DANH MỤC HÌNH.vi
DANH MỤC BẢNG .viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.x
MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu .3
3. Nội dung nghiên cứu.3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
5. Phương pháp nghiên cứu.4
5.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu.4
5.2 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và xử lý mẫu thí nghiệm.4
5.3 Bố trí thí nghiệm trong phòng .4
5.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng.4
5.5 Phương pháp phân tích mẫu đất.4
5.6 Phương pháp xử lý thống kê để đánh giá kết quả thí nghiệm .5
5.7 Đánh giá năng suất lúa .5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .6
6.1 Ý nghĩa khoa học.6
6.2 Ý nghĩa thực tiễn .6
7. Đóng góp mới của luận án. 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 7
1.1 Khái quát về các nguyên tố dinh dưỡng kẽm và lưu huỳnh trong đất .7
1.1.1 Nguồn gốc và các dạng tồn tại của kẽm trong đất .7
1.1.2 Nguồn gốc và các dạng tồn tại của lưu huỳnh trong đất.8
1.2 Vai trò dinh dưỡng của kẽm và lưu huỳnh đối với lúa .10
1.2.1 Vai trò dinh dưỡng của kẽm đối với lúa.10
1.2.2 Vai trò dinh dưỡng của lưu huỳnh đối với lúa .11
1.3 Thực trạng kẽm và lưu huỳnh trong đất canh tác trên thế giới và ở Việt Nam .12
1.3.1 Thực trạng kẽm và lưu huỳnh trong đất canh tác trên thế giới.12
1.3.2 Hiện trạng kẽm và lưu huỳnh trong đất canh tác ở Việt Nam.16
1.4 Các nguyên nhân làm giảm kẽm dễ tiêu và sunphat trong đất.19iv
1.4.1 Các nguyên nhân làm giảm kẽm dễ tiêu trong đất .19
1.4.2 Nguyên nhân làm giảm S-SO42- trong đất .21
1.5 Chuyển hóa Zndt và S-SO42- trong đất ngập nước .22
1.5.1 Diễn biến thế oxi hóa khử Eh, pH trong đất ngập nước .22
1.5.2 Quan hệ Eh, pH với sự chuyển hóa của kẽm và lưu huỳnh trong đất ngập nước
24
1.6 Tổng quan về các phương pháp tưới tiết kiệm nước .28
1.7 Các nghiên cứu về kẽm và lưu huỳnh trong đất dưới tác động của chế độ tưới.31
1.7.1 Các nghiên cứu về kẽm và lưu huỳnh trong đất ngập thường xuyên.31
1.7.2 Các nghiên cứu về thay đổi môi trường đất liên quan đến tưới tiết kiệm nước
34
1.8 Luận giải cho vấn đề nghiên cứu của luận án .41
CHƯƠNG 2 MÔ TẢ KHU VỰC NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU. 43
2.1 Mô tả khu vực nghiên cứu.43
2.1.1 Vị trí địa lí.43
2.1.2 Đặc điểm địa hình .43
2.1.3 Đặc điểm khí hậu .43
2.1.4 Chế độ thuỷ văn.46
2.1.5 Đặc điểm thổ nhưỡng .46
2.1.6 Hệ thống thủy lợi.48
2.1.7 Thời gian canh tác lúa tại khu vực nghiên cứu .49
2.2 Đối tượng nghiên cứu .49
2.2.1 Giống lúa thí nghiệm.49
2.2.2 Kỹ thuật bón phân .50
2.2.3 Mật độ gieo cấy.50
2.2.4 Nước tưới .51
2.2.5 Tính chất đất nền của khu thí nghiệm .52
2.2.6 Thời gian thí nghiệm .53
2.2.7 Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước được áp dụng trong luận án.53
2.3 Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm.54
2.3.1 Thí nghiệm trong phòng .54v
2.3.2 Thí nghiệm đồng ruộng .56
2.4 Phương pháp xác định Eh, pH, Znts, Zndt, S-SO42-.61
2.4.1 Xác định Eh, pH, pHKCl .61
2.4.2 Phân tích kẽm tổng số và kẽm dễ tiêu .61
2.4.3 Phân tích sunphat.63
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 65
3.1 Các kết quả pH, kẽm tổng số, kẽm dễ tiêu, sunphat trong đất nền và một số kết quả
phân tích khác .65
3.2 Đánh giá hàm lượng kẽm và sunphat trong đất nền khu vực nghiên cứu .66
3.3 Diễn biến hàm lượng Zndt và S-SO42- qua công thức thí nghiệm trong phòng .67
3.3.1Thế oxi hóa khử, diễn biến hàm lượng Zndt và S-SO42- của công thức ngập
nước thường xuyên.68
3.3.2 Thế oxi hóa khử, động thái Zndt và S-SO42- của công thức cạn nước tự nhiên74
3.3.3 So sánh diễn biến Zndt và S-SO42- giữa hai công thức thí nghiệm trong phòng
79
3.4 Diễn biến hàm lượng Zndt và SO42- qua công thức thí nghiệm đồng ruộng .81
3.4.1 Diễn biến Eh, pH, kẽm dễ tiêu và lưu huỳnh trong công thức tưới ngập thường
xuyên .81
3.4.2 Diễn biến Eh, pH, Zndt, S-SO42- trong công thức tưới tiết kiệm nước.92
3.4.3 So sánh lớp nước mặt ruộng, Eh, Zndt, S-SO42- và năng suất lúa của hai CT thí
nghiệm đồng ruộng .99
3.5 Nhận xét chung .104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 106
1. Kết luận . 106
2. Kiến nghị. 107
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 109
148 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của tưới tiết kiệm nước đến lưu huỳnh và kẽm dễ tiêu trong đất lúa phù sa trung tính ít chua vùng đồng bằng sông Hồng - Đinh Thị Lan Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Dương). Theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và nguồn nước khan hiểm,
tất cả các địa phương trong cả nước, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long
cần chuyển sang áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho canh tác lúa. Tuy nhiên, các
cơ sở khoa học về chuyển hóa dinh dưỡng đất còn rất thiếu. Cho đến thời điểm này,
chưa có công trình khoa học nào trong nước công bố về chuyển hóa kẽm và lưu huỳnh
dưới ảnh hưởng của tưới ngập và tưới tiết kiệm nước. Do vậy, để góp phần cung cấp
thêm cơ sở để áp dụng kỹ thuật tưới TKN cho các vùng canh tác lúa trọng điểm, đề tài
này tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của tưới TKN đến động thái kẽm dễ tiêu và lưu
huỳnh trong đất lúa phù sa trung tính ít chua vùng đồng bằng sông Hồng.
43
CHƯƠNG 2 MÔ TẢ KHU VỰC NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mô tả khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lí
Khu vực nghiên cứu thuộc xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Theo số liệu
thống kê mới nhất của UBND xã An Viên (1/2014) tổng diện tích của xã là 556,53 ha
chiếm 7,08 % so với tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, đất nông nghiệp
300,18 ha chiếm 53,95 %; đất phi nông nghiệp 256,35 ha chiếm 46,05 %.
Xã An Viên nằm cách trung tâm huyện Tiên Lữ 5 km về phía Tây, có vị trí giáp ranh
như sau: phía Đông giáp xã Dỵ Chế và xã Hải Triều, phía Tây giáp xã Thủ Sỹ và thành
phố Hưng Yên, phía Nam giáp xã Thiện Phiến, phía Bắc giáp xã Ngô Quyền.
Khu thí nghiệm có tọa độ: 20°40'57.47" vĩ độ bắc; 106°06'17.23" kinh độ đông. Tổng
diện tích khu ruộng thí nghiệm là 2360 m2.
2.1.2 Đặc điểm địa hình
Thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình xã An Viên tương đối bằng phẳng. Cao
độ trung bình so với mực nước biển là 3,5 m, nơi cao nhất là 4,0 m và nơi thấp nhất là
3,0 m. Hệ thống thủy lợi của xã được xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu tưới
tiêu trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước trong mùa mưa bão của toàn xã.
2.1.3 Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên vùng thí nghiệm có khí hậu đặc trưng nhiệt đới
gió mùa với nắng ẩm, mưa nhiều phân bổ theo 4 mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23oC.
- Lượng mưa trung bình năm từ 1500÷1700 mm/năm, lượng mưa tập trung chủ yếu từ
tháng 3 - 10, thời gian còn lại ít mưa thời tiết khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau.
- Số ngày nắng trung bình trong năm 180 ÷ 200 ngày/năm.
- Độ ẩm: độ ẩm trung bình tháng là 85,1%, độ ẩm thấp nhất trung bình năm từ 17÷41
%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất là tháng 2 - 4, trung bình 87,6 % [90].
44
Bảng 2.1 Bảng phân bố lượng mưa năm 2015, 2016 tại Trạm khí tượng Hưng Yên
Đơn vị: mm
Năm 2015
Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1 0 0 0,1 0 0 0,7 0 94,4 0 0 1,8 0
2 0 0 1,9 0 0 0 0 14,0 38,7 13,5 0 0,6
3 0 0 0 0 0 0 0 6,6 29,6 0 0 9,6
4 0 1,6 0,3 0 0 0 0 13,2 4,9 0 1,5 3,9
5 0 2,3 1,6 0 0 0 0,1 14,7 0 0 6,6 4,5
6 0 0 6,1 0,1 0 15,2 11,6 9.9 0 0 7,0 0
7 6,4 0 3,8 0,3 0 1,5 0 0 0 0 15,0 0
8 0 0,1 2,7 2,8 0 0,5 0 0 10,4 5,5 21,7 0
9 0 0 5,0 1,5 24,0 0 0 0 28,0 10,4 12,5 0
10 6,3 0 15,8 14,3 0 0 0 0 1,4 29,1 0,2 0
11 22,5 2,6 6,1 1,1 0 0 17,6 0 3,0 1,0 33,0 2,4
12 3,8 0 3,3 0 71,7 7,0 0 0 0 0 0,6 0,2
13 0 0 0,7 0 0 0 0 0 8,2 0 22,5 0
14 0 56,0 2,1 0 0 0 0 0 0 0 0,4 0,4
15 0 0,7 1,9 0 0 1,4 27,4 0 9,5 0 0 1,5
16 0 0 0 0 10,8 0 5,5 0 1,8 0 0 0
17 0 0 0,2 0 0 0 0 0 25,3 0 0 0
18 0 0 0 0 0 0 6,1 0 92,8 0 0 0
19 0 0,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
20 0 0 0,3 0 0 0,2 0,3 0 0 0 3,4 0
21 0 0,1 0 0 0,9 0 13,3 0 4,3 0 5,4 0
22 0 0,1 0 12,8 5,7 0 0,5 0 92,6 0 0 2,0
23 0 0 0 0,7 0 0,1 0 0 3,2 0 0,3 0
24 0 0,1 21,2 0 41,8 51,8 5,6 0 0 0 0,9 0
25 0 0 2,3 0 14,8 83,3 34,1 0 0 0 2,9 5,7
26 0 0 0,1 0 0 0 2,2 2,3 13,3 0 0,2 0,9
27 0 0,2 1,7 0 0 0 0 29,8 0 0 0 0,1
28 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
29 0 0 0,3 0 0 0 19,7 0,2 0 0 0 5,8
30 0 0 0 0 0 0 4,1 26,3 0,7 0 0 6,0
31 1,0 0 0 0 1,1 0 12,1 0 0 0 0 2,9
Tổng 40,0 63,9 77,5 33,6 170,8 161,7 160,2 211,4 367,7 59,5 135,9 46,5
Năm 2016
45
Ngày I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1 0 2,0 0 1,0 0 0 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 3,8 0 0 7,0 0 24,0 0 0 0
3 0 0 0 0 0,3 0 6,7 22,4 0 0 0 0
4 0 0 0,2 0,1 0 4,0 0 26,0 0 3,8 0 0
5 0 0 0,9 0 0 0 17,2 3,7 0 22,2 0 0
6 0 0 0,7 0,3 0 0 25,4 0 175,8 0 0 0
7 0 0 0 0 0 4,1 6,2 0 8,7 0 0,9 0
8 0,2 0 2,7 0,6 0 20,7 0 0 1,6 0 1,1 0
9 0,2 0 0,9 1,4 0 0 0 0 0 0 6,3 0
10 4,8 0 1,5 0 9,4 0,4 0 0 22,0 0 0,9 0
11 0 0 0 1,2 0 0 0 0 38,6 0 0 0
12 0 0 0 0 0 0 0 11,0 0,9 0 0 0
13 0 0 0,4 0,2 0,5 0 0 14,7 0 2,3 0 0
14 3,5 0 0 0 0 0 7,0 16,7 1,5 4,6 0 0
15 1,0 0,4 0 0 0 0 0 19,0 0 8,1 0 0
16 1,3 0 0,1 0 0 0,5 0 5,7 0 0 0 0
17 0,2 0 0,4 0 0 0 1,9 6,3 0 0 0 0
18 0 0 0 1,2 0 0 0 100,8 0 0 0 0
19 0 0 0,2 0 0 0 10,3 57,9 0 0,3 0 0
20 0 0 0,8 18,9 0 0 0 4,6 0 0 0 0
21 1,6 0 2,5 17,9 39,8 0 0 7,1 0 0 0 0
22 1,7 0 1,9 16,9 0 0 0 43,5 0 0 0 0
23 2,0 2,6 0,4 1,0 0 1,0 0 29,5 0 0 0 0
24 0,5 0 10,1 35,3 106,3 6,8 0,3 0,5 18,7 2,3 0 0
25 0,1 0 4,2 6,2 118,0 0 0 0 1,3 7,1 0 0
26 26,2 0,3 0 0 0 0 0 0 0 0,2 0 0
27 26,4 0 0 0,9 0,6 36,0 37,6 13,8 0 0 0 0,6
28 47,8 0,2 0 0 0,8 0 156,8 67,5 0 0 0 0
29 0 0 0 14,3 0 12,4 7,5 0 0 0 0 0
30 1,7 0 0 0,5 1,8 8,1 0 0 1,2 0,6 0 0
31 1,4 0 0,6 0 0 0 0 0 0 1,5 0 0
Tổng 120,6 5,5 28,5 121,7 277,5 94,0 283,9 450,7 294,3 53,0 9,2 0,6
Nguồn: [90]
Qua các số liệu về chế độ thủy văn cho thấy thời tiết của vùng nghiên cứu thuận lợi cho
canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên mùa mưa thường tập trung vào một thời gian ngắn với
lượng mưa lớn và kèm theo mưa bão nên có thể gây ngập úng nội bộ; mùa đông thường
46
xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài có thể ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây
trồng, đây cũng là đặc điểm khí hậu chung của miền Bắc.
2.1.4 Chế độ thuỷ văn
Tính đến năm 2015, tỉnh Hưng Yên có 82.804 ha nội đồng thuộc lưu vực hệ thống Bắc
Hưng Hải, 9.505 ha diện tích vùng bãi sông Hồng, sông Luộc.
Toàn bộ đất canh tác của các huyện Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Khoái Châu, Tiên Lữ,
được sử dụng nguồn nước tưới từ hệ thống sông Cửu An.
Sông Cửu An là phân lưu của sông Hồng chảy về phía đông, về sau bị vùi lấp phần cửa
sông. Hiện nay sông Cửu An chảy từ Nghi Xuyên đến ngã ba Tòng Hóa - Phù Cừ, tổng
chiều dài khoảng 23,5 km. Sông Cửu An là một nhánh chính của hệ thống thủy nông
Bắc - Hưng - Hải, tiêu nước và cung cấp nước cho các huyện Kim Động, Ân Thi, Phù
Cừ, Khoái Châu, Tiên Lữ của Hưng Yên [91].
Hệ thống thuỷ văn xã An Viên chịu ảnh hưởng chính của hệ thống sông Cửu An. Đây
là nguồn nước chính phục vụ cho tưới lúa và tiêu thoát nước của tỉnh Hưng Yên.
2.1.5 Đặc điểm thổ nhưỡng
Toàn vùng ĐBSH có tổng diện tích là 1.496.578,63 ha, bao gồm 8 nhóm đất chính: đất
cát, đất mặn, đất phù sa, đất phèn, đất lầy và than bùn, đất đỏ vàng, đất xám và đất xói
mòn trơ sỏi đá. Trong đó, nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất 756.095 ha chiếm
khoảng 50,9% so với toàn diện tích tự nhiên của vùng [12].
Nhóm đất phù sa vùng ĐBSH có phản ứng trung tính ít chua, là loại đất có màu nâu
tươi, màu mỡ, tầng canh tác dày, chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm
(nằm trong đê). Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao và độ dốc hợp lí, nên nhóm
đất phù sa vùng ĐBSH thích hợp với thâm canh cây lúa nước, cây hoa màu và cây công
nghiệp hàng năm.
Thành phần cơ giới của đất phù sa vùng ĐBSH trung bình, pH từ trung tính đến hơi
kiềm, độ no bazơ cao, hàm lượng chất dinh dưỡng N, P, K tổng số cũng như dễ tiêu cao
so với đất phù sa các vùng khác. Trên thực tế, đây là vựa lúa lớn thứ hai cả nước sau
đồng bằng sông Cửu Long, trong đó những địa phương có diện tích trồng lúa điển hình
là Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam và Hà Tây (cũ) [92].
47
Các tính chất lý, hóa học cơ bản của phẫu diện đất phù sa trung tính ít chua vùng ĐBSH
(độ sâu 0-27cm) được mô tả trong bảng 2.3.
Bảng 2.2 Tính chất lý, hóa học cơ bản của phẫu diện đất (độ sâu 0-27cm) phù sa trung
tính ít chua vùng ĐBSH [24].
Ðộ sâu
(cm)
Dung
trọng
(g/cm3)
Tỷ
trọng
Ðộ xốp
(%)
Ðộ ẩm
(%)
Tỷ lệ (%) các cấp hạt
2,0-
0,2
mm
0,2-
0,02
mm
0,02-
0,002
mm
<
0,002
mm
0- 27
1,40
2,61
46,4
22,9
0,8
42,7
35,3
21,2
Ðộ sâu
(cm)
Hàm lượng tổng số (%)
Hàm lượng
dễ tiêu
(mg/100g)
Ðộ chua
(meq/100g
đất)
pH
OC N P2O5 K2O P2O5 K2O
Trao
đổi
Thủy
phân
H2O KCl
0- 27
1,68
0,14
0,12
1,69
4,70
7,06
0,04
0,56
6,2-
7,5
4,8-
6,7
Ðộ sâu
(cm)
Cation trao đổi (meq/100g đất)
CEC (meq/100g
đất)
BS
(%)
Ca2+ Mg2+ K+ Na+ Tổng Ðất Sét
0- 27 6,60 0,43
0,15
0,32
7,50
10,24
24,46
73,2
Đặc điểm phẫu diện đất phù sa trung tính vùng ĐBSH như sau:
Tầng A- Mollic khá dày từ 20÷25 cm. Ðất có cấu trúc hạt hay cục nhỏ, tơi xốp, ít chặt.
Tầng B- Argic có độ dày khác nhau tới 50 cm. Có tỷ lệ sét cao hơn tầng trên (5÷10 %),
cấu trúc hạt nhỏ và dạng phiến mỏng, ít chặt.
Tầng C: Thể hiện rõ bản chất của mẫu chất sông, có cấu trúc phiến lẫn hạt, cục nhỏ và
thường có chứa nhiều vảy mica óng ánh.
Như vậy, nhóm đất phù sa trung tính vùng ĐBSH có thành phần cơ giới từ thịt trung
bình đến sét nhẹ (tỷ lệ sét 20÷30 %), có màu nâu tươi đặc trưng, phản ứng trung tính
(pHKCl: 6,5÷8), độ no bazơ cao (BS % > 70 %), hàm lượng hữu cơ khá (OC %: 1,5÷2,0
%); đạm tổng số trung bình khá (N %: 0,12÷0,15 %); lân và kali khá (P2O5 %: 0,11÷0,15
%); (K2O %: 1,6÷2,2 %).
48
Luận án chọn nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng tại xã An Viên, vì đây là vùng đất
điển hình của nhóm đất phù sa trung tính, ít chua không được bồi hàng năm vùng đồng
bằng sông Hồng. Phần lớn đất canh tác tại vùng thí nghiệm thuộc nhóm phù sa trung
tính, ít chua không được bồi hàng năm đặc trưng cho tính chất đất hệ thống sông Hồng
(80,88 %). Các nhóm đất nông nghiệp của xã An Viên được mô tả cụ thể trong bảng
dưới đây:
Bảng 2.3 Diện tích các nhóm đất nông nghiệp thuộc xã An Viên
TT Loại đất
Diện
tích (ha)
Cơ cấu
(%)
1
Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi trung tính
ít chua không glây hoặc glây yếu
11,44 3,81
2
Đất phù sa không được bồi màu nâu tươi, trung tính
ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh
242,79 80,88
3 Đất phù sa glây mạnh, úng nước 45,95 15,31
Tổng diện tích đất 300,18 100
[Nguồn: Báo cáo thuyết minh xây dựng BĐHT sử dụng đất xã An Viên năm 2014].
Đất khu vực xã An Viên có phản ứng trung tính ít chua (pHH2O 6,5÷6,9; pHKCl 5,3÷5,7),
thành phần cơ giới thịt trung bình, hàm lượng chất hữu cơ khá. Hàm lượng kẽm tổng số
trung bình, hàm lượng kẽm dễ tiêu trung bình. Dung tích trao đổi cation CEC trung bình
14÷15 meq/100g đất.
2.1.6 Hệ thống thủy lợi
Theo Đề án xây dựng nông thôn mới xã An Viên năm 2014, hệ thống kênh mương phục
vụ sản xuất nông nghiệp xã An Viên gồm:
Bảng 2.4 Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp xã An Viên
TT Đoạn, kênh, mương Tổng chiều dài (km)
1 Từ cống Đồng Quan đến sông Cửu An 3,0
2 Từ trạm bơm đi Phượng Tường đến nhà ông Đầu 3,0
3 Từ sông 61 đến trường tiểu học Tân An 3,0
4 Từ kênh tưới trạm Triều Dương đi thôn Nội Lễ 2,0
Tổng 11,0
49
Trên địa bàn xã An Viên có 2 trạm bơm đang hoạt động phục vụ sản xuất với tổng công
suất 10.054 m3/h, nguồn nước tưới được lấy từ các sông 61 và sông Cửu An. Trong đó,
khoảng 85 % hệ thống kênh mương đã được kiên cố hóa bằng bê tông.
2.1.7 Thời gian canh tác lúa tại khu vực nghiên cứu
Đặc điểm nông lịch vụ chiêm xuân và vụ mùa tại vùng nghiên cứu như sau:
Bảng 2.5 Đặc điểm nông lịch vụ chiêm xuân và vụ mùa
Đặc điểm Vụ Chiêm xuân Vụ Mùa
Thời gian gieo cấy
Gieo cấy vào cuối năm âm lịch
(gieo mạ vào tháng 10 - 11)
Thường được gieo
cấy và khoảng tháng
6, tháng 7
Thời gian thu hoạch
Thu hoạch vào hè năm sau
(khoảng tháng 5- 6)
Thu hoạch vào tháng
9
Điều kiện thời tiết ảnh
hưởng
Đầu vụ mùa thường rét, giữa
mùa nóng dần lên và có mưa rào.
Mưa nhiều dễ bị úng,
gió bão thường xảy
ra.
Giống lúa thường
dùng
Xi23, X21; NX23, khang dân 18,
TBR225, TBR45, nếp thơm
Hưng yên, Bắc thơm số 7
X21, Xi23, VN10,
NX30, 17494, MT6,
M6, khang dân 18.
Nguồn: Hợp tác xã Xã An Viên
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Giống lúa thí nghiệm
Giống lúa thí nghiệm là Khang dân 18, đây là giống được gieo trồng phổ biến ở Hưng
Yên cũng như các địa phương khác ở vùng đồng bằng sông Hồng do có đặc tính sinh
trưởng khỏe, có khả năng chống chịu sự thay đổi bất thuận lợi của thời tiết. Khang dân
18 là giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng ở trà xuân muộn 135÷140 ngày, ở trà
mùa sớm 105÷110 ngày, ở trà hè thu 95 ngày.
Đặc điểm giống lúa thí nghiệm có chiều cao cây trung bình 95÷100 cm, phiến lá cứng,
rộng, gọn khóm, màu xanh vàng. Khả năng đẻ nhánh trung bình đến kém. Hạt thon nhỏ,
màu vàng đẹp. Chiều dài hạt trung bình 5,93 mm. Tỉ lệ chiều dài/chiều rộng hạt là 2,28.
Trọng lượng 19,5÷20,2 gam/1000 hạt. Gạo trong, hàm lượng amylose 24,4 %. Năng
suất trung bình 50÷55 tạ/ha, năng suất cao có thể đạt 60÷65 tạ/ha.
50
2.2.2 Kỹ thuật bón phân
Bón lót, bón thúc: chỉ sử dụng phân bón vô cơ bao gồm đạm, lân, kali của hãng Việt
Nhật. Đây là loại phân mà nông dân xã An Viên và vùng Tiên Lữ thường sử dụng để
bón cho lúa.
Qua khảo sát thực tế, phần lớn các hộ chăn nuôi tại vùng Tiên Lữ thường sử dụng hầm
biogas để tận dụng khí đốt từ phân bón, bên cạnh đó chất thải rắn từ phân gia súc, gia
cầm thường được ưu tiên sử dụng để bón cho các loại cây ăn quả tại vùng. Do đó, các
loại phân vô cơ là nguồn phân bón chính được đưa vào sử dụng trong canh tác lúa.
Trong CT TN, ruộng lúa hoàn toàn không bón phân chuồng, phân vi sinh, phân vi lượng
để làm rõ diễn biến kẽm và lưu huỳnh trong đất lúa dưới điều kiện không chịu ảnh hưởng
từ phân bón. Công thức bón phân áp dụng cho ruộng thí nghiệm được mô tả trong bảng
dưới đây.
Bảng 2.6 Công thức bón phân áp dụng cho ruộng thí nghiệm
Thời điểm bón
Lượng phân /1 ha
Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg)
Bón lót 5 ngày trước cấy 83 167 0
Bón thúc lần 1 7 ngày sau cấy 139 278 0
Bón thúc lần 2 25 ngày sau cấy 83 278 0
Bón thúc lần 3 50-55 ngày sau cấy 56 0 83
Tổng số (kg) 361 722 83
Tỉ lệ (%) 31 62 7
Thành phần phân bón vô cơ sử dụng trong CT TN: Phân Urea [CO(NH2)2] có chứa
46%N. Phân Super Lân [Ca(H2PO4)2] có chứa 16÷20% P2O5. Phân Clorua Kali (KCl)
có chứa 60% K2O.
Như vậy, chế độ phân bón trong công thức thí nghiệm đồng ruộng hoàn toàn không bổ
sung phân kẽm và lưu huỳnh; đồng thời thành phần phân bón bổ sung N-P-K không lẫn
tạp chất kẽm và lưu huỳnh.
2.2.3 Mật độ gieo cấy
Mật độ cấy thực hiện theo hướng dẫn của hợp tác xã An Viên: tỉ lệ 4÷5 dảnh/khóm, mật
độ 20×20 cm, trung bình đạt 25 khóm/m2.
51
2.2.4 Nước tưới
Nguồn nước mặt sử dụng để tưới cho lúa được lấy từ kênh dẫn nước nội đồng xã An
Viên (Tiên Lữ) bắt nguồn từ sông Cửu An. Các kết quả phân tích nước tưới được chỉ
ra cụ thể trong bảng dưới đây.
Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu chất lượng nước tưới sông Cửu An
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
QCVN
39:2011/BTNMT
1/2015 6/2015 1/2016 6/2016
1 pH 7,63 7,3 7,13 7,24 5,5 - 9
2 DO mg/l 6,8 8,0 8,1 8,00 ≥ 2
3 TS mg/l 183,1 204,7 205,7 211,5 2000
4
Tỉ số hấp phụ
natri
5,86 5,97 6,17 6,22 9
5 Cl- mg/l 20,83 21,30 20,51 25,15 350
6 SO42- mg/l 1,0 0,8 0,7 0,9 600
7 B mg/l 0,030 0,051 0,05 0,045 3
8 As tổng số mg/l 0,010 0,013 0,017 0,018 0,05
9 Cd tổng số mg/l
KPH
(<0,001)
KPH
(<0,001)
KPH
(<0,001)
KPH
(<0,001)
0,01
10 Cr tổng số mg/l
KPH
(<0,05)
KPH
(<0,05)
KPH
(<0,05)
KPH
(<0,05)
0,1
11 Hg tổng số mg/l
KPH
(<0,001)
KPH
(<0,001)
KPH
(<0,001)
KPH
(<0,001)
0,001
12 Cu tổng số mg/l 0,029 0,031 0,035 0,033 0,5
13 Pb tổng số mg/l 0,010 0,011 0,013 0,012 0,05
14 Zn tổng số mg/l 0,011 0,012 0,018 0,016 2,0
15 Zn2+ mg/l 0,0001 0,0001 0,0001 0,0001 -
Chất lượng nước mặt của khu vực nghiên cứu khá tốt, không bị tác động của ô nhiễm
công nghiệp. Kênh nội đồng đảm bảo đủ nước cấp cho canh tác nông nghiệp, kết quả
phân tích chất lượng nước đạt tiêu chuẩn QCVN 39:2011/BTNMT, không bị ô nhiễm,
hàm lượng kẽm không đáng kể, không phát hiện thấy kim loại nặng bằng thiết bị đo
quang phổ hấp thụ nguyên tử chế độ đo bằng ngọn lửa. Hàm lượng kẽm tổng số rất
thấp, hàm lượng sunphat không đáng kể.
52
2.2.5 Tính chất đất nền của khu thí nghiệm
Các tính chất lý hóa của khu đất nghiên cứu xã An Viên được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 2.8 Tính chất lí hóa của khu đất thí nghiệm
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Nhận xét Tiêu chuẩn
1 Độ ẩm % 26÷28
Đất tương
đối khô
TCVN 6648:2000
2 Dung trọng g/cm3 1,0÷1,1
Phù hợp
với đất
trồng lúa
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
3 Tỷ trọng 2,4÷2,5
Phù hợp
với đất
trồng lúa
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
4 Độ xốp % 52÷55
Đất khá
xốp
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
5
Thành
phần
cơ giới
đất
Cát thô % 5,5÷5,8
Đất thịt
trung bình,
pha cát
TCVN 8567:2010 Cát mịn % 29,5÷31,5
Limon % 44÷45
Sét % 18÷20
6
pHKCl 5,3÷5,7 Đất có
phản ứng
với môi
trường axit
yếu (đất ít
chua)
TCVN 5979:2007
pH 6,5÷6,9
7
Hàm
lượng
các chất
tổng số
OC % 1,1
Trung bình
khá
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
N % 0,09 Khá
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
P % 0,15 khá
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
K % 1,4 khá TCVN 8660:2011
Zn
mg/100g
đất
8,77 Thấp
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
8
Hàm
lượng
các chất
dễ tiêu
N
mg/100g
đất
8,5 khá TCVN5255:2009
P
mg/100g
đất
15,1 khá TCVN 8661:2011
K
mg/100g
đất
17 khá
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
Zn
mg/100g
đất
0,68 Thấp
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
S
mg/100g
đất
11,53 Trung bình
Viện Nông hóa thổ
nhưỡng biên soạn
9 CEC
meq/100
g đất
14÷15 Trung bình TCVN 8568:2010
10 Ca2+
meq
/100g đất
12÷16 khá TCVN8569:2010
11 Mg2+
meq
/100g đất
6,7÷8,6 khá TCVN 8569:2010
53
Đất thí nghiệm có phản ứng trung tính ít chua (pH 6,5÷6,9; pHKCl 5,3÷5,7), thành phần
cơ giới thịt trung bình, hàm lượng chất hữu cơ 1,1 %. Hàm lượng kẽm tổng số trung
bình trong đất nền là 8,77 mg/100 gam đất, hàm lượng kẽm dễ tiêu trung bình là 0,68
mg/100. Dung tích trao đổi cation CEC trung bình 14÷15 meq/100g đất.
2.2.6 Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên cánh đồng chuyên trồng lúa xã An Viên (Tiên Lữ, Hưng
Yên), diễn ra trong 02 năm, lặp lại 4 lần, bao gồm vụ Đông xuân - vụ Hè thu năm 2015,
vụ Đông xuân – vụ Hè thu năm 2016.
Bảng 2.9 Thời gian thí nghiệm cụ thể của từng vụ
STT Vụ thí nghiệm Thời gian thí nghiệm
1 Đông Xuân 2015 2/2015-5/2015
2 Hè Thu 2015 6/2017-9/2015
3 Đông Xuân 2016 2/2016-5/2016
4 Hè Thu 2016 6/2016-9/2016
2.2.7 Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước được áp dụng trong luận án
Luận án đã áp dụng quy trình tưới tiết kiệm nước đề xuất bởi tác giả Nguyễn Việt Anh
được mô tả chi tiết trong bảng 2.10 [10].
Lí do áp dụng quy trình tưới của tác giả Nguyễn Việt Anh: kỹ thuật tưới tiết kiệm nước
của tác giả Nguyễn Việt Anh với mức tưới 3÷5 cm, xen kẽ phơi ruộng trong thời gian
từ 5÷7 ngày giữa các đợt tưới, đặc biệt phơi ruộng từ 7÷10 ngày vào cuối thời kỳ đẻ
nhánh để hạn chế lúa đẻ chồi vô hiệu. Khoảng thời gian phơi ruộng dài ngày đã được
tác giả chứng minh làm giảm phát thải khí nhà kính metan. Hơn nữa, kỹ thuật này đã
được triển khai thử nghiệm ở Phú Xuyên (Hà Nội) và Nam Sách (Hải Dương) thuộc
vùng đồng bằng sông Hồng cho kết quả tiết kiệm nước tưới được 1195 m3/ha và giảm
phát thải khí metan được 10,11 % so với tưới ngập truyền thống. So với các quy trình
tưới khác, quy trình tưới của Nguyễn Việt Anh có thời gian phơi ruộng dài ngày với
54
mức tưới nông 3÷5 cm sẽ cho kết quả rõ ràng về diễn biến Eh, hàm lượng kẽm dễ tiêu
và sunphat sau thời kì phơi ruộng.
Ngoài ra, luận án có áp dụng kỹ thuật tưới ngập cho công thức ngập thường xuyên với
lớp nước mặt ruộng thường xuyên ở mức 5÷7 cm, vào các thời kì mưa lớn lượng nước
tích trữ trên mặt ruộng thường sâu hơn 10 cm.
Bảng 2.10 Quy trình tưới tiết kiệm nước áp dụng trong nghiên cứu [10].
Giai đoạn Lớp nước trên mặt ruộng Số đợt tưới
1. Đổ ải Duy trì 3÷5 cm trong 5 ngày
Tưới thường xuyên để
duy trì lớp nước
2. Cấy hồi
xanh
Duy trì 3÷5 cm, sau đó để cạn tự nhiên 4÷5
ngày
Tưới 1 đợt
3. Đẻ nhánh
Duy trì 3÷5 cm trong 1 tuần, sau đó để cạn tự
nhiên 5 ngày, tiếp theo tưới lên 3÷5 cm
Tưới 2 đợt
4. Cuối đẻ
nhánh
Để lộ mặt ruộng 7÷10 ngày (ruộng nẻ chân
chim). Nếu gặp mưa phải tháo hết nước trên
ruộng ngay trong ngày. Cuối giai đoạn đẻ
nhánh tưới lên 1 đợt ngập 3÷5 cm để bón
đòng.
Tưới 1 đợt
5. Làm đòng
Vẫn duy trì lớp nước mặt ruộng 3÷5 cm, gặp
mưa chỉ cho phép lớp nước tối đa đến 10cm,
để cạn tự nhiên đến lộ mặt ruộng trong thời
gian 3÷5 ngày đêm, sau đó tưới lên đến 3÷5
cm.
Tưới 1 đợt
6. Trỗ bông
Duy trì lớp nước mặt ruộng 3÷5 cm trong
suốt giai đoạn này, gặp mưa tháo cạn trở lại
mức 3÷5 cm.
Tưới 1 đợt
7. Chắc
xanh-Chín
Chỉ tưới lên 3÷5 cm khi lớp nước thấp hơn
mặt ruộng 10÷12 cm
Tưới 1-2 đợt
8. Trước thu
hoạch
Để khô ruộng tự nhiên 10÷15 ngày trước thu
hoạch.
Không tưới
2.3 Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm
2.3.1 Thí nghiệm trong phòng
Mục đích: Làm rõ sự thay đổi Eh, pH để giải thích cho sự thay đổi hàm lượng Zndt và
S-SO42- trong đất trong điều kiện thí nghiệm cơ bản không bị chi phối bởi các yếu tố bất
55
lợi của thời tiết (mưa, nắng). Do vậy thí nghiệm thực hiện theo dõi diễn biến pH, Eh,
Zndt và S-SO42- trong điều kiện không cấy lúa, không bổ sung phân bón, đất thí nghiệm
không bị chi phối bởi yếu tố rơm rạ.
Các kết quả thu được từ thí nghiệm cơ bản trong phòng là cơ sở khoa học để đóng góp
những giải thích cho các kết quả thí nghiệm ngoài thực tế trong điều kiện có cấy lúa và
chịu tác động của chế độ tưới.
Các công thức thí nghiệm gồm:
- Công thức ngập nước thường xuyên: duy trì lớp nước ngập 4÷5 cm.
- Công thức cạn nước tự nhiên: ban đầu nước ngập 4÷5 cm, sau để cạn tự nhiên.
Quy trình chuẩn bị thí nghiệm và phân tích mẫu đất
- Đất thí nghiệm: được lấy trên nhiều thửa ruộng xã An Viên (Tiên Lữ), độ sâu 0÷20
cm.
- Chuẩn bị thí nghiệm: đất sau khi lấy về được nhặt bỏ xác thực vật, trộn đều, phơi khô
tự nhiên, sau đó đập vụn rồi cho qua rây 1 mm. Cân khoảng 10 kg đất đã xử lí vào 1
chậu thí nghiệm sao cho bề dày lớp đất đạt 30÷40 cm. Thí nghiệm tiến hành trong hệ
thống các chậu với lớp nước ngập thường xuyên 4÷5 cm. Kích thước chậu: 30×40×45
cm.
- Độ lặp: thí nghiệm được lặp lại 03 lần/1 đợt, tổng số lặp lại 12 lần/04 đợt.
Theo dõi thí nghiệm và phân tích mẫu đất:
- Chu kì lấy mẫu đất và đo Eh, pH: lấy mẫu đất định kì sau 1, 2, 3, 6, 8 tuần và đo Eh,
pH trực tiếp vào các thời điểm lấy mẫu.
- Chuẩn bị mẫu đất phân tích: mẫu đất được lấy từ hệ thống chậu thí nghiệm ở độ sâu
0÷20 cm, khoảng 20 gam đất mỗi chậu, đem phơi khô tự nhiên rồi nghiền nhỏ trước khi
phân tích đối với chỉ tiêu kẽm dễ tiêu. Với chỉ tiêu sunphat, lấy mẫu ở độ sâu 0÷20 cm,
để ráo nước và thực hiện phân tích đất tươi ngay sau khi lấy mẫu.
b) Thời gian thực hiện thí nghiệm
Số đợt thực hiện thí nghiệm: 04 đợt. Thời gian thực hiện thí nghiệm được tổng kết trong
56
bảng dưới đây.
Bảng 2.11 Thời gian thực hiện TN trong phòng
Đợt thí nghiệm Thời gian
1 2/2015÷6/2015
2 6/2015÷10/2015
3 2/2016÷6/2016
4 6/2016÷10/2016
c) Tổng số mẫu đo
Tổng số mẫu thí nghiệm/1 lần phân tích: 06 mẫu kẽm, 06 mẫu sunphat. Mỗi mẫu phân
tích lặp lại 03 lần, lấy kết quả trung bình. Tổng số mẫu đất phân tích thí nghiệm trong
phòng trong 01 đợt: 60 mẫu, tổng số mẫu phân tích của 4 đợt: 240 mẫu.
Hình 2.1 Thực hiện thí nghiệm trong phòng
2.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng
Mục đích: Làm rõ diễn biến hàm lượng kẽm dễ tiêu và lưu huỳnh trong đất lúa trong
điều kiện áp dụng thực tế đồng ruộng có cấy lúa dưới ảnh hưởng của hai chế độ tưới tiết
kiệm nước và tưới ngập.
a) Các công thức thí nghiệm
Luận án thực hiện hai công thức thí nghiệm (CT): tưới ngập (CT1) và tưới tiết kiệm
nước (CT2).
Công thức tưới ngập (CT1): Được thực hiện trên 03 ô ruộng, kí hiệu N1 (diện tích 360
m2), N2 (diện tích 400 m2), N3 (diện tích 360 m2).
57
Hình 2.2 Ruộng tưới ngập vào một số giai đoạn sinh trưởng
Áp dụng tưới ngập thường xuyên theo chế độ tưới của xã An Viên với lớp nước mặt
ruộng trung bình từ 5÷7 cm. Thời điểm mưa, lớp nước mặt ruộng có thể lên tới 7÷10
cm. Ruộng chỉ được tháo cạn 10÷15 ngày trước khi thu hoạch.
Công thức tưới tiết kiệm nước (CT2): Được thực hiện trên 03 ô ruộng. Kí hiệu: TK1
(diện tích 360 m2), TK2 (diện tích 520 m2), TK3 (diện tích 360 m2).
Hình 2.3 Ruộng tưới TKN và để cạn nước cuối thời kỳ đẻ nhánh
58
Hình 2.4 Bờ bao ngăn ruộng ngập, ruộng cạn và ống đo mức nư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_tuoi_tiet_kiem_nuoc_den_luu.pdf