Luận án Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN, CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ

KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.8

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu .8

1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài . 18

1.3. Khái quát về Tuyên Quang, về Nà Hang và người Tày ở Nà Hang. 29

Chương 2: NGHI LỄ SINH ĐẺ VÀ NUÔI DẠY CON. 40

2.1. Quan niệm của người Tày về con cái. 40

2.2. Cơ sở tín ngưỡng của nghi lễ sinh đẻ. 48

2.3. Chăm sóc và nuôi dạy trẻ . 62

Chương 3: NGHI LỄ HÔN NHÂN CỦA NGưỜI TÀY. 68

3.1. Quan niệm của người Tày về hôn nhân. 68

3.2. Nguyên tắc kết hôn của người Tày . 76

3.3. Phong tục và các nghi lễ hôn nhân của người Tày . 78

Chương 4: NGHI LỄ TANG MA CỦA NGưỜI TÀY . 95

4.1. Quan niệm về sự sống, cái chết và linh hồn . 95

4.2. Quan niệm hồn vía con người. 98

4.3. Các loại tang ma. 99

4.4. Trình tự nghi lễ tang ma của người Tày. 101

4.5. Lễ chôn cất người chết. . 111

4.6. Các nghi lễ sau khi chôn cất người chết. 114

Chương 5: BIẾN ĐỔI CỦA NGHI LỄ CHU KỲ ĐỜI NGưỜI VÀ MỘT SỐ

NHẬN XÉT. 125

5.1. Những biến đổi của nghi lễ chu kỳ đời người của người Tày. 125

5.2. Những mặt tích cực và hạn chế của nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy con. 135

5.3. Những mặt tích cực và hạn chế của hôn nhân và nghi lễ trong hôn nhân. 139

5.4. Những mặt tích cực và hạn chế của nghi lễ trong tang ma . 140

5.5. Một vài kiến nghị . 141

5.6. Một số giải pháp. 143

KẾT LUẬN. 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC

GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 152

pdf205 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Tày huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ tục trong nghi lễ hôn nhân của người Tày được thực hiện theo một khuân mẫu nhất định với các quy định cụ thể mà mọi người phải tuân thủ khi thực hiện. Các nghi lễ này được thầy cúng thực hiện tại gia chủ trong nhiều giờ. Do vậy, thờ cúng tổ tiên thể hiện trong nghi lễ hôn nhân chính là bản sắc riêng trong văn hóa của người Tày. 3.3.1. Các nghi lễ hôn nhân của người Tày Đối với người Tày ở Nà Hang thì hôn nhân là một việc được xem là hệ trọng của đời người. Do vậy, người Tày vô cùng chú trọng tới các nghi lễ hôn nhân. Nghi lễ hôn nhân cảu người Tày gồm có: (1) Nghi lễ ở nhà gái trước khi cưới: dạm hỏi, xin số, ăn hỏi; (2) Nghi lễ trong đám cưới: trình lễ dẫn cưới ở nhà gái; xin dâu, rước dâu, cúng trình gia tiên và lễ nhập cô dâu về nhà chồng; (3) Nghi lễ sau đám cưới như: nghi lễ lại mặt,... Các nghi lễ này rất được người Tày coi trọng và thực hiện rất nghiêm túc. 3.3.2.1. Nghi lễ ở nhà gái trước khi cưới - Nghi lễ dạm ngõ, xem mặt, xin số Theo phong tục truyền thống, người Tày có tục lệ dạm ngõ, xem mặt, xin số. Tục lệ này cũng là tục lệ chung của người Tày ở Tuyên Quang. Việc đi dạm ngõ, xem mặt, xin số là một việc làm bình thường của hai gia đình có quan hệ quen biết nhau từ trước. Việc gả con là việc của hai gia đình tự thỏa thuận và đồng ý ngầm 79 với nhau. Việc đi hỏi vợ cho con là việc chủ động của gia đình có con trai. Trong văn hóa của người Tày dạm ngõ, xem mặt và xin lá số thường được tiến hành vào buổi tối bởi đồng bào cho rằng, lúc chưa biết ý kiến của cô gái và gia đình nhà cô gái như thế nào nên lễ dạm ngõ thông thường người ta sẽ tổ chức đi vào buổi tối để làng xóm không biết, tránh việc bị mang tiếng cho cả cô gái và chàng trai sau này bởi số mệnh có vai trò quyết định khá lớn. Và phong tục nghi lễ này không có thời gian cố định mà có thể thực hiện quanh năm bất cứ thời gian nào khi gia đình muốn, chỉ tránh vào những ngày xấu trong năm Thực hiện lễ dạm ngõ, thông thường nhà trai mời người làm mối mang lễ vật sang nhà gái ướm hỏi, người này được các gia đình lựa chọn thường là người lớn tuổi trong cộng đồng, có tài ăn nói, hiểu biết và gia đình toàn vẹn, con cái đầy đủ và làm ăn tốt, tuy nhiên người ta thường ưu tiên những người trong dòng họ trước, thường là bác hoặc cậu của chàng trai. Đây chỉ là buổi lễ ướm hỏi nên lễ vật mà ông mối mang sang nhà gái khá đơn giản gồm một chai rượu và ít bánh giầy, ý nghĩa của các lễ vật đó biểu tượng cho tình yêu đôi lứa gắn bó keo sơn, hạnh phúc Do hai bên nhà trai và nhà gái đã biết trước do trai gái tự tìm hiểu nên sau phần chào hỏi, ông mối nhà trai trình bày lý do và xin ý kiến của bố mẹ cô gái, nếu gia đình bố mẹ cô gái ưng thuận sẽ đặt lễ lên vật của nhà trai mang sang lên bàn thờ tổ tiên gia đình và hẹn ông mối khoảng 3 ngày sau. Nếu nhà gái không đồng ý thì gia đình nhà gái sẽ có những câu nói và câu trả lời khước từ rất khéo léo để nhà trai không mất lòng. Trong phong tục, tập quán dù đã ưng thuận nhưng theo văn hóa tộc người nhà gái chưa trả lời ngay mà ghi nhận những lời nói ấy để hỏi ý kiến của con cháu và họ hàng anh em nội ngoại của gia đình mình. Sau lễ dạm ngõ 3 ngày người đại diện gia đình nhà trai sẽ quay lại nhà gái nói chuyện để nhận được câu trả lời của gia đình cô gái, nếu hai bên đã nhất trí người mối sẽ về báo lại cho gia đình nhà trai biết để chọn ngày sang nhà cô gái xin lấy lá số. Để có những quyết định chính thức với nhà trai, theo phong tục truyền thống nhà gái đưa lễ vật lên bàn thờ tổ tiên, thắp hương. Thường bố cô gái là người thực hiện công việc này, ông ta đặt chai rượu và ít bánh, thắp hương và khấn với tổ tiên rằng có người đến xin dạm cưới con gái mình, xin được báo với tổ tiên. Nếu trong thời gian nếu không có dấu hiệu bất thường nào xảy ra thì gia đình nhà gái sẽ đồng 80 ý, nếu như trong gia đình có xảy ra việc đổ vỡ, cháy, hay những tiếng động bất thường trong làng như hổ gầm, hoẵng kêu thì họ sẽ không nhận lời để hẹn nhà trai đến xin lá số bởi họ cho rằng đó là dấu hiệu báo cho một cuộc hôn nhân không tốt. Nhà trai ủy nhiệm cho một người thân trong họ là nam giới đứng tuổi, lanh lợi, hoạt bát, hiểu biết khá rõ hoàn cảnh gia đình nhà trai, thay mặt nhà trai (gọi là ông mối) sang nhà gái để đàm luận về hôn thú của đôi trẻ. Ông mối có thể là bác ruột hoặc cậu ruột của chú rể. Sau khi được nhà gái chấp nhận, gia đình nhà trai sắp xếp thời gian đến nhà gái nói chuyện và thực hiện các thủ tục tiếp theo của hôn nhân. Khi đã định được ngày, giờ tốt nhà trai tiến hành lễ dạm ngõ, xem mặt. Đi theo ông mối có hai cô gái trẻ gánh lễ vật. Lễ vật mang theo đến lễ dạm ngõ của người Tày Nà Hang chỉ là 1 lít rượu và túi quà nhỏ. Lễ dạm ngõ của người Tày ở một số nơi là 2 đôi gà thiến, 4 ống gạo, 2 chai rượu và 2 cân muối. Có nơi là đôi gà, 2 chai rượu, một ít bánh giầy hoặc xôi đỗ xanh đủ để sặp 2 mâm cơm [69]. Như vậy, lễ vật trong lễ dạm ngõ của người Tày có khác nhau ở các địa phương. Thành phần tham dự buổi lễ dạm ngõ bên nhà gái gồm có: ông bà nội, ông bà ngoại, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì của cô gái. Mục đích của lễ dạm ngõ là nhà trai chính thức ngỏ lời với nhà gái về việc chính thức cho đôi trẻ nên vợ, nên chồng, hai nhà kết thành thông gia. Đồng thời, lễ dạm ngõ nhà trai cũng xin lá số tử vi của cô gái (cô dâu tương lai) đem về. Lá số tử vi của cô gái ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, giờ sinh. Ở một số nơi người ta quy định, chính cô gái phải là người trực tiếp ghi ngày tháng năm sinh để trao cho nhà trai và Chàng trai cũng phải tự viết tên tuổi, ngày tháng, năm sinh và giờ sinh của mình vào một tờ giấy đỏ để mang ý nghĩa tâm linh rất linh thiêng đưa cho cha mẹ mình bởi họ cho rằng có như vậy thì việc so lá số mới hiệu nghiệm và tốt đẹp. Do khoảng cách từ lễ dạm ngõ tới đám cưới chính thức là 3 năm, vì vậy mỗi năm nhà trai phải thực hiện lễ siêu tết đối với gia đình nhà gái: Lễ tết nguyên đán (lệ chiêng), 12 cặp bánh trưng; Lễ rằm tháng bảy (lệ bươn chiết), 12 cặp bánh gai; Lệ cốm (lệ khẩu mẩu), là cốm làm từ lúa non. Đi kèm những lễ vật siêu tết đó là 10 con gà trống thiến, 10 lít rượu. Do nhà trai tự đưa sang không cần có đại diện của dòng họ. Theo tập quán của người Tày, sau khoảng thời gian nhằm tiến tới đám cưới chính 81 thức. Nhà trai chủ động tổ chức buổi lễ đối chiếu về tuổi của đôi trai gái. Họ gọi là lễ “lấy biên”. Lễ vật để tiến hành lễ “lấy biên” gồm: 2 con gà trống thiến, 2 lít rượu, 2kg gạo. Trong buổi lễ “lấy biên” này có sự tham gia của đại diện nhà trai, nhà gái, thầy cúng phải là người biết chữ Nho, hiểu biết sách tử vi để xem tuổi cho đôi trai, gái có hợp tuổi nhau hay không để tiến tới hôn nhân hay cắt đứt quan hệ. Nghi lễ này hiện nay vẫn còn được thực hiện ở nhiều gia đình người Tày ở Nà Hang. 3.4.2. Lễ ăn hỏi, thách cưới của người Tày Theo tập quán của người Tày, sau khi đối chiếu ngày, tháng, năm sinh thấy hợp nhau và xây dựng quan hệ vợ chồng của hai đứa trẻ. Nhà trai chủ động sang nhà gái để tiến hành lễ ăn hỏi và chính thức thiết lập quan hệ thông gia (lệ thó mầu). Lễ ăn hỏi của người Tày ở Nà Hang thường chỉ có một người đại diện, cũng có nhiều trường hợp lễ ăn hỏi tổ chức đi nhiều người gồm các thành phần như: cùng vai với bố mẹ, anh chị, em, cháu, bạn bè. Lễ vật tối thiểu để tiến hành lễ ăn hỏi gồm có 2 con gà trống thiến, 2 lít rượu, 2kg gạo tẻ, trầu cau, chè thuốc lá, thuốc lào, bánh kẹo. Sau lễ ăn hỏi, gia đình nhà trai và nhà gái tiến hành lễ thách cưới. Nhà gái đưa ra ý kiến lấy bao nhiêu đồ vật như lợn, gà, bánh trưng, bánh dày, rượu, gạo tẻ để tiến hành làm lễ cưới. Lễ thách cưới này do nhà trai đề xuất và chủ trì tại nhà gái. Các thỏa thuận giữa 2 bên nhà trai, nhà gái sẽ được ghi chép lại theo quy ước, có sự đồng ý của hai bên gia đình một cách công khai. Tập tục này cũng là chung cho người Tày ở Tuyên Quang. 3.4.3. Tổ chức lễ cưới Người Tày thường tổ chức lễ cưới từ tháng 8 đến hết tháng Chạp (âm lịch) vì họ cho rằng, đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, không oi bức đồng thời công việc rảnh rỗi vì mùa màng đã thu hoạch xong mà ít khi tổ chức từ tháng 3 đến tháng 7. Đồng bào có câu: Bươn slam lồng chả gả quằn lùa/ Bươn cảu khấu khấu rườn rắp lùa nghĩa là: “Tháng Ba gieo mạ đi hỏi vợ/ Tháng Chín thu hoạch cưới vợ về”. Họ cho rằng, nếu tổ chức lễ cưới vào tháng 3, tháng 4 thì đôi trai gái sẽ khó thành vợ chồng: Bươn slam bươn sli mí pần slam pần sli (không thành 3 cũng chẳng thành 4). Hơn nữa, vào những tháng mùa hè, đồng bào còn phải bận rộn với công việc đồng áng, mặt khác, đây cũng là thời điểm họ chuẩn bị về kinh tế để cuối năm có 82 thể tổ chức đám cưới cho con cái. Đồng bào còn cho biết, đây cũng là khoảng thời gian mà họ tìm được nhiều ngày lành tháng tốt hơn. Họ cho rằng, trong những tháng này, người làm cỗ không vất vả, người đến ăn cỗ cưới cũng cảm thấy ngon miệng và thức ăn tồn đọng từ ngày hôm trước sẽ không bị ôi thiu. Với những gia đình nghèo, sẽ không có khả năng mua đồ ăn mới cho bữa cỗ ngày hôm sau. Trước khi tiến hành lễ cưới, nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật trong thời gian từ 2 - 3 năm, có những hộ khá thì chỉ chuẩn bị trong năm. Khi đã có đầy đủ lễ, nhà trai sẽ báo trước cho nhà gái khoảng từ 15 ngày đến 1 tháng để chuẩn bị cho đám cưới. Trong thời gian này, nhà trai sẽ phải nộp đầy đủ sính lễ như đã thỏa thuận từ trước cho nhà gái. Các nghi lễ trước đám cưới được tổ chức sau lễ ăn hỏi của người Tày ở Nà Hang gồm có: Lễ nhận thông gia, chú rể ra mắt họ hàng, những lễ vật và số lượng phải có trong ngày cưới (gọi là bản kê khai). Việc chuẩn bị cho đám cưới của người Tày ở Nà Hang được chuẩn bị chu đáo với sự góp sức của nhiều người trong gia đình, họ hàng. Bởi vì người Tày coi đây là ngày lễ trọng đại của cuộc đời và chính trong ngày lễ này đã thể hiện tính cộng đồng cao của người Tày. Trước khi đám cưới diễn ra, gia chủ đã lên danh sách những vị khách thân thiết cần mời từ trước để gia đình đi mời cho kịp. Họ có tục không mời khách quá cận ngày cưới, tức là phải mời trước từ 8 đến 10 ngày trở lên. Họ cho rằng, nếu mời quá gần ngày cưới có nghĩa là từ trước gia đình không có ý định mời, sau này mời thêm là không có ý tôn trọng khách nên người đó sẽ có thể không đến tham dự đám cưới. Chỉ trong trường hợp đặc biệt cưới gấp như khi cô gái đã có thai hoặc thời gian tổ chức cưới quá ngắn thì khi đi mời cưới, bố mẹ hai bên cũng phải giải thích để khách hiểu và thông cảm cho. Lễ cưới của người Tày thường được tiến hành từ 2-3 ngày, trong đó nhà gái tổ chức hôm trước còn nhà trai tổ chức hôm sau. Trong ngày dựng rạp, gia chủ chủ yếu lo chuẩn bị vật chất cho ngày cưới chính thức như rạp, bàn ghế, thực phẩm, chế biến cỗ,... Người Tày ở Nà Hang cũng dựng rạp bằng tre, phần mái rạp được làm bằng những tấm cót. Bàn ghế và đồ dùng trong nấu nướng phải mượn của các gia đình trong hàng xóm. Bởi vậy, ngày dựng rạp phải huy động một lượng người khá lớn trong dòng họ tham gia. Sau khi dựng 83 rạp xong, chiều tối hôm đó là bữa ăn uống của những người trong họ hàng thân thiết và người phục vụ. Bữa cỗ dựng rạp thường đơn giản, món ăn chỉ có thịt lợn và rau canh. Buổi tối hôm đó, họ hàng, dân làng và bạn bè đến chơi rất đông. Đối với nhà trai, trước ngày tổ chức đám cưới phải chuẩn bị các lễ vật theo bản kê khai của nhà gái đưa sang cho cho nhà gái tại phần lễ xin cưới và lễ kê khai và có một đại diện đưa sang trước một ngày để nhà gái chế biến thức ăn, làm cúng tổ tiên (do phó trưởng đoàn - Quan làng tiếp sang bàn giao lễ vật). Trong các lễ trên có một khoản tiền bắt buộc gọi là tiền Huô (tiền mua sắm cho con gái mang sang nhà chồng và làm quà cho anh em bên chồng). Trong ngày cưới, ngôi nhà sàn của người Tày được bố trí các vị trí ngồi theo thứ tự, cấp bậc: Đối diện với bàn thờ tổ tiên là đại diện của các bậc gốc họ, các chi trong dòng họ và người chủ hôn. Đây là vị trí trung tâm diễn ra các nghi thức của đám cưới khi chú rể đến đón dâu hoặc khi đoàn nhà gái đến nhà trai. Từ vị trí chỗ ngồi của đại diện gốc họ ra đến cửa ra vào là đoàn đại diện nhà trai hoặc nhà gái và cô dâu cùng các phù dâu khi làm lễ trình họ, nhận họ và tiền mừng. Khu vực phía trên dọc theo dãy cửa sổ mặt chính là chiếu ngồi của các bậc chức sắc và người có tuổi, người đại diện các mối quan hệ thân gia, bạn bè là nam giới. Dọc dãy khu dưới (nơi để chạn bát nấu ăn thường ngày cho đến gian buồng ngủ của phụ nữ, giáp buồng cô dâu) là chiếu ngồi của phụ nữ và trẻ nhỏ. Khu vực giữa nhà, quanh bếp sinh hoạt là chỗ ngồi của các nam thanh niên, những người đến giúp việc... giáp cửa buồng cô dâu là chỗ ngồi của chú rể và phù rể. Trong buồng cô dâu được trang trí các hình hoa lá bằng các hình vẽ, cắt, dán và cửa buồng nẹp vải hoa, dải tua rua. Đây là chiếu ngồi qua đêm của cô dâu, phù dâu và đại diện nhà gái sau khi thực hiện xong các nghi lễ trình họ. Vào sáng sớm ngày cưới, nhà trai thường mời anh em, họ hàng đến làm cơm và chuẩn bị lễ vật mang đến nhà gái. Thời gian đi đón dâu phụ thuộc vào giờ dâu vào cửa nhà trai để nhà trai ấn định thời gian đi đón dâu về. Giờ đi đón dâu trong ngày cưới phụ thuộc vào kết quả xem của thầy cúng dựa trên việc xem số, tuổi của cô dâu để đi đón vào giờ thích hợp nhưng thông thường là vào 8h sáng, 10h sáng, 1h chiều (giờ Mùi) và 4h chiều (giờ Thân). Người Tày quan niệm rằng, nếu hôm cưới, sáng sớm có mưa phùn, buổi chiều hửng nắng thì sau này đôi trai gái sẽ làm 84 ăn thuận buồm xuôi gió. Nếu vào ngày đó có sấm sét, việc làm ăn ắt sẽ gặp khó khăn, những điều rủi ro có thể xảy ra đối với đôi trai gái. Vào sáng ngày đón dâu, cỗ bàn được bày biện để đón khách đến dự cưới, lúc này bà con hàng xóm thường có mặt rất đông đủ. Những người thân trong họ hoặc bạn bè kết nghĩa thường đến giúp gia đình làm cỗ. Thanh niên trong làng được mời đến để giúp gia đình lấy củi, nấu nướng, đây cũng là dịp để họ hàng làng mạc và thanh niên nam nữ trong bản gặp gỡ nhau. Với nhà gái, vào sáng sớm, gia đình cũng chuẩn bị làm cơm để đón rể và phải chuẩn bị đầy đủ chăn màn mới để về nhà chồng. Đoàn đón dâu nhà trai theo quy định của người Tày thường gồm có: Chú rể, 1 phù rể, 1 thầy tào, 2 người bác của chú rể, 2 quan làng, 1 cô gái chưa lấy chồng và một số người đi để gánh những đồ đạc của cô dâu về nhà chồng. Trong đoàn đi đón dâu, quy định bắt buộc phải mặc theo nghi thức trang phục truyền thống của người riêng thầy cúng có trang phục riêng. Gia đình nhà trai chọn người đi gánh đồ bên nhà gái và đoàn đi đón dâu phải là chàng trai hay cô gái trẻ chưa có vợ, chưa có chồng và những người đã có gia đình đầy đủ vợ chồng, có con trai con gái và gia đình hạnh phúc. Đến giờ chuẩn bị đi đón dâu, gia đình nhà trai thắp hương báo cáo tổ tiên xin phép lên đường đi đón cô dâu và mong tổ tiên phù hộ. Phương tiện đi đón dâu có thể xe đạp, xe máy hoặc đi bộ, tùy theo điều kiện từng gia đình và khoảng cách xa gần khác nhau. Đoàn đón dâu nhà trai đến nhà gái tập trung trước cửa nhà cô dâu đợi thầy tào cúng làm lễ xin phép chú rể mới được vào làm các thủ tục đón cô dâu. Trong đám cưới của người Tày có nét văn hóa khá đặc sắc đó là hai bên nhà trai và nhà gái phải hát đối đáp nhau trong các bước thực hành nghi lễ. Nghi lễ này vẫn còn được thực hiện ở Nà Hang. Nhà trai khi đến nhà gái phải hát để xưng danh, chào hỏi theo tục căng dây chặn đường. Theo phong tục của người Tày, khi đoàn đón dâu của nhà trai đến cổng nhà gái, nhà gái cho chăng dây hoặc đóng cổng nhà lại và cho người giả vờ gặng hỏi, chất vấn bằng những câu hát, nhà trai phải cử người hát trong khoảng 20 phút, nếu nhà gái thấy hợp tình hợp lý thì sẽ mở cổng để cho đoàn đón dâu của nhà trai vào nhà. Có thể nói, trong đám cưới người Tày, mọi người thường giao tiếp thông qua hát quan làng (hát đối). 85 “Tôi ở bản nhỏ đi đến đây Nghe tin bản lớn có giống tốt Tôi đến nhà xin được mang về Để nhà tôi sinh sôi giống nòi...” Những câu hát đối, hát giao duyên này trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ, vừa là để chúc mừng cô dâu chú rể, vừa là cơ hội để người già, trẻ nhỏ tâm tình, kể chuyện, nam nữ thanh niên có cơ hội tìm hiểu, giao lưu và kết nối thâm tình. Tục giữ cửa: Trên chân cầu thang nhà sàn của nhà gái được đặt bốn chén rượu và một số vật dụng làm chướng ngại vật nhà trai phải hát để xin nhà gái mở đỡ bỏ từng chặng đường mới có thể bước vào nhà. Nhà trai vào đến nhà nếu nhà gái chưa trải chiếu hoặc trải chiếu chưa ngay ngắn thì nhà trai phải hát xin trải chiếu trên sàn nhà gọi là tục xin trải chiếu. Khi nhà trai đã ngồi trên chiếu, nhà gái hát mời nước, mời trầu. Lễ trình tổ và nộp gánh: Gánh lễ vật của nhà trai (lễ vật của nhà trai bao gồm: Trầu cau, thịt lợn, gạo nếp, mười hai chiếc bánh chưng, mười hai chiếc bánh dày, rượu, chè, một đôi gà trống thiến) được chú rể dâng lên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Những người trong gia đình cô dâu đứng chứng kiến, nhà trai hát bài trình tổ và nộp gánh. Nội dung bài hát ca ngợi tổ tiên, công đức của cha mẹ đã sinh thành cô dâu, nhà trai xin có lễ vật dâng cúng tồ tiên và tỏ lòng biết ơn cha mẹ cô đâu. Nhà gái trịnh trọng hát bài nhận gánh và xếp lễ vật lên bàn thờ tổ tiên. Gia đình nhà gái phải chuẩn bị sắp xếp toàn bộ đồ đạc của cô dâu mang về nhà chồng ra trước bàn thờ gia tiên để thầy tào làm lễ. Thông thường đồ đạc gồm: 2 chiếc màn, 2 chiếc chăn vải chàm, 1 đôi chiếu, 1 đôi gối, 1 chiếc đệm, 1 chiếc nón (để cô dâu cầm ở tay khi về nhà chồng) và một số của hồi môn khác cùng nhiều đồ dùng cá nhân khác của cô dâu. Một số nơi lễ vật mà cô dâu mang về nhà chồng gồm có 1 chậu thau, chăn màn, hòm gỗ, 1 cái cuốc, 1 con đao, liềm, 10 cái bát, 10 đôi đũa, 1 mâm, 1 nồi, 1 siêu, 1 đôi gối cho bố mẹ chồng. Trước giờ nhà trai đến, gia đình nhà gái phải làm nhiệm vụ chuẩn bị tất cả những gì cần trong nghi lễ đón dâu. Các bà, cô, dì họ hàng giúp sắp xếp đồ đạc cho cô dâu. 86 Trong đoàn đại biểu nhà trai đi đón dâu thì Quan lang có vai trò rất quan trọng. Đó là người đại diện cao nhất của họ nhà trai, có thẩm quyền giải quyết tất cả mọi việc liên quan tới vấn đề nghi lễ của họ nhà gái. Cho nên, một người muốn làm quan lang phải có một số tiêu chuẩn chính như biết làm thơ, hát đối đáp, nhất thiết đã có vợ, có đông con càng tốt, là người uy tín, có đạo đức và ăn nói lịch thiệp. Họ cho rằng, ngày cưới là ngày vui nhất trong đời người cho nên cần phải có lời ca, tiếng hát. Đám cưới dù có ồn ào đến đâu, hễ tiếng hát cất lên thì tất cả mọi người đều chăm chú và say sưa lắng nghe. Những câu hát trong đám cưới thực sự là một nhu cầu về văn hóa văn nghệ của người Tày. Nó như một cuộc hát đối đáp giữa nam và nữ, người đáp phải cố gắng trả lời khớp ý với câu của đối phương đưa ra. Giữ phần chủ động trong cuộc hát đối đáp này thường là bên nhà gái. Trước giờ đi đón dâu như đã chọn, nhà trai thường làm lễ cúng tổ tiên. Trên đường đi đón dâu, nếu đi qua cầu thì phải thả tiền lẻ xuống cầu để cho hồn nhân sẽ được thuận lợi và may mắn. Họ kiêng đi qua các cổng đền chùa, miếu, những nơi thờ tự hoặc phải đi vòng phía sau hoặc đi phía xa hơn. Đến nhà gái, đến giờ đón dâu thầy Tào xin phép gia tiên nhà gái, cho chú rể vào làm lễ đón dâu. Thầy tào mời cô dâu và chú rể đến trước bàn thờ gia tiên nhà gái để làm lễ, đứng phía sau là phù rể, bố nuôi của cô dâu và đoàn đón dâu làm lễ. Mặc dù việc xem tuổi, so tuổi đã được thưc hiện trước đó nhưng theo thủ tục, lúc này thầy tào vẫn phải đọc ngày tháng năm sinh của cô dâu để báo cáo, làm lễ xin tổ tiên, với mục đích báo cáo tổ tiên hồn mệnh của cô dâu sẽ chính thức theo về nhà chồng từ ngày hôm nay. Theo tục lệ truyền thống, người Tày ở Nà Hang khi người con gái đi lấy chồng thì không chịu sự chi phối trực tiếp của dòng họ mình nữa, vì thế gia đình phải làm lễ xuất gia, tách ma cho con gái trước khi về nhà chồng. Tùy từng nơi, lễ này được gọi bằng các từ khác nhau như "cooc tu" (xuất gia), nạc vạ (tách họ), "phúng trưởng" (đóng ô), "thót phi" (tách ma)... Giờ ra cửa đã được đoàn đón dâu thông báo trước cho ông bà đưa của nhà gái. Mặc dầu vậy, sự chuẩn bị của các cô gái Tày trước khi về làm dâu vẫn rất chậm chạp. Họ có câu: "thẳm thanh bặng lùa lồng lảng" (sửa soạn như dâu về nhà chồng). Chú rể, cô dâu cùng người đại diện đón dâu của nhà trai và nhà gái cùng chắp tay vái làm lễ mong chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ gặp nhiều may mắn. Nghi 87 lễ vái lạy thần linh của thầy Tào cùng gia đình nhà trai, nhà gái vái 3 lần, mỗi lần 3 vái, tổng cộng 9 vái. Một nghi lễ quan trọng nữa trong lễ xin dâu là của thầy Tào cúng tổ tiên, chú rể dâng tặng cha mẹ tấm vải để trả công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ nuôi vợ của mình. Nhà trai hát bài dâng tấm vải ướt khô, chú rể đứng trước bàn thờ trịnh trọng làm lễ dâng tấm vải ướt khô lên mẹ cô dâu. Quan làng của nhà trai cất tiếng hát bài dâng tấm vải ướt khô. Tấm vải ướt khô được dệt bằng sợi bông, rộng 20cm, dài 15- 20m. Một nửa được nhuộm màu hồng tượng trưng cho nửa ướt, một nửa để vải trắng tượng trưng cho nửa khô với ý nghĩa người mẹ đã mang nặng đẻ đau, chăm sóc nuôi dưỡng con chỗ ướt mẹ nằm, chỗ khô mẹ dành cho con, dâng tấm vải ướt khô thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với công lao sinh thành và giáo dưỡng của người mẹ. Cuối cùng cô dâu chú rể đứng trước bàn thờ làm lễ bái tổ. Chú rể lạy bố mẹ vợ và nhà trai xin đón dâu. Một trong những nét khá đặc sắc trong đám cưới của người Tày đó là nghi lễ cúng vải xô và vải đỏ. Tấm vải này con rể tặng mẹ vợ, nhưng không phải để mẹ dùng ngay. Nó được đặt trên bàn thờ hoặc cất giữ cho đến ngày mẹ của cô dâu không còn nữa và khi mất người ta sẽ chôn mảnh vải này theo thi hài của mẹ vợ. Nghi lễ này thể hiện tính nhân văn cao, nó vừa thể hiện lòng biết ơn của con rể, vừa là sự tôn kính công nuôi dưỡng sinh thành của người phụ nữ Tày. Trong nghi lễ xin dâu truyền thống, cô dâu sẽ có một đôi giầy mới đưa lên làm lễ cùng chiếc ô màu đen, có buộc 1 chiếc khăn bông màu hồng ở cán ô. Thầy Tào phải làm lễ xong, cô dâu mới được đi giầy vào chân Với ý nghĩa trong quá trình đi trên đường về nhà chú rể, không ai, không có ma tà nào làm phiền và bắt cô dâu đi được và vì thế không phải ngẫu nhiên khi chết bao giờ người Tày cũng phải thực hiện nghi thức đi giầy vải tự khâu cho người chết trước khi khâm liệm bởi học quan niệm có vậy thì tổ tiên mới nhận ra mình. Tất cả đồ nghề của hồi môn của cô dâu mang về nhà chồng đều được đưa lên để thầy Tào làm lễ xin, vì quan niệm của người Tày, làm như thế, hồn cô dâu mới theo về nhà chồng. Sau khi thầy Tào làm lễ xin tất cả những đồ đạc và của hồi môn mà cô dâu mang theo về nhà chồng xong, nếu bố mẹ và gia đình cô dâu có đồ tặng kỷ niệm mọi người thay nhau tặng. Khi các nghi thức xin dâu đã hoàn tất, đoàn mang đồ của hồi môn của 88 cô dâu sẽ tập trung khuân vác đi trước Quá trình đón dâu của người Tày ở Nà Hang, phải trải qua nhiều thủ tục và mỗi thủ tục đó đều phản ánh sắc thái văn hóa của người Tày. Đoàn đón dâu phải trải qua rất nhiều “cửa” (tiếng Tày gọi là Tu) và mỗi cửa đó, ông đón phải xử lý khéo léo để nhà trai không bị mang tiếng. Tìm hiểu những người đã từng nhiều lần làm ông đón trong đám cưới thì được biết, nếu thực hiện đúng theo tập quán truyền thống, đoàn nhà trai phải vượt qua 36 cửa mới có thể đón được cô dâu về. Cửa nào mà không vượt qua được tức không hát đối đáp, xử lý được thì họ nhà trai sẽ bị phạt uống rượu và hơn nữa là bị chê cười. Đoàn đón dâu bắt buộc phải vượt qua một số trò chơi phiền toái, kể từ lúc bắt đầu tới cổng làng cho đến khi tiến hành các nghi lễ ở nhà gái. Để làm được những việc đó, đòi hỏi ông đón (ông quan lang) phải có tài ứng đáp khôn khéo bằng thơ hay còn gọi là Hát quan lang. Phong tục này đã có từ lâu đời trong xã hội người Tày, nhất là những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và những năm hòa bình lập lại cho đến những năm 60-70 của thế kỷ XX. Qua lời hát đó đã thể hiện sự vui mừng, phấn khởi của hai họ trong ngày vui của cô dâu, chú rể. Một quy định trong lễ đón dâu của người Tày, khi đi qua cầu thang bước xuống nhà, cô gái xin dâu của nhà trai có một chiếc khăn dệt màu trắng vắt ngang qua cầu thang để cô dâu đi sau sẽ nhặt lên, với ý nghĩa cô dâu gặp điều may mắn, đặc biệt khi trên đường về nhà chồng. Khi đi đến ngã ba hay ngã tư cô gái xin dâu của nhà trai lại để một miếng vải trắng xuống đường, cô dâu đi sau lại tiếp tục nhặt miếng vải trắng cầm lên rồi đi tiếp. Nghi thức trên đường của đoàn đón dâu cứ diễn ra như thế cho đến khi nào về đến nhà chú rể thì thôi. Khi cô đâu chuẩn bị ra cửa, mỗi người trong gia đình đưa ít tiền gói vào lì xì (chỉ khoảng năm chục nghìn) đưa cho cô dâu để lấy lộc làm ăn. Khi đó, em gái ruột của cô dâu hoặc em họ phải đội nón cho cô dâu và phải là chiếc nón mới, chiếc nón lá này là của bố mẹ cô dâu tặng cho con gái trước khi về nhà chồng và mong con đi đường có đồ che mưa, nắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghi_le_trong_chu_ky_doi_nguoi_cua_nguoi_tay_huyen_n.pdf
Tài liệu liên quan