay chống, chân co như đang giãy giụa chống đỡ. Sau cảnh này là hình ảnh một người đàn bà áo ngắn váy dài, tay cầm một vật che đầu trông tựa ánh hào quang đang dạo bước thanh thản dưới chân núi. Ở dãy núi ngoài, ngang hàng với cảnh đánh nhau là cảnh một người ngồi cúi đầu, tay phải ôm gáy, chống cùi tay vào đầu gối, tay trái sờ chân trái đang duỗi thẳng. Trước mặt người này là một người bế con nhỏ trong lòng. Nhìn người phía trước như cảnh vợ chồng ngồi tâm sự. Cuối bức tranh là hình ảnh một con thú lớn đang khom mình rình bắt lũ khỉ trên 95 cao, khỉ mẹ ôm khỉ con trong lòng, ngồi trên đỉnh núi nhìn xuống con thú, vẻ dè chừng. Trên vách núi của bức tranh liên cảnh ở mỗi cảnh điêu khắc chữ Hán, song do chữ bị mờ nên chưa thể đọc dịch và giải thích chính xác bức tranh này. Xét về hình thức, đây có lẽ là một trong những bức tranh bằng đá khá đặc biệt được tìm thấy trong thế kỷ XVII lựa chọn hình thức kể chuyện bằng tranh kèm chữ tương tự như dạng thiết kế truyện tranh liên khung của thời hiện đại. Cảnh vật, con người trong tranh được kể theo lối đồng hiện, mỗi cảnh có kèm chữ minh họa cho câu chuyện. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng, những chữ này hiện tại đã bị mòn và không còn rõ một số chữ để có thể có đủ, dịch đúng và hiểu thấu đáo câu chuyện mà người xưa muốn kể qua mảng chạm khắc này trên sập thờ trong di tích. 2.2.3. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Đỗ Bá Phẩm Lăng Đỗ Bá Phẩm (Hà Nội) có các hiện vật được tạo tác bằng các khối đá đồ sộ, mỗi hiện vật là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo, nghệ thuật chạm khắc trang trí trên đồ thờ của lăng là minh chứng về khả năng tư duy nghệ thuật, trình độ thẩm mỹ và tài năng sáng tạo của nghệ nhân xưa. Khi bước vào lăng, người đến thăm sẽ thấy một hương án chính khá lớn và hai đẳng thờ ở phía trước. Sau những đồ thờ này là hệ thống hương án khác cùng sập thờ, ngai thờ, lư hương nối nhau liên tục đến nhà bia và mộ phần. Cụm đồ thờ gồm hương án chính và hai đẳng thờ đặt ở trung tâm của lăng có lẽ là những đồ thờ có tỷ lệ khá lớn so với các hiện vật thờ cùng loại ở các lăng khác. Hoa văn trang trí cũng được đầu tư chạm khắc chủ yếu ở ba đồ thờ này. Một phần khác, hoa văn được nhấn ở một số trọng điểm ở các đồ thờ như ngai thờ, lư hương, góc sập thờ, hương án Hoa văn, họa tiết trên các đồ thờ trong lăng Đỗ Bá Phẩm nói riêng, trong các di tích lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII nói chung chứa đựng những tư tưởng, tinh thần của mỹ thuật truyền thống Việt, chúng góp phần làm thiêng hoá công trình kiến trúc. Đóng góp không nhỏ cho sự thành công của nghệ thuật tạo dáng và trang trí hoa văn trên hệ thống đồ thờ của một số lăng mộ giai đoạn này là sự phối hợp linh hoạt giữa các họa tiết trong mỗi đồ án hoa văn được chạm khắc trên các hương án, đẳng thờ, sập thờ, ngai thờ Với lăng Đỗ Bá Phẩm, những đồ án hoa văn trở nên đặc sắc, độc đáo, khác biệt với các di tích khác chính bởi sự thay đổi trong cách sử dụng họa tiết khéo léo ở các dạng độc lập hay phối hợp họa tiết trong các đồ án hoa 96 văn trang trí cùng kỹ thuật chạm nông, không cầu kỳ trong kỹ thuật nhưng vẫn vô cùng hiệu quả. Ấn tượng nhất, có lẽ là hình ảnh chạm khắc đôi nghê chầu lư hương trên hương án trung tâm. Xung quanh bốn mặt của hương án đều chạm hoa văn. Mặt trước của thân hương án khắc “Lưỡng nghê chầu lư hương” [H96, PL3, tr.236]. Trong khung hình chữ nhật được tạo nên bởi những hình hoa thị chạy nối nhau làm đường diềm bao quanh, hình cặp nghê cưỡi trên mây, chân đặt lên quả cầu tròn, ngồi đối xứng với lư hương ở giữa, tạo nên một đồ án trang trí khá độc đáo. Hai con nghê được chạm khắc tương đồng về hình dáng, chỉ khác ở vài chi tiết bổ trợ. Đầu nghê được tạo tác khá sinh động, trán nổi cao, hai mắt lồi, tai xòe ra với những đường gân nổi rõ, chiếc mũi nở to. Từ hai tai chạy về hai bên là hình mây tỏa ra uốn cong mềm mại. Miệng trong tư thế mở rộng để lộ hai răng cửa nhô hẳn lên cùng chiếc lưỡi dài thè ra. Một đường cong gồm nhiều họa tiết hình dấu hỏi chạy từ trán đến cằm chia rõ phần má và trán. Từ cằm nghê chạy ra là một chòm râu dưới dạng đao mác. Ngực nghê được tạo bởi những đường cong lặp đi lặp lại. Hai chân trước được chạm ôm hình cầu được quấn bởi những dải lụa dài dịu dàng lan tỏa. Thân nghê có dáng thon, chắc, khỏe, sống lưng nổi khối chạy từ gáy đến đuôi chạm nổi hình xoắn ốc. Lư hương ở giữa trang trí bằng hình mặt hổ phù, phía trên lư hương tạo hình lửa bốc lên dữ dội làm tăng sự nhuần nhuyễn, ăn ý với những đám mây phủ quanh thân nghê. Biểu tượng hổ phù ở đây được sử dụng như một họa tiết, hoa văn trang trí cho hình đồ vật chạm khắc trên hương án. Lư hương ở giữa trang trí bằng hình mặt hổ phù, phía trên lư hương tạo hình lửa bốc lên dữ dội làm tăng sự nhuần nhuyễn, ăn ý với những đám mây phủ quanh thân nghê. Trong bố cục tròn hình thân của lư hương, ta không thấy ở đây sự hung dữ, biểu hiện của sức mạnh thường thấy của hổ phù mà người xem sẽ vô cùng phấn khích bởi nghệ nhân chủ động nhấn mạnh vành môi cong kết hợp với hai răng cửa của hổ phù tạo nên tiếng cười hài ước, vui tươi trên khuôn mặt tròn trịa, nhấn vài xoắn tóc. Nụ cười này vô cùng ăn ý với miệng cười lộ hai răng của đôi nghê chầu vào lư hương, tạo nên một không khí vui vẻ, khiến người đến thăm lăng mộ không thấy có cảm giác thê lương. Cảm xúc này được kéo dài với chạm khắc của mặt bên của hương án trung tâm này, trong một bố cục khác giữa lư hương với hệ thống bát bộ gồm: cuốn thư, quạt, nậm rượu kết hợp trong 97 một bố cục chặt chẽ, trang trí hổ phù trên lư hương mặc dù không chạm hàm dưới, môi dưới, không miệng cười, nhưng người xem vẫn thấy vô cùng vui vẻ bởi hai chiếc răng nhe ra của hổ phù gợi cho người xem hình ảnh ngộ nghĩnh của những đứa trẻ con vừa mới mọc được hai răng cửa vô cùng dễ thương. Cùng đề tài linh thú, hai đẳng thờ của lăng Đỗ Bá Phẩm lại lựa chọn hình ảnh con lân. Hai đẳng thờ được đặt đối xứng hai bên đường thần đạo, được bào soi và khắc gờ chỉ công phu, thân đẳng thờ chạm trổ đồ án “Lân hý cầu” ở cả mặt trước và sau [H98, PL3, tr.237]. Trên cặp đẳng thờ của lăng Đỗ Bá Phẩm chạm 4 đồ án thể hiện hình ảnh đôi lân đang vờn quả cầu được trang trí bằng dải lụa mềm mại. Nếu ở hình ảnh nghê trên hương án, phần trang trí thân nghê được tiết chế tốt, chỉ nhấn trang trí ở một số điểm, thì ở hình ảnh lân trên đẳng thờ là sự trang trí ngập tràn trên bề mặt. Toàn thân lân được chạm khắc trang trí tỉ mỉ, chi tiết, những vân xoắn ở phần chân, đuôi và bờm uốn lượn như sóng tạo nên cảm giác như những con lân này đang chuyển động, bay, vờn quanh quả bóng tròn. Những con lân này không tạo nên cảm giác áp chế thường thấy ở thể loại linh thú mà cho người xem thấy cảm giác vui tươi, thấy những con thú như đang trêu đùa, tạo nên một không khí nhẹ nhàng, vui vẻ [H99, PL3, tr.237]. Sau đẳng thờ và hương án là sập thờ được ghép bằng những phiến đá lớn, mặt của sập thờ đặt một ngai thờ đá được chạm lộng khá công phu. Đây có lẽ là một hiện vật thờ được trang trí hình linh thú với tinh thần nghiêm cẩn nhất trong không gian lăng mộ này [H101, PL3, tr.238]. Phần tay ngai được cách điệu, uốn cong tạo thành hình thân rồng với 2 đầu rồng ở 2 đầu tay ngai, cách chạm này có phần nào tương đương với ngai thờ lăng Nguyễn Danh Thưởng (Vĩnh Phúc), lăng Vũ Công Chấn (Nam Định) cùng sử dụng hình ảnh đầu rồng cho tay ngai. Đầu rồng ở ngai thờ lăng Đỗ Bá Phẩm được tạo hình khá dữ dằn, cùng với hình ảnh hổ phù trên thân ngai, hình ảnh 2 linh thú được chạm khắc trên hiện vật này tạo cảm giác khiến người đến thăm nghiêm túc hơn trong thế dáng, tinh thần khi tiếp tục bước tới phần nhà bia và mộ phần [H102, PL3, tr.238]. Ngoài hình ảnh loài thú, trên đồ thờ lăng Đỗ Bá Phẩm cũng chạm khắc thành công những loài hoa được cách điệu khéo léo, nổi bật là hình hoa sen và hoa thị. 98 Những cánh sen được chạm khắc mềm mại, nối nhau liên tục tạo thành những đường diềm trên thân hương án, đẳng thờ, giúp cho những hiện vật này được mềm mại, nhẹ nhàng hơn. Hoa văn hoa thị được thể hiện nối nhau liên tục tạo thành diềm cho đồ án trang trí thay cho phần khung bằng đường kỷ hà thường thấy ở hương án và đẳng thờ của các lăng mộ cùng thời, tạo nên vẻ đẹp riêng cho tổng thể, sự ăn ý trong cùng các đồ án trang trí trên một hiện vật. Cùng trên hương án đá trung tâm của lăng, hai bên phải và trái được chạm khắc đề tài trang trí bát bảo. Cuốn thư là một trong những họa tiết được chạm trổ công phu nhất trong tác phẩm. Hình cuốn thư, ngoài phần thường thấy tạo tác quen thuộc giống như ở các mảng chạm lăng khác, người nghệ nhân còn rất công phu trang trí cho đôi cuốn thư bằng họa tiết kỷ hà tạo thành đường diềm chạy ở cả diềm trên và diềm dưới của cuốn thư. Chiếc quạt ba tiêu trở thành một vật được tạo hình mềm mại, đặt đỡ cuốn thư này, phối hợp khá ăn ý giữa đường cong của quạt với những đường thẳng gấp khúc tạo hình cuốn thư. 2.2.4. Đề tài hoa văn trên đồ thờ lăng Nguyễn Danh Thưởng Về mỹ thuật trang trí tạo hình, lăng Nguyễn Danh Thưởng (Vĩnh Phúc) có lẽ là lăng mộ có nhiều di vật đá nhất trong số các lăng mộ thế kỷ XVII - XVIII. Chỉ tính những di vật được đục chạm thành tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh thì đã có 48 tác phẩm, trong đó hiện vật thờ chiếm số lượng lớn. Những đồ thờ được trang trí công phu nhất trong lăng này thuộc về hương án và đôi đẳng thờ ở gian Đại bái, sập thờ và ngai thờ ở trong Hậu cung. Chạm khắc đá ở lăng Nguyễn Danh Thưởng đã phản ánh những thành công nổi bật, trình độ cao về nghệ thuật chạm khắc, trang trí trên đá. Các nghệ nhân thời xưa đã biết căn cứ vào chất liệu và màu sắc của đá mà vận dụng và tận dụng chúng trong tạo hình cũng như trang trí nội thất kiến trúc. Với kỹ thuật chạm khắc tinh vi điêu luyện, cùng hình ảnh nửa thực nửa hư, chạm khắc đá ở lăng Nguyễn Danh Thưởng đã tạo nên cho di tích không khí vừa độ trang nghiêm mà không lạnh lùng, nhà ở của thần linh mà vẫn ấm áp hơi thở của cuộc sống con người. Ở lăng Nguyễn Danh Thưởng, hổ phù là biểu tượng duy nhất xuất hiện trên toàn bộ các hương án và đẳng thờ ở gian Đại bái, có đến 12 mặt hổ phù được nghệ nhân đều dành cho diện tích khá lớn trên bề mặt trang trí chiếm cả bốn mặt của các tác phẩm này. Trên hương án, bốn mặt hổ phù được cách điệu theo hướng vân hóa. 99 Mũi được tạo hình mây khánh rất cân đối, hai tai, hai râu, hai sừng đều được biểu hiện thành hình mây với các kiểu dáng khác nhau, xung quanh mặt hổ phù này cũng được bao phủ bởi những đám mây lớn [H109, PL3, tr.242]. Nghệ nhân xưa đã lựa chọn kỹ thuật chạm nông trong tổng thể các chi tiết trang trí hương án. Tuy nhiên, riêng ở biểu tượng hổ phù, họ đã dùng thủ pháp nhấn mạnh ở một số bộ phận trên khuôn mặt, tạo cho các khối nổi cao như bức phù điêu, đặc biệt gồ lên ở mũi và trán, tạo nên sự dữ dằn như muốn trấn áp người đối diện. Râu của hổ phù được chạm uốn cong, kéo dài, quấn vào những đường kỷ hà được chạm theo chiều dọc và ngang của hương án, có chỗ râu biến thành lá cúc, có vị trí râu biến thành mây. Cùng với xu hướng tạo hình của râu, hai chân hổ phù được chạm bành ra hai bên bám chặt vào những đường kỷ hà trên mặt hương án, chỉ với một hoa văn hổ phù mà nghệ nhân đã chạm khắc trang trí tràn hết mặt phía trước của hương án. Với phong cách này, biểu tượng hổ phù được lặp lại ở các mặt sau và mặt bên của hương án, phủ kín đồ thờ này. Bên cạnh hương án chính, có đến tám mặt hổ phù được chạm ở hai đẳng thờ [H111, PL3, tr.243]. Đẳng thờ thường đi theo cặp, là hai bàn thờ thường đặt hai bên hương án, có tỷ lệ nhỏ hơn hương án chính, thường được đặt quay dọc, dùng để đặt lễ vật. Biểu tượng hổ phù chạm khắc trên đẳng thờ lăng Nguyễn Danh Thưởng lại được cách điệu theo xu hướng biến thành hoa lá, phần mũi và trán được cách điệu thành những bông hoa nhiều cánh, tai cách điệu thành hình lá, còn râu và sừng biến thành ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghe_thuat_cham_khac_hoa_van_tren_do_tho_da_trong_la.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an.pdf
  • pdf3. Trich yeu luan an tieng Viet.pdf
  • pdf4. Trich yeu luan an tieng Anh.pdf
  • pdf5. Tom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdf6. Tom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
  • pdfCV dang thong tin luan an Nguyen Xuan Giap.pdf
Tài liệu liên quan