LỜI CAM ĐOAN .i
LỜI CẢM ƠN.ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT.vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH.vi
DANH MỤC BẢNG.vii
DANH MỤC HÌNH.x
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ.9
CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
QUYẾT ĐỊNH MUA SẢN PHẨM CÓ BAO BÌ THÂN THIỆN VỚI .9
MÔI TRƯỜNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN .9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.9
1.2. Tổng quan lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm
có bao bì thân thiện với môi trường .12
1.2.1.Lý thuyết về quyết định mua .12
1.2.2.Lý thuyết về tiêu dùng thân thiện với môi trường.14
1.2.3.Lý thuyết về quyết định mua sản phẩm có bao bì thân thiện với môi
trường .23
1.3. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm có bao bì
thân thiện với môi trường.32
1.3.1. Một số mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm có bao
bì thân thiện với môi trường.32
1.3.2. Một số mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm có
bao bì thân thiện với môi trường.36
1.4. Khoảng trống nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất .44
1.4.1. Khoảng trống nghiên cứu.44
1.4.2. Phát triển mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm
có bao bì thân thiện với môi trường của khách hàng cá nhân.46
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .48
2.1. Quy trình nghiên cứu.48
200 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường của khách hàng cá nhân tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễ dàng hơn. Chính phủ có thể giúp người
dân hình thành lối sống thân thiện môi trường. Thông qua các chương trình giáo dục,
tuyên truyền chính phủ sẽ thay đổi thái độ của người dân trở nên thân thiện, quan tâm
tới môi trường, có thái độ đúng đắn với các sản phẩm TTVMT (Yu Ling Lin, Hong
Wen Lin, 2014). Có nhiều NTD quan tâm đến môi trường tuy nhiên, họ lại cho rằng
việc bảo vệ môi trường lại không phải là trách nhiệm của cá nhân mà là trách nhiệm
của chính phủ. Do vậy, trong các chính sách của mình, chính phủ cũng cần nhấn mạnh
vai trò của từng cá nhân NTD trong việc bảo vệ môi trường thông qua quyết định
mua sản phẩm có bao bì TTVMT.
Tại Việt Nam, vai trò của chính sách khuyến khích của chính phủ ít khi được
xem xét trong các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua TTVMT. Các
nghiên cứu đó thường chỉ tập trung vào các yếu tố vi mô, phạm vi cá nhân hoặc doanh
nghiệp. Đây cũng là một khía cạnh cần được khảo sát. Hành vi vì môi trường sẽ nhiều
khả năng xảy ra hơn khi được chính phủ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và NTD
mua các sản phẩm TTVMT. Các chính sách khuyến khích tiêu dùng TTVMT của
chính phủ có tác động tích cực tới hành vi tiêu dùng thân thiện môi trường của NTD
75
(Madushanka và Ragel, 2016). Chính sách khuyến khích tiêu dùng TTVMT có thể
được hiểu là tiêu dùng sản phẩm TTVMT hoặc tiêu dùng bao bì TTVMT như việc
cấm sử dụng túi nilông khi mua hàng, hay quy định về tái chế, hạn chế sản phẩm
nhựa dùng 1 lần v..v..
Giả thuyết H7 : Yếu tố chính sách khuyến khích tiêu dùng TTVMT của chính
phủ ảnh hưởng thuận chiều lên mối quan hệ ý định và quyết định mua sản phẩm có
bao bì TTVMT.
Cụ thể, giải thuyết này cho rằng nếu càng có nhiều chính sách khuyến khích
tiêu dùng TTVMT của chính phủ thì mối quan hệ giữa ý định và quyết định mua sản
phẩm có bao bì TTVMT càng mạnh hơn.
2.3.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm có bao bì thân thiện
với môi trường
Trong các nghiên cứu về lý thuyết hành vi tiêu dùng hợp lý TRA và lý thuyết
hành vi tiêu dùng có kế hoạch TPB, ý định mua sản phẩm thể hiện cho sự mong
muốn, cố gắng thực hiện tiêu dùng sản phẩm mà ở đây là mua sản phẩm có bao bì
TTVMT. Ý định là bước trung gian quan trọng để hình thành hành vi tiêu dùng thực
tế (Ajzen 1975 và 1991). Các yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan,nhận thức về môi
trường tác động tới hành vi một cách gián tiếp thông qua ý định. Trong các nghiên
cứu trước đây thường chỉ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới ý định tiêu dùng
hoặc hành vi tiêu dùng một cách riêng lẻ mà bỏ qua mối quan hệ giữa ý định và hành
vi. Gần đây, xu hướng nghiên cứu mới không còn đi theo hướng này, mà đã chuyển
dần sang nghiên cứu theo xu hướng các yếu tố tác động tới hành vi tiêu dùng với ý
định là biến trung gian. Ý định càng lớn thì khả năng thực hiện hành vi càng cao
(Olander và Thogersen, 1995; Rylander và Allen, 2001) và mối quan hệ này cũng
chịu các tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài của NTD. Ý định mua một
sản phẩm là yếu tố quan trọng trong dự đoán quyết định mua sản phẩm đó. Bằng việc
khảo sát ý định mua hàng có thể đo lường được quyết định mua hàng, có được cái
nhìn tổng quát hơn về quyết định của KHCN (Pierre Chandon, 2005). Khi NTD có ý
định mua một sản phẩm nhất định ví dụ như sản phẩm có bao bì TTVMTthì khả năng
quyết định mua sản phẩm đó trong thực tế là cao hơn (Westaby, 2005). Trong nghiên
76
cứu của Mosafa vào năm 2007, cũng đã chỉ ra được rằng ý định hành vi liên quan đến
tiêu dùng sản phẩm TTVMT có quan hệ thuận chiều. Điều này cũng được kiểm chứng
trong các nghiên cứu của Shwu-Ing Wu và Jia-Yi Chen năm 2014 và Norman và
Corner năm 2005. Xuất phát từ cơ sở trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H8: Ý định mua sản phẩm có bao bì thân thiện ảnh hưởng thuận
chiều tới quyết định mua sản phẩm có bao bì TTVMT của khách hàng.
Hay nói cách khác, giải thuyết này cho rằng ý định càng lớn thì khả năng đưa
ra quyết định mua sản phẩm có bao bì TTVMT càng cao.
2.3.3. Các biến quan sát thành phần
Bảng 2.6: Biến quan sát các yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua sản phẩm
có bao bì thân thiện với môi trường
Mã Câu hỏi Nguồn
Biến quan sát thái độ với môi trường: là sự thể hiện cảm xúc với một người, vật
hay hành vi mà cụ thể là các đối tượng liên quan đến môi trường (Newhouse, 1990)
TĐMT1 Môi trường hiện nay đang bị con người tàn phá Hui-hui Zhao a, Qian
Gao, Yao-ping, 2013
TĐMT2 Cân bằng tự nhiên môi trường đang bị mất đi Hui-hui Zhao a, Qian
Gao, Yao-ping, 2013
TĐMT3 Tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới
cuộc sống của tôi
Schuhwerk và Lefkoff
Hagius, 1995
TĐMT4 Tôi rất lo ngại các vấn đề về ô nhiễm môi
trường
Hui-hui Zhao a, Qian
Gao, Yao-ping, 2013
TĐMT5 Tôi cho rằng cần những biện pháp bảo vệ môi
trường là cần thiết tại Việt Nam
Ooi, J. M., Kwek, C. L.,
& Tan, H. P., 2012
Biến quan sát thái độ với sản phẩm có bao bì TTVMT: chỉ thái độ đối với sản
phẩm là một trạng thái cảm xúc của NTD thể hiện động lực, kích thích hay sở thích
đối với một kích thích từ sản phẩm (Jain và Srinivasan, 1990)
TĐSP1 Tôi cho rằng sự dụng sản phẩm có bao bì
TTVMT là bảo vệ môi trường
Jain và Srinivasan,1990
77
TĐSP2 Tôi cho rằng bao bì nylong có hại cho môi
trường
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
TĐSP3 Tôi cho rằng sản phẩm có bao bì TTVMT hấp
dẫn không khác các sản phẩm cùng loại
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
TĐSP4 Tôi cảm thấy tốt khi sử dụng các sản phẩm có
bao bì TTVMT
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
TĐSP5 Tôi cho rằng sự dụng sản phẩm có bao bì
TTVMT là cần thiết
Jain và Srinivasan, 1990
Biến quan sát chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì TTVMT: Chuẩn mực
chủ quan còn có thể hiểu là ảnh hưởng từ xã hội, thể hiện áp lực mà cá nhân nhận
thấy từ những đánh giá của người khác về một hành vi là nên thực hiện hay không
nên thực hiện, chuẩn mực chủ quan được cho rằng có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng
(Rajiv N. Rimal và Kevin Real, 2003)
CMCQ1 Những người quan trọng với tôi khuyến khích
tôi nên mua sản phẩm có bao bì TTVMT
Bindah và Othman, 2012
CMCQ2 Mua sản phẩm có bao bì thân thiện với môi
tường giúp tôi được đánh giá cao trong mắt mọi
người
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
CMCQ3 Khi đi mua sắm, tôi bị ảnh hưởng bởi số đông Zhao và các đồng nghiệp,
2013
CMCQ4 Mua sản phẩm có bao bì TTVMT giúp tôi cảm
thấy mình là người tiến bộ, theo kịp thời đại
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
CMCQ5 Những người tôi quen thường xuyên sử dụng
sản phẩm có bao bì TTVMT
Nolan và đồng nghiệp,
2008
78
Biến quan sát nhận thức về môi trường: Sự tự nhận thức của bản thân về vấn đề
môi trườnglà ứng xử của bản thân cá nhân khách hàng với các sản phẩm TTVMT
(Nguyễn Anh Thư, 2018)
NTMT1 Tôi là người quan tâm đến môi trường Van der Werff 2013
NTMT2 Tôi nghĩ rằng tôi là một người có quan tâm đến
môi trường
Van der Werff 2013
NTMT3 Tôi hiểu lợi ích của việc bảo vệ môi trường và
sẵn sàng hi sinh một số lợi ích của bản thân vì
nó.
Schuhwerk và Lefkoff
Hagius, 1995
NTMT4 Tôi hành động TTVMT Van der Werff 2013
NTMT5 Tôi có thể bảo vệ môi trường bằng cách mua
các sản phẩm có bao bì TTVMT
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
Biến quan sát chất lượng của bao bì TTVMT: Bên cạnh yếu tố không gây ô nhiễm
môi trường, bảo vệ sức khỏe cho khách hàng thì bao bì TTVMT phải bảo vệ sản phẩm,
kinh tế, truyền tải thông tin, phù hợp, bảo đảm.
CLBB1 Tôi tin rằng bao bì TTVMT có thể bảo vệ sản
phẩm bên trong
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
CLBB2 Tôi tin rằng bao bì TTVMT có thể bền như bao
bì thông thường
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
CLBB3 Tôi nghĩ rằng bao bì TTVMT có thể đẹp và
truyền tải được nội dung sản phẩm như bao bì
thông thường
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
CLBB4 Tôi nghĩ rằng bao bì TTVMT có thể thu hút sự
chú ý của NTD như bao bì thông thường
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
79
CLBB5 Tôi cho rằng bao bì thân thiện có thể thuận tiện
như bao bì thông thường
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
Biến quan sát ý định mua sản phẩm có bao bì TTVMT: Ý định hành vi ngụ ý sự
sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi cho trước (Ajzen và Fishbein
Martin, 2005)
YĐ1 Tôi muốn mua sản phẩm có bao bì TTVMT Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
YĐ2 Tôi sẽ mua sản phẩm có bao bì TTVMT trong
tương lai
Wandel và Bugge, 1997;
Grankvist và Biel, 2001
YĐ3 Tôi sẽ cân nhắc mua sản phẩm có bao bì
TTVMT trước khi thực hiện mua sắm
Wandel và Bugge, 1997;
Grankvist và Biel, 2001
YĐ4 Tôi sẽ chuyển sang sự dụng sản phẩm có bao bì
TTVMT
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
YĐ5 Tôi sẽ khuyến khích mọi người mua sản phẩm
có bao bì TTVMT
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
Biến quan sát chính sách khuyến khích tiêu dùng TTVMT của chính phủ: Mọi
hoạt động diễn ra trong xã hội đều có phụ thuộc vào các chính sách điều hành của
chính phủ.
CSCP1 Tôi cho rằng chính phủ cần có chính sách trợ
giá cho các sản phẩm có bao bì TTVMT
Ooi, J. M., Kwek, C. L.,
& Tan, H. P., 2012
CSCP2 Tôi nghĩ rằng Chính sách khuyến khích tiêu
dùng TTVMT của chính phủ có vai trò quan
trọng trong khuyến khích sử dụng sản phẩm có
bao bì TTVMT
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
80
CSCP3 Tôi nghĩ rằng chính phủ cần có chính sách
tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng
sản phẩm có bao bì TTVMT
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
CSCP4 Tôi nghĩ rằng chính phủ cần có chính sách,
tuyên truyền cho người dân về tình trạng ô
nhiễm môi trường
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
CSCP5 Tôi cho rằng chính phủ cần có chính sách hạn
chế các sản phẩm sử dụng bao bì không
TTVMT
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
Biến quan sát độ nhạy cảm về giá của KHCN: Nếu doanh nghiệp có những kế
hoạch khuyến khích mua, giảm giá sản phẩm, hay những biện pháp tác động đến độ
nhạy về giá như mua nhiều sản phẩm nhưng tính tiền ít sản phẩm hơn cho các sản
phẩm có bao bì TTVMT thì khách hàng sẽ có nhiều khả năng quyết định là mua loại
sản phẩm thân thiện này (Hoàng Thị Bảo Thoa, 2017)
NCVG1 Tôi sẽ mua sản phẩm có bao bì TTVMT dù giá
cao hơn sản phẩm cùng loại
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
NCVG2 Tôi sẽ mua sản phẩm có bao bì TTVMT khi giá
không cao hơn nhiều sản phẩm cùng loại
Mark. G. R., Smith, J. S.,
Andrews, D. và Cronin
Jr., J. ., 2013
NCVG3 Tôi chỉ mua sản phẩm có bao bì TTVMT khi
giá không đắt hơn sản phẩm cùng loại
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
NCVG4 Tôi sẽ mua sản phẩm có bao bì TTVMT khi
chúng được giảm giá
Mark. G. R., Smith, J. S.,
Andrews, D. và Cronin
Jr., J. ., 2013
NCVG5 Tôi chỉ mua sản phẩm có bao bì TTVMT khi
chúng tặng kèm quà
Hoàng Thị Bảo Thoa,
2017
81
Biến quan sát quyết định mua sản phẩm có bao bì TTVMT: Quyết định mua hàng
của KHCN được định nghĩa là khái niệm phản ánh niềm tin của khách hàng liên quan
đến chuỗi hành vi tiêu dùng (Ajzen và Fishbein, 1975)
QĐ1 Tôi luôn mua sản phẩm có bao bì TTVMT Grankvist& Biel, 2001,
Wandel&Bugge 1997
QĐ2 Tôi sẵn sàng mua sản phẩm có bao bì TTVMT
dù phải trả nhiều tiền hơn
Grankvist& Biel, 2001,
Wandel&Bugge 1997
QĐ3 Tôi luôn cố gắng tìm mua sản phẩm có bao bì
TTVMT
Grankvist& Biel, 2001,
Wandel&Bugge 1997
QĐ4 Tôi hạn chế mua các sản phẩm sử dụng bao bì
không TTVMT
Phát triển dựa trên quan
sát thực tế và ý kiến
chuyên gia
QĐ5 Tôi giới thiệu sản phẩm có bao bì TTVMT cho
mọi bạn bè
Grankvist& Biel, 2001,
Wandel&Bugge 1997
Tóm lại, nội dung chương 2 đã chỉ ra và làm rõ quy trình xây dựng mô hình
nghiên cứu hoàn chỉnh của tác giả. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu ra lý thuyết về
các kỹ thuật xử lý số liệu được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu ở chương 3.
82
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phần này, tác giả sẽ trình bày các kết quả của luận án, cụ thể gồm những nội
dung sau:
1. Mô tả và phân tích mẫu thu được
2. Kết quả kiểm định các thang đo
3. Phân tích kết quả hồi quy đa biến
3.1. Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả
Thông tin mô tả và phân tích các mẫu thu được tóm tắt trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát các các biến nhân khẩu học
Tần số Tỷ lệ % % Tích lũy
Giới tính
Nữ 415 66.6 66.6
Nam 208 33.4 100.0
Tổng cộng 623 100.0
Độ tuổi
<18 38 6.1 6.1
18 – 30 332 53.3 59.4
31 – 45 183 29.4 88.8
45 – 60 35 5.6 94.4
> 60 35 5.6 100.0
Tổng cộng 623 100.0
Trình độ học vấn
Trung cấp 62 9.9 9.9
Cao đẳng 189 30.3 40.2
Đại học 310 49.8 90
Sau đại học 62 10.0 100.0
Tổng cộng 623 100.0
Nghề nghiệp
83
Kỹ thuật 35 5.6 5.6
Tài chính – ngân hàng 137 22 27.6
Bán hàng/tiếp thị 104 16.7 44.3
Giáo dục 104 16.7 61
Dịch vụ 69 11.1 72.1
Y tế 35 5.6 77.7
Khác 139 22.3 100.0
Tổng cộng 623 100.0
Thu nhập
< 5 triệu đồng/tháng 54 8.7 8.7
5 – 9 triệu đồng/tháng 310 49.8 58.5
9 - 15 triệu đồng/tháng 155 24.9 83.4
15–25 triệu đồng/tháng 52 8.3 91.7
>25 triệu đồng/tháng 52 8.3 100.0
Tổng cộng 623 100.0
Nơi ở
Trong thành phố 375 60.2 60.2
Ngoài thành phố 248 39.8 100.0
Tổng cộng 623 100.0
Về giới tính: Kết quả khảo sát cho thấy có 415 nữ và 208 nam tham gia trả lời
phòng vấn. Số lượng nam ít hơn (nam chiếm 33.4% và nữ chiếm 66.6%), tuy có sự
chênh lệch về giới tính nhưng kết quả này có thể chấp nhận được vì trong thực tế,
phụ nữ có xu hướng mua sắm nhiều hơn.
Về độ tuổi: Nghiên cứu tập trung khảo sát đối tượng trong độ tuổi có tỉ lệ chi
tiêu mua sắm nhiều nhất từ 18 đến 30 tuổi, chiếm 53.3%.
Về trình độ học vấn: Đối tượng tham gia phỏng vấn đa số có trình độ cao
đẳng, đại học (49.8% trình độ đại học và 30.3% trình độcao đẳng, 10% sau đại học
và 9.9% trung cấp). Nghiên cứu tập trung khảo sát những KHCN có trình độ cao có
84
khả năng nhận thức tốt hơn về việc bảo vệ môi trường và tiêu dùng sản phẩm có bao
bì TTVMT.
Về nghề nghiệp: nghiên cứu được thực hiện với các đối tượng có ngành nghề
đa dạng. Do đó, kết quả về ngành nghề thu được phân bổ khá đều.
Về thu nhập: Nhóm có thu nhập 5 - 9 triệu đồng/ tháng chiếm 49.8%. Điều
này phù hợp với kết quả khảo sát về độ tuổi khi nhóm có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm
đa số. Đây là độ tuổi sinh viên, hay những người mới có việc làm, công việc chưa ổn
định. Hai nhóm 15 – 25 triệu đồng/tháng và trên 25 triệu đồng/tháng chỉ chiếm 16.6%.
Về nơi ở: do dân cư tập trung đông đúc ở các thành phố lớn nên nghiên cứu
tập trung vào các KHCN trong thành phố, chiếm 60.2% lượng khách hàng tham gia
khảo sát.
3.2. Kết quả phân tích tác động của nhóm yếu tố tới ý định mua sản phẩm có
bao bì thân thiện với môi trường
3.2.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha đươc sử dụng để kiểm định thống kê mức độ chặt chẽ
mà các câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau, nhằm loại bỏ các biến và thang
đo không phù hợp. Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là
tốt, từ 0,6 đến gần 0,8 là sử dụng được (Nunnally,1978 và Zikmund,2010). Ngoài ra,
Nunnally và Bernstein (1994) cho rằng hệ số tương quan biến – tổng (item-total
correlation) dùng để kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa các biến khi cùng đo
lường một khái niệm nghiên cứu phải lớn hơn hoặc bằng 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu.
Từ đó, dựa trên độ tin cậy của thang đo trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tương
quan biến - tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ và tiêu chuẩn lựa
chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6.
Thái độ với môi trường (TĐMT)
Thái độ với sản phẩm có bao bì TTVMT (TĐSP)
Chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì TTVMT (CMCQ)
Nhận thức về môi trường (NTMT)
Chất lượng của bao bì TTVMT (CLBB)
85
Ý định mua sản phẩm có bao bì TTVMT (YĐ)
Độ nhạy cảm về giá của KHCN (NCVG)
Chính sách khuyến khích tiêu dùng TTVMT của chính phủ (CSCP)
Quyết định mua sản phẩm có bao bì TTVMT (QĐ)
3.2.1.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo thái độ với môi trường
Bảng 3.2: Kiểm định thang đo thái độ với môi trường
Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's
alpha nếu loại
biến
Thái độ với với môi trường Cronbach Alpha = .880
TĐMT1 11.29 11.034 .705 .857
TĐMT2 10.72 11.231 .669 .865
TĐMT3 11.42 10.989 .692 .859
TĐMT4 11.20 10.576 .746 .847
TĐMT5 11.15 10.450 .755 .844
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 3.2 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân
tố thái độ với môi trường là 0.880 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo
này có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 5 biến quan sát thành phần của nhân tố thái độ
với môi trường đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và Cronbach’s alpha nếu
loại biến thấp hơn Cronbach Alpha ban đầu là 0.880. Do đó, các biến quan sát thành
phần của nhân tố thái độ với môi trường được giữ lại và không bị loại khỏi mô hình
nghiên cứu.
86
3.2.1.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo thái độ với sản phẩm có bao bì thân
thiện với môi trường
Bảng 3.3: Kiểm định thang đo thái độ với sản phẩm có bao bì thân thiện
với môi trường
Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's
alpha nếu loại
biến
Thái độ với sản phẩm có bao bì TTVMT Cronbach Alpha = .927
TĐSP1 10.49 17.363 .790 .914
TĐSP2 10.53 17.510 .817 .909
TĐSP3 10.92 17.326 .765 .919
TĐSP4 10.75 16.298 .867 .899
TĐSP5 10.82 16.899 .809 .911
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 3.3 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân
tố thái độ với sản phẩm có bao bì TTVMT là 0.927 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1,
chứng tỏ thang đo này có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 5 biến quan sát thành phần
của nhân tố thái độ với sản phẩm có bao bì TTVMT đều có tương quan biến tổng lớn
hơn 0.3 và Cronbach’s alpha nếu loại biến thấp hơn Cronbach Alpha ban đầu là 0.927.
Do đó, các biến quan sát thành phần của nhân tố thái độ với sản phẩm có bao bì
TTVMT được giữ lại và không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.
3.2.1.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì
thân thiện với môi trường
87
Bảng 3.4: Kiểm định thang đo chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao
bì thân thiện với môi trường lần 1
Biến quan
sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's
alpha nếu loại
biến
Chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì
TTVMT
Cronbach Alpha = .754
CMCQ1 9.86 8.430 .762 .642
CMCQ2 8.81 9.505 .124 .914
CMCQ3 9.80 8.187 .682 .655
CMCQ4 9.81 8.502 .674 .663
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 3.4 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân
tố chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì TTVMT là 0.754 nằm trong khoảng
từ 0.7 đến 0.8, chứng tỏ thang đo này có độ tin cậy chấp nhận được. Tuy nhiên, trong
5 biến quan sát thành phần của nhân tố chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì
TTVMT, chỉ có biến quan sát CMCQ2 có tương quan biến tổng là 0.124 nhỏ hơn 0.3.
Do đó, biến quan sát thành phần CMCQ2 của nhân tố chuẩn mực chủ quan về sản
phẩm có bao bì TTVMT bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Chạy lại mô hình và thu
được kết quả dưới đây.
88
Bảng 3.5: Kiểm định thang đo chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao
bì thân thiện với môi trường lần 2
Biến quan
sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's
alpha nếu loại
biến
Chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì
TTVMT
Cronbach Alpha = .914
CMCQ1 6.66 5.813 .794 .893
CMCQ3 6.60 5.285 .802 .889
CMCQ4 6.62 5.542 .800 .889
CMCQ5 6.56 5.362 .823 .881
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 3.5 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân
tố chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì TTVMT là 0.914 nằm trong khoảng
từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang đo này có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 4 biến quan
sát thành phần còn lại của nhân tố chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì
TTVMT đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và Cronbach’s alpha nếu loại biến
thấp hơn Cronbach Alpha ban đầu là 0.914. Do đó, 4 biến quan sát thành phần của
nhân tố chuẩn mực chủ quan về sản phẩm có bao bì TTVMT được giữ lại và không
bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.
89
3.2.1.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức về môi trường
Bảng 3.6: Kiểm định thang đo nhận thức về môi trường lần 1
Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's
alpha nếu loại
biến
Nhận thức về môi trường Cronbach Alpha = .750
NTMT1 13.77 8.820 .718 .641
NTMT2 14.17 9.892 .152 .902
NTMT3 13.71 8.978 .692 .651
NTMT4 13.54 9.094 .754 .641
NTMT5 13.86 9.157 .604 .677
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 3.6 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân
tố nhận thức về môi trường là 0.750 nằm trong khoảng từ 0.7 đến 0.8, chứng tỏ thang
đo này có độ tin cậy chấp nhận được. Tuy nhiên, trong 5 biến quan sát thành phần
của nhân tố nhận thức về môi trường, chỉ có biến quan sát NTMT2 có tương quan
biến tổng là 0.152 nhỏ hơn 0.3. Do đó, biến quan sát thành phần NTMT2 của nhân tố
nhận thức về môi trường bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Chạy lại mô hình và thu
được kết quả dưới đây.
Bảng 3.7: Kiểm định thang đo nhận thức về môi trường lần 2
Biến quan
sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's
alpha nếu loại
biến
Nhận thức về môi trường Cronbach Alpha = .902
NTMT1 10.67 5.606 .806 .863
NTMT3 10.62 5.744 .776 .874
NTMT4 10.45 5.910 .826 .859
NTMT5 10.77 5.726 .722 .896
90
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 3.7 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân
tố nhận thức về môi trường là 0.902 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ thang
đo này có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 4 biến quan sát thành phần còn lại của nhân
tố nhận thức về môi trường đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và Cronbach’s
alpha nếu loại biến thấp hơn Cronbach Alpha ban đầu là 0.902. Do đó, 4 biến quan
sát thành phần của nhân tố nhận thức về môi trường được giữ lại và không bị loại
khỏi mô hình nghiên cứu.
3.2.1.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo chất lượng của bao bì thân thiện với
môi trường
Bảng 3.8: Kiểm định thang đo chất lượng của bao bì thân thiện với môi
trường lần 1
Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's
alpha nếu loại
biến
Chất lượng của bao bì TTVMT Cronbach Alpha = .735
CLBB1 14.55 7.807 .706 .627
CLBB2 14.56 7.861 .686 .633
CLBB3 15.20 8.105 .150 .909
CLBB4 14.70 8.048 .632 .650
CLBB5 14.66 7.595 .719 .617
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 3.8 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân
tố chất lượng của bao bì TTVMT là 0.735 nằm trong khoảng từ 0.7 đến 0.8, chứng tỏ
thang đo này có độ tin cậy chấp nhận được. Tuy nhiên, trong 5 biến quan sát thành
phần của nhân tố chất lượng của bao bì TTVMT, chỉ có biến quan sát CLBB3 có
tương quan biến tổng là 0.150 nhỏ hơn 0.3. Do đó, biến quan sát thành phần CLBB3
của nhân tố chất lượng của bao bì TTVMT bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Chạy lại
mô hình và thu được kết quả dưới đây.
91
Bảng 3.9: Kiểm định thang đo chất lượng của bao bì thân thiện với môi
trườnglần 2
Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương
quan biến
tổng
Cronbach's
alpha nếu loại
biến
Chất lượng của bao bì TTVMT Cronbach Alpha = .909
CLBB1 11.33 4.695 .813 .876
CLBB2 11.34 4.654 .822 .873
CLBB4 11.48 4.906 .723 .907
CLBB5 11.44 4.533 .822 .873
Kết quả xử lý số liệu SPSS 20 ở bảng 3.9 cho thấy, Cronbach Alpha của nhân
tố chất lượng của bao bì TTVMT là 0.909 nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1, chứng tỏ
thang đo này có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, cả 4 biến quan sát thành phần còn lại
của nhân tố chất lượng của bao bì TTVMT đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3
và Cronbach’s alpha nếu loại biến thấp hơn Cronbach Alpha ban đầu là 0.909. Do đó,
4 biến quan sát thành phần của nhân tố chất lượng của bao bì TTVMT được giữ lại
và không bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.
92
3.2.1.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo ý định mua sản phẩm có bao bì thân
thiện với môi trường
Bảng 3.10: Kiểm định thang đo ý định mua sản phẩm có bao bì thân
thiện với môi trường
Biến quan
sát
Trung bình
thang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_toi_quyet_dinh_mua_s.pdf