MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và những
vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
23
Chương 2: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT
LÃNH ĐẠO HỒ CHÍ MINH
27
2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến luận án 27
2.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh 37
Chương 3: NỘI DUNG NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HỒ CHÍ MINH 67
3.1. Nghệ thuật xác định mục tiêu, xây dựng tầm nhìn lãnh đạo 67
3.2. Nghệ thuật thuyết phục đối tượng lãnh đạo 80
3.3. Nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng cách mạng 90
3.4. Nghệ thuật sử dụng quyền lực 102
3.5. Nghệ thuật nắm bắt thời cơ 111
3.6. Nghệ thuật xử lý tình huống 123
Chương 4: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO HỒ CHÍ MINH 132
4.1. Giá trị lý luận 132
4.2. Giá trị thực tiễn 146
KẾT LUẬN 164
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
166
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167
180 trang |
Chia sẻ: quyettran2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh - Nội dung và giá trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t là người nông dân - rất chú trọng
tính thiết thực, cụ thể dù là trong kinh tế, chính trị, văn hóa, lý luận..., Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi
ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc). Đối với nhân dân, không thể lý luận suông,
chính trị suông” [97, tr.176]. Điều đó khẳng định, muốn thuyết phục, huy động nhân dân phải
đặc biệt chú ý đến vấn đề lợi ích thiết thân của họ. Trong quá trình lãnh đạo Hồ Chí Minh đã
nắm bắt màng lưới lợi ích và giải quyết chúng một cách hài hòa. Điểm nổi bật ở Người là
khi nhấn mạnh đến lợi ích chung, vẫn huy động được sức mạnh của mỗi cá nhân trong khối
83
đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh hướng mọi người tập trung cho mục tiêu chung trên cơ
sở thấu hiểu hoàn cảnh, mong muốn của họ. Người thông qua việc xác lập mục tiêu, xây
dựng tầm nhìn đã giúp quần chúng và mỗi cá nhân nhận ra cách thức thông qua lợi ích
chung để đạt được lợi ích riêng. Bên cạnh đó, Người luôn thấu hiểu và quan tâm đến lợi ích
riêng của mỗi người. Khi điều kiện cho phép, phù hợp với hoàn cảnh, Hồ Chí Minh thể
hiện một cách rất cụ thể. Bù lại sự thiếu thốn về vật chất, Người luôn thể hiện sự quan tâm
chu đáo về mặt tinh thần, nhất là sự ghi nhận, quan tâm, động viên, khích lệ.
Hồ Chí Minh chú trọng tìm kiếm những điểm chung, nâng nó lên, làm cho mọi
người đều hiểu, đều thấy. Sau đó dùng tương đồng để khắc chế dị biệt, lấy lợi ích chung
để dẫn dắt lợi ích riêng, để cố kết các thành phần xã hội, các lực lượng, thay vì khoét sâu
sự khác biệt. Với nhãn quan lãnh đạo sắc bén, Hồ Chí Minh nhận thấy sự thống nhất dân
tộc, sự đoàn kết toàn dân mới tạo ra động lực thực sự mạnh mẽ, bền vững để chiến thắng
mọi khó khăn trở ngại, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Hồ Chí Minh lấy lịch sử để
chứng minh, khi nào dân tộc doàn kết thì đất nước được độc lập tự do, khi nào dân ta
không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vì vậy, tìm ra điểm tương đồng để cố kết dân
tộc, tìm ra lợi ích chung để quy tụ sức mạnh toàn dân, để giữ cho khối đại đoàn kết hướng
tâm, đồng thuận với sự lãnh đạo ĐCS Việt Nam, là điểm then chốt trong xây dựng, tập
hợp lực lượng của Hồ Chí Minh. Người phê phán một số cán bộ chỉ biết “bênh vực lớp
này, chống lại lớp khác, không biết làm cho các từng lớp nhân nhượng lẫn nhau, hoà
thuận với nhau” [94, tr. 65]. Người khuyên dân ta phải nhớ chữ “đồng”, là “đồng tình,
đồng sức, đồng lòng, đồng minh” [93, tr. 266].
Nhưng điều đó không có nghĩa là Hồ Chí Minh chỉ chú ý đến tương đồng, chỉ biết tương
đồng mà bỏ qua dị biệt. Kêu gọi đoàn kết gắn bó, nhưng không có nghĩa là một chiều, mà đoàn
kết phải gắn với đấu tranh để tiến bộ. Đối với Hồ Chí Minh, không phải cứ dị biệt là mâu thuẫn,
là đối kháng, mà phải nhận rõ từng vấn đề, từng mối quan hệ, “phải xét thái độ của các giai cấp
và tầng lớp xã hội Việt Nam, để định phương châm, chính sách cho đúng” [97, tr. 391]. Với
những những lực lượng khác nhau, những mâu thuẫn khác nhau, những dị biệt cụ thể Hồ Chí
Minh luôn có cách xử lý riêng tùy theo vấn đề và tình hình. Người cho rằng không phải cứ:
“nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh. Mà không xét
hoàn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng” [95, tr. 312]. Vì vậy: “trong lúc cần toàn
dân đoàn kết mà chủ trương giai cấp đấu tranh là một điều ngu ngốc. Việc gì cũng phải đúng
với địa điểm, điều kiện và thì giờ mới thành công” [96, tr. 528].
84
Sự tương đồng và dị biệt trong lợi ích của nhân dân là một tồn tại khách quan, nếu chỉ
chăm chú đến lợi ích chung mà bỏ quên hoặc xem nhẹ lợi ích riêng thì khó có thể duy trì
đại cục lâu dài, ngược lại thì sẽ phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, hủy hoại sự nghiệp chung.
Khi kêu gọi chống chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở mọi người phân biệt chủ
nghĩa cá nhân với lợi ích cá nhân, những lợi ích cá nhân chính đáng phải được tôn trọng và
phải từng bước được quan tâm, đáp ứng phù hợp với sự phát triển của cách mạng, điều
kiện của đất nước. Trong Di chúc, Người xác định khi cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng
lợi, nước nhà thống nhất thì Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thật tốt để không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân. Trong đó, vấn đề lợi ích của các giai tầng được nhấn mạnh
với những quan tâm cụ thể, những hướng dẫn chi tiết. Hồ Chí Minh nhận thấy phải biết tập
trung cho cái chung, lợi ích chung, nhưng khi lợi ích chung nào đó đã đạt được và chuyển
sang một trạng thái mới thì phải có cách giải quyết mới với những lợi ích riêng. Bởi vì, khi
lợi ích riêng bị nén lại phục vụ cho lợi ích chung nào đấy và khi cái chung đó đạt được thì
cái riêng sẽ bung ra, phải chủ động nhìn nhận, chủ động giải quyết. Đó cũng là phương
thức để đưa cách mạng phát triển lên một giai đoạn mới.
3.2.2. Đặt mình vào vị trí của quần chúng, lấy lòng quần chúng làm lòng mình,
lấy mình làm gương cho quần chúng
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của Hồ Chí Minh trong thuyết phục
quần chúng chính là sự gắn bó với họ, là biết đặt mình vào vị trí của người khác. Nhờ vậy,
Người hiểu được hoàn cảnh, mong muốn, tiềm năng của đối tượng, động viên được quần
chúng, làm cho họ vượt qua những giới hạn thường ngày để vươn tới những điều lớn lao.
Quần chúng vượt qua nỗi sợ hãi kẻ thống trị và sự tự ti để đấu tranh chống lại cái xấu, cái
ác, giải phóng cho chính mình và cho dân tộc. Hồ Chí Minh đã sống cuộc đời của quần
chúng, trải qua những khó khăn, gian khổ như quần chúng và mang một ước mơ, khát vọng
gộp được ước mơ, khát vọng của quần chúng. Những lời bộc bạch, những bức thư thăm
hỏi, động viên của Người thể hiện rất rõ điều đó. Những lời nói, hành động của Hồ Chí
Minh đều toát lên được sự đồng cảm, gần gũi với mọi người. Điều Hồ Chí Minh mong
muốn cũng là điều quần chúng mong muốn nên họ theo Người. Nhân dân tìm thấy ở Hồ
Chí Minh nơi gửi gắm những gì mà họ đang hướng tới, lấy Người làm điểm tựa để vươn
tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, cao thượng hơn. Điều này được thể hiện qua muôn vàn
thành tích mà mỗi cá nhân, tập thể, địa phương dâng lên Hồ Chí Minh.
Biết đặt mình vào vị trí của quần chúng nên Hồ Chí Minh hiểu được quần chúng,
nhưng không chỉ dừng lại ở hiểu, mà Người còn đi xa hơn, sâu hơn. Người đã lấy lòng quần
85
chúng làm lòng mình. Khi xác định những vấn đề căn bản trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh đã
đứng trên cơ sở lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Hiểu mọi người, lấy suy nghĩ của mọi
người làm của mình là cách Hồ Chí Minh tạo nên một lực hút lôi cuốn quần chúng. Người
nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ
riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi” [105, tr.674]. Cách thức
của Hồ Chí Minh khi thuyết phục quần chúng là: hiểu vấn đề (hiểu tinh thần, bản chất nội
dung cần thuyết phục); tìm cách phù hợp để chuyển tải vấn đề đến đối tượng (cụ thể hóa nội
dung, đối tượng, các điều kiện khác, hiểu văn hóa); thái độ khi thuyết phục (mềm mỏng,
khéo léo, hòa mình vào quần chúng); gương mẫu thực hành.
Gắn bó với nhân dân nên Hồ Chí Minh hiểu ý dân, hiểu lòng dân. Việc xưng hô
của Người không rơi vào xáo rỗng, nguyên tắc mà linh hoạt phù hợp với cách nói của
quần chúng, văn hóa của dân tộc, tạo được sự bình đẳng, không gây nên khoảng cách
về chức vụ, địa vị. Điều này làm cho Hồ Chí Minh có sự gắn bó mật thiết với đồng bào
như người trong gia đình, gia tộc. Đó chính là nghệ thuật, là sự tinh tế, khéo léo trong
việc lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp, thể hiện sự hài hòa, hợp lý, đi vào lòng người (lúc là
tôi, là Bác, là anh, là cháu).
Người tác động từ gần đến xa, từ nhỏ đến lớn, từ cái thường nhật đến cái cao cả, từ
trong ra ngoài. Trước hết, là khơi gợi từ gia đình, gia cảnh, rồi từ đó nâng lên tình cảm quê
hương, từ quê hương nâng lên thành tình yêu nước, yêu thương nhân loại bị áp bức, bóc lột.
Hồ Chí Minh đã vận dụng khéo léo mối quan hệ riêng - chung, gia đình - làng xóm - quốc
gia - quốc tế. Qua đó, Người khích lệ, mở rộng, tăng cường tình cảm, tư tưởng và quyết
tâm hành động của nhân dân. Hồ Chí Minh định hướng cho họ biết tìm hạnh phúc riêng
trong hạnh phúc chung, biết hưởng hạnh phúc riêng nhưng phải quan tâm đến hạnh phúc
chung, phải sống xứng đáng với thân phận một con người và vươn lên để sống cuộc sống
của một con người chân chính, trong độc lập, tự do.
Người lãnh đạo đặt được mình vào quần chúng thì mới có thể lấy lòng quần chúng
làm lòng mình, nhưng làm được điều đó trong thực tế là điều không đơn giản. Nếu không
khéo léo, không tinh tế, không có sự hiểu biết sâu sắc nhân dân thì người lãnh đạo không
thể biết đặt mình vào quần chúng. Dù họ có đặt được mình vào đó mà nếu không có đạo
đức cao cả, không có tấm lòng độ lượng khoan dung, không có khát vọng dấn thân, dâng
hiến cuộc đời cho nhân quần thì cũng không thể lấy lòng quần chúng làm lòng mình. Hồ
Chí Minh không chỉ biết đặt mình mà còn khéo đặt mình vào quần chúng để trở thành
người của quần chúng. Hồ Chí Minh lấy điều nhân dân mong muốn, nhân dân ước ao để
86
gộp lại, nâng lên thành lý tưởng sống, khát vọng sống và động lực thôi thúc hành động. Bởi
vậy, “Hồ Chí Minh là một con người phi thường và xuất chúng. Tuy nhiên, khi gặp Hồ Chí
Minh, mọi người cảm thấy như thân thuộc từ lâu, dễ dàng nói chuyện, cởi mở, tự nhiên,
không chút nào cách bức” [31, tr.200-201].
Hồ Chí Minh luôn lấy mình làm gương, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, có khi làm
mà không nói để cho mọi người noi theo. Hồ Chí Minh hiểu rằng đối với người phương
Đông, thì một tấm gương sống có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền. Hồ Chí
Minh chỉ rõ, muốn người khác làm theo thì bản thân mình phải làm mực thước cho người
khác bắt chước, muốn người khác chính thì mình phải chính trước. Do đó, nhân dân không
chỉ nghe lời Hồ Chí Minh nói, mà còn thấy việc Hồ Chí Minh làm nên họ tin và niềm tin đó
lan tỏa theo thời gian, trở thành niềm tin của dân tộc đối với người đứng đầu. Hồ Chí Minh
như sông sâu, biển lớn đã tập hợp được xung quanh mình cả một dân tộc, tuyệt đại đa số
những người yêu nước. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên muốn tiến bộ, được nhân dân kính
trọng, tin yêu thì không được tự kiêu tự mãn, phải luôn luôn khiêm tốn trước nhân dân, làm
cho nhân dân tin mình. Sự thành công của Hồ Chí Minh trong thuyết phục quần chúng là
thành công của tinh thần nhân văn cách mạng, của sự khoan dung, lòng nhân ái, ở sự tự
nguyện hiến dâng bằng những phương pháp khéo léo để lay động tâm can con người, làm
cho quần chúng luôn tin và theo mình.
3.2.3. “Biết làm học trò dân” để lãnh đạo nhân dân
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn tâm niệm mình là người
đầy tớ của nhân dân, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Là lãnh đạo cao nhất,
nhưng Hồ Chí Minh không bao giờ tự cho mình đứng trên hay đứng ngoài mà luôn đứng
trong và đồng hành với nhân dân. Với quan điểm: “lực lượng của dân chúng nhiều vô
cùng có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có,
thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản
đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không
ra” [95, tr.335], nên Người luôn chú trọng học dân. Người phê bình suy nghĩ của một số
cán bộ “cho dân là dốt không biết gì, mình là thông thái tài giỏi” [95, tr.335], không thèm
học, không thèm bàn bạc với dân chúng. Vì vậy mà công việc thường thất bại, nếu có
chút thành công thì cũng chỉ là nhất thời.
Hồ Chí Minh biết học cách làm, cách suy nghĩ, cách nói của nhân dân, qua đó mà tự
đúc kết thành cách của riêng mình, để thuyết phục họ, vận động họ, thức tỉnh họ tham gia
đấu tranh cách mạng. Sự thuyết phục của Hồ Chí Minh luôn có hiệu quả cao vì biết nhắm
87
đúng thời điểm, trúng vấn đề, đúng đối tượng trên cơ sở hiểu đối tượng. Việc học dân được
Hồ Chí Minh tiến hành nhuần nhuyễn từ việc gần gũi đến lắng nghe, thấu hiểu. Từ đó,
Người đem những điều quan sát được, những hiểu biết đã có, chắt lọc, chuyển hóa để xây
dựng chủ trương, đường lối và phổ biến trở lại quần chúng, cổ động, giáo dục, tổ chức và
dựa vào nhân dân để thực hiện nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Điều đó làm cho sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh luôn có tính sáng tạo, linh hoạt,
thiết thực cao và có khả năng quy tụ được người khác. Mọi người không thấy xa cách,
vì người lãnh đạo luôn biết lắng nghe, gần gũi; mọi người không tự ti vì tìm thấy
trong sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, họ được đóng góp một phần nào đó, dù là nhỏ bé.
Dĩ nhiên cái học của Hồ Chí Minh là cái học của người lãnh đạo, học nhân dân để hiểu
nhân dân, biết cách lãnh đạo nhân dân và phát huy được tối đa sức mạnh tiềm ẩn ở bên
trong họ, cả về phương diện tinh thần và thể chất. Đó cũng là quá trình Hồ Chí Minh hiểu
rõ được tâm trạng của quần chúng để gắn kết với quần chúng và làm cho quần chúng gắn
kết với nhau thành một khối thống nhất. Sự thấu cảm của Hồ Chí Minh với nhân dân
không chỉ dừng lại ở sự đau xót, cảm thông, chia sẻ mà như là người trong cuộc.
Vì vậy, Hồ Chí Minh nói ra được điều mà nhân dân muốn nói và làm những việc mà
nhân dân mong muốn người lãnh của mình làm. Đó là sự lãnh đạo mà như không lãnh đạo. Hồ
Chí Minh đã đúc kết: “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò
dân, mới làm được thầy học dân” [96, tr.432]. Điều đó không chỉ chứa đựng chất trí tuệ mà
còn là cả tinh thần nhân văn cao cả. Nói là trí tuệ vì Hồ Chí Minh đã biết gạn lọc những kinh
nghiệm hay, cách làm tốt, những quan điểm đúng của nhân dân để hình thành nên đường lối
lãnh đạo. Người biết làm giàu cho trí tuệ của mình bằng sự cầu thị, sự trân trọng để học hỏi
người khác, giống như biển lớn nhận nước từ muôn sông đổ vào. Nói là nhân văn vì đó là kết
quả tất yếu của việc trọng dân, tin dân, thấu hiểu được vai trò của nhân dân đối với sự tiến bộ
của xã hội và sự sinh thành ra mỗi cá nhân, dù cá nhân đó có vĩ đại và kiệt xuất đến đâu. Biết
làm học trò dân nên Hồ Chí Minh đạt tới tầm “thầy học dân”, trở thành người “thầy học dân”
mẫu mực. Vì vậy, mỗi lời nói, bài viết của Hồ Chí Minh đã toát lên được điều ước ao suy nghĩ
của quần chúng, mọi người đều hiểu, đều tin và quyết tâm làm theo.
3.2.4. Dùng văn hóa của đối tượng để thuyết phục đối tượng
Để thuyết phục đối tượng lãnh đạo, có nhiều cách khác nhau, trong đó Hồ Chí Minh chú
trọng dùng văn hóa của đối tượng để thuyết phục đối tượng. Với nhân dân ta, Người dùng văn
hóa dân tộc để thuyết phục đồng bào, đem đến một sự lan tỏa mạnh mẽ, tạo ra hiệu quả cao.
Hồ Chí Minh rất chú trọng tới việc sử dụng văn hóa dân gian để đưa đường lối vào trong nhân
88
dân. Bởi vì, văn hóa dân gian gắn với tâm thức dân tộc và chính trị đi qua tâm thức dân tộc sẽ
có sức lan tỏa lớn và lâu bền. Người Việt Nam rất thích so sánh và Hồ Chí Minh cũng phát
hiện ra điều này: “đặc điểm rõ nhất trong tư tưởng của dân chúng là họ hay so sánh” [95, tr.335]
nên rất chú ý đến việc sử dụng điều này để tuyên truyền cách mạng, vì nó gắn với lối suy nghĩ
của đông đảo nhân dân nên dễ hiểu, dễ nhớ. Có nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, người Việt
Nam rất yêu thơ, thích làm thơ và gần như làm gì, hay nói gì cũng kèm theo thơ hoặc những lời
có vần điệu. Hồ Chí Minh cũng vậy, rất hay dùng thơ hoặc những đoạn văn vần trong các bài
nói, bài viết của mình. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “ở địa vị cầm
đầu đất nước, ông đã có những sáng kiến để tạo cái mới mà lại rất phù hợp với truyền thống.
Thành ra chuyện “kim” mà phong vị “cổ”. Chuyện “cổ” mà rất “kim”. Vì thế ông được lòng
dân” [71, tr.214]. Hồ Chí Minh làm cho mọi người nhớ đến những vần thơ chúc tết đầu năm
mỗi khi tết đến, xuân về. Hồ Chí Minh cũng làm cho mọi người nhớ đến tết trồng cây vào đầu
năm mới. Chúc tết đầu năm là phong tục cổ truyền của dân tộc, nhưng hiếm có ông vua nào
chúc tết dân, nếu có chỉ là chúc nhau trong triều đình và ra các chiếu chỉ, nhưng không tạo
thành phong tục. Ngược lại, chỉ có Hồ Chí Minh mới làm cho việc chúc tết trở thành một nét
văn hóa, thành truyền thống mà khi chuẩn bị giao thừa mọi nhà đều mong ngóng. Mỗi lời chúc
tết của Hồ Chí Minh, vừa mang ý nghĩa chúc nhau những điều tốt đẹp đầu xuân, nhưng nó
cũng là một sự đánh giá, tổng kết nhiệm vụ chính trị, đề ra phương hướng cho năm mới và
động viên mọi người thực hiện. Như vậy, sự tài tình của Hồ Chí Minh là đã làm cho toàn dân
nhận nhận thức rõ tình hình, nhiệm vụ chính trị, xây dựng niềm tin vào thắng lợi và quyết tâm
hành động qua những câu thơ chúc tết hết sức ngắn gọn mà đi vào lòng người.
Khi còn ở khu vực Hoa Nam (Trung Quốc), với tên gọi là cụ Trần, Hồ Chí Minh đã
từng nhận lời bà con Việt kiều, gọi hồn cho những người tử vong do trúng phải bom của
phát xít Nhật. Nhưng qua buổi lễ, Người đã khéo léo và tinh tế giác ngộ bà con kiều bào.
Nhờ am hiểu đời sống tinh thần và nghi lễ của nhân dân, Hồ Chí Minh đã sắp xếp buổi lễ
chu đáo và chính Người đã đọc bài văn cầu hồn. Nội dung của nó vừa phù hợp với yếu tố
tâm linh nhưng vừa có tác dụng thức tỉnh, dẫn dắt mọi người đi theo cách mạng. Do khéo
khơi dậy những tình cảm trong lòng quần chúng, buổi cầu hồn đã trở thành một cuộc tuần
hành biểu thị quyết tâm chống phát xít Nhật của những người còn sống. Không phải lãnh tụ
cách mạng, hay một người mácxít nào cũng làm được điều này như Hồ Chí Minh. Một
người trung thành với CNMLN nhưng lại thực hiện thành thục một buổi lễ cầu hồn, một
việc tưởng chừng duy tâm nhưng lại duy vật biện chứng.
89
Khác với nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, nhất là ở phương Tây - thường rất chú
trọng đến khía cạnh hùng biện khi tuyên truyền, Hồ Chí Minh không như vậy. Nắm bắt đặc
điểm của người dân Việt Nam nên một mặt quan tâm về lý lẽ, mặt khác Hồ Chí Minh rất
chú ý tác động đến mặt tình cảm. Người Việt Nam trong cuộc sống, trong ứng xử và hành
động thường chú trọng những giá trị cộng đồng, có nhu cầu được quan tâm, thăm hỏi, động
viên từ người khác. Do đó, Hồ Chí Minh khi thuyết phục đồng bào rất quan tâm tới sợi dây
liên kết tình cảm gia đình, làng xóm, cộng đồng, dân tộc. Cái lý thiết thực, cái tình chân
thành, gần gũi là một trong những yếu tố làm nên thành công của Hồ Chí Minh trong quá
trình thuyết phục quần chúng.
Hồ Chí Minh đề cao CNMLN, nhưng Người không thuyết giáo một cách hàn lâm, trừu
tượng. Người biết, trình độ học vấn của nhân dân ta còn hạn chế, nên giải thích những quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin một cách rất dung dị, phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh và nhận thức của từng đối tượng. Khiến cho mọi người ra sức thực hành CNMLN
mà không tự biết. Bản chất của CNMLN, qua cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh đi vào
nhận thức con người, vào thực tiễn rất tự nhiên. Những quan điểm, đường lối của Đảng được
thể hiện một cách dễ hiểu, dễ nhớ, vì vậy mà dễ làm và khi dân biết làm theo đường lối đó thì
cách mạng thành công. Trong nhiều bài nói, bài viết của mình, Người hay dùng các hình thức
ca dao, hò vè, thơ, lẩy Kiều và làm cho nó biến hóa, thể hiện được những thông điệp chính
trị muốn chuyển tải đến nhân dân. Có thể khẳng định rằng: “Những thành công của nhà cách
mạng, nhà lãnh tụ, vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh, có thể cắt nghĩa bằng
nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng hơn cả, cốt yếu hơn cả là Cụ Hồ rất được
lòng dân. Còn có thể khẳng định thêm rằng, đối chiếu sử sách cùng tình hình thế giới, trong
nước và thời đại này, ông Hồ được lòng dân hơn bất cứ người nào trước ông và ngay cả bây
giờ sau khi ông mất. Được lòng dân Việt Nam và còn được lòng dân thế giới. Dân không bác
bỏ ở ông một điều gì. Cái gì ở ông cũng được quần chúng chấp nhận, hoan nghênh và tôn
vinh. Ông đã liên tục suốt già nửa thế kỷ, đứng đầu một tập thể lãnh đạo, khi bí mật, khi công
khai, cả phía chính quyền và phía đoàn thể. Tất nhiên, không tránh khỏi, lúc này hay lúc khác,
trong cái tập thể ấy có cá nhân này hay tổ chức kia đã phạm sai lầm, buộc ông phải tự kiểm
điểm, nhận lỗi trước quần chúng. Nhưng dù vậy, nhân dân không nhập ông Hồ với những
người mà họ trách cứ” [71, tr.101].
Vì vậy, trong lòng nhân dân, Hồ Chí Minh là người lãnh đạo vẹn toàn nhất, mẫu mực
và đáng kính nhất, trở thành một biểu tượng hội tụ giá trị văn hóa bền vững. Một người
“tiên phong trong việc hướng nhận thức của mình đón lấy những lý tưởng mới nhất và cao
90
đẹp nhất của thời đại và vận dụng nó để vạch đường chỉ lối cho cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc của thời đại. Tiên phong trong ý nghĩa tạo ra một thế hệ quần chúng mới triệt để
hành động cách mạng theo lý tưởng của mình” [78, tr.30].
3.3. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
3.3.1. Thành tín, khoan dung, nhận biết đúng người, xếp người đúng việc, kết hợp
dụng với dưỡng
Muốn tập hợp, quy tụ, sử dụng được người khác thì người lãnh đạo phải tạo được
niềm tin chân thành ở những đối tượng lãnh đạo. Họ phải tạo ra được sự nhất quán giữa nói
và làm, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Hồ Chí Minh không chỉ tạo ấn tượng
cho người được tiếp xúc, cho đối tượng lãnh đạo về sự chân thành, mà còn thuyết phục họ
bằng những lý lẽ khoa học, bằng sự nhất quán xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình. Người hiểu rằng: “Bất kỳ việc gì dù nhỏ mà không có tín tâm và quyết tâm
thì cũng không làm được. Có tín tâm và quyết tâm thì việc dù to dù nhỏ cũng làm được”
[98, tr.4]. Vì vậy, việc tạo dựng niềm tin từ trong nhân dân, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên
và trong bạn bè quốc tế là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Nhưng Người làm
việc đó bằng sự chân thành, không phải giả tạo, không phải là thủ đoạn mị dân như một số
người đứng đầu từ trước đến nay vẫn dùng để tranh thủ sự ủng hộ nhất thời của quần chúng
để đạt được mục tiêu, lợi ích của cá nhân. Niềm tin mà Hồ Chí Minh tạo ra trong thực tế và
được cuộc sống chứng minh là sâu sắc, lâu bền, nó vượt qua giới hạn của không gian và
thời gian. Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự đảm bảo, của sự tin tưởng, đồng thời là biểu
tượng minh chứng cho người lãnh đạo khi đạt được lòng tin ở mọi người.
Có được điều đó là do Hồ Chí Minh luôn thương yêu, kính trọng, tin tưởng nhân dân,
luôn lấy dân làm gốc, xem dân là gốc, là nền tảng của thắng lợi, là ở tấm lòng đấu tranh cho
những giá trị toàn nhân dân loại, cho sự giải phóng loài người. Từ khi là một thanh niên yêu
nước, cho đến khi ở trên đỉnh cao của quyền lực, Hồ Chí Minh vẫn luôn xem mình là người
đầy tớ phục vụ nhân dân, một người lính vâng mệnh quốc dân ra trận. Người gắn bó với cuộc
sống của nhân dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân, nhiều khi rất khó phân biệt đâu là vị Chủ
tịch nước đâu là người dân bình thường. Hồ Chí Minh luôn hòa nhập vào cuộc sống của người
dân một cách rất tự nhiên, từ cử chỉ, hành động, cũng như trong lời nói. Qua đó tạo nên một sự
gắn bó thân mật, gần gũi của quần chúng với lãnh đạo của mình nhưng vẫn tràn đầy sự kính
trọng. Hồ Chí Minh hòa mình vào quần chúng, khám phá ra sức mạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn của
nhân dân, để từ đó biết tập hợp, phát huy sức mạnh của mọi người. Nhân dân tìm thấy ở Người
điểm tựa, niềm tin, động lực, hi vọng vươn tới tương lai. Do đó, họ hướng về Người. Trừ
91
những kẻ đi ngược lại với quyền lợi dân tộc, tuyệt đại đa số nhân dân đều tin vào lời nói, việc
làm của Hồ Chí Minh và Người trở thành một biểu tượng cao đẹp của nền chính trị mới.
Thành tín mà Hồ Chí Minh có là kết quả của một quá trình không ngừng lo lắng cho
dân, vì dân. Là giá trị được sinh thành từ sự tranh đấu của lãnh tụ để cho mỗi người được
sống trong độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc, nhưng luôn đặt thân mình ra sau nhân dân. Hồ
Chí Minh xem ý dân là ý trời, “dân muốn gì ta phải làm nấy”, “Nghị quyết gì mà dân chúng
cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán
bộ và tổ chức của ta” [95, tr. 337-338]. Với Hồ Chí Minh, những thiếu sót vụng về, những
việc làm chưa chuẩn của nhân dân luôn được thông cảm và thấu hiểu. Nhưng Người không
quên, mà trái lại, luôn nghĩ đến trách nhiệm của mình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng
viên, chưa làm hết, làm tròn phận sự phục vụ nhân dân, để vừa học dân, vừa giúp dân hiểu
được cái tốt, cái xấu, cái chính, cái tà, cái đúng, cái sai. Những gì mọi người chưa hiểu, Hồ
Chí Minh kiên trì, khéo léo giải thích, biết chọn lựa cách thức, địa điểm, thời giờ để thuyết
phục với một thái độ phấn khởi, cầu thị, nhẫn nại, không nóng vội, không miệt thị, chê trách
quần chúng. Ngay trước khi về với thế giới người hiền, Hồ Chí Minh vẫn lo lắng, nghĩ đến
điều có lợi cho dân: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng,
phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc
là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên
tổ chức điếu phúng linh