DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU. v
DANH MỤC HÌNH VẼ .vii
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu .3
3.Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu .4
3.1. Đối tượng nghiên cứu.4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.4
3.3. Phương pháp nghiên cứu.5
4. Những đóng góp của luận án 5
5. Kết cấu luận án .6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG GIA
TĂNG GIÁ TRỊ ĐẤT ĐAI. 7
1.1. Giá trị và gia tăng giá trị đất đai.7
1.1.1. Giá trị đất đai.7
1.1.2. Gia tăng giá trị đất đai.8
1.2. Những yếu tố tác động làm gia tăng giá trị đất đai.10
1.2.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.11
1.2.2. Quy hoạch sử dụng đất.21
1.2.3. Quy định sử dụng đất .26
1.2.4. Các yếu tố khác.33
1.3. Các công cụ điều tiết giá trị đất gia tăng.35
1.3.1. Công cụ điều tiết chung.36
1.3.2. Công cụ trực tiếp.37
1.3.3. Công cụ gián tiếp.39
1.4. Khoảng trống nghiên cứu .41
295 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tố trong cùng nhóm. Tác giả sử dụng kết quả khảo sát chuyên gia
(diện rộng) để bổ sung đánh giá mức độ gia tăng giá trị đất đai do các nhóm yếu tố và
từng yếu tố tác động của mỗi nhóm. Cụ thể, kết quả chấm điểm xếp hạng nhóm yếu tố
do nhà nước can thiệp cho thấy, yếu tố “Đầu tư cở sở hạ tầng” tác động lớn nhất trong
các yếu tố tác động (với mức điểm trung bình là Mean = 3,61) và tác động mạnh hơn so
với 02 yếu tố trong cùng nhóm là “Chính sách chuyển đổi mục đích SDĐ” (có Mean =
4,12) và “Các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất” (có Mean = 4,35).
117
Hình 4.1. Biểu đồ so sánh tác động trung bình của các yếu tố đến giá trị đất gia tăng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát.
Ghi chú: Điểm trung bình càng thấp thì mức độ tác động càng quan trọng.
Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là kết quả phân tích về giá trị yếu vị (mode –
giá trị xuất hiện nhiều nhất) của các đánh giá về các yếu tố tác động cho thấy, yếu tố
“Chính sách chuyển đổi mục đích SDĐ” có “mode = 1”, sau đó là các yếu tố “Đầu tư
cở sở hạ tầng” (có mode = 2) và “Các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất” (có mode
= 3)”. Điều này có ý nghĩa là, trong mẫu nghiên cứu (125 quan sát), có sự xuất hiện
nhiều nhất các ý kiến đánh giá tác động làm gia tăng giá trị đất đai với: Ý kiến đánh giá
“Chính sách chuyển đổi mục đích SDĐ” có tác động lớn nhất; Ý kiến đánh giá “Đầu tư
cở sở hạ tầng” có tác động lớn thứ 2; Ý kiến “Các quy hoạch có liên quan đến sử dụng
đất” có tác động lớn thứ 3 (chi tiết xem bảng dưới).
3.61
4.12 4.35
5.72 5.87
6.18 6.2
7.38 7.68
7.86
8.44
8.82
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
N
h
à
n
ư
ớ
c
đ
ầu
t
ư
c
ở
s
ở
h
ạ
tầ
n
g
x
u
n
g
q
u
an
h
k
h
u
v
ự
c
đ
ất
đ
ai
t
ọ
a
lạ
c
C
h
ín
h
s
ác
h
c
h
u
y
ển
đ
ổ
i
m
ụ
c
đ
íc
h
s
ử
d
ụ
n
g
đ
ất
C
ác
q
u
y
h
o
ạc
h
c
ó
l
iê
n
q
u
an
đ
ến
s
ử
d
ụ
n
g
đ
ất
Q
u
á
tr
ìn
h
g
ia
t
ăn
g
v
à
p
h
át
t
ri
ển
c
ủ
a
cá
c
h
o
ạt
đ
ộ
n
g
k
in
h
t
ế
tạ
i
k
h
u
v
ư
c
Đ
ất
đ
ai
k
h
an
h
iế
m
d
o
n
g
u
ồ
n
c
u
n
g
b
ị
g
iớ
i
h
ạn
N
h
u
c
ầu
s
ử
d
ụ
n
g
đ
ất
c
h
o
c
ác
l
ĩn
h
v
ự
c
n
g
ày
t
ăn
g
T
ri
ển
v
ọ
n
g
s
ử
d
ụ
n
g
v
à
ti
ềm
n
ăn
g
p
h
át
t
ri
ển
đ
ất
đ
ai
,
B
Đ
S
N
g
ư
ờ
i
sử
d
ụ
n
g
đ
ất
đ
ầu
t
ư
v
à
sử
d
ụ
n
g
đ
ất
h
ợ
p
l
ý
S
ự
g
ia
t
ăn
g
v
à
tậ
p
t
ru
n
g
d
ân
s
ố
n
g
ày
c
àn
g
c
ao
S
ự
p
h
át
t
ri
ển
c
ủ
a
th
ị
tr
ư
ờ
n
g
B
Đ
S
G
iá
t
rị
đ
ất
đ
ai
t
ự
g
ia
t
ăn
g
t
h
eo
t
h
ờ
i
g
ia
n
T
âm
l
ý
v
à
n
h
u
c
ầu
n
ắm
g
iữ
đ
ất
đ
ai
củ
a
n
g
ư
ờ
i
d
ân
Giá trị điểm trung bình các đánh giá
118
Bảng 4.2. Kết quả thống kê “cho điểm” về các yếu tố tác động giá trị gia tăng đất đai
Các yếu tố Mean Mode
Std.
Deviation
Sum
Nhà nước đầu tư cở sở hạ tầng xung quanh
khu vực đất đai tọa lạc
3.61 2 2.962 451
Chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất 4.12 1 3.456 515
Các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất 4.35 3 3.171 544
Quá trình gia tăng và phát triển của các hoạt
động kinh tế tại khu vưc đất đai tọa lạc
5.72 4 3.031 715
Đất đai khan hiếm do nguồn cung bị giới hạn 5.87 3 3.319 734
Nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực ngày tăng 6.18 6 2.291 773
Triển vọng sử dụng và tiềm năng phát triển
đất đai, BĐS
6.2 5 2.413 775
Người sử dụng đất đầu tư và sử dụng đất hợp lý 7.38 11 3.039 923
Sự gia tăng và tập trung dân số ngày càng cao 7.68 11 3.4 960
Sự phát triển của nền kinh tế 7.86 7 3.031 982
Giá trị đất đai tự gia tăng theo thời gian 8.44 10 2.985 1055
Tâm lý và nhu cầu nắm giữ đất đai của người dân 8.82 12 3.37 1103
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát.
Ghi chú: Điểm trung bình càng thấp thì mức độ tác động càng quan trọng; Thang điểm
được xếp từ 1 đến 12 (theo số lượng yếu tố).
Ngoài ra, kết quả đánh giá các mức độ gia tăng giá trị đất đai do nhóm các yếu tố
tác động (bảng dưới) cho thấy, mức giá trị đất gia tăng trên 100% xuất hiện phần lớn là
do các yếu tố thuộc nhóm nhà nước can thiệp. Trong khi đó, mức giá trị đất gia tăng
dưới 20% xuất hiện phần lớn ở đánh giá do tác động của người sử dụng đất (chiếm 69/
125 quan sát - tương đương 55,2%) và đất tự gia tăng giá trị (chiếm 58/ 125 quan sát -
tương đương 46,4%) (chi tiết số liệu xem phụ lục).
119
Hình 4.2. Biểu đồ đánh giá mức độ giá trị đất gia tăng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát.
Như vậy, sau khi so sánh tác động nhóm yếu tố làm gia tăng giá trị đất đai có thể
rút ra kết luận: nhóm yếu tố do nhà nước can thiệp tác động gia tăng mạnh nhất so với
các nhóm còn lại. Trong nhóm yếu tố nhà nước can thiệp, yếu tố liên quan đến chính
sách chuyển mục đích sử dụng đất được đánh giá là có tác động mạnh hơn so với yếu tố
đầu tư CSHT tầng và quy hoạch liên quan đến sử dụng đất.
Đáng chú ý, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, yếu tố tác động làm gia tăng giá trị
đất tại các khu vực đô thị (là khu đô thị mới) do các chủ đầu tư (doanh nghiệp đầu tư
phát triển BĐS) được đánh giá là tích cực khi thực hiện triển khai các quy hoạch, phát
triển CSHT thực hiện dự án BĐS. Theo đó, khi các doanh nghiệp (đóng vai trò là người
sử dụng đất) thực hiện các hoạt động đầu tư vào đất tại các khu đô thị mới và phát triển
CSHT, thì những hoạt động này cũng làm gia tăng giá trị đất đai/ BĐS tại các dự án khu
đô thị và tác động gia tăng giá trị đất đai của khu vực liền kề xung quanh các dự án.
4.2.2. Phân tích tác động của các yếu tố do nhà nước can thiệp làm gia tăng giá trị
đất đô thị
Đầu tiên, Luận án tìm hiểu các biểu hiệu về cơ chế tác động của nhóm yếu tố do
nhà nước can thiệp đến sự gia tăng giá trị đất tại đô thị Việt Nam, trên cơ sở các ý kiến
đánh giá của chuyên gia và so sánh với nội dung cơ chế tác động trong lý thuyết. Sau
đó, Luận án kết hợp với số liệu thu thập trong thực tiễn (qua kết quả nghiên cứu tại bàn),
0 0 0
24
1819
6 6
45
40
29
27
18
38
44
47
38
46
9
20
30
54 55
9
3
0
10
20
30
40
50
60
Quy hoạch Chuyển mục
đích SDĐ
Đầu tư CSHT Đất tự gia tăng Người SDĐ
5% < Từ 5 % - dưới 20% Từ 20 % - dưới 50% Từ 50% - 100% ≥ 100%
120
nhằm phân tích cụ thể hơn về biểu hiện tác động của từng yếu tố riêng biệt (quy hoạch,
chính sách chuyển đổi mục đích SDĐ, đầu tư CSHT) đến sự gia tăng giá trị đất đô thị.
4.2.2.1. Cơ chế tác động làm gia tăng giá trị đất đô thị
Qua phân tích định tính, có thể tổng kết được 03 cơ chế tác động được biểu hiện
chính khi các yếu tố do nhà nước can thiệp đối với sự gia tăng giá trị giá trị đất đô thị
tại Việt Nam, bao gồm: Cải thiện các tiện ích và khả năng tiếp cận đất đai; Tạo ra cơ
hội phát triển; Mức độ thực thi của can thiệp.
• Cải thiện các tiện ích và khả năng tiếp cận đất đai:
Sự cải thiện trong các tiện ích và khả năng tiếp đất đai gúp là điều kiện cơ bản
thay đổi giá trị của đất đai. Đây chính là những lợi thế mà đất đai có được do quá trình
sử dụng đất để phát triển đô thị từ các can thiệp tác động nhà nước tạo ra. Cụ thể, một
số biểu hiện cụ thể của những cải thiện các tiện ích và khả năng tiếp cận đất đai như sau:
- Hình thành trung tâm phát triển mới: Ý kiến chuyên gia đánh giá, các can thiệp
của nhà nước như quy hoạch, đầu tư CSHT, chuyển mục đích SDĐ nhằm hình thành
những khu vực/ vùng trung tâm đô thị phát triển mới. Trong đó, để hình thành các trung
tâm cần đầu tư và phát triển đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và tiện ích xã hội. Đây
chính là mục tiêu và cơ chế tác động quan trọng trong việc thu hút dân cư, thúc đẩy đô
thị hóa.
“ định hướng quy hoạch chung của Hà Nội là phát triển theo hướng đa tâm, chứ
không phải là đơn tâm, và hiện đã hình thành nên các cực phát triển rồi; nhìn định
hướng đầu tư của Vingroup sẽ biết; đầu tư Royal City, Times City và Vinhome
(bên Long Biên ấy); toàn là các trung tâm mới ấy chứ”; “ giá đất và BĐS ở
những khu vực này tăng lên rõ rệt đóng vai trò tạo lập và dẫn dắt thị trường đấy
chứ”(Đáp viên 1);
“ Việc di dân Hà Nội ra vùng lõi các quận nội thành cũ cần phải đầu tư hạ tầng
đồng bộ ở các khu mới phát triển.... không chỉ là chuyện làm đường sá, hạ tầng
“cứng” đâu nhé, cần phải chú trọng đến hạ tầng “mềm” khác như y tế, trường
học”; ngoài ra, anh cho rằng quan trọng nhất là yếu tố không gian công cộng,
không gian xanh; đây là những lợi thế của những khu mới phát triển có được hơn
so với khu vực nội thành cũ.” (Đáp viên 4);
“ em nhìn thấy khu vực Mỹ Đình mà xem, thay đổi nhanh chóng mặt và giá đất
cũng tăng ghê gớm ; hạ tầng cũng đồng bộ đấy chứ, vui chơi giải trí và tiện ích
chẳng thiếu thứ gì đây là trung tâm phát triển mới của Hà Nội; Tập Đoàn bên
anh đã thử tìm kiếm đất để làm thêm dự án chung cư mà khó và mắc quá; hiện
đang đổi hướng xuống dưới khu vực Hà Đông ” (Đáp viên 9);
121
“ Nhà nước lập quy hoạch, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhằm phát
triển đô thị và thúc đẩy quá trình đô thị hóa; nó phù hợp với xu hướng phát triển
chung về đô thị thôi; cứ sử dụng đất nông nghiệp mãi sao được; mà nếu không
cho chuyển đổi thị người dân cũng tự chuyển đổi thôi; đất xen kẹt trong khu
dân cư giá cao cũng ngất ngưởng” (Đáp viên 8).
- Rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển:
“Tôi nhấn mạnh, chính là những tiện ích hay lợi ích mà thửa đất và BĐS được
hưởng lợi do quá trình đầu tư mở đường mang lại. Tác động làm cho khả năng tiếp
cận thửa đất dễ dàng và thuận tiện hơn” (Đáp viên 1);
“ tôi cho rằng yếu tố chi phí thời gian là yếu tố quyết định”; “ đây chính là
thời gian lưu thông từ nơi định cư đến vị trí trung tâm” (Đáp viên 3);
“ Hệ thống giao thông được cải tạo nâng cấp hoặc nâng cấp thì giá trị đất đai
tăng lên do giảm thiểu chi phí thời gian lưu thông đi lại, người ta có xu hướng lựa
chọn nhà ở gần nơi làm việc mà.” (Đáp viên 4);
“ Khi nhà nước lập quy hoạch, đầu tư làm đường sẽ làm thay đổi vị trị đất đai, là
vị trí tương đối đó nhé khoảng cách đến các địa điểm có hoạt động kinh tế xã hội
[vị trí trung tâm/ tiện ích]; đây là yếu tố tác động cơ bản nhất làm thay đổi giá trị
đất đai” (Đáp viên 7).
• Tạo ra cơ hội phát triển mới: Các yếu tố nhà nước can thiệp tạo ra những cơ hội
phát triển về kinh tế và kinh doanh BĐS tại khu vực đất đai và vùng phụ cận chịu
tác động can thiệp.
- Kỳ vọng về lợi ích trong tương lai: Đây là những lợi nhuận kinh doanh tiềm
năng, kỳ vọng tăng giá đất do thị trường và hành vi của các chủ thể trong thị trường
phản ứng trước các thông tin tác động can thiệp của nhà nước.
“. Kỳ vọng của người ta vào những yếu tố như đầu tư làm đường, hay quy hoạch
sẽ là giá đất tăng mà. Mình lấy ví dụ nhé, khi có những thông tin tích cực trên thị
trường thì làm cho mọi người kỳ vọng vào sự phát triển của khu vực đó ”; “
Khi có thông tin quy hoạch mở đường Bao biển [dự án đường Bao biển tại Thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh] thời gian trước đây, giá đất tăng khủng khiếp.
Sau này, bắt đầu làm đường, đổ đất và san lấp giá đất cao hơn”. Hay như, khi
có thông tin về làm đường như là cao tốc nối Quảng Ninh – Hải Phòng là giá đất
đã tăng lên đó; nhiều nhà đầu tư, rồi dân đầu cơ về đây tìm hiểu và mua đất
...” (Đáp viên 5);
122
“ Thị trường họ nhanh nhạy lắm, mới phong phanh là có thông tin quy hoạch
mở đường hay dự án đầu tư họ đã tìm mua hết rồi [mua đất], họ trả giá cao
gấp 02 gấp 03 lần người dân bán ngay; nhiều khi vừa sang tay sau đó họ bán
lại đã lãi đậm rồi trong diễn biến thị trường nóng sốt” (Đáp viên 6);
- Xuất hiện cơ hội trong sử dụng đất và kinh doanh BĐS:
“ Đất đai còn được sử dụng vào nhiều mục đích ngoài mục đích ban đầu, ví dụ
như là cho thuê để làm địa điểm kinh doanh” (Đáp viên 1);
“. Chính nhu cầu sử dụng đất trong khu vực đó ngày càng cao, đất đai trở lên
khan hiếm khi có các tác động làm giá đất tăng lên ” (Đáp viên 2);
“ chủ đất ngày trước ở trong ngõ giá thấp, sau khi mở đường được ra mặt tiền
đườnggiá đất cao vọt lên; khi đó họ lại có thể làm mục đích kinh doanh, buôn
bán hàng hoặc là cho thuê văn phòng giá rất cao” (Đáp viên 5);
“ Khi đầu tư CSHT thì làm thay đổicơ cấu hàng hóa tham gia thị trường
BĐS; ví dụ đường Trần Đại Nghĩa, trước khi có đường chỉ có nhà nhỏ, lụp
sụp; sau khi có đường Trần Địa Nghĩa rồi thì cơ cấu hàng hóa tham gia cung
BĐS khác hẳn. Tức là, yếu tố hạ tầng làm thay đổi cơ cấu hàng hóa tham gia vào
thị trường BĐS theo hướng là các hàng hóa tham gia đa dạng nhiều đất đai,
công trình sử dụng cho thương mại mang lại thu nhập ” (Đáp viên 8);
“. Trục đường đại lộ Thăng Long là rất tiềm năng với các doanh nghiệp vì còn
có nhiều khoảng diện tích đất để làm văn phòng” (Đáp viên 9).
- Thu hút đầu tư phát triển kinh tế:
“ Tập đoàn Sungroup đầu tư Quảng Ninh làm thay đổi hẳn môi trường thu hút
đầu tư; nhiều công trình hạng mục phục vụ cho du lịch; Trong thời gian kêu
gọi thu hút đất đâu tư, lãnh đạo Tỉnh và liên sở ngành quyết liệt, vất vả nhưng
cũng “chiều” doanh nghiệp lắm; Tỉnh chủ trương ưu đãi nhiều về tiền sử dụng
đất nếu không họ chạy sang địa phương khác thì “mất”; Bên Tài nguyên chúng
tớ làm thủ tục đất đai cho nhà đầu tư này trong vòng có 10 ngày thôi”; quan
trọng là họ có tiềm lực tài chính để đầu tư thật sự, tạo ra sức hút lôi kéo các nhà
đầu tư khác về cho địa phương” (Đáp viên 5);
“ định hướng phát triển, khu vực Láng Hòa Lạc sẽ phát triển các trường học
và khu công nghệ cao tập trung khu vực này sẽ rất phát triển ” (Đáp viên 9).
123
• Mức độ thực thi của các can thiệp do nhà nước thực hiện:
Quá trình thảo luận nhóm chuyên gia đã thể hiện về sự gia tăng giá trị đất đai
phụ thuộc vào mức độ thực thi của các can thiệp do nhà nước thực hiện. Cụ thể, biểu
hiện của giá đất trên thị trường, khi mới có thông tin về các can thiệp thì giá đất (giá
giao dịch) đã tăng lên nhưng đây chỉ là mức giá cá biệt – chưa phản ánh đúng bản
chất giá trị thị trường. Giá trị đất gia tăng được phản ánh rõ rệt trong các giai đoạn
phê duyệt, công bố triển khai thực hiện các can thiệp và giai đoạn khai thác vận hành.
“ Khi nhà nước dự định làm con đường đi qua đã làm cho giá đất - đây là mức
giá kỳ vọng, được giao dịch trên thị trường tăng lên; Tuy nhiên, giá trị đất đai
thực sẽ thay đổi tăng khi có quy hoạch đầu tư được công bố, phê duyệt, con đường
đầu tư hoàn thiện”; “ giá giao dịch này chịu ảnh hưởng các yếu tố tâm lý và
hành vi đầu cơ mua bán đất đai trên thị trường” (Đáp viên 1);
“ở các giai đoạn khác nhau sẽ có mức giá đất tăng khác nhau; Nhà nước quy
hoạch dự án chuyển mục đích sử dụng đất đã làm cho giá đất giao dịch trên thị
trường tăng lên; nhưng giá trị đất đai tăng mạnh khi có quy hoạch đó được thực
hiện, triển khai các hoạt động đầu tư trên thực địa” (Đáp viên 7);
“ người dân đã bán đất trước khi công khai quy hoạch con đường với giá gấp
đôi thị trường nhưng sau đó giá cao gấp 10 lần [có ý nhấn mạnh giá đất tăng cao]
khi triển khai làm con đường” (Đáp viên 11).
Như vậy, tổng hợp đánh giá ý kiến của các chuyên gia minh chứng, cơ chế tác
động gia tăng giá trị đất tại đô thị Việt Nam khi nhà nước can thiệp (bằng các quyết định
về quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển đổi mục đích sử dụng) được phản ánh rõ
thông qua sự cải thiện về các tiện ích và khả năng tiếp cận đất đai; tạo ra cơ hội phát
triển; và mức độ thực thi của các can thiệp.
4.2.2.2. Tác động của quy hoạch làm gia tăng giá trị đất đô thị
Ở Việt Nam, quy hoạch được phân chia làm nhiều loại khác nhau, chịu tác động
điều tiết theo Luật Quy hoạch và một số đạo luật chuyên ngành có liên quan. Trong đó,
các quyết định liên quan đến quy hoạch có tác động trực tiếp đến định hướng và phân
vùng sử dụng đất đai. Theo đó, tác động quy hoạch đến gia tăng giá trị đất đai tại đô thị
cần xem xét dưới dạng tác động của các loại quy hoạch cụ thể.
a) Kết quả phân tích định tính cho thấy, khi có một chủ trương về quy hoạch nói
chung đã tác động đến sự thay đổi của giá đất trên thị trường. Tuy nhiên, sự tác động
gia tăng giá trị đất nhận biết rõ nhất là quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch thay đổi
cấp độ hành chính về đô thị. Trong khi đó, tác động của quy hoạch sử dụng đất có tác
động khá mờ nhạt (ngoại trừ quy hoạch sử dụng đất 1/500);
124
“ quy hoạch ở Việt Nam đang có nhiều vấn đề, tôi cho rằng ko phải ở quy hoạch sử
dụng đất tác động trực tiếp đến giá đất mà phần nhiều là các quy hoạch phát triển và
quy hoạch đô thị; chỉ cần có 1 chủ trương quy hoạch chuyển đổi và phát triển
khu vực từ nông thôn sang đô thị đã làm cho giá trị đất tăng đột biến; hay một quyết
định chuyển hành chính từ huyện sang quận hay quyết định hình thành đặc khu kinh
tế làm cho giá đất thay đổi.” (Đáp viên 11);
“Quy hoạch tác động thì phải kế đến Dự thảo Luật Đặc khu vừa rồi dưới Vân Đồn
làm cho thị trường BĐS vỡ trận còn gì nhưng đó là do tin đồn thôi, chứ thực ra,
đất đai vẫn thế đã phát triển được gì đâu; chủ yếu do giới đầu cơ BĐS lao vào thổi
giá lên thôi” (Đáp viên 5).
b) Kết quả khảo sát chuyên gia (diện rộng) cũng củng cố thêm về kết quả nhận định
rút ra từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm về tác động của các loại quy hoạch đến giá trị
đất gia tăng (khi so sánh giá trị Mean trong bảng dưới). Chúng ta thấy rằng, quy hoạch đô
thị có giá trị điểm đánh giá trung bình cao nhất so với các quy hoạch khác (mean = 4,54),
sau đó là quy hoạch chỉnh địa giới hành chính, quy hoạch tổng thể KT-XH và phân khu
chức năng (1/500) với giá trị trung bình lần lượt là 5,38; 4,06 và 3,93. Trong đó, quy hoạch
sử dụng đất có giá trị điểm đánh giá trung bình thấp nhất (men = 3,81).
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá tác động gia tăng giá trị đất của các loại quy hoạch
Loại quy hoạch N Minimum Maximum Sum Mean Std. Deviation
Quy hoạch đô thị 125 3 5 568 4.54 .641
Quy hoạch thay đổi,
thực hiện điều chỉnh
địa giới hành chính
125 1 5 547 4.38 .715
Quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội
125 1 5 507 4.06 .873
Quy hoạch phân khu
chức năng
125 1 5 491 3.93 .943
Quy hoạch sử dụng đất 125 1 5 476 3.81 .726
Đánh giá chung về tác
động của quy hoạch
đến gia tăng giá trị đất
đô thị
125 1 5 456 3.65 .826
Valid N (listwise) 125
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát.
Ghi chú: Với giá trị trung bình (mean) càng lớn thì mức độ tác động đến giá trị đất gia
tăng càng nhiều.
125
c) Một số kết quả nghiên cứu thực tiễn về tác động của quy hoạch đến gia tăng
giá trị đất đô thị:
• Quy hoạch ảnh hưởng đến phân vùng giá trị đất đai tại các đô thị:
Về lý luận đã cho thấy quy hoạch đô thị sẽ hình thành và phân vùng các khu phát
triển như: khu trung tâm lõi, khu cận trung tâm và các khu vực ngoại vi. Trong đó, quá
trình hình thành và phát triển đô thị của các thành phố trên thế giới cho thấy xu hướng
giá đất cao nhất ở trung tâm lõi – nơi diễn ra các hoạt động thương mại, dịch vụ và giá
đất giảm theo hướng dịch chuyển dần ra ngoài các khu các trung tâm (Alonso, 1964).
Trong thực tiễn Việt Nam, giá đất ở các đô thị cũng có xu hướng tương tự như nguyên
lý – cụ thể đối với các đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh – hình dưới) và
các đô thị loại I trực thuộc Trung ương (Phan Văn Thọ, 2012).
Hình 4.3. Sơ đồ vùng giá trị đất đai từ quận trung tâm của nhóm đô thị đặc biệt
Nguồn: Hoàng Văn Cường và Nguyễn Thanh Lân (2018).
Qua hình vẽ trên, thấy rằng, một số quận trung vùng ngoại vi tại Hà Nội (Bắc và
Nam Liêm có mức giá đất tăng khá cao) – hình thành vùng trung tâm mới. Có thể lý giải
hiện tượng này là do bởi, hai quận này mới được hình thành và có nhiều tiềm năng trong
quy hoạch phát triển đất đai và BĐS. Ngoài ra, tác giả thực hiện nghiên cứu phân tích
về sự thay đổi giá nhà đất riêng lẻ tại Hà Nội, giá đất được phân chia làm 03 khu vực:
Hoàn Kiếm
Ba Đình
Hai BàTrưng
Đống Đa
Cầu Giấy
Tây Hồ
Long Biên
Hà Đông
Nam Từ Liêm
Bắc Từ Liêm
Gia Lâm
Đông Anh
Quận 1
Quận 3
Q.Bình Thạnh
Quận 4
Quận 10
Quận 11
Q.Tân Bình
Q.Phú Nhuận
Quận 5
Q.Gò Vấp
Quận 6
Quận 12
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
KV Trung
tâm
KV cận trung
tâm
KV ngoại vi
126
(i) Khu vực ngoại vi ii) Khu vực cận trung tâm; (iii) Khu vực trung tâm. Kết quả đánh
giá về giá đất thị trường, trong giai đoạn 2011 – 2015, cho thấy tác động của quy hoạch
làm gia tăng giá đất đô thị ở vùng ngoại vi của Hà Nội. Đặc biệt, các thông tin liên quan
đến quy hoạch đầu tư phát triển CSHT nhận được nhiều sự quan tâm nhất và ảnh hưởng
mạnh đến giá đất ở khu vực phía Đông (khu vực Đông Anh, Sóc Sơn) và Phía Tây (Từ
Liêm, Hà Đông) Thành phố. (chi tiết xem phụ lục).
• Quy hoạch chuyển cấp độ hành chính làm thay đổi giá đất tại đô thị:
Các quy hoạch liên quan đến chuyển cấp độ hành chính có thể đề cập đến như là: (i)
Quy hoạch chuyển vùng dân cư nông thôn thành vùng dân cư đô thị; đô thị cấp thấp lên
đô thị cấp cao hơn v.v. hoặc (ii) các quy hoạch về các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Trường hợp Hà Nội mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: Ngày 01/8/2008 (Theo
Nghị quyết 15/2008/QH12), Thành phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chính bao gồm
toàn bộ diện tích Tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, 4 xã của huyện Lương Sơn chuyển về.
Sau khi thực hiện điều chỉnh hành chính, giá đất đai đã biến động tăng đáng kể cả về
mức giá đất do UBND công bố và mức giá đất trên thị trường. Ngoài ra, giá đất thị
trường biến động tăng rõ rệt và xuất hiện hiện tượng sốt giá các loại đất theo thông tin
về quy hoạch. Biểu hiện rõ rệt đó là khi mà quy hoạch tổng thể phát triển Thủ đô Hà
Nội được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi thì giá đất tất cả các huyện có quy hoạch đô thị vệ
tinh đều tăng giá cao và tăng nhiều lần. Hiện tượng giá đất tăng theo “thông tin” quy
hoạch không chỉ xảy ra ở vùng ven (tiềm năng trở thành đô thị) mà cả các quận khu vực
trung tâm có các quy hoạch và triển khai quy hoạch đầu tư CSHT.
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện mức chênh lệch giá đất thị trường tại một số khu vực quy
hoạch trở thành đô thị vùng ven khi Hà Nội điều chỉnh địa giới hành chính
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu tại bàn.
5
28.67
24.62
78.29
10.57
18.77
25.64
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Ba Vì Đan Phượng Hoài Đức Phú Xuyên Mê Linh Quốc Oai Thường Tín
Lần
127
- Trường hợp quy hoạch thành lập 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong,
Phú Quốc: Sau thời điểm Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ (tháng 12 năm 2016)
quyết định đưa Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc trở thành 3 đặc khu kinh tế theo
dự thảo về Luật Đặc khu đã thu hút được sự quan tâm và kỳ vọng của giới đầu tư. Giá
đất giao dịch tại các khu vực dự kiển trở thành đặc khu liên tục biến động tăng, cá biệt
đến thời điểm tháng 4/2018, giá đất tăng bị giới đầu cơ đẩy lên rất cao và hình thành các
cơn sốt giá trong những khoảng thời gian ngắn.
Bảng 4.4. Mức chênh lệch giá đất thị trường tại 03 địa phương dự kiến trở thành đặc
khu kinh tế
STT Đặc khu kinh tế
Mức chênh lệch giá (lần)
Tối thiểu Tối đa
1 Vân Đồn (Quảng Ninh) 1,2-1,5 7-15
2 Phú Quốc (Kiên Giang) 2,5-3 26- 75
3 Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) 1,4-1,8 35,3 - 100
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Hội MG BĐS Việt Nam và Trung tâm môi giới.
*Ghi chú: Lấy giá so sánh tổng hợp tại tháng 4/2018 và T12/ 2016, T6/2017.
d) Kết quả đánh giá về cơ chế tác động của quy hoạch đến gia tăng giá trị đất đô
thị (kết quả điều tra 125 quan sát):
Hình 4.5 Biểu đồ đánh giá cơ chế tác động của quy hoạch đến giá trị đất gia tăng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát.
3.50 3.55 3.60 3.65 3.70 3.75 3.80 3.85 3.90 3.95
Khả năng thực thi quy hoạch sẽ tác động đến gia
tăng giá trị đất đai
Quy hoạch giúp mang lại tiềm năng phát triển,
hình thành các trung tâm sẽ làm gia tăng giá
Quy hoạch tác động thay đổi cung – cầu đất đai
trên thị trường qua đó làm gia tăng giá trị đất đai
Các thời điểm khác nhau của quá trình quy
hoạch (Lập quy hoạch, công bố và triển khai)
Quy hoạch làm gia tăng giá trị đất đai do những
cải thiện về khả năng tiếp cận của đất đai
Quy hoạch giúp cải thiện các tiện ích trong khu
vực sẽ làm gia tăng giá trị đất đai
3.92
3.82
3.78
3.75
3.71
3.66
128
Qua khảo sát, cơ chế tác động của quy hoạch đến giá trị đất gia tăng mạnh nhất
là khả năng hiện thực thi của các quy hoạch (có giá trị điểm đánh giá trung bình lớn nhất
– đạt 3,92), sau đó là tác động quy hoạch giúp mang lại tiềm năng phát triển, thay đổi
cung – cầu đất đai trên thị trường (mean lần lượt là 3,81 và 3,78). Trong khi đó, những
cải thiện liên quan đến tiện ích, khả năng tiếp cận và thời điểm khác nhau do quy hoạch
được đánh giá đóng góp làm giá đất gia tăng là thấp nhất (mean = 3,66; 3,71; và 3,75).
Như vậy, kết quả phân tích tác động về quy hoạch liên quan đến giá trị đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_tac_dong_den_gia_tang_gia_tri.pdf