Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU . 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO

NGÀNH MỸ THUẬT TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC . 11

1.1. Các khái niệm liên quan. 11

1.1.1. Quản lý. 11

1.1.2. Quản lý nhà nước. 14

1.1.3. Quản lý giáo dục. 14

1.1.4. Đào tạo . 17

1.1.5. Quản lý đào tạo. 17

1.1.6. Mỹ thuật . 18

1.2. Công tác quản lý nhà nƣớc trong đào tạo ngành mỹ thuật. 23

1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về đào tạo ngành

mỹ thuật. 28

1.3.1. Chính trị. 28

1.3.2. Kinh tế. 28

1.3.3. Pháp luật. 29

1.3.4. Văn hóa – Xã hội. 29

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đào tạo mỹ thuật trong các

trƣờng đại học trên thế giới. 29

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển giáo dục Hoa Kỳ (Mỹ) . 30

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Liên Bang Nga. . 31

1.4.3 Kinh nghiệm cải cách giáo dục ở nước Cộng Hoà Nhân dân Trung

Hoa (Trung Quốc). 32

 

pdf94 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật cho ngành này cũng cần được theo sát để đáp ứng kịp thời cho những hoạt động và tổ chức ngành này diễn ra thuận lợi. QLNN cần liên tục tìm hiểu và cân đối lại chính sách quản lý để có thể giúp việc đào tạo ngành nghề này được chú trọng vì nó cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của nước nhà. 36 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH MỸ THUẬT TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung Hà nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều Việt trước đây. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà nội đã sớm trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, thuận tiện cho giao thông và trao đổi kinh tế; văn hóa với các tỉnh thành trong vùng và cả nước. Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông của cả nước. Là trái tim của đất nước, Hà nội hội tụ các cơ quan lãnh đạo của TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội. Thủ đô Hà nội cũng là nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cho tới năm 2017, Hà nội bước vào thời kì tăng trưởng kinh tế cao nhất 6 năm qua, tu vẫn có chút biến động nhưng vẫn có những thắng lợi nhất định trên mặt trận kinh tế. Hà nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nếp sống văn minh và văn hóa. Hai thập niên gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, rất nhiều cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại mọc lên mang lại cho thành phố dáng vẻ hiện đại phù hợp với sự phát triển ngày đi lên hiện nay. So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành 37 phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống... Thành phố Hà nội hiện tại có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất trên cả nước, thêm vào đó, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao. Vị trí đắc đại, “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”, Hà nội là nơi hội tụ và được xây dựng nhiều các trường đại học, cao đẳng cũng như thu hút mọi người tới sinh sống và làm việc và học tập. Hà nội cũng là nơi có đủ điều kiện nhất để có thể giải phóng sức sáng tạo, tính nghệ thuật và niềm đam mê trong mỗi con người. Ở nơi đây, họ có được nền tảng lịch sử văn hóa, có được sự QLNN được tổ chức thành hệ thống để yên tâm hoạt động sáng tạo nghệ thuật và phát triển nền mỹ thuật nước nhà. Ý nghĩa sâu xa hơn của ngành mỹ thuật : Mỹ thuật ứng dụng phát triển mạnh mẽ và nhanh chưa từng thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là nghệ thuật của sự kết hợp giữa cái thực dụng và cái đẹp, giữa cái lâu bền và cái thẩm mỹ. Mỹ thuật ứng dụng là cái tổng hoá của nhiều ngành: khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất và kỹ thuật. Giá trị thẩm mỹ của nó không chỉ làm đẹp cho cuộc sống mà làm đẹp cho cả thế giới vật chất do con người tạo ra. Thời kỳ hội nhập, mỹ thuật ứng dụng đang thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà không loại trừ ai. Mỹ thuật ứng dụng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Hầu hết các mẫu mã sản phẩm công thương nghiệp, văn hoá ra đời có hình thức đẹp. Một sản phẩm mỹ thuật ứng dụng không chỉ dừng ở giá trị công năng, công thái học, sinh thái học mà phải bao hàm cả giá trị thẩm mỹ mang tính xã hội, văn hoá và phản ánh trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ của cộng đồng. Mỹ thuật ứng dụng đang thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà không loại trừ ai. Hệ thống xã hội từ kinh tế đến giáo dục, kiến trúc đến 38 giao thông và thông tin đều đã chuyển qua các quá trình kế hoạch hoá và quản lý khoa học, mà ở đó đều bộc lộ tinh thần thẩm mỹ nhằm phát triển nền văn minh xã hội. Mỹ thuật ứng dụng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Vai trò của ngành mỹ thuật: Với những kết quả mà chúng ta đã đạt được, những vấn đề gây xôn xao dư luận diễn ra trong những năm gần đây đối với nghành giáo dục, đã rống lên một hồi chuông cảnh báo rằng đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi về phương pháp dạy và học. Ta có thể nhận thấy những cố gắng thay đổi của nghành giáo dục nước nhà. Song trong sự ồn ào đó, có một môn học mà tiếng nói của nó khiêm tốn hơn rất nhiều, người ta ít nhắc đến nó, có cảm giác như sự tồn tại hay không tồn tại của nó không thực sự quan trọng, một môn mà trong tất cả các môn nó trở thành phụ nhất, một môn học mà có bà hiệu trưởng đã nói với tôi là “một môn học giải trí” Nhưng cái mà người ta gọi là “giải trí” đó lại rất cần cho sự phát triển “toàn diện” của con người. Chúng ta sẽ đi đến đâu nếu trong cuộc chạy đua phát triển của văn minh mà bỏ quên đi một phần của cuộc sống đó là văn hóa. Cũng chính cái lối tư duy đó mà từ một chính sách “phát triển toàn diện” mà môn mỹ thuật là một phần quan trọng trong chục năm qua gần như phá sản. Bao nhiêu nhiêu tiền của đã bỏ ra, và cái ý tưởng đẹp đẽ đào tạo một đội ngũ sư phạm nghệ thuật được người ta ca tụng ngày nào giờ chẳng khác gì một mảnh ghép thừa trong bức tranh giáo dục nước nhà. Tôi đã từng đọc những bài viết của các nhà phê bình mỹ thuật về sự bế tắc của mỹ thuật Việt Nam, về tính chuyên nghiệp của mỹ thuật và một thị trường phụ thuộc vào tây ba lô đã làm cho nó như đang tê liệt. Song thiết nghĩ con đường chúng ta đi không sai, ngay từ ngày mở cửa chúng ta đã ý thức được phải đưa mỹ thuật vào giáo dục chính thống, tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng ta đã làm không hiệu quả . Đáng nhẽ song song với sự phát triển của mỹ thuật giáo dục cũng phải đồng hành, đến bao giờ nền mỹ thuật Việt Nam mới trở nên chuyên nghiệp khi mà 39 bản thân nó không có khán giả ngay trên sân nhà của mình, khi mà người dân cho rằng nó là một thứ hàng xa xỉ và gần như chẳng thấy đẹp ở chỗ nào. Vậy đấy !người ta bàn về tính chuyên nghiệp của nó mà quên mất rằng nó phải bắt đầu từ giáo dục trong nhà trường, rồi thứ đến mới là xã hội hóa nó. Nói như thế để thấy được vai trò của người giáo viên mỹ thuật quan trọng như thế nào, thời gian qua chúng ta đã bế tắc cũng bởi yếu tố con người.Bạn muốn nói rằng: do kinh tế ư! Rằng kinh tế quyết định ý thức! Ông cha ta xưa sống trong bom đạn và chiến tranh, ăn cơm cà với mắm mà tâm hồn vẫn bay bổng đấy thôi, nghệ thuật dân gian của chúng ta đã nói lên điều đó. Với tôi nó thuộc về vấn đề về văn hóa, là sự rèn luyện để rồi nó trở thành một nhu cầu tinh thần của mỗi người. Có như thế họa sĩ Việt Nam mới yên tâm với nghề, mới có thể thả sức tung hoành với nó bởi: cơm áo không đùa với khách thơ .Xưa nay giáo viên mỹ thuật thường không được người ta coi trọng bằng các bộ môn khác, một phần cũng bởi người giáo viên mỹ thuật chưa biết khẳng định vai trò của mình.Ngày nay người ta lo sợ về một nền văn hóa sẽ mất đi những dấu ấn bản sắc của dân tộc trong một thế giới phẳng, nhưng bản sắc là gì? Đó chẳng phải là tư duy, là tâm hồn là những giá trị nằm trong tầng lớp trầm tích của văn hóa sao? Mà tất cả những yếu tố đó đều được tích hợp nằm trong mỹ thuật. Bởi vậy vai trò của giáo viên mỹ thuật giờ đây không còn là giúp trẻ làm quen với nghệ thuật nữa. Nó được đẩy lên một mức cao hơn đó là góp phần hình thành nên những con người mang cốt cách Việt. Trong nghệ thuật sư phạm thì phương pháp giảng dạy đặc biệt quan trọng, lối dạy cứng nhắc và rập khuôn hiện nay đối với môn mỹ thuật là lí do khiến cho môn học này trở nên buồn tẻ và không thực hiện được hết mục tiêu đề ra của nó. Nhưng khái niệm dạy học tích cực lại được các thầy cô hiểu hết sức mơ hồ, không phải cứ có máy chiếu là tích cực, cũng như không phải cứ đặt nhiều câu hỏi là đã đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm. Ngoài việc đảm bảo kiến thức người giáo viên mỹ thuật cần phải có một kỹ thuật dạy riêng nhằm giúp các em phát 40 triển được tư duy mà vẫn đảm bảo không nhồi nhét kiến thức. Để làm được điều đó không dễ nó đòi hỏi người người giáo viên một trình độ cao và sự tâm huyết trong bài dạy, những giáo viên có “đẳng cấp” tất thảy đều đã đạt đến trình độ này. Vòng vo bấy nhiêu cuối cùng cùng để thấy rằng mỹ thuật có một vai trò quan trọng không thể không nhắc đến và cần dặt ra những giải pháp trước khi nó trở nên nghiêm trọng, trầm kha hơn. Trước khi chờ đợi vào một sự thay đổi thiết nghĩ điều đầu tiên mà tất cả chúng ta có thể làm đó là sự nỗ lực của những người thầy, người cô để đạt được những năng lực và phẩm chất cần có, mà con đường đến với nó chỉ có thể là tự học và rèn luyện suốt đời. Đặc trưng của ngành mỹ thuật: Nghệ thuật dưới hình thức này hay hình thức khác đã tồn tại trong con người. Nó là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và hiện diện trong các nền văn hoá trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người đều đánh giá cao nghệ thuật. Họ thích chiêm ngưỡng nó hoặc sáng tạo ra nó, thậm chí họ có thể hỗ trợ nó về tài chính hoặc tình nguyện. Nghệ thuật là một phần văn hoá của chúng ta bởi vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về cảm xúc, nhận thức bản thân và hơn thế nữa. Dưới đây là các lý do tại sao tôi tin rằng mọi người đều cần nghệ thuật trong cuộc sống của họ. 1. Đó là một phần tự nhiên của chúng ta: Có một năng lực trong tất cả chúng ta để sáng tạo và thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật. Quan sát bất kỳ trẻ nào với hộp màu và một mảnh giấy và bạn sẽ thấy điều đó. Tôi tin rằng năng lượng đến từ nhu cầu để đạt được một sự cân bằng trong chính chúng ta. Sự cân bằng đó là cảm giác khi bạn tạo ra một cái gì đó chính xác như bạn mong muốn. Đôi khi các hình thức truyền thông khác không cho phép chúng ta thể hiện bản thân hoàn toàn, và đây là khi chúng ta chuyển sang nghệ thuật. 2. Ghi lại cảm xúc của xã hội: Điều quan trọng là chúng ta biết lịch sử của chúng ta. Chúng ta học từ dữ liệu, con người và những sự kiện quan trọng, và chúng ta còn tìm hiểu tại sao chúng xảy ra và xảy ra như thế nào. 41 Nghệ thuật mang lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc khác về lịch sử. Nó cho chúng ta thấy những biến cố ảnh hưởng đến con người như thế nào. Thông qua nghệ thuật chúng ta học được niềm vui trong lúc hạnh phúc cũng như chúng ta thấy sự đau đớn và tuyệt vọng trong suốt thời gian đau khổ. Chúng ta nhìn thấy những hy vọng và những giấc mơ, hoặc những nỗi sợ hãi và tiếc nuối của quá khứ. Thông qua nghệ thuật, chúng ta hiểu rõ hơn về các sự kiện trong lịch sử đã định hình nên chúng ta như hiện tại. 3. Giúp chúng ta nhận thức bản thân tốt hơn: Chúng ta sống trong một thế giới của những quyết định nhanh chóng và suy nghĩ phân mảnh. Tạo nghệ thuật cho phép chúng ta sống chậm và trải nghiệm toàn bộ cảm xúc của chúng ta. Thưởng thức nghệ thuật của người khác có thể làm tăng cảm xúc trong chúng ta và giúp bản thân khám phá, giải thích những gì chúng ta đang cảm nhận. Hiểu được cảm xúc của mình có thể giúp chúng ta hồi phục, phát triển và cải thiện bản thân. Nâng cao nhận thức bản thân bằng nghệ thuật có thể dẫn đến thành công hơn cả về nhân cách và chuyên môn. 4. Khuyến khích tư duy phê bình và giao tiếp tốt hơn: Khi chúng ta sáng tạo nghệ thuật chúng ta quyết định trong suốt quá trình. Khi chúng ta bình phẩm nghệ thuật chúng ta quyết định làm thế nào để giải thích những gì chúng ta đang nhìn thấy. Chúng ta sử dụng logic và lý do để phân biệt ý nghĩa với những gì chúng ta thấy hoặc những gì chúng ta tạo ra. Bởi vì nghệ thuật có một mối liên hệ cảm xúc với chúng ta, những lựa chọn này làm chúng ta đam mê. Chúng ta học cách bảo vệ và giải thích nó cho người khác. Nghệ thuật không chỉ giúp chúng ta củng cố kỹ năng tư duy phê bình mà còn cải thiện cách chúng ta truyền đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình với người khác. 5. Thu hẹp khoảng cách giữa các nền văn hoá: Thông qua nghệ thuật, chúng ta hiểu rõ hơn về các nền văn hoá trong quá khứ, nhưng nó cũng cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về các nền văn hoá hiện nay. Không có rào cản về 42 khoảng cách hoặc ngôn ngữ trong nghệ thuật, nó là tổng quát. Bằng cách quan sát sự sáng tạo của những người từ các nền văn hoá khác nhau, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống của họ. Thông qua nghệ thuật, chúng ta có thể nhìn thấy sự tồn tại của người khác qua đôi mắt của họ. Đây là một công cụ mạnh mẽ có thể cải thiện giao tiếp và mối quan hệ giữa các nền văn hoá. 6. Cải thiện cuộc sống hàng ngày của chúng ta: Nghệ thuật có thể làm cho cộng đồng tốt đẹp hơn. Nó làm cho không gian làm việc thú vị hơn. Ngôi nhà của chúng ta phản ánh nhân cách của chúng ta thông qua cách chúng ta chọn lựa và trưng bày nghệ thuật. Nó có thể truyền cảm hứng cho chúng ta, làm cho chúng ta hạnh phúc, hoặc thậm chí còn động viên chúng ta. Sống trong một thế giới bản năng sẽ vô nghĩa cho con người. Chúng ta cần phải thể hiện mình qua nghệ thuật và chúng ta cần phải bao quanh mình với những biểu hiện của người khác. Chúng ta luôn có, và chúng ta luôn luôn là như thế. Một số trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hà nội: 2.1.1.Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội (Hanoi Architectural University - HAU) là trung tâm trọng điểm về đào tạo Kiến trúc sư, Kỹ sư Xây dựng, Cử nhân cho ngành Xây dựng Việt Nam và cho đất nước; đặc biệt là các chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng đô thị và Môi trường Trường là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ Quản lý đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước theo hướng hội nhập và chuẩn Quốc tế. Chất lượng đào tạo của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội giữ vị trí hàng đầu trong các Trường Đại học thuộc khối Kỹ thuật ở Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo liên kết, chất lượng cao, chuẩn Quốc tế được các Đại học danh tiếng trên Thế giới như Trường Đại học Kiến trúc Toulouse - Pháp; Trường Đại học Melbourne - Úc; Trường Đại học Tổng 43 hợp Barcelona - Tây Ban Nha; Trường Đại học Mỹ thuật Milan - Italia; Trường Đại học Hawaii - Mỹ; Trường Đại học Torino - Italia; Trường Đại học Nottingham - Anh; Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Kiến trúc Matxcơva - Nga công nhận.Sinh viên tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội sau khi ra trường được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích đánh giá, kỹ năng nghề nghiệp, bổ trợ và trình độ ngoại ngữ chuẩn Quốc tế. Ngoài các ngành, chuyên ngành truyền thống, Đại học Kiến trúc Hà Nội luôn tiên phong xây dựng, phát triển các ngành, chuyên ngành mới có tính liên ngành như Nội thất và Mỹ thuật Công nghiệp, Công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội hiện đại. 2.1.2. Trường Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trường đã có những bước tiến quan trọng và được sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước. Trong Chiến lược phát triển tiếp tục giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đến năm 2030 đã xác định rõ Sứ mệnh và Tầm nhìn của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội: “là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu về lĩnh vực thiết kế Mỹ thuật ứng dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Cung cấp nguồn nhân lực - Họa sĩ có trình độ đại học, sau đại học chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và hội nhập quốc tế”. Tầm nhìn của Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội: “trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành về Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng trong cả nước, ngang tầm các cơ sở đào tạo đại học cùng ngành có uy tín trong khu vực, với chương trình đào tạo tiên tiến và có khả năng hợp tác quốc tế”. 2.1.3. Viện Đại học Mở Hà Nội Để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình giáo dục và đào tạo: - Chương trình bồi dưỡng kiến thức cho nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều người học có nhu cầu 44 nâng cao trình độ cập nhật kiến thức. Chương trình đào tạo bậc đại học và cao đẳng của các ngành xây dựng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đối với các chương trình đào tạo tại Viện, phương thức đào tạo có thể khác nhau nhưng chương trình đào tạo về cơ bản có một chuẩn mực như nhau. Theo số liệu điều tra sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên loại hình chính qui tốt nghiệp đã có việc làm trung bình là 90,42%. Viện Đại học Mở đứng thứ 11 trong Bảng xếp hạng 25 trường đại học dẫn đầu có tỷ lệ trên 60% sinh viên tốt nghiệp có việc làm theo đúng ngành nghề (theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2.1.4.Đại học Xây dựng Hà nội Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, với kinh nghiệm gần 60 năm đào tạo, Trường Đại học Xây dựng đã trở thành một trung tâm hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong lĩnh vực xây dựng. Đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư tốt nghiệp Đại học Xây dựng đã và đang có mặt trên mọi miền đất nước, từ các công trường xây dựng đến các nhà máy, xí nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngoài lĩnh vực đào tạo, trường Đại học Xây dựng còn là một trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, có nhiều đóng góp quan trọng cho thực tiễn sản xuất. Nhận thức rõ sứ mạng của mình là “đáp ứng tốt nhất yêu cầu ngày càng cao của xã hội về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển toàn diện hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam” tập thể cán bộ viên chức của trường Đại học Xây dựng luôn nỗ lực hết mình với mục tiêu xây dựng trường thành một trường Đại học nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, một môi trường đại học hiện đại, sáng tạo và phát triển. 45 2.1.5. Trường đại học mỹ thuật Việt Nam Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương, là một trường đại học của Việt Nam chuyên đào tạo bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực mĩ thuật. Trường được giới chuyên môn đánh giá là nơi đào tạo mĩ thuật chính quy và có chất lượng cao của Việt Nam. Nơi đây đã là nơi nuôi dưỡng và phát hiện nhiều họa sĩ tài danh Việt Nam. Các trường đại học nói trên đều là những trường trọng điểm chủ chốt tại Hà nội có chương trình đào tạo chuyên sâu dành riêng cho ngành Mỹ thuật. Mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật tạo hình đều được xây dựng chương trình học tập và quy trình đào tạo tại những ngôi trường này và được theo sát, quản lí từ các cấp ban ngành. Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ khẳng định: “Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này”. Trên địa bàn thành phố Hà nội, phần lớn các trường đào tạo chuyên ngành mỹ thuật đều là trường công lập, trường học do Nhà nước (TW hoặc đại phương) đầu tư về kinh tế và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ cá nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi. Do đó, việc QLNN đối với vấn đề đào tạo chuyên ngành này sẽ đặc biệt hơn những ngành khác và cần được sự quan tâm, đầu tư và giám sát cao hơn. Và sự QLNN đối với đào ngành nghề này cũng phức tạp hơn, 46 chương trình và quy trình đào tạo cũng sẽ có những yêu cầu cao hơn, đặc biệt hơn so với ngành khác. Thực tế, có thể thấy vấn đề nổi bật và dễ nhìn nhận trước tiên đó chính là cơ sở vật chất. Do nguồn tài chính chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, do đó việc sữa chữa, thay mới, nâng cấp hoặc xây dựng bổ sung các tòa nhà mới phục vụ học tập ..ban lãnh đạo trường hoàn toàn không có quyền quyết định và việc xin cấp vốn này phải thông qua nhiều bước và khá phức tạp. Đó là yêu cầu trước mắt đối với việc tạo điều kiện cơ sở vật chất trong việc QLNN đối với đào tạo ngành nghề đặc biệt này. Hiên nay, các trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật có cơ sở vật chất còn khá đơn sơ và chưa thực sự đầy đủ để cung cấp dụng cụ học tập tới sinh viên. Như chúng ta đã biết, mỹ thuật tức là thể hiện ý tưởng bằng những ngòi bút sáng tạo, sinh động; tuy nhiên một số vấn đề cơ bản như : lớp học, phòng vẽ theo các bộ môn chưa có, vẫn còn tình trạng sử dụng chung các phòng học khiến cho việc sử dụng không gian sáng tạo bị bó hẹp về thời gian; bên cạnh đó là nguồn vật liệu sử dụng trong học tập chưa được trang bị, sinh viên vẫn còn phải tốn kém rất nhiều chi phí cho việc này.... Tiếp đó, việc tổ chức các hoạt động nghệ thuật, khuyến khích và thúc đẩy sáng tác nghệ thuật cũng chưa thực sự được đầu tư và đặt chú trọng. Các chương trình giao lưu hợp tác quốc tế mới chỉ rất cơ bản, chưa có nâng cấp lên những phong cách và diện mạo mới trong việc tổ chức sự kiện; đôi khi các trường còn tự lực tổ chức các chương trình và cũng cần phải thông qua ý kiến của các ban ngành cấp trên khá phức tạp (tài trợ vốn, địa điểm, tổ chức sự kiện...). Một hiện tượng nữa đó là “chảy máu chất xám” trong sáng tác nghệ thuật. Những văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ độc quyền tác giả vẫn còn lỏng lẻo, dễ lách luật; tình trạng sao chép trong học tập, thiếu sự sáng tạo riêng, vẫn còn diễn ra mà chưa có sự giám sát, kiếm tra sát sao từ ban QLNN. 47 Đất nước phát triển, đồng nghĩa với việc thiết kế và xây dụng, quy hoạch thành phố, xây dựng các hình ảnh, tượng đài đại diện cho thành phố, xây dựng cơ chế chính sách phối hợp với các ban ngành để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển....rất nhiều các vấn đề xảy ra xung quanh ngành đặc biệt này. Để giải quyết được những vấn đề này cần có đội ngũ nhân lực đủ về số lượng và khả năng gánh vác công cuộc phát triển đất nước. Các trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật hoạt động chưa có sự liên kết và giao lưu với nhau để trao đổi về những kinh nghiệm, những ý tưởng để cũng nhau hoàn thiện hơn trong công tác sáng tác và thẩm mỹ. Việc tổ chức những chương trình giao lưu về mỹ thuật rất ít; thâm chí chỉ có ít các cuộc thi sáng tạo, thiết kế của các trường liên kết và hợp tác với tư nhân để tổ chức tìm ra những nhân tài trong ngành mỹ thuật. Cơ hội thử sức và tham gia của sinh viên không được sôi nổi và nhiệt huyết. Các cuộc thi nếu không được giới truyền thông quan tâm thì gần như hoạt động cuộc thi và giao lưu chỉ ở rộng trong số ít sinh viên các trường tham gia trên thông báo riêng về từng trường, không đẩy mạnh truyền thông để thu hút sự chú ý từ những cơ sở khác. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo ngành mỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.1. Hoạch định chính sách cho đào tạo ngành mỹ thuật Nằm trong kế hoạch đổi mới chung về kinh tế - xã hội của Việt nam từ sau đại hội Đảng lần thứ 6, nhưng sự phát triển đào tạo còn nhiều khó khăn trong việc quản lý. Ngành mỹ thuật mang tính đặc thù riêng nên việc quá trình QLNN đói với những trường đại học đào tạo ngành này cũng cần đi sâu và sát sao hơn. Hiến pháp năm 1992 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục trong đó có giáo dục đại học. Kế đến là Luật Giáo dục năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung năm 2005 và năm 2009. Sự quan tâm của các cấp Bộ, ngành trở nên tăng cường hơn để xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã 48 hội. Thông qua sự quản lý từ các trường đại học, theo tiêu chí và chương trình đào tạo, một số vấn đề quan tâm nhất đó là : Thứ nhất, QLNN đối với chất lượng đầu vào các trường năng khiếu nghệ thuật cần được nâng cao, bắt buộc những người tham gia học tập phải có năng khiếu cơ bản, đề thi phù hợp và số lượng thì sinh hợp lý. Các trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật hiện nay có chương trình thì đầu vào và tính kết quả khác với các trường và ngành nghề khác. Bài thi đầu vào có môn năng khiếu mỹ thuật, để đánh giá bước đầu trình độ và khả năng cơ bản của thí sinh trước khi được tiếp nhận đào tạo. Bên cạnh đó, để đạt chỉ tiêu đầu vào cả về chất lượng và số lượng thì các trường cũng đã có mức điểm chuẩn để các thì sinh đạt yêu cầu có thể vào học tại trườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_nganh_my_thuat_trong_ca.pdf
Tài liệu liên quan