DANH MỤC HÌNH VẼ. viii
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .5
1.1. Giới thiệu về vật liệu cấy ghép kim loại.5
1.1.1. Vật liệu kim loại phân hủy sinh học.10
1.1.2.Vật liệu kim loại vĩnh cửu sinh học .12
1.1.2.1. Thép không gỉ .13
1.1.2.2. Hợp kim Coban.14
1.1.2.3.Vật liệu titan.15
1.2. Các lớp phủ tương thích sinh học .22
1.2.1. Các loại hợp chất tương thích sinh học canxi photphat (Ca-P).22
1.2.2. Các lớp phủ tương thích sinh học trên cơ sở HA.24
1.2.2.1. Lớp phủ HA .24
1.1.2.2. Lớp phủ dẫn xuất của HA .26
1.2.3. Một số phương pháp chế tạo lớp phủ tương thích sinh học trên cơ sở HA
.27
1.2.3.1. Phương pháp plasma.27
1.2.3.2. Phương pháp phún xạ magnetron .28
1.2.3.3. Phương pháp điện hóa.29
1.2.3.4. Phương pháp điện di .31
1.2.3.5. Phương pháp ngâm y sinh.32
1.2.3.6. Phương pháp Sol-Gel.33
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.38
2.1. Thiết bị và dụng cụ .38
2.2. Hóa chất và vật liệu .38
2.3. Chế tạo lớp phủ HA bằng phương pháp sol-gel .39
2.3.1. Chuẩn bị nền titan.39
2.3.2. Quy trình chế tạo sol HA và FHA.40
2.3.2.1. Quy trình chế tạo sol HA .40
2.3.2.2. Quy trình chế tạo sol FHA.41
132 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu chế tạo các lớp phủ hydroxyapatit có khả năng tương thích sinh học trên nền vật liệu titan bằng phương pháp sol - Gel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NH4OH 1 M vào hỗn hợp dung dịch trên và khuấy đều
trong 3 giờ.
- Ủ hỗn hợp trong tủ sấy ở nhiệt độ 40 oC trong vòng 72 giờ tạo thành sol HA.
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chế tạo sol HA
41
2.3.2.2. Quy trình chế tạo sol FHA
Quy trình chế tạo Sol HA được thể hiện trên sơ đồ hình 2.2 theo các bước sau:
- Hòa tan 0,2 mol H3PO4 vào dung dịch 100 mL C2H5OH thêm dần dần NH4F
với tỉ lệ phần mol của P/F lần lượt là 12 ; 6 ; 4 ; 3 để được các sol có thành phần tương
ứng với công thức lần lượt là Ca10(PO4)6(F0.5OH1.5), Ca10(PO4)6(FOH),
Ca10(PO4)6(F1.5OH0.5), Ca10(PO4)6(F2) bằng cách thay thế nhóm OH của sol HA bằng
nhóm F- với tỉ lệ phần mol OH/F tương ứng là 1,5/0,5; 1/1; 0,5/1,5 và 0/2 khuấy trộn
bằng máy khuấy từ trong 3 giờ ở nhiệt độ phòng (dung dịch 1).
- Hòa tan 0,333 mol Ca(NO3)2.4H2O vào dung dịch 100 mL C2H5OH tiếp tục
khuấy bằng máy khuấy từ trong 3 giờ (dung dịch 2).
- Trộn dung dịch 1 vào dung dịch 2, thu được hỗn hợp chứa các tiền chất Ca,
P, F, tiếp tục khuấy trộn hỗn hợp này trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng.
-Thêm từ từ dung dịch NH4OH 1 M vào hỗn hợp dung dịch trên và khuấy đều
trong 3 giờ để đạt được pH mong muốn.
- Ủ hỗn hợp trong tủ sấy ở nhiệt độ 40 oC trong vòng 72 giờ tạo thành sol FHA.
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chế tạo sol FHA
42
2.3.3. Chế tạo lớp phủ HA và FHA lên nền vật liệu titan
Hình 2.3. Sơ đồ chế tạo lớp phủ HA và FHA trên nền titan
Sau khi chuẩn bị được sol HA và sol FHA bắt đầu tiến hành chế tạo lớp phủ
HA lên nền vật liệu titan theo các bước như trên hình 2.3 bao gồm:
- Tiến hành phủ sol HA lên nền vật liệu titan bằng phương pháp quét.
- Quay li tâm để san phẳng bề mặt mẫu, sấy khô ở nhiệt độ 80 oC trong 1 giờ.
Sau đó, để nguội ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 giờ và phủ lặp lại nhiều lần.
- Kết thúc quá trình tạo lớp phủ lên bề mặt Ti, các mẫu được tiến hành nung
trong không khí với nhiệt độ từ 500 – 1000 oC.
Sau khi nung, các mẫu titan phủ HA và FHA được phân tích, đánh giá các đặc
trưng tính chất.
2.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá tính chất của lớp phủ
Để nghiên cứu ứng dụng các vật liệu implant thì việc đánh giá tính chất của
vật liệu là hết sức quan trọng đặc biệt là các tính chất của vật liệu khi ngâm trong môi
43
trường dịch giả người. Hiện nay, các phương pháp nghiên cứu đánh giá tính chất của
lớp phủ tương thích HA trên vật liệu implant được chia làm 3 nhóm chính:
+ Phương pháp đánh giá các tính chất vật lý và cơ học của vật liệu bao gồm đánh
giá thành pha, cấu trúc bề mặt, thành phần hóa học của lớp phủ, độ bám dính sử
dụng các phương pháp như: X-ray, SEM, EDS, kéo đứt
+ Phương pháp đánh giá khả năng chống ăn mòn sử dụng phương pháp đo điện
hóa như: phổ tổng trở và đường cong phân cực anốt.
+ Phương pháp đánh giá khả năng tương thích sinh học bằng các thử nghiệm in-
vitro and in-vivo.
2.4.1. Phương pháp đánh giá các tính chất vật lý và cơ học
2.4.1.1. Phương pháp phân tích nhiệt vi sai và nhiệt trọng lượng
Phương pháp phân tích nhiệt vi sai (DTA) và nhiệt trọng lượng (TGA) được
sử dụng để nghiên cứu khoảng nhiệt độ phân huỷ các tiền chất, sự chuyển pha và hình
thành hợp chất mới... Các phương pháp này cho biết quá trình phân huỷ là toả nhiệt
hay thu nhiệt, nhiệt độ phân huỷ của các chất và sự biến đổi trọng lượng mẫu khi
nhiệt độ nung thay đổi [61, 93, 94]. Trong nghiên cứu này, hỗn hợp sol được nung từ
nhiệt độ phòng đến 1000 oC trong môi trường không khí với tốc độ tăng nhiệt là
10oC/phút trên thiết bị Labsys EVO (Setaram Instrumentation – Pháp) của Viện Khoa
học vật liệu.
2.4.1.2. Phương pháp nhiễu xạ tia X
Phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể bằng nhiễu xạ tia X (X-ray
diffraction) được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc pha của lớp phủ.
Những đặc trưng quan trọng nhất của các giản đồ nhiễu xạ tia X là vị trí của
các vạch nhiễu xạ, cường độ vạch nhiễu xạ và đường cong phân bố của các vạch
nhiễu xạ đó. Bằng việc phân tích các giản đồ nhiễu xạ ta có thể thu được các thông
tin về định tính, định lượng pha tinh thể, xác định được hệ cấu trúc và các hằng số
mạng tinh thể... Trong nghiên cứu vật liệu implant, phương pháp nhiễu xạ tia X được
sử dụng để đánh giá cấu trúc và thành phần pha của lớp phủ. Trên cơ sở các pic đặc
trưng của ngân hàng phổ tiêu chuẩn có thể xác định được cấu trúc, thành phần pha,
dạng kết tinh của pha[62, 65, 83, 85, 90, 94, 95].
44
Giản đồ XRD của mẫu HA được ghi trên máy D8–Advance 5005–tại Khoa
Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Điều kiện ghi: ống phát
tia Rơnghen làm bằng Cu với bước sóng kα = 1,5406 Å, nhiệt độ 25 oC, góc quét 2θ
tương ứng với mỗi chất, tốc độ quét 0,02 0/s.
Hình 2.4. Giản đồ nhiễu xạ tia X của hydroxyapatite (theo tiêu chuẩn của JCPDS: 9-432)
2.4.1.3. Phương pháp đo độ nhám bề mặt (Kính hiển vi 3D)
Phương pháp này được dùng để đánh giá tính chất bề mặt của vật liệu chẳng
hạn như độ nhám, sự phá hủy bề mặt dựa trên sự thay đổi màu sắc của ảnh chụp.
Nguyên tắc đo: Các dải ánh sáng từ thấu kính máy phát nằm rải rác trên bề
mặt vật thể đang được đo. Ánh sáng phản xạ được quan sát (thấu kính thu) và độ
chênh lệch độ nhấp nhô trên bề mặt vật thể làm cho các dải ánh sáng xuất hiện bị biến
dạng. Hình ảnh của những biến dạng này được thực hiện bằng cách sử dụng một cảm
biến CMOS, và các tính toán tự động được thực hiện để đo chiều cao nhấp nhô và vị
trí tại mỗi điểm.
Hình ảnh thu được là ảnh 3D theo một dải màu từ đỏ, cam, vàng, lục, lam
chàm, tím và màu sắc tuy thuộc vào độ nhấp nhô của mẫu. Hình thái bề mặt mẫu
được đo trên máy Keyence VR-3000, Nhật Bản.
2.4.1.4. Phương pháp hiển vi điện tử quét và phổ tán sắc năng lượng tia X
a. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM)
Phương pháp hiển vi điện tử quét đã được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên
cứu hình thái bề mặt mẫu, nhất là với nghiên cứu mẫu màng mỏng. Nguyên lý của
45
phương pháp: chiếu một chùm tia điện tử đi qua các thấu kính điện tử hội tụ thành
một điểm rất nhỏ chiếu lên bề mặt mẫu nghiên cứu. Khi chùm điện tử đập vào mẫu,
trên bề mặt mẫu phát ra các chùm điện tử thứ cấp. Mỗi điện tử phát xạ này qua gia
tốc điện thế đi vào phần thu sẽ biến đổi thành một tín hiệu ánh sáng, tín hiệu được
khuếch đại, đưa vào mạng lưới điều khiển tạo độ sáng trên màn ảnh. Độ sáng tối trên
màn ảnh phụ thuộc vào lượng điện tử thứ cấp phát ra tới bộ thu và phụ thuộc hình
dạng bề mặt mẫu nghiên cứu. Ảnh SEM của các mẫu vật liệu phủ HA và FHA được
chụp trên thiết bị S4800 của hãng Hitachi, Nhật Bản, Viện khoa học vật liệu, Viện
Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam với độ phóng đại từ 100 đến 200.000 lần.
Trong nghiên cứu lớp phủ HA trên nền titan sử dụng phương pháp SEM để nghiên
cứu hình thái học, kích thước hạt và dạng kết tinh của lớp phủ HA, FHA [53, 80, 96-
98].
b. Phổ tán sắc năng lượng tia X (Energy Dispersive X-ray)
Phương pháp phổ tán xạ năng lượng tia X là kỹ thuật phân tích thành phần hóa
học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với
các bức xạ (chủ yếu là chùm điện tử có năng lượng cao trong các kính hiển vi điện
tử). Tần số tia X phát ra là đặc trưng với nguyên tử của mỗi chất có mặt trong chất
rắn. Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về các nguyên tố hóa
học có mặt trong mẫu đồng thời cho các thông tin về tỉ phần các nguyên tố này.
Trong nghiên cứu lớp phủ HA nền titan, phương pháp này được sử dụng để
xác định tỉ lệ thành phần của Ca và P và các thành phần nguyên tố khác trên thiết bị
S4800 của hãng Hitachi, Nhật Bản, Viện khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm khoa học
và công nghệ Việt Nam.
2.4.1.5. Phương pháp đo độ bền bám dính
Trong công nghệ chế tạo lớp phủ, độ bền bám dính là một trong những đặc trưng
tính chất quan trọng của lớp phủ bởi nó ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và quyết
định tuổi thọ làm việc của lớp phủ. Do đó việc đánh giá độ bền bám dính có ý nghĩa
quan trọng [87, 99, 100]. Ngày nay, có nhiều phương pháp đánh giá độ bền bám dính
của phủ như: phương pháp kéo, phương pháp sử dụng tia laser, phương pháp rạch,
phương pháp vết lõm. Trong nghiên cứu độ bền bám dính của HA trên nền vật liệu
46
Ti, chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp bao gồm: phương pháp kéo đứt và phương
pháp rạch.
a. Phương pháp kéo đứt (pull-off)
Phương pháp kéo đứt được sử dụng để đánh giá các lớp phủ có độ bền bám
dính không quá lớn, theo nguyên lý sử dụng lực kéo để phá vỡ liên kết giữa lớp phủ
và nền kim loại sử dụng máy đo độ bền bám dính PosiTest® AT (V.5.2), Mỹ. Nguyên
tắc hoạt động: sử dụng một kẹp cố định để tránh sự lệch hướng trong quá trình thử
nghiệm. Dolly là bộ phận tiếp xúc với mẫu làm bằng nhôm với đường kính 20 mm
được dán lên bề mặt lớp phủ bằng epoxy (Epoxy Adhesives Araldite® 2011-A/B) và
áp tải trọng 2N tại nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Trong thử nghiệm, dolly được kéo
với tốc độ là 4,0 MPa/s cho đến khi lớp phủ bị phá hủy. Các kết quả lực bám dính sẽ
được ghi nhận và lấy giá trị trung bình của ít nhất 3 lần thí nghiệm và được tiến hành
tại Viện NIMS, Nhật Bản theo tiêu chuẩn ASTM F1044 – 99.
b. Phương pháp rạch (Scratch test)
Là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá độ bền bám dính của lớp
phủ. Phương pháp này được đánh giá thông qua lực rạch của mũi nhọn bằng kim
cương với kích thước khoảng 100-200 µm. Lực trên đầu mũi nhọn được tăng dần đều
đến một giá trị nhất định. Sau đó vết rạch được quan sát trên kính hiển vi quang học
để xác định vết bong tróc của lớp phủ.Trong nghiên cứu này, phương pháp rạch được
sử dụng để đánh giá độ bền bám dính của lớp phủ anốt hóa nền titan. Thiết bị Scratch
test ST30, Đức được sử dụng với các thông số như sau: giá trị của tải được tăng dần
từ 0,1N đến 30N với tốc độ 0,1 mm/s, chiều dài di chuyển 10 mm với mũi nhọn bằng
kim cương với kích thước 100 µm và được tiến hành tại Viện NIMS, Nhật Bản.
2.4.2. Phương pháp điện hóa trong đánh giá tính chất ăn mòn
2.4.2.1.Hệ đo điện hóa ba điện cực và cách chuẩn bị mẫu đo
Thiết bị đo điện hóa gồm ba bộ phận: hệ điện cực, máy đo và máy tính. Hệ
điện cực sử dụng cho các phép đo điện hóa gồm ba điện cực:
Điện cực làm việc (W): mẫu titan có và không có lớp phủ HA, FHA.
Điện cực so sánh (R): điện cực Ag/AgCl/Cl- bão hòa (ESHE = 0,197).
Điện cực đối (C): điện cực Pt.
47
Hình 2.5. Sơ đồ hệ thống đo điện hóa
Về mặt nguyên tắc, thiết bị potentiostat cho phép dòng điện đi qua điện cực
làm việc và điện cực đối, thông qua dung dịch điện ly. Điện thế được đo giữa điện
cực làm việc và điện cực so sánh, dòng điện được đo giữa điện cực làm việc và điện
cực đối.
2.4.2.2. Phương pháp đo tổng trở
Tổng trở điện hóa là phương pháp nghiên cứu không phá hủy mẫu và được sử
dụng để nghiên cứu động học và cơ chế các quá trình điện hóa xảy ra trên bề mặt
phân chia pha giữa kim loại/dung dịch điện ly.
Nguyên lí phương pháp là áp một dao động biên độ nhỏ xoay chiều hình sin
U0, tần số góc 2 f đi qua một hệ điều hòa. Trong mạch sẽ xuất hiện một dòng
điện đáp ứng hình sin có biên độ I0 cùng tần số góc nhưng lệch pha một góc so
với điện thế đưa vào. Do sự lệch pha và tổng trở của hệ thống điều hòa cho phép
phân tích sự đóng góp của các qúa trình khuyếch tán, động học, lớp kép, phản ứng
hóa học vào quá trình điện cực.
Việc sử dụng một dòng xoay chiều áp lên mẫu có thể cho ta những thông tin
về trạng thái bề mặt mẫu. Bề mặt mẫu ở bất cứ một tần số nào đã cho đều thể hiện
như là mạch của điện trở và tụ điện và do đó ta có thể đo đạc được và phân tích được
tổng trở. Sự phản hồi của bề mặt liên quan đến tính chất ăn mòn của bề mặt và thường
được sử dụng để dự đoán tính chất bề mặt và giải thích cơ chế ăn mòn của vật liệu.
48
Trong nghiên cứu này, phổ tổng trở của các mẫu đo trong dung dịch SBF có
thành phần như trong bảng 2.3 và được quét với tần số từ 10 kHz đến 10 mHz, biên
độ điện thế 10mV để đánh giá được khả năng chống ăn mòn của vật liệu phủ HA và
FHA và cơ chế hình thành màng apatit theo thời gian ngâm mẫu.
2.4.2.3. Phương pháp đo đường cong phân cực anốt (Potentiodynamic)
Phương pháp đo đường cong phân cực Potentiodynamic được dùng để xác
định tốc độ hoà tan đối với một hệ kim loại- điện ly trên một khoảng điện thế nào đó.
Sơ đồ đường cong phân cực anốt được minh họa trong hình 2.6. Quá trình quét bắt
đầu từ điểm 1 và theo hướng điện tích dương cho đến khi chấm dứt tại điểm 2. Tại
điện thế mạch hở ở điểm A, tổng tốc độ phản ứng anốt và catốt trên bề mặt điện cực
bằng không. Kết quả là dòng điện đo được sẽ gần bằng không. Khi điện thế tăng lên
và chuyển sang khu vực B, đó là khu vực hoạt động. Trong khu vực này, phản ứng
chi phối cả quá trình là phản ứng oxy hóa kim loại. Điểm C được gọi là điện thế thụ
động và áp một điện thế cao hơn điện thế này thì mật độ được xem là giảm khi điện
thế tăng (vùng D) cho đến khi đạt được mật độ dòng thụ động thấp (Vùng thụ động -
Vùng E). Khi điện thế đạt đến giá trị dương đủ lớn (Điểm F), dòng điện tăng nhanh
(vùng G). Sự gia tăng này có thể là do một số hiện tượng, tùy thuộc vào hợp kim và
môi trường. Đối với một số hợp kim, điển hình là những hợp kim có lớp oxit bảo vệ
tốt, chẳng hạn như titan, dòng điện tăng đột ngột là do sự giải phóng oxy.
Tốc độ ăn mòn được tính từ đường cong phân cực anốt. Đối với các phản ứng
khống chế chuyển khối diễn ra với tốc độ thấp hơn nhiều so với tốc độ giới hạn thì
mật độ dòng có thể được biểu thị dưới dạng hàm của quá thế η.
Trong đó η = Eáp-Emạch hở như sau:
η = β log i /i0
Biểu thức này được gọi là phương trình tafel, trong đó ß là độ dốc tafel, i là
mật độ dòng điện áp dụng và i0 mật độ dòng trao đổi (tốc độ phản ứng tại điện thế
thuận nghịch). Do đó, độ dốc tafel cho các phản ứng anốt và catốt xảy ra ở mạch hở
có thể được lấy từ các vùng tuyến tính của đường cong phân cực, như được minh họa
trong hình 2.6. Khi độ dốc được thiết lập, có thể ngoại suy trở lại từ cả hai khu vực
anốt và catốt đến điểm mà tốc độ phản ứng anốt và catốt là tương đương. Mật độ
49
dòng tại thời điểm đó là mật độ dòng ăn mòn (icor) và điện thế là điện thế ăn mòn
(Ecor). Từ đường cong phân cực anốt có thể tính được các thông số điện hóa như: điện
thế ăn mòn, mật độ dòng ăn mòn [51, 73].
Hình 2.6. Đường cong phân cực anốt: a-đường cong phân cực anốt có thụ động và b-đường
cong tafel [101]
Để đánh giá khả năng chống ăn mòn của vật liệu có và không có lớp phủ HA
ở các chế độ nung khác nhau, tiến hành đo đường cong phân cực anốt trong khoảng
điện thế từ -250 mV so với điện thế mạch hở đến 1600 mV, với tốc độ quét thế 1
mV/s trong dung dịch Ringer có thành phần: NaCl 8,6 g/L; CaCl2.2H2O; 0,33 g/L;
KCl 0,3 g/L [102]. Từ đường cong phân cực anốt có thể so sánh, đánh giá được khả
năng chống ăn mòn của vật liệu titan phủ HA.
2.4.3. Các phương pháp đánh giá khả năng tương thích sinh học
2.4.3.1. Đánh giá thử nghiệm in-vitro
Khả năng tương thích sinh học của mẫu titan phủ HA và FHA được đánh giá
bằng các thử nghiệm in-vitro của vật liệu khi ngâm trong dung dịch giả cơ thể người
SBF theo thời gian trong điều kiện nhiệt độ 37 oC ± 1 oC và pH khoảng 7,2 - 7,3 [103,
104]. Các mẫu titan phủ HA và FHA có kích thước ϕ15 mm x 2 mm được ngâm
trong 200 mL dung dịch SBF có thành phần như trên bảng 2.3 [105].
Các chỉ tiêu được đánh giá sau khi thử nghiệm bao gồm:
+ Hình thái học bề mặt, thành phần hóa học, cấu trúc pha của lớp phủ
50
+ pH, thành phần hóa học của dung dịch SBF
+ Đánh giá các quá trình lý hóa theo thời gian ngâm trong dung dịch SBF
Kết quả thu được cho phép giải thích quá trình hình thành hoặc phân hủy của
màng apatit và khả năng chống ăn mòn của vật liệu trong môi trường dịch giả cơ thể
người.
Bảng 2.3. Thành phần dung dịch SBF
Hóa chất và điều kiện Nồng độ (g/L)
NaCl 8,8
KCl 0,4
CaCl2 0,14
NaHCO3 0,35
MgSO4.7H2O 0,2
KH2PO4.H2O 0,1
Na2HPO4.7H2O 0,06
Glucozo 1,00
pH 7,2
Nhiệt độ 37 oC
2.4.3.2. Đánh giá thử nghiệm in- vivo trên động vật
Phương pháp thử nghiệm in-vivo được tiến hành trên cơ thể động vật để đánh
giá khả năng tương thích sinh học của vật liệu cấy ghép [11, 40, 50, 106].
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 6 cá thể thỏ khỏe mạnh, tuổi trung bình từ 10 đến 12
tháng, cân nặng khoảng 1,8 đến 2,2 kg. Thỏ được phẫu thuật bộc lộ xương đùi và
được đặt nẹp vít bằng vật liệu titan xốp có và không có lớp phủ HA.
Sau phẫu thuật con vật được theo dõi trong điều kiện vô trùng tiêu chuẩn đến
khi chúng tỉnh táo. Sau đó, vết thương được rửa và thay băng hàng ngày đến khi vết
thương khô, không ra dịch.
51
Hình 2.7. Thử nghiệm cấy ghép trên xương đùi thỏ
b. Phẫu thuật ghép nẹp vít vào xương đùi thỏ
- Thỏ được gây mê bằng dung dịch thuốc mê Ketamin tiêm bắp thịt (liều 6 mg/kg
và được đặt nằm nghiêng trên bàn mổ, vùng mặt ngoài của đùi sau được cạo sạch
lông và sát trùng bằng dung dịch cồn 700 và Betadine 10 %. Sau đó, rạch da vùng đùi
dài 5 cm, bóc tách vùng tổ chức dưới da để lộ rõ xương đùi, mở rộng vết mổ, tách cơ,
màng xương để làm sạch mặt trước xương đùi (khoảng 3 cm). Tiếp theo khoan 2 lỗ
(đường kính 2 mm, sâu hết vỏ xương) cách nhau 1,5 cm (tương ứng với lỗ khuyết
trên nẹp vít) trên bề mặt xương đùi.
- Đặt nẹp vít lên xương và bắt vít để nẹp ép chặt lên bề mặt xương đùi.
- Rửa vết thương bằng dung dịch thuốc kháng sinh Gentamycin sulphate 80 mg.
- Khâu vết thương theo từng lớp: lớp cân, cơ (bằng chỉ tự tiêu) tổ chức dưới da, da
(bằng chỉ không tiêu). Sát trùng da (bằng dung dịch Betadin 10 %) và đóng vết mổ.
Sau phẫu thuật, thỏ được chăm sóc trong điều kiện tiêu chuẩn, được theo dõi
cẩn thận cho đến khi tỉnh hoàn toàn, sau đó được đưa về chuồng nuôi và được theo
dõi trong suốt quá trình cấy ghép.
c. Một số chỉ tiêu đánh giá
- Đánh giá tình trạng tại chỗ vết mổ: quan sát, kiểm tra, đánh giá sự biến đổi
về màu sắc, mức độ chảy dịch, tổ chức dưới da tại vết mổ dọc theo mặt ngoài đùi,
đánh giá mức độ sưng nề của vết mổ.
52
- Các chỉ số huyết học: máu tĩnh mạch được lấy vào thời điểm lúc 8 giờ sáng
(trước khi ăn sáng) từ tai thỏ bằng bơm tiêm tiệt trùng và ống nghiệm đựng máu xét
nghiệm (được chống đông bằng EDTA). Sau đó, phân tích các chỉ số về hồng cầu,
Hb, bạch cầu, tiểu cầu.
- Hình ảnh đại thể về xương và vật liệu cấy ghép: Sau 3 tháng cấy ghép tiến
hành mổ, lấy vật liệu cấy ghép titan xốp có và không có lớp phủ HA, quan sát đánh
giá hình ảnh đại thể của xương đùi và vật liệu cấy ghép như: bề mặt xương và vật
liệu, tổ chức xương xung quanh vùng nẹp vít. Mẫu xương được cố định trong formon
và giữ ở tủ lạnh nhiệt độ từ 4 - 6 oC. Kết quả mô học được quan sát đánh giá dưới
kính hiển vi, quang học Leisca độ phóng đại 50 lần.
53
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu chế tạo lớp phủ HA bằng phương pháp sol-gel
Trong nghiên cứu này, các điều kiện chế tạo lớp phủ HA trên nền vật liệu titan
bằng phương pháp sol-gel như pH của sol, độ nhớt của dung dịch, chế độ phủ và chế
độ nung mẫu được tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra điều kiện tối ưu để chế tạo lớp
phủ HA trên nền titan.
3.1.1. Nghiên cứu đặc tính của sol
3.1.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng giá trị pH của sol đến sự hình thành pha
Trong phương pháp sol-gel chế tạo lớp phủ HA, thời gian phát triển mầm
(aging time) của hỗn hợp là rất cần thiết trước khi xử lý nhiệt để có được lớp HA chất
lượng tốt. Trong quá trình phát triển mầm, các tiền chất đã tham gia các phản ứng
trùng hợp và keo hóa. Các kết quả công bố của tác giả Kim [12] chỉ ra rằng thời gian
phát triển mầm từ 3 ngày đến 7 ngày và nhiệt độ để phát triển mầm khoảng 400C là
cần thiết để tạo ra sự keo hóa của sol, hình thành liên kết [–Ca–O–P–] và thúc đẩy sự
kết tinh hình thành HA của các lớp phủ sau khi xử lý nhiệt. Lớp phủ HA được chế
tạo bằng phương pháp sol-gel thường tạo thành các sản phẩm phụ (canxi oxit (CaO),
canxi cacbonat (CaCO3) và tricanxi phốt phát (TCP)) do tính không ổn định của sol
dẫn đến sự keo hóa không hoàn toàn. Do đó, cần cải thiện quá trình keo hóa của sol
để cải thiện tính chất của lớp phủ. Chẳng hạn như tính đồng nhất pha, độ ổn định cấu
trúc và tính toàn vẹn cơ học. Với mục đích cải thiện độ ổn định của sol HA và lớp
phủ, chúng tôi thêm vào dung dịch sol một lượng dung dịch amoni hydroxit (NH4OH)
1M để điều chỉnh pH và cải thiện độ sánh nhớt của dung dịch sol giúp cho việc chế
tạo mẫu trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Trong nghiên cứu này, dung dịch sol HA được chế tạo từ hỗn hợp tiền chất
chứa 0,2 mol H3PO4 và 0,334 mol Ca(NO3)2.4H2O trong dung môi etanol. Dung dịch
NH4OH 1 M được thêm vào hỗn hợp sol HA để thay đổi khoảng pH từ 3 đến 9 và
được đo trên máy đo pH Ohaus ST20, Canada. Ảnh hưởng của pH đến sự hình thành
pha HA được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích giản đồ nhiễu xạ tia X. Hình
3.1 là giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu HA chế tạo từ các sol có giá trị pH khác
54
nhau. Từ giản đồ nhiễu xạ tia X, nhận thấy ở pH = 3, đã xuất hiện các pic đặc trưng
của HA ở góc 2θ khoảng 270, 310, 320, 340.
Hình 3.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X với sự thay đổi pH của dung dịch
Tuy nhiên, bên cạnh các đỉnh HA, còn xuất hiện các đỉnh đặc trưng của hợp
chất α-TCP (Ca3 (PO4)2). Khi giá trị pH tăng, cường độ của các đỉnh HA tăng trong
khi cường độ của các đỉnh α-TCP giảm. Điều này có thể được giải thích từ các phản
ứng hình thành HA và α-TCP như sau:
10Ca(NO3)2 + 6H3PO4 + 20NH4OH ↔ Ca10(PO4)6(OH)2(HA)+ 20NH4NO3+18H2O
(3.1)
3Ca(NO3)2 + 2H3PO4 ↔ Ca3(PO4)2(α-TCP)+ 6HNO3 (3.2)
Theo lý thuyết về trạng thái cân bằng, ở giá trị pH cao tức là hàm lượng
NH4OH cao, phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều tạo ra HA như xảy ra ở phản ứng
(3.1) do đó, trên giản đồ nhiễu xạ tia X cường độ pic của HA tăng lên. Trong trường
hợp pH của dung dịch sol bằng 3 sẽ xảy ra phản ứng (3.2) khi có mặt ion H+ của môi
trường axit và tạo ra sản phẩm phụ là α-TCP. Do vậy trên giản đồ nhiễu xạ tia X
cường độ xuất hiện pic đặc trưng của α-TCP tương đối lớn.
55
Sự ảnh hưởng của pH đến sự hình thành HA có thể được giải thích rõ hơn theo
cơ chế như chỉ ra trên hình 3.2 [7].
Hình 3.2. Ảnh hưởng của pH đến sự hình thành HA.
Như vậy, khi pH tăng thì sự hình thành pha HA tăng lên. Dung dịch NH4OH
1 M được thêm vào hỗn hợp tiền chất của sol đã cải thiện tính chất của sol. Tăng hàm
lượng NH4OH làm tăng pH và tăng độ nhớt của dung dịch hỗn hợp, đặc biệt là đã ảnh
hưởng đến giai đoạn phát triển mầm [12]. Sự có mặt của NH4OH giúp cải thiện sự
trùng hợp, sự cô đặc (gel) của sol và dẫn đến thay đổi về cấu trúc của chúng. Sự cải
thiện quá trình gel hóa đã rút ngắn thời gian phát triển mầm tinh thể cho quá trình kết
tinh HA. Với các mẫu chế tạo tại các giá trị pH = 7 và pH = 9 của sol, cường độ các
pic HA của các mẫu khá lớn. Tuy nhiên, cường độ các pic của HA không có sự chênh
lệch nhiều giữa các giá trị pH này.
3.1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến độ nhớt của sol
Để chọn pH của sol phù hợp cho chế tạo lớp phủ HA bằng phương pháp sol-
gel thì ngoài thành phần pha, độ nhớt của dung dịch sol cũng rất quan trọng. Bởi vì,
nếu độ nhớt thấp thì lớp phủ khó bám dính với nền kim loại dẫn đến chúng có thể bị
bật ra khỏi nền khi thực hiện quay li tâm để san phẳng bề mặt lớp phủ. Ngược lại, nếu
độ nhớt quá cao, dung dịch đặc sánh, gây khó khăn cho việc phủ mẫu, cũng như khó
khống chế chiều dày của lớp phủ. Do đó, chúng tôi đã khảo sát ảnh hưởng độ nhớt
56
của dung dịch sol theo pH để tìm ra dung dịch phù hợp nhất vừa đảm bảo việc phủ
mẫu hiệu quả vừa có được lớp phủ chất lượng tốt.
Trong nghiên cứu này, độ nhớt của các sol HA chuẩn bị tại các giá trị pH= 3,
5, 7 và 9 đã được nghiên cứu qua thông số độ nhớt tương đối ηtđ. Giá trị độ nhớt của
các dung dịch sol được đo bằng phương pháp đo thời gian chảy của chất lỏng qua
ống mao quản nhớt kế Ostwald và được tính theo công thức:
ηtđ= tdd. ddd/ tdm.ddm
Trong đó: tdd là thời gian chảy của dung dịch sol HA ( s)
ddd là khối lượng riêng của HA (3,14 g/cm3)
tdm là thời gian chảy của dung môi etanol (s)
ddm là khối lượng riêng của dung môi (0,79 g/cm3)
Bảng 3.1. Độ nhớt của dung dịch sol theo pH
TT pH của sol Độ nhớt tương đối ηtđ
1 PH= 3 3,18
2 PH= 5 4,17
3 PH=7 5,13
4 PH= 9 6,49
Từ bảng 3.1, giá trị pH của dung dịch tăng thì độ nhớt tương đối của dung dịch
sol HA cũng tăng lên. Độ nhớt tương đối của dung dịch đạt được cao nhất tại pH=9 với
giá trị 6,49. Như vậy, khi thêm NH4OH vào hỗn hợp các tiền chất của canxi và phốt pho
không những làm thay đổi pH, thành phần pha mà còn làm thay đổi độ nhớt của sol. Sự
tăng độ nhớt của dung dịch sol theo hàm lượng NH4OH được giải thích theo cơ chế của
quá trình hình thành sol HA diễn ra khá phức tạp theo các phản ứng hóa học sau:
Đầu tiên, khi thêm dần dần dung dịch H3PO4 [công thức cấu tạo O=P(OH)3] vào
dung môi etanol và khuấy trộn tạo ra dung dịch tiền chất chứa P, sẽ xảy ra phản ứng:
O=P(OH)3+ x C2H5OH O=P(OC2H5)x(OH)3-x+ x H2O (3.3)
S
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_che_tao_cac_lop_phu_hydroxyapatit_co_kha.pdf