LỜI CAM ĐOAN . ii
LỜI CẢM ƠN . iii
MỤC LỤC. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ . xii
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VÀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN.9
1.1. Tính chất quang của các hạt nano kim loại.9
1.1.1. Hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt (Surface plasmon resonance -
SPR) .10
1.1.2. Lý thuyết Mie – sự phụ thuộc của tính chất quang vào kích thước hạt .11
1.1.3. Đặc trưng quang học của các cấu trúc nano vàng.16
1.1.3.1. Hạt nano vàng dạng cầu .17
1.1.3.2. Thanh nano vàng – Lý thuyết Gans .19
1.1.3.3. Hạt nano cấu trúc lõi /vỏ silica/vàng (SiO2/Au) .23
1.2. Các phương pháp chế tạo cấu trúc nano vàng.27
1.2.1. Phương pháp nuôi mầm .28
1.2.1.1. Cơ chế hình thành và phát triển hạt nano vàng bằng phương pháp nuôi mầm.29
1.2.1.2. Cơ chế ổn định keo của các hạt trong dung dịch .31
1.2.2. Các phương pháp chế tạo hạt nano vàng dạng cầu .34
1.2.3. Các phương pháp chế tạo hạt nano cấu trúc lõi/vỏ - SiO2/Au .37
1.2.4. Chế tạo thanh nano vàng .39
1.3.1. Đánh dấu và hiện ảnh sinh học .43
1.3.2. Ứng dụng hiệu ứng quang nhiệt.45
1.4. Các phương pháp đo đạc.48
1.4.1.1. Phép đo kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) .48
1.4.1.2. Nhiễu xạ tia X (XRD) .49v
1.4.2. Các phương pháp xác định cấu trúc hóa học .50
1.4.2.1. Phương pháp EDX (Energy-dispersive X-ray) .50
1.4.2.2. Hấp thụ hồng ngoại (FTIR-Fourrier Transformation InfraRed) .50
1.4.3. Phương pháp tán xạ động (Dynamic Light Scattering -DLS) .51
1.4.4. Các phương pháp xác định tính chất quang .53
1.4.4.1. Phổ hấp thụ UV-Vis.53
1.4.4.2. Kính hiển vi trường tối.54
Chương 2: CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT QUANG CÁC HẠT NANO
VÀNG DẠNG CẦU BẰNG PHưƠNG PHÁP NUÔI MẦM.55
2.1. Nguyên liệu hóa chất.55
2.2. Chế tạo hạt vàng kích thước nhỏ - vàng Duff-Baiker.55
2.2.1. Quá trình chế tạo .56
2.2.2. Hình thái và tính chất quang .57
2.3. Chế tạo các hạt nano vàng dạng cầu bằng phương pháp nuôi mầm .59
2.3.1. Dung dịch nuôi.61
2.3.1.1. Chuẩn bị dung dịch nuôi .61
2.3.1.2. Xác định pH tối ưu của dung dịch nuôi vàng hydroxyde .62
2.3.2. Khảo sát sự phát triển của hạt khi thay đổi tỷ lệ nồng độ ion Au3+ trong dung
dịch nuôi và nồng độ hạt vàng trong dung dịch mầm.63
2.3.3. Điều khiển kích thước hạt nano vàng lên tới 200 nm .65
2.3.3.1. Phát triển kích thước hạt từ hạt vàng Duff-Baiker.65
2.3.3.2. Phát triển kích thước hạt từ hạt vàng citrate .67
Kết luận chương 2 .76
Chương 3: CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT QUANG CỦA CÁC CẤU
TRÚC NANO LÕI SILICA VỎ VÀNG SiO2/Au .77
3.1. Nguyên liệu hóa chất -Quy trình chế tạo .77
3.2. Chế tạo và amin hóa hạt nano silica bằng phương pháp Stober .79
3.2.1. Thí nghiệm chế tạo và amin hóa hạt nano silica .79
3.2.1.1. Tạo hạt nano silica bằng phương pháp Stober .80
3.2.1.2 Chức năng hóa bề mặt hạt nano silica bằng các phân tử APTES .81vi
3.2.2. Kết quả tổng hợp hạt lõi nano silica.81
3.3. Chuẩn bị hạt silica – vàng mầm .85
3.3.1. Hấp phụ của hạt vàng Duff-Baiker lên hạt silica có hóa học bề mặt khác nhau
.85
3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian ủ tới quá trình hấp phụ các hạt nano vàng mầm lên hạt
lõi nano silica. .87
3.4. Chế tạo các hạt nano cấu trúc lõi/vỏ silica/vàng.88
3.4.1. Ảnh hưởng nồng độ HCHO đến sự phát triển của hạt vàng trên bề mặt hạt nano
silica.89
3.4.2. Chế tạo hạt nano SiO2/Au với tỉ lệ đường kính lõi và độ dày vỏ thay đổi .91
3.4.2.1. Chế tạo hạt nano SiO2/Au có độ dày vỏ thay đổi.91
3.4.2.2. Tạo lớp vỏ vàng trên các hạt lõi silica có đường kính trong khoảng 40-150 nm.
.95
Kết luận chương 3 .100
Chương 4: CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT QUANG CỦA CÁC CẤU
TRÚC NANO VÀNG DẠNG THANH .101
4.1. Nguyên liệu hóa chất - Quy trình chế tạo .101
4.1.1. Quy trình chế tạo thanh nano vàng .102
4.1.2. Giai đoạn tạo mầm .103
4.1.3. Giai đoạn nuôi mầm để tạo thanh .105
4.2. Chế tạo các thanh nano vàng và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng .106
4.2.1. Tỷ lệ nồng độ Ag+/Au3+ .106
4.2.2. Nồng độ tác nhân khử Axit ascorbic (AA) .106
4.3. Kết quả chế tạo thanh nano vàng .107
4.3.1. Hình dạng và thành phần của thanh nano vàng .107
4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố lên sự hình thành và phát triển của thanh.109
4.3.2.1. Tỉ lệ nồng độ mol [Ag+ ]/[Au3+] .109
4.3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ AA .115
4.4. Sự phụ thuộc tính chất quang của các thanh nano vàng vào chiết suất của môi
trường .117
4.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ CTAB lên tính chất quang của các thanh nano vàng.117vii
4.4.2. Ảnh hưởng của các phân tử bề mặt lên tính chất quang của các thanh nano
vàng .119
Kết luận chương 4 .121
Chương 5: THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG.122
5.1. Gắn kết hạt nano vàng với các phân tử sinh học và tương thích sinh học.123
5.1.2. Gắn kết với phân tử albumin – protein bovine serum albumin (BSA) .124
5.1.3. Gắn kết với glutathione (GSH) .124
5.2. Một số kết quả gắn kết phân tử sinh học/tương thích sinh học lên các cấu trúc
nano vàng .125
5.3. Kết quả sử dụng hạt nano vàng trong hiện ảnh tế bào .130
5.4. Ứng dụng quang nhiệt của các cấu trúc nano vàng trên mô thịt .131
5.4.1. Bố trí thí nghiệm .131
5.4.2. Kết quả ứng dụng quang nhiệt .133
Kết luận chương 5 .137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.141
TÀI LIỆU THAM KHẢO.143
PHỤ LỤC.156
175 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang của các cấu trúc nano vàng dạng cầu, dạng thanh và dạng lõi/vỏ silica/vàng định hướng ứng dụng trong y sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bố kích thƣớc theo số hạt (Size distribution by Number) đƣợc thể hiện
trên đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số hạt theo kích thƣớc.
Độ đơn phân tán là một thông số quan trọng của các hạt nano dạng huyền phù
(colloidal) đƣợc phản ánh qua giá trị PdI (Polydispertion Index) trong phép đo DLS.
Khi chỉ số PdI dƣới 0.1 các hạt đƣợc coi là có độ phân tán tốt, không có hiện tƣợng
kết đám. Khi chỉ số PdI trên 0.5 trong dung dịch bắt đầu có hiện tƣợng tụ đám của
các hạt. Khi PdI có giá trị trong khoảng 0.1-0.5 thì tồn tại cả hai hiện tƣợng trên.
Thế zeta (zeta potential)
52
Thế zeta (ξ) là đại lƣợng đặc trƣng cho sự ổn định của hệ phân tán các hạt rắn
trong chất lỏng (còn gọi là hệ keo). Các hạt với điện tích bề mặt nhất định sẽ hấp
thụ những ion có điện tích trái dấu từ trong dung dịch để tạo thành một lớp điện tích
bao quanh hạt. Những ion trên lớp điện tích này lại hấp thụ các ion trái dấu với
chúng trong dung hình thành nên một lớp điện tích kép: lớp trong (lớp Sterm) gồm
các ion liên kết mạnh với bề mặt hạt và lớp ngoài (lớp khuếch tán) liên kết yếu hơn
với bề mặt hạt.
Thế zeta đƣợc đo bằng cách áp đặt một điện trƣờng qua hệ phân tán, dƣới tác
dụng của điện trƣờng, các hạt trong hệ sẽ di chuyển theo chiều nhất định với vận tốc
tỷ lệ với độ lớn của thế zeta. Giá trị của thế zeta phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác
động bao gồm : độ pH, độ dẫn điện của môi trƣờng và các thành phần trong hệ.
Hình 1.26. Sự biến thiên của thế zeta theo giá trị pH của môi trường
pH của môi trƣờng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến thế zeta. Nếu pH của dung
dịch tăng (pH > 5), hệ sẽ có thế zeta âm hơn, còn nếu pH của dung dịch giảm (pH <
5), thế zeta sẽ dƣơng. Do đó, sẽ tồn tại pH của môi trƣờng mà hệ keo không ổn
định, và có một điểm mà thế zeta bằng không, tại đó hệ keo kém ổn định nhất (điểm
đó gọi là điểm đẳng điện). Nói cách khác thì hệ keo càng ổn định khi thế zeta của hệ
xa điểm đẳng điện nhất (ξ có giá trị gần 30mV).
Chỉ số PdI và thế zeta của các dung dịch đƣợc đo trên máy Zetasizer (Nano-
ZS; Malvern Instruments, Malvern, UK).
53
1.4.4. Các phương pháp xác định tính chất quang
1.4.4.1. Phổ hấp thụ UV-Vis
Phƣơng pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis (Ultra violet - Visible) là
phƣơng pháp phân tích hiện đại đƣợc áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm và
hoá học. Phƣơng pháp cho kết quả phân tích nhanh với độ chính xác cao. Phổ hấp
thụ phân tử UV-Vis tuân theo định luật Bughe – Lambert – Beer:
A = - lgT = lg (I0/It) = εbC với T = It/I0
Trong đó: T là độ truyền qua của môi trƣờng, I0 là cƣờng độ của chùm tia
chiếu tới mẫu, It là cƣờng độ của chùm tia truyền qua môi trƣờng. Đại lƣợng lg(I0/It)
gọi là mật độ quang (OD) hay độ hấp thụ (A), là hệ số hấp thụ mol có giá trị bằng
mật độ quang của dung dịch khi nồng độ chất hấp thụ C bằng một đơn vị và độ dày
chất hấp thụ b bằng một đơn vị. Mỗi chất đều hấp thụ lọc lựa những tần số hay bƣớc
sóng khác nhau.
Đối với các dung dịch nano kim loại nói chung và nano vàng nói riêng thì
việc phân tích phổ hấp thụ UV-Vis (hay còn gọi là phổ hấp thụ plasmon) cho các
thông tin quan trọng về tính chất quang của chúng.
Hình 1.27. Sơ đồ hệ đo hấp thụ quang UV-Vis
54
Hình 1.27 là sơ đồ nguyên lý của hệ đo hấp thụ UV-Vis. Thông thƣờng ta quan tâm
tới độ truyền qua T. Đôi khi ngƣời ta quan tâm tới độ hấp thụ A. Phổ hấp thụ của
các mẫu trong luận án đƣợc đo trên thiết bị SHIMADZU- UV-2600 tại Viện Vật lý,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
1.4.4.2. Kính hiển vi trường tối
Kính hiển vi trƣờng tối thƣờng đƣợc sử dụng để quan sát những vật liệu có bề
mặt mẫu có màu sắc không rõ ràng, khó phân biệt với môi trƣờng bằng cách tạo sự
tƣơng phản rõ nét giữa ảnh của vật trên nền tối để nâng cao khả năng quan sát của
mắt ngƣời hay của camera. Kính hiển vi trƣờng tối chủ yếu dùng quan sát mẫu bị
khúc xạ hay tán xạ mạnh.
Nguyên lý cấu tạo
Hình 1.28. Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của kính hiển vi trường tối
Chùm ánh sáng từ nguồn tới màn chắn sáng trung tâm đƣợc chặn lại bởi tấm
chắn sáng để tạo nền đen trong trƣờng nhìn. Ánh sáng vòng ngoài đi qua màn chắn
tạo góc chiếu tới mẫu lớn. Ánh sáng này đƣợc hội tụ trên mẫu và truyền tới vật kính
để tạo ảnh của mẫu. Trong trƣờng nhìn, ảnh của mẫu sẽ là các đốm sáng trên một
nền tối. Với nguyên lý này, chỉ có ánh sáng nào đi qua mẫu, mang thông tin về mẫu
thì mới đóng góp vào việc tạo ảnh của mẫu.
55
Chƣơng 2
CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT QUANG CÁC HẠT NANO
VÀNG DẠNG CẦU BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI MẦM
2.1. Nguyên liệu hóa chất
Các hóa chất đƣợc sử dụng để chế tạo các hạt nano vàng dạng cầu đƣợc liệt
kê trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các hóa chất dùng trong quá trình chế tạo hạt nano vàng dạng cầu.
TT Tên hóa chất Công thức phân tử Xuất xứ
1 Tetrakis(hydroxymethyl)
phosphonium chloride: 80% (THPC)
[(CH2OH)4P]Cl
Sigma-
Aldrich
2 Chloroauric acid: 99% HAuCl4 Merck
3 Sodium hydroxide: 99% NaOH Merck
4 Tri sodium citrate: 99% Na3C6H5O7 Merck
5 Kali cacbonat: > 99% K2CO3 Merck
6 Dung dịch Formaldehyde (Axitfomic):
37-38%
HCHO Merck
7 Nƣớc cất hai lần và nƣớc khử ion H2O Mini- Q
2.2. Chế tạo hạt vàng kích thƣớc nhỏ - vàng Duff-Baiker
Các hạt nano vàng với các dải kích thƣớc khác nhau đƣợc sử dụng trong các
ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn nhƣ các hạt nano vàng nhỏ vài nanomet thƣờng
đƣợc sử dụng để làm các chất xúc tác hoặc để dẫn truyền gen. Trong nghiên cứu
này, các hạt vàng kích thƣớc 1-3 nm đƣợc tổng hợp theo phƣơng pháp của Duff-
56
Baiker [6]. Ngoài việc sử dụng vào các ứng dụng trên, các hạt nano vàng nhỏ còn
đƣợc sử dụng với hai mục đích: i) làm hạt mầm trong bƣớc nuôi đầu tiên để tổng
hợp nên các hạt vàng cầu có kích thƣớc lớn hơn; ii) sử dụng làm mầm để gắn lên
hạt lõi silica tạo hạt silica-mầm trong chế tạo nano vàng cấu trúc lõi silica/vỏ vàng.
Việc tổng hợp các hạt vàng nhỏ đã đƣợc chúng tôi trình bày chi tiết trong luận văn
thạc sỹ năm 2011 [126] và đƣợc trình bày ngắn gọn trong luận án này.
2.2.1. Quá trình chế tạo
Quy trình tạo hạt nano vàng dạng cầu kích thƣớc 1-3 nm theo phƣơng pháp
Duff-Baiker đƣợc biểu diễn theo sơ đồ dƣới đây:
Hình 2.1. Sơ đồ phản ứng tạo hạt vàng theo phương pháp Duff-Baiker
Các hạt nano vàng đƣợc hình thành theo cơ chế khử hóa học với chất khử là HCHO
đƣợc tạo ra từ phản ứng của THPC với NaOH. HCHO khử các ion Au3+ trong muối
vàng HAuCl4 thành các nguyên tử Au
0. Các nguyên tử này kết hợp với nhau theo cơ
chế La Mer để hình thành các hạt nano vàng. Với sự có mặt của chất ổn định citrate,
các hạt nano vàng tạo ra có các nhóm chức bề mặt nhƣ –OH, -COO.
Quy trình trên đƣợc cụ thể hóa bằng các bƣớc nhƣ sau:
57
- Bước 1: đƣa 0.5 ml dung dịch THPC 0.047 M vào trong bình phản ứng chứa
22.5 ml dung dịch trisodium citrate 0.67%
- Bước 2: đƣa 200µl dung dịch NaOH 1 M vào bình phản ứng. THPC phản
ứng với NaOH tạo ra HCHO theo phƣơng trình sau [104].
[P(CH2OH)4]Cl + NaOH = P(CH2OH)3 + H2O + HCHO + NaCl (2.1)
Phản ứng này tạo ra các phân tử aldehyde formic HCHO dùng cho việc khử
muối vàng thành các nguyên tử vàng.
- Bước 3: đƣa 1 mL HAuCl4 0.025M vào bình phản ứng trên. Phản ứng khử
muối vàng hình thành nên các nguyên tử vàng xảy ra theo (2.2)
HAuCl4 +2 HCHO + 2 H2O = Au
0
+ 2 HCOOH + 4 HCl + ½ H2 (2.2)
Đồng thời NaOH trong dung dịch sẽ trung hòa các axit sinh ra theo phản ứng
2.3; 2.4
NaOH + HCl=NaCl + H2O (2.3)
NaOH + HCOOH =HCOONa + H2O (2.4)
Quá trình phản ứng đƣợc thực hiện ở nhiệt độ phòng khuấy từ với tốc độ 800
vòng/phút. Sau khi phản ứng kết thúc dung dịch nhận đƣợc có mầu nâu coca-cola
chứa các hạt nano vàng (gọi là các hạt vàng Duff-Baiker). Các hạt vàng này đƣợc
kiểm tra kích thƣớc bằng ảnh TEM và khảo sát đặc tính quang bằng phổ hấp thụ
UV – Vis [126].
2.2.2. Hình thái và tính chất quang
Hình 2.2 là ảnh TEM và phổ hấp thụ của các dung dịch hạt vàng Duff-Baiker
sau khi chế tạo.
58
300 400 500 600 700
0
2
4
6
B-íc sãng(nm)
§
é
h
Ê
p
t
h
ô
Hình 2.2. Ảnh TEM của hạt vàng Duff –Baiker, thang đo 20 nm(trái) và phổ hấp
thụ plasmon của chúng(phải).
Ảnh TEM cho thấy các hạt nano vàng đƣợc hình thành với kích thƣớc trung
bình cỡ 2 nm. Phổ hấp thụ plasmon của dung dịch hạt có đặc trƣng của các hạt nano
vàng nhỏ (dƣới 10 nm): phổ rộng với đỉnh cộng hƣởng nằm trong dải bƣớc sóng
505 nm – 510 nm.
Để biết đƣợc thời điểm thích hợp sử dụng các hạt nano vàng này cho quá
trình tổng hợp hạt vàng dạng cầu kích thƣớc lớn hơn hay cho quá trình chế tạo các
cấu trúc lõi/vỏ, chúng tôi khảo sát sự phát triển của hạt theo thời gian bảo quản.
Dung dịch hạt đƣợc bảo quản trong hai điều kiện khác nhau: ở nhiệt độ phòng và ở
4
0
C. Hình 2.3 là ảnh TEM của mẫu đƣợc bảo quản ở 40C (2.3a) và mẫu đƣợc bảo
quản tại nhiệt độ phòng (2.3b). Kết quả cho thấy có sự khác biệt rất lớn về sự phát
triển của các hạt trong dung dịch khi đƣợc bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau: kích
thƣớc hạt của mẫu bảo quản ở 40C sau 21 ngày gần nhƣ không biến đổi so với mẫu
sau 1 ngày chế tạo; mẫu để ở nhiệt độ phòng thì có sự phát triển kích thƣớc nhanh
hơn, có thể đạt đến 5-7 nm, phân bố kích thƣớc trở nên rộng hơn và có cả hiện
tƣợng tụ đám. Điều này có thể lý giải nhƣ sau: trong dung dịch, các hạt keo luôn
chuyển động nhiệt hỗn loạn, nhiệt độ càng cao các hạt chuyển động càng nhanh nên
xác suất chúng gặp nhau, va chạm vào nhau và kết tụ lại với nhau là lớn hơn so với
ở nhiệt độ thấp.
59
Hình 2.3. Ảnh TEM của hạt vàng Duff-Baiker sau 21 ngày bảo quản ở 40C (ảnh a)
và bảo quản ở nhiệt độ phòng (ảnh b), thang đo 20 nm.
Nhƣ chúng ta đã biết yêu cầu khắt khe của phƣơng pháp nuôi mầm là đòi hỏi
chất lƣợng của mầm đầu vào đồng đều đơn phân tán vì vậy chúng tôi sẽ bảo quản
hạt vàng Duff-Baiker ở 40C để làm hạt mầm chế tạo các hạt nano vàng dạng cầu
kích thƣớc lớn hơn hoặc gắn kết lên trên các hạt silica để tạo hạt silica -mầm cho
quá trình hình thành hạt nano cấu trúc lõi silica/vỏ vàng.
2.3. Chế tạo các hạt nano vàng dạng cầu bằng phƣơng pháp nuôi mầm
Các hạt với kích thƣớc biến thiên trong dải rộng từ vài nanomet đến vài trăm
nanomet đã đƣợc tổng hợp bằng phƣơng pháp nuôi mầm qua nhiều bƣớc nuôi theo
quy trình đƣợc trình bày trong sơ đồ hình 2.4.
Các hạt mầm vàng đƣợc đƣa vào trong dung dịch nuôi sau đó đƣa HCHO
vào để quá trình khử xảy ra tạo ra các nguyên tử vàng Au0. Các nguyên tử Au0 này
hấp phụ trên các hạt mầm theo cơ chế La Mer để tạo thành các hạt lớn hơn. Sản
phẩm của bƣớc nuôi trƣớc có thể sử dụng làm mầm cho các bƣớc nuôi tiếp theo để
đạt đƣợc sản phẩm mới có kích thƣớc lớn hơn.
a b
60
Hình 2.4. Sơ đồ tổng hợp hạt nano vàng dạng cầu bằng phương pháp nuôi mầm
qua nhiều bước nuôi
Quá trình nuôi đƣợc tiến hành liên tiếp qua các bƣớc nuôi với nguyên tắc là
sản phẩm của bƣớc nuôi trƣớc đƣợc sử dụng để làm mầm cho bƣớc nuôi tiếp theo.
Kích thƣớc hạt nano vàng lớn lên sau mỗi bƣớc nuôi. Chúng tôi đƣa ra công thức
tính kích thƣớc của sản phẩm sau mỗi bƣớc nuôi dựa trên kích thƣớc hạt mầm,
nồng độ của các ion Au3+ trong dung dịch nuôi và nồng độ của hạt mầm.
(2.1)
Trong đó, di-1, di lần lƣợt là đƣờng kính của hạt mầm và của hạt nano vàng
sau bƣớc nuôi thứ i; Vdung dịch nuôi , Vmầm lần lƣợt là thể tích của dung dịch nuôi và của
dung dịch mầm đƣợc sử dụng trong một bƣớc nuôi, n là tỉ số nồng độ của Au3+
trong dung dịch nuôi và nồng độ hạt mầm trong dung dịch mầm. Điều này cho thấy
rằng ta hoàn toàn có thể điều khiển đƣợc kích thƣớc và nồng độ hạt bằng cách thay
đổi thể tích của dung dịch nuôi, dung dịch mầm và tỉ số nồng độ n. Tuy nhiên, hạt
mầm chỉ có thể phát triển một cách đồng nhất và đạt đƣợc kích thƣớc nhƣ mong
muốn khi có dung dịch nuôi và nồng độ mầm thích hợp.
61
2.3.1. Dung dịch nuôi
2.3.1.1. Chuẩn bị dung dịch nuôi
Các hạt mầm phát triển trong dung dịch nuôi bằng cách hấp phụ các nguyên
tử Au0 sinh ra trong dung dịch. Tuy nhiên để các hạt mầm có thể phát triển một
cách đồng nhất thì nồng độ các nguyên tử Au0 trong dung dịch phải đƣợc kiểm
soát. Mặt khác, tốc độ hình thành các nguyên tử Au0 phụ thuộc vào pH của dung
dịch. Vì vậy, chúng tôi sử dụng K2CO3 với các lƣợng khác nhau để điều khiển pH
dung dịch nuôi.
Dung dịch nuôi là các dung dịch vàng hydroxyde đƣợc tạo thành khi cho
K2CO3 vào trong dung dịch HAuCl4 để tạo thành các phức ion vàng. Các phản ứng
hóa học xảy ra theo các phƣơng trình sau:
K2CO3 + H2O = HCO3
-
+2K
+
+ OH
-
(2.5)
Khi đƣa dung dịch muối vàng HAuCl4 vào dung dịch K2CO3, tùy thuộc vào pH của
dung dịch mà các phức ion vàng khác nhau đƣợc tạo ra theo phƣơng trình:
HAuCl4+ (4-x)OH
-
= [AuClx(OH)4-x]
-
+(4-x) Cl
-
, x= 0-4 (2.6)
Dung dịch K2CO3 đƣợc đƣa vào bình phản ứng chứa dung dịch HAuCl4,
dung dịch đƣợc khuấy từ trong khoảng 2h, sau đó bảo quản ở 40C trong ít nhất hai
ngày để cho quá trình phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khi đó pH của dung dịch không
thay đổi. Khi đƣa chất khử HCHO vào dung dịch nuôi này các phức ion vàng này
sẽ bị khử bởi HCHO để hình thành nên các phần tử nuôi là các nguyên tử Au0 theo
phƣơng trình sau:
2[AuClx(OH)4-x]
-
+ (4-x)HCHO 2Au0 + 2xCl- +(4-x)HCOOH +(4-x)H2O (2.7)
Tốc độ của phản ứng khử (2.7) phụ thuộc mạnh vào pH của dung dịch vàng
hydroxyde tức là sự cạnh tranh của các ion Cl- với các ion OH- trong phức hệ
[AuClx(OH)4-x]
-
phụ thuộc vào pH của dung dịch vàng hydroxyde. Theo các nghiên
cứu trƣớc đây, thì pH tối ƣu cho việc phản ứng này nằm trong khoảng 9.0-9.5 [69].
62
2.3.1.2. Xác định pH tối ưu của dung dịch nuôi vàng hydroxyde
Để khảo sát ảnh hƣởng của pH đến tốc độ phản ứng khử trong dung dịch nuôi,
chúng tôi đã chuẩn bị một dãy dung dịch vàng hydroxyde với các giá trị pH từ 4.5-
11.5.
Hình 2.5 trình bày phổ hấp thụ của các dung dịch vàng hydroxyde có pH khác
nhau sau 5 phút phản ứng khử xảy ra.
Hình 2.5. Phổ hấp thụ của các dung dịch nuôi có các giá trị pH khác nhau sau 5
phút phản ứng khử
Phổ hấp thụ trong vùng tử ngoại 200-300nm chủ yếu là do đóng góp của các
phức ion vàng [69]. Cƣờng độ phổ liên quan đến tốc độ tiêu thụ của các phức ion
vàng trong dung dịch hay nói cách khác nó cho biết tốc độ phản ứng khử cũng nhƣ
tốc độ hình thành các nguyên tử vàng trong dung dịch. Với pH 9,7
thì cƣờng độ hấp thụ rất cao, trong khi với dung dịch 8.3<pH<9.4 thì độ hấp thụ lại
thấp hơn hẳn. Điều này cho thấy nồng độ của các phức ion vàng trong dung dịch
pH 9,7 sau 5 phút đầu của phản ứng là rất nhiều, chứng tỏ tốc độ
phản ứng khử xảy ra chậm trong các dung dịch vàng hydroxyde với các giá trị pH
này và xảy ra nhanh hơn trong các dung dịch có pH trong khoảng từ 8.3 đến 9.4. Vì
63
vậy, chúng tôi chọn sử dụng dung dịch vàng hydroxyde có độ pH 9.4 để làm dung
dịch nuôi mầm.
2.3.2. Khảo sát sự phát triển của hạt khi thay đổi tỷ lệ nồng độ ion Au3+ trong
dung dịch nuôi và nồng độ hạt vàng trong dung dịch mầm
Để khảo sát ảnh hƣởng của tỷ lệ nồng độ ion Au3+ trong dung dịch nuôi và
nồng độ hạt vàng trong dung dịch mầm đến quá trình kiểm soát sự phát triển của
các hạt nano vàng, chúng tôi đã sử dụng loại hạt mầm là hạt vàng citrate [128], có
kích thƣớc là 19 nm, OD =1 tƣơng ứng với mật độ hạt là 5*1011 hạt/ml. Dung
dịch hạt vàng mầm citrate gốc với OD =1 đƣợc pha với nƣớc khử ion để tạo thành
các dung dịch có nồng độ hạt vàng mầm khác nhau nhƣng thể tích đƣợc giữ cố định
là 2 ml. Thể tích của dung dịch nuôi là 6ml, thể tích chất khử HCHO là 3µl. Các tỷ
lệ [Au+3dịchnuôi]/[Aumầm] cũng nhƣ mật độ của hạt mầm tƣơng ứng đƣợc trình bày
trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các thông số thí nghiệm khảo sát sự phát triển của hạt khi nồng độ mầm
thay đổi.
Kí hiệu
mẫu
Mật độ hạt
mầm vàng
citrate
(hạt/ml)
Thể tích dung
dịch nuôi (ml)
Thể tích
HCHO 37%
(µl)
Tỷ lệ [Au3+]
trong dịch
nuôi/[Au] mầm
1 5*10
11
6 3 3,5
2 2,5 * 10
11
6 3 7,5
3 1,5*10
11 6 3 12,5
4 9*10
10
6 3 20,8
Kích thƣớc trung bình và hình dạng của các hạt sau một bƣớc nuôi đƣợc quan
sát bằng ảnh TEM.
64
Hình 2.6. Ảnh TEM của các mẫu Au-Ci 0 (mầm d =16±1,5nm), mẫu 1: d =
30±3nm, mẫu 2: d = 35 ± 3nm; mẫu 3: d= 45±5nm; mẫu 4: d = 65±7nm.
Kết quả ảnh TEM trình bày trên hình 2.6 cho thấy khi nồng độ hạt mầm trong
dung dịch nuôi càng giảm thì kích thƣớc hạt càng tăng. Theo tính toán (công thức
2.1), khi quá trình nuôi kết thúc hoàn toàn thì kích thƣớc các hạt nano vàng nhận
đƣợc tƣơng ứng với bốn tỉ lệ [Au3+]/[Aumầm] sẽ là 29 nm; 37 nm; 44 nm; 52 nm. Có
thể nhận thấy, kích thƣớc trung bình của các hạt thu đƣợc từ ảnh TEM tƣơng đối
khớp với các giá trị theo tính toán khi tỷ lệ [Au3+]/[Aumầm] đƣợc sử dụng dƣới 12.5.
Khi tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 12.5 thì trong dung dịch xuất hiện thêm các hạt
nhân mới bên cạnh các hạt mầm (hình 2.6 - mẫu 3), hoặc các hạt đƣợc tạo ra không
còn dạng cầu nữa, kích thƣớc các hạt nano vàng thu đƣợc lớn hơn giá trị ƣớc tính
khoảng 13 nm (hình 2.6 – mẫu 4). Điều này có thể đƣợc giải thích theo cơ chế
LaMer [109]: khi nồng độ monomer trong dung dịch lớn là điều kiện thuận lợi cho
quá trình hình thành hạt nhân, do đó trong dung dịch sẽ xuất hiện thêm các hạt nhỏ
bên cạnh các hạt mầm, và kéo theo đó là sự kết tụ của chúng trên bề mặt các hạt lớn
một cách không đồng nhất, hình thành các hạt không có dạng cầu. Vì vậy việc phát
triển các hạt dạng cầu kích thƣớc khác nhau từ một loại hạt mầm có kích thƣớc cố
định ban đầu sẽ bị giới hạn đến một kích thƣớc nhất định. Tỷ lệ [Au3+]/[Aumầm]
càng lớn thì hạt nhận đƣợc càng mất đi tính đối xứng cầu. Tỷ lệ khuyến cáo nên
dùng nhỏ hơn 12.5. Trong các công bố trƣớc đây tỷ lệ này đƣợc khuyến cáo nên
dùng ≤ 8 hay nói cách khác một bƣớc nuôi không nên tăng đƣờng kính lên quá 2 lần
đƣờng kính hạt mầm ban đầu [99].
65
2.3.3. Điều khiển kích thước hạt nano vàng lên tới 200 nm
Trên cơ sở khảo sát ảnh hƣởng của tỉ lệ nồng độ Au3+ trong dung dịch vàng
hydroxyde và nồng độ hạt vàng trong dung dịch mầm [Au3+]/[Aumầm], chúng tôi tiến
hành tổng hợp các hạt nano vàng dạng cầu có kích thƣớc điều khiển đƣợc qua nhiều
bƣớc nuôi mầm. Với mục đích điều khiển kích thƣớc hạt trong một khoảng rộng từ
3 nm tới 200 nm, chúng tôi xuất phát từ một mầm vàng có đƣờng kính nhỏ 1-3 nm -
hạt vàng Duff-Baiker. Vì hạt vàng Duff-Baiker có độ đồng đều không cao nên các
hạt vàng này chỉ đƣợc sử dụng để tạo các hạt có kích thƣớc nhỏ dƣới 15 nm. Để đạt
đƣợc các hạt đƣờng kính từ 15 nm -200 nm chúng tôi sẽ sử dụng các hạt vàng
citrate [128] làm mầm ban đầu. Quá trình nuôi đƣợc tiến hành theo sơ đồ 2.4: một
lƣợng dung dịch hạt mầm đƣợc cho vào một thể tích dung dịch vàng hydroxyde, sau
đó thêm vào một lƣợng dung dịch HCHO. Hỗn hợp đƣợc khuấy từ ở nhiệt độ phòng
khoảng 30 phút để quá trình nuôi xảy ra hoàn toàn.
2.3.3.1. Phát triển kích thước hạt từ hạt vàng Duff-Baiker
Các hạt vàng Duff-Baiker đƣợc sử dụng làm hạt mầm ban đầu cho các bƣớc
nuôi với mong muốn phát triển kích thƣớc của hạt đến khoảng 15 nm.
Lƣợng các chất phản ứng đƣợc cho trong bảng 2.3, trong đó dung dịch nuôi
và tỉ lệ nồng độ giữa Au3+ và nồng độ mầm [Au3+]/[Aumầm] đƣợc chọn phù hợp cho
việc phát triển hạt mầm vàng nhƣ đã xác định trong phần trên, ở đây chúng tôi sẽ sử
dụng tỷ lệ này nhỏ dƣới 8.
Bảng 2.3. Thể tích dung dịch nuôi và dung dịch mầm trong 4 bước nuôi sử dụng hạt
mầm ban đầu là hạt vàng Duff-Baiker. Lượng chất khử HCHO 37% trong mỗi bước
giữ không đổi 3µl.
Bƣớc nuôi 1 2 3 4
Dung dịch nuôi (ml) 6 6 6 6
Dung dịch mầm (ml) 4 8 8 12
66
Trong bƣớc 1, hạt mầm đƣợc sử dụng là hạt vàng Duff-Baiker đƣợc tạo ra
trong phần 2.2, các bƣớc tiếp theo đƣợc tiến hành với nguyên tắc là sử dụng hạt tạo
ra từ bƣớc ngay trƣớc đó làm hạt mầm để phát triển kích thƣớc ở bƣớc tiếp theo.
Hình thái và kích thƣớc các hạt đƣợc phản ánh qua ảnh TEM (hình 2.7). Sau
mỗi bƣớc nuôi kích thƣớc trung bình của các hạt tăng lên. Tuy nhiên, có thể thấy
đƣợc trên ảnh TEM khi các hạt lớn lên thì phân bố kích thƣớc cũng trở nên rộng hơn.
Hình 2.7. Ảnh TEM của hạt vàng mầm và sản phẩm của 4 bước nuôi.
Thang đo 100nm
Sự tăng về kích thƣớc hạt sau mỗi bƣớc nuôi đƣợc thấy rõ qua các số liệu
trong bảng 2.4 thông qua hai phép đo TEM và DLS. Chỉ số PdI trình bày trong bảng
2.4 cho thấy các hạt mầm và các hạt sản phẩm của bƣớc nuôi đầu tiên phân tán khá
tốt trong dung dịch (chỉ số PdI <0.1), còn các hạt sản phẩm của các bƣớc sau có chỉ
số PdI cao (> 0.1) và đa phân tán về kích thƣớc. Nhƣ vậy, để tổng hợp đƣợc các hạt
nano vàng dạng cầu có kích thƣớc đồng đều từ hạt vàng Duff-Baiker thì rất khó.
Điều này là do các hạt mầm ban đầu có kích thƣớc phân bố trong khoảng từ 1-3 nm,
vì vậy dùng chúng để làm mầm thì ở các bƣớc nuôi sau các hạt trong dung dịch sẽ
phát triển không đồng đều dẫn đến sự đa dạng về kích thƣớc hạt.
67
Bảng 2.4. Kích thước và chỉ số PdI của các dung dịch nano vàng nhận được từ
mầm Duff-Baiker sau các bước nuôi
Bƣớc nuôi Đƣờng kính TEM
(nm)
Đƣờng kính thủy
động học (nm)
PdI
0 2 2.5 0.035
1 4 5.0 0.085
2 6 8.4 Không đo
3 8 11.0 0.253
4 10 18.4 Không đo
Vì vậy, với mong muốn tổng hợp đƣợc các hạt nano vàng dạng cầu có kích
thƣớc biến thiên trong dải rộng để đa dạng hóa các ứng dụng của chúng, chúng tôi
đã sử dụng mầm ban đầu là một loại hạt nano vàng có kích thƣớc đồng đều hơn –
hạt vàng citrate đƣợc làm theo phƣơng pháp của Turkevich [20,128].
2.3.3.2. Phát triển kích thước hạt từ hạt vàng citrate
Hình 2.8 là ảnh TEM và phân bố kích thƣớc của hạt vàng citrate đƣợc chế
tạo theo phƣơng pháp Turkevich [128]. Các hạt tƣơng đối đồng đều về hình dạng và
kích thƣớc: đƣờng kính hạt nano vàng 19nm ±1 nm chiếm 82%. Các hạt nano vàng
này sẽ đƣợc sử dụng làm hạt mầm ban đầu để tổng hợp nên các hạt có kích thƣớc
lớn hơn bằng phƣơng pháp nuôi mầm. Quá trình này cũng đƣợc thực hiện theo sơ
đồ 2.4 và các bƣớc nuôi đƣợc đánh số bắt đầu từ 5 đến 22.
68
Hình 2.8. Ảnh TEM của hạt vàng citrate (a) với thang kích thước là 100 nm, phổ
phân bố kích thước hạt (b)
Sau mỗi bƣớc nuôi, sản phẩm tƣơng ứng đƣợc tạo thành. Các sản phẩm này đƣợc
khảo sát kích thƣớc và đặc tính quang qua phổ hấp thụ plasmon của chúng.
Bảng 2.5. Thể tích dung dịch nuôi và dung dịch mầm trong 18 bước nuôi từ bước 5
đến bước 22, hạt mầm ban đầu sử dụng là hạt vàng citrate. Lượng chất khử HCHO
37% trong mỗi bước giữ không đổi 3µl.
Bƣớc nuôi 5 6 7 8 9 ... 22
Dung dịch nuôi (ml) 6 6 6 6 6 ... 6
Dung dịch mầm (ml) 4 8 12 16 17 ... 17
i) Hình thái, kích thước hạt
Hình thái và kích thƣớc của hạt sau mỗi bƣớc nuôi đƣợc khảo sát bằng ảnh
TEM. Hình 2.9 cho các đặc trƣng về hình thái, kích thƣớc của hạt nano vàng sau
các bƣớc nuôi. Các hạt nano vàng đơn phân tán, tƣơng đối đồng đều về kích thƣớc
và có dạng tựa cầu với các đƣờng kính tăng dần theo từng bƣớc nuôi từ kích thƣớc
trung bình ban đầu của hạt mầm là 19 nm ± 1nm đến 200nm ± 10nm ở bƣớc nuôi
cuối cùng. Tuy nhiên đây chƣa phải là giới hạn kích thƣớc của hạt nano vàng đƣợc
69
tạo ra từ phƣơng pháp này, nhƣng vì các kích thƣớc lớn hơn bị hạn chế về mặt ứng
dụng nên chúng tôi không đề cập ở đây. Các kích thƣớc này phù hợp khá tốt với các
kích thƣớc đƣợc tính theo công thức (2.1) (bảng 2.6).
Hình 2.9. Ảnh TEM của các hạt nano mầm vàng citrate và sản phẩm thu được ở
các bước nuôi khác nhau với độ phóng đại 40000X, thang đo 100nm.
Các kết quả đo đƣờng kính thủy động học của các hạt trong các bƣớc nuôi
cũng gần với các kích thƣớc đo TEM và kích thƣớc theo tính toán. Chứng tỏ các hạt
thu đƣợc phân tán khá tốt trong các dung dịch.
Bảng 2.6 tập hợp các thông số thu đƣợc từ ảnh TEM (đƣờng kính TEM), phép đo
phân bố kích thƣớc hạt DLS (đƣờng kính thủy động học), phép đo hấp thụ (độ hấp
thụ -OD, đỉnh hấp thụ ) và kích thƣớc tính toán từ công thức (2.1)
70
Bảng 2.6. Tính toán kích thước, nồng độ, và các đặc tính quang của các hạt nano
vàng thu được sau các bước phát triển khác nhau
Bƣớc
nuôi
Đỉnh cộng
hƣởng
plasmon
lƣỡng cực
(nm)
Đỉnh cộng
hƣởng
plasmon tứ
cực (nm)
OD Nồng độ
(ml
-1
)
Đƣờng kính
tính theo
công thức
(2.1) (nm)
Đƣờng kính
TEM
(nm)
Đƣờng kính
thủy động học
(nm)
PdI
5 518 - 1.3 2.0*1011 25.4 25±2 28.5 0.035
7 520 - 1.4 1.1*1011 30.6 30±2 30.6 0.046
9 527 - 1.7 3.0*1010 46.9 45±2 48.4 0.058
11 547 - 1.9 0.9*1010 70,2 70±3 75.0 0.053
13 561 - 1.9 0.5*1010 85.8 85±3 90.2 0.068
14 570 - 1.8 0.4*1010 94.9 95±3 95.9 0.023
16 625 - 0.9 1.2*109 140.0 143±4 157.8 0.087
17 544 636 0.7 8.7*108 157.1 155±4 160.3 0.025
22 559 732 0.5 4.7*108 192,2 190±5 219.5 0.098
Các thông số về đỉnh cộng hƣởng plasmon và mật độ quang OD đƣợc lấy từ
phổ hấp thụ plasmon của các dung dịch hạt. Nồng độ hạt sau mỗi bƣớc nuôi đƣợc
xác định dựa vào nồng hạt mầm đƣa vào với giả thiết rằng số hạt mầm đƣợc nuôi
bằng số hạt tạo ra sau mỗi bƣớc nuôi (nghĩa là không có hạt nhân mới tạo thành).
Nồng độ của hạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_che_tao_va_khao_sat_tinh_chat_quang_cua_c.pdf