Luận án Nghệ thuật với vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI .6

1.1 Những nghiên cứu lý luận cơ bản về nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ,

giáo dục thị hiếu thẩm mỹ và vai trò của nghệ thuật đối với giáo dục thị

hiếu thẩm mỹ .6

1.2. Những nghiên cứu về thực trạng thị hiếu thẩm mỹ và thực trạng vận

dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta

hiện nay .24

1.3. Những nghiên cứu về nguyên tắc và giải pháp vận dụng nghệ thuật

trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay .28

1.4. Những vấn đề luận án cần nghiên cứu .33

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT,

THỊ HIẾU THẨM MỸ VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT TRONG

GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ .36

2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nghệ thuật .36

2.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục thị hiếu

thẩm mỹ.51

2.3. Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ .73

Chương 3: NGHỆ THUẬT VỚI GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO

SINH VIÊN Ở NưỚC TA HIỆN NAY: THỰC TR NG VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ ĐẶT RA.87

3.1. Những nhân tố tác động đến thị hiếu thẩm mỹ và vận dụng nghệ thuật

trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay .87

3.2. Thực trạng vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho

sinh viên ở nước ta hiện nay.96

3.3. Một số vấn đề đặt ra khi vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu

thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay.113

pdf178 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghệ thuật với vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức, trong đó con người sáng tạo ra đối tượng thẩm mỹ mới như một phương diện, một cách thức đặc biệt của cái thẩm mỹ. Chính hình tượng nghệ thuật bằng cái đẹp, cái thẩm mỹ đã đem cái vốn là của con người làm thành cái tồn tại độc lập với con người như một khách thể và chính khách thể này là phương tiện cho con người hình thành những phẩm chất người mới - quá trình đó là một quá trình biện chứng của sự khám phá, thể hiện, tác động và khơi dậy những thuộc tính năng lực người ở bên trong của con người, là quá trình thực hiện một cách độc đáo sự phân đôi cái thống nhất vốn không thể tách rời của con người thành hai thực thể đối lập nhau. Một thực thể người với tư cách là chủ thể nhận thức, khám phá; một thực thể hình tượng nghệ thuật với tư cách là khách thể tác động vào chủ thể. Trong khách thể đó, con người tìm thấy không chỉ là đối tượng gây nên khoái cảm thẩm mỹ, làm dịu ngọt lòng mình, tạo ra sự thanh cao trong tâm hồn, đem lại niềm vui và sự sảng khoái mà còn là phương tiện để khám phá nhận thức bản thân, cuộc sống của chính mình. Vì vậy, nghệ thuật là tiêu chuẩn để đánh giá, chiêm nghiệm và là phương tiện thực hiện sự thông tin, sự giao lưu giữa những con người trong một thời đại, thậm chí là giữa các quốc gia, các dân tộc, các thời kỳ lịch sử, các nền văn minh khác nhau. Nghệ thuật là cái đẹp mang tính chỉnh thể của sự phát triển, vì vậy, nó không chỉ cảm hóa con tim và khối óc, lay động tầng sâu tâm hồn con người mà còn có sức mạnh kỳ diệu kích thích hình thành nên những giá trị tinh thần mới theo yêu cầu của thực tiễn. Nó giúp con người thể hiện những nét đẹp của bản thân thông qua hoạt động sáng tạo. Nó giúp con người thấy rõ ý nghĩa sự tồn tại của mình trong xã hội thông qua sự trải nghiệm thực tiễn. Nó tạo nên những tình cảm lành mạnh, sức sống mãnh liệt, tâm hồn phong phú, hoạt động tinh tế, nhạy bén, có được những ý 77 nghĩa sâu xa. Không những thế, nghệ thuật còn có khả năng đánh thức những năng lực tiềm ẩn trong bản ngã, thôi thúc người ta suy nghĩ và hành động theo lẽ phải, theo quy luật cái đẹp. Nó làm cho tất cả những khía cạnh của lực lượng bản chất người trong mỗi người cùng trỗi dậy, hướng đến những giá trị vĩnh hằng của nhân loại. Có thể nói, nghệ thuật là nhân tố độc đáo, có sức mạnh tổng hợp kích thích con người phát huy cao độ tính năng động, tìm tòi, vượt khó, hướng tới những dự định mà chủ thể mong đạt tới trong cuộc sống. Bằng sự phản ánh hiện thực cuộc sống, nghệ thuật được tổng hợp lại thành một sợi dây xuyên suốt tổng giá trị loài người qua các dân tộc, các thời đại, cung cấp cho con người những giá trị tinh túy, quý báu nhất, chỉ cho họ thấy rõ sự thống nhất giữa bản thân với nhân loại và tính hiện thực của mình trong bản chất người của họ. Nghệ thuật tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng, giúp con người tự thanh lọc, làm cho tâm hồn thanh thản, từ đó sống cuộc sống trong sáng hơn, cao đẹp hơn. Bằng sự khám phá ra những mặt tốt đẹp của bản tính con người, nghệ thuật đã làm cho con người nhận rõ bản thân trong mọi phương diện cuộc sống, làm cho họ hiểu chính mình, hiểu người khác và tạo nên những sự tiếp xúc cần thiết để người ta giao tiếp, học tập lẫn nhau và tự vượt lên mình. Chính nghệ thuật khơi dậy trong con người nhu cầu hoạt động để làm cho cuộc sống thoát khỏi những sự nhơ nhuốc và tầm thường của những vướng mắc, đố kỵ thấp hèn, khơi dậy niềm tin và hy vọng vào hạnh phúc, giúp mỗi cá nhân đấu tranh với mình, đẩy lùi dần cái xấu, hình thành một tâm hồn hoàn thiện. Tiếp xúc với nghệ thuật, con người được sống với một xã hội thu nhỏ giàu tính thẩm mỹ trong đó chứa đựng những tấm gương đầy sức sống, giáo dục con người. Nó bồi dưỡng tình cảm đạo đức, ý thức pháp quyền, lý tưởng nhân văn. Nó phát huy tinh thần yêu nước thương người, phát triển lương tri và nghĩa vụ đối với xã hội, với con người vì sự tiến bộ chung của xã hội loài người. Với những giá trị cao của mình, nghệ thuật vạch đường đi cho những cá nhân luôn phấn đấu vì tiến bộ xã hội. Có nghĩa là, nó không chỉ hình thành lập trường, quan điểm, lý tưởng mà còn hình thành và phát triển xu hướng giá trị, xu hướng cuộc sống, xu hướng nghệ nghiệp và cả năng lực sáng tạo của con người. 78 Nghệ thuật có khả năng khai thác, khơi dậy tầng sâu ý thức của con người thông thường bị che lấp trước sự khái quát của khoa học. Nó không chỉ đơn thuần đem lại sự thỏa mãn những nhu cầu thẩm mỹ mà còn là phương thức đặc thù của sự nhận thức thế giới một cách toàn vẹn và tinh tế. Bằng khả năng diễn giải và hình thành cá tính con người về mặt xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau, khi thì tác động đến tình cảm, khi thì tác động đến trí tuệ, nghệ thuật làm thức tỉnh trong cá nhân con người những cảm xúc phong phú gắn liền với sự thống nhất nội tại bên trong “cái tôi” của họ. Đồng thời, nó trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức của con người với một chuỗi các yếu tố: tự ý thức về bản thân, nhận thức về người khác, về cuộc sống, về hiện thực; từ đó mỗi cá nhân nhận ra bản thân mình trong những khía cạnh muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống, khẳng định năng lực, phẩm chất và tự điều chỉnh thị hiếu thẩm mỹ của mình. Mục đích của nhận thức không phải chỉ vì bản thân nhận thức mà còn phải đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn xã hội. Vì vậy, hoạt động của con người không chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn hướng tới hoạt động đánh giá. Vai trò của nghệ thuật không chỉ là định hướng đối với hoạt động nhận thức mà còn định hướng đối với cả hoạt động đánh giá thẩm mỹ của con người. Bằng hoạt động đánh giá, con người tạo ra thước đo chuẩn mực cho các hệ thống giá trị của bản thân và xã hội. Về thực chất, hoạt động đánh giá thẩm mỹ là phán đoán về giá trị, về ý nghĩa thẩm mỹ về đối tượng của hiện thực trên cơ sở những quan niệm về lợi ích, về sự hoàn thiện. Nó phù hợp với nhu cầu và lý tưởng thẩm mỹ thông qua những chuẩn mực thẩm mỹ chung của xã hội. Trên cơ sở đó, nó định hướng cho sự hình thành chuẩn mực giá trị thẩm mỹ mới theo quy luật của cái đẹp. Từ nền tảng của hệ giá trị mà hoạt động đánh giá tạo nên, con người tiến đến sự phát triển năng lực sáng tạo một cách đầy đủ nhất. Hoạt động sáng tạo là một thuộc tính chung của hoạt động con người, là hoạt động biểu hiện “tính loài” của con người. Nó không phải chỉ hoạt động khoa học đơn thuần mà còn là hoạt động nghệ thuật, hoạt động thẩm mỹ. Và dĩ nhiên, trong hoạt động nghệ thuật, sáng tạo không chỉ là tạo ra cái mới mà còn được thể hiện cả trong thưởng thức và cảm thụ. Nghệ thuật với khả năng gợi mở của nó đã làm phát triển các năng lực trực tiếp của hoạt động sáng tạo. Đó là những năng lực cảm hứng, tưởng tượng, trực giác 79 và phát hiện Sức truyền cảm và năng lực phổ cập của cái đẹp trong hình tượng nghệ thuật giúp cho năng lực sáng tạo của con người trở nên nhạy cảm, tinh tế và năng động. Từ đó, con người có thể sáng tạo nên những công trình độc đáo, có một không hai, không lặp lại, có sức sống trường tồn trong thời gian, tạo nên những đỉnh cao trong lịch sử phát triển văn hóa nhân loại. Tác phẩm nghệ thuật chân chính, hình tượng nghệ thuật đẹp sẽ giúp con người khám phá, khẳng định, sáng tạo các giá trị thẩm mỹ, hình thành chuẩn mực giá trị thẩm mỹ mới trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp. 2.3.3 Nghệ thuật góp phần phát triển nhân cách cá nhân trong thị hiếu thẩm mỹ Theo cách hiểu truyền thống, một nhân cách phát triển toàn diện chính là một con người phát triển đầy đủ, hoàn thiện về thể – đức – trí – mỹ. Trong đó, sự phát triển về năng lực của mỗi người chịu sự chi phối trực tiếp từ sự phát triển của năng lực thể chất, năng lực trí tuệ và năng lực đạo đức. Xuất phát từ quan điểm thực tiễn, có thể thấy rằng, hệ thống năng lực thẩm mỹ với thị hiếu thẩm mỹ là trung tâm của mỗi con người chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động thẩm mỹ nói chung và hoạt động nghệ thuật nói riêng. Và như vậy, thông qua hoạt động thẩm mỹ cũng như hoạt động nghệ thuật, các hình tượng nghệ thuật đẹp có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện nhân cách con người. Trước hết, nghệ thuật có vai trò gợi mở các tiềm năng sáng tạo, hoàn thiện năng lực tư duy của con người. Nghệ thuật có khả năng thức tỉnh mạnh mẽ tâm hồn con người, tác động đến vùng cảm xúc tinh tế và sâu kín nhất trong tâm hồn con người. Một nhà tư tưởng phương tây đã phát biểu đại ý rằng: trong mỗi bạn là một thiên thần đang ngủ, hãy đánh thức nó dậy với những quyển sách. Chính nghệ thuật đã đánh thức tiềm năng sáng tạo của con người bằng những ước lệ, những liên tưởng, những tưởng tượng, gợi mở trên phương diện thẩm mỹ. C.Mác, Ph.Ăngghen đã suy nghĩ các vấn đề triết học, kinh tế học sâu sắc từ các hình tượng nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Các tác phẩm của Shakespeare, Gooth, Mozart, đã tác động tới tư duy của Einstein khi ông xây dựng những lý thuyết cơ bản về không gian, thời gian và vận động, Sự tác động của nghệ thuật vào vùng sáng tạo tiềm ẩn của con người làm cho vùng sáng tạo tiềm ẩn ấy có thể trong khoảnh khắc đang miên man 80 cùng giấc ngủ mơ màng dưới đáy sâu tiềm thức chợt bừng tỉnh dậy, lan tỏa và thậm chí trở thành tác nhân thúc đẩy con người đi đến hành động sáng tạo. Tác động của nghệ thuật đối với sự sáng tạo khoa học không phải ở chỗ nó trực tiếp tạo ra những tư tưởng triết học, những tiền đề, định lý toán học hay vật lý, hóa học, mà là ở chỗ bằng cơ chế biểu cảm, gợi mở nó đánh thức những liên tưởng, những suy tư do hình tượng nghệ thuật mang lại. Khi tiếp xúc với nghệ thuật, con người có sự biến đổi tâm lý vô cùng sâu sắc, tạo ra những đột biến trong hoạt động sáng tạo. Vì vậy, nghệ thuật có vai trò gợi mở và kích thích năng lực trực giác, làm hoàn thiện năng lực tư duy của con người. Trực giác là nhận thức trực tiếp, là trực quan sinh động trong mối liên hệ biện chứng với nhận thức gián tiếp (lý tính). Đó là một hình thức biểu hiện độc đáo, hợp quy luật của quá trình nhận thức chân lý. Quá trình này luôn có sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố lý tính và nhân tố trực giác trong đó có cả những trực giác thẩm mỹ. Trực giác thẩm mỹ có mối liên hệ sâu xa với tư duy lý tính nhưng nó không quy phạm hóa và khó có thể truyền đạt được. Con người chỉ có thể rèn luyện trực giác thẩm mỹ bằng những hoạt động cảm thụ, thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật. Điều này sẽ kích thích gợi mở trực giác nói chung, làm hoàn thiện tư duy, nâng cao năng lực sáng tạo của con người. Thứ hai, nghệ thuật phê phán triệt để các nhu cầu thẩm mỹ xa xỉ, giả tạo, các nhu cầu thấp hèn, hạ thấp nhân phẩm và giá trị cao đẹp vốn có của con người. Sự phê phán ấy giúp con người tránh xa các loại nhu cầu thấp hèn, đưa họ đến với các nhu cầu lành mạnh, tốt đẹp. Các nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, tốt đẹp này chính là nền tảng để đi đến hướng dẫn những cảm xúc thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh. Sự tác động của nghệ thuật đối với việc xây dựng thị hiếu thẩm mỹ cho con người được biểu hiện trực tiếp ở chỗ, những hình tượng của tác phẩm nào là thước đo của thị hiếu thì chúng sẽ đi vào đời sống thẩm mỹ của con người, xây dựng ở con người ý thức thẩm mỹ. Người ta hát những giai điệu đã được nghe, bắt chước các kiểu quần áo và điệu bộ đã được thấy ở những nhân vật trong phim ảnh và trên sân khấu, vận dụng vào sinh hoạt hàng ngày những câu thơ do nhà thơ viết lên, những cách nói lấy từ những tác phẩm văn học. Nếu thị hiếu kém thì dẫn đến sự đảo 81 lộn của hệ giá trị; những hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực bị biến thành những hiện tượng thẩm mỹ tích cực và ngược lại. Cho nên, việc đấu tranh với những thói hư tật xấu, với lối sống dung tục, với thị hiếu tầm thường hay việc phê phán những thiếu sót, ích kỷ bằng các hình tượng nghệ thuật đẹp có ý nghĩa giáo dục thị hiếu quan trọng. Chính vì vậy mà Trường Chinh trong Bàn về văn hóa, nghệ thuật đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò định hướng của cái đẹp trong hình tượng nghệ thuật đối với giáo dục thẩm mỹ trong cuộc sống của con người: “tác dụng mạnh mẽ của văn nghệ trong việc giáo dục và bồi dưỡng con người mới là do bản thân những hình tượng nghệ thuật phản ánh một cách sinh động những tính cách và hiện tượng quan trọng và nổi bật nhất trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Do đó, văn nghệ gây được những ấn tượng sâu sắc và lâu bền, tạo ra những rung cảm mãnh liệt, tác động đến con người một cách mạnh mẽ” [8, tr.200-201]. Từ những ấn tượng sâu sắc, những rung cảm mãnh liệt ấy, con người vươn tới những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp. Lý tưởng thẩm mỹ chứa đựng trong nó thế giới quan, nhân sinh quan của con người, là khát vọng vươn tới sự hoàn thiện trong cuộc sống. Lĩnh vực hoạt động của lý tưởng thẩm mỹ là nghệ thuật, phạm trù trung tâm của lý tưởng thẩm mỹ là cái đẹp. Khi tiếp nhận nghệ thuật, con người tiếp nhận cả lý tưởng thẩm mỹ thể hiện trong chính hình tượng nghệ thuật. Lý tưởng thẩm mỹ đẹp giúp con người nhận thức và đánh giá đúng cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ cũng như phát hiện ra tàn dư của cái xấu, cái cũ lỗi thời, cái giả dối trong quá trình thưởng thức và sáng tạo những giá trị cao đẹp. Thông qua nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của người nghệ sỹ tác động mạnh mẽ tới việc hình thành lý tưởng thẩm mỹ của xã hội. Nhờ đó, nghệ thuật trở thành cái thu hút sự đồng tình của xã hội, cảm hóa và thuyết phục con người trong cảm nghĩ và hành động cụ thể. Trong quá trình sống và hoạt động xã hội, con người đã hình thành quan niệm, niềm tin và muốn thể hiện tư tưởng ấy ở cái đẹp, đồng thời tìm cách phản ánh cái đẹp ấy trong hình tượng nghệ thuật. Ngược lại, những tư tưởng đúng đắn của hình tượng nghệ thuật đẹp dẫn dắt con người đến những niềm tin trong hành vi và trong hoạt động, sinh ra một năng lượng mới cho cuộc sống. 82 Từ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện nhân cách của con người, các hình tượng nghệ thuật đẹp hướng tới xây dựng một cơ chế giáo dục thẩm mỹ đặc thù: giáo dục đạo đức thẩm mỹ. Đạo đức là một quan hệ xã hội có quy tắc, có chuẩn mực, có đánh giá, có giá trị nhưng không ghi thành văn bản pháp quy như pháp luật mà chỉ được thể hiện trong nếp sống, phong tục, tập quán do một cộng đồng nhất định tạo thành khi chung sống với nhau và được điều chỉnh bởi các dư luận xã hội. Nói cách khác, đạo đức chính là phép ứng xử có nhân phẩm giữa người này và người khác được dư luận xã hội điều chỉnh. Đạo đức luôn luôn là quan hệ điều chỉnh các hành vi của con người trong sinh tồn và giao tiếp xã hội, là phương thức xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Vì vậy, con người sống có đạo đức là con người có lương tâm, có trách nhiệm, có danh dự, có nghĩa vụ Nghệ thuật là sự tái hiện các quan hệ đạo đức, sự định hướng các quan hệ đạo đức bằng các hình tượng. Và cái đẹp có mối liên hệ, gắn bó chặt chẽ với cái tốt, cái có ích trong đó, cái đẹp là chuẩn mực cao nhất quy định cái tốt và cái có ích. Vì vậy, nghệ thuật trở thành giá trị quy định các chuẩn mực và quy tắc đạo đức cho con người, đề xuất các cách thức ứng xử đạo đức để con người tự điều chỉnh hành vi của mình. Nghệ thuật làm cho các tình cảm đạo đức trong sáng, cao thượng được nâng lên và nhân rộng ra còn các tình cảm nhỏ nhen, thấp hèn được thu gom lại. Thông qua nghệ thuật, tình yêu, vinh dự, lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ được đề cập và giải quyết. Thế giới đạo đức bên trong tâm hồn con người được nghệ thuật tác động, định hướng tạo nên sức mạnh đạo đức xã hội. Nghệ thuật chứa đựng trong nó giá trị thẩm mỹ có tính đặc trưng nhất và sâu sắc nhất trong hệ thống giá trị của con người. Vì vậy, nó có khả năng tạo ra các chuẩn mực cho đạo đức nói riêng và cho cuộc sống con người nói chung. Tiếp xúc với nghệ thuật, con người tự rút ra các nguyên tắc và thái độ đạo đức của mình đồng thời định hướng cho sự phát triển của bản thân toàn diện hơn, hoàn thiện hơn. Rõ ràng, nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị hiếu thẩm mỹ. Một nền nghệ thuật lành mạnh và phong phú bao giờ cũng tạo nên sự đa dạng và phong phú về thị hiếu thẩm mỹ. Sự tác động của nghệ thuật đến thị hiếu 83 thẩm mỹ đã trở thành điều kiện cơ bản để hình thành thị hiếu nghệ thuật. Nếu quay về với ý nghĩa ban đầu của khái niệm “thị hiếu thẩm mỹ” (taste) mà Gracian Morales – nhà tư tưởng Tây Ban Nha đề xuất thì có thể hiểu rằng thị hiếu nghệ thuật là một bộ phận hợp thành thị hiếu thẩm mỹ của con người, là sở thích về nghệ thuật. Vì nghệ thuật là đỉnh cao của quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực, là nơi biểu hiện tập trung nhất và chuyên nghiệp nhất của cái đẹp. Nhưng cũng phải thấy rằng thị hiếu nghệ thuật không đơn thuần là thái độ tình cảm trực tiếp của con người trước các giá trị nghệ thuật mà trong nó “bao gồm cả lý trí và tình cảm trong lĩnh vực thưởng thức và sáng tạo, đánh giá nghệ thuật” [51, tr.20]. Thị hiếu nghệ thuật là sự cụ thể hóa của thị hiếu thẩm mỹ trong phạm vi tiếp nhận, đánh giá và sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật. Do đó, thị hiếu nghệ thuật cũng mang bản chất xã hội mặc dù nó là năng lực đánh giá nghệ thuật một cách trực tiếp của cá nhân. Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật, người ta biết đến các kiểu sở thích nghệ thuật cổ điển, nghệ thuật lãng mạn, nghệ thuật ấn tượng, nghệ thuật trừu tượng, nghệ thuật vị lai, nghệ thuật hiện sinh, và rất nhiều loại thị hiếu nghệ thuật khác trong các loại hình, loại thể nghệ thuật khác nhau. Các kiểu thị hiếu nghệ thuật này là sự vận động của thị hiếu thẩm mỹ trong mọi hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, thị hiếu nghệ thuật không đồng nhất với thị hiếu thẩm mỹ. Nếu so sánh về phạm vi hoạt động thì thị hiếu thẩm mỹ rộng hơn, bao quát hơn thị hiếu nghệ thuật. Và trong thị hiếu nghệ thuật, bên cạnh các tiêu chuẩn thẩm mỹ còn có cả những tiêu chuẩn khác về nghệ thuật. Giữa thị hiếu thẩm mỹ và thị hiếu nghệ thuật có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Thực tế, những người có khả năng đánh giá nhanh nhạy và đúng đắn các hiện tượng thẩm mỹ trong đời sống thường cũng là những người biết đánh giá một cách xác đáng giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật. Ngược lại, người nào cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật, người đó cũng sẽ có cảm nhận tinh tế và sâu sắc hơn cái đẹp của tự nhiên, của xã hội và của con người trong đời sống của họ. Như vậy, muốn giáo dục thị hiếu thẩm mỹ tốt, cần phải tạo cho con người có điều kiện tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật đẹp. Tác phẩm nghệ thuật tạo nên thị hiếu nghệ thuật và thị hiếu nghệ thuật lại là hạt nhân của thị hiếu thẩm mỹ. Cho nên, 84 vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là cách tốt nhất để cổ vũ, phát triển thị hiếu thẩm mỹ tốt, đưa con người đến các chuẩn mực sống đẹp. Tuy nhiên, như Mác đã khẳng định: “nếu anh muốn thưởng thức nghệ thuật thì trước hết anh phải được giáo dục về nghệ thuật” [70, tr.136]. Muốn có thị hiếu nghệ thuật tốt, con người phải am hiểu về nghệ thuật và am hiểu cả ngôn ngữ của mỗi loại hình, loại thể nghệ thuật. Các loại hình, loại thể nghệ thuật khác nhau có phương thức tác động đến thị hiếu thẩm mỹ khác nhau. Việc phân loại nghệ thuật là mang tính ước lệ và tương đối. Trong lịch sử, thời cổ đại, Aristotle tìm cách phân loại nghệ thuật qua đối tượng của sự bắt chước, phương thức của sự bắt chước, mục đích của sự bắt chước. Thời cận đại, I. Kant phân loại nghệ thuật thành nghệ thuật tĩnh và nghệ thuật động, nghệ thuật biểu hiện và nghệ thuật không biểu hiện, nghệ thuật lao động và nghệ thuật trò chơi. G.V. Hegel thì căn cứ vào quan điểm về sự vận động của ý niệm tuyệt đối trong lịch sử của mình để phân chia nghệ thuật thành nghệ thuật tượng trưng, nghệ thuật cổ điển, nghệ thuật lãng mạn với năm loại hình là kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa, thi ca. Trên quan điểm Mácxít, từ góc độ hình thái học, M.Cagan chia nghệ thuật theo hai tiêu chí: bản thể học và tín hiệu học. Theo M.Cagan, với tiêu chí bản thể học, nghệ thuật được chia thành ba nhóm loại hình: nghệ thuật không gian gồm hội họa, đồ họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, kiến trúc, nghệ thuật thời gian gồm văn chương, thơ ca, âm nhạc và nghệ thuật không – thời gian gồm kịch, múa; còn với tiêu chí tín hiệu học, nghệ thuật được chia thành nghệ thuật thính giá, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật không miêu tả, Xét một cách toàn diện và biện chứng, các hình tượng nghệ thuật sáng tạo theo các loại hình, loại thể nhất định như kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa hay văn chương, v.v không có một hình thức nghệ thuật chung. Các loại hình nghệ thuật cụ thể có đối tượng phản ánh riêng, phương thức biểu hiện riêng và tác động phản ánh riêng và có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để phân chia chúng như là tiêu chí về bản thể, tiêu chí về nhận thức, tiêu chí về đặc trưng cơ bản của hình tượng, tiêu chí về chất liệu để sáng tạo hình tượng, v.v Qua lịch sử phát triển của nghệ thuật, chúng ta tạm phân chia nghệ thuật với các loại hình cơ bản là: kiến trúc, điêu khắc, 85 hội họa, văn chương, âm nhạc, múa, điện ảnh. Và dĩ nhiên, sự phát triển của nghệ thuật chắc chắn không chỉ dừng lại ở những loại hình cơ bản này mà sẽ còn phong phú và đa dạng hơn với sự xuất hiện của các loại hình nghệ thuật mới theo thời gian. Tuy nhiên, nghệ thuật là hình thức phản ánh đặc thù bằng hình tượng, cho nên, dù được phân chia thành nhiều loại hình, loại thể thì sự tác động của nghệ thuật đến thị hiếu thẩm mỹ của con người cũng đều phải thông qua hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật với tính điển hình, tính ước lệ và tính biểu cảm sâu sắc có sức mạnh to lớn chống lại sự đơn điệu, nhàm chán của thị hiếu thẩm mỹ, đưa con người tới sự “siêu thoát” trong thưởng thức, đánh giá và sáng tạo trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Kết luận chƣơng 2 Tóm lại, trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng nhân loại, đã có những góc độ và những khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về nghệ thuật. Xét về phương diện lý luận, nghệ thuật từ lâu đã được coi là đối tượng nghiên cứu trung tâm của mỹ học. Trên phương diện này, lịch sử mỹ học đã tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về bản chất của nghệ thuật cũng như nguồn gốc, vai trò của nghệ thuật đối với cuộc sống của con người. Trong đó, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống lý luận mang đến cái nhìn biện chứng và toàn diện về nghệ thuật. Trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, hiểu theo nghĩa rộng nhất, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, là một hoạt động tinh thần – thực tiễn của con người, đi theo quy luật của cái đẹp ở trình độ phát triển cao, nhằm phục vụ cho con người một đời sống tinh thần phong phú, đáp ứng nhu cầu và khát vọng của con người vươn tới những giá trị chân – thiện – mỹ. Trong toàn bộ năng lực hoạt động của con người, thị hiếu thẩm mỹ là biểu hiện quan trọng nhất. Thị hiếu thẩm mỹ là một bộ phận cấu thành của ý thức thẩm mỹ. Nó có quan hệ rộng rãi tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Một mặt, nó là sở thích cá nhân, gắn liền với những điều kiện tâm, sinh lý cá nhân của các chủ thể. Mặt khác, xét về bản chất, nó có tính xã hội, nó là sản phẩm của đời sống thực tiễn xã hội. Do đó, thị hiếu thẩm mỹ biểu hiện như là yếu tố quan trọng trong việc định hướng hoạt động của con người tuân theo quy luật của cái đẹp. 86 Các hoạt động của con người đều xoay quanh trục thị hiếu thẩm mỹ của họ. Trong đó, thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật chính là sự thể hiện mong muốn mang cái đẹp vào trong cuộc sống của con người mạnh mẽ nhất. Và để mong muốn đó trở thành hoạt động tự giác, con người cần đến sự dẫn dắt của giáo dục thẩm mỹ và trực tiếp là giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. Với vai trò là nhân tố định hướng tình cảm, tri thức, nhân cách trong thị hiếu thẩm mỹ và là nhân tố góp phần xây dựng hệ chuẩn giá trị cho thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuật trở thành phương tiện giáo dục thị hiếu thẩm mỹ quan trọng nhất và hiệu quả nhất. Nghệ thuật gắn kết chặt chẽ với giáo dục thị hiếu thẩm mỹ như chính quy luật vận động của cái đẹp trong cuộc sống con người. Việc được trang bị tri thức về nghệ thuật, cụ thể là ở từng loại hình, loại thể nghệ thuật nhất định là yêu cầu quan trọng để hình thành thị hiếu nghệ thuật cũng như thị hiếu thẩm mỹ tốt. Vì vậy, tăng cường tri thức nghệ thuật đồng thời vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho quần chúng nhân dân là nhiệm vụ chung của toàn xã hội khi hướng tới sự phát triển toàn diện con người. 87 Chƣơng 3 NGHỆ THUẬT VỚI GIÁO DỤC THỊ HIẾU THẨM MỸ CHO SINH VIÊN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY: THỰC TR NG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Những nhân tố tác động đến thị hiếu thẩm mỹ và vận dụng nghệ thuật trong giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho sinh viên ở nƣớc ta hiện nay Tháng 01 năm 2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết sâu sắc lý luận và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghe_thuat_voi_van_de_giao_duc_thi_hieu_tham_my_cho.pdf
Tài liệu liên quan