DANH MỤC VIẾT TẮT . iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .vi
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .11
1.1. Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành
(CEO’s characteristic).11
1.2. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.14
1.3. Tình hình nghiên cứu về công ty gia đình.16
1.4. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc
điều hành (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .
.17
1.5. Khoảng trống nghiên cứu .29
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ
NHÂN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH (CEO) ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY GIA ĐÌNH NIÊM YẾT .32
2.1. Tổng quan về giám đốc điều hành (CEO).32
2.1.1. Các khái niệm về CEO.32
2.1.2. Vai trò của CEO trong hoạt động của doanh nghiệp.35
2.1.3. Yêu cầu đối với CEO.36
2.2. Khái quát chung về đặc điểm cá nhân của CEO.38
2.2.1. Khái niệm về đặc điểm cá nhân, đặc điểm cá nhân của CEO .38
2.2.2. Một số thuộc tính cơ bản của đặc điểm cá nhân CEO.39
2.2.3. Các hướng tiếp cận về đặc điểm cá nhân của CEO .40
2.3. Công ty gia đình niêm yết và vai trò của công ty gia đình niêm yết trong
phát triển kinh tế .42
2.3.1. Tổng quan chung về công ty gia đình.42
2.3.2. Tổng quan khái niệm về công ty gia đình.43
2.3.1.1. Quan điểm về CTGĐ tại một số quốc gia trên thế giới .43
210 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (ceo’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập của 800
91
CEO trong dữ liệu nghiên cứu, kết quả so sánh tương quan đi đến kết luận bất ngờ: CEO
không có bằng cấp thường có thu nhập cao hơn CEO có bằng cấp.
Tuy nhiên, nghịch lý là nhà tuyển dụng CEO (ban quản trị, chủ tịch hội đồng quản
trị, chủ sở hữu công ty...) lại thường thích chọn các CEO có trình độ học vấn cao hơn.
Quan điểm tuyển dụng trên được bộc lộ qua dữ liệu nghiên cứu của năm 2017, 2018,
khi áp lực tìm kiếm người kế nhiệm của các CTGĐ được trao đổi và đề cập nhiều hơn,
thì mẫu bắt đầu xuất hiện tỷ lệ tăng nhẹ về số lượng các CEO có trình độ sau đại học.
Thực tế trên xét ra không quá khác biệt so với truyền thống văn hoá chuộng bằng cấp
của các nhà tuyển dụng Việt Nam.
Biểu đồ 4.3 Thống kê số lượng CEO có đào tạo thêm về Luật
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp)
Nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn không chỉ được bộc lộ ở cấp bậc
của trình độ mà còn thể hiện thông qua sự đa dạng của các nội dung chuyên môn lựa
chọn để trau dồi. Trên thế giới, khi bàn về trình độ học vấn của CEO, ngoài việc đánh
giá theo cấp bậc của trình độ học vấn (đại học/sau đại học) thì văn bằng Luật và bằng
thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh (MBA) là 2 lĩnh vực chuyên môn mà giới
nghiên cứu quan tâm khi xem xét về trình độ học vấn của CEO. Thực tế, rất nhiều
nhà quản lý lựa chọn bồi dưỡng thêm chuyên môn với bằng MBA hoặc bằng Luật
92
nhằm mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành. Vì vậy, sau khi phân loại CEO
theo trình độ học vấn, luận án tiếp tục cập nhật dữ liệu về trình độ học vấn của CEO
thông qua văn bằng Luật. Biểu đồ 4.3 chỉ ra tỷ lệ CEO có văn bằng Luật (thể hiện
qua bằng Đại học số 1 hoặc số 2) trong mẫu nghiên cứu về các CTGĐ niêm yết hiện
nay. Số liệu chỉ ra rằng, số lượng các CEO có văn bằng Luật trong mẫu nghiên cứu
hiện còn rất thấp, dưới 5% tổng số mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, giai đoạn gần đây
(năm 2017, 2018) số lượng này có xu hướng tăng nhẹ, phản ánh xu hướng chung tại
Việt Nam hiện nay coi trọng bằng cấp, vì vậy đặt các CEO vào đòi hỏi cũng phải
liên tục học tập, làm giàu thêm số lượng bằng cấp mà mình có nếu muốn đáp ứng
được tốt nhất các đòi hỏi yêu cầu của xã hội.
Biểu đồ 4.4: Phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo quê quán
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp)
Biểu đồ 4.4 phía trên phân loại giám đốc điều hành (CEO) theo quê quán, trong
khuôn khổ luận án, tổng số CTGĐ trong mẫu nghiên cứu gồm 57 doanh nghiệp trong
đó quê quán của CEO được phân loại và mã hoá theo 3 khu vực địa lý: 1 – miền Bắc,
gồm các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra, 2 – miền Trung, gồm các tỉnh từ Thanh Hoá tới
Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên và 3 – miền Nam, gồm các tỉnh còn lại. Trong
giai đoạn nghiên cứu từ 2012 – 2018, có thể nhận thấy rằng số lượng CEO phân bổ
2
3
2
3
2
5
2
5 2
6
2
6
2
5
2
3
2
2
2
0
2
0
1
9
1
7
1
6
1
1 1
2
1
2
1
2
1
2
1
2
1
6
2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8
1:miền Bắc 2:miền Trung 3:miền Nam
93
khá đồng đều ở cả 3 khu vực, trong đó khu vực có số lượng CEO nhiều nhất là các
tỉnh miền Bắc, chiếm tỷ lệ bình quân 43,36% tổng số lượng CEO của các CTGĐ.
Bên cạnh việc phân loại các biến định tính về đặc điểm nhân khẩu học của CEO,
luận án cũng tiến hành sử dụng phương pháp phân loại theo tần suất để nghiên cứu
về 03 đặc điểm về thâm niên công tác của CEO gồm: quyền kiêm nhiệm các chức
danh quản lý khác trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu và thay đổi CEO. Dữ liệu phân
tích được thể hiện tại 3 biểu đồ: 4.5, 4.6 và 4.7 dưới đây.
Biểu đồ 4.5: Thống kê giám đốc điều hành (CEO) kiêm nhiệm
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp)
Biểu đồ 4.5 cho thấy quyền kiêm nhiệm hay hiện tượng song trùng lãnh đạo
được hiểu là việc CEO đồng thời đảm nhận chức danh quản lý khác trong HĐQT
hoặc trong nhiều trường hợp thì CEO đồng thời là chủ tịch HĐQT, tỷ lệ này hiện
chiếm khoảng 74,23% trên tổng số CTGĐ, cao hơn nhiều so với mức trung bình của
thị trường là 20,3% (Truong và Do, 2017). Việc kiêm nhiệm hai vai trò trong thời
gian qua đã giúp bộ máy quản trị và điều hành tối ưu hoá, nhờ thế mà doanh nghiệp
gặt hái được nhiều thành công. Hơn nữa, để tìm được một người đủ năng lực, khả
năng và hiểu biết về đảm nhiệm vai trò CEO là điều không dễ dàng, trong khi với cơ
chế quản lý của đa phần các công ty gia đình hiện nay chưa có được một bộ máy theo
94
dõi và kiểm soát từ phía HĐQT. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật mang tính
điển hình đối với CTGĐ phù hợp với các lý thuyết về quản lý, kiểm soát trong việc
đưa ra quyết định trong kinh doanh.
Tuy nhiên, tần suất CEO kiêm nhiệm các chức danh quản trị khác nhau trong
công ty cũng đang có xu hướng giảm dần theo các năm, điều này cũng phù hợp với
xu thế phát triển chung hiện tại của các công ty sở hữu gia đình niêm yết tại TTCK
Việt Nam hiện nay: trẻ hoá đội ngũ điều hành, tăng cường các hoạt động giao lưu mở
rộng để có thể đáp ứng tốt hơn với các đòi hỏi thực tế của thị trường và hoạt động sản
xuất – kinh doanh.
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ thay đổi CEO tại các CTGĐ giai đoạn 2012 – 2018
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp)
Dữ liệu phân tích từ biểu đồ 4.6 phản ánh phần nào thực tế hoạt động của các
CTGĐ tại Việt Nam hiện nay khi vấn đề kế nhiệm, chuyển giao quyền lực trong thời
gian gần đây trở thành một chủ đề nóng, thu hút nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp
cũng như nhà đầu tư. Kế hoạch kế nhiệm các vị trí trong ban điều hành là vấn đề quan
trọng nhất đối với các công ty gia đình đặc biệt khi quy mô ngày càng phát triển và
lớn mạnh. Những yếu kém trong công tác lập kế hoạch kế nhiệm là một trong những
95
lý do khiến phần lớn các công ty gia đình tan vỡ không thể trụ vững được đến thế hệ
thứ ba (Neubauer và Lank.1998).
Dữ liệu phân tích đã chỉ ra những áp lực của sự chuyển đổi nhân sự điều hành
cấp cao trong các CTGĐ hiện nay, khi mà giai đoạn 2012, 2013 trở về trước, vị trí
CEO gần như không có thay đổi, các thành viên trong gia đình có sự phân vai rõ ràng
trong điều hành thì từ năm 2013 trở lại đây, xu hướng tìm kiếm những người kế nhiệm
khác bắt đầu xuất hiện và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Môi trường kinh doanh, thế
chế pháp luật thay đổi khiến áp lực của vị trí CEO ngày càng nặng nề hơn. CEO trong
các CTGĐ ngày càng có vị trí quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, vì vậy áp lực về chuyển đổi và thay thế cũng càng cao hơn.
Biểu đồ 4.7: Số lượng CEO có thâm niên làm việc trong cơ quan nhà nước
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp)
Trước giai đoạn đổi mới (1986), kinh tế Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất một thành
phần kinh tế nhà nước. Sau giai đoạn đổi mới, kinh tế nước ta đã có sự tham gia của
các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài,
tuy nhiên kinh tế nhà nước (chiếm tỷ trọng 27,6%) vẫn là yếu tố chủ đạo, chi phối.
Vì lẽ đó mà đa phần các nhà quản lý điều hành của Việt Nam hiện nay đều đã từng
trải qua các vị trí công tác khác nhau trong các cơ quan nhà nước.
Dữ liệu được trình bày tại bảng 4.7 cũng chỉ ra nét tương đồng về thâm niên
công tác trong các cơ quan nhà nước của CEO tại CTGĐ niêm yết khi hơn nữa số
96
CEO trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2012 – 2018 đều đã từng có thâm niên công tác
trong cơ quan nhà nước. Thực tế trên có thể được lí giải bằng nhiều lí do khác nhau
như: việc chuyển đổi mô hình kinh doanh trong tổ chức, sự cạnh tranh về năng lực
điều hành quản lý của nhóm nhân sự đã từng được bồi dưỡng rèn luyện trong khối
kinh tế nhà nước.
Để so sánh sơ bộ ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO lên hiệu quả
hoạt động của các công ty gia đình, tác giả sử dụng phương pháp Independent
Samples T-test. Kết quả cho thấy sự khác biệt nhất định trong từng năm về hiệu quả
hoạt động của các công ty gia đình khi so sánh từng nhóm đặc điểm. Kết quả phân
tích T-test được thể hiện tại phụ lục số 04 của luận án.
4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy
4.3.1. Kết quả phân tích cho ROA
Giải thích chung: các biến tương tác được tác giả sử dụng đối với các biến độc
lập có ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động. Khi các biến độc lập không có ảnh hưởng
tới hiệu quả hoạt động thì ảnh hưởng của biến tương tác này gần như không có ý
nghĩa trong việc xem xét ảnh hưởng tới quan hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc.
Do đó, tác giả không sử dụng biến tương tác cho các biến không có ý nghĩa thống kê
(không tác động)
Bảng 4.3: Kết quả đánh giá ảnh hưởng độc lập các đặc điểm cá nhân của CEO
đến ROA của CTGĐ niêm yết giai đoạn 2012 – 2018
(1) (2) (3)
ROA FEM REM GMM
L.ROA 0.503***
(0.0202)
KIEMNHIEM 0.0174 0.0118 0.00647
(0.0152) (0.0107) (0.0122)
OWNERSHARE -0.0998* -0.0758** -0.173***
(0.0545) (0.0354) (0.0248)
CHANGE 0.00616 0.00548 0.0165**
(0.0105) (0.00843) (0.00761)
AGE 0.00107 0.000135 -0.00102
97
(0.00342) (0.00301) (0.00382)
GENDER 0.00866 -0.00435 0.0239
(0.0250) (0.0149) (0.0154)
EDU -0.00552 -0.00602 -0.0148
(0.0138) (0.0106) (0.0140)
QQ (Miền Bắc làm tham chiếu)
Miền Trung -0.0179* -0.0143* 0.0341***
(0.0102) (0.00830) (0.00731)
Miền Nam -0.00515 -0.00365 0.140***
(0.0121) (0.0108) (0.0207)
LAW 0.00846 0.00347 -0.000164
(0.0147) (0.0120) (0.0129)
STATE 0.00139 0.00137 0.0294***
(0.00733) (0.00651) (0.00912)
GROWTH 0.0161 0.0175* 0.0143***
(0.0100) (0.00952) (0.00390)
SIZE 0.000605 0.00106 -0.00428*
(0.00339) (0.00311) (0.00218)
Constant 0.0650*** 0.0755*** 0.00869
(0.0233) (0.0171) (0.0173)
Observations 314 314 314
R-squared 0.060
Number of i 52 52 52
Hausman test 0.7566
Autocorrelation test 0.0620
Heteroskedasticity test -
AR(2) 0.400
Hansen test 0.977
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp)
98
Với 2 mô hình đánh giá ban đầu là FEM và REM thông qua kiểm định Hausman
test chỉ ra rằng mô hình REM phù hợp với dữ liệu nghiên cứu hơn mô hình FEM (P-
value của kiểm định Hausman = 0.756). Tuy nhiên, kiểm định tự tương quan
(Autocorrelation test ) lại chỉ ra mô hình đang tồn tại tự tương quan, do đó luận án sử
dụng mô hình GMM để hiệu chỉnh các khuyết tật, kết quả mô hình chỉ ra rằng mô
hình GMM đạt tin cậy với chỉ số AR(2) bằng 0.400 > 0.05 và kiểm định Hansen cho
giá trị P-value = 0.977 > 0.05.
Kết quả phân tích dữ liệu được trình bày tại bảng 4.3 chỉ ra ảnh hưởng của các
đặc điểm cá nhân của CEO đến tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của các công
ty gia đình. Bằng việc sử dụng một số biến số là các đặc điểm cơ bản của giám đốc
điều hành mà tác giả xác định là những yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của công ty như: Giới tính, Trình độ học vấn, Quê quán, Quyền kiêm nhiệm các chức
danh quản lý khác trong HĐQT, Kinh nghiệm công tác trong cơ quan nhà nước.
Kết quả đã phần nào chỉ ra ảnh hưởng của 02 nhóm đặc điểm của CEO (nhóm 1: các
đặc điểm về nhân khẩu học và nhóm 2: các đặc điểm liên quan đến thâm niên công
tác) đến ROA của các CTGĐ.
Cụ thể, kết quả xử lý số liệu bằng mô hình hồi quy GMM đã chỉ ra rằng, ở các
công ty sở hữu gia đình niêm yết tại Việt Nam hiện nay, tuổi tác của CEO là một đặc
điểm không có nhiều tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong tổng
57 CTGĐ niêm yết được nghiên cứu trong luận án, tuổi bình quân của CEO là tương
đối cao, xấp xỉ 50 tuổi khá gần mới mức tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của
Nhà nước (55 tuổi với Nữ, 60 tuổi với Nam). Tuy nhiên, độ tuổi cao của CEO lại
không đem lại nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả
trên có phần đi ngược lại với một số nghiên cứu theo hướng ủng hộ quan điểm tăng
độ tuổi sẽ làm gia tăng các kinh nghiệm và năng lực làm việc. Kết quả trên phủ định
giả thuyết nghiên cứu H1của luận án : Tuổi của CEO có mối quan hệ thuận chiều tới
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trình độ học vấn của CEO không có nhiều tác động và tác động ngược chiều
tới ROA. Cụ thể kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra rằng CEO có trình độ sau đại học có
kết quả điều hành doanh nghiệp (tính theo chỉ số ROA) kém hiệu quả hơn so với CEO
99
chỉ có trình độ đại học. Vì vậy giả thuyết nghiên cứu H2 của luận án là bị phủ định.
Bên cạnh đó, đi sâu vào phân tích trình độ chuyên môn của CEO thông qua dữ liệu
về văn bằng Luật, kết quả phân tích hồi quy GMM không chỉ ra mối tương quan nào
giữa văn bằng Luật của CEO và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể CEO
có hay không có văn bằng Luật thì kết quả điều hành doanh nghiệp tính theo ROA về
cơ bản không có khác biệt. Kết quả này đi ngược lại với kì vọng đặt ra của luận án,
vì vậy phủ định giả thuyết nghiên cứu H3.
Theo bảng 4.3, yếu tố giới tính không tác động lên ROA của doanh nghiệp. Kết
quả này chỉ ra rằng, tại các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, CEO nam
và nữ đều có vai trò tương đương nhau trong việc kiểm soát ROA do biến GENDER
không mang ý nghĩa thống kê trong phân tích. Kết quả này phủ định giả thuyết nghiên
cứu H4 của luận án về kỳ vọng sự vượt trội ảnh hưởng của CEO nữ so với các đồng
nghiệp nam trong kết quả điều hành doanh nghiệp.
Quê quán của CEO trong mẫu nghiên cứu được chia làm ba nhóm và được mã
hoá thành ba nhóm để tính toán, CEO quê ở miền Bắc (từ Thanh Hoá trở ra) nhận giá
trị tham chiếu gốc so sánh với CEO quê miền Trung (từ Thanh Hoá tới Bình Thuận
và KV Tây Nguyên) và CEO quê miền Nam (các tỉnh còn lại) . Luận án kỳ vọng có
thể chỉ ra những tác động khác nhau của văn hoá vùng miền đến tác phong và thói
quen làm việc của CEO từ đó tạo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy GMM chỉ ra rằng, nhóm CEO có quê quán ở miền
Trung và miền Nam có tác động ảnh hưởng nhiều tới ROA hơn so với CEO quê quán
miền Bắc, hay nói cách khác xét trên hiệu quả điều hành thì căn cứ theo hiệu quả trên
tổng tài sản, CEO quê miền Trung và miền Nam điều hành doanh nghiệp hiệu quả
hơn so với CEO quê miền Bắc. Kết quả nghiên cứu trên khẳng định sự hợp lý của giả
thuyết nghiên cứu H5 của luận án – tồn tại mối liên hệ giữa quê quán của CEO tới
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thâm niên làm việc trong nhà nước của CEO cũng có mối quan hệ cùng chiều
đến ROA. Kết quả trên chỉ ra rằng những CEO đã từng trải qua các vị trí công tác
khác nhau trong khối cơ quan nhà nước, bao gồm cả vị trí nhân viên lẫn quản lý, cả
trong đơn vị quản lý nhà nước hay đơn vị sự nghiệp thì đều chứng minh được năng
100
lực điều hành của mình một cách hiệu quả hơn so với các CEO không có thâm niên
trên. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu H6 của luận án là hợp lý.
Ngoài 6 đặc điểm nhân khẩu học, kết quả phân tích hồi quy GMM cũng chỉ ra
ảnh hưởng của 3 đặc điểm về thâm niên và kinh nghiệm công tác của CEO đến hiệu
quả hoạt động của CTGĐ. Quyền kiêm nhiệm đảm nhận các chức danh quản lý khác
nhau trong HĐQT của công ty không giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, hay nói cách khác biến KIEMNHIEM không có tác động tới ROA, vì vậy giả
thuyết nghiên cứu H7 của luận án bị phủ định.
Việc gia tăng các ràng buộc gắn bó và trách nhiệm bằng việc trao quyền sở hữu
cổ phiếu được xét đến như là một trong các công cụ để làm tăng hiệu suất làm việc
của CEO. Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu của luận án, biến OWNERSHARE có
tác động âm (-) đến ROA, có nghĩa là, động cơ tăng hiệu suất điều hành của CEO
bằng việc tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu không tạo ra ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp (tính theo chỉ số ROA). Vì vậy, phủ định giả thuyết
nghiên cứu H8 của luận án.
Biến CHANGE có tác động dương (+) tới ROA cho thấy việc thay đổi giám
đốc điều hành có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy,
khẳng định giả thuyết nghiên cứu H9 đã đề ra1.
4.3.2. Kết quả phân tích cho ROE
Giải thích chung: các biến tương tác được tác giả sử dụng đối với các biến độc
lập có ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động. Khi các biến độc lập không có ảnh hưởng
tới hiệu quả hoạt động thì ảnh hưởng của biến tương tác này gần như không có ý
nghĩa trong việc xem xét ảnh hưởng tới quan hệ của biến độc lập và biến phụ thuộc.
Do đó, tác giả không sử dụng biến tương tác cho các biến không có ý nghĩa thống kê
(không tác động)
1 Kết quả của mô hình hồi quy cũng tương đồng với kết quả so sánh sơ bộ khi dùng Independent Sample T-
test.
101
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá ảnh hưởng độc lập các đặc điểm cá nhân của CEO
đến ROE của CTGĐ niêm yết giai đoạn 2012 – 2018
(1) (2) (3)
ROE FEM REM GMM
L.ROE 0.537***
(0.0834)
KIEMNHIEM 0.0307 0.0218 0.00912
(0.0281) (0.0189) (0.0178)
OWNERSHARE -0.228** -0.173*** -0.360***
(0.101) (0.0622) (0.0775)
CHANGE -0.00477 -0.00428 0.0319***
(0.0193) (0.0152) (0.00842)
AGE 0.00399 0.00475 0.0138**
(0.00633) (0.00548) (0.00567)
GENDER -0.00903 -0.00341 0.0445**
(0.0461) (0.0260) (0.0220)
EDU -0.0237 -0.0179 -0.0590***
(0.0256) (0.0189) (0.0203)
QQ (Miền Bắc làm
tham chiếu)
Miền Trung -0.0370* -0.0286* 0.00864
(0.0189) (0.0149) (0.0227)
Miền Nam -0.00807 -0.00749 0.138***
(0.0223) (0.0195) (0.0318)
LAW -0.00805 -0.00531 0.0375
(0.0271) (0.0216) (0.0263)
STATE -0.00518 0.00243 0.0840***
(0.0136) (0.0118) (0.0129)
GROWTH 0.0590*** 0.0675*** 0.0852***
(0.0185) (0.0175) (0.00590)
SIZE 0.00643 0.00436 -0.00767*
(0.00626) (0.00568) (0.00385)
Constant 0.167*** 0.148*** 0.0556
(0.0431) (0.0303) (0.0343)
102
Observations 314 314 314
R-squared 0.123
Number of i 52 52 52
Hausman test 0.9121
Autocorrelation test 0.0000
Heteroskedasticity test -
AR(2) 0.420
Hansen test 0.384
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
(Nguồn: tác giả tự tính toán & tổng hợp)
Với 2 mô hình đánh giá ban đầu là FEM và REM thông qua kiểm định Hausman test
chỉ ra rằng mô hình REM phù hợp với dữ liệu nghiên cứu hơn mô hình FEM (P-value
của kiểm định Hausman = 0.9121). Tuy nhiên, kiểm định tự tương quan
(Autocorrelation test = 0.0000 < 0.05 ) lại chỉ ra mô hình đang tồn tại tự tương quan,
do đó luận án sử dụng mô hình GMM để hiệu chỉnh các khuyết tật, kết quả mô hình
chỉ ra rằng mô hình GMM đạt tin cậy với chỉ số AR(2) bằng 0.420 > 0.05 và kiểm
định Hansen cho giá trị P-value = 0.384 > 0.05.
Do đặc thù đối tượng phân tích ở đây là các CTGĐ niêm yết với các đặc điểm
tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh bị chi phối nhiều bởi mối quan hệ hài hoà
giữa lợi ích kinh tế và yếu tố tình cảm gia đình. Tác giả xác định trong cách thức tổ
chức doanh nghiệp như vậy, việc quản lý và điều tiết đồng vốn chủ sở hữu là một
trong những chủ đề nhạy cảm và rất được quan tâm. Vì lí do đó, để đánh giá ảnh
hưởng của yếu tố giới tính CEO đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả
quyết định sử dụng thêm chỉ số ROE để đánh giá với công thức tương tự như ROA.
Kết quả từ bảng 4.4 chỉ ra ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO đến
tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu của các công ty gia đình. Cụ thể, kết quả xử
lý số liệu bằng mô hình hồi quy GMM đã chỉ ra rằng, biến AGE có tác động thuận
chiều – dấu (+) tới ROE của các CTGĐ niêm yết, có nghĩa là khác với tổng tài sản,
CEO có tuổi trung bình cao (xấp xỉ 50) tại các CTGĐ trong mẫu nghiên cứu có khả
năng kiểm soát và làm gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tốt. Kết quả trên là
103
phù hợp với tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 15%/năm) của các CTGĐ tại Việt
Nam hiện nay. Rõ ràng, cùng với tuổi tác, CEO cũng tích luỹ thêm cho mình nhiều
kinh nghiệm trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, vì vậy giúp họ sáng suốt hơn
trong các quyết định và giúp kiểm soát tốt hơn đồng vốn chủ sở hữu của công ty. Kết
quả phân tích với chỉ số ROE khẳng định giả thuyết nghiên cứu H1 mà luận án đề
xuất, tuổi của CEO có mối quan hệ cùng chiều tới hiệu quả hoạt động của CTGĐ.
Biến EDU có tác động âm (-) đến ROE, có nghĩa là cũng giống như với ROA,
ở nhóm các CTGĐ trong mẫu nghiên cứu, CEO có trình độ đại học có xu hướng tạo
ra các hiệu quả hoạt động tích cực hơn tới doanh nghiệp so với CEO có trình độ sau
đại học. Kết quả trên trùng khớp với nghiên cứu của nhóm học giả Havards từng thực
hiện năm 2012 trên nhóm hơn 800 công ty toàn Hoa Kỳ cũng chi ra rằng CEO có
trình độ học vấn thấp lại có hiệu quả điều hành doanh nghiệp hơn so với các CEO
được đào tạo bài bản. Kết quả trên lại một lần nữa phủ định giả thuyết nghiên cứu H2
của luận án.
Biến LAW không có tác động đến ROE có nghĩa là cũng giống với tổng tài sản
của doanh nghiệp, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của giám đốc điều hành
không tạo ra nhiều ảnh hưởng đến dòng vốn chủ sở hữu của các công ty gia đình.
Thực tế, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của mô hình CTGĐ thực tế mang
nhiều tính ổn định bền vững vốn có của văn hoá gia đình, vì vậy nhìn chung vốn chủ
sở hữu thường ít biến động. Cũng vì lí do đó mà việc sử dụng các CEO có trình độ
học vấn hay trình độ chuyên môn cao cũng không phải là những nhân tố có tác
động/ảnh hưởng tới cơ cấu vốn chủ sở hữu (vốn thường được quyết định bởi HĐQT
gia đình). Do đó, giả thuyết nghiên cứu H3 của luận án bị bác bỏ trong tình huống
này.
Với nội dung nghiên cứu về quê quán của CEO, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng, CEO miền Nam có tác động dương (+) tới ROE của doanh nghiệp, có nghĩa là
trong tương quan chung giữa các khu vực, nhóm CEO quê miền Nam có hiệu quả
điều hành doanh nghiệp tốt hơn so với CEO quê ở hai khu vực còn lại. Do đó, giả
thuyết nghiên cứu H5 của luận án được khẳng định.
104
Tuy nhiên, tại các công ty sở hữu gia đình niêm yết Việt Nam hiện nay, biến
GENDER cũng có tác động dương (+) tới ROE của doanh nghiệp, trong quá trình xử
lý số liệu để phân tích, luận án tiến hành mã hoá yếu tố giới tính của CEO thành biến
giả (biến dummy) trong đó CEO nam nhận giá trị 1, CEO nữ nhận giá trị 0. Kết quả
phân tích dữ liệu chỉ ra rằng CEO nam có kết quả điều hành doanh nghiệp hiệu quả
hơn so với CEO nữ. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu H4 của luận án một lần nữa bị bác
bỏ.
Biến STATE có tác động dương (+) đến ROE, có nghĩa là cũng giống với ROA,
thâm niên công tác trong các cơ quan nhà nước của giám đốc điều hành được chứng
minh là có tạo ra sức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy,
giả thuyết nghiên cứu H6 của luận án được tái khẳng định.
Ngoài ra, không giống với các đặc điểm nhân khẩu học của CEO, ROE của
CTGĐ nhìn chung lại khá nhạy cảm với các đặc điểm về thâm niêm công tác, cụ thể
biến OWNERSHARE có tác động âm (-) đến ROE, có nghĩa là, động cơ tăng hiệu
suất điều hành của CEO bằng việc tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu không tạo ra ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (tính theo chỉ số ROE Vì vậy, phủ
định giả thuyết nghiên cứu H8 của luận án.
Biến CHANGE có tác động dương (+) tới ROE cho thấy, cũng giống như với
tổng tài sản việc thay đổi giám đốc điều hành có tác động tích cực đến vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp. Vì vậy, tái khẳng định giả thuyết nghiên cứu H9 đã đề ra.
Ngoài ra, biến KIEMNHIEM lại tiếp tục không có tác động đến ROE, có nghĩa là
việc gia tăng các quyền kiêm nhiệm trong quản lý cho CEO không tạo ra những tác
động đáng kể tới vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp như kỳ vọng, vì vậy giả thuyết
nghiên cứu H7 bị bác bỏ trong tình huống này2.
4.3.3. Kết quả phân tích khi sử dụng các biến tương tác tới ROA
Giải thích: Do các đặc trưng về tâm lý, tính cách, thói quen ứng xử của mỗi cá
nhân thường bị tác động/ảnh hưởng bởi một loạt các đặc điểm, yếu tố khác nhau
(Phạm Minh Hạc, 1999). Vì vậy, sau khi phân tích ảnh hưởng độc lập của từng đặc
2 Kết quả của mô hình hồi quy cũng tương đồng với kết quả so sánh sơ bộ khi dùng Independent Sample T-
test.
105
điểm cá nhân riêng lẻ của CEO đến hiệu qủa hoạt động của công ty, tác giả tiếp tục
xây dựng mô hình đánh giá tương tác ảnh hưởng của các đặc điểm bằng việc sử dụng
các biến mô tả đặc điểm nhân khẩu học kiểm soát tỷ lệ sở hữu của CEO và thay đổi
CEO.
Bảng 4.5 mô tả ảnh hưởng tương tác của các đặc điểm nhân khẩu học của CEO
tới tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của CEO tại các CTGĐ niêm yết trên TTCK Việt Nam trong
giai đoạn 2012 – 2018.
1
0
6
B
ản
g
4
.5
:
M
ô
t
ả
ản
h
h
ư
ở
n
g
t
ư
ơ
n
g
t
ác
c
ủ
a
cá
c
đ
ặc
đ
iể
m
n
h
ân
k
h
ẩu
h
ọ
c
củ
a
C
E
O
t
ớ
i
tỷ
l
ệ
sở
h
ữ
u
c
ổ
p
h
iế
u
c
ủ
a
C
E
O
(
k
iể
m
đ
ịn
h
t
á
c
đ
ộ
n
g
t
ớ
i
R
O
A
)
V
A
R
IA
B
L
E
S
(1
)
R
O
A
(2
)
R
O
A
(3
)
R
O
A
(4
)
R
O
A
(5
)
R
O
A
O
W
N
E
R
S
H
A
R
E
-0
.0
7
5
8
*
*
*
-0
.1
8
3
*
*
*
-0
.1
3
1
*
*
*
-0
.2
3
5
*
*
*
-0
.2
3
7
*
*
*
(0
.0
1
6
5
)
(0
.0
0
9
2
9
)
(0
.0
1
0
3
)
(0
.0
2
9
8
)
(0
.0
3
1
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cac_dac_diem_cua_giam_doc_dieu.pdf