Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác (collaboration) trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

DANH MỤC BẢNG BIỂU . vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ. vii

DANH MỤC HÌNH VẼ . viii

MỞ ĐẦU .1

CHưƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM

THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TÍNH CỘNG TÁC

(COLLABORATION) TRONG CHUỖI CUNG ỨNG.20

1.1Tổng quan về chuỗi cung ứng .20

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng .20

1.1.2 Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng .21

1.1.3. Các yếu tố cơ bản của chuỗi cung ứng.23

1.1.4 Các thành phần cơ bản tham gia vào chuỗi cung ứng.26

1.2 Tính cộng tác (collaboration) trong chuỗi cung ứng.28

1.2.1 Định nghĩa .28

1.2.2 Phân loại .31

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá tính cộng tác trong chuỗi cung ứng .34

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả

xuất khẩu và mô hình nghiên cứu ban đầu. .37

1.3.1 Đặc điểm của tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu .37

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau

quả xuất khẩu.39

1.3.3 Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong

chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu.47

1.4 Kinh nghiệm phát triển tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất

khẩu của Ấn Độ và Thái Lan.49

1.4.1 Kinh nghiệm của Ấn Độ.49

1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan .58

CHưƠNG 2: TIẾN TRÌNH VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .71

2.1 Tiến trình nghiên cứu.71

2.1.1 Khái quát sơ đồ tiến trình nghiên cứu .71

pdf198 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác (collaboration) trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả nghiên cứu thông qua kiểm định Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. 82 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH CỘNG TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG RAU QUẢ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 3.1 Tổng quan sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam 3.1.1 Tình hình sản xuất rau quả Việt Nam Việt nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi với trên 70% dân số làm nghề nông và diện tích canh tác rau quả trên 1,5 triệu ha. Mặt khác, xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 3,52 tỷ USD, chiếm tỷ phần rất nhỏ trong tổng thương mại rau quả toàn cầu là gần 1.000 tỷ USD, chưa kể đến thị trường nội địa hơn 90 triệu dân có nhu cầu ngày càng gia tăng. Hơn nữa, xu hướng đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh. Diện tích trồng rau cả nước tính đến tháng 9 năm 2019 đạt gần 980 nghìn ha, tăng 1,8%, năng suất khoảng 172,2 tạ/ha. Cơ cấu rau của nước ta đa dạng, phong phú. Các loại rau có sản lượng lớn hiện nay là cải ngọt, cải bắp, dưa chuột, ngô, rau muống và một số loại rau gia vị như hành, tỏi, Về quả, diện tích trồng quả của cả nước năm 2018 đạt 923,2 nghìn ha, tăng 4,4% so với năm 2017, chủ yếu tăng ở nhóm cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, đu đủ... Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả có tốc độ phát triển chậm (chỉ hơn 1%/năm) nhưng nhờ tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng, sản xuất chuyên canh và trình độ canh tác của các nhà vườn được nâng cao nên năng suất và sản lượng cây ăn quả tăng trưởng mạnh (khoảng 3-4%/năm). Cơ cấu quả của nước ta gồm 3 nhóm chính: (i) nhiệt đới như chuối, dừa, xoài, thanh long, chôm chôm,(ii) cận nhiệt đới như cam, quýt, vải, nhãn,... (iii) ôn đới như mận, đào, lê, nho, Nhiều năm qua, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân và các hộ nông dân (doanh nghiệp bỏ vốn và xây dựng quy trình, người nông dân tập trung đất đai và lao động hình thành nên những hình thức hợp tác xã kiểu mới). Những mô hình này đã tạo điều kiện cho sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ cao, từ đó góp phần xây dựng thương hiệu và nâng cao năng suất sản xuất. Rau củ quả tƣơi Việt Nam có thể trồng được trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến bộ khoa học công nghệ, các loại rau trái vụ được 83 sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích và sản lượng. Hiện nay diện tích trồng rau quả của Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong diện tích đất trồng trọt. Diện tích trồng rau quả của nước ta đã tăng lên nhanh chóng trong khoảng 5 năm trở lại đây. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khu vực Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất rau lớn nhất nước, tiếp đó là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Lâm Đồng, Đắk Lắk (Tây Nguyên), Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng (Đồng bằng sông Hồng), Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang (Đồng bằng sông Cửu Long), Tp. Hồ Chí Minh, năng suất rau trung bình đạt trên 200 tạ/ha. Diện tích cây ăn quả khoảng 700.000 ha, cho sản lượng hàng năm khoảng 7 triệu tấn quả các loại. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với khoảng trên 50% diện tích trồng trọt và trên 60% sản lượng cây ăn quả. Về cơ cấu hoa quả: chuối là loại cây ăn quả có diện tích lớn nhất (chiếm khoảng 19% diện tích), tiếp theo là xoài, vải, chôm chôm, nhãn Tính đến hết năm 2018, các loại cây ăn quả nhìn chung đều có kết quả thu hoạch khá, đáng chú ý là các loại cây như cam, quýt, xoài, dứa, chuối, nho là những loại cây tiếp tục mang lại hiệu quả kinh tế khá, ước đạt mức tăng trưởng về sản lượng đều từ 2.5% trở lên. Trên địa bàn cả nước, đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả tập trung, cho sản lượng lớn như mận Bắc Hà – Lào Cai; cam Vị Xuyên – Hà Giang, bưởi Đoan Hùng – Phú Thọ, vải Lục Ngạn – Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên Đã có một số vùng sản xuất quả tập trung như Thanh Long – Bình Thuận, sầu riêng cơm vàng hạt lép, vú sữa Lò Rèn của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Việc hình thành các thương hiệu này cũng thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Rau củ quả chế biến: Rau củ quả chế biến mặc dù không chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu như rau củ quả tươi nhưng mặt hàng rau củ quả chế biến ngày nay cũng đang từng bước phát triển và đạt được những tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây. Hiện nay trên cả nước có trên 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 300 nghìn tấn sản phẩm mỗi năm. Ngoài ra còn có hàng ngàn cơ 84 sở chế biến quy mô vừa và nhỏ nằm rải rác, chủ yếu sản xuất những mặt hàng chính như sấy vải, nhãn, muối dưa chuột. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở chế biến rau quả không đủ nguyên liệu sản xuất, công suất thực tế trung bình chỉ đạt khoảng 30% so với lý thuyết. Rau củ quả đã qua chế biến chỉ chiếm khoảng 10% và chủ yếu gồm các loại sản phẩm như đóng hộp, đông lạnh, cô đặc, nước quả, chiên sấy, muối Trong số đó, sản phẩm đóng hộp chiếm đến 50%, tiếp theo là sản phẩm cô đặc và đông lạnh. Trước kia, ngành tập trung phát triển khâu cung ứng nguyên liệu thô cho nhiều nhà máy đông lạnh và chế biến hoa quả được chứng nhận về tiêu chuẩn quản lý chất lượng (ISO 9001 và HACCP). Có nhiều doanh nghiệp nhỏ sản xuất sản phẩm rau quả dưới dạng sơ chế và thành phẩm bằng các hình thức sấy khô, chiên, đông lạnh. Tuy nhiên, nhiều nhà máy chế biến rau quả của Việt Nam vẫn chưa sử dụng được hết công suất đăng ký do thiếu nguyên liệu thô. Do đó vấn đề lớn mà các nhà máy chế biến đang gặp phải là làm thế nào để có thể tiếp cận được nguồn cung ứng nguyên liệu thô ổn định và bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà máy đặt ở thành phố, xa các vùng sản xuất và chỉ dựa vào nguyên liệu thô từ các nguồn như nguồn trực tiếp từ người trồng, từ các đại lý/trung gian, hoặc là từ cơ sở bán buôn. Nguyên liệu sử dụng cho các nhà máy chế biến được thu mua từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau, tuy nhiên nguồn nhiên liệu chính cung cấp cho các nhà máy vẫn là nguồn rau quả thu mua trực tiếp từ nông dân, người bán buôn và tự sản xuất, trong khi đó nguồn nhiên liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng với một tỷ lệ nhất định trong các doanh nghiệp quy mô lớn. Hiện nay nhiều mặt hàng đồ hộp của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Với nền công nghiệp mới, hiện đại hơn trước ngành rau củ quả đã có nhiều sản phẩm đa dạng. Chúng ta đã sấy khô và đóng hộp các loại quả (mít, khoai môn, dứa, chuối, nhãn, vải, Nước uống tươi được đóng lon, chai, hộp giấy hoặc được đóng vào can lớn, hộp lớn. Về sản xuất, diện tích trông cây rau, quả đã tăng lên trong thời gian gần đây. Riêng diện tích cây ăn quả lâu năm, nếu năm 1980 mới đạt 185,6 nghìn ha, năm 1990 đạt 281,2 nghìn ha, năm 2000 đạt 565 nghìn ha, năm 2010 đạt 779,7 nghìn ha, năm 2015 đạt trên 800 nghìn ha. Sản lượng một số loại cây ăn quả còn tăng với tốc độ cao hơn và hiện đạt được quy mô lớn (nho 20.700 tấn, xoài 688.900 tấn, cam 85 quýt 736.100 tấn, nhãn 515.100 tấn, vải và chôm chôm 697.100 tấn,...). 3.1.2 Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam 3.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam Đơn vị: USD Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy kim ngạch rau quả xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng ở mức khoảng 30% so với năm trước tính đến năm 2017, sau đó năm 2018 tăng khoảng 10%, đặc biệt kim ngạch rau quả xuất khẩu năm 2017 tăng hơn 40% so với năm 2016, đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau quả vượt qua dầu thô và gạo, nằm trong Top 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ suốt thời gian dài của các doanh nghiệp và các Bộ ban ngành. Những chiến thuật ngắn hạn và dài hạn, những bước đi thăm dò thị trường thận trọng, những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, cùng phương châm chữ tín được đặt lên hàng đầu đã làm nên thành công cho xuất khẩu rau quả trong thời gian qua. Tuy nhiên sang năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm từ tháng 5/2019 với mức giảm là 23,1%, tiếp đó là tháng 6 giảm 86 21,8% và tháng 7 sụt 11% (Nhật Hạ, 2019). Đây được coi là tình trạng tạm thời do Trung Quốc chấm dứt đường xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam, chuyển sang chính ngạch từ 1/6/2019. Rất nhiều doanh nghiệp đã có những cách làm mới và tập trung vào việc nâng cao giá trị sản phẩm, lấy khoa học công nghệ làm động lực phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Có thể thấy những năm gần đây rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến nông nghiệp, số lượng các doanh nghiệp đổ vốn vào nông nghiệp cũng tăng đáng kể, cụ thể năm 2018 có gần 2000 doanh nghiệp đổ vốn vào phát triển ngành nông nghiệp. Ngành hàng rau quả còn rất nhiều dư địa trên thị trường thế giới, nếu gỡ được hai nút thắt quan trọng là phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chế biến sâu và mở rộng thị trường, xuất khẩu rau quả sẽ còn những bước tiến xa. Đặc biệt để xuất khẩu được ổn định thì các doanh nghiệp cũng cần chú ý vào việc xây dựng thương hiệu, tập trung vào cả chất lượng và số lượng. 3.1.2.2 Cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu Việt Nam Đơn vị: % (Tỷ trọng tính theo tỷ giá) Biểu đồ 3.2: Chủng loại rau quả xuất khẩu của Việt nam năm 2018 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan 87 Như vậy quả là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Tiếp theo là các sản phẩm khác bao gồm cả hoa, sản phẩm chế biến, rau củ tươi, các loại lá. Trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau quả chiếm 77,4% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trong đó, thanh long, nhãn, xoài, sầu riêng, dưa hấu là những mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng quả của Việt Nam. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng xoài trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt 104,5 triệu USD, tăng 103,6% so với cùng kỳ năm 2017. Thị phần xuất khẩu của mặt hàng xoài cũng tăng mạnh đạt 7,9% so với mức 5,0% trong 4 tháng đầu năm 2017. Mặt hàng xoài xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính trong 4 tháng đầu năm 2018 như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản... Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 95,3 triệu USD, tăng 119,1% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm tới 91,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xoài của Việt Nam. Bảng 3.1: Mặt hàng rau quả xuất khẩu chính tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018 Mặt hàng Tháng 4/2018 (Nghìn USD) So với T3/2018 (%) So với T4/2017 (%) 4 tháng 2018 (Nghìn USD) So với 4 tháng 2017 (%) Tỷ trọng theo kim ngạch (%) 4 tháng 2018 4 tháng 2017 Tổng 349.557 8,7 8,7 1.318.697 29,0 100,0 100,0 Quả 266.806 16,1 6,6 1.021.145 29,2 77,4 77,4 Thanh long 121.064 13,0 -1,9 427.555 9,1 32,4 38,4 Nhãn 7.341 -46,3 -16,7 121.483 10,2 9,2 10,8 Xoài 21.397 -12,9 27,8 104.479 103,6 7,9 5,0 Sầu riêng 42.119 283,4 20,9 92.422 89,5 7,0 4,8 Dưa hấu 19.958 1,1 -36,7 70.949 -7,0 5,4 7,5 Dừa 8.653 -11,8 137,1 38.522 127,9 2,9 1,7 Chanh 12.220 21,8 13,3 38.154 31,6 2,9 2,8 Chuối 12.872 33,1 60,4 31.743 69,9 2,4 1,8 Măng cụt 7.291 -25,0 26,0 30.063 93,1 2,3 1,5 Mít 5.129 -2,0 98,5 24.080 151,1 1,8 0,9 88 Mặt hàng Tháng 4/2018 (Nghìn USD) So với T3/2018 (%) So với T4/2017 (%) 4 tháng 2018 (Nghìn USD) So với 4 tháng 2017 (%) Tỷ trọng theo kim ngạch (%) 4 tháng 2018 4 tháng 2017 Chôm chôm 1.102 -63,5 573,4 12.359 79,3 0,9 0,7 Hạnh nhân 1.753 7,0 585,9 5.994 1496,3 0,5 0,0 Rau củ 41.956 -8,6 43,5 143.801 55,7 10,9 9,0 ớt 17.904 25,0 57,7 54.530 63,8 4,1 3,3 Khoai lang 5.373 24,3 -20,5 18.580 -2,0 1,4 1,9 Nấm hương 1.826 -66,0 97,2 10.809 170,8 0,8 0,4 Nghệ 4.378 9,1 832,5 9.675 1752,4 0,7 0,1 Mộc nhĩ 1.312 -61,1 392,8 7.627 1397,0 0,6 0,0 Cà rốt 1.924 -54,0 388,5 7.539 57,0 0,6 0,5 Tỏi 551 -41,3 -32,8 3.510 -4,9 0,3 0,4 Ngô 784 -36,9 20,4 3.378 6,2 0,3 0,3 Đỗ đỏ 252 -61,2 -70,4 3.151 7,6 0,2 0,3 Gừng 944 3,1 402,6 2.666 410,0 0,2 0,1 Bí đỏ 726 17,0 118,6 1.631 221,3 0,1 0,0 Đậu phộng 309 -38,1 -16,1 1.484 5,8 0,1 0,1 Sản phẩm chế biến 38.055 -12,0 -3,7 143.666 13,6 10,9 12,4 Cơm dừa 6.621 -28,5 63,1 30.218 152,5 2,3 1,2 Hạt mè 2.685 -11,8 138,9 8.447 31,2 0,6 0,6 Dứa 1.926 -21,8 -36,6 8.028 -44,6 0,6 1,4 Dưa chuột 2.712 117,3 -15,4 7.959 -8,1 0,6 0,8 Hạnh nhân 1.212 -46,9 888,6 7.221 1151,1 0,5 0,1 Chanh 1.650 26,7 -30,9 5.839 -17,9 0,4 0,7 Xoài 1.735 -12,4 440,4 4.885 321,5 0,4 0,1 Trái cây 1.232 6,0 -3,9 4.647 -18,7 0,4 0,6 Cà tím 1.615 5,9 30,6 4.480 51,2 0,3 0,3 89 Mặt hàng Tháng 4/2018 (Nghìn USD) So với T3/2018 (%) So với T4/2017 (%) 4 tháng 2018 (Nghìn USD) So với 4 tháng 2017 (%) Tỷ trọng theo kim ngạch (%) 4 tháng 2018 4 tháng 2017 Long nhãn 432 -68,3 19,4 4.312 157,7 0,3 0,2 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Ngoài mặt hàng quả, trong 4 tháng đầu năm 2018 các mặt hàng rau củ xuất khẩu với kim ngạch đạt tốc độ tăng trưởng cao. Trong đó, mặt hàng nghệ, mộc nhĩ, đỗ đỏ, bí đỏ xuất khẩu với kim ngạch tăng rất mạnh. 3.1.2.3 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu rau quả Việt Nam Tính đến thời điểm tháng 3/2019, rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, mới đây trái vú sữa tươi của Việt Nam đã được Mỹ đồng ý nhập khẩu, xoài Việt cũng có mặt ở các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, vải thiều Lục Ngạn chính thức ra khỏi biên giới Việt Nam đến với người tiêu dùng Thái Lan. Bảng 3.2 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam tới một số thị trƣờng chủ yếu năm 2016-2017-2018 và 7 tháng đầu năm 2019 Đơn vị: USD Hàng rau quả 2016 2017 2018 7 tháng đầu năm 2019 Tổng 2.457.665 3.501.591 3.520.104 2.287.924 Trung Quốc 1.738.907 2.650.557 2.780.223 1.601.023 Nhật Bản 75.122 127.206 105.502 78.801 Hoa Kỳ 84.491 102.142 139.024 83.203 Hàn Quốc 82.637 85.620 113.904 76.645 Hà Lan 54.722 64.396 65.214 34.879 Malaysia 48.054 51.143 51.564 28.521 Đài Loan 45.437 45.564 45.612 23.734 Thái Lan 40.031 36.073 36.676 19.032 Nguồn: Tổng cục thống kê 90 Đơn vị: % Biểu đồ 3.3: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2018 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo dữ liệu của Tổng cục thống kê Như vậy thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chiếm tới gần 77% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2018, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp đến là thị trường Mỹ, Hàn Quốc và Nhật. Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu rau quả nhiều sang Hà Lan, Malaysia, Thái Lan, Australia... vốn được coi là những nước có thế mạnh về nông nghiệp. Sang năm 2019 các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm do Trung Quốc chấm dứt đường xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam, do đó Việt nam cần tiếp tục cải tiến theo hướng trồng trọt an toàn, xử lý nhanh các thủ tục cấp mã để việc cung ứng sản phẩm rau quả sang Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn trong thời gian tới. 91 3.2 Các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam Cấu trúc chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam được thể hiện theo biểu đồ sau: Biểu đồ 3.4: Cấu trúc chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt nam Nguồn: tác giả nghiên cứu và tổng hợp Chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam bắt đầu tư người nông dân/ nông dân hợp đồng phụ trách việc lựa chọn con giống, phân bón và thực hiện công đoạn sản xuất, thu hái và sơ chế. Tiếp theo thương nhân thu mua thường thu mua từ nông dân trên cùng khu vực và chuyển đến doanh nghiệp chế biến hoặc các tiểu thương ở trung tâm thu mua/ các chợ đầu mối hoặc các doanh nghiệp thương mại, xuất khẩu. Rau quả từ đây sẽ được xuất khẩu sang các đối tác là các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài và đến tay khách hàng tiêu dùng cuối cùng. 3.2.1 Người nông dân/nông dân hợp đồng Diện tích đất canh tác trồng rau quả tại Việt Nam tăng đều trong những năm gần đây, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện là vùng chủ lực khi khu vực này chiếm 9/14 loại trái cây chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông Cửu Long, việc sản xuất đa phần đang ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún; chất lượng chưa đồng đều; chưa có nhiều sản phẩm thương hiệu, chứng nhận nguồn gốc, quy trình đạt chuẩn quy định. Phát triển chuỗi cung ứng được đánh giá có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng đến nay số lượng công ty Việt Nam trong ngành hỗ trợ có đủ năng lực để tham gia chuỗi cung ứng còn quá ít. Không mua được nguyên vật liệu cho sản xuất có nghĩa khâu sản xuất không có mối liên kết với khâu nguyên Người nông dân/ Nông dân hợp đồng Doanh nghiệp xuất khẩu Doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài Khách hàng cuối cùng Thương nhân thu mua Doanh nghiệp chế biến Tiểu thương Tiểu thương Thương nhân thu mua 92 vật liệu, tức là đã bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng. Điều đó thể hiện mối liên kết lỏng lẻo giữa các bên tham gia. Chẳng hạn, thị trường phân bón thường xuyên có những bất ổn trong những giai đoạn cao điểm của vụ sản xuất. Sự liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng mặt hàng này còn chồng chéo nên chi phí đã bị đẩy lên khá nhiều trong khâu phân phối, dẫn tới giá bán sản phẩm đến tay nông dân cao bất hợp lý. Trong khi đó, các đầu mối Trung Quốc thu mua được nguyên liệu của nhà nông Việt dẫn đến một nghịch lý trong chuỗi cung ứng là nhà nông Việt lại liên kết chặt chẽ hơn với khâu sản xuất trong chuỗi cung ứng của họ. Do đó để hoàn thiện chuỗi cung ứng, giảm sự đứt gãy giữa chừng, việc tìm nguồn cung ứng về giống và phân bón phù hợp cho các loại rau, củ quả là vô cùng cần thiết. Về giống cây: Trong sản xuất nông nghiệp, giống là nhân tố quan trọng quyết định năng suất, sản lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều cơ sở kinh doanh buôn bán giống cây trồng đã cung ứng tất cả các giống cây ăn quả, cây công nghiệp, rau màu. Song phần lớn số lượng giống này được nhập từ các cơ sở sản xuất cây giống trong dân, mặc dù vẫn đảm bảo về các tiêu chuẩn liên quan đến cây đầu dòng xong lại khó kiểm soát quy trình sản xuất và không đảm bảo về chất lượng. Hiện nay, ngành rau quả của của Việt Nam đang từng bước sản xuất rau củ quả đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của VietGAP. Trong đó giống cây trồng là loại vật tư kỹ thuật đặc biệt theo VietGAP vì hạt giống đóng vai trò vô cùng quan trọng do hạt giống có chất lượng tốt mới chủ động được thời điểm gieo trồng, để chủ động tạo sản phẩm đáp ứng tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng hạt giống được quyết định bởi tỷ lệ nảy mầm phải trên 90%, độ sạch phải trên 98%, độ ẩm hạt nhỏ hơn 10% và không có hiện tượng bị sâu mọt. Do đó nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh rau củ quả mẫu theo tiêu chuẩn VietGAP thường sử dụng giống cây F1 được nhập khẩu từ nước ngoài. Về phân bón: Hiện nay trên thị trường trong nước có rất nhiều công ty phân bón cung cấp các sản phẩm phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh phù hợp cho sản xuất rau an toàn như công ty phân bón Bình Điền, công ty Hiếu Giang Vì vậy nguồn cung đầu vào về phân bón không phải vấn đề lo ngại nhiều. Tuy nhiên phân bón ở hiện nay đang có nhiều vấn đề xảy ra liên quan đến chất lượng gây tác động đến cây sử dụng các loại phân bón đó. Điều này cần được các cấp quản lý quan tâm và xử lí 93 triệt để. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng phân hữu cơ cần bón đúng cách mới phát huy được tác dụng. Tuy nhiên do các hộ sản xuất thường là những hộ gia đình nông thôn thiếu những hiểu biết về chuyên môn kỹ thuật nên việc tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện cho người lao động để họ nắm bắt kịp thời các kỹ năng trồng và chăm sóc cây an toàn theo tiêu chuẩn của vietGAP. Công đoạn sản xuất Trong chuỗi cung ứng rau củ quả thì sản xuất là bước đầu mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên cũng giống như những cây trồng nông nghiệp khác, sản xuất rau quả hàng năm chịu tác động của yếu tố thời tiết; bên cạnh đó còn chịu sự chi phối về cơ cấu chủng loại rau đặc thù của từng địa phương nên diện tích và sản lượng của từng chủng loại rau chưa ổn định. Sản xuất rau quả của Việt Nam chủ yếu do nông dân tiến hành mang tính cá thể, tự phát nên có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá thành cao, chất lượng thấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa lớn, khó khăn trong chuyển giao khoa học kỹ thuật mới, khả năng cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực. Diện tích rau quả được áp dụng quy trình sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP,...) hoặc theo hướng an toàn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích trồng trọt. Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan luôn là nguyên nhân chính dẫn đến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng đến thương hiệu rau quả Việt Nam trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Chẳng hạn như, năm 2012, các lô hàng rau quả của Việt Nam nhập khẩu vào EU đã bị cảnh báo về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm: rau thơm nhiễm vi sinh vật (Salmonella, Ecoli); rau và quả tươi có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Carbendazim), Một điểm hạn chế nữa là sự cộng tác giữa người trồng rau quả và các doanh nghiệp chế biến, bán buôn, bán lẻ thông qua hợp đồng tiêu thụ còn ít mà chủ yếu do người trồng tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Thu hái và sơ chế Trong các công đoạn trong chuỗi cung ứng thì quá trình thu hái để sơ chế là bước vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm.. Tại Việt Nam, khâu này thường được thực hiện thủ công hoặc các dụng cụ trợ giúp thô sơ dẫn đến năng suất không cao. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, chúng ta cũng đã tiếp thu nhiều công nghệ mới từ những nước sản xuất tiên tiến nên dần gia 94 tăng được năng lực sản xuất. Sau đây phản ánh quá trình thu hái và sơ chế quả thô phổ biến. Hình 3.1: Quá trình thu hái và sơ chế quả ở Việt Nam Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Rau quả Việt Nam nói chung được tiếp nhận theo như mô hình trên. Nếu như trước đây mội công đoạn trong chuỗi được làm một cách thủ công, chưa có quy củ, quy định bài bản thì đến hiện tại vấn đề này đang từng bước được kiểm soát một cách chặt chẽ theo tiêu chuẩn quy định. Trong khâu tiến hàng tiếp nhận quả bước đầu tiên là phải vệ sinh khu vực tiếp nhận đảm bảo khu vực tiếp nhận sau khi vệ sinh phải sạch sẽ, không còn chất thải, rác bụi qua những bước như quét nhà xưởng, lau nhà xưởng, kê lót nền sàn, vệ sinh bên ngoài xưởng để tránh nhiễm bẩn vào bên trong, Trong công đoạn chuẩn bị dụng cụ tiếp nhận rau quả: trong bước này các thiết bị dụng cụ cần được vệ sinh đúng quy trình, đảm bảo sạch, khô ráo. 3.2.2 Thương nhân thu mua Thương nhân thu mua thường thu mua từ nông dân trên cùng khu vực (mua quanh năm). Theo đơn đặt hàng của nơi tiêu thụ, họ hợp đồng lại với người sản xuất bằng cam kết đặt hàng (ràng buộc bằng tín chấp, sổ theo dõi, không cần thủ tục) về chủng loại, số lượng; riêng giá cả phụ thuộc vào biến động của thị trường. Sau đó thu mua và cung ứng cho các đơn vị đặt hàng. Hiện nay, số lượng các công ty thu mua đã tăng lên rất nhiều qua các năm. Các Tháo dỡ, chất xếp quả Kiểm tra sơ bộ chất lượng quả Lựa chọn, phân loại quả Làm mát quả Quả nguyên liệu Quả sau khi làm mát Chuẩn bị khu vực tiếp nhận quả 95 công ty thường giao dịch với nhóm nông dân hoặc tổ sản xuất, có điểm tập kết và công ty tự chuyên chở về điểm sơ chế. Công ty thu mua ở dạng nguyên cây và tự sơ chế theo yêu cầu của khách hàng. Hợp tác xã thì thu mua tại điểm sơ chế của mình còn nông dân tự mang đến và hàng đã tự sơ chế. Quan hệ giữa thương nhân thu mua và người nông dân thường không phải là quan hệ làm ăn lâu dài mà theo từng mùa vụ. Thông thường thương nhân thu mua đến vườn của người nông dân vài ba lần trong một mùa với mục đích trao đổi và theo dõi cho tới khi được thu hoạch. Họ không có nhiều kiến thức chuyên môn và hoạt động đơn thuần là buôn bán bình thường, mua của người dân với giá rẻ và bán lại với giá cao hơn để hưởng chênh lệch. 3.2.3 Tiểu thương Tiểu thương là những người thu mua rau quả tại các trung tâm thu mua hay chợ đầu mối, đây là những khu vực tập kết rau quả của thương nhân thu mua sau khi thu mua từ vườn của người nông dân. Hiện nay có khoảng trên 30 chợ đầu mối rau quả, một số chợ đầu mối lớn ở miền Bắc có thể kể đến là chợ đầu mối Long Biên, Gia Lâm, Vân Đình (Hà nội), Đoan Hùng (Phú Thọ), chợ đầu mối Hồng Bàng, Kiến Thụy (Hải Phòng),Các vựa trái cây lớn tập trung ở miền Nam như miệt vườn Lái Thiêu ( Bình Dương), miệt vườn Cái Bè (Tiền Giang), miệt vườn Cái Mơn (Bến Tre), miệt vườn Vĩnh Long

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_cong_tac_c.pdf
Tài liệu liên quan