LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.v
DANH MỤC BẢNG BIỂU. vii
DANH MỤC HÌNH VẼ . viii
MỞ ĐẦU .1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN.4
1.1. Các công nghệ nhiệt hóa học mới để chuyển hóa sinh khối thành nhiên liệu.4
1.2. Công nghệ khí hóa sinh khối để sản xuất khí nhiên liệu .5
1.2.1. Các công nghệ khí hóa sinh khối. 5
1.2.2. Quá trình khí hóa trong TBKH thuận chiều lớp cố định . 7
1.2.3. Nâng cao chất lƣợng khí. 10
1.3. Lựa chọn nguyên liệu gỗ cho quá trình khí hóa sản xuất khí nhiên liệu .12
1.3.1. Tiềm năng gỗ keo ở Việt Nam có thể sử dụng để sản xuất khí nhiên liệu. 12
1.3.2. Thành phần hóa học của sinh khối gỗ . 13
1.4. Tình hình nghiên cứu chuyển hóa sinh khối thành nhiên liệu ngoài nƣớc và trong nƣớc
liên quan đến đề tài.16
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến đề tài . 16
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài. 19
Kết luận từ tổng quan và Định hƣớng nghiên cứu của luận án .21
CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM.22
2.1 Phƣơng pháp phân tích thành phần kỹ thuật, thành phần hóa học, nhiệt trị của gỗ keo và
thành phần oxit kim loại trong tro .22
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu đặc tính nhiệt phân của gỗ keo .24
2.2.1 Phƣơng pháp phân tích nhiệt trọng lƣợng (TGA) và tính toán năng lƣợng hoạt hóa
của quá trình nhiệt phân. 24
2.2.2 Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sản phẩm của quá trình nhiệt phân gỗ keo bằng
thiết bị lớp cố định. 26
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu khí hóa sinh khối .32
2.3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động . 32
2.3.2. Hệ thống xác định hàm lƣợng hắc ín trong khí sản phẩm. 34
2.3.3. Đánh giá kết quả quá trình khí hóa. 35
2.4 Phƣơng pháp nâng cấp chất lƣợng khí nhiên liệu.39
2.4.1. Phƣơng pháp bổ sung thêm oxy vào tác nhân khí hóa . 39
2.4.2. Phƣơng pháp reforming hơi nƣớc chuyển hóa toluen . 40iv
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .43
3.1. Đặc tính nhiệt phân của gỗ keo .43
3.1.1. Thành phần kỹ thuật, thành phần hóa học, thành phần oxit kim loại trong tro của gỗ
keo 43
3.1.2. Hình thái bề mặt, các liên kết, nhóm chức chính của gỗ keo . 47
3.1.3. Nghiên cứu đánh giá đặc tính nhiệt phân của gỗ keo. 50
3.2. Nghiên cứu khí hóa gỗ trong thiết bị khí hóa thuận chiều .63
3.2.1. Kết quả khí hóa gỗ keo với ER 0,3 (SVa 0,14). 63
3.2.2. Khảo sát ảnh hƣởng tốc độ khí cấp qua vùng thắt của TBKH . 67
3.2.3. Ảnh hƣởng tỷ lệ mol nƣớc và mol cacbon (S/C) đến quá trình khí hóa tạo khí nhiên
liệu 72
3.2.4. Nhiệt độ và thành phần khí trong vùng cháy và vùng khí hoá của TBKH. 78
3.3. Nghiên cứu nâng cao chất lƣợng sản phẩm khí trong khí hóa gỗ keo.83
3.3.1. Phƣơng pháp bổ sung thêm oxy vào vùng oxy hóa (làm giàu oxy trong không khí
cấp) 83
3.3.2. Xử lý thành phần chính của hắc ín (toluen) bằng phƣơng pháp xúc tác reforming
hơi nƣớc. 87
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.99
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.101
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN.102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .103
PHỤ LỤC .112
122 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu chuyển hóa sinh khối thành nhiên liệu ngoài nước và trong nước - Đinh Quốc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong môi trƣờng khí trơ N2 ở nhiệt độ 800
o
C trong 3h (tốc độ gia nhiệt 5oC/phút). Sau đó thu
đƣợc xúc tác.
(ii) Phƣơng pháp đánh giá đặc trƣng xúc tác
Chất mang và xúc tác đƣợc xác định diện tích bề mặt riêng và phân bố mao quản bằng
phƣơng pháp hấp phụ vật lý N2 ở 77K, thực hiện trên thiết bị Micromeritics Gemini VII tại
Viện Tiên Tiến, Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội. Lƣợng mẫu khoảng từ 0,2 ÷ 0,5g đƣợc
làm sạch bề mặt ở nhiệt độ 300oC trong môi trƣờng chân không với áp suất 10-3Torr trong
thời gian 10 giờ để đuổi các tạp chất bám trên bề mặt. Tiếp theo mẫu đƣợc hút chân không
sâu tới áp suất 10-9 Torr và để ổn định áp suất trong vòng 60÷90 phút để đuổi hết các tạp chất
và các khí chiếm chỗ trong mao quản của mẫu phân tích. Sau đó, mẫu đƣợc cho hấp phụ theo
từng lƣợng nhỏ N2 ở 77K tại các bƣớc áp suất khác nhau với áp suất tƣơng đối P/P0 từ 0,01
đến 1. Sự thay đổi tín hiệu đo sẽ đƣợc detector của thiết bị phân tích ghi lại thông qua đƣờng
tín hiệu và thời gian đo. Ngoài ra, xúc tác còn đƣợc đánh giá hình thái bề mặt bằng phƣơng
pháp SEM đã trình bày ở phần 2.2.2.
(iii) Khảo sát phản ứng reforming toluen sử dụng xúc tác Ni/Char
Phƣơng pháp reforming các thành phần đặc trƣng của hắc ín sử dụng xúc tác kim loại,
xúc tác trên cơ sở Ni đƣợc nghiên cứu bởi Swierczynski và các cộng sự [97], Zhang và cộng
sự [115], Courson và cộng sự [28], Kuhn và cộng sự [50], Nordgreen và cộng sự [68], Chen
và cộng sự [24], Buranatrevedhya và cộng sự [21], Nishikawa và cộng sự [67]. Trên cơ sở các
41
hệ sơ đồ đƣợc nghiên cứu bởi các nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ để nghiên cứu
đánh giá hoạt tính xúc tác trong phản ứng reforming hơi nƣớc toluen (sơ đồ Hình 2.8). Xúc
tác đƣợc hoạt hóa trong dòng khí H2 thổi qua lớp xúc tác với lƣu lƣợng 80ml/phút để khử ở
450
o
C trong vòng 1 giờ. Thiết bị gia nhiệt cho thiết bị phản ứng lên nhiệt độ phản ứng (khảo
sát với 600, 700oC), tốc độ gia nhiệt 5oC/phút, trong quá trình gia nhiệt dòng N2 đƣợc thổi qua
liên tục thiết bị phản ứng với lƣu lƣợng dòng là 100ml/phút. Khi đạt đƣợc nhiệt độ phân tích,
tiến hành bơm nƣớc vào thiết bị phản ứng, trên đƣờng ống từ bơm đến thiết bị phản ứng (1)
đƣợc gia nhiệt ở 120oC để chuyển nƣớc từ dạng lỏng sang dạng hơi. Cũng trong khoảng thời
gian gia nhiệt thiết bị phản ứng thì thiết bị bay hơi toluen đƣợc gia nhiệt tới 60oC và giữ ổn
định, hơi toluen đƣợc dẫn bởi dòng khí N2 (100 ml/phút) vào thiết bị phản ứng (1). Trong
thiết bị phản ứng (1), nƣớc và toluen đều ở pha hơi, có mặt xúc tác sẽ xãy ra các phản ứng tạo
khí sản phẩm đƣợc dẫn qua máy phân tích khí GC để phân tích thành phần của khí sản phẩm.
Các phản ứng có thể xảy ra trong quá trình reforming nhƣ sau: [79]
(2.1)
(2.2)
(2.3)
(2.4)
(2.5)
(2.6)
(2.7)
(2.8)
Độ chuyển hóa thành khí trong thí nghiệm reforming hơi nƣớc toluen đƣợc xác định theo công
thức:
(%) (2.39)
Trong đó, Y1 (%) độ chuyển hóa toluen thành khí sản phẩm CO, CO2 và CH4
, , (mol) là tổng lƣu lƣợng mol của khí sản phẩm CO, CO2 và CH4
(mol) là tổng lƣu lƣợng mol của toluen tham gia phản ứng
Sai số:
Tƣơng tự nhƣ quá trình nhiệt phân gỗ keo trong phòng thí nghiệm, thí nghiệm quá trình
reforming hơi nƣớc toluen cũng có nhƣng sai số nhất định nhƣ sai số hệ thống (sai số do thiết
bị đó và do mẫu phân tích) và sai số ngẫu nhiên (do ngƣời tiến hành thí nghiệm, phƣơng pháp
thí nghiệm). Do đó, mỗi thí nghiệm đƣợc tiến hành lặp lại 2-3 lần và kết quả đƣa ra trong luận
án là kết quả trung bình. Sai số tƣơng đối của hiệu suất chuyển hoá toluen thành khí là 1,2%.
42
Hình 2.8 Sơ đồ phản ứng chuyển hóa toluen
1. Thiết bị phản ứng dạng ống
2. Hệ thống ngưng tụ sản phẩm lỏng và nước
3. Thiết bị tách ẩm
4. Máy phân tích sắc ký khí
5. Can nhiệt theo dõi nhiệt độ của thiết bị phản ứng
6. Thiết bị đo lưu lượng dòng khí vào
7. Lớp xúc tác được giữ cố định trong thiết bị phản
ứng bằng bông thủy tinh
8. Xyl nh bơm nước
9. Thiết bị b y hơi thành phần
hắc ín
10. Thiết bị đo lưu lượng khí ra
11. Lớp bông thủy tinh
12. Lớp đệm sứ
Đánh giá pha tinh thể của chất mang và xúc tác
Phƣơng pháp nhiễu xạ tia X đƣợc sử dụng để nghiên cứu đánh giá pha tinh thể và phát hiện ra
pha tinh thể của chất mang, xúc tác. Từ giản đồ XRD cũng có thể xác định đƣợc kích thƣớc
hạt trung bình của vật liệu dựa vào phƣơng trình Debye – Scherre:
̅
( )
Trong đó: ̅ là kích thƣớc hạt trung bình, là bƣớc sóng tia X, β là độ rộng tại
nửa chiều cao vạch nhiễu xạ cực đại và là góc nhiễu xạ của vạch nhiễu xạ cực đại.
Giản đồ XRD trong nghiên cứu này đƣợc phân tích trên máy D8 – Advance Brucker tại phòng
thí nghiệm Khoa Hoá học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Điều kiện
phân tích: bức xạ Kα của tia X có bƣớc sóng là 1,5406 Å, nhiệt độ 25oC, góc quét 2θ tƣơng
ứng với mỗi chất, tốc độ quét 0,02o/s.
GC
N2
7
H2
9
8
1
2
4
5
6
3
10
11
12
43
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc tính nhiệt phân của gỗ keo
Trong TBKH, sinh khối sau khi đƣợc sấy khô sẽ tham gia các phản ứng nhiệt phân hình
thành sản phẩm khí không ngƣng, hơi các thành phần hydrocacbon lỏng (sản phẩm lỏng khi ở
nhiệt độ thấp) và phần rắn (char) [17]. Sản phẩm từ quá trình nhiệt phân sẽ tiếp xúc với tác
nhân khí hóa nhƣ oxy trong không khí, ở nhiệt độ cao (vùng cấp tác nhân khí hóa) tham gia
các phản ứng nhƣ cháy, reforming, cracking, sau đó sẽ đi vào vùng khí hóa. Nghiên cứu quá
trình nhiệt phân của gỗ keo sẽ xác định khoảng nhiệt độ nhiệt phân gỗ keo xảy ra bằng phƣơng
pháp phân tích nhiệt, tiếp tục đánh giá hiệu suất sản phẩm rắn, lỏng và khí hình thành trong
quá trình nhiệt phân, vì trong TBKH có xảy ra quá trình nhiệt phân. Sản phẩm tạo ra từ quá
trình nhiệt phân là nguyên liệu đầu vào cho quá trình cháy, reforming, cracking, sau đó mới
xảy ra quá trình khử tạo khí nhiên liệu trong TBKH. Để khảo sát quá trình nhiệt phân gỗ keo,
ta phải hiểu rõ quá trình phân hủy nhiệt của các thành phần chính của gỗ (xenlulôzơ, lignin).
Ngoài ra thành phần kỹ thuật, thành phần nguyên tố hóa học, thành phần oxit kim loại trong
tro, nhiệt độ chảy mềm của tro, hình thái bề mặt, các liên kết và nhóm chức trong gỗ và thành
phần gỗ keo, khả năng phản ứng của char gỗ keo với hơi nƣớc cũng đƣợc nghiên cứu đánh
giá.
3.1.1. Thành phần kỹ thuật, thành phần nguyên tố hóa học, thành phần oxit kim
loại trong tro của gỗ keo, nhiệt trị
3.1.1.1. Thành phần kỹ thuật và thành phần nguyên tố hóa học
Thành phần kỹ thuật của sinh khối bao gồm hàm lƣợng tro (Ash), chất bốc (V), ẩm (W),
cacbon cố định (FC). Hàm ẩm trong sinh khối sẽ tạo ra hơi nƣớc và có thể tham gia các phản
ứng hóa học để hình thành khí sản phẩm. Ở nhiệt độ cao, hơi nƣớc phản ứng với chất bốc
(thành phần chủ yếu là hydrocacbon) và char tạo thành sản phẩm khí thông qua các phản ứng
chuyển hóa khí - hơi nƣớc (WGS) làm tăng hàm lƣợng hydro trong khí sản phẩm. Hàm lƣợng
chất bốc trong sinh khối cũng ảnh hƣởng đến thành phần khí của quá trình khí hóa sinh khối.
Hàm lƣợng chất bốc nhiều sẽ tạo ra khí có giá trị cao trong quá trình khí hóa sinh khối [17].
Thành phần nguyên tố hóa học chủ yếu trong sinh khối gồm có cacbon (C), hydro (H), oxy
(O), nitơ (N) và lƣu huỳnh (S). Các chỉ tiêu khác bao gồm nhiệt trị, thành phần oxit kim loại
trong tro, nhiệt độ chảy mềm của tro.
Kết quả thể hiện trên Bảng 3.1 và Hình 3.1 cho thấy, đối với gỗ keo sau khi đã đƣợc
phơi khô và nghiền mịn, hàm ẩm trung bình là 6,02% khối lƣợng, thấp hơn so với hàm ẩm
trong sinh khối gỗ trong nghiên cứu khác [61] có thể là do cấu tạo sinh khối khác nhau, nhiệt
độ môi trƣờng và độ ẩm môi trƣờng khác nhau. Gỗ bạch đàn, gỗ cao su cũng có hàm ẩm gần
bằng hàm ẩm trung bình của gỗ keo. Theo Din và cộng sự [103], trong trƣờng hợp khí hóa với
tác nhân không khí để sản xuất khí tổng hợp, hàm ẩm trung bình của sinh khối nên thấp hơn
15% khối lƣợng. Ở điều kiện khô gió, gỗ keo có hàm lƣợng chất bốc khá cao, trong khoảng
44
85,92% và hàm lƣợng cacbon cố định là 13,78%. Hàm lƣợng tro của gỗ keo thấp (0,3%).
Hàm lƣợng chất bốc của gỗ keo cao hơn so với gỗ bạch đàn và gỗ cao su. Hàm lƣợng chất bốc
có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quá trình chuyển hóa nhiệt hóa học của gỗ keo nhƣ quá
trình nhiệt phân, quá trình khí hóa và quá trình đốt cháy gỗ keo. Hiệu quả quá trình khí hóa và
thành phần của khí sản phẩm phụ thuộc vào thuộc tính nguyên liệu nhƣ thành phần hóa học
sinh khối, nhiệt trị, hàm lƣợng tro và hàm lƣợng ẩm.
Bảng 3.1 Thành phần kỹ thuật và thành phần nguyên tố của gỗ keo
Sinh khối (ad ) Thực nghiệm Tài liệu [61]
Thành phần kỹ thuật (%) Keo Bạch đàn Cao su Keo
W 6,02 5,91 12,17 11,7
V 85,92 65,17 75,89 82,43
FC 13,78 28,00 11,43 16,8
Ash 0,3 0,91 0,51 0,78
Thành phần hóa học (%)
C 47,68 - - 47,37
H 5,17 - - 6,06
O 44,38 - - 45,46
N 0,37 - - 1,11
S 0,02 - - -
Thành phần xenlulôzơ,
lignin (%)
[32]
Xenlulôzơ 39-42 - - -
Lignin 24-25 - - -
LHVb (MJ/kg) 17,67 18,65 18,11 16,96
Nhiệt trị của sinh khối phụ thuộc vào thành phần nguyên tố nhƣ C, H, O. Giá trị nhiệt trị
thấp của gỗ keo có giá trị trung bình là 17,67 MJ/kg, giá trị này nằm trong khoảng nhiệt trị
của sinh khối gỗ đã đƣợc đề cập bởi P. Basu [17] và đó là nguyên liệu tốt đảm bảo cho quá
trình khí hóa. Trong gỗ keo, thành phần chính chứa hemixenlulôzơ, xenlulôzơ và lignin, trong
đó hàm lƣợng xenlulôzơ và lignin gỗ keo lần lƣợt trong khoảng từ 39-42% và 24-25% [32].
Từ Bảng 3.1 còn nhận thấy rằng, giá trị hàm lƣợng cacbon (C) trong gỗ keo khoảng 47,68%,
hàm lƣợng oxy trong gỗ keo khoảng 44,38%. Hàm lƣợng nitơ trong gỗ keo không đáng kể và
có giá trị khoảng 0,37%. Đặc biệt, trong gỗ keo hàm lƣợng lƣu huỳnh rất nhỏ khoảng 0,02%.
Đây là một ƣu điểm của gỗ keo cũng nhƣ sinh khối hơn so nhiên liệu khoáng vì lƣợng lƣu
huỳnh cao thì thành phần khí sản phẩm từ quá trình khí hóa hoặc cháy sẽ chứa khí SOx gây ăn
mòn và ô nhiễm môi trƣờng.
Kết quả thành phần nguyên tố hóa học cacbon, hydro và oxy trong sinh khối cũng đƣợc
xác định trên giản đồ van Krevelen. Kết quả đƣa ra mối liên hệ giữa tỷ lệ O/C, H/C và cho
45
biết mật độ năng lƣợng từ than đến sinh khối. Trong bảng PL.2 và giản đồ Hình 3.2, tỷ lệ
O/C và H/C của gỗ keo lần lƣợt 0,70 và 1,30 và thuộc vùng của sinh khối. Kết quả cho thấy
mật độ năng lƣợng của gỗ keo cao hơn so với sinh khối có nguồn gốc từ phụ phẩm nông
nghiệp nhƣ rơm, trấu, cùi ngô và bã mía. Tuy nhiên, mật độ năng lƣợng của gỗ keo thấp hơn
so với nhiên liệu hóa thạch nhƣ than. Tỷ lệ của O/C và H/C cao thì mật độ năng lƣợng của
nhiên liệu rắn giảm có thể là do liên kết cacbon – oxy và cacbon – hydro có năng lƣợng thấp
hơn so với liên kết cacbon – cacbon. Hàm lƣợng oxy trong nhiên liệu cao hay tỷ lệ O/C cao
thì mật độ năng lƣợng của nhiên liệu sẽ thấp.
Hình 3.1 Thành phần kỹ thuật và nhiệt trị của sinh khối
Hình 3.2 Sơ đồ van Krevelen sinh khối
3.1.1.2. Thành phần oxit kim loại trong tro sinh khối
Hàm lƣợng và thành phần oxit kim loại của tro trong sinh khối cũng ảnh hƣởng đáng kể
đến quá trình khí hóa. Hàm lƣợng tro cao gây trở ngại các phản ứng hóa học và hình thành xỉ
46
bám dính trong thiết bị. Do đó, hàm lƣợng oxit có trong tro gỗ keo cũng đƣợc xác định để
đánh giá đƣợc nhiệt độ chảy mềm của tro gỗ keo. Nhiệt độ chảy mềm của tro sinh khối liên
quan đến việc lựa chọn vật liệu và chế tạo TBKH hay thiết bị đốt. Hàm lƣợng oxit kim loại
trong tro gỗ keo đƣợc phân tích và kết quả chỉ ra trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Thành phần oxit kim loại trong tro của gỗ
Hàm lƣợng oxit kim
loại trong tro (%)
Gỗ keo Gỗ cao su Gỗ bạch đàn
Gỗ dƣơng [45]
CaO 19,13 42,30 7,42 41,2
MgO 3,51 1,63 8,84 2,47
SiO2 23,24 29,36 14,81 2,35
Fe2O3 10,94 3,66 1,71 0,73
Al2O3 6,11 8,17 2,79 1,41
K2O 16,3 1,74 33,70 15,0
Na2O 4,1 1,25 3,09 0,94
Cr2O3 0,39 0,07 0,02 -
CuO 0,05 0,04 0,03 -
MnO 0,66 0,12 0,41 -
ZnO 0,21 0,34 0,05 -
Tcm (
o
C) 1075 974 1157 -
Từ Bảng 3.2 có thể thấy rằng hàm lƣợng SiO2 trong tro gỗ keo là cao nhất (23,24%),
tiếp đến là các oxit kim loại nhƣ CaO, Fe2O3, K2O có hàm lƣợng (>10% khối lƣợng tro), các
oxit kim loại khác nhƣ MgO, Al2O3 và Na2O chiếm hàm lƣợng ít hơn (<10% khối lƣợng tro)
và một số oxit kim loại nặng khác nhƣ Cr2O3, CuO, MnO và ZnO. Hàm lƣợng CaO trong tro
của gỗ keo cao hơn CaO trong tro gỗ dƣơng nhƣ báo cáo của Jenkins và cộng sự [45]. Ngoài
ra, hàm lƣợng SiO2 của tro gỗ keo cũng cao hơn so với tro gỗ mà Jenkins và cộng sự [45] đã
đƣa ra. Còn lại hầu hết có oxit khác trong tro gỗ keo cao hơn so với tro gỗ dƣơng nhƣ hàm
lƣợng của oxit sắt, kali, natri. Hàm lƣợng oxit kim loại nặng thì có hàm lƣợng nhỏ. Thành
phần K2O liên quan trực tiếp đến sự ăn mòn và nhiệt độ chảy mềm của tro. Hàm lƣợng K2O
trong tro gỗ keo thấp hơn so với tro gỗ cao su nhƣng cao hơn so với gỗ bạch đàn. Điều này có
thể là do điều kiện tự nhiên sinh trƣởng và phát triển của cây keo (ở Thái Nguyên) khác so với
các loại cây trồng khác. Hàm lƣợng oxit kim loại trong tro của sinh khối chủ yếu xuất phát từ
giai đoạn sinh trƣởng của sinh khối đó. Hàm lƣợng này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
môi trƣờng sinh khối sinh trƣởng phát triển.
Nhiệt độ chảy mềm của tro gỗ keo đƣợc tính toán theo công thức (2.3) và giá trị bằng
1075
o
C, xấp xỉ nhiệt độ chảy mềm của tro gỗ cao su (1157oC) và cao hơn nhiệt độ chảy mềm
của tro gỗ bạch đàn (974oC). Giá trị nhiệt độ chảy mềm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
thiết kế, lựa chọn vật liệu cho thiết bị sử dụng. Kết quả này cho thấy khi nhiệt độ trong TBKH
47
vƣợt quá nhiệt độ chảy mềm của tro thì sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực nhƣ chảy xỉ, ăn mòn
thiết bị. Với gỗ keo có nhiệt chảy mềm của tro 1075oC, thì nên kiểm soát nhiệt độ trong
buồng đốt của thiết bị thấp hơn nhiệt độ này (mặc dù nhiệt độ cao có thể giảm đƣợc hàm
lƣợng hắc ín trong khí sản phẩm).
3.1.2. Hình thái bề mặt, các liên kết, nhóm chức chính của gỗ keo
Sinh khối có 3 thành phần chính là hemixenlulôzơ, xenlulôzơ và lignin. Hàm lƣợng
xenlulôzơ, hemixenlulôzơ và lignin tƣơng ứng trong sinh khối lignocenlulosic khoảng 20-
40%, 40-60% và 10-25% [110]. Trong quá trình khí hóa, quá trình phân hủy nhiệt sẽ phá vỡ
cấu trúc và liên kết các thành phần hemixenlulôzơ, xenlulôzơ và lignin trong gỗ keo để hình
thành nên sản phẩm khí, lỏng và rắn. Do đó, cấu tạo (hình thái bề mặt), liên kết và nhóm chức
chính trong xenlulôzơ, lignin và gỗ keo đƣợc phân tích và thảo luận.
3.1.2.1. Hình thái bề mặt của gỗ keo
Hình thái cấu trúc bề mặt của gỗ keo đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp hiển vi điện tử
quét SEM. Hình thái bề mặt của gỗ keo với độ phóng đại 1000 lần đƣợc đƣa ra trong Hình
3.3.
Hình 3.3 Ảnh SEM của mẫu gỗ keo độ ph ng đại x1000
Quan sát ảnh SEM của gỗ keo nhận thấy rằng cấu trúc của gỗ keo có dạng thớ sợi đƣợc
quan sát rất rõ. Dạng thớ sợi của gỗ keo bao gồm xenlulôzơ, hemixenlulôzơ và lignin đan xen
vào nhau rất đặc trƣng và song song cách nhau 15µm. Mô phỏng cấu trúc của sinh khối cũng
đã đƣợc Doherty và cộng sự đƣa ra trong hình Hình 1.6.
3.1.2.2. Nhóm chức và liên kết chính của gỗ keo
Phƣơng pháp phổ hồng ngoại đã đƣợc một số nhóm nghiên cứu nhƣ Colom và cộng sự
[27], Faix và cộng sự [37], Sill và cộng sự [88] sử dụng để nghiên cứu liên kết và nhóm chức
của sinh khối và sự thay đổi liên kết, nhóm chức sau quá trình xử lý nhiệt. Trong nghiên cứu
này, phổ FT-IR của gỗ keo, xenlulôzơ và lignin của gỗ keo đƣợc đo và so sánh giữa các nhóm
chức và liên kết trong vùng phổ 4000-2500 cm-1 và 2000-500 cm-1 để xác định dao động đặc
48
trƣng của xenlulôzơ và lignin trong gỗ keo và có thể kh ng định liên kết hay nhóm chức nào
thuộc về xenlulôzơ, lignin.
(a)
(b)
Hình 3.4 Phổ FT-IR của gỗ keo, xenlulôzơ và lignin từ dăm gỗ keo trong khoảng số sóng (a)
4000-2500 cm
-1
; (b) 2000-500 cm
-1
.
Quan sát phổ FT-IR của gỗ keo, xenlulôzơ và lignin trong Hình 3.4 nhận thấy xuất
hiện dải hấp thụ mạnh ở bƣớc sóng khoảng 3420 cm-1 đặc trƣng cho dao động hóa trị nhóm
O-H. Dao động tại 3420 cm-1 trong phổ FT-IR của lignin sâu và rộng hơn so của xenlulôzơ.
Điều này có thể là do trong lignin tồn tại nhiều nhóm O-H hơn trong xenlulôzơ. Dao động tại
2917 cm
-1 đặc trƣng cho dao động hóa trị đối xứng của liên kết C-H và dao động tại 2850 cm-1
đặc trƣng cho dao động hóa trị bất đối xứng của liên kết C-H của các hydrocacbon. Cƣờng độ
tại hai dao động này của gỗ keo xuất hiện rõ nét hơn so với lignin và cuối cùng là xenlulôzơ.
Gỗ keo là tập hợp xenlulôzơ, hemixenlulôzơ và lignin có nhiều nhóm hydrocacbon mạch
th ng nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Popescu và cộng sự [76] đã công
bố. Theo Popescu và cộng sự, trên phổ hồng ngoại của gỗ bạch đàn, dao động tại 2938-2920
cm
-1
đặc trƣng cho dao động hóa trị bất đối xứng của liên kết C-H và dao động tại 2840-2835
49
cm
-1
đặc trƣng cho dao động hóa trị đối xứng của liên kết C-H trong nhóm methoxyl
hydrocacbon thơm.
Phổ hồng ngoại FT-IR của gỗ keo, xenlulôzơ và lignin trong khoảng số sóng 2000-500
cm
-1
cũng đƣợc thể hiện ở Hình 3.4 (b). Trên phổ hồng ngoại của xenlulôzơ có thể thấy dao
động tại 1639 cm-1 đặc trƣng cho dao động của khung vòng thơm (aromatic skeletal), dao
động tại 1382 cm-1 đặc trƣng cho liên kết C-H, dao động tại 1164 cm-1 đặc trƣng cho nhóm
C-O-C và tại 897 cm-1 đặc trƣng cho liên kết β-glucosidic giữa các đơn vị đƣờng
(polysaccharide). Trên phổ hồng ngoại, dao động tại 1376 cm-1 đặc trƣng dao động biến dạng
liên kết C-H trong xenlulôzơ [77], tại 1164 cm-1 đặc trƣng cho dao động hóa trị bất đối xứng
của nhóm C-O-C trong xenlulôzơ và hemixenlulôzơ [76], dao động tại 897 cm-1 đặc trƣng
liên kết β-glucosidic giữa các đơn vị đƣờng (polysaccharide) trong xenlulôzơ.
Trên phổ hồng ngoại của lignin, các dao động tại bƣớc sóng 1711, 1604, 1513, 1462,
1426, 1329, 1221, 1120 và 1034 cm
-1
xuất hiện nhiều hơn và khác với phổ hồng ngoại của
xenlulôzơ trong vùng vân tay. Các dao động tại 1604 và 1509 cm-1 đặc trƣng liên kết C=C và
C-O, dao động hóa trị của nhiều nhóm trong lignin và cacbohydrat. Dao động tại bƣớc sóng
1034 cm
-1
đặc trƣng dao động C-O.
Dao động tại bƣớc sóng khoảng 1736 cm-1 đặc trƣng cho nhóm C=O trong
hemixenlulôzơ [77] không xuất hiện trong phổ hồng ngoại của xenlulôzơ và lignin, dao động
tại bƣớc sóng 1639 cm-1 đặc trƣng cho dao động hóa trị của khung vòng thơm xuất hiện rõ với
mẫu xenlulôzơ. Dao động xuất hiện tại 1604 và 1509 cm-1 đặc trƣng cho dao động khung
vòng thơm trong lignin. Dao động tại 1462 cm-1 và 1425 cm-1 đặc trƣng cho nhóm C-H và tại
1376 cm
-1
đặc trƣng cho C-H trong polysaccharide [76]. Dao động tại 1252 cm-1 đặc trƣng
cho nhóm O-H trên mặt ph ng trong polysaccharide. Dao động hóa trị của nhóm C-O xuất
hiện tại 1112 cm-1. Dao động hóa trị của nhóm C-O trong polysaccharide xuất hiện tại bƣớc
sóng 1056 cm
-1
và dao động tại 897 cm-1 đặc trƣng cho nhóm C-H trong xenlulôzơ [37].
Với phƣơng pháp phân tích FT-IR có thể thấy rằng trong gỗ keo có 3 thành phần chính
xenlulôzơ, hemixenlulôzơ và lignin và cấu tạo của chúng đƣợc mô tả Hình 3.5. Đó là cấu tạo
chung đã đƣợc sử dụng và chấp nhận rộng rãi.
(a)
50
(b)
(c)
Hình 3.5 Cấu trúc củ ( ) hemixenlulôzơ [25]; (b) xenlulôzơ [17]; (c) Một vài đơn vị cấu trúc
của lignin [17]
3.1.2.3. Độ bền của các liên kết hóa học
Qua phép phân tích FT-IR cho thấy trong các thành phần chính của gỗ keo gồm
hemixenlulôzơ, xenlulôzơ và lignin và gồm nhiều các nhóm chức và có các liên kết hóa học
C-O, C-C, C-O, C=C, O-H ... Năng lƣợng phá vỡ liên kết đƣợc xắp xếp theo thứ tự sau: C-
O <C-H < O-H < C=C< C=O. Trong môi trƣờng nhiệt độ các liên kết sẽ thay đổi theo 2 giai
đoạn: giai đoạn đầu tiên là sự dao động các liên kết ở nhiệt độ thấp và giai đoạn thứ hai là các
liên kết bị bẻ gẫy ở nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ tăng dƣới 102oC thì chiều dài liên kết tăng. Khi
nhiệt độ cao hơn 102oC, phụ thuộc vào độ bền của các liên kết hóa học mà chúng sẽ bị bẻ gãy
tại các nhiệt độ khác nhau. Các liên kết dao động mạnh hơn khi tăng nhiệt độ, một số liên kết
dao động vƣợt qua lực tĩnh điện và lực van der waals và tách ra khỏi mạch phân tử. Khi chiều
dài liên kết hóa học lớn hơn 1,2 lần chiều dài gốc của nó, các liên kết bị bẽ gãy [55]. Khi các
liên kết hóa học bị bẽ gãy thì xenlulôzơ, hemixenlulôzơ và lignin bắt đầu phân hủy bởi nhiệt
độ.
3.1.3. Nghiên cứu đánh giá đặc tính nhiệt phân của gỗ keo
3.1.3.1. Nghiên cứu nhiệt phân gỗ keo bằng phương pháp TGA trong môi trường N2
Nhiệt phân gỗ keo, xenlulôzơ, lignin trong môi trƣờng khí nitơ đƣợc thực hiện bằng
phƣơng pháp phân tích nhiệt trọng lƣợng với tốc độ gia nhiệt 10oC/phút từ nhiệt độ phòng đến
800
o
C và kết quả thể hiện ở Hình 3.6. Nhiệt phân của gỗ keo xảy ra là do sự bẽ gãy các liên
kết hóa học của các thành phần chính trong gỗ keo. Ở giai đoạn dƣới 100oC là giai đoạn thoát
ẩm của mẫu phân tích. Với mẫu lignin và xenlulôzơ có độ ẩm rất thấp nên quá trình thay đổi
khối lƣợng mẫu bắt đầu xảy ra ở nhiệt độ trên 100oC. Trên đƣờng TG của gỗ keo cho thấy,
giai đoạn trong khoảng nhiệt độ (25-107oC) là quá trình thoát ẩm trong gỗ keo và là quá trình
51
thu nhiệt [60]. Trong khoảng nhiệt độ từ 107oC đến 210oC, khối lƣợng giảm không đáng kể
(≈1,5%), giai đoạn này là ẩm liên kết còn lại trong sinh khối tiếp tục thoát ra.
Hình 3.6 Nhiệt phân gỗ keo, xenlulôzơ và lignin tại tốc độ gia nhiệt 10oC/min
Khi nhiệt độ từ 200oC trở lên, quá trình mất khối lƣợng của các mẫu xảy ra rất đáng kể.
Hiện tƣợng giảm khối lƣợng của mẫu xảy ra do quá trình nhiệt phân của xenlulôzơ,
hemixenlulôzơ và lignin, điều này có thể hiểu là do cấu trúc hóa học của chúng là khác nhau
nên kết quả quá trình nhiệt phân là khác nhau.
Quá trình nhiệt phân xenlulôzơ xảy ra trong khoảng nhiệt độ 280-342oC với tổng khối
lƣợng giảm là 91,2% và phần rắn còn lại tại 800oC là khoảng 3% so với lƣợng xenlulôzơ ban
đầu. Quá trình nhiệt phân của xenlulôzơ theo nghiên cứu của Mansaray và cộng sự xảy ra
trong khoảng nhiệt độ từ 250-380oC [60], từ 220 đến 315oC theo công bố của Yang và cộng
sự [111], từ 260 đến 410oC theo nghiên cứu của Quan và cộng sự [80]. Điều này có thể là do
xenlulôzơ đƣợc tách ra từ các nguồn sinh khối có thể có khối lƣợng phân tử và độ dài mạch
khác nhau nên giải nhiệt độ nhiệt phân cũng khác nhau.
Quá trình nhiệt phân của lignin rất khác biệt so với xenlulôzơ và gỗ keo. Lignin bị nhiệt
phân trong khoảng nhiệt độ rộng từ 100 đến 800oC, với tốc độ mất khối lƣợng thấp. Điều này
có thể là do trong thành phần lignin có cấu tạo gồm hydrocacbon vòng thơm nhiều nhánh
[29], phá vỡ các liên kết trong lignin diễn ra trong khoảng rộng. Phần rắn còn lại sau quá trình
nhiệt phân đến 800oC là 36 %, cao hơn so với xenlulôzơ. Phần rắn còn lại của quá trình nhiệt
phân đó là do quá trình polymer hóa hoặc ngƣng tụ các hydrocacbon đa vòng đã xảy ra. Theo
Cramer và cộng sự [29] cấu tạo của lignin chủ yếu gồm các đơn vị liên kết vòng thơm, do đó
lignin bị nhiệt phân chậm do bẻ gãy các liên kết đơn giản và sau đó tiếp tục đến cấu trúc vòng
thơm phức tạp [56]. Trong đó, quá trình ngƣng tụ tạo char cũng đƣợc hình thành trong quá
trình nhiệt phân lignin.
52
Đối với gỗ keo quá trình nhiệt phân trong khoảng 205-385oC hiện tƣợng mất khối lƣợng
là 64,46%. Tốc độ nhiệt phân nhanh trong giai đoạn này nên đƣợc gọi là giai đoạn nhiệt phân
động [60]. Trong giai đoạn từ 385 đến 800oC, với phần trăm mất khối lƣợng là 6,9%, đƣợc
gọi là giai đoạn nhiệt phân tĩnh [60] vì tốc độ phân hủy nhiệt xảy ra thấp hơn. Tổng phần trăm
khối lƣợng giảm trong giai đoạn nhiệt phân chủ động và bị động của gỗ keo là 74,36%. Phần
rắn còn lại sau khi nhiệt phân tại 800oC là 19,73 % (gồm cả tro). Sau khi chuyển sang trạng
thái ash-free thì hàm lƣợng chất rắn sau nhiệt phân là 19,43%, đây đƣợc xem là hàm lƣợng
cacbon cố định và phần lớn chúng đƣợc tạo thành là do quá trình polymer hóa hoặc ngƣng tụ
của lignin trong thành phần của gỗ keo ở nhiệt độ cao.
3.1.3.2. Nghiên cứu hình thành sản phẩm khí, lỏng và rắn (char) trong quá trình nhiệt phân gỗ
keo
a) Hiệu suất sản phẩm nhiệt phân gỗ keo
Sơ đồ Hình 1.2 (đƣợc trình bày ở phần 1.3) mô tả các vùng chuyển hóa sinh khối trong
TBKH. Sau vùng sấy, sinh khối sẽ đến vùng nhiệt phân và tại vùng nhiệt phân sẽ xảy ra quá
trình nhiệt phân sinh khối để tạo ra các sản phẩm rắn, sản phẩm lỏng và sản phẩm khí. Toàn
bộ sản phẩm vùng nhiệt phân sẽ tiếp tục đi vào vùng oxy hóa và vùng khí hóa. Với các thí
nghiệm đã trình bày ở trên đã xác định đƣợc khoảng nhiệt độ xảy ra quá trình phân hủy nhiệt
của gỗ keo, của xenlulôzơ và của lignin. Tuy nhiên để xác định đƣợc tỷ lệ sản phẩm hình
thành trong quá trình nhiệt phân gỗ keo, tiến hành thực hiện thí nghiệm theo sơ đồ Hình 2.6
với khoảng nhiệt độ từ nhiệt phân từ 200oC đến 650oC, tốc độ gia nhiệt 10 oC/phút trong dòng
khí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_chuyen_hoa_sinh_khoi_thanh_nhien_lieu_ngo.pdf