Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch củathông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. 1

2. Tổng quan nghiên cứu và nhận diện khoảng trống nghiên cứu. 3

3. Mục tiêu nghiên cứu.17

4. Câu hỏi nghiên cứu .18

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.18

6. Phương pháp nghiên cứu. .19

7. Đóng góp của luận án.19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH

MINH BẠCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .21

1.1. Tổng quan về minh bạch thông tin trên BCTC .21

1.1.1. Minh bạch thông tin.21

1.1.2. Thông tin trên Báo cáo tài chính.22

1.1.3. Minh bạch thông tin trên BCTC.23

1.2. Vai trò của minh bạch thông tin trên BCTC .23

1.3. Tiêu chí đánh giá và đo lường mức độ minh bạch thông tin trên Báo cáo

tài chính .25

1.3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC.25

1.3.2. Đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC .27

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của các thông tin trên BCTC29

1.4.1. Một số lý thuyết nền tảng.30

1.4.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.39

CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI

NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .40

2.1. Doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp phi tài chính niêm yết.40

2.1.1. Doanh nghiệp niêm yết .40

pdf179 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch củathông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC cũng cho rằng kiểm soát nội ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng của thông tin trên BCTC. Từ những căn cứ trên kết hợp với việc kế thừa các nghiên cứu trước, có điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với quy định của Việt Nam, tác giả sử dụng 5 tiêu chí để đo lường KSNB ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY (Bảng 3.2) (2) Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Yếu tố quan trọng nhất trong cơ cấu quản trị công ty là HĐQT. Các nghiên cứu trước đây cho thấy HĐQT có ba vai trò chính: (1) chiến lược: quá trình mà các thành viên HĐQT phải thực hiện là định hướng, tương lai, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp; (2) giám sát và kiểm soát Ban điều hành và (3) thực hiện vai trò là cung cấp dịch vụ, đó là hỗ trợ Ban điều hành đặc biệt là Tổng giám đốc (CEO). Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào vai trò thứ hai đó là giám sát và kiểm soát. Theo Nghị định 71 về quản trị công ty đối với các DNNY, HĐQT có trách nhiệm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của 72 pháp luật, điều lệ và quy định nội bộ của công ty; công ty niêm yết cần hạn chế tối đa thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh điều hành của công ty để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng 01 niêm yết; cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra những bằng chứng cho thấy những doanh nghiệp khi kiêm nhiệm hai chức danh thì công bố ít thông tin hơn (Gul và Leung, 2004). Theo lý thuyết đại diện, việc kết hợp hai chức năng này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng kiểm soát của HĐQT. Theo nghiên cứu của Bader Al Shammari (2010), việc kiêm nhiệm này dẫn đến việc xu hướng che dấu những thông tin bất lợi của doanh nghiệp đến với cổ đông. Tính minh bạch thông tin sẽ gia tăng chỉ khi tách hai chức năng Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT (Jouini Fathi, 2013). Mặt khác, theo nghiên cứu thực nghiệm của David B. Farber (2004) xem xét 87 doanh nghiệp trước và sau thời điểm phát hiện gian lận tại Hoa kỳ, Ông kết luận những doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm hai chức năng thì số lượng gian lận nhiều hơn. Tuy nhiên, theo Cheng và Courtenay (2004) nghiên cứu 104 doanh nghiệp niêm yết tại Singapore thì việc kiêm nhiệm hai chức danh không có mối tương quan đến mức độ minh bạch thông tin tài chính. Thành viên HĐQT, đặc biệt là các thành viên độc lập giúp nâng cao vai trò giám sát của HĐQT (Fama và Jensen, 1983; Agrawal và Knoeber, 1996). Họ có thể giúp giảm thiểu cơ hội che dấu thông tin của những nhà quản lý (Kelton và Yang, 2008). Theo David B. Farber (2004), Ienciu (2012) tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì tỷ lệ gian lận và phù phép gian lận càng thấp. Mặt khác, Mohamed Akhtaruddin và các cộng sự (2009); Eugene C.M. Cheng, Stephen M. Courtenay (2006), Chiraz Ben Ali (2009), Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki (2009) Ienciu (2012) cho rằng với tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức độ công bố các thông tin tự nguyện cũng như các thông tin phi tài chính càng nhiều (> 50% thì mức độ công bố tự nguyên cao hơn những doanh nghiệp không có thành viên HĐQTĐL). Bên cạnh đó, thành viên HĐQTĐL còn giúp nâng tinh minh bạch của thông tin trên BCTC công bố. Trên cơ sở kế thừa thang đo của các nghiên cứu trước, đảm bảo phù hợp với các quy định tại Việt Nam, tác giả sử dụng 3 tiêu chí để đo lường HĐQT ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY (Bảng 3.2) 73 (3) Ban giám đốc Ban giám đốc là thành phần thiết lập cho môi trường kiểm soát tại DN trong đó có kiểm soát quá trình soạn lập và công bố BCTC (Nguyễn Đình Hùng, 2010). Do đặc tính công việc nên nhà quản lý của DN nói chung, Ban giám đốc nói riêng là những người có đầy đủ nhất các thông tin về DN, đặc biệt là các thông tin tài chính. Họ còn là những người ra các quyết định quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả các hoạt động kinh doanh của DN nên thường biết trước các thông tin trước khi quyết định công bố. Đối với thông tin trên báo cáo tài chính cũng vậy, Ban giám đốc là người quyết định các chính sách kế toán phù hợp với các yêu cầu quản lý để áp dụng trong quá trình xử lý dữ liệu. Cho đến khi thông tin tài chính hình thành, trước khi công bố, Ban giám đốc cũng là những người quyết định sẽ công bố những thông tin nào, thời điểm công bố thông tinNgoài ra, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Nghị định 71/2017/CP về quản trị công ty đều quy định trách nhiệm trong việc lập và trình bày và công bố báo cáo tài chính trước tiên thuộc về chính ban giám đốc doanh nghiệp. Do vậy, việc am hiểu các quy định liên quan đến việc lập, trình bày và công bố BCTC của BGĐ đến sẽ ảnh hưởng tới tính minh bạch của thông tin trên BCTC.Nghiên cứu của Zhara và các tác giả (2000), cho thấy số lượng các thành viên của Ban giám đốc càng am hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan đến công bố thông tin sẽ làm gia tăng tính minh bạch thông tin trên BCTC.Tuy nhiên, việc am hiểu các quy định không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc tuân thủ tốt. Một trong những yếu tố chủ quan đó là ý thức tuân thủ của BGĐ. Ban giám đốc có thể dễ dàng thay đổi các yếu tố liên quan đến thông tin công bố theo chiều hướng có lợi cho DNPTCNY hoặc cho cá nhân hơn là cho các đối tượng sử dụng. Nếu điều này dẫn đến sự minh bạch của thông tin tài chính sẽ giảm sút vì sự bất cân xứng về thông tin sẽ xảy ra. Ngoài ra, Ban GĐ của DNPTCNY có thể phải chịu nhiều sức ép từ các cổ đông và Nhà đầu tư, nhất là vào những thời điểm khó khăn. Nếu kinh doanh lâm vào tình trạng khó khăn, có nguy cơ phá sản hoặc thu hẹp qui mô kinh doanh, dẫn đến thua lỗ, nhưng thông thường, DNPTCNY vẫn muốn có một BCTC đẹp để làm lài lòng Nhà đầu tư (vì uy tín, vì giá trị công ty, cổ phiếu và chính ban lãnh đạo lại là các cổ đông chủ chốt, hoặc họ có thể muốn bán được cổ phiếu với giá cao trước khi BCTC thể hiện tình trạng xấu được công bố). Tất cả những điều này có thể tạo nên sức ép cho BGĐ doanh nghiệp trong việc thiết lập và trình bày một BCTC trung thực và hợp lý. Theo kết của Barnea và các tác giả (1985), chứng minh khi nhà quản lý của công ty sở hữu 74 những thông tin quan trọng hoặc mang tính chất bí mật thì sẽ dẫn đến thông tin bất cân xứng, điều này sẽ dẫn đến rủi ro về đạo đức, các lựa chọn sai lệch và do đó giảm sự minh bạch của thông tin. Như vậy, để đo lường mức độ ảnh hưởng của BGĐ đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY, tác giả sử dụng 3 tiêu chí để đo lường được thể hiện chi tiết ở Bảng 3.2. (4) Ban kiểm soát Ban kiểm soát của công ty bao gồm các chuyên gia về tài chính và các thành viên không điều hành có trách nhiệm giám sát tình hình tài chính công ty, tính hợp pháp trong các hoạt động của các thành viên HĐQT, Tổng giảm đốc/giám đốc điều hành, sự phối hợp hoạt động giữa BKS với HĐQT và Tổng giám đốc/giám đốc điều hành với cổ đông và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công ty và cổ đông (Nghị định 71/2017- CP). Theo luật doanh nghiệp Việt nam (2014), BKS có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong tổ chức công tác kế toán và lập BCTC. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và 6 tháng của công ty. Về thành viên BKS, theo quy chế QTCT chỉ quy định thành viên BKS không phải là người trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty, điều đó có nghĩa là các thành viên BKS có thể là nhân viên của công ty nhưng không thuộc bộ phận trên. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong BKS càng cao có liên quan thuận với sự minh bạch thông tin BCTC, đồng thời tỷ lệ thành viên trong BKS có chuyên môn về kế toán càng cao thì sẽ gia tăng mức độ minh bạch của BCTC. Do vậy, tác giả sử dụng 4 tiêu chí để đo lường mức độ ảnh hưởng của Ban kiểm soát đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước và các quy định tại Việt Nam (Bảng 3.2) (5) Nhân viên kế toán Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, trước hết phải đảm bảo được yêu cầu cơ bản là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Năng lực chuyên môn sẽ được thể hiện trong quá trình làm việc: khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệpHơn nữa, nhân viên kế toán là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung 75 ứng báo cáo tài chính, là người trực tiếp thực hiện việc xử lý và ghi chép các giao dịch kinh tế phát sinh và lập BCTC theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Việc am hiểu và vận dụng đúng các quy định hiện hành sẽ giúp cho tính minh bạch của thông tin kế toán gia tăng. Kế toán trong các DNPTCNY thì đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn cao hơn do các DNPTCNY có quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh phức tạp, hình thức sở hữu đa dạng. Ví dụ như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có một số đặc điểm như chu trình kinh doanh kéo dài, hoạt động phân tán trên địa bàn rộng, giá trị các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài sản và nguồn vốn, hoạt động xây dựng khá phức tạp thường xuyên phát sinh các khoản chi phí ngoài dự toán. Quá trình bàn giao, nghiệm thu, hoàn thiện các thủ tục pháp lý kéo dài. Hoạt động xây dựng cơ bản cũng dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện kinh tế vĩ mô. Do vậy, quá trình soạn lập BCTC tại các doanh nghiệp này cũng dễ xảy ra tình trạng sai sót, hoặc chưa có đầy đủ các căn cứ ghi nhận giá trị đầu tư xây dựng. Như vậy, việc việc rõ về quy trình và đặc điểm SXKD của DNPTCNY sẽ làm ảnh hưởng tích cực đến tính minh bạch thông tin trên BCTC. Ngoài yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên kế toán phải có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Do những đặc điểm của DNPTCNY, kế toán chịu áp lực từ cơ quan quản lý, cấp trên, người lãnh đạo hoặc quan hệ quan hệ cá nhân; bị yêu cầu làm những việc trái với chuẩn mực chuyên môn, dễ xuất hiện mâu thuẫn về lòng trung thành với chuẩn mực chuyên môn, điều này có thể dẫn đến BCTC được lập không đảm bảo tính trung thực và làm giảm tính minh bạch của các thông tin trên BCTC. Từ những phân tích trên đồng thời kế thừa nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016) và các quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp kế toán trong Luật Kế toán 88(2015) và Thông tư 70/2015 về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, tác giả sử dụng 3 tiêu chí để đo lường sự ảnh hưởng của nhân viên kế toán đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY (Bảng 3.2) (6) Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý cho việc lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNPTCNY hiện nay bao gồm: Hệ thống luật, chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán; các quy định liên quan đến công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và các chế tài xử phạt cũng như trách nhiệm của các bên liên quan. Một môi trường pháp lý đầy đủ, rõ ràng nghĩa là đảm bảo bao quát hết tất cả các vấn đề liên 76 quan đến việc lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, một môi trường pháp lý hoàn thiện đòi hỏi phải có sự phù hợp tức là phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phải cập nhật để phù hợp với xu thế phát triển, không lạc hậu, lỗi thời, dễ vận dụng vào thực tiễn. Nếu các quy định và hướng dẫn chưa phù hợp hoặc không phù hợp với thực tế dẫn đến việc các DNPTCNY và các kiểm toán viên có những cách hiểu và áp dụng không thống nhất đối với cùng một vấn đề làm hạn chế đến tính minh bạch BCTC. Hơn nữa, Chế tài xử phạt và trách nhiệm của các bên liên quan cũng là yếu tố quan trọng giúp cho môi trường pháp lý hoàn thiện. Riêng đối với các DNPTCNY trên thị trường chứng khoán thì thông tin trên BCTC có rất nhiều đối tượng quan tâm, do vậy một chế tài xử phạt đủ mạnh và quy định rõ trách nhiệm pháp lý cho các bên liên sẽ đảm bảo được quyền lợi cho những đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là nhà đầu tư làm cho thị trường chứng khoán ngày càng minh bạch và hiệu quả. Từ những phân tích trên cùng với việc kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác giả sử dụng, tác giả sử dụng 4 tiêu chí đo lường sự ảnh hưởng của Môi trường pháp lý đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY(Bảng 3.2) (7) Kiểm toán độc lập: Một nhân tố không thể thiếu để bảo đảm tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các DNPTCNY là kiểm toán độc lập. Thông thường các kiểm toán viên (KTV) chuyên nghiệp có kiến thức sâu hơn về tài chính - kế toán so với các thành viên Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị, cho phép họ có thể phát hiện ra những thủ thuật tinh vi nhằm bóp méo thông tin tài chính. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC góp phần gia tăng tính minh bạch thông tin trên BCTC, đòi hỏi KTV có sự hiểu biết chuyên sâu về những rủi ro, cơ hội và thực tế kế toán cùa khách hàng trong từng lĩnh vực ngành nghề nhất định (xây dựng, sản xuất, thương mại). KTV có được sự chuyên sâu (tinh thông nghề nghiệp) nhờ vào nỗ lực của bản thân, tự trau dồi kiến thức về ngành nghề của khách hàng trong quá trình thực hành kiểm toán, đồng thời được hỗ trợ đào tạo chuyên sâu. điều này rất quan trọng, đặc biệt đối với cuộc kiểm toán BCTC DNPTCNY, vì hầu hết lĩnh vực kinh doanh của các DNNY là đa dạng, tính chất giao dịch và khoản mục phức tạp. Ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của KTV được đánh giá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng chất lượng kiểm toán BCTC. Do đặc thù của kiểm toán BCTC các DNPTCNY, nhóm kiểm toán thường chịu áp lực từ cơ quan quản lý, cấp trên, người lãnh đạo hoặc quan hệ gia đình, quan hệ cá nhân; bị yêu cầu làm những việc trái với chuẩn mực 77 chuyên môn, dễ xuất hiện mâu thuẫn về lòng trung thành với chuẩn mực chuyên môn, điều này có thể khiến các sai phạm được phát hiện nhưng không được báo cáo làm giảm tính minh bạch của thông tin trên BCTC của DNPTCNY. Ngoài ra, viêc các công ty kiểm toán cam kết đảm bảo chất lượng trước mỗi cuộc kiểm toán thể hiện trách nhiệm kiểm soát chất lượng của mỗi công ty kiểm toán. Khi thực hiện cam kết chất lượng các công ty kiểm toán phải thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán một cách hiệu quả điều này gián tiếp tác động tích cực tới tính minh bạch thông tin trên BCTC của DNPTCNY khi lựa chọn Công ty kiểm toán có uy tín. Từ những lập luận trên đông thời kề thừa các công trình trước về phương pháp đo lường mức độ ảnh hưởng của kiểm toán độc lập đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY, tác giả sử dụng 4 tiêu chí đo lường được trình bày ở bảng 3.2 (8) Phần mềm kế toán Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã mang lại nhiều thay đổi cơ bản trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong đó có kế toán – kiểm toán. Đây được coi như là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính kế toán tại các doanh nghiệp Việt hiện nay. CMCN 4.0 sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế toán và kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, ghi sổ kế toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa. Những người làm công tác tài chính – kế toán sẽ không còn mất quá nhiều công sức trong việc phân loại chứng từ, xử lý từng nghiệp vụ kinh tế riêng lẻ, ghi các loại sổ kế toán mà vấn đề quan trọng hơn là cần phải quan tâm đến việc trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực, theo quy định về công bố thông tin trên BCTC. Phần mềm kế toán (PMKT) sẽ giúp doanh nghiệp ghi lại và xử lý các nghiệp vụ kế toán một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cung cấp những bản báo cáo hết sức chi tiết cùng với những dữ liệu cần thiết khác dành cho việc phục vụ cho chiến lược kinh doanh của công ty. Ngoài ra phần mềm kế toán cho doanh nghiệp hỗ trợ các nghiệp vụ kế toán như: Giảm bớt áp lực cho các sổ sách kế toán, tính và chi trả lương, giải quyết các vấn đề về thuế thu nhập nhanh gọn, chuẩn bị khai thuế, sổ sách kế toán, chuẩn bị các báo cáo tài chính,Tự động tạo các bút toán định kỳ, các bút toán phân bổ và kết chuyển cuối kỳ, kết nối thống nhất số liệu từ tất cả các phân hệ trong phần 78 mềm.Tính hiệu quả của phần mềm kế toán đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, phân tích kiểm tra tốt tình hình tài chính công ty, phát hiện nhũng rủi ro ảnh hưởng để ban lãnh đạo chọn chiến lược tốt hơn,các dữ liêu thông tin báo cáo được tra cứu nhanh chóng. Hệ thống bảo mật tốt ngăn chặn mọi hành vi xấu đánh cắp dữ liệu, được phân quyền chặt chẽ. Lợi ích của phần mềm kế toán trong việc hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính của công ty là điều tất yếu, hỗ trợ mọi dịch vụ, quản lý từ xa. Khi công tác hoặc ở nơi xa công ty đều có thể kết nối dữ liệu máy chủ trung tâm, mọi hoạt động tình hình báo cáo của các chi nhánh cách xa về mặt địa lý đều có thể xem trực tiếp qua hệ thống phần mềm kế toán. Đặc biệt với phần mềm kế toán, doanh nghiệp có thể truy cập một số tính năng bổ sung để thực hiện trong các lĩnh vực tài sản cố định, vận chuyển và tiếp nhận, thương mại điện tử, quản lý dịch vụ khách hàng, kiểm soát đơn đặt hàng Khi PMKT được thiết lập trên cơ sở tuân thủ các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán sẽ gia tăng tính Thích hợp của BCTC; PMKT được thiết lập trên cơ sở lưu lại đầy đủ các vết tích của quá trình ghi nhận và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ giúp đảm bảo việc Trình bày trung thực của BCTC. Bên cạnh đó, PMKT có chất lượng còn giúp giảm thiểu các sai sót thông qua việc xử lý công tác kế toán bằng các bút toán tự động; đảm bảo các đặc tính kịp thời, chính xác của báo cáo tài chính. Tất cả các lập luận trên, rõ ràng lựa chọn được một phần mềm kế toán tốt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và mục tiêu cả doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY. Để đo lường mức độ ảnh hưởng của phần mềm kế toán tác giả sử dụng 3 tiêu chí để đo lường, được trình bày ở Bảng 3.2. Như vậy, có 29 tiêu chí đo lường của 8 yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY được tác giả tổng hợp ở bảng 3.2 dưới đây. Bảng 3.2. Tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY STT Các tiêu chí đo lường Căn cứ xây dựng thang đo KSNB 1 DN có thiết lập các quy định và thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo Dechow và Schrand (2004), Nguyễn Đình Hùng (2010); 79 DN tuân thủ pháp luật Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015); Phạm Quốc Thuần (2016), Theo COSO, VSA 2 KSNB bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Jeffrey Doyle, Weili Gee và Sarah McVay (2006) Nguyễn Đình Hùng (2010) , Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015), Phạm Quốc Thuần (2016), Theo COSO, VSA 3 KSNB đảm bảo tài sản của DN được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả Jeffrey Doyle, Weili Gee và Sarah McVay (2006) Nguyễn Đình Hùng (2010) , Zinatul Iffah Binti Abdullah (2015), Phạm Quốc Thuần (2016), Theo COSO, VSA 4 KSNB kiểm tra và giám sát thường xuyên hoạt động của hệ thống thông tin kế toán. Jeffrey Doyle, Weili Gee và Sarah McVay (2006) Nguyễn Đình Hùng (2010) , Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015), Phạm Quốc Thuần (2016), Theo COSO, VSA 5 KSNB tăng cường tính hiệu lực về mặt điều hành, hiệu năng quản lý và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Jeffrey Doyle, Weili Gee và Sarah McVay (2006) Nguyễn Đình Hùng (2010) , Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015), Phạm Quốc Thuần (2016), Theo COSO, VSA Hội đồng quản trị 6 Sự tách bạch giữa chức năng của chủ tịch HĐQT và GĐ điều hành được đảm bảo. David B. Farber (2004), (Gul và Leung, 2004), Bader Al Shammari (2010), (Jouini Fathi, 2013), Nghị định 71/2017-CP 7 HĐQT luôn đảm bảo hoạt động Yermack (1996),Chueng và cộng 80 của DN tuân thủ các quy định của Nhà nước và quy định nội bộ của DN sự (2005), Nghị định 71/2017-CP 8 Tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT được đảm bảo theo quy định Fama và Jensen, 1983; Agrawal và Knoeber, 1996, (Kelton và Yang, 2008). Eugene C.M. Cheng, Stephen M. Courtenay (2006), Chiraz Ben Ali (2009), Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki (2009) Ienciu (2012), Nghị định 71/2017-CP Ban giám đốc 9 BGĐ am hiểu các quy định liên quan đến việc lập, trình bày và công bố BCTC. Zhara và các tác giả (2000), Nguyễn Đình Hùng (2010), Bụi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah (2015) 10 Sự tuân thủ các quy định liên quan đến việc lập, trình bày và công bố BCTC của Ban giám đốc được đảm bảo. Zhara và các tác giả (2000), Nguyễn Đình Hùng (2010), Bụi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah (2015) 11 Tính chính trực của BGĐ về trách nhiệm công bố BCTC minh bạch được đảm bảo Barnea và các tác giả (1985), Zhara và các tác giả (2000), Nguyễn Đình Hùng (2010), Bụi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah (2015) Ban kiểm soát 12 Số lượng thành viên BKS được đảm bảo theo quy định Nghị định 71/2017CP, Nguyễn Đình Hùng (2010), Nguyễn Trọng Nguyên (2013),Luật DN (2014) 13 Tỷ lệ thành viên BKS có chuyên môn kế toán tài chính cao Nghị định 71/2017CP, (Abbott và các cộng sự, 2004),DeZoort và Salterio (2001) ,Nguyễn Đình 81 Hùng (2010), Nguyễn Trọng Nguyên (2013), Luật DN (2014) 14 Các thành viên trong BKS đảm bảo được sự độc lập theo quy định Nghị định 71/2017CP,Nguyễn Đình Hùng (2010), Nguyễn Trọng Nguyên (2013), Luật DN (2014) 15 BKS luôn thực hiện tốt việc giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực của các nội dung trên BCTC Nghị định 71/2017CP,Nguyễn Đình Hùng (2010), Nguyễn Trọng Nguyên (2013), Luật DN (2014) Nhân viên kế toán 16 NVKT am hiểu và vận dụng tốt quy định của chuẩn mực và kế độ kế toán Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), Phạm Quốc Thuần (2016),Luật Kế toán 88(2015) và Thông tư 70/2015 17 NVKT hiểu rõ về quy trình và đặc điểm SXKD của DN Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), Phạm Quốc Thuần (2016),Luật Kế toán 88(2015) và Thông tư 70/2015 18 NVKT có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), Phạm Quốc Thuần (2016),Luật Kế toán 88(2015) và Thông tư 70/2015 Môi trường pháp lý 19 Sự đầy đủ, rõ ràng của hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán được đảm bảo Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015) 20 Sự phù hợp của hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán được đảm bảo Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015) 21 Sự phù hợp, đầy đủ, rõ ràng của các quy định về công bố thông tin trên BCTC được đảm bảo Eccher và Healy (2000), Hu (2002) và Wu và các tác giả (2005), Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi Thị Thủy (2013), 82 Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015) 22 Chế tài xử phạt và trách nhiệm của các bên liên quan đủ sức răn đe. Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015) Kiểm toán độc lập 23 DNNY được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có uy tín Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015), Fargher và cộng sự (2001), Archambault (2003). 24 Kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu về khả năng chuyên môn sâu Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015), Fargher và cộng sự (2001), Archambault (2003). 25 Kiểm toán viên có ý thức tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015),Fargher và cộng sự (2001), Archambault (2003). 26 Công ty kiểm toán cam kết đảm bảo chất lượng trước mỗi cuộc kiểm toán Nguyễn Đình Hùng (2010), Bùi Thị Thủy (2013), Zinatul Iffah Binti Abdullah(2015),Fargher và cộng sự (2001), Archambault (2003). Phần mềm kế toán 27 Phần mềm kế toán có nhiều tiện ích phù hợp với đặc điểm SXKD của DN Phát triển mới 28 Phần mềm kế toán có tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu cao Phát triển mới 29 Phần mềm kế toán nâng cấp, 83 cập nhật kịp thời sự thay đổi của chế độ kế toán. Phát triển mới (Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_tinh_minh_bach_c.pdf
Tài liệu liên quan