Luận án Nghiên cứu bệnh do nấm Phytophthora spp. gây hại trên cây ăn quả có múi và biện pháp phòng chống theo hướng sinh học tại Cao Bằng

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.4

1.2. Tổng quan về cây ăn quả có múi.5

1.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ, tình hình sản xuất và sử dụng .5

1.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây ăn quả có múi .8

1.2.3. Sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi tại Việt Nam .8

1.3. Những nghiên cứu về nấm Phytophthora hại cây trồng.9

1.3.1. Thông tin chung về nấm Phytophthora.9

1.4. Sản xuất cây ăn quả có múi tại Cao Bằng .35

1.4.1. Điều kiện tự nhiên của Cao Bằng.35

1.4.2. Sản xuất cây ăn quả có múi tại Cao Bằng .36

1.4.3. Những nghiên cứu trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng.39

1.5. Nhận xét chung và vấn đề quan tâm.39

CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .41

2.1. Đối tượng nghiên cứu.41

2.2. Nội dung nghiên cứu .41

2.2.1. Điều tra hiện trạng bệnh do nấm Phytophthora spp. gây hại trên cây ăn quả có múi

tại Cao Bằng. .41

2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại của nấm Phytophthora

spp. gây hại trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng.41

2.2.3. Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng nấm Phytophthora spp. gây bệnh thối rễ,

chảy gôm trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng.41

2.2.4. Đánh giá khả năng sử dụng vi sinh vật đối kháng phòng trừ bệnh Phytophthora trên

cây ăn quả có múi tại Cao Bằng trong hệ thống quản lý tổng hợp cây trồng .42

2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .42

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu.42

2.3.2. Thời gian nghiên cứu.42iv

2.4. Vật liệu nghiên cứu.42

2.5. Phương pháp nghiên cứu.43

2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập mẫu:.43

2.5.2. Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh .43

2.5.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm Phytophthora .46

2.5.4. Nghiên cứu quy luật phát sinh gây bệnh thối rễ chảy gôm do nấm Phytophthora

trên cây ăn quả có múi.47

2.5.5. Phân lập, tuyển chọn, định danh vi sinh vật đối kháng nấm Phytophthora. .49

2.5.6. Phương pháp xử lý số liệu:.58

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.59

3.1. Hiện trạng sản xuất cây ăn quả có múi và bệnh thối rễ, chảy gôm trên cây ăn quả có

múi tại Cao Bằng .59

3.1.1. Hiện trạng sản xuất cây ăn quả có múi tại Cao Bằng.59

3.1.2. Thành phần bệnh hại trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng .62

3.1.3. Triệu chứng bệnh thối rễ chảy gôm trên cây ăn quả có múi ở Cao Bằng .64

3.1.4. Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ chảy gôm .66

3.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, nuôi cấy của nấm Phytophthora.83

3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Phytophthora.83

3.2.2. Quy luật phát sinh, gây hại của nấm Phytophthora spp. Trên cây ăn quả có múi tại

Cao Bằng. .90

3.3. Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng nấm Phytophthora từ đất trồng cây ăn quả

có múi ở Cao Bằng. .95

3.3.1. Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng nấm Phytophthora.95

3.3.2. Xác định các vi sinh vật đối kháng và mức độ an toàn sinh học.97

3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, nuôi cấy của các VSV đối kháng có triển vọng.101

3.3.4. Khả năng ức chế nấm Phytophthora trong đất của các VSV đối kháng có triển vọng

.104

3.4. Đánh giá khả năng sử dụng vi sinh vật đối kháng phòng trừ bệnh Phytophthora trên

cây ăn quả có múi tại Cao Bằng trong hệ thống quản lý tổng hợp cây trồng .105v

 

pdf156 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu bệnh do nấm Phytophthora spp. gây hại trên cây ăn quả có múi và biện pháp phòng chống theo hướng sinh học tại Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15: phương pháp định lượng vi sinh vật - phần 1: đếm khuẩn lạc ở 300C bằng kỹ thuật đổ đĩa. Vi khuẩn được cấy trên môi trường thạch đĩa petri LB đường kính 9cm (Tryptone (10,0g) ; Yeast extract (5,0g); Sodium Cloride (10,0g); Nước cất (1000ml) ; Agar (10,0g); pH (7,5 ± 0,2) theo hai phương pháp chấm điểm và cấy zia. Sau đó để ở các mức nhiệt độ 250C, 300C, 350C, 400C và 450C; pH ban đầu là 5; 6; 7; 8; 9, mỗi mức nhiệt độ và pH 3 đĩa. Đánh giá khả năng sinh trưởng của vi khuẩn sau 2, 3 ngày. Xạ khuẩn được cấy trên môi trường thạch đĩa petri Gauze đường kính 9cm theo các phương pháp chấm điểm và cấy zia. Sau đó để ở các mức nhiệt độ 250C, 300C, 350C, 400C và 450C; pH ban đầu là 5; 6; 7; 8; 9 khác nhau, mỗi mức nhiệt độ 3 đĩa. Đánh giá khả năng sinh trưởng sau 3, 5, 7 ngày. Thành phần môi trường Gauze: Tinh bột tan (20g); K2HPO4 (0,5g); MgSO4 (0,5g); KNO3 (1,0g); NaCl (0,5g); FeSO4 (0,01g); Nước cất (1000ml); pH 6,8-7,0. b. Xác định các phản ứng sinh lý, sinh hóa của VSV đối kháng * Phương pháp xác định tính yếm khí của các nguồn vi khuẩn và xạ khuẩn đối kháng Môi trường sử dụng: Peptone 2g; NaCl 5g; KH2PO4 0.3g; Agar 3g; Bromthymol blue (1%) 3ml; nước cất 1000 ml; pH = 7,0. - Phương pháp thực hiện: Đổ 5ml môi trường vào ống nghiệm, hấp khử trùng 1210C trong 20 phút, thêm 0,5 ml Glucose 10% vào mỗi tuýp, cấy mỗi nguồn vi sinh vật vào 2 tuýp, bổ sung 1 lớp dày khoảng 5mm parafilm lỏng (đã hấp khử trùng) để tạo điều kiện kị khí sau đó để ở điều kiện nhiệt độ 280C. Nếu có sự chuyển màu từ xanh sang đỏ ở cả 2 tuýp thì đó là vi khuẩn yếm khí. * Phương pháp xác định khả năng đồng hóa nguồn các bon từ đường Glucose và Sacarose của các nguồn vi khuẩn và xạ khuẩn có triển vọng Khả năng đồng hóa nguồn Cacbon của vi khuẩn: + Môi trường sử dụng : (NH4)2SO4 2g; MgSO4.7H2O 0,2g; NaH2PO4.H2O 0,5g; CaCl2.2H2O 0,1g; K2HPO4 0,5g; Nước cất 1000 ml. 53 + Nguồn các bon: D-glucose, Saccarose, tinh bột, Glycerol và Maltose. + Phương pháp thực hiện: Bổ sung nguồn các bon (1%) vào môi trường khoáng cơ bản, chia vào các ống nghiệm (5ml) và hấp khử trùng ở 121oC, 30 phút. Lấy vi khuẩn hoạt hóa trên môi trường KB bằng que cấy cho vào từng ống nghiệm riêng biệt, mỗi loài vi khuẩn cấy 3 ống, 3 ống đối chứng không cấy vi khuẩn. Sau 2-5 ngày nhỏ dung dịch Bromthymol Blue, nếu môi trường chuyển từ màu xanh sang da cam hoặc vàng nhạt là vi khuẩn có khả năng đồng hóa nguồn các bon. Khả năng đồng hóa nguồn Cacbon của xạ khuẩn: + Khả năng đồng hóa nguồn Carbon: Xạ khuẩn được nuôi cấy theo phương pháp chấm điểm và cấy zia trên môi trường ISP-9 có bổ sung 1% các nguồn đường: D-glucose, sacarose, cellulose, mannitol, maltose, glycerol. Môi trường ISP-9: (NH4)2SO4 (2,64g); KH2PO4 (2,38g); K2HPO4.3H2O (5,65g); MgSO4.7H2O (1,0g); Dung dịch B (1ml); Agar (20g); pH (7,0). Dung dịch B: CuSO4.5H2O (0,64g); FeSO4.7H2O (0,11g); MnCl2.4H2O (0,79g); ZnSO4.7H2O (0,15g); Nước cất (100ml) * Xác định hoạt độ enzym Amylaza, chitinase, β-glucanase và cellulase của các vi sinh vật đối kháng Để tìm hiểu cơ chế đối kháng, các vi sinh vật đối kháng tuyển chọn được đánh giá xác định hoạt độ enzym Amylaza, chitinase, β-glucanase và cellulase. Phương pháp được tiến hành theo Nguyễn Đức Lượng, (2004) thông qua đường kính vòng phân giải trên môi trường cảm ứng tổng hợp của từng loại enzym. 2.5.5.5. Xác định khả năng đối kháng của vi sinh vật đối kháng trong điều kiện đất nhà lưới. Đất được khử trùng, trộn đều với 100ml dung dịch của 03 loài nấm Phytophthora (mật độ 104 bào tử/ml). Sau 10 ngày, mỗi chậu có chứa 2kg đất được xử lý 10ml dung dịch của các loài VSV đối kháng với mật độ 3,5 x 107 bào tử/ml. Công thức thí nghiêm 5 công thức 1. B. amyloliquefaciens (BHA12.2), 2. B.methylotrophicus (BNB3.8), 3. S. misionensis (STL2.7) 54 4. Trichoderma hazianum . 5. Đối chứng xử lý nước cất Các chậu được đặt trong nhà lưới, tưới ẩm hàng ngày. Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại Kiểm tra mật độ nấm Phytophthora tồn tại trong đất sau 15 ngày, 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng bằng mồi bẫy cánh hoa hồng. Cho 10 gam đất vào cốc thêm vào mỗi cốc 90 ml nước cất quấy đều để qua đêm, thả 25 cánh hoa hồng vào mỗi cốc nước có chứa dung dịch đất thí nghiệm và theo dõi cánh hoa bị nhiễm nấm (tính biến màu của cánh hoa), tính tỷ lệ % cánh hoa bị biến màu. Hiệu quả phòng trừ tính theo công thức Abbott HQPT (%) = (𝐶−𝑇)×100 𝐶 Trong đó: + C: Tỷ lệ bệnh ở công thức đối chứng ( Không xử lý) + T: Tỷ lệ bệnh ở công thức thí nghiệm ( xử lý vi sinh vật đối kháng) 2.5.5.6. Khả năng hạn chế nấm Phytophthora của chế phẩm CB-1 trong nhà lưới Đất được khử trùng, trộn đều với 100ml dung dịch của 03 loài nấm Phytophthora (mật độ 104 bào tử/ml). Sau 10 ngày, mỗi chậu có chứa 2kg đất được xử lý 2,5; 5,0 và 10g chế phẩm CB-1. Các chậu được đặt trong nhà lưới, tưới ẩm hàng ngày. Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại Công thức thí nghiệm: Công thức P. palmivora Phyto-1 P. nicotianae Phyto-3 P. citrophthora M2 CT1 2,5 2,5 2,5 CT2 5,0 5,0 5,0 CT3 10 10 10 CT4 Đ/C Đ/C Đ/C Kiểm tra mật độ nấm Phytophthora tồn tại trong đất sau 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng bằng mồi bẫy cánh hoa hồng. Hiệu quả phòng trừ tính theo công thức Abbott 55 2.5.5.7. Khả năng hạn chế nấm Phytophthora của chế phẩm CB-1 và một số chế phẩm sinh học khác ngoài đồng ruộng. Thí nghiệm diện hẹp gồm 7 công thức, mỗi công thức 5 cây được thực hiện trên cây cam 7 – 8 năm tuổi tại xã Trưng Vương, huyện Hòa An với thuốc trừ nấm sinh học Actinovate 1SP (Streptomyces lydicus WYEC 108), chế phẩm CB-1 và 1 số chế phẩm khác, 3 lần nhắc lại. Công thức thí nghiệm: Công thức Nồng độ Công thức Nồng độ CT 1: Actinovate 1SP 2,5g/cây CT 4. CB-1 80g/cây CT 2. SH-BV 1 80g/cây CT 6. Bio-VAAS.1 80g/cây CT 3. Phyto-M 80g/cây CT 7. Đ/C (không xử lý) CT 4. Tricô ĐHCT 2,5g/cây Phương pháp thực hiện: Chế phẩm được xử lý 2 lần, lần 1 sau khi thu hoạch quả (T12 – T1), lần 2 vào trước mùa mưa (T4). Các chế phẩm được hòa vào nước để tưới vào gốc với lượng 4L/cây. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%) và CSB (%) ở 1, 3 tháng sau xử lý lần 2 và hiệu lực của thuốc (%). Tính hiệu quả phòng trừ theo công thức Henderson Tillton Hiệu lực (%) = (1 − 𝑇𝑎 ×𝐶𝑏 𝑇𝑏 ×𝐶𝑎 ) × 100 Ta: Tỷ lệ bệnh (Chỉ số bệnh) ở công thức xử lý sau phun Tb: Tỷ lệ bệnh (Chỉ số bệnh) ở công thức xử lý trước phun Ca: Tỷ lệ bệnh (Chỉ số bệnh) ở công thức đối chứng sau phun Cb: Tỷ lệ bệnh (Chỉ số bệnh) ở công thức đối chứng trước phun Phương pháp lấy mẫu đất, rễ: Mẫu được lấy tại rìa tán cây theo 3 điểm của hình tam giác đều lấy gốc cây làm trung tâm, độ sâu từ 10 – 20cm, mỗi mấu lấy 500g đất, 15g rễ, trộn đều các điểm thành 01 mẫu. Lấy mẫu vào trước các đợt bón chế phẩm, mỗi công thức 3 mẫu, ghi rõ thời gian, địa điểm lấy mẫu. Thử nghiệm hiệu quả của thuốc BVTV đối với bệnh thối rễ, chảy gôm Thử nghiệm diện hẹp được bố trí trên vườn quýt 10 năm tuổi tại xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh với 07 công thức, mỗi công thức 10 cây, nhắc lại 3 lần. 56 Công thức thí nghiệm CT Tên thuốc Hoạt chất Nồng độ (%) CT1: Aliette 80WP Fosetyl-aluminium 80% 0,25 CT2: Ridomil gold 68WP Mancozeb 64%+Metalaxyl 4% 0,3 CT3: Vidoc 80WP Copper Oxychloride 80% 1% CT4: Agri fos – 400 Axit Phosphoric 0,5% CT5: CB-1 VSV đối kháng 80g/cây CT6: Bio-VAAS.1 VSV đối kháng 80g/cây CT7: Đ/C không xử lý Phương pháp thực hiện: Thuốc được xử lý 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày. Cây thí nghiệm đều nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ CSB% khoảng 5-7%. Gạt nhẹ lớp đất mặt xung quanh tán và gốc cây để lộ phần rễ, sau đó xử lý nước thuốc vào phần rễ với liều lượng 10 lít/cây. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%) và CSB (%) ở 1, 3 tháng sau xử lý lần 2 và hiệu lực của thuốc (%).Tính hiệu quả phòng trừ theo công thức Henderson Tillton 2.5.5.8. Nghiên cứu sử dụng chế phầm CB-1 trong hệ thống quản lý tổng hợp bệnh thối rễ chảy gôm Nghiên cứu phương pháp sử dụng chế phẩm CB-1 Thử nghiệm diện rộng trên vườn quýt Trà Lĩnh 7 năm tuổi với 4 công thức, mỗi công thức 30 cây, không nhắc lại. Công thức thí nghiệm: CT1: Ủ cùng phân hữu cơ CT3: Hòa chế phẩm và tưới CT2: Bón trực tiếp chế phẩm CT4: Đối chứng Phương pháp xử lý: Chế phẩm được xử lý 1 lần vào thời điểm sau thu hoạch với liều lượng 80g/cây. Chỉ tiêu theo dõi: Hiệu lực phòng trừ nấm Phytophthora trong đất vườn cây có múi của chế phẩm CB-1 theo phương pháp bẫy cánh hoa hồng, sau xử lý 1, 3, 6 tháng, tính hiệu lực phòng trừ theo công thức Henderson Tillton . Thử nghiệm số lần và thời điểm sử dụng chế phẩm CB-1 57 Thử nghiệm diện rộng trên vườn quýt Trà Lĩnh 7 năm tuổi với 4 công thức, mỗi công thức 30 cây, không nhắc lại. Công thức thí nghiệm: CT1: Xử lý sau thu hoạch CT3: Sau thu hoạch + trước + cuối mùa mưa CT2: Sau thu hoạch + trước mùa mưa CT4: Đối chứng Phương pháp xử lý: Chế phẩm được xử lý với nồng độ 80g/cây bằng phương pháp tưới xung quanh tán cây. Chỉ tiêu theo dõi: Hiệu lực phòng trừ nấm Phytophthora trong đất vườn cây có múi của chế phẩm CB-1 theo phương pháp bẫy cánh hoa hồng, sau xử lý 1, 3, 6 tháng, tính hiệu lực phòng trừ theo công thức Henderson Tillton . Sử dụng chế phẩm CB-1 và phân bón Thử nghiệm diện rộng trên vườn quýt Trà Lĩnh 7 năm tuổi với 4 công thức, mỗi công thức 30 cây, không nhắc lại. Công thức thí nghiệm: CT1: 50 kg phân chuồng + nền nông dân (2,0 kg NPK/cây) CT2: Bón theo năng suất vụ trước (tương đương 30 kg quả/ cây) (50kg phân chuồng+1,1 kg Urê+1,4 kg lân supe+0,6 kg kaliclorua +2 kg vôi bột)/cây CT3: CT 2 + chế phẩm CB-1. CT4: Đối chứng (nền nông dân: 2,0 kg NP/cây) Phương pháp xử lý: Chế phẩm được ủ cùng phân chuồng cho hoai mục trước khi bón cho cây. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh ở trước xử lỹ và sau xử lý 3, 6 tháng.Theo dõi năng suất của các công thức. Sử dụng chế phẩm CB-1 kết hợp với tỉa cành, tạo tán và vệ sinh đồng ruộng Thử nghiệm diện rộng trên vườn quýt Trà Lĩnh 7 năm tuổi với 4 công thức, mỗi công thức 30 cây, không nhắc lại. 58 Công thức thí nghiệm: CT1 - Chỉ cắt tỉa CT3 – Cắt tỉa + CB-1 CT2 – Cắt tỉa + Vệ sinh vườn CT4 – Cắt tỉa + vệ sinh vườn + CB-1 Phương pháp: Cắt tỉa theo quy trình chăm sóc cây ăn quả có múi của viện Bảo vệ thực vật. cắt tỉa 04 đợt trong năm gồm sau thu hoạch, vụ xuân, hè và vụ thu. Vệ sinh vườn gồm làm cỏ, loại bỏ cây tạp, quét vôi toàn bộ gốc và thân cây Chế phẩm CB-1 được sử dụng với liều lượng 80g/cây/lần sử dụng, chế phẩm được tưới 3 lần vào các thời điểm sau thu hoạch, trước và cuối mùa mưa, lượng nước tưới 4l/cây. Chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm Phytophthora trong đất vườn cây có múi theo phương pháp bẫy cánh hoa hồng sau xử lý 1, 3, 6 tháng, tính hiệu lực phòng trừ theo công thức Henderson Tillton . 2.5.6. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 và xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 5.0. 59 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng sản xuất cây ăn quả có múi và bệnh thối rễ, chảy gôm trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng 3.1.1. Hiện trạng sản xuất cây ăn quả có múi tại Cao Bằng Hòa An, Trà Lĩnh, Nguyên Bình, Thạch An và Phục Hòa là các huyện trồng cây ăn quả có múi chính của Cao Bằng, diện tích trồng đến năm 2014 là 208 ha với 6 loài cây có múi đặc sản của Cao Bằng. Trong các loại cây ăn quả có múi này Cam Trưng Vương và quýt Hà Trì được trồng tại huyện Hòa An, quýt Trà Lĩnh được trồng ở Trà Lĩnh, quýt Hoa Thám được trồng tại huyện Nguyên Bình, quýt Trọng Con được trồng ở huyện Thạch An, bưởi Phục Hòa được trồng tại huyện Phục Hòa. Trà Lĩnh là vùng trồng quýt lớn nhất Cao Bằng. Diện tích quýt Trà Lĩnh năm 2019 đạt 164,5 ha chiếm 62,5% diện tích cây có múi của tỉnh. Hòa An là vùng phù hợp cho cả cam và quýt phát triển. Tới năm 2019 diện tích trồng cây cây ăn quả có múi của tỉnh Cao Bằng đã đạt 263, (bảng 3.1). Bảng 3. 1. Diện tích trồng cây ăn quả có múi tại Cao Bằng (Năm 2019) TT Loại cây Địa điểm Năm theo dõi (ha) 2012 2013 2014 2019 1 C. Trưng Vương Hòa An 10,3 12,4 17,5 30,5 2 Q. Hà Trì Hòa An 9,5 11,7 16,6 27,3 3 Q. Trà Lĩnh Trà Lĩnh 93,5 112,3 144,5 164,5 4 Q. Hoa Thám Nguyên Bình 4,0 4,5 5,7 7,2 5 Q. Trọng Con Thạch An 11,7 12,5 14,2 22,4 6 B. Phục Hòa Phục Hòa 6,5 8,4 10,3 11,2 Tổng 135,5 161,8 208,8 263,1 Việc sử dụng cây giống để trồng mới ở các vùng trồng cây có múi tại Cao Bằng khác nhau tùy thuộc vào tập quán của người dân. Khi trồng mới người dân tại Cao Bằng đều trồng từ hạt, cành chiết hay bằng cây giống ghép trên gốc ghép bưởi. Trong những năm gần đây cây giống ghép trên gốc ghép chấp đã dần được sử dụng để trồng (bảng 3.2): Tại Hòa An theo tập quán người dân chủ yếu trồng mới bằng hạt (50%), tiếp đến là trồng bằng cành chiết (23,3%), có 10% số hộ trồng cây ghép trên gốc bưởi và 16,7 % số 60 hộ trồng bằng cây giống ghép trên gốc ghép chấp. Cây giống ghép trên gốc ghép chấp là cây giống được dự án phát triển cây ăn quả có múi kết hợp giữa tỉnh Cao Bằng và viện BVTV cấp cho các hộ dân tham gia mô hình trồng mới của dự án. Tại Trà Lĩnh: Trước đây người dân dều trồng bằng hạt và cành chiết, những năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã tự nhân giống bằng phương pháp ghép trên gốc bưởi tỷ lệ vườn quýt trồng bằng cây giống ghép trên gốc bưởi khá cao đạt 53,3%. Tại Phục Hòa tỷ lệ các hộ trồng bằng cành chiết cao hơn (66,7%) so với các hộ trồng bằng cây ghép trên gốc bưởi (33,3%). Tại Nguyên Bình và Thạch An người dân chủ yếu trồng bằng hạt, một số ít trồng bằng cành chiết, các hộ trồng bằng cây giống ghép trên gốc ghép chấp đều là các hộ tham gia dự án phát triển cây ăn quả có múi kết hợp giữa tỉnh Cao Bằng và viện BVTV. Bảng 3. 2. Tình hình sử dụng cây giống để trồng mới (Năm 2015) TT Địa điểm Số vườn điều tra Giống bằng hạt (%) Giống chiết cành (%) Giống ghép (%) Gốc Bưởi Gốc chấp 1 Hòa An 30 50,0 23,3 10,0 16,7 2 Trà Lĩnh 30 13,3 20,0 53,3 13,4 3 Phục Hòa 15 0,0 66,7 33,3 0,0 4 Nguyên Bình 15 60,0 13,3 0,0 26,7 5 Thạch An 15 53,3 26,7 0,0 20,0 Các vườn cây ăn quả có múi tại Cao Bằng chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 5 – 15 năm tuổi, trong đó vườn cây dưới 5 năm tuổi chiếm 6,7 - 33,3%, cây từ 5 đến 10 năm tuổi là nhiều nhất đạt 33,3 – 66,6% và chiếm ưu thế tại các vùng Hòa An, Phục Hòa Nguyên Bình và Thạch An. Có 40% số vườn cây từ 10 đến 15 năm tuổi tại vùng Quýt Trà Lĩnh. Vườn cây trên 15 năm tuổi chỉ đạt cao nhất 13,3% tại vùng trồng bưởi Phục Hòa. Các vùng Hòa An, Trà Lĩnh vườn cây ăn quả có múi trên 15 năm tuổi không còn hay còn rất ít, nguyên nhân là do sâu, bệnh gây hại nặng và người dân thường phải chặt đi trồng lại nhiều lần (bảng 3.3). 61 Bảng 3. 3. Hiện trạng tuổi cây tại các vùng trồng cây ăn quả có múi tại Cao Bằng (Năm 2015) TT Địa điểm Số vườn điều tra Tuổi cây (%) Dưới 5 tuổi 5 - 10 năm 10-15 năm Trên 15 năm 1 Hòa An 30 33,3 46,7 20,0 0,0 2 Trà Lĩnh 30 16,7 33,3 40,0 10,0 3 Phục Hòa 15 13,3 40,0 33,3 13,3 4 Nguyên Bình 15 6,7 66,6 20,0 6,7 5 Thạch An 15 20,0 60,0 13,3 6,7 Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây có múi: Về sử dụng phân bón: Các hộ sử dụng phân bón cho cây ăn quả có múi tại Trà Lĩnh là 100%, tại Hòa An là 86,7% và 13,3 – 26,7% tại các huyện Phục Hòa, Thạch An và Nguyên Bình. Đa số các hộ sử dụng phân hữu cơ từ nguồn sẵn có của gia đình với số lượng ít, bón không đúng cách, mức bón trung bình khoảng 1-1,2 kg phân chuồng/cây/năm, bón 1 lần vào thời điểm sau thu hoạch. Phân hóa học được bổ sung rất ít hoặc không có. Việc bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ dẫn đến nhiều vườn cây sinh trưởng kém, dễ nhiễm sâu bệnh hại và tỷ lệ chết cây cao (bảng 3.4). Về tỉa cánh tạo tán: Số hộ áp dụng kĩ thuật cắt tỉa cao nhất tại Trà Lĩnh đạt 53,3%, tại các huyện Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An là 26,7 – 33,3%, và tại Phục Hòa 100% các hộ không cắt tỉa cho cây. Hầu hết các vườn cây được điều tra đều có bộ tán không cân đối, cành tăm, cành sâu bệnh, cành vượt nhiều, cây xum xuê tạo điều kiện thuận lợi làm cho sâu bệnh phát triển đặc biệt trong thời kỳ ra hoa, đậu quả (bảng 3.4).. Về tưới nước: Kết quả điều tra cho thấy 66,7% các hộ trồng quýt tại Trà Lĩnh có tưới nước bổ xung cho cây vào giai đoạn mùa khô. Các vùng trồng cây có múi khác do điều kiện khó khăn về nước tưới cũng như người dân không quan tâm tới tưới nước cho cây vào thời gian khô hạn, và những giai đoạn cây cần nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng vườn cây (bảng 3.4). Về phòng trừ sâu bệnh: Tỷ lệ các hộ có sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu, bệnh cao nhất tại Trà Lĩnh là 100%, tiếp đến là Hòa An 66,7%, các huyện Nguyên Bình 62 và Thạch An có tỷ lệ thấp khoảng 6,7 – 20,0%, tại Phục Hòa 100% số hộ không sử dụng thuốc bvtv để phòng trừ sâu bệnh. Đa số các hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 3 đến 4 lần/năm để hạn chế sâu hại và bệnh vàng lá. Do không sử dụng đúng thuốc, đúng phương pháp nên việc phòng trừ sâu bệnh ít hoặc không hiệu quả, nhiều vườn cây bị sâu bệnh hại nặng (bảng 3.4). Bảng 3. 4. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc (Năm 2015) TT Địa điểm Số hộ bón phân (%) Số hộ cắt tỉa (%) Số hộ tưới nước (%) Số hộ làm cỏ (%) Số hộ phòng trừ sâu bệnh (%) 1 Hòa An 86,7 33,3 0,0 100 66,7 2 Trà Lĩnh 100 53,3 66,7 100 100 3 Phục Hòa 26,7 0,0 0,0 0,0 0,0 4 Nguyên Bình 13,3 33,3 0,0 20,0 6,7 5 Thạch An 33,3 26,7 0,0 26,7 20,0 Quýt Trà Lĩnh, cam Trưng Vương, Quýt Hà Trì, bưởi Phục Hòa là cây ăn quả có múi được trồng tại Cao Bằng. Người dân trồng cây có múi chủ yếu bằng hạt và cành chiết, Tại các vùng trồng người dân đã bắt đầu chú ý đến việc sử dụng phân bón cho cây nhưng chỉ sử dụng phân hữu cơ sẵn có với số lượng ít. Hầu hết tại các vùng người dân trồng cây có múi dựa vào “nước trời” chỉ có vùng Trà Lĩnh một số hộ dân đã tưới nước đảm bảo cho nhu cầu sinh trưởng của cây khi trời khô hạn. Kỹ thuật cắt tỉa, và phòng trừ sâu bệnh còn thiếu và chưa đúng thời điểm. Vườn cây có múi nhanh chóng bị suy thoái, sâu bệnh gây hại nặng dẫn đến tuổi thọ của cây bị giảm. 3.1.2. Thành phần bệnh hại trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 đã phát hiện được trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng có 13 loại sinh vật gây hại, trong đó có 1 loài virus, 2 loài vi khuẩn, 9 loài nấm và 1 loài tảo (Bảng 3.5). 63 Bảng 3. 5. Thành phần bệnh hại trên cây ăn quả có múi tại Cao Bằng (Năm 2014 – 2019) STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận bị hại Thời gian gây hại Mức độ phổ biến Cây ký chủ 1 Tristeza Citrus tristeza virus Toàn cây Cả năm + Cam, quýt 2 Vàng lá greening Candidatus Liberibacter asiaticus Toàn cây Cả năm + Cam, quýt, bưởi 3 Bệnh loét Xanthomonas campestris Dowson Cành, lá, quả 5 – 9 + Cam, bưởi 4 Thối rễ, chảy gôm, thối quả Phytophthora spp. Rễ, thân, lá ,quả 1-12 +++ Cam quýt bưởi 5 Muội đen Meliola citricola Sydow Cành, lá, quả, 8 – 12 + Cam quýt bưởi 6 Đốm dầu Mycosphaerella citri Whiteside Lá, quả 1 – 12 ++ Cam, quýt 7 Mốc xanh quả Penicilium italicum Wehmer Quả 11,12,1 ++ Cam, quýt, bưởi 8 Phấn trắng Oidium tingitanium Carter Cành, lá non, quả non 2 – 5 + Quýt 9 Thán thư Collectotrichum gloeosporioides Penz. Cành, quả 4 – 7 +++ Cam quýt bưởi 10 Thối quả Geotrichum candidum Link. Quả 11,12,1 + Cam, quýt, bưởi 11 Thối rễ, vàng lá Fusarium sp.; Rễ 5-10 +++ Cam quýt bưởi 12 Nấm hồng Corticium sp. Cành 5 - 9 + Cam quýt bưởi 13 Đốm tảo Cephaleuros virescens Kunz. Thân, cành 7 - 10 + Cam quýt bưởi Ghi chú: +: Số cây (số lá) bị bệnh : < 10% ++: Số cây (số lá) bị bệnh : 11% - 25% +++: Số cây (số lá) bị bệnh : 25 -50% ++++: Số cây (số lá) bị bệnh : >50% 64 Kết quả cho thấy, trong 13 loại bệnh, bệnh thối rễ, chảy gôm, thối quả Phytophthora và bệnh thán thư Collectotrichum gloeosporioides là những bệnh gây hại quan trọng, 25- 50% cây ở các vườn điều tra đã bị nhiễm các bệnh này. Bệnh thán thư làm cây bị chết cành và rụng quả. Bệnh do nấm Phytophthora làm cây còi cọc, tán lá biến vàng, một số cây bị nứt vỏ chảy gôm trên thân cành, quả bị thối rụng. Bệnh mốc xanh quả, đốm dầu gây bệnh ở mức độ thấp. Bệnh thối quả do nấm Geotrichum candidum, các bệnh nấm hồng, phấn trắng, muội đen tỉ lệ bệnh dưới 10%. Bệnh vàng lá Greening và Tristeza xuất hiện ở mức độ thấp. Kết quả điều tra cho thấy bệnh thối gốc chảy gôm Phytophthora là một trong những bệnh đã gây thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng sản phẩm của vùng sản xuất cây có múi tại Cao Bằng. Thành phần bệnh hại cây ăn quả có múi phát hiện ở Cao Bằng cũng phù hợp với các kết quả điều tra cơ bản bệnh hại cây ăn quả có múi của Viện Bảo vệ thực vật trong các năm 1967-1968, 1997-1998 và 2006- 2010. Từ kết quả điều tra, đề tài đã tiếp tục các nghiên cứu, xác định triệu chứng, tác nhân gây bệnh, quy luật phát sinh gây hại của bệnh thối rễ, chảy gôm trên cây có múi và các giải pháp quản lý bệnh, tại Cao Bằng. 3.1.3. Triệu chứng bệnh thối rễ chảy gôm trên cây ăn quả có múi ở Cao Bằng Bệnh gây hại tại tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, từ trong vườn ươm và vườn sản xuất. Bệnh hại trên rễ, thân, cành, lá và quả. Khi bị nấm xâm nhập, gây hại cây cam, quýt, bưởi bị nhiễm bệnh có biểu hiện còi cọc, sinh trưởng phát triển kém và không đồng đều, vỏ thân, cành bị nứt, chảy gôm từng phần, tán lá nhạt màu hay chuyển vàng, lá rụng, cành khô chết. Quả bị nhiễm bệnh có vết bệnh màu nâu, vỏ cứng ở giai đoạn ban đầu sau đó vết bệnh bị thối nứt, trời ẩm ướt trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm trắng (hình 3.1, 3.2, 3.3). - Trên cây con: Triệu chứng điển hình là các vết bệnh màu nâu tại phần gốc thân sát mặt đất, cây bị lung lay, ngã đổ, cây chết khi bị bệnh nặng. - Trên rễ: Khi bị bệnh, rễ tơ ít, rễ ngắn, bị mất mầu, phần vỏ trở nên xốp, vỏ rễ bị thối và dễ tuột, chỉ còn lại lõi gỗ trắng ở phần trung tâm, cây không hút được nước và 65 dinh dưỡng, sinh trưởng phát triển kém, khi rễ bị bệnh tán lá chuyển màu vàng lá bị rụng, cây cằn cỗi và có thể bị chết. - Trên thân: Bệnh thường xuất hiện trên thân phần sát gốc, cổ rễ và tại các điểm ghép. Giai đoạn đầu vỏ cây có dạng ngậm nước, vết bệnh không có hình dạng nhất định, vùng bị bệnh xuất hiện những vết nứt và chảy gôm. Bên trong lớp vỏ bị bệnh, phần gỗ bị hại có màu xám, thối nâu dạng sũng nước và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu dọc theo thớ gỗ. Triệu chứng bệnh lan nhanh ở vị trí thường có nước mưa đọng kéo dài, mặt vỏ ẩm ướt và ở phần gốc cây nơi gần mặt đất có độ ẩm cao. Cây bị bệnh sinh trưởng và phát triển kém, cằn cỗi và có thể bị chết khi bị bệnh nặng. - Trên cành, lá: Trên cành, vết bệnh màu nâu, vỏ cành bị nứt và chảy gôm, lá bị vàng, nhất là gân lá, sau đó lá bị rụng. Nấm có thể tấn công trên lá non và chồi non, vết bệnh không có hình dạng nhất định, lá dễ bị thối và rụng trong điều kiện ẩm ướt. - Trên quả: Vết bệnh ban đầu màu nâu nhạt, vỏ bị bì hóa, và sau đó bị thối và bị rụng. Có thể quan sát thấy sợi nấm màu trắng trên vết bệnh khi điều kiện ẩm độ cao. Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 20-300C, ẩm độ không khí cao, đất trồng ẩm ướt, vườn thoát nước kém, trồng dày và không được tỉa cành tạo tán thường xuyên. Hình 3. 1. Triệu chứng bệnh thối rễ chảy gôm trên cam Trưng Vương A – Cây cam bị thối rễ chảy gôm; B – Triệu chứng chảy gôm trên gốc; C – Triệu chứng vàng lá, thối rễ do nấm Phytophthora; D – Triệu chứng chảy gôm trên thân, cành; E – Triệu chứng thối quả do nấm Phytophthora. 66 Hình 3. 2. Triệu chứng bệnh thối rễ chảy gôm trên quýt Trà Lĩnh A – Cây quýt bị vàng lá thối rễ do nấm Phytophthora; B – Cây quýt bị chết héo do nấm Phytophthora; C – Triệu chứng thối gốc do nấm Phytophthora; D – Triệu chứng thối rễ do nấm Phytophthora; E – Triệu chứng thối quả do nấm Phytophthora. Hình 3. 3. Triệu chứng bệnh thối rễ chảy gôm trên bưởi Phục Hòa A – Cây bưởi bị vàng lá thối rễ do nấm Phytophthora; B – Triệu chứng chảy gôm do nấm Phytophthora gây ra trên gốc bưởi 3.1.4. Xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ chảy gôm Trên cây ăn quả có múi các triệu chứng cây còi cọc, chảy gôm, tán lá bị vàng, quả bị thối hỏng bên cạnh nấm Phytophthora còn có thể do một số loài nấm như Fusarium, Pythium, Rhizoctonia gây ra 67 Để xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh thối rễ, vàng lá tại Cao Bằng việc thu thập 375 mẫu đất, mẫu rễ và mẫu mô cây, quả từ các cây có các biểu hiện triệu chứng của bệnh vàng lá, thối rễ, thối gốc, chảy gôm, thối quả tại các vùng trồng các loại cây ăn quả có múi Hòa An, Trà Lĩnh, Phục Hòa, Thạch An và Bình Nguyên đã được thực hiện. Việc xác định nấm gây các ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_benh_do_nam_phytophthora_spp_gay_hai_tren.pdf
  • pdfLuận án tóm tắt tiếng Anh (Nguyễn Nam Dương).pdf
  • pdfLuận án tóm tắt tiếng Việt (Nguyễn Nam Dương).pdf
  • pdfQÐ083.pdf
  • jpgTT mới tiếng anh (1).jpg
  • jpgTT mới tiếng anh (2).jpg
  • jpgTT mới tiếng việt (1).jpg
  • jpgTT mới tiếng việt (2).jpg
  • jpgTT mới tiếng việt (3).jpg
  • docxTT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LATS NGUYỄN NAM DƯƠNG (TIẾNG ANH).docx
  • docxTT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LATS NGUYỄN NAM DƯƠNG (TIẾNG VIỆT).docx
Tài liệu liên quan