LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT . ix
DANH MỤC CÁC BẢNG . xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ . xiv
TÓM TẮT . xv
ABSTRACT . xvi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU. 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài . 1
1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết của luận án . 1
1.1.2. Bối cảnh thực tiễn của luận án . 5
1.1.3. Ý nghĩa nghiên cứu FDI của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia. 7
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 8
1.2.1. Mục tiêu tổng quát . 8
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 8
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu . 8
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án . 9
1.4. Phương pháp nghiên cứu của luận án . 9
1.5. Đóng góp dự kiến của luận án nghiên cứu. 13
1.5.1. Đóng góp về lý thuyết. 13
1.5.2. Đóng góp về thực tiễn . 13
1.6. Điểm mới của luận án nghiên cứu . 14
1.7. Bố cục của luận án . 14iv
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.16
2.1. Khái niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài.16
2.1.1. Khái niệm .16
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của FDI.18
2.2. Các lý thuyết liên quan đến nguyên nhân hình thành đầu tư trực tiếp nước
ngoài.19
2.3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài.28
2.4. Ưu và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài .30
2.5. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.31
2.6. Xu hướng FDI trên thế giới những năm gần đây.34
2.7. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường đầu tư nước ngoài.35
2.7.1.Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường đầu tư.35
2.7.2. Các chỉ tiêu đánh giá môi trường đầu tư phổ biến.37
2.8. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài.41
2.8.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài thúc đẩy từ quốc gia đầu tư .41
2.8.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố thu hút tác động đến đầu tư trực
tiếp từ phía quốc gia tiếp nhận đầu tư .46
2.8.3. Các nghiên cứu thực nghiệm phối hợp hai nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy
tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.50
2.9. Xác định khoảng trống nghiên cứu .53
2.9.1. Khoảng trống về lý thuyết.54
2.9.2. Khoảng trống về thực nghiệm.54
2.10. Đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu .55
2.10.1. Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu.55v
2.10.2. Mối quan hệ giữa nhóm các nhân tố thúc đẩy từ nước chủ nhà với quyết
định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp xuất khẩu vốn .55
2.10.3. Mối quan hệ giữa nhóm các nhân tố thu hút từ phía nước tiếp nhận vốn
FDI với quyết định đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp xuất khẩu vốn.57
2.10.4. Mối quan hệ giữa động cơ đầu tư với việc ra quyết định đầu tư .60
2.10.5. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất .62
2.11. Tóm tắt chương hai .63
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .64
3.1. Thiết kế nghiên cứu.64
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu.64
3.1.2. Quy trình nghiên cứu .65
3.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập, xử lý dữ liệu .69
3.3. Thang đo khái niệm nghiên cứu.74
3.3.1. Thang đo nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy từ phía nước xuất khẩu vốn.75
3.3.1.1. Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường từ phía nước xuất khẩu vốn.75
3.3.1.2. Thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh từ phía nước xuất khẩu vốn.75
3.3.1.3. Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư từ phía nước xuất khẩu
vốn.76
3.3.2. Thang đo nghiên cứu các nhân tố thu hút từ phía nước nhập khẩu vốn .77
3.3.2.1. Thang đo Kinh tế vĩ mô và thị trường của nước nhập khẩu vốn .77
3.3.2.2. Thang đo Yếu tố sản xuất kinh doanh của nước nhập khẩu vốn .77
3.3.2.3. Thang đo Cơ sở hạ tầng của nước nhập khẩu vốn .78
3.3.2.4. Thang đo Quy định, chính sách liên quan đến đầu tư của nước nhập khẩu
vốn.79
3.3.2.5. Thang đo Văn hóa, địa lý, chính trị của nước nhập khẩu vốn .79
3.3.3. Thang đo Quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài .80
3.4. Điều chỉnh thang đo thông qua kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ.80vi
3.5. Phân tích kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng.83
3.5.1. Phân tích kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo.83
3.5.1.1. Kết quả đánh giá tin cậy thang đo các nhóm nhân tố thúc đẩy từ Việt Nam
.84
3.5.1.2. Kết quả đánh giá tin cậy thang đo các nhóm nhân tố thu hút từ Campuchia
.84
3.5.2. Phân tích kết quả đánh giá giá trị thang đo.87
3.6. Tóm tắt chương ba .90
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC.91
4.1. Phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu .91
4.2. Phân tích thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu.93
4.3. Đánh giá chung về độ tin cậy và giá trị thang đo.95
4.4. Phân tích giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá .97
4.5. Phân tích kết quả khẳng định các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực
tiếp của DNVN sang Campuchia .103
4.5.1. Phân tích kết quả kiểm định chung về mức độ phù hợp của mô hình .104
4.5.2. Phân tích kết quả kiểm định giá trị hội tụ của thang đo.104
4.5.3. Phân tích kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm .107
4.6. Phân tích kết quả kiểm định mô hình lý thuyết.110
4.6.1. Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H1 .111
4.6.2. Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H2 và H3 .115
4.6.3. Ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap.119
4.6.4. Phân tích kết quả ước lượng tham số thành phần .120
4.6.4.1. Phân tích kết quả ước lượng tham số theo nhóm nhân tố thúc đẩy .120
4.6.4.2. Phân tích kết quả ước lượng tham số theo nhóm nhân tố thu hút.121
4.7. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức.123vii
4.7.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với kết quả nghiên
cứu định lượng được chấp nhận.125
4.7.2. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với kết quả nghiên
cứu định lượng bị bác bỏ.125
4.7.3. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với các khó khăn, cản
trở hoạt động FDI của doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia.127
4.8. Phân tích sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố tác động đến quyết định đầu
tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát .129
4.8.1. Phân tích sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố thúc đẩy từ Việt Nam đến
quyết định đầu tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát .129
4.8.2 Phân tích sự khác biệt trong đánh giá các nhân tố thu hút từ Campuchia đến
quyết định đầu tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát .132
4.9. Tóm tắt chương bốn .136
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH, QUẢN TRỊ RÚT RA
TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .138
5.1. Kết quả nghiên cứu chính .139
5.1.1. Kết quả xây dựng và phát triển thang đo khái niệm .139
5.1.2. Kết quả đề xuất mô hình lý thuyết .140
5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .141
5.3. Hàm ý và đóng góp của nghiên cứu.144
5.3.1. Cơ sở đề xuất các hàm ý .144
5.3.2. Hàm ý về mặt chính sách .145
5.3.2.1. Hàm ý về mặt chính sách đối với các cơ quan quản lý Việt Nam liên quan
đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .145
5.3.2.2. Hàm ý về mặt chính sách đối với các cơ quan quản lý của Campuchia liên
quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.146
5.3.3. Hàm ý về mặt quản trị.147viii
5.3.3.1. Hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư trực tiếp
nước ngoài.147
5.3.3.2. Hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp Việt Nam có ý định đầu tư trực tiếp
nước ngoài.149
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.149
KẾT LUẬN CHUNG .150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .
DANH MỤC PHỤ LỤC.
Phụ lục 1. Bảng tóm lược các công trình nghiên cứu điển hình liên quan đến luận
án . S1
Phụ lục 2. Bảng câu hỏi định tính khảo sát ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng, điều
chỉnh thang đo . S14
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi khảo sát định lượng sơ bộ . S18
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi khảo sát định lượng chính thức. S22
Phục lục 5. Phiếu tham vấn ý kiến chuyên gia về kết quả nghiên cứu . S26
Phụ lục 6. Kết quả xử lý dữ liệu nghiên cứu. S30
Phụ lục 7. Kết quả phỏng vấn chuyên gia người Campuchia . S91
Phụ lục 8. Một số hình ảnh tham gia khảo sát tại Campuchia của tác giả. S95
Phụ lục 9. Phân tích thực trạng về đầu tư trực tiếp của việt nam sang Campuchia
thời gian qua. S96
Phụ lục 10. Danh sách chuyên gia tham gia trả lời phỏng vấn . S116
304 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam: Trường hợp Campuchia - Lê Quang Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá trị phân biệt giữa các khái niệm
Để kiểm định giá trị phân biệt trong phân tích CFA, các nhà khoa học sử
dụng mô hình tới hạn (Saturated model). Mô hình tới hạn là mô hình mà trong đó,
các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau (Anderson & Gerbing, 1988;
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
108
Hình 4.1. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn (chuẩn hóa)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Theo kết quả mô hình đo lường tới hạn ở Hình 4.1 và bảng 4.14, Phụ lục
6.5b, 6.5c và 6.5d, cho thấy giá trị các hệ số tương quan và sai số đo lường giữa các
khái niệm đều lớn hơn 0 và khác 1. Ngoài ra, giá trị tới hạn (t-value) của các sai số
đo lường (Bảng 4.15) đều lớn hơn rất nhiều so với 1,96, nên xác suất sai lệch nhỏ
hơn 1% (theo Schumacker & Lomax, 2010) qua đó kết luận rằng các khái niệm
nghiên cứu đều đạt giá trị phân biệt và độ tin cậy cao cũng như đạt được tính đơn
hướng.
109
Bảng 4.14. Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu
trong mô hình đo lường tới hạn
Ước lượng
CPVN VDC ,529
CPVN CPC ,507
CPVN HTC ,560
CPVN KTC ,540
CPVN KTVN ,440
CPVN QCVN ,471
CPVN QCC ,580
QĐFDI CPVN ,549
VDC CPC ,503
VDC HTC ,526
VDC KTC ,462
VDC KTVN ,490
VDC QCVN ,538
VDC QCC ,540
QĐFDI VDC ,483
CPC HTC ,474
CPC KTC ,449
CPC KTVN ,513
CPC QCVN ,443
CPC QCC ,557
QĐFDI CPC ,521
HTC KTC ,561
HTC KTVN ,465
HTC QCVN ,526
HTC QCC ,576
QĐFDI HTC ,528
KTC KTVN ,364
KTC QCVN ,454
KTC QCC ,538
QĐFDI KTC ,503
KTVN QCVN ,471
KTVN QCC ,513
QĐFDI KTVN ,457
QCVN QCC ,580
QĐFDI QCVN ,467
QĐFDI QCC ,560
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
110
Bảng 4.15. Phương sai sai số và khái niệm nghiên cứu do ML ước lượng
trong mô hình đo lường tới hạn
Ước
lượng
S.E.
Critical
Value (t-
value)
P
L
ab
el
Ước
lượng
S.E.
Critical
Value (t-
value)
P
L
ab
el
CPVN ,605 ,083 7,295 ***
e16 ,915 ,069 13,350 ***
VDC ,788 ,088 8,996 ***
e17 ,980 ,073 13,411 ***
CPC ,509 ,070 7,217 ***
e19 ,823 ,063 12,971 ***
HTC ,675 ,088 7,708 ***
e20 ,795 ,061 12,959 ***
KTC ,696 ,090 7,768 ***
e21 1,006 ,073 13,768 ***
KTVN ,613 ,089 6,901 ***
e22 ,811 ,062 13,142 ***
QCVN ,512 ,077 6,648 ***
e23 ,720 ,059 12,217 ***
QCC ,790 ,097 8,104 ***
e24 ,792 ,064 12,383 ***
QĐFDI ,609 ,089 6,866 ***
e25 ,842 ,067 12,472 ***
e1 ,863 ,064 13,384 ***
e26 ,693 ,059 11,801 ***
e2 ,801 ,061 13,107 ***
e27 ,805 ,066 12,280 ***
e3 ,746 ,058 12,839 ***
e29 ,820 ,071 11,611 ***
e4 ,928 ,068 13,589 ***
e30 ,914 ,072 12,651 ***
e5 1,052 ,074 14,220 ***
e31 ,643 ,071 9,088 ***
e6 ,819 ,061 13,499 ***
e32 ,768 ,064 12,073 ***
e8 ,621 ,052 11,952 ***
e33 ,910 ,078 11,627 ***
e9 1,139 ,080 14,154 ***
e34 ,753 ,071 10,599 ***
e10 ,827 ,064 12,880 ***
e35 ,769 ,066 11,612 ***
e11 ,836 ,064 13,035 ***
e36 ,664 ,061 10,804 ***
e12 ,690 ,056 12,307 ***
e37 ,783 ,064 12,316 ***
e13 ,698 ,055 12,757 ***
e38 ,828 ,071 11,684 ***
e14 ,878 ,070 12,613 ***
e39 ,763 ,070 10,949 ***
e15 ,850 ,066 12,829 ***
e40 ,967 ,081 11,982 ***
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
4.6. Phân tích kết quả kiểm định mô hình lý thuyết
Như đã trình bày trong Chương 2, mô hình nghiên cứu lý thuyết của luận án
gồm 3 giả thuyết nghiên cứu đó là xem xét mối quan hệ giữa nhóm nhân tố thu hút
và thúc đẩy (Giả thuyết H1), tiếp đến là đánh giá sự ảnh hưởng của các nhóm nhân
tố thu hút và thúc đẩy đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam (Giả thuyết H2 và H3). Quyết định đầu tư này được đánh giá bởi
3 biến quan sát trên cơ sở tìm kiếm mục tiêu là tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu
quả và tìm kiếm nguồn lực. Nhóm các nhân tố thúc đẩy (Push Factors) và nhóm các
111
nhân tố thu hút (Pull Factors) là nhóm nhân tố độc lập, nhân tố quyết định đầu tư
FDI là nhân tố phụ thuộc.
Với mục tiêu nghiên cứu đó, phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến
tính SEM được sử dụng để kiểm định giả thuyết H1, H2 và H3. Quy trình phân tích
tương tự như kiểm định thang đo nghiên cứu ở trên, phương pháp ước lượng ML
(Maximum Likelihood) được sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình. Lý
do, phương pháp ML được chọn để ước lượng vì dựa theo kết quả phân phối (ở
Bảng 4.2) của các biến quan sát có các Kurtoses và Skewnesses nằm trong khoảng
[-1, +1] (Muthén & Kaplan, 1985). Ngoài ra vì quy mô mẫu nghiên cứu là 489 (quy
mô mẫu không lớn) nên tác giả sử dụng phương pháp Bootstrap với mẫu 1000 để
kiểm tra độ tin cậy của các ước lượng (Schumacker & Lomax, 2010).
4.6.1. Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H1
Giả thuyết H1 được phát biểu như sau: Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa
Nhóm nhân tố thu hút từ thị trường nước ngoài với nhóm nhân tố thúc đẩy từ trong
nước đối với hoạt động FDI của các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết quả phân tích như ở Hình 4.2 cho thấy, mô hình có 518 bậc tự do, chi bình
phương có giá trị 591,593 với p là 0,013; Chi bình phương trên bậc tự do là 1,143
(nhỏ hơn 2), các chỉ số đo lường mức độ phù hợp khác của mô hình có giá trị khá
cao, trong đó chỉ số GFI đạt 0,934, TLI đạt 0,984, CFI đạt 0,986 (gần bằng 1),
RMSEA đạt 0,017 (nhỏ hơn 0,8). Qua đó, kết luận rằng mô hình này hoàn toàn phù
hợp với dữ liệu nghiên cứu.
112
Hình 4.2. Kết quả mối quan hệ tương quan giữa nhóm nhân tố thu hút
và nhóm nhân tố thúc đẩy
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Ngoài ra, dựa vào Bảng 4.16 và 4.17, với kết quả ước lượng các tham số
chính trong mô hình phân tích cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa (vì p=0,000
<5%) giữa nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy.
1,04
113
Bảng 4.16. Kết quả ước lượng các tham số trong kiểm định giả thuyết H1 (chưa
chuẩn hóa)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
114
Bảng 4.17. Kết quả ước lượng các tham số trong kiểm định giả thuyết H1 (chuẩn hóa)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
115
Tiếp theo, dựa vào kết quả phương sai và độ lệch chuẩn, giá trị tới hạn (t-
value) thấp nhất đạt 5,325 (lớn hơn 1,96) tại phụ lục 6.5g, cho thấy tất cả các biến
đo lường đều đạt mức ý nghĩa thống kê rất cao. Giá trị ước lượng các sai số đo
lường đều lớn hơn 0, cho thấy mô hình không bị hiện tượng Heywood1.
Mặt khác, với hệ số tương quan đạt 1,04 cho thấy có mối tương quan khá cao
giữa 2 nhóm nhân tố. Từ đó, kết luận rằng giả thuyết H1 được chấp nhận.
Bảng 4.18. Kết quả ước lượng hiệp phương sai của nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy
Ước lượng Độ lệch chuẩn C.R. P Label
PUSH PULL ,334 ,045 7,447 ***
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Bảng 4.19. Kết quả ước lượng tương quan của nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy
Ước lượng
PUSH PULL 1,044
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
4.6.2. Phân tích kết quả kiểm định giả thuyết H2 và H3
Điều chỉnh mô hình nghiên cứu chính thức
Như đã trình bày ở nội dung lý thuyết liên quan đến FDI, quyết định FDI có
thể được khuyến khích bởi nhóm nhân tố trong nước hoặc nhóm nhân tố thu hút từ
nước ngoài. Trên cơ sở đó, mục tiêu nghiên cứu chính của luận án này là đánh giá
sự tác động đồng thời của các nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy đến quyết định đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (cũng là kiểm định giả
thuyết H2 và H3). Nên nội dung này, tác giả luận án sử dụng mô hình SEM để kiểm
định và đo lường sự tác động đồng thời của 2 nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy với
phương pháp ước lượng ML. Ngoài ra, theo Muthén và Kaplan (1985), nếu có sự
tương quan lớn (lớn hơn 0,5) thì sự tương quan này sẽ làm biến dạng phương pháp
ước lượng ML, các giá trị Chi bình phương cũng như độ lệch chuẩn. Như vậy, dựa
theo hệ số tương quan rất cao của nhóm nhân tố thúc đẩy và nhóm nhân tố thu hút
(kiểm định giả thuyết H1 ở trên) nên tác giả luận án loại bỏ mối quan hệ tương quan
của 2 nhóm nhân tố thu hút và thúc đẩy trong kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính
1
Hiện tượng Heywood là hiện tượng trong mô hình nghiên cứu xuất hiện kết quả phương sai sai số
đo lường có giá trị âm, sẽ tạo ra mô hình đạt kết quả/giải pháp không đúng (Hair & cộng sự, 2009,
2014).
116
SEM dưới đây. Tuy nhiên 2 nhóm nhân tố này đều có mối quan hệ trong sự tác
động đồng thời đến quyết định FDI của các doanh nghiệp. Vì vậy mô hình SEM
dưới đây sẽ đánh giá đồng thời giả thuyết H2 và H3.
Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính như ở Hình 4.3 cho thấy, mô hình có 619 bậc
tự do, chi bình phương có giá trị 1057 với p là 0,000; chi bình phương trên bậc tự
do là 1,709 (nhỏ hơn 2), các chỉ số đo lường mức độ phù hợp khác của mô hình có
giá trị khá cao, trong đó chỉ số GFI đạt 0,905, TLI đạt 0,915, CFI đạt 0,921 (gần
bằng 1), RMSEA đạt 0,038 (nhỏ hơn 0,8). Qua đó, kết luận rằng mô hình này hoàn
toàn phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
117
Hình 4.3. Kết quả mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hóa)
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Kết quả kiểm định giả thuyết H2 và H3
Như đã trình bày ở chương 2, giả thuyết H2 và H3 được phát biểu như sau:
Giả thuyết (H2) Nhóm yếu tố thúc đẩy từ Việt Nam ảnh hưởng có ý nghĩa tích
cực đối với quyết định FDI của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài.
118
Kết quả ước lượng cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy
các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài từ nhóm nhân tố thúc đẩy, thể
hiện thông qua hệ số ước lượng là 0,331 với sai lệch chuẩn 0,097, với mức ý nghĩa
thống kê p= 0,000 (Bảng 4.20 & Bảng 4.21). Mặt khác dựa theo giá trị phương sai
của sai số đo lường đều lớn hơn 0 (không gặp hiện tượng Heywood) và giá trị tới
hạn (t-value) rất cao với giá trị thấp nhất đạt 4,458 (lớn hơn 1,96) tại phụ lục 6.6b,
6.6d, cho thấy mô hình đạt được mức ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 95%.
Như vậy giả thuyết H2 được chấp nhận đồng nghĩa nhóm nhân tố thúc đẩy là
nguyên nhân tác động đến sự dịch chuyển vốn FDI của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết (H3) Nhóm yếu tố thu hút từ phía Campuchia ảnh hưởng có ý
nghĩa tích cực đối với quyết định FDI của các doanh nghiệp Việt Nam sang quốc
gia này.
Tương tự, dựa vào kết quả ước lượng ở Bảng 4.20, 4.21, cho thấy có mối quan hệ
có ý nghĩa tích cực trong việc thu hút các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước
ngoài từ nhóm nhân tố thu hút từ nước tiếp nhận vốn (Campuchia), thể hiện thông
qua hệ số ước lượng là 0,57 với sai lệch chuẩn 0,101 và với mức ý nghĩa thống kê
p= 0,000. Kết quả này cũng không gặp hiện tượng Heywood, và đạt độ tin cậy rất
cao thông qua giá trị của sai số đo lường và giá trị tới hạn (t-value) (phụ lục 6.6b,
6.6d). Như vậy giả thuyết H3 được chấp nhận hay nhóm nhân tố thu hút tác động
đến quyết định FDI của các doanh nghiệp đầu tư vào.
Ngoài ra, dựa vào trọng số ước lượng, có thể kết luận rằng nhóm nhân tố thu
hút từ nước tiếp nhận vốn tác động nhiều hơn đến quyết định FDI so với nhóm nhân
tố thúc đẩy từ nước xuất khẩu vốn.
119
Bảng 4.20. Kết quả hệ số ước lượng từ mô hình nghiên cứu chính thức
(chưa chuẩn hóa)
Ước lượng S.E. C.R. P Label
QĐFDI <--- PUSH ,425 ,097 4,392 ***
QĐFDI <--- PULL ,728 ,101 7,212 ***
KTVN <--- PUSH 1,000
CPVN <--- PUSH ,948 ,152 6,252 ***
QCVN <--- PUSH 1,007 ,160 6,297 ***
KTC <--- PULL 1,000
CPC <--- PULL ,901 ,110 8,206 ***
HTC <--- PULL ,960 ,115 8,349 ***
QCC <--- PULL 1,077 ,122 8,822 ***
VDC <--- PULL 1,037 ,120 8,667 ***
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
Bảng 4.21. Kết quả hệ số ước lượng từ mô hình nghiên cứu chính thức (chuẩn hóa)
Ước lượng
QĐFDI <--- PUSH ,331
QĐFDI <--- PULL ,573
KTVN <--- PUSH ,658
CPVN <--- PUSH ,687
QCVN <--- PUSH ,687
KTC <--- PULL ,696
CPC <--- PULL ,685
HTC <--- PULL ,747
QCC <--- PULL ,779
VDC <--- PULL ,693
TKTT <--- QĐFDI ,621
TKNL <--- QĐFDI ,652
TKHQ <--- QĐFDI ,598
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
4.6.3. Ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap
Như đã trình bày ở mục 4.6., tác giả sử dụng phương pháp Bootstrap với số
mẫu lặp lại 1000 để đánh giá lại tham số ước lượng của mô hình.
Theo kết quả ước lượng bằng Bootstrap ở bảng 4.22 và phụ lục 6.6e, 6.6f, cho
thấy giá trị trung bình của các nhân tố chính trong mô hình với trị trung bình ước
lượng theo phương pháp ML (với mẫu N=489) khá gần nhau và độ chệch so sánh
giữa 2 phương pháp ước lượng khá nhỏ, ở nhiều tham số có độ chệch bằng 0. Vì
120
vậy, có thể kết luận tham số ước lượng trong mô hình nghiên cứu cấu trúc tuyến
tính đạt độ tin cậy cao.
Bảng 4.22. Kết quả ước lượng các mối quan hệ chính trong mô hình bằng
Bootrap với mẫu là 1000
Mối quan hệ
Sai
lệch
chuẩn
Sai lệch
chuẩn của
sai lệch
chuẩn
Ước
lượng
bằng ML
Ước
lượng
bằng
Bootstrap
Độ
chệch
Sai
lệch
chuẩn
của độ
lệch
QĐFDI <--- PUSH ,098 ,002 ,331 ,333 ,002 ,003
QĐFDI <--- PULL ,075 ,002 ,573 ,571 -,002 ,002
KTVN <--- PUSH ,061 ,001 ,658 ,655 -,002 ,002
CPVN <--- PUSH ,060 ,001 ,687 ,691 ,004 ,002
QCVN <--- PUSH ,064 ,001 ,687 ,685 -,002 ,002
KTC <--- PULL ,038 ,001 ,696 ,695 -,001 ,001
CPC <--- PULL ,039 ,001 ,685 ,685 ,000 ,001
HTC <--- PULL ,039 ,001 ,747 ,750 ,002 ,001
QCC <--- PULL ,038 ,001 ,779 ,779 ,001 ,001
VDC <--- PULL ,036 ,001 ,693 ,693 ,000 ,001
TKTT <--- QĐFDI ,037 ,001 ,621 ,622 ,000 ,001
TKNL <--- QĐFDI ,037 ,001 ,652 ,653 ,001 ,001
TKHQ <--- QĐFDI ,040 ,001 ,598 ,599 ,001 ,001
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS
4.6.4. Phân tích kết quả ước lượng tham số thành phần
4.6.4.1. Phân tích kết quả ước lượng tham số theo nhóm nhân tố thúc đẩy
Dựa theo kết quả nghiên cứu, nhân tố Quy định - chính sách liên quan đến đầu
tư và nhân tố Yếu tố sản xuất kinh doanh ở Việt Nam cùng có trọng số (0,687) cao
hơn nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị trường (0,658). Qua đó cho thấy, nếu các quy định
chính sách liên quan đến đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng thuận tiện
thì càng khuyến khích DNVN đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn. Tương tự như thế,
nếu các Yếu tố sản xuất kinh doanh ở Việt Nam ngày càng có chi phí cao hơn, mức
độ sẵn có ngày càng ít hơn thì sẽ thúc đẩy các DNVN đầu tư ra nước ngoài. Bên
cạnh đó, nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị trường cũng có ý nghĩa tích cực trong thúc
đẩy các DNVN đầu tư ra nước ngoài.
121
Nếu xét riêng từng nhân tố bộ phận từ nhóm nhân tố thúc đẩy, trong nhân tố
Kinh tế vĩ mô và thị trường của Việt Nam, biến KTVN3 (Chính sách tài chính tiền
tệ, lãi suất của VN hay thay đổi bất lợi cho nhà đầu tư) có trọng số cao nhất (0,742),
qua đó cho thấy yếu tố này tác động lớn nhất đối với nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị
trường thúc đẩy từ Việt Nam.
Phân tích tương tự, biến CPVN3 (Chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng ở VN cao) có
trọng số cao nhất (0,683) trong nhân tố Yếu tố sản xuất kinh doanh (CPVN) thúc đẩy
từ Việt Nam.
Biến QCVN3 (Quy định về khai thác tài nguyên của Việt Nam ngày càng
tăng) có trọng số cao nhất (0,71) trong nhân tố Quy định chính sách liên quan đến
đầu tư thúc đẩy từ Việt Nam.
4.6.4.2. Phân tích kết quả ước lượng tham số theo nhóm nhân tố thu hút
Cũng theo kết quả nghiên cứu, thứ tự trọng số nhân tố từ cao đến thấp, lần lượt
các nhân tố tác động đến nhóm nhân tố thu hút từ nước tiếp nhận vốn đầu tư là:
nhân tố Quy định chính sách liên quan đến đầu tư của Campuchia (0,779), nhân tố
Cơ sở hạ tầng (0,747), nhân tố Kinh tế vĩ mô và thị trường của Campuchia (0,696),
nhân tố Văn hóa - địa lý - chính trị (0,693), nhân tố Yếu tố sản xuất kinh doanh của
Campuchia (0,685).
Xét riêng từng nhân tố bộ phận, biến KTC3 (Tốc độ tăng trưởng của thị
trường Campuchia nhanh) có trọng số cao nhất (0,714) trong nhân tố Kinh tế vĩ mô
và thị trường Campuchia, biến CPC3 (Chi phí khai thác tài nguyên thiên nhiên ở
Campuchia thấp) có trọng số cao nhất (0,661) trong nhân tố Yếu tố sản xuất kinh
doanh ở Campuchia, biến HTC8 (Hệ thống tài chính ngân hàng ở Campuchia đáp
ứng yêu cầu doanh nghiệp) có trọng số cao nhất (0,715) trong nhân tố Cơ sở hạ tầng
ở Campuchia, biến QCC2 (Quy định, thủ tục về cấp phép đầu tư của Campuchia dễ
dàng) có trọng số cao nhất (0,762) trong nhân tố Quy định chính sách liên quan đến
đầu tư của Campuchia, biến VDC1 (Campuchia và Việt Nam có vị trí địa lý gần
nhau) có trọng số cao nhất (0,752) trong nhân tố Văn hóa - địa lý - chính trị của
122
Campuchia, bên cạnh đó biến VDC8 (Tình trạng tham nhũng Campuchia ít) cũng
có trọng số khá cao (0,735).
Bảng 4.23. Kết quả tham số ước lượng thành phần các nhân tố trong mô hình
nghiên cứu chính thức (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ AMOS)
Ước lượng
KTVN3 <--- KTVN ,742
KTVN2 <--- KTVN ,594
KTVN1 <--- KTVN ,661
CPVN3 <--- CPVN ,683
CPVN2 <--- CPVN ,668
CPVN1 <--- CPVN ,644
CPVN4 <--- CPVN ,620
CPVN5 <--- CPVN ,556
CPVN6 <--- CPVN ,627
QCVN3 <--- QCVN ,710
QCVN2 <--- QCVN ,645
QCVN1 <--- QCVN ,626
KTC3 <--- KTC ,714
KTC2 <--- KTC ,680
KTC1 <--- KTC ,680
KTC4 <--- KTC ,692
CPC5 <--- CPC ,644
CPC3 <--- CPC ,661
CPC1 <--- CPC ,646
CPC6 <--- CPC ,608
CPC7 <--- CPC ,600
HTC4 <--- HTC ,601
HTC2 <--- HTC ,669
HTC1 <--- HTC ,675
HTC5 <--- HTC ,662
HTC8 <--- HTC ,715
QCC3 <--- QCC ,677
QCC2 <--- QCC ,762
QCC1 <--- QCC ,695
VDC5 <--- VDC ,695
VDC6 <--- VDC ,683
VDC8 <--- VDC ,735
VDC2 <--- VDC ,581
VDC1 <--- VDC ,752
TKTT <--- QĐFDI ,621
TKNL <--- QĐFDI ,652
TKHQ <--- QĐFDI ,598
123
4.7. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức
Như đã trình bày ở nội dung phương pháp nghiên cứu, ở nội dung này, tác giả
luận án thực hiện nghiên cứu định tính không phải nhằm mục đích điều chỉnh hay
khám phá thang đo mà nhằm có thêm những ý kiến chuyên sâu, thảo luận rõ hơn và
đối chiếu kết quả nghiên cứu định tính với kết quả nghiên cứu định lượng chính
thức. Kết quả nghiên cứu này sẽ diễn giải cho các kết quả nghiên cứu định lượng
chính thức được chấp nhận và các kết quả đã bị bác bỏ. Ngoài ra nội dung nghiên
cứu này còn nhằm khám phá thêm các khó khăn đang cản trở hoạt động FDI của
doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia, để từ đó tác giả có thêm cơ sở để đề xuất
hàm ý nghiên cứu và giải pháp để thúc đẩy FDI doanh nghiệp Việt Nam sang
Campuchia nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Chính vì vậy, đặc điểm mẫu trong bước nghiên cứu này là những chuyên gia,
nhà quản trị doanh nghiệp rất am hiểu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cả về thực
tiễn lẫn lý thuyết (Chi tiết tại bảng 4.25 và phụ lục 10)
Bảng 4.24. Bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu được chấp nhận và bác bỏ từ nghiên
cứu định lượng chính thức
Nhóm nhân tố thúc đẩy Nhóm nhân tố thu hút
Các kết quả được chấp
nhận
KTVN1, KTVN2, KTVN3;
CPVN1, CPVN2, CPVN3,
CPVN4, CPVN5, CPVN6;
QCVN1, QCVN2, QCVN3;
KTC1, KTC2, KTC3, KTC4;
CPC1, CPC3, CPC5, CPC6,
CPC6, CPC7; HTC1, HTC2,
HTC4, HTC5, HTC8; QCC1,
QCC2, QCC3; VDC1, VDC2,
VDC5, VDC6, VDC8.
Các kết quả bị bác bỏ CPC4, HTC6, VDC4
Nguồn: Tác giả
124
Bảng 4.25. Mô tả đặc trưng các đáp viên phỏng vấn chuyên gia
TT
Mã
hóa
Chức vụ Tên tổ chức Mô tả công việc/chuyên môn liên quan
đến hoạt động đầu tư tại Campuchia
1 CG7
Phó Trưởng ban
Thẩm định và cấp
phép dự án đầu tư
Hội đồng phát
triển Campuchia
(CDC)
- Phụ trách thẩm định, cấp giấy phép
đầu tư nước ngoài vào Campuchia.
2 CG8 Đại diện kinh tế
Tổng hội
Campuchia gốc
Việt tại Phnom-
penh
- Cầu nối liên lạc doanh nghiệp Việt
Nam tại Campuchia.
- Cung cấp các thông tin xúc tiến
thương mại, đầu tư của Campuchia cho
các doanh nghiệp Việt Nam.
- Tham gia hỗ trợ các chương trình giao
lưu văn hóa Việt Nam – Campuchia.
3 CG9
Chuyên gia cao
cấp
Giảng viên
Đại học Kinh tế
Tp.HCM
- Chuyên gia về Đầu tư nước ngoài.
- Tác giả luận án nghiên cứu: “Chiến
lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế”, bảo vệ năm 2010, ĐH Kinh
tế Tp.HCM.
4 CG10
Chuyên gia cao
cấp
Giảng viên
Đại học Kinh tế
Luật, ĐH Quốc gia
Tp.HCM
- Chuyên gia về Tài chính, Đầu tư quốc
tế.
5 CG11
Chuyên gia
Marketing
Giảng viên
ĐH Tài chính -
Marketing
- Tham gia phiên dịch, xúc tiến thương
mại, hợp tác song phương Việt Nam -
Campuchia.
- Tác giả luận án nghiên cứu: “Nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp VN tại thị trường Campuchia
đến năm 2020”, bảo vệ năm 2011, ĐH
Kinh tế Tp.HCM.
6 CG12
GĐ Chi nhánh
Tp.HCM
CTCP XNK Sa
Giang
- Điều hành hoạt động xuất khẩu, mở
rộng thị trường trong nước và quốc tế
của CTCP Sa Giang, Chi Nhánh Hồ
Chí Minh
7 CG13 Chủ doanh nghiệp DNTN Hiếu Lệ
- Quản trị toàn bộ hoạt động doanh
nghiệp: trồng, khai thác lúa mì để nhập
khẩu về cung cấp cho các doanh nghiệp
làm thức ăn thủy sản ở Việt Nam
8 CG2 Phó Giám đốc
Ngân hàng Quân
đội (MB Bank)
- Ra quyết định liên quan đến hoạt
động kinh doanh tín dụng của MB
Bank tại Campuchia
9 CG14
Phó Tổng giám
đốc
Metfone
(Viettel)
- Điều hành hoạt động kinh doanh viễn
thông của Công ty Metfone tại
Campuchia.
10 CG15 Giám đốc Vinamilk
- Tham gia thành lập, tư vấn hoạt động
kinh doanh Nhà máy Angkor Milk tại
Campuchia.
Nguồn: Tác giả
125
4.7.1. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với kết quả nghiên
cứu định lượng được chấp nhận
Theo chuyên gia CG12: “Trình độ khoa học công nghệ của Campuchia rất lạc
hậu, và hầu như họ không có gì sau Giải phóng năm 1979, hàng hóa chủ yếu do
thương nhân Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam cung ứng, cái họ có chỉ là đất đai,
và sức lao động nên doanh nghiệp buôn bán gì cũng được”. Qua đó có thể cho thấy
rằng thị trường Campuchia có tiềm năng lớn để các doanh nghiệp Việt Nam sang
đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với nhóm nhân tố
Kinh tế vĩ mô và thị trường của Campuchia (làm rõ thêm cho các biến KTC1,
KTC2).
Theo quan điểm của chuyên gia CG8, khoảng cách thủ đô Phnompenh và
Tp.HCM chỉ khoảng 230 km nên vị trí địa lý khá gần để các doanh nghiệp Việt
Nam sang đầu tư, kinh doanh (giải thích rõ hơn cho biến VDC1), ngoài ra đường xá
giao thông nối liền Việt Nam và Campuchia ngày càng được cải thiện nên vận
chuyển hàng hóa, đầu tư của doanh nghiệp hai nước càng thuận lợi hơn, chẳng hạn
chỉ mất khoảng 5 giờ đồng hồ để ngồi xe từ Tp.HCM đến thủ đô Phnompenh (giải
thích rõ hơn cho biến HTC2).
Ngoài ra, cùng quan điểm với chuyên gia CG10, chuyên gia CG15 cho biết,
việc Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập ngày 31/12/2015 (AEC), giúp cho
việc tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam sang Campuchia và ngược lại
thuận tiện hơn (Giải thích thêm cho biến VDC2, 2 nước nằm trong khối ASEAN),
chẳng hạn xe Container vận chuyển hàng hóa chạy từ Việt Nam sang 25 tỉnh thành
Campuchia giờ đây không cần sang xe, chuyển tải tại cửa khẩu như trước kia nữa,
điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận tải, kiểm tra, bốc xếp hàng hóa cho
các doanh nghiệp.
4.7.2. Phân tích kết quả nghiên cứu định tính chính thức đối với kết quả nghiên
cứu định lượng bị bác bỏ
Đồng quan điểm với chuyên gia CG9, chuyên gia CG7 cũng khẳng định rằng
thủ tục cấp phép đầu tư vào Campuchia dễ dàng nhưng các thủ tục hành chính, các
126
khoản thuế phí khi triển khai dự án đầu tư chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp FDI, chẳng hạn như một doanh nghiệp cao su khi đầu tư sang Campuchia
theo quy định phải xây, hoặc sắp xếp chỗ ở cho công nhân, tuy nhiên chính phủ
Campuchia sẽ thu thêm 20% khoản tiền trên số tiền sắp xếp chỗ ở cho công nhân
mà công ty trả, chi phí mua gạo, thực phẩm cấp thêm cho công nhân người
Campuchia, khoản tiền này Campuchia gọi là thuế Free benefits (tác giả tạm dịch là
thuế tiện ích đối với người lao động) (Giải thích bổ trợ thêm cho biến QCC1 và loại
bỏ biến CPC4).
Ngoài ra theo chuyên gia CG15, chi phí ăn uống cho người lao động tại
Campuchia khá đắt đỏ, Angkor Milk hiện chi trả tương đương 1,3USD cho một suất
ăn cho người lao động tại nhà máy và công ty cũng phải nộp thêm thuế Free
benefits bằng 20% trên 1,3USD. Điều này nghĩa là thủ tục cấp phép FDI của
Campuchia dễ dàng nhưng khi triển khai dự án doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó
khăn khác và làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo chuyên gia CG13: “Văn hóa của người dân Campuchia bản chất là văn
hóa tiểu nông/văn hóa cộng đồng, họ chỉ nghĩ trong ngắn hạn hơn là dài hạn, họ
trung thành với những cái đã có/những điều họ đã tin tưởng do được xây dựng qua
nhiều thế hệ”. Ngoài ra, chuyên gia CG11 cho biết thêm “có lẽ xuất phát từ lịch sử
thời kỳ chế độ Pol Pot – buổi sáng có thể sống, buổi chiều có thể bị xử tử mà người
dân Campuchia không sống tiết kiệm, có bao nhiêu xài bấy nhiêu, mức thu nhập
trung bình thấp hơn Việt Nam nhưng nhiều ngư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_tac_dong_den_quyet_dinh_dau_t.pdf