Luận án Nghiên cứu bào chế Pellet Mesalamin giải phóng tại đại tràng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ . . 1

1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 3

1.1. MESALAMIN.3

1.1.1. Công thức hóa học .3

1.1.2. Tính chất hóa lý.3

1.1.3. Các phương pháp định lượng mesalamin.4

1.1.4. Dược lý và cơ chế tác dụng.4

1.1.5. Chỉ định.6

1.1.6. Chống chỉ định .6

1.1.7. Tác dụng không mong muốn .6

1.1.8. Tương tác thuốc .7

1.1.9. Dạng thuốc và hàm lượng .7

1.2. THUỐC GIẢI PHÓNG TẠI ĐẠI TRÀNG .8

1.2.1. Mục đích của dạng thuốc giải phóng tại đại tràng .8

1.2.2. Đặc điểm sinh lý của đường tiêu hóa liên quan tới giải phóng và hấp thu của

thuốc.9

1.2.2.1. Đặc điểm sinh lý của đại tràng .9

1.2.2.2. Đặc điểm sinh lý của đại tràng ảnh hưởng tới sự giải phóng dược chất.10

1.2.2.3. Sự hấp thu thuốc ở đại tràng.12

1.2.3. Các phương pháp sử dụng trong bào chế thuốc giải phóng tại đại tràng.13

1.2.3.1. Hệ bào chế phụ thuộc pH đường tiêu hóa.13

1.2.3.2. Hệ phụ thuộc thời gian.151.2.3.3. Hệ giải phóng nhờ vi sinh vật đại tràng.16

1.3. ĐÁNH GIÁ IN VITRO VÀ IN VIVO CỦA THUỐC GIẢI PHÓNG TẠI ĐẠI

TRÀNG.17

1.3.1. Đánh giá giải phóng in vitro.17

1.3.2. Đánh giá in vivo.20

1.3.2.1. Đánh giá in vivo thuốc trong đường tiêu hóa bằng phương pháp hình ảnh

.20

1.3.2.2. Đánh giá sự hấp thu dược chất in vivo .20

1.4. PELLET .26

1.4.1. Khái niệm .26

1.4.2. Thành phần pellet.26

1.4.3. Phương pháp bào chế pellet.29

1.4.4. Thiết bị bào chế pellet bằng kỹ thuật đùn – tạo cầu .30

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc tính của pellet bằng kỹ thuật đùn – tạo cầu .30

1.4.6. Kỹ thuật bào chế pellet giải phóng tại đại tràng .31

1.4.7. Một số nghiên cứu pellet mesalamin giải phóng tại đại tràng .34

2. CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU.37

2.1. NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .37

2.1.1. Nguyên liệu .37

2.1.2. Thiết bị và dụng cụ.39

2.1.2.1. Thiết bị bào chế .39

2.1.2.2. Thiết bị và dụng cụ đánh giá .40

2.1.3. Động vật thí nghiệm.41

2.1.4. Địa điểm nghiên cứu .41

2.1.5. Nội dung nghiên cứu .41

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.41

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tiền công thức.41

2.2.1.1. Nghiên cứu tính chất dược chất .412.2.1.2. Nghiên cứu tương tác dược chất - tá dược.43

2.2.2. Phương pháp bào chế .43

2.2.2.1. Bào chế pellet nhân mesalamin.43

2.2.2.2. Bào chế pellet mesalamin giải phóng tại đại tràng .44

 

pdf293 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bào chế Pellet Mesalamin giải phóng tại đại tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 5% -EDTA) Nâu 94,79 Thành phần DC06 DC07 DC08 DC09 Dung dịch mesalamin 0,5 mg/ml (pha trong H2O2 5 %) (dung dịch 2) 25 ml 25 ml 25 ml 25 ml Natri metabisulfit - 12,5 mg - - Vitamin C - - 12,5 mg - EDTA - - - 12,5 mg Dung dịch H2O2 5% vừa đủ 50 ml 50 ml 50 ml 50 ml 81 Tác nhân oxi hóa H2O2 5 % làm tăng phân hủy dược chất. Sau 48 giờ, hàm lượng dược chất còn 95,82 %. Các chất chống oxi hóa như natri metabisulfit và dinatri EDTA không giúp hạn chế sự phân hủy dược chất trong dung dịch H2O2 5 %, tuy nhiên, mesalamin ổn định hơn trong dung dịch H2O2 5 % khi có mặt tác nhân chống oxi hóa acid ascorbic (vitamin C). Trong cùng điều kiện thí nghiệm, hàm lượng mesalamin trong công thức DC07 (chứa natri metabisulfit) và DC09 (chứa dinatri EDTA) lần lượt là 94,37 % và 94,79 %, trong khi với công thức DC08 (chứa acid ascorbic) là 97,84 %. 3.2.2. Kết quả nghiên cứu tương tác dược chất - tá dược Pha chế các mẫu nghiên cứu như bảng 3.21 và bảo quản ở điều kiện đã trình bày ở mục 2.2.1. Bảng 3.21. Các mẫu nghiên cứu tương tác dược chất, tá dược STT Thành phần TT01 TT02 TT03 TT04 TT05 1 Mesalamin 1 g 1 g 1 g 1 g 1 g 2 Celulose vi tinh thể PH101 1 g - - - - 3 Lactose monohydrat - 1 g - - - 4 Natri starch glycolat (DST) - - 1 g 5 Polyvinyl pyrolidon (PVP K30) - - - 1 g - 6 Aerosil 200 - - - - 1 g Tiến hành phân tích các mẫu nghiên cứu được kết quả như sau Bảng 3.22. Kết quả nghiên cứu tương tác dược chất-tá dược Mẫu Hàm lượng (%) Ban đầu (*) 1 tháng lão hóa cấp tốc 3 tháng lão hóa cấp tốc TT01 100,01 % 99,12 % 100,54 % TT02 101,15 % 100,49 % TT03 100,68 % 100,06 % TT04 98,95 % 99,88 % TT05 100,09 % 99,83 % (*) Hàm lượng ban đầu là hàm lượng nguyên liệu trong CoA của NSX nguyên liệu 82 Kết quả phân tích hàm lượng sau 1 tháng và 3 tháng lão hóa cấp tốc cho thấy hàm lượng dược chất thay đổi không đáng kể ở các mẫu nghiên cứu, chứng tỏ dược chất ổn định, không xảy ra tương tác, không làm giảm hàm lượng hoạt chất sau 3 tháng lão hóa cấp tốc. Như vậy, có thể sử dụng các tá dược này trong thành phần các công thức pellet mesalamin. 3.3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC PELLET MESALAMIN GIẢI PHÓNG TẠI ĐẠI TRÀNG 3.3.1. Xây dựng công thức pellet nhân bằng phương pháp đùn - tạo cầu Dựa vào nghiên cứu tiền công thức, các tá dược MCC PH 101, PVP K30 và Aerosil được sử dụng trong thành phần pellet nhân. Để khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng tạo cầu pellet, bào chế các mẫu pellet theo công thức như bảng 3.23 với tổng khối lượng pellet nhân chứa 500 mg mesalamin là 1105 mg. Bảng 3.23. Công thức khảo sát ảnh hưởng của lượng nước đến khả năng tạo cầu của pellet nhân (Tính cho lượng pellet có chứa 500mg mesalamin) STT THÀNH PHẦN CT1 CT2 CT3 CT4 1 Mesalamin (mg) 500 500 500 500 2 MCC PH 101 (mg) 500 500 500 400 5 PVP K30 (mg) 90 90 90 90 6 Aerosil 200 (mg) 15 15 15 15 7 Nước (g) (*) 0,4 0,5 0,6 0,65 (*) Bay hơi trong quá trình pha chế Tiến hành bào chế pellet nhân CT1, CT2, CT3 và CT4 với lượng dược chất, tá dược cho cỡ mẻ 500 g như phụ lục 2.1 và đánh giá hình thức pellet, hiệu suất sau bào chế. Nhận thấy, CT1 và CT2 pellet có hình trụ tròn ở hai đầu, không đều. Ngược lại CT3 và CT4 pellet hình cầu, đều, tuy nhiên hiệu suất tạo pellet của CT4 đạt 85%, trong khi CT3 đạt 92,4%. Do đó, CT3 được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. Tiến hành thử hòa tan CT3 ở điều kiện thử hòa tan cho pellet nhân (900 ml môi trường đệm phosphat pH 6,8) ở mục 2.2.4.3, thu được kết quả như sau 83 Hình 3.8. % dược chất giải phóng từ pellet nhân sử dụng CT3 (n = 6) Dược chất giải phóng nhanh trong môi trường hòa tan. Sau 4 giờ có hơn 90 % dược chất giải phóng từ pellet nhân và sau 5 giờ dược chất giải phóng hoàn toàn. Pellet vẫn giữ nguyên hình dạng khi giải phóng hoàn toàn dược chất. 3.3.2. Xây dựng công thức pellet mesalamin bao giải phóng tại đại tràng Tiêu chuẩn đánh giá thuốc giải phóng tại đại tràng dựa theo T10 và T80 tương ứng với thời gian 10 % và 80 % lượng dược chất được giải phóng. Trong đó T10 được xem là quan trọng nhất vì đây chính là thời gian tiềm tàng (Tlag) của hệ, đặc trưng cho thuốc giải phóng tại đại tràng [30]. Tham khảo % dược chất giải phóng từ vi cầu indomethacin giải phóng tại đại tràng của Sajeev Chandran và cộng sự, mục tiêu bào chế được pellet mesalamin có một lớp bao film giải phóng tại đại tràng có T10 từ 4 - 6 giờ và T80 nhỏ hơn 16 giờ [85]. 3.3.2.1. Nghiên cứu màng bao chỉ chứa zein trong pellet bao giải phóng tại đại tràng Theo các tài liệu tham khảo trước đó, zein là nguyên liệu tiềm năng và triển vọng trong bào chế viên bao kiểm soát giải phóng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào sử dụng đơn thành phần zein làm tá dược kiểm soát giải phóng trong bào chế pellet giải phóng tại đại tràng. Do vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành bao pellet mesalamin chỉ sử dụng zein với mong muốn pellet bao sẽ giải phóng tại đại tràng theo cơ chế ăn mòn. Tiến hành bao pellet sử dụng zein với tỉ lệ các thành phần trong công thức trình bày trong bảng 3.24 cho pellet nhân được bào chế bằng CT3 0 20 40 60 80 100 120 0 2 4 6 % M ES A LA M IN G IẢ I P H Ó N G THỜI GIAN (GIỜ) 84 Bảng 3.24. Công thức dịch bao chỉ chứa zein cho 50 g mẻ pellet nhân mesalamin STT Thành phần CT8 1 Zein 12 g 2 DBP 2,4 g 3 Talc 2,4 g 4 Tween 80 0,8 g 5 Ethanol 80 % vđ 200 ml Pellet sau khi bao được đánh giá thử hòa tan in vitro ở điều kiện 1 (2 giờ đầu trong môi trường HCl 0,1 N pH 1,2 và các giờ tiếp theo ở môi trường đệm phosphat pH 6,8) ở mục 2.2.4.4 được kết quả như sau Hình 3.9. Kết quả thử hòa tan pellet bao film chứa zein (n = 6) Với bề dày màng bao 20%, dược chất trong pellet bao giải phóng nhanh trong 2 giờ đầu (khoảng 80% dược chất giải phóng sau 2 giờ), do đó, không thể bào chế pellet bao giải phóng tại đại tràng mà chỉ sử dụng zein làm tá dược kiểm soát giải phóng. 3.3.2.2. Nghiên cứu phối hợp zein với các tá dược kiểm soát giải phóng khác trong thành phần lớp bao Qua kết quả được trình bày trong mục 3.3.2.1, luận án quyết định tiến hành phối hợp zein với 1 tá dược kiểm soát giải phóng khác để tăng khả năng trì hoãn giải phóng cho pellet bao với mong muốn: zein là một protein khi được ion hóa mang điện tích dương, phối hợp với 1 tá dược khi ion hóa mang điện tích âm sẽ làm cho màng bao chắc chắn hơn. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 1 2 3 % M ES A LA M IN G IẢ I P H Ó N G THỜI GIAN (GIỜ) CT8 85 • Nghiên cứu ảnh hưởng của loại tá dược kiểm soát giải phóng kết hợp với zein Tiến hành bao pellet nhân CT3 sử dụng zein kết hợp với một tá dược kiểm soát giải phóng khác với tỉ lệ các thành phần trong công thức trình bày trong bảng 3.25. Bảng 3.25. Công thức dịch bao khảo sát ảnh hưởng của loại tá dược KSGP kết hợp với zein cho 50 g mẻ pellet nhân mesalamin STT Thành phần CT9 CT10 CT11 1 Zein 8 8 8 2 Pectin 4 - - 3 Acid stearic - 4 - 5 Eudragit S100 - - 4 6 DBP (20%) 2,4 2,4 2,4 7 Talc (20%) 2,4 2,4 2,4 8 Tween 80 0,8 0,8 0,8 9 Ethanol 80o vđ (ml) 200 200 200 Tiến hành thử hòa tan ở điều kiện 1 (2 giờ đầu trong môi trường HCl 0,1 N pH 1,2 và các giờ tiếp theo ở môi trường đệm phosphat pH 6,8) ở mục 2.2.4.4 thu được kết quả sau Hình 3.10. Kết quả thử độ hòa tan của các mẫu pellet bào chế theo công thức màng bao chứa zein kết hợp với một polyme kiểm soát giải phóng khác (n = 6) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 5 1 0 % M ES A LA M IN G IẢ I P H Ó N G THỜI GIAN (GIỜ) CT9 CT10 CT11 86 Kết quả thử nghiệm cho thấy: Về mức độ thuận tiện trong quá trình bao, hầu hết các công thức đều được tiến hành bao dễ dàng theo các thông số đã nêu trong mục 2.2.2. Pellet bao thu được đều màu và ít bị dính vào nhau. Từ đồ thị ta thấy, với cùng bề dày màng bao là 20 %, khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của các công thức được chia thành 2 loại: Loại 1 bao gồm các công thức màng bao: CT9, CT10: Dược chất giải phóng nhanh và gần như hoàn toàn trong 2 giờ đầu. Loại 2: CT11, công thức này có khả năng kiểm soát giải phóng dược chất tốt hơn các công thức ở loại 1 và cho thấy sự phù hợp hơn trong bào chế màng bao giải phóng tại đại tràng: trì hoãn giải phóng tốt hơn trong các giờ đầu (Tlag đạt 4 - 5 giờ) và có dấu hiệu giải phóng nhanh trong các giờ tiếp theo. Vì vậy Eudragit S100 được lựa chọn làm tá dược kiểm soát giải phóng kết hợp với zein để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. • Nghiên cứu loại chất hóa dẻo trong công thức bào chế Đối với phương pháp bao màng, lựa chọn chất hóa dẻo là một trong những yếu tố quan trọng bởi chất hóa dẻo là thành phần làm tăng tính mềm dẻo, giảm hiện tượng nứt vỡ, cải thiện khả năng bám dính của màng vào nhân và cải thiện tính thấm của màng, do đó ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của màng bao. Vì vậy, để lựa chọn được loại chất hóa dẻo phù hợp, cần tiến hành khảo sát ảnh hưởng của chất hóa dẻo tới khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của pellet bao. Tiến hành bao pellet nhân CT3 sử dụng các loại chất hoá dẻo như sau Bảng 3.26. Công thức dịch bao cho 50g mẻ pellet nhân mesalamin STT Thành phần CT11 CT12 CT13 1 Zein 8 8 8 2 Eudragit S100 4 4 4 3 DBP 2,4 - - 4 Glycerin - 2,4 - 87 5 TEC - - 2,4 6 Talc 2,4 2,4 2,4 7 Tween 80 0,8 0,8 0,8 8 Ethanol 80 (ml) vđ 200 200 200 Tiến hành thử hòa tan ở điều kiện 1 (2 giờ đầu trong môi trường HCl 0,1 N pH 1,2 và các giờ tiếp theo ở môi trường đệm phosphat pH 6,8) ở mục 2.2.4.4, thu được kết quả như biểu diễn bằng đồ thị hình sau Hình 3.11. Kết quả thử độ hòa tan của các mẫu pellet sử dụng chất hóa dẻo khác nhau (n = 6) Kết quả thử nghiệm cho thấy : Về mức độ thuận tiện trong quá trình bao: Màng bao CT11 và CT13 sử dụng chất hóa dẻo DBP và TEC cho pellet bao đều màu, buồng bao ít bụi và pellet ít bị dính. Trong khi đó màng bao CT12 sử dụng glycerin làm cho pellet bị dính lại với nhau nhiều và dính trên buồng bao. Nguyên nhân có thể do glycerin là chất lỏng có độ dính và độ nhớt cao nên khi sử dụng để phun vào pellet dễ làm cho các hạt dính lại với nhau. Từ đồ thị thử hòa tan ta thấy, với cùng mức bề dày màng bao là 20 % màng bao CT11, CT12 sử dụng chất hóa dẻo DBP và glycerin cho khả năng kiểm soát giải phóng dược chất tốt hơn màng bao CT13 sử dụng TEC (cùng đạt Tlag khoảng 5 giờ). Tuy nhiên so với màng bao sử dụng glycerin, màng bao sử dụng chất hóa dẻo DBP cho thấy khả năng trì hoãn giải phóng tốt hơn trong 5 giờ đầu và tốc độ giải phóng nhanh hơn trong các giờ tiếp theo. Nguyên nhân có thể do DBP là chất hóa dẻo sơ 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 5 1 0 % M ES A LA M IN G IẢ I P H Ó N G THỜI GIAN (GIỜ) CT11 CT12 CT13 88 nước, có khả năng phối hợp tốt với hỗn hợp zein - Eudragit S100 nên tạo màng bao đồng nhất, kiểm soát giải phóng tốt hơn TEC và glycerin. Do vậy, công thức CT11 sử dụng chất hóa dẻo DBP được lựa chọn là chất hóa dẻo trong các nghiên cứu tiếp theo. 3.3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thử hòa tan đến khả năng kiểm soát giải phóng Như đã trình bày, pH giữa các cá thể người có sự dao động và không đồng nhất, hơn nữa hiện nay chưa có tài liệu nào quy định về điều kiện thử hòa tan cho viên giải phóng tại đại tràng. Do vậy, sau khi lựa chọn được tá dược kiểm soát giải phóng phối hợp với zein và chất hóa dẻo sử dụng trong công thức màng bao, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thử hòa tan pellet bao ở điều kiện 2 được trình bày ở mục 2.2.4.4. Tiến hành bao pellet với các thành phần màng bao giống như CT11 và tiến hành thử hòa tan trong điều kiện 2 (2 giờ đầu trong môi trường HCl 0,1 N pH 1,2; 3 giờ tiếp theo ở môi trường đệm phosphat pH 7,4 và các giờ tiếp theo ở môi trường đệm phosphat pH 6,8) như trình bày ở mục 2.2.4.4 được kết quả: Hình 3.12. Kết quả thử độ hòa tan của pellet bào chế theo CT11 ở điều kiện thử hòa tan 2 (n = 6) Từ đồ thị ta thấy, sau khi thay đổi điều kiện thử hòa tan, Tlag của màng bao chỉ đạt khoảng 2 giờ và dược chất giải phóng nhanh trong các giờ tiếp theo. Nguyên nhân có thể do Eudragit S100 là polyme tan trong môi trường pH ≥ 7, qua đó làm màng bao vỡ sớm và giải phóng dược chất nhanh khi chuyển sang môi trường pH 7,4. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành cải tiến công thức màng bao để bào chế pellet bao có được khả năng kiểm soát giải phóng tốt hơn trong điều kiện thử hòa tan thứ 2. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 2 4 6 % M ES A LA M IN G IẢ I P H Ó N G THỜI GIAN (GIỜ) CT11 (hòa tan 2) 89 3.3.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bao film Nhiệt độ bao film có thể ảnh hưởng đến khả năng hình thành màng bao và sự vững chắc của màng. Để khảo sát nhiệt độ bao film, cố định thông số bao tầng sôi: áp suất súng phun, đường kính súng, tốc độ phun dịch. Tiến hành bao CT16 ở mục 3.3.2.5 với nhiệt độ khí thổi vào ở 30oC và 60oC. Pellet thu được sau khi bao được chụp SEM để xác định hình dạng bề mặt. Kết quả chụp SEM được trình bày ở hình sau: Hình 3.13. Hình ảnh SEM của (a) mặt cắt pellet bao, (b) bề mặt pellet bao, (c) bề mặt pellet bao ở 60 oC Hình 3.14. Hình ảnh SEM của (a’) bề mặt pellet bao, (b’) bề mặt pellet bao, (c’) mặt cắt pellet bao ở 30 oC Hình chụp SEM cho thấy nhiệt độ bao film ảnh hưởng đến sự hình thành lớp màng bao. Ở nhiệt độ khí vào 60 oC, màng bao không đều, gồ ghề. Hình ảnh mặt cắt pellet bao ở 60 oC cho thấy lớp màng bao có khoảng hở ở giữa. Nguyên nhân có thể do quá trình bốc hơi dung môi nhanh làm cho lớp bao không đều ở bề mặt tạo các khoảng hở ở giữa lớp bao. Ngược lại, pellet bao film ở 30oC có bề mặt khá đều và nhẵn so với pellet bao ở 60oC. Hình ảnh mặt cắt ngang pellet cho thấy lớp màng bao ở 30oC là một lớp liên tục, đồng nhất, không bị những khoảng hở ở giữa lớp bao, giúp pellet ổn định hơn trong quá trình bảo quản. Dựa vào kết quả trên, lựa chọn nhiệt độ bao là 30 oC cho các nghiên cứu tiếp theo. 90 3.3.2.5. Nghiên cứu cải thiện khả năng kiểm soát giải phóng ở điều kiện 2 của pellet mesalamin bao giải phóng tại đại tràng • Nghiên cứu cải tiến tăng tốc độ hòa tan mesalamin từ pellet nhân Qua thực nghiệm nhận thấy dược chất giải phóng không nhanh sau thời gian Tlag, hình dạng pellet không thay đổi sau thử nghiệm độ hòa tan. Do đó, để cải thiện tốc độ hòa tan dược chất từ nhân sau thời gian Tlag, nghiên cứu đã cải tiến thành phần pellet nhân bằng cách thêm tá dược lactose monohydrat và tá dược siêu rã, trương nở khi tiếp xúc với nước là DST vào nhân pellet. Tiến hành bào chế pellet nhân như bảng 3.27 để khảo sát ảnh hưởng của lactose monohydrat và natri starch glycolat. Bảng 3.27. Thành phần pellet nhân có tỷ lệ tá dược khác nhau (Tính cho lượng pellet có chứa 500mg mesalamin) STT THÀNH PHẦN CT3 CT5 CT6 CT7 1 Mesalamin (mg) 500 500 500 500 2 MCC PH 101 (mg) 500 400 400 400 3 Lactose monohydrate (mg) - 200 40 40 4 Natri starch glycolat (mg) - 0 55 110 5 PVP K30 (mg) 90 90 90 90 6 Aerosil 200 (mg) 15 15 15 15 7 Nước (g) (*) 0,6 0,6 0,6 0,6 (*) Bay hơi trong quá trình bào chế Tiến hành bào chế CT3, CT5, CT6 và CT7 với lượng dược chất, tá dược cho cỡ mẻ 500 g pellet nhân như phụ lục 2.1 và thử hòa tan pellet nhân ở điều kiện thử hòa tan pellet nhân (môi trường đệm phosphat pH 6,8) ở mục 2.2.4.3, kết quả như sau Hình 3.15. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thành phần tá dược đến khả năng giải phóng dược chất của pellet nhân (n = 6) 0 20 40 60 80 100 120 0 2 4 6% M ES A LA M IN G IẢ I P H Ó N G THỜI GIAN (GIỜ) CT3 CT5 CT6 CT7 91 Quá trình bào chế 4 mẫu pellet đều tiến hành dễ dàng theo quy trình đã nêu. Pellet là các hạt cầu đều, đạt yêu cầu về tính chất và hàm lượng. Kết quả thử hòa tan cho thấy: Mẫu CT3, sau 2 giờ, có 73 % dược chất giải phóng; pellet vẫn giữ dạng cầu sau khi dược chất đã giải phóng ra khỏi pellet nhân. Mẫu pellet CT5 giải phóng dược chất nhanh ra khỏi nhân pellet do thành phần pellet có lactose dễ tan, tạo kênh khuếch tán vào nhân pellet. Công thức CT5 vẫn giữ nguyên dạng cầu sau khi dược chất đã giải phóng ra khỏi pellet nhân. Mẫu pellet CT6 dược chất giải phóng nhanh ra khỏi nhân pellet do thành phần pellet có chứa tá dược siêu rã DST hút nước, trương nở, tạo kênh khuếch tán giúp dược chất hòa tan tốt vào môi trường; pellet trương nở trong môi trường hòa tan, tuy nhiên hình dạng thay đổi không nhiều do lượng DST thấp. Mẫu pellet CT7 dược chất giải phóng hoàn toàn sau 2 giờ; pellet trương nở và biến dạng mạnh trong môi trường hòa tan do lượng DST cao. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, công thức CT7 được lựa chọn cho nghiên cứu tiếp theo. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tiêu chuẩn pellet nhân sử dụng cho nghiên cứu là giải phóng 100 % sau ≤ 2 giờ. • Nghiên cứu kết hợp EC với zein và Eudragit S100 trong thành phần màng bao Tham khảo tài liệu, nhận thấy EC là một polyme không tan trong nước, không bị phân hủy hay trương nở ở các điều kiện pH khác nhau và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu bào chế hệ kiểm soát giải phóng, do đó luận án đã phối hợp EC với hỗn hợp zein – Eudragit S100 để kéo dài thời gian tiềm tàng cho pellet bao. Để nghiên cứu ảnh hưởng của EC kết hợp với zein và Eudragit S100 trong thành phần màng bao, tiến hành cố định tỉ lệ hỗn hợp zein-ethyl celulose (1:1), tỉ lệ chất hóa dẻo, talc, lượng dung môi dùng trong công thức và thay đổi tỉ lệ Eudragit S100 so với tổng lượng polyme 10 % (CT14), 20 % (CT15), 30 % (CT16). Ngoài ra, để tăng % giải phóng dược chất từ nhân sau thời gian tiềm tàng, sử dụng pellet bao chứa DST trong nhân như công thức pellet nhân CT7 và tiến hành bao 240 g pellet với các công thức màng bao trình bày như bảng 3.28. 92 Bảng 3.28. Công thức dịch bao kết hợp EC với zein và Eudragit S100 cho 240g pellet nhân mesalamin STT Thành phần CT14 CT15 CT16 1 Zein 38,25 g 34 g 29,75 g 2 Eudragit S100 8,5 g 17 g 25,5 g 5 Ethyl cellulose 38,25 g 34 g 29,75 g 6 Dibutyl phthalate (DBP) 17 g 17 g 17 g 7 Talc 17 g 17 g 17 g 9 Ethanol 80 % vđ (ml) 1420 ml 1420 ml 1420 ml Thử nghiệm hòa tan ở điều kiện 2 (2 giờ đầu trong môi trường HCl 0,1 N pH 1,2; 3 giờ tiếp theo ở môi trường đệm phosphat pH 7,4 và các giờ tiếp theo ở môi trường đệm phosphat pH 6,8) như trình bày ở mục 2.2.4.4 được kết quả như sau Hình 3.16. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của zein, Eudragit S100 và ethyl cellulose trong thành phần màng bao đến T10 (n = 6) Pellet bao sử dụng nhân pellet CT7 có DST trong nhân giúp dược chất giải phóng nhanh sau thời gian tiềm tàng Tlag do màng bao bị ăn mòn nhanh sau thời điểm này làm nước khuếch tán nhanh vào nhân, DST trong nhân pellet hút nước trương nở, phá vỡ màng bao pellet và giải phóng hoạt chất nhanh ra môi trường hòa tan. Tỉ lệ % Eudragit S100 ảnh hưởng đến thời gian T10, tuy nhiên tăng tỉ lệ % Eudragit S100 trong các công thức nghiên cứu không làm tăng T10 tương ứng của pellet bao giải phóng tại đại tràng. CT16 với tỉ lệ % Eudragit S100 là 30 % cho giá 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 5 1 0 % M ES A LA M IN G IẢ I P H Ó N G THỜI GIAN (GIỜ) CT14 CT15 CT16 93 trị T10 > 4 giờ (8,07 ± 0,98 % hoạt chất giải phóng sau 4 giờ), trong khi CT14 với tỉ lệ % Eudragit S100 là 10 % cũng cho giá trị T10 khoảng 4 giờ (7,26 ± 1,59 % mesalamin giải phóng sau 4 giờ). Ngược lại, CT15 với tỉ lệ % Eudragit S100 là 20 % thì T10 < 4 giờ (15,87 ± 2,89 % mesalamin giải phóng sau 4 giờ). Màng bao CT16 có tỉ lệ % dược chất giải phóng khá nhanh sau thời gian tiềm tàng so với CT14. Sau 7 giờ CT16 và CT14 lần lượt giải phóng 82,29 ± 2,42 % và 60,36 ± 1,99 %. Kết quả cho thấy, CT16 kiểm soát giải phóng dược chất tốt trong 4 giờ đầu và giải phóng nhanh mesalamin sau thời gian tiềm tàng nên được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. • Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ chất hoá dẻo đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất. Tiến hành bao pellet với thành phần màng bao cố định tỉ lệ zein - Eudragit S100 - EC, tỉ lệ talc, dung môi và các thông số quy trình bao theo CT16; thay đổi tỉ lệ chất hóa dẻo 20 % (CT16), 30 % (CT17) và 40 % (CT18). Bao pellet theo phương pháp như mô tả trong mục 2.2.2. Khối lượng lớp bao cố định là 30 % so với khối lượng pellet nhân. Kết quả bào chế như sau Tỷ lệ % CHD (kl/kl) so với polyme Nhận xét 20 % (CT16) Bề mặt pellet bao đều màu, buồng bao ít bụi, không có hiện tượng dính pellet với nhau và với buồng bao 30 % (CT17) Bề mặt pellet bao đều màu, buồng bao ít bụi, bắt đầu xuất hiện hiện tượng các hạt pellet dính chùm nho và bám vào buồng bao. 40 % (CT18) Bề mặt pellet bao đều màu, pellet dính nhiều lên ống wurtter và dính lại với nhau thành từng chùm Nguyên nhân có thể do khi tăng nồng độ chất hóa dẻo, dịch bao sau khi tiếp xúc với pellet mất nhiều thời gian hơn để làm khô, do đó pellet dễ dính lại với nhau và dính trong buồng bao. Từ kết quả trên nhận thấy, tỷ lệ chất hóa dẻo trong công thức là 20 % so với lượng polyme là phù hợp. 94 • Nghiên cứu ảnh hưởng của bề dày màng bao đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất Thời gian tiềm tàng là tiêu chí đặc trưng và quan trọng nhất đối với thuốc giải phóng tại đại tràng. Để tạo ra màng bao có T10 từ 4 - 6 giờ, nghiên cứu đã thay đổi bề dày màng bao với các thành phần giống màng bao CT16, từ đó chọn ra bề dày thích hợp thông qua thử nghiệm hòa tan. Tiến hành bao pellet với các bề dày màng bao thay đổi như sau Bảng 3.29. Kết quả khảo sát bề dày màng bao CT16, CT19, CT20 Màng bao Bề dày màng bao Tỉ lệ khối lượng màng bao thu được CT16 30 % 30,16 % CT19 34 % 34,47 % CT20 38 % 38,25 % Tiến hành thử hòa tan ở điều kiện 2 (2 giờ đầu trong môi trường HCl 0,1 N pH 1,2; 3 giờ tiếp theo ở môi trường đệm phosphat pH 7,4 và các giờ tiếp theo ở môi trường đệm phosphat pH 6,8) như trình bày ở mục 2.2.4.4 thu được kết quả như sau Hình 3.17. Kết quả thử độ hòa tan của các mẫu pellet bào chế với bề dày màng bao khác nhau (n = 6) Khi tăng bề dày màng bao, khả năng kiểm soát T10 của pellet bao càng tốt. Tuy nhiên, khi bề dày màng bao tăng tới 38 % thì thuốc giải phóng sau Tlag khá lâu. CT16 với 30 % bề dày màng bao có T10 đạt hơn 4 giờ và T80 đạt khoảng 7 giờ. Tương tự, công thức CT19 với 34 % bề dày màng bao cũng cho kết quả T10 lớn hơn 4 giờ (3,82 ± 0,68 % dược chất giải phóng sau 4 giờ) và T80 đạt khoảng 9 giờ (79,40 ± 2,03 % 0 20 40 60 80 100 120 0 5 1 0 1 5 % M ES A LA M IN G IẢ I P H Ó N G THỜI GIAN (GIỜ) CT20 CT19 CT16 95 mesalamin giải phóng sau 9 giờ). Ngược lại, CT20 với 38 % bề dày màng bao thì sau 4 giờ và 11 giờ thì lần lượt chỉ có 2,52 ± 1,33 % và 71,51 ± 2,17 % thuốc giải phóng. Dựa vào kết quả trên cho thấy, có thể phối hợp zein, Eudragit S100 và EC trong thành phần màng bao pellet kiểm soát giải phóng tại đại tràng. Tỷ lệ Eudragit S100 so với tổng lượng polyme sử dụng trong công thức từ 20 – 30 % và bề dày màng bao từ 30 – 34 %. Công thức CT16 và CT19 có thể kiểm soát giải phóng tại đại tràng trong môi trường in vitro thử nghiệm. 3.4. TỐI ƯU HÓA CÔNG THỨC MÀNG BAO PELLET MESALAMIN GIẢI PHÓNG TẠI ĐẠI TRÀNG 3.4.1. Thiết kế thử nghiệm tối ưu hóa Dựa vào các nghiên cứu sơ bộ trước đó và tài liệu tham khảo, tiến hành thiết kế thử nghiệm tối ưu hóa với khoảng biến thiên của các biến đầu vào và yêu cầu của biến đầu ra như sau: Bảng 3.30. Khoảng thiết kế của biến đầu vào Biến độc lập Khoảng biến thiên Ghi chú (-1) (0) (+1) X1 26 % 30 % 34 % Dựa trên khảo sát sơ bộ, lựa chọn khoảng biến thiên như đã trình bày X2 20 % 25 % 30 % X3 40 oC 60 oC 80 oC Ghi chú: X1: bề dày màng bao; X2: tỉ lệ % Eudragit S100 so với tổng lượng polyme; X3: Nhiệt độ ủ trong 24 giờ sau bao. Mức 26% là 1455,3 mg, mức 30% là 1501,5 mg và mức 34 % là 1547,7 mg (tính cho lượng pellet chứa 500 mg mesalamin). Khối lượng pellet nhân 1155 mg Bảng 3.31. Yêu cầu của biến đầu ra Biến phụ thuộc Ký hiệu Yêu cầu Ghi chú T10 (giờ) Y1 4 – 6 giờ Thuốc ở đoạn đường tiêu hóa trước đại tràng T80 (giờ) Y2 6 – 10 giờ Thời gian thuốc ở đại tràng Thiết kế thí nghiệm theo mô hình mặt hợp tử tại tâm thu được 17 công thức. Trong đó có 3 công thức tại tâm để đánh giá mức độ lặp lại của thí nghiệm. Tiến hành 96 bào chế và thử hòa tan 17 công thức màng bao ở điều kiện 2 được trình bày ở mục 2.2.4.4 và tiến hành khớp mô hình động học. Mô hình động học phù hợp nhất được trình bày ở phụ lục 2.9 sẽ được sử dụng để tính T10 và T80. Kết quả thu được như sau Bảng 3.32. Giá trị T10 và T80 của các công thức thí nghiệm CT Biến đầu vào Biến đầu ra X1 (%) X2 (%) X3 (0C) T10 (giờ) T80 (giờ) N1 26 20 40 3,6 5,5 N2 34 20 40 4,1 6,3 N3 26 30 40 3,8 5,5 N4 34 30 40 4,3 8,7 N5 26 20 80 3,4 5,4 N6 34 20 80 4,0 6,0 N7 26 30 80 3,8 5,5 N8 34 30 80 4,2 7,8 N9 26 25 60 3,4 6,4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_bao_che_pellet_mesalamin_giai_phong_tai_d.pdf
  • pdf2. Tom tat luan an.pdf
  • pdf3. Cac cong trinh da cong bo.pdf
  • pdf4. Dong gop moi TA.pdf
  • pdf5. Dong gop moi TV.pdf
  • pdf6. Trich yeu TA.pdf
  • pdf7. Trich yeu tieng viet.pdf
  • pdf1147QĐ-DHN TL Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ dược học cấp Trường NCS Nguyễn Cao Thắng.pdf
Tài liệu liên quan