MỤC LỤC
1.1. Tế bào gốc ung thư của gan .3
1.2. Dấu ấn tế bào gốc ung thư của gan.9
1.3. Tình hình nghiên cứu về các dấu ấn EpCAM, CK19, CD44.19
1.4. Tình hình ung thư gan.20
1.5. Bệnh học ung thư biểu mô tế bào gan .22
2.1. Thiết kế nghiên cứu .32
2.2. Đối tượng nghiên cứu .32
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.32
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu .32
2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc.34
2.6. Phương pháp, công cụ đo lường, thu thập số liệu.35
2.7. Quy trình nghiên cứu .37
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu.38
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.43
3.1. Tỉ lệ biểu hiện và đồng biểu hiện của dấu ấn CK19, EpCAM, CD44 trong
UTBMTBG .44
3.2. Mối liên quan giữa biểu hiện các dấu ấn CK19, CD44, EpCAM với đặc điểm
giải phẫu bệnh UTBMTBG .53
4.1. Tỉ lệ biểu hiện và đồng biểu hiện của các dấu ấn EpCAM, CK19, CD44 .73
4.2. Mối liên quan giữa biểu hiện, đồng biểu hiện của dấu ấn CK19, CD44, EpCAM
và các đặc điểm giải phẫu bệnh của UTBMTBG .77
LỜI CAM ĐOAN.i
MỤC LỤC .ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.iii
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH. v
DANH MỤC CÁC BẢNG-BIỂU ĐỒ .vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .viii
MỞ ĐẦU . 1
Chương I. TỔNG QUAN. 3
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 32
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 44
Chương IV. BÀN LUẬN. 73
KẾT LUẬN . 94
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO . a
PHỤ LỤC . A
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU. A
DANH SÁCH BỆNH NHÂN. C
GIẤY CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Y SINH HỌC. F
125 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu biểu hiện dấu ấn tế bào gốc ung thư trong ung thư biểu mô tế bào gan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2. Phương pháp phân tích dữ liệu và xử lý thống kê
- Thu thập số liệu theo phiếu thu thập số liệu (phụ lục 1), phân tích và tổng
hợp số liệu. Số liệu nghiên cứu trong các phiếu thu thập số liệu được mã hoá thành
các biến số để quản lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0.
- Các biến số trong nghiên cứu được tính tỉ lệ, trị số trung bình, trung vị, xác
định kiểu phân phối. So sánh tuổi trung bình tỉ lệ các biến số trong nghiên cứu, và
so với tỉ lệ của biến số đó trong các nghiên cứu tham khảo để đánh giá sự khác biệt
bằng phép kiểm Student hoặc phép kiểm Fisher.
- Sử dụng test χ2 để kiểm định mối tương quan giữa các biến số. Các biến
được xác định có liên quan qua phép kiểm χ2 sẽ được phân tích tương quan bằng hệ
số tương quan Spearman (giữa các thang đo định lượng như tuổi, kích thước) và hệ
số tương quan Pearson (giữa các dữ liệu thu thập ở thang đo thứ bậc hay thang đo
43
phân loại như mức độ biểu hiện của các dấu ấn CK19, CD44 và EpCAM, độ biệt
hoá, ...)
- Liên quan được xem là có ý nghĩa khi phép kiểm có p<0,05. Các thống kê
được thực hiện với độ tin cậy 95% (1-) với sai lầm là 0,05.
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, không can thiệp và không có bất
kỳ tác động có hại nào lên bệnh nhân do mẫu khảo sát là mẫu mô bệnh phẩm ở
những bệnh nhân đã được phẫu thuật. Các thông tin về dữ liệu lâm sàng, cận lâm
sàng khác được thu thập từ hồ sơ bệnh án. Việc xét nghiệm giải phẫu bệnh được sự
chấp thuận của bệnh nhân khi được điều trị bằng phẫu thuật, nghiên cứu này chỉ
tiến hành với bệnh nhân đã thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh. Thông tin thu thập
trong nghiên cứu được lấy từ kết quả xét nghiệm này sẽ được bảo mật theo đúng
quy tắc và luật Y đức.
Nghiên cứu đã được cấp Giấy chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên
cứu y sinh Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, số 450/HĐĐĐ-ĐHYD, ngày 17
tháng 7 năm 2020 (phụ lục 3).
44
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi ghi nhận từ danh sách theo dõi tái khám, tái phát và tử vong của
271 bệnh nhân đã phẫu thuật cắt gan, với chẩn đoán là UTBMTBG từ năm 2010
đến năm 2012 tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; từ đó chúng
tôi thu thập được 1.355 tiêu bản nhuộm H&E và đã chọn được 100 khối vùi nến
không bị hỏng, còn đủ mô để cắt mỏng, đạt tiêu chuẩn để nhuộm hóa mô miễn dịch
với dấu ấn CK19, CD44 và EpCAM. Kết quả như sau:
3.1. Tỉ lệ biểu hiện và đồng biểu hiện của dấu ấn CK19, EpCAM, CD44 trong
UTBMTBG
3.1.1. Tỉ lệ biểu hiện của dấu ấn CK19
Trong 100 trường hợp UTBMTBG của mẫu nghiên cứu được nhuộm hóa mô
miễn dịch với dấu ấn CK19, chúng tôi ghi nhận có 75/100 trường hợp âm tính,
chiếm tỉ lệ 75% (hình 3.1-A), cao gấp 3 lần so với 25/100 trường hợp dương tính,
chiếm 25%.
Trong các trường hợp dương tính phân chia mức độ biểu hiện theo kiểu bán
định lượng gồm có 09/25 trường hợp dương tính 1(+), chiếm tỉ lệ 36% (hình 3.1-B),
có 08/25 trường hợp cho lần lượt các trường hợp dương tính 2(+) (hình 3.1-C) và
dương tính 3(+) (hình 3.1-D), đồng chiếm tỉ lệ 32% (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Tỉ lệ mức độ biểu hiện dấu ấn CK19
CK19
Số trường hợp
(n)
Tần suất
(%)
Dương tính 1(+) 9 36%
Dương tính 2(+) 8 32%
Dương tính 3(+) 8 32%
Tổng cộng 25 100%
45
(A) Biểu hiện CK19 âm tính (vị trí T),
với nội chứng là tế bào ống mật (mũi tên),
MS: Y10-21407
(B) Biểu hiện CK19 dương tính 1(+),
tế bào u nhuộm nhạt màu DAB, rải rác (mũi tên),
MS: Y10-30738
(C) Biểu hiện CK19 dương tính 2(+),
tế bào u nhuộm mức độ vừa màu DAB, mật độ
vừa (mũi tên) - MS: Y12-15409
(D) Biểu hiện CK19 dương tính 3(+),
tế bào u nhuộm đậm màu DAB, mật độ dày đặc
MS: Y10-21408
Hình 3.1: Biểu hiện dấu ấn CK19
3.1.2. Biểu hiện của dấu ấn CD44
Trong 100 trường hợp UTBMTBG của mẫu nghiên cứu được nhuộm hóa mô
miễn dịch với dấu ấn CD44, chúng tôi ghi nhận có 86/100 trường hợp âm tính,
chiếm tỉ lệ 86% (hình 3.2-A); cao gấp 6,14 lần các trường hợp dương tính có
14/100 trường hợp, chiếm tỉ lệ 14%.
Ghi nhận bảng 3.2 các trường hợp CD44 dương tính có: 06/14 trường hợp
dương tính 1(+) chiếm tỉ lệ 42,8% (hình 3.2-B), có 04/14 trường hợp lần lượt là
46
dương tính 2(+) (hình 3.2-C) và dương tính 3(+) (hình 3.2-D), đồng chiếm tỉ lệ
28,6%.
(A) Biểu hiện CD44 âm tính tế bào u (vị trí T),
với nội chứng là các tế bào lympho (mũi tên)
MS: Y11-7865
(B) Biểu hiện CD44 dương tính 1(+), màng tế
bào u nhuộm nhạt màu DAB, mật độ vừa
MS: Y12-9358
(C) Biểu hiện CD44 dương tính 2(+), màng
tế bào nhuộm u mức độ vừa màu DAB,
mật độ vừa – MS: Y11-10606
(D) Biểu hiện CD44 dương tính 3(+), màng tế
bào u nhuộm đậm màu DAB, mật độ dày đặc
MS: Y12-10475
Hình 3.2: Biểu hiện dấu ấn CD44
Bảng 3.2. Tỉ lệ mức độ biểu hiện dấu ấn CD44
CD44
Số trường hợp
(n)
Tần suất
(%)
Dương tính 1(+) 6 42,8%
Dương tính 2(+) 4 28,6%
Dương tính 3(+) 4 28,6%
Tổng cộng 14 100%
47
3.1.3. Biểu hiện của dấu ấn EpCAM
Trong 100 trường hợp UTBMTBG đã được khảo sát bằng hóa mô miễn dịch
với dấu ấn EpCAM, kết quả cho thấy dấu ấn EpCAM dương tính là 19/100 trường
hợp, chiếm tỉ lệ 19% và âm tính (hình 3.3-A) là 81/100 trường hợp, chiếm tỉ lệ
81%, cao hơn gấp 4 lần so với dương tính.
(A) Biểu hiện EpCAM âm tính tế bào u (vị trí
T), với nội chứng là tế bào ống mật (mũi tên),
MS: Y11-6151
(B) Biểu hiện EpCAM dương tính 1(+),
tế bào u nhuộm nhạt màu DAB, mật độ ít
MS: Y10-29326
(C) Biểu hiện EpCAM dương tính 2(+),
tế bào u nhuộm mức độ vừa màu DAB,
mật độ vừa – MS: Y11-16581
(D) Biểu hiện EpCAM dương tính 3(+),
tế bào u nhuộm đậm màu DAB,
mật độ dày đặc – MS: Y11-11785
Hình 3.3: Biểu hiện dấu ấn EpCAM
Bảng 3.3 ghi nhận tỉ lệ mức độ biểu hiện của dấu ấn EpCAM: dương tính
1(+) chiếm đa số với 13/19 trường hợp (hình 3.3-B), chiếm tỉ lệ 68,4%; dương tính
48
2(+) có 5/19 trường hợp (hình 3.3-C), chiếm 26,3%; dương tính 3(+) có 1/19 trường
hợp, chiếm 5,3% (hình 3.3-D).
Bảng 3.3. Tỉ lệ mức độ biểu hiện dấu ấn EpCAM
EpCAM
Số trường hợp
(n)
Tần suất
(%)
Dương tính 1(+) 13 68,4%
Dương tính 2(+) 5 26,3%
Dương tính 3(+) 1 5,3%
Tổng cộng 19 100%
3.1.4. Tỉ lệ đồng biểu hiện của dấu ấn EpCAM, CK19 và CD44
EpCAM
CK19 CD44
Biểu đồ 3.1: Phân bố tỉ lệ đồng biểu hiện của dấu ấn EpCAM, CK19 và CD44
Kết quả nghiên cứu ghi nhận trong 100 trường hợp UTBMTBG, có 19
trường hợp dấu ấn EpCAM biểu hiện dương tính, 25 trường hợp dấu ấn CK19 biểu
hiện dương tính và 14 trường hợp dấu ấn CD44 biểu hiện dương tính. Phân bố tỉ lệ
kiểu đồng biểu hiện của 03 dấu ấn được ghi nhận theo biểu đồ 3.1.
49
3.1.4.1. Đồng biểu hiện của dấu ấn EpCAM/CK19
Qua nghiên cứu ghi nhận 10 trường hợp, chiếm tỉ lệ 10% có đồng biểu hiện
dương tính cả 2 dấu ấn EpCAM/CK19 (bảng 3.4).
Kết quả ghi nhận dấu ấn CK19 dương tính trong các trường hợp có dấu ấn
EpCAM dương tính (52,6%, 10/19 trường hợp) cao hơn nhiều so với các trường
hợp có dấu ấn EpCAM âm tính (18,5%, 15/81 trường hợp). Mặt khác, dấu ấn
EpCAM dương tính trong các trường hợp có dấu ấn CK19 dương tính (40%, 10/25
trường hợp) cũng cao hơn nhiều so với các trường hợp có dấu ấn CK19 âm tính
(12%, 9/75 trường hợp). Sự khác biệt giữa tỉ lệ đồng biểu hiện của dấu ấn
EpCAM/CK19 có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm χ2 = 9,55, p= 0,002 (p < 0,05).
Bảng 3.4. Đồng biểu hiện của dấu ấn EpCAM/CK19 trong UTBMTBG
BHCK19
BHEpCAM
Âm tính
(n)
Dương tính
(n)
Tổng cộng
Giá trị
p*
Âm tính (n) 66 15 81
0,002 Dương tính (n) 9 10 19
Tổng cộng 75 25 100
Giá trị p*<0,05 có ý nghĩa thống kê
3.2.4.2. Đồng biểu hiện của dấu ấn EpCAM/CD44
Ghi nhận trong 100 trường hợp UTBMTBG, chỉ có 3 trường hợp (chiếm tỉ lệ
3%) đồng biểu hiện dương tính cả 2 dấu ấn EpCAM/CD44 (bảng 3.5).
Biểu hiện dấu ấn CD44 dương tính trong các trường hợp có dấu ấn EpCAM
dương tính (15,8%, 3/19 trường hợp) không khác biệt so với biểu hiện dấu ấn CD44
dương tính trong các trường hợp có dấu ấn EpCAM âm tính (13,6%, 11/81 trường
hợp). Mặt khác, biểu hiện dấu ấn EpCAM dương tính trong các trường hợp có dấu
ấn CD44 dương tính (21,4%, 3/14 trường hợp) cũng không khác biệt so với dấu ấn
EpCAM dương tính trong các trường hợp có dấu ấn CD44 âm tính (18,6%, 16/86
50
trường hợp). Sự khác biệt giữa tỉ lệ đồng biểu hiện của dấu ấn EpCAM/CD44
không có ý nghĩa thống kê theo phép kiểm χ2=0,62, p=0,803 (p > 0,05).
Bảng 3.5. Đồng biểu hiện của dấu ấn EpCAM /CD44 trong UTBMTBG
BHCD44
BHEpCAM
Âm tính
(n)
Dương tính
(n)
Tổng cộng
Giá trị
p
Âm tính (n) 70 11 81
0,803 Dương tính (n) 16 3 19
Tổng cộng 86 14 100
3.1.4.3. Đồng biểu hiện của dấu ấn CK19/CD44
Nghiên cứu 25 trường hợp có dấu ấn CK19 dương tính và 14 trường hợp có
dấu ấn CD44 dương tính trong 100 trường hợp UTBMTBG, chỉ có 6 trường hợp
(chiếm tỉ lệ 6%) đồng biểu hiện dương tính cả 2 dấu ấn CK19/CD44 (bảng 3.6).
Bảng 3.6. Đồng biểu hiện của dấu ấn CK19/CD44 trong UTBMTBG
BHCD44
BHCK19
Âm tính
(n)
Dương tính (n) Tổng cộng
Giá trị
p
Âm tính (n) 67 8 75
0,096 Dương tính (n) 19 6 25
Tổng cộng 86 14 100
Biểu hiện dấu ấn CD44 dương tính trong các trường hợp có dấu ấn CK19
dương tính (24%, 6/25 trường hợp) khác biệt so với biểu hiện dấu ấn CD44 dương
tính trong các trường hợp có dấu ấn CK19 âm tính (10,7%, 8/75 trường hợp). Mặt
khác, biểu hiện dấu ấn CK19 dương tính trong các trường hợp có CD44 dương tính
(42,9%, 6/14 trường hợp) cũng khác biệt so với biểu hiện CK19 dương tính trong
51
các trường hợp có dấu ấn CD44 âm tính (22,1%, 19/86 trường hợp). Tuy nhiên, sự
khác biệt giữa tỉ lệ đồng biểu hiện của dấu ấn CK19/CD44 không có ý nghĩa thống
kê theo phép kiểm χ2=2,77, p= 0,096 (p > 0,05).
3.1.4.4. Đồng biểu hiện của 3 dấu ấn CK19/CD44/EpCAM
Chúng tôi ghi nhận đồng biểu hiện cả 03 dấu ấn CK19/CD44/EpCAM dương
tính có 03 (3%) trường hợp. Trong đó, đặc điểm chung và đặc điểm giải phẫu bệnh
được ghi nhận như sau:
- Về giới và tuổi: 01 nữ - 60 tuổi, 2 nam - 41 tuổi và 45 tuổi.
- Về tình trạng viêm gan vi rút: có 02 trường hợp HBV, 01 trường hợp nữ
giới không có viêm gan do vi rút.
- Về kích thước u và số lượng u: 2 trường hợp dạng 1 u đều có kích thước là
40mm và 01 trường hợp dạng nhiều u thì có kích thước 15mm.
- Về cấu trúc mô học: có 02 trường hợp có cấu trúc dạng bè, 01 trường hợp
cấu trúc dạng đặc.
- Về độ biệt hóa mô học: cả 03 trường hợp đều biệt hóa vừa
- Về loại tế bào u, dị dạng nhân và phân bào: 01 trường hợp tế bào u dạng tế
bào gan kinh điển không có dị dạng nhân và không có phân bào; 02 trường hợp tế
bào u dạng tế bào khổng lồ có dị dạng nhân rõ và phân bào mức độ cao.
- Về xâm nhập mạch máu và hoại tử u: cả 03 trường hợp đều không có xâm
nhập mạch máu và hoại tử u
- Về tình trạng thấm nhập tế bào viêm: cả 03 trường hơp đều có thấm nhập tế
bào viêm từ mức độ ít đến mức độ nhiều.
52
Y10-29326 EpCAM (+) x400 Y10-29326 CK19 (+) x400 Y10-29326 CD44(+) x400
Y11-22505 EpCAM (+) x400 Y11-22505 CK19 (+) x400 Y11-22505 CD44(+) x400
53
Y11-23282 EpCAM (+) x400 Y11-23282 CK19 (+) x400 Y11-23282 CD44(+) x400
Hình 3.4: Kiểu đồng biểu hiện của 3 dấu ấn CK19-CD44-EpCAM
3.2. Mối liên quan giữa biểu hiện các dấu ấn CK19, CD44, EpCAM với đặc
điểm giải phẫu bệnh UTBMTBG
3.2.1. Đặc điểm giải phẫu bệnh UTBMTBG
3.2.1.1. Tuổi
Biểu đồ 3.2: Phân bố tỉ lệ UTBMTBG theo nhóm tuổi
54
Trong 100 trường hợp UTBMTBG, tuổi nhỏ nhất là 16, tuổi lớn nhất là 79,
độ tuổi trung bình là 54,3 tuổi, trung vị là 54,5 tuổi. Độ lệch chuẩn là 11,4. Độ tuổi
thường gặp nhất là thập niên thứ 6 (50-59 tuổi). Nhóm bệnh nhân có tuổi nhỏ hơn
60 chiếm tỉ lệ 68% (68/100) trường hợp, nhóm bệnh nhân UTBMTBG có tuổi từ 60
trở lên chiếm tỉ lệ 32% (32/100) trường hợp (biểu đồ 3.2).
3.2.1.2. Giới
Chúng tôi ghi nhận trong 100 trường hợp UTBMTBG có 86 nam, 14 nữ, tỉ lệ
nam/nữ là 6,1:1. Ở nữ, UTBMTBG xảy ra nhiều nhất ở thập niên thứ 7 (60 – 69
tuổi). Tỉ lệ nam < 60 tuổi là 69,8% (60/86 trường hợp), 60 tuổi là 30,2% (26/86
trường hợp); tỉ lệ nữ < 60 tuổi là 57,1% (8/14 trường hợp), 60 tuổi là 42,9% (6/14
trường hợp). Trong nghiên cứu này ghi nhận, tuổi trung bình mắc bệnh ở nữ giới là
52,8 tuổi, độ lệch chuẩn 13,1 tuổi thấp hơn tuổi trung bình mắc bệnh ở nam giới là
54,5 tuổi, độ lệch chuẩn 11,1 tuổi.
3.2.1.3. Tình trạng nhiễm siêu vi B, C ở bệnh nhân UTBMTBG
Trong 100 trường hợp nghiên cứu thì tình trạng nhiễm siêu vi B, C chiếm tỉ
lệ cao 90% (90/100 trường hợp), phân bố như sau: siêu vi B có 73% (73/100)
trường hợp; siêu vi C có 17% (17/100) trường hợp; Không nhiễm siêu vi B, C có
10% (10/100) trường hợp. Không có trường hợp đồng nhiễm siêu vi B và siêu vi C.
3.2.1.4. Kích thước u
Kích thước u nhỏ nhất 10 mm, lớn nhất là 190 mm, kích thước trung bình
của u là 45,3 mm, độ lệch chuẩn là 31,8 mm.
Trong đó u được xếp vào giai đoạn sớm có kích thước < 20mm chiếm tỉ lệ
16%, các trường hợp giai đoạn trễ hơn có kích thước nhỏ từ 20-50 mm chiếm tỉ lệ
56%, các u > 50mm chiếm tỉ lệ 28% (biểu đồ 3.3).
55
Biểu đồ 3.3: Phân bố tỉ lệ kích thước u theo nhóm
3.2.1.5. Số lượng u
Khảo sát hình ảnh dạng đại thể của UTBMTBG trong mẫu nghiên cứu,
chúng tôi ghi nhận dạng đại thể có 1 u chiếm đa số, là 80% (80/100) trường hợp,
dạng đại thể có nhiều u (số lượng >2 u) chiếm 13% (13/100) trường hợp và dạng
đại thể lan tỏa chiếm 7% (7/100) trường hợp.
3.2.1.6. Phân loại theo tế bào u
Biểu đồ 3.4: Phân bố tỉ lệ loại tế bào u
Theo biểu đồ 3.4 ghi nhận trong mẫu nghiên cứu có sự hiện diện các loại tế
bào u khác nhau thể hiện tính đa dạng tế bào của UTBMTBG. Loại tế bào u giống
tế bào gan kinh điển (hình 3.6-A) có tỉ lệ cao nhất là 54% (54/100) trường hợp, loại
tế bào sáng (hình 3.7-B) chiếm 13% (13/100) trường hợp, loại tế bào khổng lồ (hình
3.6-C) có tỉ lệ 16% (16/100) trường hợp, loại tế bào hỗn hợp (hình 3.6-D) chiếm
56
15% (15/100) trường hợp, loại tế bào phồng bào (hình 3.6-B) chiếm tỉ lệ 2%
(2/100) trường hợp, không có loại tế bào hình thoi.
(A) Loại tế bào gan kinh điển –
MS: Y10-21562 (H&E x400)
(B) Loại tế bào phồng bào –
MS: Y10-25821 (H&E x400)
(C) Loại tế bào khổng lồ –
MS: Y11-23282 (H&E x400)
(D) Loại tế bào hỗn hợp –
MS: Y10-22789 (H&E x400)
Hình 3.5: Loại tế bào của UTBMTBG
3.2.1.7. Cấu trúc mô học
Trong nghiên cứu của chúng tôi cấu trúc mô học của UTBMTBG khá đa
dạng, cấu trúc chiếm nhiều nhất là cấu trúc dạng bè, tỉ lệ 36% (36/100) trường hợp
(hình 3.5-A), kế đến là cấu trúc dạng đặc, chiếm tỉ lệ 33% (33/100) trường hợp
57
(hình 3.5-B), cấu trúc dạng hỗn hợp, chiếm tỉ lệ 24% (24/100) trường hợp (hình
3.5-D) và cấu trúc dạng giả tuyến, chiếm tỉ lệ thấp nhất là 7% (7/100) trường hợp
(hình 3.5-C). Dạng sợi mảnh là dạng có tiên lượng tốt nhất và dạng xơ hoá lại
không có trong nghiên cứu này.
(A) Cấu trúc mô học dạng bè,
MS: Y10-21562 (H&E x200)
(B) Cấu trúc mô học dạng đặc
MS:Y11-23282 (H&E x200)
(C) Cấu trúc mô học dạng giả tuyến
MS: Y10-27063 (H&E x200)
(D) Cấu trúc mô học dạng hỗn hợp
MS: Y10-27428 (H&E x200)
Hình 3.6: Cấu trúc mô học UTBMTBG
3.2.1.8. Độ biệt hoá theo TCYTTG
Độ biệt hoá được xem là một yếu tố tiên lượng độc lập của UTBMTBG.
Trong nghiên cứu này cho thấy UTBMTBG độ biệt hoá vừa (hình 3.7-B,C) chiếm tỉ
58
lệ cao nhất 60%, tiếp theo là UTBMTBG biệt hoá kém (hình 3.7-D) chiếm tỉ lệ
25%, theo sau là UTBMTBG biệt hoá tốt (hình 3.7-A) với 15%.
(A) Biệt hoá tốt: tế bào u tương tự tế bào gan,
nhân biến đổi ít, MS: Y10-21562 (H&E x400)
(B) Biệt hoá vừa: loại tế bào sáng, bào tương
chứa lipofusin MS: Y12-14677 (H&E x400)
(C) Biệt hoá vừa: tế bào u biến đổi, nhân tăng
sắc, bào tương ít MS: Y12-10085 (H&E x400)
(D) Biệt hoá kém: tế bào u đa dạng, nhân
quái, dị dạng rõ MS: Y10-27482 (H&E x400)
Hình 3.7: Độ biệt hóa của UTBMTBG
3.2.1.9. Tình trạng thấm nhập tế bào viêm
Chúng tôi ghi nhận đa số các trường hợp có tình trạng thấm nhập tế bào
viêm trong mô u, với các mức độ như sau: mức độ ít (hình 3.8-A), có 45/100 trường
hợp, chiếm 45%, mức độ vừa (hình 3.8-B) có 29/100 trường hợp, chiếm 29%, mức
độ nhiều (hình 3.8-C) có 15/100 trường hợp, chiếm 15%. Tuy nhiên, cũng có 11
trường hợp không có thấm nhập tế bào viêm, chiếm 11%.
59
(A) tế bào viêm mức độ ít
MS:Y10-30827(H&E x200)
(B) tế bào viêm mức độ vừa
MS: Y11-9073 (H&E x200)
(C) tế bào viêm mức độ nhiều
MS:Y10-30827 (H&E x200)
Hình 3.8: Thấm nhập tế bào viêm của UTBMTBG
3.2.1.10. Hiện tượng hoại tử u
Nghiên cứu này có 65% (65/100 trường hợp) UTBMTBG không có hiện
tượng hoại tử u gấp đôi trường hợp UTBMTBG có hiện tượng hoại tử u (hình 3.9-
A) chiếm tỉ lệ 35% (35/100 trường hợp).
(A) MS: Y10-22789 (H&E x200)
vùng hoại tử (mũi tên), tế bào u (vị trí T)
(B) MS: Y11-23282 (H&E x200)
tế bào u (T) trong lòng mạch máu (mũi tên)
Hình 3.9: (A) Hiện tượng hoại tử u – (B) Tình trạng xâm nhập mạch máu vi thể
60
3.2.1.11. Tình trạng xâm nhập mạch máu vi thể
Tình trạng xâm nhập mạch máu vi thể trong nghiên cứu này ghi nhận được:
UTBMTBG không có xâm nhập mạch máu vi thể chiếm tỉ lệ 82%, lớn hơn đáng kể
so với số trường hợp UTBMTBG có xâm nhập mạch máu (hình 3.9-B) chiếm tỉ lệ
18%.
3.2.1.12. Phân bào
(A) MS: Y10-29007 (H&E x200)
Phân bào thấp với mật độ phân bào ít ()
(B) MS - Y11-23282 (H&E x200)
Phân bào cao với mật độ phân bào nhiều (►)
Hình 3.10: Mức độ phân bào của UTBMTBG
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ UTBMTBG có mức độ phân bào thấp
chiếm 87% (hình 3.10-A). UTBMTBG có mức độ phân bào cao chiếm 13% (hình
3.10-B).
61
3.2.2. Liên quan giữa biểu hiện dấu ấn CK19 với đặc điểm giải phẫu bệnh
UTBMTBG
Bảng 3.7. Liên quan giữa biểu hiện CK19 với đặc điểm giải phẫu bệnh
UTBMTBG
Đặc điểm
Biểu hiện dấu ấn CK19
Giá trị
p* Dương tính
n (%)
Âm tính
n (%)
Giới
Nam
Nữ
19 (22,1%)
06 (42,9%)
67 (77,9%)
08 (57,1%)
0,095
Tuổi trung bình 52,6±10,9 54,8±11,5 0,397
Tình trạng nhiễm siêu vi B,C
HBV
HCV
Không
18 (24,7%)
03 (17,6%)
04 (40,0%)
55 (75,3%)
14 (82,4%)
06 (60,0%)
0,429
Kích thước u
<20 mm
20-50mm
>50mm
04 (25,0%)
11 (19,6%)
10 (35,7%)
12 (75,0%)
45 (80,4%)
18 (64,3%)
0,276
Số lượng u
Một u
Nhiều u
Lan tỏa
18 (22,5%)
04 (30,8%)
03 (42,9%)
62 (77,5%)
09 (69,2%)
04 (57,1%)
0,430
Cấu trúc mô học
Giả tuyến
Bè
Đặc
Hỗn hợp
01 (14,3%)
07 (19,4%)
10 (30,3%)
07 (29,2%)
06 (85,7%)
29 (80,6%)
23 (69,7%)
17 (70,8%)
0,628
Độ biệt hóa
Tốt
Vừa
Kém
01 (06,7%)
15 (25,0%)
09 (36,0%)
14 (93,3%)
45 (75,0%)
16 (64,0%)
0,116
Loại tế bào u
Kinh điển
Sáng
Phồng bào
Khổng lồ
Hỗn hợp
11 (20,4%)
02 (15,4%)
-
09 (56,3%)
03 (20,0%)
43 (79,6%)
11 (84,6%)
02 (100%)
07 (43,7%)
12 (80,0%)
0,033*
62
Phân bào
Mức độ thấp
Mức độ cao
67 (77,0%)
08 (61,5%)
20 (23,0%)
05 (38,5%)
0,302
Tình trạng thấm nhập viêm
Không
Ít
Vừa
Nhiều
2 (18,2%)
11 (24,4%)
4 (13,8%)
8 (53,3%)
9 (81,8%)
24 (75,6%)
35 (86,2%)
7 (46,7%)
0,034*
Hoại tử u
Không
Có
14 (21,5%)
11 (31,4%)
51 (78,5%)
24 (68,6%)
0,335
Xâm nhập mạch máu vi thể
Không
Có
19 (23,2%)
06 (66,7%)
63 (76,8%)
12 (33,3%)
0,378
Giá trị p*<0,05 có ý nghĩa thống kê
Theo bảng 3.7, chúng tôi ghi nhận biểu hiện dấu ấn CK19 (dương tính và âm
tính) có mối liên quan với đặc điểm loại tế bào u, tình trạng thấm nhập viêm của
UTBMTBG có ý nghĩa thống kê với giá trị p<0,05. Các đặc điểm giải phẫu bệnh
khác của UTBMTBG mối liên quan với biểu hiện CK19 không có ý nghĩa thống kê,
do giá trị p>0,05. Nghiên cứu này cũng ghi nhận UTBMTBG có biểu hiện CK19
dương tính có tuổi trung bình nhỏ hơn so với biểu hiện âm tính, nhưng chúng không
có ý nghĩa thống kê p>0,05.
3.2.3. Liên quan giữa biểu hiện dấu ấn CD44 với đặc điểm giải phẫu bệnh
UTBMTBG
Theo bảng 3.8, khi khảo sát mối liên quan giữa biểu hiện của dấu ấn CD44
(âm tính và dương tính) với các đặc điểm giải phẫu bệnh không có ý nghĩa thống
kê; chúng tôi ghi nhận được kết quả biểu hiện dương tính với dấu ấn CD44 có tuổi
trung bình nhỏ hơn so với biểu hiện âm tính của các trường hợp UTBMTBG trong
nghiên cứu này, nhưng không có ý nghĩa thống kê p>0,05.
63
Bảng 3.8. Liên quan giữa biểu hiện CD44 với đặc điểm giải phẫu bệnh
UTBMTBG
Đặc điểm
Biểu hiện dấu ấn CD44
Giá trị
p Dương tính
n (%)
Âm tính
n (%)
Giới
Nam
Nữ
12 (85,7%)
02 (14,3%)
74 (86%)
12 (14%)
1,0
Tuổi trung bình 51,79±8,59 54,69±11,76 0,379
Tình trạng nhiễm siêu vi B,C
HBV
HCV
Không
11 (15,1%)
01 (05,9%)
02 (20,0%)
62 (84,9%)
16 (94,1%)
08 (80,0%)
0,522
Kích thước u
<20 mm
20-50mm
>50mm
03 (18,8%)
06 (10,7%)
05 (17,9%)
13 (81,2%)
50 (89,3%)
23 (82,1%)
0,563
Số lượng u
Một u
Nhiều u
Lan tỏa
11 (13,8%)
03 (23,1%)
-
69 (86,2%)
10 (76,9%)
07 (100%)
0,362
Cấu trúc mô học
Giả tuyến
Bè
Đặc
Hỗn hợp
03 (42,9%)
06 (16,7%)
02 (06,1%)
03 (12,5%)
04 (57,1%)
30 (83,3%)
31 (93,9%)
21 (87,5%)
0,078
Độ biệt hóa
Tốt
Vừa
Kém
03 (20,0%)
09 (15,0%)
02 (08,0%)
12 (80,0%)
51 (85,0%)
23 (92,0%)
0,536
Loại tế bào u
Kinh điển
Sáng
Phồng bào
Khổng lồ
Hỗn hợp
10 (18,5%)
-
-
03 (18,8%)
01 (06,7%)
44 (81,5%)
13 (100%)
02 (100%)
13 (81,2%)
14 (93,3%)
0,364
Phân bào
Mức độ thấp
Mức độ cao
12 (13,8%)
02 (15,4%)
75 (86,2%)
11 (84,6%)
1,000
Tình trạng thấm nhập viêm
Không
Ít
01 (09,1%)
08 (17,8%)
10 (90,9%)
37 (82,2%)
0,782
64
Vừa
Nhiều
03 (10,3%)
02 (13,3%)
26 (89,7%)
13 (86,7%)
Hoại tử u
Không
Có
10 (15,4%)
04 (11,4%)
55 (84,6%)
31 (88,6%)
0,765
Xâm nhập mạch máu vi thể
Không
Có
13 (15,9%)
01 (05,6%)
69 (84,1%)
17 (94,4%)
0,455
3.2.4. Liên quan giữa biểu hiện dấu ấn EpCAM với đặc điểm giải phẫu
bệnh UTBMTBG
Bảng 3.9. Liên quan giữa biểu hiện EpCAM với đặc điểm giải phẫu bệnh
UTBMTBG
Đặc điểm
Biểu hiện dấu ấn EpCAM
Giá trị
p*
Dương tính
n (%)
Âm tính
n (%)
Giới
Nam
Nữ
15 (17,4%)
04 (28,6%)
71 (82,6%)
10 (71,4%)
0,460
Tuổi trung bình 50,58±10,53 55,15±11,46 0,116
Tình trạng nhiễm siêu vi B,C
HBV
HCV
Không
16 (21,9%)
01 (05,9%)
02 (20,0%)
57 (78,1%)
16 (94,1%)
08 (80,0%)
0,315
Kích thước u
<20 mm
20-50mm
>50mm
05 (31,3%)
10 (17,9%)
04 (14,3%)
11 (69,7%)
46 (82,1%)
24 (85,7%)
0,366
Số lượng u
Một u
Nhiều u
Lan tỏa
13 (16,3%)
05 (38,5%)
01 (14,3%)
67 (83,7%)
08 (61,5%)
06 (85,7%)
0,158
Cấu trúc mô học
Giả tuyến
Bè
Đặc
Hỗn hợp
-
08 (22,2%)
05 (15,2%)
06 (25,0%)
07 (100%)
28 (77,8%)
28 (84,8%)
18 (75,0%)
0,429
Độ biệt hóa
Tốt
01 (06,7%)
14 (93,3%)
0,159
65
Vừa
Kém
15 (25,0%)
04 (08,3%)
45 (75,0%)
22 (91,7%)
Loại tế bào u
Kinh điển
Sáng
Phồng bào
Khổng lồ
Hỗn hợp
09 (16,7%)
02(15,4%)
-
06 (37,5%)
02 (13,3%)
45 (83,3%)
11 (84,6%)
02 (100%)
10 (62,5%)
13 (86,7%)
0,326
Phân bào
Mức độ thấp
Mức độ cao
15 (17,2%)
04 (30,8%)
72 (82,8%)
09 (69,2%)
0,263
Tình trạng thấm nhập viêm
Không
Ít
Vừa
Nhiều
02 (18,2%)
09 (20,0%)
04 (13,8%)
04 (26,7%)
09 (81,8%)
36 (80,0%)
25 (86,2%)
11 (73,3%)
0,773
Hoại tử u
Không
Có
10 (15,4%)
09 (25,7%)
55 (84,6%)
26 (74,3%)
0,285
Xâm nhập mạch máu vi thể
Không
Có
15 (18,3%)
04 (22,2%)
67 (81,7%)
14 (77,8%)
0,743
Kết quả khảo sát theo bảng 3.9 ghi nhận mối liên quan giữa biểu hiện dấu ấn
EpCAM (âm tính và dương tính) và các đặc điểm giải phẫu bệnh của UTBMTBG
không có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Tương tự như 2 dấu ấn trên chúng tôi cũng ghi
nhận được kết quả biểu hiện dương tính với dấu ấn EpCAM có tuổi trung bình nhỏ
hơn so với biểu hiện âm tính của các trường hợp UTBMTBG trong nghiên cứu này
3.2.5. Liên quan giữa biểu hiện hoặc đồng biểu hiện EpCAM/CK19 với
đặc điểm giải phẫu bệnh UTBMTBG
Chúng tôi ghi nhận mối liên quan giữa loại tế bào u, mức độ phân bào của
UTBMTBG và biểu hiện hoặc đồng biểu hiện EpCAM/CK19 có ý nghĩa thống kê,
với p<0,05; còn các đặc điểm giải phẫu bệnh khác sự khác biệt đồng biểu hiện
EpCAM/CK19 không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, đồng biểu hiện EpCAM/CK19
66
âm tính có tuổi trung bình lớn hơn so với EpCAM+/CK19- hoặc EpCAM-/CK19+
hoặc EpCAM+/CK19+ (bảng 3.10).
Bảng 3.10. Liên quan giữa biểu hiện hoặc đồng biểu hiện EpCAM/CK19 với đặc
điểm giải phẫu bệnh UTBMTBG
Đặc điểm
EpCAM/CK19
Giá trị
p*
Dương tính
(1 hoặc 2 dấu
ấn)
n (%)
Âm tính
cả 2 dấu ấn
n (%)
Giới
Nam
Nữ
27 (31,4%)
07 (50,0%)
59 (68,6%)
07 (50,0%)
0,225
Tuổi trung bình 52,32±11,30 55,29±11,38 0,219
Tình trạng nhiễm siêu vi B,C
HBV
HCV
Không
26 (35,6%)