MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án . 8
1.2. Cơ sở lý thuyết.20
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .25
Chương 2: NGHI LỄ TRONG SINH ĐẺ VÀ NUÔI DẠY CON CÁI .33
2.1. Quan niệm về sinh đẻ và nuôi dạy con cái .34
2.2. Nghi lễ, tập quán chăm sóc phụ nữ và bảo vệ thai nhi.35
2.3. Nghi lễ, tập quán trong sinh đẻ.39
2.4. Nghi lễ, tập quán trong chăm sóc và nuôi dạy con cái.48
Chương 3: NGHI LỄ HÔN NHÂN.62
3.1. Quan niệm về hôn nhân.62
3.2. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng và tuổi kết hôn.65
3.3. Tập quán, Nghi lễ trong hôn nhân .68
Chương 4: NGHI LỄ SINH NHẬT CHO NGƯỜI GIÀ VÀ NGHI LỄ
TANG MA .87
4.1. Nghi lễ sinh nhật cho người già (kin khoăn) .87
4.2. Nghi lễ, tập quán trong tang ma .92
4.3. Các hình thức nghi lễ tang ma.94
Chương 5: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGưỜI THÔNG QUA NGHI
LỄ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI NGHI LỄ CHU KỲ
ĐỜI NGưỜI CỦA NGưỜI NÙNG CHÁO.122
5.1. Các giá trị văn hóa tộc người.122
5.2. Các yếu tố tác động đến biến đổi nghĩ lễ.128
5.3. Biến đổi trong nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo .135
5.4. Những t ch cực và hạn chế của nghi lễ trong chu kỳ đời người của
người N ng Cháo .139
5.5. Nghi lễ trong chu kỳ đời người với xây dựng đời sống nông thôn mới.144
246 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc biệt so với cộng đồng, để trở thành thầy Mo phải trải qua nhiều thử
thách và rèn luyện. Trong giới thầy Tào, thầy Mo có quy định rõ ràng về cách sinh
hoạt như phải ăn chay một tháng ba ngày, không được tà dâm, không được ra khỏi
nhà trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt trong nhà thầy Tào, thầy Mo có
thờ Ngọc hoàng thượng đế và các vị quan cai quản của vùng, nếu đi làm lễ thầy
Tào, thầy Mo phải xin phép thần linh, nếu gieo đài âm dương là thuận thì mới được
đi, nếu không được thì không đi . Sau khi cúng xong, đoàn rước thầy Mo bắt đầu đi
từ nhà thầy, dẫn đầu là hai người con trai của người được tổ chức sinh nhật, gánh
một con lợn còn sống, tiếp sau là đoàn của thầy cúng. Con lợn này là vật để cúng tế
khi thầy làm lễ sinh nhật. Khi về đến nơi, sau khi nghỉ ngơi uống nước, thầy bắt đầu
viết các loại sớ khi rõ tên tuổi, ngày tháng năm sinh của từng thành viên trong gia
đình, làm các hình nhân bằng giấy màu, sắp xếp đồ cúng lễ do gia đình chuẩn bị
gồm: hoa quả, bánh kẹo, rượu, thuốc lá, lợn quay, gà luộc, bánh dày (bánh dày trắng
hoặc bánh dày đỏ gấc), xôi, trứng luộc, tiền vàng, quần áo đồ mã. Sau khi bày tất cả
đồ cúng lên bàn thờ, thầy gọi các con cháu đến ngồi xung quanh, riêng người được
mừng thọ thì ngồi trên ghế, mặc bộ quần áo truyền thống của người Nùng Cháo,
còn con cháu ngồi dưới đất. Thầy tiến hành cúng lễ, nội dung bài cúng là báo cáo
với tổ tiên rằng gia đình hôm nay tổ chức sinh nhật cho ông/bà, mong tổ tiên về
89
chứng giám và chung vui với con cháu, phù hộ cho người được sinh nhật thêm sống
thọ, bình yên. Sau mỗi một nhịp cúng, thầy lại làm động tác hất tay từ trên xuống, là
các con cháu cùng vái lạy người được tổ chức sinh nhật. Trong lúc thầy cúng cùng
con cháu đang cúng ở trong nhà thì ngoài nhà bà con họ hàng đã đến có mặt đông
đủ, ai nấy cũng vui vẻ, tay bắt mặt mừng. Khách đến dự sinh nhật ai cũng có quà
mừng. Trước đây, quà mừng thường là chai rượu, cân gạo hay cân thịt, tùy theo
điều kiện. Ngày nay, quà mừng thường là phong bì tiền hoặc phong bao đựng tiền
màu đỏ, hoặc tiền mặt, được đưa trực tiếp cho người được sinh nhật. Gia chủ bố trí
một người cháu ngoại hoặc con rể ra đón tiếp khách đến mừng thọ. Sau khi thầy
cúng xong, các mâm cỗ được dọn ra, lễ sinh nhật được bắt đầu, mọi người c ng ăn
uống vui vẻ, chúc tụng, ca ngợi hồng phúc của người được tổ chức sinh nhật. Đến
tối và đến hết đêm, nhiều gia đình mời bà Then đến hát Then, múa phụ họa để
mừng cho người sinh nhật được thêm sức khỏe, con cháu thêm ăn nên làm ra, con
đàn cháu đống. Nội dung các bài hát múa của bà Then thường kể về những sự tích
con người từ thuở khai thiên lập địa, kể về các đấng thần linh cai quản thế gian, kể
về công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái, kể về những khó
khăn vất vả để nuôi con khôn lớn. Bà Then vừa hát vừa đánh đàn t nh, các con cháu
ngồi xung quanh cũng hát theo hoặc đu đưa theo từng lời ca tiếng hát. Trang phục lễ
của bà Then rất đẹp: mặc áo đỏ (hoặc xanh, đen , cổ đeo vòng bạc, đầu đội mũ, tay
cầm quạt, tay cầm xúc xắc c ng màu áo,chân đi hài hoặc chân đất. Khi hát thì bà
Then cầm t nh tẩu, tay đàn miệng hát, khi múa bà tay cầm quạt, tay cầm xúc xắc,
miệng hát, chân bước uyển chuyển theo lời ca. Khi lễ cúng Then kết thúc, đến sáng
ngày hôm sau gia đình lại tổ chức ăn uống linh đình. Tiệc sinh nhật kết thúc khi
thầy Mo tiến hành xong tất cả các nghi thức cúng và mang các hình nhân bằng giấy
đi đốt. Các hình nhân này được mang ý nghĩa trừ tà ma, bảo vệ cho người được tổ
chức sinh nhật không bị quấy nhiễu, được an yên và sống thọ, mạnh khỏe. Sau lễ
sinh nhật, gia đình chuẩn bị quà, tiền để cảm ơn thầy Mo, cảm ơn bà Then đã vất vả
giúp đỡ gia chủ.
Trong nghi lễ sinh nhật của người Nùng Cháo, có một nghi lễ không thể thiếu đó là
lễ pủ khảu, pủ lườn nghĩa là b gạo, b nhà . Người Nùng Cháo vốn là cư dân
nông nghiệp trồng lúa nước, đối với họ lúa gạo là nguồn thực phẩm rất quan trọng.
Người N ng Cháo quan niệm rằng, một cuộc sống đầy đủ là có nhiều gạo để ăn, có
90
nhiều gạo trong nhà. Chính vì vậy, lễ pủ khảu, pủ lườn mang ý nghĩa là b gạo,
thêm gạo cho người được tổ chức sinh nhật với mong muốn cầu chúc cho người
được tổ chức sinh nhật luôn có cuộc sống đủ đầy, khỏe mạnh. Để chuẩn bị cho lễ
này, người Nùng Cháo làm một chiếc thúng lớn, trong thúng đựng khoảng từ 10kg
gạo tẻ trắng, một chiếc rá nhỏ (hoặc một cái mẹt), bên trong cái rá (hoặc cái mẹt)
này đựng một cái ống bơ hoặc một chiếc đấu gạo, hoặc một cái bát nhỏ . Người
được tổ chức sinh nhật s ngồi trên một chiếc ghế, những đồ lễ này được đặt dưới
chân người được tổ chức sinh nhật. Khi thực hiện lễ thức, thầy Mo s đọc tên của
các con (từ con trai đến con gái, từ con trưởng đến con thứ). Lần lượt từng người
con pủ khảu cho cha/mẹ mình bằng cách múc gạo ở trong chiếc thúng đổ vào mẹt
gạo có ống bơ bên trong. Sau khi hàng con làm lễ này thì đến lượt các cháu nội,
cháu ngoại cũng được thầy cúng đọc tên và pủ khảu cho ông/bà mình. Gạo được
đổ vào ống bơ, s tràn ra chiếc mẹt. Con cháu phải đổ thật kh o để gạo không rơi ra
ngoài. Trong lúc các con cháu đổ gạo, thầy Mo/ bà Then hát bài cúng chúc sức khỏe
của người được làm sinh nhật. Ngoài ra, các con cháu có thể thả tiền vào chiếc mẹt
đó, số tiền lớn hay nhỏ t y tâm, coi như đó là quà mừng cho ông bà, cha mẹ mình.
Có nhiều ý kiến cho rằng lễ sinh nhật của người N ng Cháo thực chất là lễ mừng
thọ giống như của người Kinh. Tuy nhiên, trong quá trình điền dã và nghiên cứu,
chúng tôi cho rằng lễ sinh nhật của người N ng Cháo không chỉ mang ý nghĩa
mừng thọ mà đó thực chất là lễ báo hiếu của con cháu đối với bậc bề trên. Hầu hết
tất cả những người được phỏng vấn đều cho rằng lễ sinh nhật của người N ng Cháo
không phải lễ mừng thọ, mà là nghi lễ báo hiếu của con cháu trong gia đình với
người già, cầu mong bình an, sức khỏe cho người già bởi người già được coi là trụ
cột, là người gìn giữ truyền thống gia đình, d ng họ. Mặc d đối tượng để thực hiện
hai nghi lễ này đều là người già và đều mang ý nghĩa cầu an, cầu sức khỏe cho
người già nhưng khi so sánh nghi lễ sinh nhật của người N ng Cháo và lễ mừng thọ
của người Kinh, chúng tôi nhận thấy những điểm khác biệt như sau:
91
Bảng 4.1: So sánh lễ sinh nhật của người Nùng Cháo và lễ mừng thọ của người
Kinh ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
Nội dung so sánh Lễ sinh nhật của
ngƣời Nùng Cháo
Lễ mừng thọ
của ngƣời Kinh
Độ tuổi để tổ chức nghi lễ Từ 60 tuổi trở lên đã có thể
được làm lễ sinh nhật
Thường từ 70 tuổi trở lên
mới tổ chức mừng thọ
Thời gian tổ chức nghi lễ Phải đúng vào ngày sinh
nhật của người được làm lễ
sinh nhật
Không nhất thiết phải đúng
vào ngày sinh nhật
Người hành lễ Thầy Mo; bà Then và gia
đình mang t nh cá nhân
Hội người cao tuổi, phường
xã và gia đình mang t nh tổ
chức
nghĩa của nghi lễ Là sự báo hiếu của con
cháu đối với ông bà, cha
mẹ, cầu an, cầu sức khỏe
cho người già
Mừng ông bà/ cha mẹ lên
lão, sống lâu.
Hình thức tổ chức nghi lễ Nghi thức pủ khảu pủ
lườn và biếu quà cho
người được tổ chức sinh
nhật
Thắp hương tổ tiên và biếu
tiền, quà cho người được
mừng thọ
Khách mời đến dự nghi lễ Họ hàng, bạn bè, làng bản
và những người có quan hệ
với gia đình người được tổ
chức sinh nhật. Khách mời
chỉ mời năm đầu tiên,
những năm sau cứ đến
ngày sinh nhật họ s tự nhớ
ngày và đến, không cần
mời lại.
Họ hàng, làng xóm và
những người có mối quan
hệ với gia đình người được
mừng thọ. Khách mời
những năm tiếp theo phải
mời lại thì họ mới đến dự.
T nh lặp lại của nghi lễ Mỗi năm cứ đến dịp sinh
nhật của ông bà/cha mẹ đã
tổ chức năm trước đó, và
làm hàng năm cho đến khi
người đó chết quy mô lớn
nhỏ t y thuộc vào điều
kiện mỗi gia đình
Thường tổ chức 5 năm một
lần.
Về mặt văn hóa tinh thần Nghi lễ sinh nhật mang yếu
tố t n ngưỡng và đối nội là
chủ yếu.
Nghi lễ mừng thọ của
người Kinh mang yếu tố
đối ngoại là chủ yếu.
92
Có thể nói, lễ sinh nhật của người Nùng Cháo là một n t văn hóa hết sức độc đáo,
mang nhiều giá trị đạo đức. Lễ sinh nhật ngoài ý nghĩa báo hiếu còn thể hiện về quan
niệm họ về thế giới quan, nhân sinh quan. Người N ng không tưởng nhớ ngày mất của
người đã khuất, không làm giỗ, không cúng vào ngày m ng 1 đầu tháng, bởi vì hàng
năm họ đã tổ chức sinh nhật cho ông bà, cha mẹ mình cho đến lúc chết. Họ cũng không
thờ cúng thường xuyên như người Kinh mà chỉ cúng trong dịp tết thanh minh tảo mộ
vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Người Nùng cho rằng, khi còn sống là ông bà, cha mẹ
ở với gia đình, ở dương thế, khi đã chết là họ về với tổ tiên, về sống ở thế giới âm. Vì
vậy, những nghi thức cúng trong sinh nhật không thể thiếu lễ thức báo cáo tổ tiên, dòng
họ. Lễ sinh nhật của người Nùng Cháo là một vấn đề cần được nghiên cứu điểm,
nghiên cứu sâu của các nhà khoa học để giải mã những hằng số văn hóa trong nghĩ lễ
này.
4.2. Nghi lễ, tập quán trong tang ma
4.2.1. Vài nét về thế giới quan
Tang ma là nghi lễ cuối cùng trong nghi lễ chu kì đời người, là sự kết thúc cuộc sống
ở trần gian và và sự khởi đầu cho cuộc hành trình đi về thế giới bên kia của con
người. Mỗi tộc người đều có những quan niệm riêng về vũ trụ, tâm linh nên s có
nhứng cách ứng xử khác nhau trong việc tiến hành các nghi lễ, nhưng nhìn chung
tang ma luôn là một nghi lễ quan trọng, được chuẩn bị chu đáo, diễn ra trong nhiều
ngày và có sự tham gia của cả gia đình, họ hàng, làng bản. Đối với người Nùng Cháo,
nghi lễ tang ma c n mang đậm yếu tố cộng đồng với tính cố kết, tương trợ rất rõ rệt,
thể hiện n t văn hóa ứng xử rất nghĩa tình, tốt đẹp của đồng bào. N t đặc trưng cơ bản
trong tang lễ của người N ng Cháo là được sắp xếp theo thứ tự từ đầu đến cuối đi
kèm với nghi thức cúng lễ của thầy Tào. Thông thường một đám tang truyền thống
của người Nùng Cháo diễn ra từ 3 đến 7 ngày, tùy vào giờ mất, số mệnh và tùy vào
mỗi gia đình, nhưng việc tổ chức ngày giờ như thế nào nhất thiết phải nghe theo thầy
Tào. Do đó, thầy Tào chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống, nhất là đời sống
tâm linh của tộc người.
Đối với người N ng nói chung và người Nùng Cháo nói riêng, quan niệm về thế
giới quan, nhân sinh quan và thế giới vũ trụ, thần linh là một khoảng không gian
bất tận, ở đó vũ trụ được chia thành ba cõi là cõi trời, c i đất, cõi âm phủ. Theo
quan niệm và tr tưởng tượng của người N ng, trong ba c i trên đều có sự sống và
93
mối quan hệ của mỗi cõi là không giống nhau, tương ứng với mỗi cõi lại có những
dạng thần linh, ma quỷ riêng.
Cõi trời, người Nùng gọi là tình phạ, bửng phạ nghĩa là trên trời. Trên mường trời
có nhiều tầng khác nhau, tầng cao nhất là nơi ngự trị của Ngọc Hoàng Thượng đế và
các vị vua quan, Mẹ Bjooc và các nàng tiên. Trong suy nghĩ của người Nùng, các vị
thần linh này có quyền năng tối cao, quyết định mọi vấn đề sinh tử và số mệnh của
con người dưới trần thế. Vì vậy, khi con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc họ
thường cầu khấn thần linh phù hộ độ trì. Người Nùng còn gọi nơi này là mường
Then, v ng đất của các vị thần linh. Dưới Mường Then, người Nùng cho rằng thế
giới của tổ tiên sau khi chết đi cư trú tại đó. Cuộc sống của thế giới này sung túc, đầy
đủ vinh hoa phú quý, vì vậy khi chết người ta phải tổ chức nghi lễ tiễn đưa linh hồn
về cõi trời hưởng lạc [109; tr.438 . Người Nùng còn cho rằng, trên Mường trời, con
người sau khi chết đều cư trú theo gia đình, d ng họ, làng bản, cũng có người lương
thiện, có người ác, cũng có chợ búa buôn bán sầm uất, ...và ở đó người ở Mường trời
và người ở mặt đất có thể trao đổi, giao lưu với nhau thông qua các nghi lễ của các
thầy Tào, Then, Pụt. Các thầy Tào, Then, Pụt được coi là người ở tầng lớp cao quý
nên khi chết họ s được sinh sống ở Mường Then.
C i đất là nơi cư trú và sinh sống của con người. Cùng sinh sống với con người ở cõi
đất có các loại ma (bao gồm ma lành và ma ác). Cõi âm phủ là c i do Long Vương
cai quản, có 12 cửa ngục để giam giữ linh hồn người chết. Quan niệm về thế giới
quan, nhân sinh quan và vũ trụ, thế giới thần linh của người Nùng có khá nhiều điểm
tương đồng với người Tày, bởi hai tộc người này thuộc một nhóm ngôn ngữ, có nhiều
đặc điểm văn hóa giống nhau và chịu sự chi phối nhiều của yếu tố Đạo giáo, Nho
giáo.
4.2.2. Quan niệm về linh hồn và cái chết
Người N ng nói chung và người Nùng Cháo ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nói
riêng đều quan niệm rằng con người có hai phần: phần linh hồn và phần thể xác.
Phần linh hồn là phần không nhìn thấy được, nó tồn tại bên trong mỗi con người, là
yếu tố quyết định sự sống hay chết của mỗi con người. Nếu một người đã chết thì
hồn vía không còn tồn tại trong con người nữa, lúc này hồn s về với tổ tiên hoặc
sang thế giới khác do thần linh cai quản, vĩnh viễn không thể trở lại. Người chết cơ
94
bản được phân thành 2 dạng là chết khi tuổi đã cao và chết khi chưa có gia đình.
Chết già, linh hồn s được cư trú ở trên Mường trời trong một gian nhà, còn chết trẻ
linh hồn chưa siêu thoát nên phải cư trú ở tầng thấp hơn, do đó theo người Nùng, tổ
tiên luôn ở ph a trên, người sống luôn ở ph a dưới. Con người chết không phải là
hết, sau khi chết, con người s từ c i dương đi về cõi âm, tiếp tục sống ở c i âm, nơi
có ông bà, tổ tiên và các quan thần linh. Về t n ngưỡng tâm linh, người N ng Cháo
tin vào Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Trong mỗi gia đình người N ng Cháo
thường có 3 bàn thờ: bàn thờ tổ tiên, bà thờ tam giáo và bàn thờ bà Mụ mẹ Hoa, mẻ
Va, mẹ Bjoóc . Hướng của bàn thờ và gian thờ phải hướng ra cửa ch nh, riêng bàn
thờ bà Mụ đặt ở ph a dưới hai bàn thờ c n lại. Với niềm tin về một thế giới bên kia
như vậy, người Nùng Cháo tin rằng, để một người chết có thể thanh thản đi về cõi
âm, họ tiến hành các thủ tục tang ma theo trình tự cúng bái của thầy Tào, thực hiện
nó một cách thành tâm, tin tưởng tuyệt đối. Họ cũng quan niệm rằng việc thực hiện
chu đáo nghi lễ tang ma là thể hiện sự quan tâm tới người đã chết, là thể hiện sự tiếc
thương vô hạn, tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ, đền đáp
công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, nhằm làm an l ng người đã khuất ở
thế giới bên kia, để họ phù hộ cho con cháu ở c i dương những điều tốt đẹp.
Các hình thức nghi lễ tang ma
Theo quan niệm của người Nùng, từ truyền thống xa xưa cho đến nay tồn tại nhiều loại
tang ma khác nhau, do đó t y từng đối tượng tang ma mà đồng bào tổ chức các nghi lễ
phù hợp. Như chúng tôi được biết, trong tang ma của người Nùng có thể được chia
thành ba loại sau: tang ma cho những người chết bình thường (là những người chết
già,...), tang ma của những người làm nghề thầy cúng (thầy Tào, Then, Pụt) và tang ma
cho người chết không bình thường người chết trẻ, chết yểu, chết bất đắc kỷ tử, ...).
Việc miêu tả các nghi lễ tang ma này dựa trên cơ sở phỏng vấn sâu, tham gia trực tiếp
của NCS qua đám tang của ông Hoàng Thái Long và bà Mã Thị Hoa, là người dân
bình thường (chết do tuổi già), các nghi lễ do thầy Tào người Nùng sống tại huyện Văn
Quan, tỉnh Lạng Sơn, tên là Chu Văn Tiếp cùng các thầy Tào phụ là đệ tử của thầy Chu
Văn Tiếp thực hiện nghi lễ.
Nghi lễ tang ma với người chết bình thường
95
Lễ tiếp đất và báo tang:
Trong mỗi gia đình người N ng Cháo, thông thường khi thấy ông bà, bố mẹ già ốm
nặng, các con các cháu thường xuyên thay nhau về chăm sóc và có mặt đông đủ khi
gia đình có người mất. Vai trò của người con trai trưởng rất quan trọng, là người
triệu tập các anh em trong gia đình để bàn bạc việc lo hậu sự cho người chết, là
người có quyền quyết định chính trong việc mời thầy Tào và tổ chức tang lễ như thế
nào. Các anh chị em trong gia đình đều tuân theo sự chỉ đạo của người con trai
trưởng.
Sau khi người ốm tắt thở, các con cháu trong gia đình quây quần xung quanh, người
con trai trong gia đình vuốt mắt, cho ngậm ít gạo, muối và đồng tiền xu vào miệng
người chết, giữ cho miệng người chết ngậm lại. Người Nùng Cháo cho rằng, làm
như vậy thì người chết s không trở thành ma đói, có thêm lộ ph trên đường đi về
thế giới bên kia. Việc giữ cho miệng người chết luôn ngậm lại cũng là để tránh việc
người chết khi bị ma quỷ dẫn dắt, khi bị tra tấn ở địa ngục s khai ra tên tuổi của
các con cháu trong dòng họ, tránh việc bị ma quỷ theo lời khai của người chết s về
quấy nhiễu. Người Nùng Cháo có một hệ thống quan niệm về tâm linh, ma quỷ,
thần thánh mang tính xuyên suốt trong tất cả các nghi lễ chu kì đời người. Nếu như
trong phần sinh đẻ, việc ông ngoại mang chiếc nôi sang cho cháu ngoại nhân dịp lễ
sam nơ lễ cúng mụ , trên đường đi ai hỏi gì ông ngoại cũng không được nói, để
tránh ma quỷ biết được nhà có em bé mới sinh s đi theo ông ngoại về quấy nhiễu.
Đến nghi lễ tang ma cũng vậy, họ cho người chết ngậm tiền, muối, gạo để người
chết không thể nói chuyện được với ma quỷ, tránh mọi điều không tốt cho người
đang c n sống. Sự nối tiếp, liên quan nhau trong chuyển đổi của nghi lễ v ng đời
đều có một hệ thống tư duy thống nhất, đều tin rằng thế giới này có ma quỷ, có thần
linh, vì thế có quan niệm có thờ có thiêng có kiêng có lành của người Nùng Cháo.
Có thể nói, đây là một trong những điểm nổi trội về t nh không đứt quãng trong
quan niệm, trong nghi lễ, tập quán của người Nùng Cháo.
Khi làm lễ tiếp đất, gia đình chưa được báo tang cho hàng xóm thôn bản biết, chỉ
sau khi đi mời thầy về xem kĩ ngày giờ và sau khi bàn bạc gia đình thì mới báo tang
cho bà con lối xóm và tổ chức khâm liệm, phát tang, tổ chức các nghi thức tang lễ.
Gia đình cử 02 cháu ngoại: một người đi mời thầy Tào, một người đi báo tin cho
anh em họ hàng thân tộc, chính quyền xã biết tin. Thầy Tào này thường là người đã
96
được gia đình nhờ giúp khi gia đình có người ốm nặng khó qua khỏi, được thầy
nhận lời đồng ý giúp từ trước. Khi có người mất, gia đình chuẩn bị thẻ hương, t
tiền vàng, bát muối, bát gạo mang đến nhà thầy Tào để thầy làm lễ khấn xin tại nhà
thầy, xin thần linh cho phép thầy đến làm tang ma cho gia đình. Khi chưa mời thầy
đến, khi chưa báo cáo tổ tiên, khi thầy chưa làm lễ thì coi như là chưa mất, chỉ là
đang ngủ hoặc đang nằm nghỉ ngơi, coi như vẫn sống và sinh hoạt ăn ngủ cùng
con cháu.
Ở huyện Văn Quan, người vừa mất s được các con của mình chuẩn bị nước lá
bưởi, lá thơm để tắm rửa, thay quần áo. Quần áo được mặc cho người chết là bộ
quần áo mà khi còn sống người đó hay mặc/thích mặc nhất, đi tất tay, tất chân, tay
cầm tiền xu và các ngón chân cũng cài tiền xu. Việc thay quần áo này phải là con
trai hoặc cháu nội làm (nếu trường hợp người mất là đàn ông và là con gái, con dâu
trưởng (nếu trường hợp người chết là đàn bà . Sau khi thay quần áo, gia đình tiến
hành làm lễ tiếp đất: trải một chiếc chiếu ra nền đất giữa nhà, đặt thi thể người chết
nằm trên chiếc chiếu đó, đầu hướng ra cửa. Chuẩn bị một mâm đặt dưới chân của
người chết gồm: bát hương, bát gạo, bát muối, 03 ch n rượu, hoa quả, nến, xôi, gà.
Buổi tối gia đình mắc màn màn cắt đi một góc) cho thi hài người chết. Các con
cháu chia hai bên, một bên nam, một bên nữ, nằm ngủ quanh quanh thi hài người
chết ảnh 54]. Người Nùng Cháo quan niệm: lúc này là người đó chưa chết, coi như
chỉ đang ngủ, cho nên buổi tối vẫn mắc màn ngủ bình thường, con cháu ngủ xung
quanh thi hài người chết, không ai được nằm trên giường, đặc biệt là các con đẻ và
con dâu. Màn của người chết cắt đi một góc, c n 3 góc hình tam giác. Trên người của
người chết đắp một tấm vải màu đỏ, mặt phủ một mảnh vải (giấy) màu trắng, khoét lỗ
ở hai mắt và mũi. Thi hài đặt nằm thẳng, trên nền đất trải chiếu và một tấm vải trắng,
đầu hướng ra cửa chính của nhà. Con cháu trong gia đình, t nh từ khi ông bà cha mẹ
chết thì không được ngủ giường, không được đi d p. Kể từ khi làm lễ tiếp đất không
được động tay làm các việc nhà và các việc liên quan đến tang ma, không đi ra khỏi
nhà, không mời thầy. Các con ruột, con dâu không được đi báo tang mà chỉ ở trong
nhà.Trong truyền thống con ruột, con dâu không được rửa mặt, đánh răng, không
chải đầu, không thay quần áo, không được nói chuyện, không vào bếp nấu nướng,
chỉ ăn chay, ngồi cạnh thi hài người chết đến khi mang đi chôn. Mọi việc bếp núc,
cơm nước, cỗ bàn, quan tài, chuẩn bị mâm cúng, tiếp đón khách... đã có Hội phe
97
của làng xã, thôn xóm đến giúp. Tang ma của người N ng Cháo mang n t đặc trưng
văn hóa riêng, thể hiện qua sự hoạt động và vai tr của Hội phe đối với gia đình có
người chết. Hội phe là một tổ chức tự nguyện của làng bản, thôn xã, hoạt động trên
nguyên tắc tự nguyện, giúp đỡ nhau và có những quy định cụ thể. Mỗi Hội phe đều
có trưởng phe, phó phe và các hội viên. Các hội viên đến từ các gia đình trong thôn
xã. Tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, qua khảo sát tại khu phố Đức Tâm 1 và Đức
Tâm 2, Hội phe gồm 189 hội viên, là những người trong độ tuổi lao động của mỗi gia
đình trong khu phố. Thành viên tham gia Hội phe có nhiều người thuộc các dân tộc
khác nhau nhưng hiểu văn hóa của nhau, đến giúp đỡ gia đình theo sự phân công,
hướng dẫn của thầy Tào và t y theo gia đình yêu cầu. Hội phe có kinh ph hoạt động
riêng. Thông thường, mỗi khi có người thân trong gia đình của một thành viên trong
Hội phe mất, sau khi được thông báo, hội s tập trung đến giúp gia đình người mất.
Kinh ph của Hội phe do các hội viên đóng góp, mức trung bình là 100.000đ/ người,
nếu hội viên nào quá khó khăn có thể đóng góp củi, gạo, thịt hoặc các vật dụng khác
phục vụ cho đám tang. Gia đình nào cũng phải có một người tham gia Hội phe, nếu
đã kết hôn trong v ng 3 năm mà không tham gia Hội phe thì sau đó không được ph p
tham gia nữa. Nếu đã là thành viên trong Hội phe thì phải tham gia nhiệt tình, đầy đủ
tất cả các đám hiếu của thành viên trong hội, trường hợp bận hay ốm thì phải có
người khác trong gia đình đi thay, hoặc phải thuê người đi làm thay. Nếu quá 3 lần
không tham gia giúp đỡ đám tang thì bị đuổi khỏi Hội phe. Ở huyện Văn Quan, hầu
hết các gia đình đều có người tham gia Hội phe. Với người N ng Cháo, việc tham gia
Hội phe là bắt buộc. Nguyên nhân là vì tang ma của người N ng Cháo có quy định
ngặt nghèo trong các nghi lễ, kiêng kị. Khi gia đình có bố, mẹ mất, các con cháu ruột
thịt không được làm bất cứ việc gì liên quan đến bếp núc, đối ngoại, mà phải ngồi
cạnh quan tài cả ngày lẫn đêm để thực hiện các nghi lễ theo sự hướng dẫn của thầy
Tào. Ch nh vì vậy, các công việc hậu cần phải có sự giúp đỡ của Hội phe. Trong
truyền thống cũng như hiện đại, người N ng Cháo rất sợ bị đuổi khỏi Hội phe, vì như
thế s không có ai đến giúp đỡ khi nhà có tang.
Lễ khâm liệm và phát tang
Công tác chuẩn bị trước khi thầy Tào đến: từ sáng sớm, thanh niên làng xóm trong
làng, trong Hội phe đến nhà giúp đỡ gia đình việc tang sự. Hội phe làm cơm cả
ngày đêm cho gia đình d ng họ, khách mời ăn uống trong suốt quá trình tang ma.
98
Hội phe tiến hành nấu nướng tại sân bếp, vườn của gia đình, các con cháu ruột thịt
không tham gia vào việc nấu nướng. Những người nấu chủ yếu là đàn ông trong
làng, dân làng cũng giúp đỡ mang quan tài đến nhà. Quan tài được gia đình đặt làm
từ trước, nhờ Hội phe mang đến.
Gia đình người chết chuẩn bị bát gạo, n n hương quấn giấy trắng, miếng vải tang
màu trắng dài 10cm, rộng 1cm, đến đón thầy Tào về làm lễ. Thông thường, việc
mời thầy Tào đến nhà làm lễ đã được thông báo với thầy từ hôm trước, ngay sau khi
gia đình có người mất được 1-2 tiếng, gia đình đã cử người đến đặt vấn đề với thầy,
hôm sau chỉ việc đến đón thầy.
Các cháu trai, con rể, cháu rể của người chết bê những tảng đá ong to, xếp thành
hình vuông rồi đặt tấm phản lên, trải chiếu để thầy Tào ngồi làm lễ. Thầy Tào s
ngồi đây làm lễ trong suốt quá trình tang ma. Trên tấm phản đặt một chiếc bàn nhỏ
gồm 01 bát gạo muối cắm 3 chân hương được rút ra từ bát hương đặt dưới chân
người chết khi làm lễ tiếp đất. Các con cháu họp bàn, phân công công việc dưới sự
thống nhất ý kiến và tuân theo sự chỉ đạo của người con trai trưởng. Các em gái,
con gái, con dâu, cháu gái của người chết ngồi gấp tiền vàng để chuẩn bị cho thầy
tào làm lễ. Tiền vàng được gấp bằng giấy bản trắng. Giấy bản được gấp làm nhiều
mảnh dọc nhỏ, cắt ra, sau đó được gấp thành hình lục giác nhỏ bằng bàn tay. Trong
văn hóa của người Nùng Cháo, nghi lễ tang ma không thể thiếu tiền vàng và giấy
bản đỏ bởi vì đồng bào cho rằng đó là hành trang , là phương tiện để người chết
chi tiêu trên suốt đoạn đường đi về cõi âm. Các con gái, con dâu, em gái, anh em họ
hàng đến nhà nhìn mặt người chết lần cuối. Họ đến đều mang theo một tấm vải đỏ
hoặc trắng đắp lên thi hài người chết, lật khăn che mặt nhìn mặt người chết lần cuối
[ảnh 53]. Họ khóc thương nhưng tuyệt đối không được làm rơi nước mắt vào người
chết bởi người Nùng Cháo cho rằng nếu để rơi nước mắt, người chết s không thanh
thản ra đi về với thế giới tổ tiên. Hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghi_le_trong_chu_ky_doi_nguoi_cua_nguoi_nung_chao_o.pdf