Luận án Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên Sư phạm chuyên khoa Thể dục thể thao trường Đại học Tây Bắc - Nguyễn Văn Chiêm

TRANG BÌA

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 7

1.1. Cơ sở lý thuyết của việc đảm bảo chất lượng. 7

1.1.1. Những quan niệm về chất lượng trong giáo dục đại học . 7

1.1.2. Cơ sở lý thuyết của việc đảm bảo chất lượng. 10

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đảm bảo chất lượng dạy học 13

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. 15

1.2. Đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng . 20

1.2.1. Một số khái niệm có liên quan đến chương trình . 20

1.2.2. Một số khái niệm có liên quan đến đánh giá chất lượng chương

trình đào tạo. 22

1.2.3. Đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng. 24

1.3. Nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm

chuyên khoa TDTT. 27

1.3.1. Một số đặc điểm phát triển vùng miền và trường Đại học Tây Bắc

 .27

1.3.2. Đặc trưng khác biệt của trường Đại học Tây Bắc và chức năng,

nhiệm vụ của Khoa TDTT . 30

1.3.3. Đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao . 33

1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan . 37

1.5. Tóm tắt chương. 45

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU. 47

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 47

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 47

2.1.2. Khách thể nghiên cứu. 47

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu. 47

2.2. Phương pháp nghiên cứu. 47

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 47

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm. 48

2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 49

2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 52

2.2.5. Phương pháp toán thống kê. 52

2.3. Tổ chức nghiên cứu. 56

2.3.1. Thời gian nghiên cứu . 56

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu . 56

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. 573.1. Nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

của sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc . 57

3.1.1. Xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của sinh

viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc . 57

3.1.2. Thực trạng chương trình đào tạo cho sinh viên khối sư phạm

chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc. 58

3.1.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành TDTT cho

sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc. 65

3.1.4. Thực trạng công trình TDTT phục vụ đào tạo sinh viên khối sư

phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc . 69

3.1.5. Thực trạng thái độ và hành động của sinh viên theo học chương

trình GDTC khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc. 71

3.1.6. Bàn luận. 75

3.2. Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh

viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc . 82

3.2.1. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối

sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc . 82

3.2.1.1. Mục tiêu của các giải pháp . 82

3.2.1.2. Yêu cầu của các giải pháp. 82

3.2.1.3. Giải pháp và các nhiệm vụ. 83

3.2.2. Kiểm định sự đồng thuận đối với các giải pháp. 96

3.2.3. Bàn luận. 104

3.3. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

cho sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc. 108

3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm. 108

3.3.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên với học tập môn chuyên ngành

 109

3.3.3. Xây dựng chương trình đào tạo ngành GDTC. 111

3.3.4. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành

qua ý kiến phản hồi của sinh viên . 113

3.3.5. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy các môn học chuyên ngành

qua ý kiến phản hồi của giảng viên. 117

3.3.6. Kết quả học tập một số môn chuyên ngành của sinh viên. 121

3.3.7. Kết quả xếp loại thể lực sinh viên theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo

dục – Đào tạo. 123

3.3.8. Bàn luận. 124

A. Kết luận . 129

B. Kiến nghị . 131

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHỤ LỤC.

pdf168 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên Sư phạm chuyên khoa Thể dục thể thao trường Đại học Tây Bắc - Nguyễn Văn Chiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc cho thấy: Nội dung trong chương trình đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa TDTT của trường đại học Tây Bắc đã đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Chương trình đào tạo có sự mềm dẻo trong việc sinh viên được tự chọn các môn thể thao. Đảm bảo thực hiện được chuẩn đầu ra của bậc đại học, đồng thời phù hợp với thực tế về đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực giáo viên thể dục vùng Tây Bắc. Đối với các môn thể thao nâng cao được lựa chọn theo các quy định do khoa TDTT đưa ra, nhằm đào tạo các sinh viên có khả năng sư phạm và thực hành thể thao đối với môn chuyên ngành. Đây là cơ sở quan trọng làm nền tảng đáp ứng các chuẩn đầu ra đối với ngành đào tạo với đặc thù TDTT. Như vậy thông qua chương trình đào tạo được thống kê, đề tài bước đầu đã xác định được các môn thể thao thuộc nội dung giảng dạy bắt buộc và tự chọn cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc. Căn cứ vào chương trình đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc sẽ là cơ sở để đánh giá các điều kiện đảm bảo về số lượng giảng viên, trình độ giảng viên và các điều kiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc. Dựa vào chương trình đào tạo bậc đại học và cao đẳng đã liệt kê để làm căn cứ đánh giá mức độ liên thông giữa hai trình độ khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc. Đồng thời làm cơ sở đối chiếu các chương trình môn học chi tiết với các cơ sở đào tạo cán bộ TDTT khác, cũng như làm cơ sở lựa chọn các giải pháp liên quan đến việc sử dụng, liên kết với các chương trình môn học của các cơ sở đào tạo cán bộ TDTT tiên tiến ở trong nước và khu vực. 65 3.1.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên ngành TDTT cho sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc Tính đến năm học 2015-2016, theo kết quả thống kê của Khoa GDTC, tổng số giảng viên tham gia giảng dạy chuyên ngành TDTT cho sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc là 29 người. Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 3.3 đến bảng 3.5, biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.5. Bảng 3.3. Thống kê giảng viên chuyên ngành theo trình độ và chuyên ngành đào tạo của Khoa GDTC năm 2016 Nguồn số liệu: Khoa GDTC TT Chuyên ngành Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Tổng Tỷ lệ 1 Bóng chuyền 7 7 25.0 2 Bóng đá 4 4 14.3 3 Bóng ném 1 1 3.6 4 Bóng rổ 1 1 3.6 5 Cầu lông 2 2 7.1 6 Điền kinh 5 2 7 25.0 7 Quản lý TDTT 1 1 3.6 8 Võ thuật 3 3 10.7 9 Thể dục 2 2 7.1 Tổng 0 26 2 28 Tỷ lệ 0 92.9 7.1 26 thạc sĩ – 92.9% 2 cử nhân – 7.1% 0 tiến sĩ – 0.0% Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ về trình độ đào tạo của giảng viên chuyên ngành Khoa GDTC năm 2016 66 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ về chuyên ngành đào tạo của giảng viên chuyên ngành Khoa GDTC năm 2016 Từ kết quả thu được ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.2, biểu đồ 3.3 cho thấy: Với định hướng xếp hạng của trường Đại học Tây Bắc thuộc cơ sở đào tạo ứng dụng thì tỷ lệ tiến sĩ phải đạt 25%. Đồng thời khoa GDTC có đào tạo sinh viên trở thành giáo viên, vì vậy đây là tiêu chí bắt buộc phải đạt được. Tuy nhiên, tại thời điểm 2016 thì khoa GDTC chủ yếu là giảng viên có trình độ thạc sĩ với 26/28 người chiếm tỷ lệ 92.9%, trình độ tiến sĩ không có giảng viên nào, trình độ cử nhân có 2/28 người chiếm tỷ lệ 7.1%. Vì vậy, đây là vấn đề then chốt cần có giải pháp phát triển để trình độ giảng viên của khoa đáp ứng được theo tiêu chuẩn cơ sở đào tạo theo hướng ứng dụng. Đồng thời cũng là yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thể dục của khoa GDTC trường Đại học Tây Bắc. Khi xem xét dưới góc độ chuyên ngành đã được đào tạo của giảng viên cho thấy nhóm giảng viên theo chuyên ngành như sau: điền kinh và bóng chuyền chiếm 25%; bóng đá 14.3%; võ thuật 10.7%; cầu lông và thể dục 7.1%; bóng ném và bóng rổ 3.6%. So sánh với chương trình đào tạo GDTC cho thấy cơ bản có sự phù hợp về đầu giảng viên so với môn học chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, về số lượng giáo viên so với số tín chỉ đào tạo cần được xem xét cụ thể. Vấn đề này được đề tài phân tích ở nội dung tiếp theo. Về đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên phân bố theo độ tuổi được trình bày ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.4. 67 Bảng 3.4. Thống kê giảng viên theo độ tuổi của Khoa GDTC năm 2016 Nguồn số liệu: Khoa GDTC TT Độ tuổi 2016 Tỷ lệ 1 < 30 tuổi 13 46.4 2 30-40 tuổi 13 46.4 3 41-50 tuổi 1 3.6 4 51-60 tuổi 1 3.6 Tổng số 28 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ về độ tuổi của giảng viên chuyên ngành Khoa GDTC năm 2016 Kết quả thu được ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 cho thấy: Phân bố giảng viên của khoa TDTT trường đại học Tây Bắc còn chưa đồng đều ở các nhóm tuổi, chủ yếu phân ở nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 46.4% và nhóm tuổi 30- 40 tuổi cũng chiếm 446.4%. Hai nhóm tuổi tiếp theo là 41-50 tuổi và 51-60 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ với 1 người chiếm tỷ lệ 3.6%. Kết quả thống kê cho thấy đây là một tồn tại cần có sự khắc phục trong thời gian dài. Song thách thức này cũng là cơ hội, điều kiện cần thiết để nhà trường nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên thông qua tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Khi so sánh đội ngũ giảng viên với số tín chỉ ở các môn học chuyên ngành đề tài đã thu được kết quả như trình bày ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.5. 68 Bảng 3.5. So sánh thực trạng đội ngũ giảng viên với môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành GDTC TT Môn học Tín chỉ Tỷ lệ giảng viên Chênh lệch Bắt buộc Tự chọn Tổng Tỷ lệ 4tc 6tc 1 2 3 4 5 6 7 8 9=8-7 1 Điền kinh 8 4 12 13.3 25.0 11.7 2 Thể dục 3 3 6 6.7 7.1 0.4 3 Bóng chuyền 6 3 9 10.0 25.0 15 4 Bóng đá 6 4 10 11.1 14.3 3.2 5 Đá cầu – Cầu mây 3 3 6 6.7 0 -6.7 6 Quần vợt 4 3 7 7.8 0 -7.8 7 Bóng ném 6 3 9 10.0 3.6 -6.4 8 Bơi 4 4 4.4 0 -4.4 9 Võ 4 4 4.4 10.7 6.3 10 Bóng rổ 4 4 4.4 3.6 -0.8 11 Cờ vua 4 4 4.4 0 -4.4 12 Bóng bàn 3 3 6 6.7 0 -6.7 13 Cầu lông 3 3 6 6.7 7.1 0.4 Tổng số 58 8 24 90 Điền kinh Thể dục Bóng chuyền Bóng đá Đá cầu Quần vợt Bóng ném Bơi lội Võ thuật Bóng rổ Cờ vua Bóng bàn Cầu lông Biểu đồ 3.5. So sánh về tỷ lệ giảng viên và tín chỉ ở các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo GDTC 69 Từ kết quả thu được ở bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 cho thấy: Nếu mức chênh lệch thu được là (+) thì ở môn học đó có sự dư thừa giảng viên hoặc (-) là thiếu giảng viên. Như vậy là có các môn Điền kinh (11.7%), bóng chuyền (15%) và võ thuật (6.3%) là còn tình trạng dư thừa giáo viên. Các môn học chuyên ngành còn chưa có giảng viên giảng dạy là: Đá cầu – Cầu mây, Quần vợt, Bơi, Cờ vua, Bóng bàn; Môn Bóng ném (-6.4%) còn trong tình trạng thiếu giảng viên. Phân tích trên chưa tính đến việc giảng viên phải kiêm nhiệm các môn lý thuyết thuộc kiến thức ngành và chuyên ngành. Do vậy, điều này là một thách thức đối với việc thực hiện chương trình đào tạo GDTC của trường đại học Tây Bắc. Nó tiếp tục cho thấy cần phải có giải pháp để hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc. 3.1.4. Thực trạng công trình TDTT phục vụ đào tạo sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc Công trình thể thao trong trường Đại học Tây Bắc bao gồm tổng thể các hoạt động xây dựng, sử dụng, duy trì, phát triển và gìn giữ công trình thể thao. Để đánh giá thực trạng trang thiết bị tập luyện phục vụ đào tạo sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc, đề tài chủ yếu phân tích một số chỉ số cơ bản, chứ không đi sâu so sánh với các tiêu chuẩn ở các cơ sở đào tạo khác. Các chỉ số gồm: Số lượng công trình TDTT. Diện tích trung bình/sinh viên. Phục vụ tập luyện. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6. 70 Bảng 3.6. Công trình TDTT phục vụ đào tạo sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc Nguồn số liệu: Khoa GDTC T T Môn học Số lượng (cái) Diện tích (m2) Ghi chú Phục vụ Giảng dạy Ngoại khóa 1 Bóng chuyền 3 400m2 Sân chung  * 2 Bóng đá 1 2.000m2 Mini 7  * 3 Bóng ném 1  * 4 Bóng rổ 1  * 5 Cầu lông, Đá cầu 3 Sân ngoài trời  0 6 Điền kinh 0 Theo địa hình  0 7 Quản lý TDTT Giảng đường 8 Võ thuật 1 80m2 Nhà tập  * 9 Thể dục 1 400m2 Sân chung  * 10 Cờ vua 0 Giảng đường  0 11 Bóng bàn 0 6 bàn  * 12 Bơi lội 0 Bể bơi thuê  0 13 Quần vợt 2 sân  * * Câu lạc bộ, tập luyện có hướng dẫn Từ kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy: Công trình TDTT của trường Tây Bắc gồm hai nhóm phân loại chính: sân tập và nhà tập; không có bể bơi. Để phục vụ giảng dạy chương trình đào tạo ngành GDTC, trường đại học Tây Bắc cần phải hoàn thiện thêm một số hạ 71 tầng công trình TDTT như: sân điền kinh, nhà tập bóng bàn, bể bơi. Đặc biệt là sân điền kinh, bể bơi là những công trình hết sức cơ bản để phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành nói riêng và không chuyên nói chung. Còn nhiều sân tập phải dùng chung cho hai môn thể thao như bóng chuyền và thể dục. Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhà trường đã có sự khai thác tốt để phục vụ giảng dạy và tập luyện ngoại khóa cho sinh viên. Tuy nhiên, công trình TDTT cần tiếp tục phải được đầu tư để đảm bảo cho công tác đảm bảo chất lượng trong giảng dạy ngành GDTC. 3.1.5. Thực trạng thái độ và hành động của sinh viên theo học chương trình GDTC khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc Một trong những yêu cầu cần đạt được khi vận hành đào tạo theo phương pháp tín chỉ là phải nâng cao được tính tích cực, chủ động của sinh viên. Tính tích cực của nhân cách được biểu hiện trước tiên ở việc xác định một cách tự giác mục đích hoạt động, tiếp đó là sự chủ động tự giác thực hiện các hoạt động, giao tiếp nhằm hiện thực hóa mục đích. Tính tích cực là một trong những thuộc tính, một đặc điểm cơ bản của nhân cách, được thể hiện trong quá trình con người (với tư cách là chủ thể) vượt qua khó khăn, sự cản trở của hoàn cảnh và những hạn chế tự nhiên của bản thân để từ đó tham gia vào các mối quan hệ trong quá trình sống và hoạt động của cộng đồng xã hội. Để xác định thái độ và hành động của sinh viên khi theo học các môn học chuyên ngành trong ngành GDTC, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 120 sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc (khóa đại học 51 và 52). Nội dung phỏng vấn bao gồm các câu hỏi nhận định theo thang đo likert. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.7 và 3.8. 72 Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn thái độ của sinh viên đối với các môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo GDTC (n=120) T T Thái độ Tỷ lệ Mean SD Thấp Trung bình Cao 1 Em băn khoăn, không vui khi chưa hiểu bài 60.8 20.8 18.3 2.28 1.22 2 Em thích thú khi học các bài học ở các môn chuyên ngành 63.3 20.8 15.8 2.23 1.16 3 Em cảm thấy nuối tiếc khi phải nghỉ ở các giờ học môn chuyên ngành 43.3 13.3 43.3 3.06 1.50 4 Em vui sướng khi thực hiện được những yêu cầu của giảng viên về môn chuyên ngành 50.0 19.2 30.8 2.82 1.44 5 Đối với em các môn chuyên ngành là môn bắt buộc 53.3 16.7 30.0 2.61 1.40 6 Em chờ đợi học các môn chuyên ngành 45.8 21.7 32.5 2.82 1.44 7 Em cảm thấy hào hứng, vui vẻ trong giờ học môn chuyên ngành 46.7 19.2 34.2 2.88 1.47 8 Em tự hào khi đạt được điểm cao ở môn chuyên ngành 51.7 19.2 29.2 2.68 1.31 9 Em cảm thấy giờ học trôi qua nhanh 27.5 13.3 59.2 3.62 1.47 10 Em say sưa, không mệt mỏi khi học môn chuyên ngành 64.2 15.8 20.0 2.28 1.30 Em cảm thấy giờ học trôi qua nhanh Em tự hào khi đạt được điểm cao ở môn chuyên ngành Em vui sướng khi thực hiện được những yêu cầu của giảng viên về môn chuyên ngành Em băn khoăn, không vui khi chưa hiểu bài Em thích thú khi học các bài học ở các môn chuyên ngành Em thích thú khi học các bài học ở các môn chuyên ngành Em chờ đợi học các môn chuyên ngành Đối với em các môn chuyên ngành là môn bắt buộc Em cảm thấy hào hứng, vui vẻ trong giờ học môn chuyên ngành Em say sưa, không mệt mỏi khi học môn chuyên ngành Biểu đồ 3.6. Kết quả phỏng vấn thái độ của sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT đối với các môn học chuyên ngành Từ kết quả bảng 3.7 và biểu đồ 3.6 cho thấy: Phần lớn sinh viên Giáo dục thể chất có thái độ chưa tích cực đối với bản 73 thân các môn học chuyên ngành. Số sinh viên bình thường với môn học chuyên ngành chiếm ưu thế với 6/10 câu hỏi có điểm trung bình (Mean) nằm trong khoảng 2.61 - 3.40 (bình thường) và số sinh viên có thái độ chưa tích cực với môn học còn chiếm tỷ lệ thấp, có điểm trung bình nằm trong khoảng 1.81 - 2.60 (chưa tích cực). Thể hiện điểm đạt được từ kết quả phỏng vấn như sau: Em băn khoăn, không vui khi chưa hiểu bài đạt 2.281.22 điểm. Em thích thú khi học các môn chuyên ngành đạt 2.231.16 điểm. Em cảm thấy nuối tiếc khi phải nghỉ ở các giờ học môn chuyên ngành đạt 3.061.50 điểm. Em vui sướng khi thực hiện được những yêu cầu của giảng viên về môn chuyên ngành đạt 2.821.44 điểm. Đối với em các môn chuyên ngành là môn bắt buộc đạt 2.611.40 điểm. Em chờ đợi học các môn chuyên ngành đạt 2.821.44 điểm. Em cảm thấy hào hứng, vui vẻ trong giờ học đạt 2.881.47 điểm. Em tự hào khi đạt được điểm cao đạt 2.681.31 điểm. Em cảm thấy giờ học trôi qua nhanh đạt 3.621.47 điểm. Em say sưa, không mệt mỏi khi học môn chuyên ngành: 2.281.30 điểm. Về thực trạng hành động của sinh viên khi theo học các môn học chuyên ngành trong ngành GDTC được trình bày ở biểu đồ 3.7 và bảng 3.8. Em có vận dụng tri thức môn chuyên ngành vào giải quyết vấn đề trong nghề nghiệp Em tích cực phát biểu, thị phạm trong khi học chuyên ngành Em có đọc những tài liệu liên quan đến môn chuyên ngành Em luôn tự tìm cách trải nghiệm thực tế để đối chiếu những kiến thức đã học với thực tiễn học tập, tập luyện Em tích cực tập luyện ngoại khóa Tự xây dựng, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cho bản thân Em suy nghĩ, tập luyện khi học kiến thức, động tác khó của môn chuyên ngành Em hệ thống hóa lại kiến thức môn học theo ý hiểu của bản thân Em có tìm tòi, sưu tầm những tài liệu phục vụ cho môn chuyên ngành Em làm đề cương ôn tập, tự tập trên cơ sở tổng hợp kiến thức các tài liệu liên quan Biểu đồ 3.7. Kết quả phỏng vấn hành độc học tập của sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT đối với các môn học chuyên ngành 74 Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn hành động học tập của sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT đối với các môn học chuyên ngành (n=120) T T Hành động Tỷ lệ Mean SD Thấp Trung bình Cao 1 Em luôn tự tìm cách trải nghiệm thực tế để đối chiếu những kiến thức đã học với thực tiễn học tập, tập luyện 29.2 11.7 59.2 3.58 1.60 2 Em tích cực tập luyện ngoại khóa 30.0 16.7 53.3 3.42 1.44 3 Tự xây dựng, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cho bản thân 24.2 17.5 58.3 3.68 1.40 4 Em có đọc những tài liệu liên quan đến môn chuyên ngành 42.5 16.7 40.8 3.08 1.53 5 Em hệ thống hóa lại kiến thức môn học theo ý hiểu của bản thân 32.5 11.7 55.8 3.53 1.57 6 Em suy nghĩ, tập luyện khi học kiến thức, động tác khó của môn chuyên ngành 25.0 15.8 59.2 3.75 1.51 7 Em có tìm tòi, sưu tầm những tài liệu phục vụ cho môn chuyên ngành 25.8 16.7 57.5 3.65 1.48 8 Em tích cực phát biểu, thị phạm trong khi học chuyên ngành 30.8 9.2 60.0 3.58 1.55 9 Em có vận dụng tri thức môn chuyên ngành vào giải quyết vấn đề trong nghề nghiệp 35.8 15.0 49.2 3.38 1.56 10 Em làm đề cương ôn tập, tự tập trên cơ sở tổng hợp kiến thức các tài liệu liên quan 65.0 15.8 19.2 2.16 1.30 Từ kết quả bảng 3.8 và biểu đồ 3.7 cho thấy: có 6/10 hành động của sinh viên đối với môn học chuyên ngành ở mức độ điểm đạt được nằm ở mức tích cực; 3/10 hành động có điểm trung bình nằm ở mức bình thường; và 1 nằm ở mức thấp. Kết quả thu được cho thấy hành động học tập của sinh viên đối với các môn chuyên ngành có điểm trung bình cao hơn thái độ học tập. Thể hiện điểm đạt được từ kết quả phỏng vấn như sau: Em luôn tự tìm cách trải nghiệm thực tế để đối chiếu những kiến thức đã học với thực tiễn học tập, tập luyện, thi đấu của bản thân đạt 3.581.60 điểm. 75 Em tích cực tập luyện ngoại khóa đạt 3.421.44 điểm. Tự xây dựng, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cho bản thân đạt 3.681.40 điểm. Em có đọc những tài liệu liên quan đến môn chuyên ngành đạt 3.081.53 điểm. Em hệ thống hóa lại kiến thức môn học theo ý hiểu của bản thân đạt 3.531.57 điểm. Em suy nghĩ, tập luyện khi học kiến thức, động tác khó của môn chuyên ngành đạt 3.751.51 điểm. Em có tìm tòi, sưu tầm những tài liệu phục vụ cho môn chuyên ngành đạt 3.651.48 điểm. Em tích cực phát biểu, thị phạm trong khi học chuyên ngành đạt 3.581.55 điểm. Em có vận dụng tri thức môn chuyên ngành vào giải quyết vấn đề trong nghề nghiệp đạt 3.381.56 điểm. Em làm đề cương ôn tập, tự tập trên cơ sở tổng hợp kiến thức của các tài liệu có liên quan đạt 2.161.30 điểm. Như vậy, thông qua xác định thái độ và hành động của sinh viên đối với các môn học chuyên ngành cho thấy: các em sinh viên Giáo dục thể chất nhận thức được ý nghĩa của môn chuyên ngành và có thái độ với nó chỉ ở mức bình thường. Tuy nhiên, biểu hiện ra hành động học tập của các em lại có mức độ cao hơn thái độ. Do vậy, cần thiết phải có những giải pháp để nâng cao tính chủ động của sinh viên trong học tập và rèn luyện. 3.1.6. Bàn luận Về xác định các tiêu chí liên quan đến chất lượng đào tạo. Xác định được các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo là một quá trình tổng thể, không đơn thuần là một khâu đơn lẻ, giữa các yếu tố ảnh 76 hưởng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại. Do vậy, xác định các tiêu chí có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là hết sức phức tạp và phụ thuộc vào điều kiện đào tạo sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường Đại học Tây Bắc. Mặc dù đánh giá chất lượng đào tạo sinh viên đã có nhiều hệ thống có thể áp dụng như TQM, AUN-QN Tuy nhiên, trong giới hạn nhất định của đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung ở một số vấn đề. Vì vậy, để đánh giá chất lượng đào tạo của sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc phải xác định các tiêu chí đánh giá. Trong quá trình tổng hợp và phân tích cơ sở lý thuyết của việc đảm bảo chất lượng, đánh giá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn, đặc trưng khác biệt của trường Đại học Tây Bắc, luận án đã tiếp cận một số mô hình đánh giá chất lượng đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Luận án nghiên cứu và tổng hợp cơ sở lý thuyết của việc đảm bảo chất lượng theo mô hình PDCA; Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (ASEAN University Network-Quality Assurance - AUN-QA). Kết quả tổng hợp và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường Đại học Tây Bắc là phù hợp với các cơ sở lý thuyết và thực tiễn về đảm bảo chất lượng. Cụ thể: Nâng cao tính chủ động của sinh viên trong chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang hệ thống tín chỉ. Phát triển năng lực đội ngũ giảng viên. Đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực. Tăng cường đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC và thể thao. Kết quả phỏng vấn trên 27 giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý về lựa chọn tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc đã nhận được số ý kiến tán thành cao. 77 Chiếm tỷ lệ từ 25 – 27 ý kiến đồng ý, tương ứng với mức tỷ lệ 96.3 – 100%. Như vậy, thông qua kết quả phỏng vấn đề tài đã lựa chọn được 04 tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc. Căn cứ vào các tiêu chí tác giả đã lựa chọn được, luận án tiến hành các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của sinh viên khối sư phạm chuyên TDTT trường Đại học Tây Bắc. Kết quả đánh giá cho thấy những tồn tại như sau: Về đánh giá thực trạng chương trình đào tạo: Kết quả phân tích và tổng hợp tài liệu, đề tài đã tổng hợp được 8 tiêu chí bước đầu dùng để đánh giá chương trình đào tạo. Các tiêu chí cụ thể như sau: (1) Chuẩn đầu ra của chương trình. (2) Nội dung chương trình đào tạo. (3) Cấu trúc chương trình. (4) Kiểm tra – đánh giá môn học. (5) Chất lượng đội ngũ giảng viên. (6) Cơ sở vật chất và trang thiết bị. Tiêu chí này được đánh giá thông qua việc nhận định về: Cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu môn học chuyên ngành; Đủ giáo trình, tài liệu. (7) Hoạt động ngoại khóa. (8) Đánh giá kết quả học tập. Các tiêu chí đánh giá được đề tài tổng hợp dựa trên 15 tiêu chuẩn của AUN-QA; Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; và điều kiện thực tiễn của trường Đại học Tây Bắc. Như vậy, các tiêu chí lựa chọn được đảm bảo tính toàn diện và tương đồng với những điều kiện đảm bảo chất lượng của trường đại học Tây Bắc. 78 Thông qua ý kiến nhận định từ kết quả phỏng vấn đánh giá chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT ở 8 tiêu chí theo các mức độ khác nhau. Song đa số các ý kiến phỏng vấn đều đánh giá chương trình đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT còn ở mức độ chất lượng bình thường, mức điểm dao động theo thang đo Likert thì trong khoảng 2.67 - 3.63 điểm (từ 2.61 - 3.40 điểm thuộc mức bình thường). Do vậy, những giả thuyết đặt ra về sự cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên khoa TDTT của trường Đại học Tây Bắc bước đầu cho thấy có cơ sở thực tiễn lớn. Đồng thời chương trình đào tạo lại là một trong các yếu tố then chốt và có mối liên quan mật thiết với đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất Về đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên: Để đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên, đề tài đã sử dụng các nội dung đánh giá thường quy như: trình độ giảng viên, độ tuổi, môn thể thao chuyên ngành được đào tạo... So sánh các nội dung dùng để đánh giá đội ngũ giảng viên cho thấy có sự tương đồng với một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Võ Văn Vũ (2015) về “Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường trung học phổ thông ở Đà Nẵng” [56]; tác giả Nguyễn Văn Thời (2011) về “Nghiên cứu tổ chức dạy học tự chọn theo chủ đề cơ bản môn thể dục trong các trường trung học cơ sở” [46]; tác giả Vũ Đức Văn (2008) về “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở của thành phố Hải Dương” [54]; tác giả Nguyễn Đức Thành (2013) về “Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh” [44]; tác Lê Trường Sơn Chấn Hải (2012) về “Đổi mới chương trình GDTC cho sinh viên các trường đại học sư phạm vùng trung bắc theo hướng bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động TDTT trường học” [19]. Kết quả thu được cho thấy, có sự phù hợp về giảng viên so với chương trình đào tạo giáo viên TDTT của trường đại học Tây Bắc. 79 Tuy nhiên, bên cạnh sự tương đồng với các công trình nghiên cứu của một số tác giả thì chúng tôi cũng có những đánh giá khác biệt. Cụ thể là đề tài đã so sánh thực trạng đội ngũ giảng viên với môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành GDTC. Để từ đó tìm ra những thách thức đối với việc thực hiện chương trình đào tạo GDTC của trường đại học Tây Bắc từ phía đội ngũ giảng viên. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên khối sư phạm chuyên khoa thể dục thể thao trường đại học Tây Bắc. Kết quả thu được như trình bày ở biểu đồ 3.5. Ở một số môn đã có sự dôi dư về lực lượng giảng viên như: môn Điền kinh (11.7%), bóng chuyền (15%) và võ thuật (6.3%); nhiều môn học chuyên ngành thiếu giảng viên: Đá cầu – Cầu mây, Quần vợt, Bơi, Cờ vua, Bóng bàn. Môn Bóng ném thiếu 6.4% giảng viên. Kết quả thiếu hụt này được nhìn nhận do phân tích lấy tiêu chí đánh giá là các môn thể thao chuyên ngành. Nếu phân tích lấy tiêu chí là giảng viên đào tạo thuộc khối ngành TDTT thì về cơ bản các giảng viên vẫn đáp ứng việc giảng dạy một số môn thể thao không thuộc môn chuyên sâu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, mục tiêu đào tạo của trường đại học Tây Bắc là các giáo viên chuyên TDTT thì những phân tích của đề tài xây dựng là phù hợp. Bên cạnh đó thì những phân tích trên chưa tính đến việc giảng viên phải kiêm nhiệm các môn lý thuyết thuộc kiến thức ngành và chuyên ngành. Về thực trạng công trình TDTT:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_da.pdf
Tài liệu liên quan