LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài 3
4. Điểm mới của luận án 3
5. Phạm vi nghiên cứu 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu che sáng 5
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc phân bón trong điều kiện che sáng 6
1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy các chất hóa học trong búp chè 8
1.2. Tình hình nghiên cứu biện pháp che sáng và phân bón cho chè trên Thế giới 17
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè trên Thế giới 17
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới 29
1.3. Tình hình nghiên cứu biện pháp che sáng và phân bón cho chè ở Việt Nam 35
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật che sáng cho chè ở Việt Nam 35
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam 38
1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu 44
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
195 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng chè xanh giống chè Kim Tuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
è xanh, đề tài tiến hành theo dõi mật độ và mức độ gây hại của một số loài sâu hại chính: rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi. Đây là những đối tượng hại chè chủ yếu trong sản xuất hiện nay. Kết quả theo dõi mật độ sâu hại chính được thể hiện ở bảng 3.12.
Qua số liệu bảng 3.12 cho thấy, trung bình các công thức che sáng với chiều cao khác nhau có mật độ rầy xanh gây hại có xu hướng tăng dần theo chiều cao và cao hơn công thức đối chứng ở mức ý nghĩa (P<0,05). Mật độ Rầy xanh trung bình ở công thức 1 (Đ/C) là thấp nhất (3,73 con/khay). Công thức 4 mật độ trung bình (4,76 con/khay) cao nhất.
Nhện đỏ: Trung bình các công thức thí nghiệm có mật độ nhện đỏ gây hại có chiều hướng giảm từ công thức 1 (không che) đến công thức 4 che cao 1,5m). Mật độ nhện cao nhất ở công thức 1 (1,98 con/lá), công thức 3 (1,29 con/lá) và công thức 4 (1,05 con/lá) có mật độ nhện đỏ gây hại thấp nhất và thấp hơn công thức 1 (Đ/C) ở mức độ sai khác có ý nghĩa (P<0,05).
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số loài sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên
Công thức
Tháng
Rầy xanh (con/khay)
Nhện đỏ (con/lá)
Bọ cánh tơ (con/búp)
Bọ xít muỗi (% búp bị hại)
CT1 (Đ/C)
(0 che)
5
3,70
1,92
2,56
8,69
6
3,80
1,94
2,48
8,73
7
3,74
1,99
2,42
8,79
8
3,68
2,07
2,38
8,75
TB
3,73
1,98
2,46
8,74
CT2
(0,5m)
5
4,13
1,59
2,95
9,07
6
4,24
1,65
2,88
9,13
7
4,18
1,69
2,81
9,19
8
4,09
1,75
2,76
9,17
TB
4,16
1,67
2,85
9,14
CT3
(1m)
5
4,42
1,23
3,44
9,39
6
4,52
1,26
3,41
9,48
7
4,48
1,31
3,36
9,54
8
4,38
1,36
3,31
9,51
TB
4,45
1,29
3,38
9,48
CT4
(1,5m)
5
4,73
0,92
3,69
9,63
6
4,82
1,06
3,67
9,67
7
4,78
1,09
3,62
9,75
8
4,71
1,13
3,58
9,71
TB
4,76
1,05
3,64
9,69
LSD.05
0,2
0,23
0,22
0,1
CV%
2,3
7,8
3,5
0,6
* Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2013-2015; Giảm cường độ ánh sáng 70%.
Bọ cánh tơ: trung bình các công thức thí nghiệm có mật độ bọ cánh tơ gây hại có chiều hướng tăng từ công thức 1 đến công thức 4. Công thức 4 bị bọ cánh tơ hại nặng nhất (3,64 con/búp) và cao hơn công thức đối chứng (2,46 con/búp) ở mức độ ý nghĩa (P<0,05).
Qua bảng số liệu trên cho thấy, trung bình các công thức chiều cao che sáng khác nhau có tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại khác nhau ở mức ý nghĩa (P<0,05) và có chiều hướng tăng từ công thức 1 đến công thức 4. Trung bình công thức công thức 4 (9,69%) có tỷ lệ bọ xít muỗi gây hại lớn nhất, thấp nhất là công thức 1 (8,74%). Tiếp đến là công thức 2 (9,14%) và công thức 3 (9,48%) đều có tỷ lệ gây hại lớn hơn công thức 1 (Đ/C).
Như vậy, với các chiều cao che sáng khác nhau đã làm ảnh hưởng đến sự xuất hiện của một số loại sâu hại nhất định. Ở các chiều cao che sáng từ 0,5 – 1,5m so với mặt tán chè đã làm giảm mức độ gây hại của nhện đỏ một cách rõ rệt. Trong khi đó rầy xanh, bọ cánh tơ và bọ xít muỗi lại có hướng gây hại nhiều hơn ở các công thức tăng chiều cao che sáng.
3.2.2.4. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến thành phần sinh hóa trong búp chè
Thành phần hoá học của chè nguyên liệu cũng như chè thành phẩm và các mặt hàng chè rất đa dạng và phức tạp bao gồm nhiều hợp phần như các hợp chất polyphenon, catechin, các sản phẩm oxi hoá. Ngoài ra còn có các chất đường, đạm, vitamin, axitamin, axit hữu cơ, cafein, tinh dầu, sắc tố, các nguyên tố vi lượng, Để đánh giá chất lượng chè đầu tiên phải chú ý tới hàm lượng các chất hoà tan trong chè, chúng chiếm từ 40 - 45% trọng lượng khô của nguyên liệu, từ 32 - 40% ở chè bán thành phẩm, nó bao gồm hầu hết các chất có giá trị trong chè.
Kết quả phân tích thành phần sinh hoá các công thức thu được kết quả ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến thành phần sinh hóa trong búp chè ở vụ hè
Công
thức
Tháng
Tanin (%)
Axit amin (%)
Đường khử (%)
Tỷ lệ tanin/axit amin
Chỉ số chất thơm (*)
CT1 (Đ/C)
(0 che)
5
28,92
2,38
2,32
12,2
46,18
6
28,98
2,36
2,28
12,3
46,11
7
29,03
2,32
2,20
12,5
46,06
8
28,95
2,34
2,24
12,4
46,13
TB
28,97
2,35
2,26
12,3
46,12
CT2
(0,5m)
5
27,77
2,43
2,37
11,4
46,54
6
27,81
2,39
2,30
11,6
46,45
7
27,83
2,34
2,23
11,9
46,41
8
27,79
2,36
2,26
11,8
46,48
TB
27,80
2,38
2,29
11,7
46,47
CT3
(1m)
5
26,95
2,46
2,39
11,0
47,39
6
27,06
2,42
2,34
11,2
47,34
7
27,09
2,37
2,28
11,4
47,30
8
26,98
2,39
2,31
11,3
47,37
TB
27,02
2,41
2,33
11,2
47,35
CT4
(1,5m)
5
25,59
2,53
2,44
10,1
48,65
6
25,68
2,51
2,39
10,2
48,58
7
25,73
2,42
2,33
10,6
48,56
8
25,64
2,46
2,36
10,4
48,61
TB
25,66
2,48
2,38
10,3
48,60
LSD.05
0,12
0,08
0,06
0,09
CV%
0,2
1,7
1,4
0,1
* Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2013-2015; Giảm cường độ ánh sáng 70%.
Qua bảng số liệu trên cho thấy ảnh hưởng của các công thức che sáng ở các chiều cao che sáng khác nhau hàm lượng tanin trong búp khác nhau ở mức ý nghĩa (P<0,05) và có xu hướng giảm dần theo tăng chiều cao che sáng. Công thức 1 có hàm lượng tanin cao nhất (28,97%), tiếp đến là công thức 2 (27,80%), thấp nhất là công thức 4 (25,66%). Như vậy khi nương chè được che sáng hàm lượng tanin trong búp chè đã giảm đáng kể.
Số liệu bảng 3.13 cũng cho thấy, ở các công thức chiều cao che sáng khác nhau hàm lượng axit amin khác nhau ở mức có ý nghĩa (P<0,05) và có xu hướng tăng dần khi tăng chiều cao che sáng. Công thức 4 có hàm lượng axit amin trung bình cao nhất (2,48%), thấp nhất ở công thức 1 (2,35%). Hàm lượng axit amin tương ứng ở các công thức 2 (2,38%) và công thức 3 (2,41%), đều cao hơn công thức 1 (Đ/C). Axit amin có vai trò quan trọng trong việc tạo hương thơm cho sản phẩm chè. Trong quá trình chế biến, các axit amin tự do kết hợp với đường và catechin tạo thành các aldehit bay hơi tạo nên hương thơm đặc trưng cho từng loại sản phẩm chè.
Hàm lượng đường khử ở các công thức chiều cao che sáng khác nhau có chiều hướng tăng dần từ công thức 1 đối chứng (2,26%) đến công thức 4 (2,38%) mức sai khác giữa các công thức có ý nghĩa (P<0,05). Như vậy các công thức che sáng đều có thể làm tăng chất lượng nguyên liệu cho giống chè Kim Tuyên ở vụ hè. Theo Nguyễn Thị Huệ (1998) [11], hàm lượng đường khử cao sẽ có khả năng chế biến chè xanh có hương vị thơm, vị ngọt. Điều đó có nghĩa là chất lượng nguyên liệu của nương chè được che sáng được cải thiện rõ rệt.
Tỷ lệ giữa hàm lượng tanin/axit amin trung bình giữa các công thức chiều cao che sáng khác nhau biến động từ 10,3 - 12,3, cao nhất là công thức 1 đạt 12,3 và thấp nhất là công thức 4 đạt 10,3. Theo kết quả nghiên cứu của Zhang Caiqing, và cs., (2013) [82] đã kết luận tỷ lệ tanin/axit amin là thông số đánh giá chất lượng chè xanh. Tỷ lệ 11,11- 12,83 phù hợp cho chế biến chè xanh đặc sản, khi dùng lưới che bóng ở vụ thu cho tỷ lệ 6,00- 8,00 phù hợp với chế biến chè xanh cao cấp (chè đặc biệt). Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng chè xanh càng cao. Như vậy khi che sáng đã làm cho tỷ lệ tanin/axit amin trong búp chè thay đổi theo hướng có lợi hơn cho việc chế biến chè xanh chất lượng.
Chỉ số chất thơm ở các công thức che sáng ở các độ cao hác nhau đều cao hơn ở công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa. Ở các công thức chỉ số hợp chất thơm tăng dần từ công thức 1 (Đ/C) đến công thức 4. Chỉ số hợp chất thơm trung bình ở công thức 4 là cao nhất (48,60 ml KMnO4 0,02N/100g chất khô), thấp nhất là công thức 1 (46,12 ml KMnO4 0,02N/100g chất khô). Đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn trong chế biến chè xanh, chỉ số chất thơm càng cao sẽ tạo cho chè thành phẩm có hương vị đặc trưng và do đó sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm chè.
Như vậy, với các công thức che sáng ở độ cao khác nhau thì công thức chè ở độ cao 1,5m không những làm cho cây chè sinh trưởng tốt hơn mà các chất được tổng hợp và tồn tại trong búp cũng thay đổi theo hướng có lợi hơn cho việc chế biến chè xanh chất lượng.
3.2.2.5. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng sản phẩm chè xanh của giống chè Kim Tuyên ở vụ Hè
Để đánh giá ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng chè xanh chế biến từ giống chè Kim Tuyên ở vụ hè, đề tài đã tiến hành lấy mẫu và thử nếm cảm quan, kết quả thu được ở bảng 3.14
Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Chè xanh chế biến từ nguyên liệu giống Kim Tuyên ở các công thức có chiều cao che sáng khác nhau đều được xếp loại khá, về ngoại hình có điểm trung bình từ 4,1 – 4,3 điểm. Ở công thức 4 có ngoại hình đẹp nhất (xanh, xoăn, có tuyết), tương ứng với 4,3 điểm; công thức 1 (Đ/C) có ngoại hình xấu nhất (hơi vàng, thoáng tuyết) tương ứng 4,1 điểm. Công thức 2 và công thức 3 có ngoại hình xanh hơi vàng, có tuyết đạt 4,2 điểm.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng sản phẩm chè xanh chế biến từ nguyên liệu giống chè Kim Tuyên ở vụ Hè
Công thức
Tháng
Ngoại hình
Màu nước
Hương
Vị
Tổng điểm
Xếp loại
CT1 (Đ/C)
(0 che)
5
4,2
4,1
4,2
4,1
16,6
Khá
6
4,1
4,0
4,0
4,0
16,1
Khá
7
4,0
3,9
3,9
3,9
15,7
Khá
8
4,1
4,0
3,9
4,0
16,0
Khá
TB
4,1
4,0
4,0
4,0
16,1
Khá
CT2
(0,5m)
5
4,4
4,3
4,3
4,3
17,3
Khá
6
4,2
4,2
4,2
4,1
16,7
Khá
7
4,1
4,1
4,1
4,0
16,3
Khá
8
4,1
4,2
4,2
4,0
16,5
Khá
TB
4,2
4,2
4,2
4,1
16,7
Khá
CT3
(1m)
5
4,3
4,3
4,2
4,3
17,1
Khá
6
4,2
4,1
4,1
4,2
16,6
Khá
7
4,1
4,0
4,0
4,1
16,2
Khá
8
4,2
4,0
4,1
4,2
16,6
Khá
TB
4,2
4,1
4,1
4,2
16,6
Khá
CT4
(1,5m)
5
4,4
4,3
4,5
4,4
17,7
Khá
6
4,3
4,2
4,4
4,3
17,3
Khá
7
4,2
4,1
4,3
4,2
16,9
Khá
8
4,3
4,2
4,4
4,3
17,3
Khá
TB
4,3
4,2
4,4
4,3
17,3
Khá
* Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2013-2015; Giảm cường độ chiếu sáng 70%.
Về màu nước: Cả 4 công thức thí nghiệm đều có màu nước xanh vàng sáng đặc trưng cho sản phẩm chè xanh, đều đạt từ 4,0 điểm trở lên. Trong đó, công thức 2 và công thức 4 có điểm màu nước đạt 4,2 điểm.
Về hương: Tất cả các công thức đều có hương tự nhiên (hương giống). Công thức 4 điểm hương đạt cao nhất, có hương thơm đặc trưng của giống đạt 4,4 điểm. Công thức 1 có điểm hương thấp nhất đạt 4,0 điểm. Các công thức còn lại đều có điểm hương cao hơn công thức đối chứng. Sở dĩ như vậy có thể do việc che sáng đã làm cho hàm lượng hợp chất thơm trong nguyên liệu tăng vì vậy ở các công thức này có điểm hương tốt hơn.
Về vị: Kết quả thử nếm cảm quan cho thấy, các công thức thí nghiệm đều cho vị chát dịu. Công thức 4 có vị chát dịu, có hậu đạt điểm cao nhất 4,3 điểm. Tiếp đó là công thức 3 có vị chát dịu đạt 4,2 điểm. Thấp nhất là công thức 1 (Đ/C) đạt 4,0 điểm có vị chát đậm. Có thể do vị đậm đà của chè chủ yếu do chất catechin còn lại một lượng chất nhất định trong chè và hàm lượng chất theaflavin tạo nên. Vị mát của chè có được là do hàm lượng cao các chất theanine, theaflavin và cafein.
Qua kết quả đánh giá cảm quan cho thấy tất cả các mẫu chè xanh chế biến từ giống chè Kim Tuyên theo tiêu chuẩn đều đạt loại khá. Ở các công thức có che sáng nguyên liệu khi chế biến chè xanh có tổng số điểm cao hơn điểm của công thức đối chứng. Công thức 4 nhờ có điểm thành phần (điểm ngoại hình, hương và vị) cao hơn hẳn các công thức còn lại nên đạt tổng điểm cao nhất (17,3 điểm), thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) đạt 16,1 điểm.
3.2.2.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu về độ cao che sáng
Trong kỹ thuật che sáng vấn đề xác định độ cao khi che cũng đóng vai trò nhất định. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung ở các công thức che sáng ở chiều cao khác nhau đều có thể làm tăng năng suất chè Kim Tuyên (trừ công thức che ở chiều cao 0,5cm) cao nhất ở công thức 1,5 m đạt 8,82 tấn/ha tăng 7,2% so với đối chứng (8,23 tấn/ha). Chất lượng nguyên liệu được cải thiện rõ rệt, hàm lượng tanin giảm, axit amin tăng, hàm lượng đường khử và chỉ số hợp chất thơm tăng. Điểm thử nếm ở các công thức có che sáng đều cao hơn đối chứng, cao nhất ở công thức 4 (17,3 điểm), công thức đối chứng có số điểm thấp nhất (16,1 điểm).
Như vậy, qua theo dõi thí nghiệm công thức tối ưu nhất là làm giàn che cao 1,5m so với tán chè bởi các lý do: Ở độ cao này năng suất chè tăng 7,2% so với đối chứng, chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm chè xanh là tốt nhất. Với độ cao này trong quá trình canh tác chè sẽ không ảnh hưởng nhiều bởi giàn che. Ở các độ cao 0,5 và 1m do chiều cao giàn quá thấp nên khi canh tác trên nương chè sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian che sáng đến năng suất, chất lượng nguyên liệu giống Kim Tuyên ở vụ hè
3.2.3.1. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè
Cũng như các cây trồng khác năng suất cây chè được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có điều kiện môi trường để cho cây sinh trưởng như cường độ ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ không khí đóng vai trò quan trọng. Theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất kết quả thu được ở bảng 3.15.
Qua bảng 3.15 cho thấy, thời gian che sáng trước khi hái khác nhau ảnh hưởng tới mật độ búp chè cũng khác nhau. Các công thức có mật độ búp dao động từ 175,15 - 214,15 búp/m2. CT2 và CT3 có mật độ búp cao hơn đối chứng, CT3 có mật độ búp cao nhất (214,15 búp/m2) cao hơn CT đối chứng (205,69 búp/m2) ở mức không sai khác ý nghĩa (P>0,05). Trong khi đó CT 4 có mật độ búp thấp nhất (175,15 búp/m2), thấp hơn công thức đối chứng ở mức độ sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Có thể do ở công thức 4 do thời gian che dài (21 ngày trước khi thu hoạch) nên khi bắt đầu che sáng khi đó cây chè còn nhiều búp chưa bật nhưng do ở điều kiện ánh sáng thấp hơn đã không bật mầm và phát triển thành búp nên ảnh hưởng đến mật độ búp và làm cho búp giảm rõ rệt.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè
Công
thức
Tháng
Mật độ búp (búp/m2)
Khối lượng búp (g/búp)
Chiều dài búp 1 tôm 3 lá (cm)
Năng suất
(Tấn/ha)
(%)
CT1 (Đ/C)
0 che
5
199,05
0,97
6,36
8,08
6
208,20
0,97
6,39
8,11
7
212,07
0,95
6,41
8,14
8
203,44
0,95
6,4
7,79
TB
205,69
0,96
6,39
8,03
100
CT2
(7 ngày)
5
192,47
0,96
6,81
8,09
6
215,26
0,95
6,87
8,14
7
220,43
0,94
6,91
8,17
8
211,84
0,95
6,85
7,92
TB
210,00
0,95
6,86
8,08
100,6
CT3
(14 ngày)
5
207,34
0,99
7,23
8,54
6
216,64
0,99
7,32
8,58
7
220,16
0,97
7,38
8,62
8
212,46
0,97
7,27
8,5
TB
214,15
0,98
7,30
8,56
106,6
CT4
(21 ngày)
5
153,60
0,94
5,89
7,02
6
181,45
0,93
6,18
7,08
7
189,18
0,93
6,22
7,12
8
176,37
0,92
6,15
6,98
TB
175,15
0,93
6,11
7,05
87,8
LSD.05
19,2
0,06
0,4
0,4
CV%
4,8
3,2
3,2
2,5
+ Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014-2016; Giảm cường độ ánh sáng 70%.
Khối lượng búp: Giữa các công thức có thời gian che sáng khác nhau khối lượng búp tuy có thay đổi nhưng sự sai khác ở mức không chắc chắn (P>0,05). Các công thức thí nghiệm có khối lượng búp dao động từ 0,93 - 0,98 gam/búp. CT3 có khối lượng búp lớn nhất đạt 0,98 gam/búp, thấp nhất là CT4 đạt 0,93 gam/búp. Nguyên nhân là do khối lượng búp là chỉ tiêu mang đặc trưng của giống mà ít ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh và chế độ canh tác, vì vậy khi thời gian che sáng khác nhau sẽ không làm thay đổi nhiều về khối lượng búp.
Chiều dài búp phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng của cây chè. Búp sinh trưởng khỏe thì chiều dài búp lớn. Qua số liệu bảng 3.15 cho thấy, thời gian che sáng khác nhau chiều dài búp sẽ khác nhau. Công thức 3 có chiều dài búp lớn nhất (7,3 cm) có sự sai khác với mật độ búp ở công thức 1 (đối chứng) ở mức có ý nghĩa (P0,05).
Năng suất búp: Qua bảng 3.15 cho thấy các công thức thí nghiệm đạt năng suất búp từ 7,05 - 8,56 tấn/ha. Năng suất búp ở công thức 2 và công thức 3 đều cao hơn đối chứng. Công thức 3 có năng suất cao nhất (8,56 tấn/ha), cao hơn so với công thức đối chứng 6,6%. Trong khi đó công thức 4 có năng suất thấp nhất (7,05 tấn/ha) bằng 87,8% công thức đối chứng. Nguyên nhân có thể do thời gian che sáng trước hi thu hoạch 14 ngày là điều kiện tốt hơn cho búp chè phát triển (mật độ búp cao, khối lượng lớn) nên năng suất cao hơn. Tuy nhiên thời gian che ánh sáng dài hơn mật độ búp và trọng lượng búp giảm dẫn đến năng suất ở công thức 4 (thời gian che sáng 21 ngày) lại giảm hơn so với đối chứng.
3.2.3.2. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần cơ giới và phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè
Thời gian che bớt ánh sáng trước khi thu hoạch khác nhau đã ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè và vì thế mà phẩm cấp nguyên liệu cũng thay đổi. Phẩm cấp nguyên liệu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nguyên liệu. Ở Việt Nam, chất lượng nguyên liệu chè thu hái được quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1054-86, việc quy định phẩm cấp nguyên liệu được căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ của búp xác định bằng cách bấm bẻ trực tiếp. Theo tiêu chuẩn này nguyên liệu chè được phân ra thành 4 cấp A, B, C, D. Phẩm cấp nguyên liệu chè ảnh hưởng rất lớn đến thời gian làm héo chè, chi phí năng lượng, nhiên liệu trong quá trình chế biến và chất lượng chè thành phẩm. Phẩm cấp nguyên liệu chính là tỷ lệ bánh tẻ của búp chè (phần xơ gỗ) khi tỷ lệ bánh tẻ cao thì chất lượng nguyên liệu búp giảm, khi chế biến thành sản phẩm có chất lượng không tốt và ngược lại, tỷ lệ bánh tẻ càng thấp thì chất lượng nguyên liệu tăng tạo ra sản phẩm chất lượng tốt.
Thời gian che bớt ánh sáng trước khi hái khác nhau ảnh hưởng tới phẩm cấp nguyên liệu búp chè tươi được thể hiện tại bảng 3.16.
Tỷ lệ bánh tẻ: Số liệu ở bảng 3.16 cho thấy: Các công thức thí nghiệm có tỷ lệ bánh tẻ rất khác nhau dao động từ 14,06 - 15,87%. Các công thức đều có tỷ lệ bánh tẻ thấp hơn công thức 1 (đối chứng). Tỷ lệ bánh tẻ ở các công thức giảm dần từ công thức 1 đến công thức 2 và công thức 3 và tăng lên ở công thức 4. Các công thức có tỷ lệ bánh tẻ thấp hơn ở công thức đối chứng ở mức chắc chắn. Công thức 1 có tỷ lệ bánh tẻ cao nhất (15,87%). Công thức 3 có tỷ lệ bánh tẻ thấp nhất (14,06%).
Búp mù xòe là loại búp có đỉnh sinh trưởng nằm ở trạng thái ngừng hoạt động, không có tôm và lá non. Khi tỷ lệ búp mù xòe cao thì chất lượng nguyên liệu búp giảm, tỷ lệ thu hồi khi chế biến thấp. Kết quả bảng 3.16 cho thấy, các công thức thí nghiệm có tỷ lệ mù xòe dao động từ 6,83 - 7,81%. Tỷ lệ búp mù xòe cao nhất ở công thức 4 đạt 7,81% cao hơn công thức đối chứng ở mức chắc chắn (P0,05).
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần cơ giới và phẩm cấp nguyên liệu của giống chè Kim Tuyên ở vụ hè
Công
thức
Tháng
Tỷ lệ bánh tẻ (%)
Tỷ lệ mù xòe (%)
Thành phần cơ giới búp (%)
Tôm
Lá 1
Lá 2
Lá 3
Cuộng
CT1 (Đ/C)
0 che
5
15,78
6,94
7,96
9,56
20,64
29,71
32,13
6
15,85
6,91
8,04
9,58
20,72
29,75
31,91
7
15,90
6,85
8,02
9,62
20,75
29,77
31,84
8
15,95
6,82
7,94
9,64
20,69
29,73
32,00
TB
15,87
6,88
7,99
9,60
20,70
29,74
31,97
CT2
(7 ngày)
5
14,36
6,88
8,09
9,84
20,88
29,46
31,73
6
14,39
6,83
8,14
9,87
20,86
29,37
31,76
7
14,45
6,83
8,17
9,89
20,89
29,35
31,7
8
14,52
6,78
8,12
9,84
20,85
29,3
31,89
TB
14,43
6,83
8,13
9,86
20,87
29,37
31,77
CT3
(14 ngày)
5
13,97
6,96
8,31
10,02
21,32
29,31
31,04
6
14,06
6,94
8,33
10,1
21,36
29,35
30,86
7
14,09
6,88
8,29
10,13
21,38
29,37
30,83
8
14,12
6,86
8,35
10,07
21,34
29,33
30,91
TB
14,06
6,91
8,32
10,08
21,35
29,34
30,91
CT4
(21 ngày)
5
15,50
7,89
8,02
9,69
20,74
29,56
31,99
6
15,54
7,82
8,06
9,66
20,82
29,56
31,9
7
15,58
7,78
8,09
9,69
20,85
29,58
31,79
8
15,62
7,75
8,03
9,64
20,79
29,54
32,00
TB
15,56
7,81
8,05
9,67
20,80
29,56
31,92
LSD.05
0,16
0,19
0,33
0,54
0,53
0,2
0,24
CV(%)
0,5
1,3
2,0
2,8
1,3
0,3
0,4
+ Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014-2016; Giảm cường độ ánh sáng 70%.
Tỷ lệ các thành phần của búp ở các công thức thí nghiệm có diễn biến theo một hướng chung đó là tỷ lệ tôm < tỷ lệ lá 1 < tỷ lệ lá 2 < tỷ lệ lá 3 < tỷ lệ cuộng. Tỷ lệ tôm có ý nghĩa rất quan trọng trong chế biến chè thành phẩm, nó không những ảnh hưởng đến chất lượng mà còn phẩm cấp chè nguyên liệu. Các công thức thí nghiệm đều có tỷ lệ tôm cao hơn đối chứng. Tỷ lệ tôm ở công thức 3 là lớn nhất (8,32%) cao hơn công thức đối chứng (7,99%) ở mức chắc chắn (P<0,05). Các công thức 2 và công thức 4 có tỷ lệ tôm đạt lần lượt là 8,13%; 8,05% sai khác không ý nghĩa so với đối chứng. Tương tự, tỷ lệ lá 1, lá 2 ở công thức 3 (10,08%; 21,35%) đều cao hơn công thức đối chứng (9,6%; 20,7%) ở mức chắc chắn (P<0,05). Tỷ lệ lá 3, cuộng có xu hướng ngược lại với tỷ lệ tôm, lá 1, lá 2. Công thức 3 có tỷ lệ lá 3, tỷ cuộng thấp nhất (29,34%; 30,91%), thấp hơn công thức 1 (29,74%; 31,97%) ở mức chắc chắn (P<0,05). Các công thức 2 tỷ lệ lá 3 (29,37%) thấp hơn đối chứng chắc chắn, trong khi đó tỷ lệ này ở công thức 4 thấp hơn không chắc chắn. Tỷ lệ cuộng ở công thức 2 và công thức 4 giảm hơn so với công thức đối chứng ở mức không chắc chắn. Sở dĩ như vậy có thể do với khoảng thời gian che bớt ánh sáng thích hợp cây chè sẽ sinh trưởng phát triển tốt nên búp chè non hơn nhưng khi thời gian che ánh sáng dài hơn do búp phát triển trong điều kiện che dài hơn nên búp bị ảnh hưởng.
Như vậy, các công thức thời gian che sáng trước khi hái đều có tỷ lệ bánh tẻ thấp hơn công thức không che sáng (Đ/C). Do đó đã ảnh hưởng tới thành phần cơ giới búp, tỷ lệ lá 3 và cuộng ở các công thức che sáng đều thấp hơn công thức đối chứng, ngược lại tỷ lệ tôm, lá 1, lá 2 có chiều hướng tăng hơn. Với thành phần như vậy chất lượng nguyên liệu đã được thay đổi theo hướng có lợi cho chế biến che xanh chất lượng vì Theo nghiên cứu của Đỗ Văn Ngọc và Trịnh Văn Loan (2008) [18] Tỷ lệ tôm, lá 1, lá 2 càng cao thì có lợi cho chất lượng nguyên liệu chè.
3.2.3.3. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên ở vụ hè
Những loài sâu hại chính trên chè bao gồm: rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ và bọ xít muỗi. Mỗi loài sâu hại sống và gây hại ở những bộ phận khác nhau chủ yếu lá và búp non với những mật độ khác nhau. Để xác định mật độ của các hại có ảnh hưởng đến thời gian che ánh sáng trước khi thu hoạch chúng tôi thu được kết quả trong bảng 3.17.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến một số loài sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên ở vụ hè
Công
thức
Tháng
Rầy xanh (con/khay)
Nhệt đỏ (con/lá)
Bọ cánh tơ (con/búp)
Bọ xít muỗi (% búp bị hại)
CT1 (Đ/C)
0 che
5
2,21
2,00
1,93
5,15
6
2,34
2,11
1,86
5,18
7
2,18
2,23
1,80
5,22
8
1,95
2,26
1,61
5,17
TB
2,17
2,15
1,80
5,18
CT2
(7 ngày)
5
1,90
1,76
1,64
5,40
6
1,98
1,79
1,59
5,43
7
1,95
1,82
1,54
5,48
8
1,77
1,95
1,51
5,45
TB
1,90
1,83
1,57
5,44
CT3
(14 ngày)
5
1,72
1,64
1,57
5,54
6
1,79
1,69
1,54
5,59
7
1,74
1,72
1,48
5,70
8
1,67
1,75
1,41
5,65
TB
1,73
1,70
1,50
5,62
CT4
(21 ngày)
5
1,55
1,38
1,42
6,67
6
1,63
1,41
1,38
6,72
7
1,59
1,58
1,36
6,91
8
1,51
1,75
1,32
6,78
TB
1,57
1,53
1,37
6,77
LSD.05
0,06
0,07
0,11
0,36
CV%
1,7
1,8
3,6
3,1
+ Ghi chú: Số liệu bình quân 3 năm 2014-2016; Giảm cượng độ ánh sáng 70%.
Qua bảng số liệu 3.17 cho thấy tỷ lệ nhiễm các loài sâu hại chính rầy xanh, nhện đỏ và bọ cánh tơ ở các công thức có sự sai khác ý nghĩa (P<0,05) so với với công thức đối chứng. Các đối tượng này gây hại có chiều hướng giảm dần từ công thức 1 đến công thức 4. Rầy xanh dao động từ 1,57-2,17 con/khay, bọ cánh tơ dao động từ 1,37-1,8 con/búp và nhện đỏ có xu hướng giảm dần dao động từ 1,53-2,15 con/lá.
Trong khi đó bọ xít muối lại xuất hiện theo hướng ngược lại, công thức đối chứng thấp nhất (5,18%) cao nhất ở công thức 4 (6,77%). Bọ xít muỗi ở công thức 3 và 4 tăng cao hơn so với đối chứng ở mức chắc chắn, công thức 2 ở mức sai số cho phép. Điều này có thể với công thức 2 thời gian che bóng ngắn hơn nên bọ xít muỗi xuất hiện ít hơn trong khi đó công thức 3 và đặc biệt công thức 4 thời gian che bóng dài nên bọ xít muỗi gây hại nhiều hơn vì điều kiện bóng râm thích hợp cho bọ xít muỗi phát triển hơn.
3.2.3.4. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần sinh hóa trong búp chè Kim Tuyên ở vụ hè
Chất lượng của búp chè quyết định đến giá trị của sản phẩm và từ đó tạo nên hiệu quả của sản xuất chè. Chất lượng chè được quyết định bởi nhiều chỉ tiêu sinh hóa trong búp. Thành phần và hàm lượng các chất tồn tại trong búp chè phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường phát triển của cây. Với điều kiện ánh sáng khác nhau cây chè sẽ có quá trình quang hợp khác nhau và vì vậy thành phần sinh hóa cũng khác nhau.
Hợp chất tanin trong chè cũng chiếm vị trí khá quan trọng, tanin có ảnh hưởng quyết định đến hương vị, màu sắc của chè. Trong quá trình chế biến thì hàm lượng tanin – catechin tham gia trực tiếp vào quá trình biến đổi sinh hóa phức tạp để tạo nên hương vị đặc trưng cho từng loại sản phẩm. Phân tích thành phần sinh hóa búp chè thu được kết quả ở bảng 3.18
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian che sáng đến thành phần sinh hóa trong búp chè ở Vụ hè
Công thức
Tháng
Tanin (%)
Axit amin (%)
Đường khử (%)
Tỷ lệ tanin/axit amin
Chỉ số hợp chất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_bien_phap_ky_thuat_che_sang.doc