MỞ ĐẦU .1
1. Lí do chọn đề tài.1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.2
3. Phạm vi nghiên cứu.3
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu .4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .9
6. Cấu trúc của luận án.9
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP .10
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .10
1.1.1.Nghiên cứu về công nghiệp và cơ cấu công nghiệp .10
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển lãnh thổ trọng điểm (hạt nhân).13
1.1.3. Nghiên cứu về vùng kinh tế trọng điểm.15
1.1.4. Từ kết quả tổng quan của các công trình khoa học .17
1.2. Cơ sở lí luận về công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp .18
1.2.1. Các khái niệm .18
1.2.2. Cơ cấu công nghiệp.23
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu ngành công nghiệp .32
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu công nghiệp vận dụng vào nghiên cứu Vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ .38
1.3. Cơ sở thực tiễn về cơ cấu công nghiệp ở Việt Nam và các vùng kinh tế
trọng điểm .41
1.3.1. Cơ cấu ngành công nghiệp ở Việt Nam.41
1.3.2. Cơ cấu công nghiệp của các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam .48
1.3.3. Bài học kinh nghiệm vận dụng vào Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ .54
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .56
Chƣơng 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ GIAI ĐOẠN 2005 – 2016.58
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.58
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .582.1.2. Nhân tố tự nhiên .59
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội .63
2.2. Thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai
đoạn 2005 - 2016 .78
2.2.1. Khái quát chung .78
2.2.2. Cơ cấu công nghiệp theo ngành.81
2.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.93
2.2.4. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.99
2.2.5. Đánh giá chung .112
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .116
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ CẤU CÔNG
NGHIỆP Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ .118
3.1. Căn cứ đề xuất định hƣớng và giải pháp .118
3.1.1. Các căn cứ pháp lí.118
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ .118
3.2. Quan điểm và định hƣớng về cơ cấu ngành công nghiệp.121
3.2.1. Quan điểm .121
3.2.2. Định hướng.123
3.3. Các giải pháp chủ yếu.130
3.3.1. Nhóm giải pháp về kinh tế kỹ thuật .130
3.3.2. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách .138
3.3.3. Nhóm giải pháp về mở rộng thị trường.141
3.3.4. Nhóm giải pháp về chuyển dịch cơ cấu công nghiệp gắn với bảo vệ môi
trường.143
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .144
KẾT LUẬN .147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .150
PHỤ LỤC
213 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ cấu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Đỗ Anh Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a phương trong vùng song quy mô và dây chuyền công nghệ có sự
khác biệt đáng kể.
Trong CN SX đồ uống, SX bia có mặt ở hầu hết các địa phương nhằm khai thác
lợi thế về thị trường tiêu thụ. Bên cạnh bia Hà Nội đã có thương hiệu từ lâu còn có
các liên doanh bia như Halida, Heiniken, Đại Việt đang hoạt động có hiệu quả.
90
Ngoài các nhà máy bia có công suất lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại nêu trên, ở
một số địa phương còn phát triển các nhà máy bia công suất nhỏ hơn nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng tại chỗ (như ở Hải Dương, Hải Phòng). Ngoài bia, nước giải
khát cũng là sản phẩm được chú trọng phát triển, tuy nhiên các nhà máy nước giải
khát ở vùng (nổi bật là nhà máy rượu – bia – nước giải khát Hà Nội) khá khiêm tốn so
với các nhà máy ở vùng KTTĐ phía Nam (như Pepsico, Lavie, Tân Hiệp Phát).
CN chế biến thực phẩm cũng phát triển rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường tại chỗ. CN xay xát phân bố tập trung ở các tỉnh trọng điểm lúa như Hải
Dương, Hưng Yên chủ yếu đáp ứng nhu cầu nội vùng thay vì xuất khẩu như các
trung tâm CN xay xát ở các vùng KTTĐ phía Nam và vùng Đồng bằng sông Cửu
Long; CN chế biến thủy sản tập trung chủ yếu ở Hải Phòng, Quảng Ninh do có thế
mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ khá phong phú (từ cả khai thác và nuôi trồng)
song nhìn chung số lượng, quy mô các nhà máy cũng hạn chế hơn nhiều so với hai
vùng KTTĐ ở phía Nam; CN chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố chủ yếu
ở khu vực ven Hà Nội do có nguồn nguyên liệu tại chỗ (gắn với các vùng nuôi bò
sữa ven đô) và thị trường tiêu thụ, tiêu biểu như các sữa Ba Vì (huyện Ba Vì – Hà
Nội) hay sữa Vinamilk (huyện Tiên Sơn – Bắc Ninh); CN chế biến rau quả phân
bố ở Hải Dương, Hải Phòng do có nguồn nguyên liệu phong phú, đặc biệt là rau vụ
đông để phục vụ xuất khẩu.
Về phân bố chung, tỉ trọng CN chế biến thực phẩm – đồ uống trong cơ cấu
GTSX CN của các địa phương nhìn chung thấp (chủ yếu dưới 10%, năm 2016) trừ
hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương (lần lượt chiếm 22,7% và 11,2%) do đây là hai
địa phương có ưu thế nhờ vào ngành nông nghiệp phát triển mạnh.
đ. Công nghiệp Dệt may – Da giày
Vùng KTTĐ Bắc Bộ là khu vực tập trung CN Dệt may – Da giày lớn thứ hai
cả nước (sau vùng KTTĐ phía Nam). Trong GTSX CN của toàn vùng giai đoạn
2005 - 2016, tỉ trọng của CN Dệt may – Da giày tuy có giảm đáng kể (từ 7,9%
xuống 4,9%) xong đây vẫn là ngành có tỉ trọng lớn thứ 6.
CN Dệt may – Da giày phát triển mạnh mẽ ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nhờ vào ưu
thế về nguồn lao động đông đảo và yêu cầu kinh tế kỹ thuật không quá khắt khe
91
(quy mô vốn đầu tư cho nhà xưởng vừa phải, quy trình vận hành giản đơn). Về
sản phẩm, bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Việt (như May
10) còn khá ít thì phần lớn các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng từ nước ngoài.
Chính vì thế, giá trị gia tăng ở các khâu như thiết kế, thương mại và thương hiệu
trong các sản phẩm Dệt may – Da giày của vùng còn rất thấp. Khu vực tập trung
CN Dệt may – Da giày của vùng là dọc quốc lộ 5, đặc biệt là ở KCN Dệt may Phố
Nối (Hưng Yên) do thuận tiện trong việc chuyên chở nguyên liệu, thành phẩm xuất
– nhập khẩu và gắn với các khu vực đông lao động.
Trong cơ cấu GTSX CN của các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, CN dệt
may – da giày chiếm tỉ trọng chủ yếu dưới 10%, trong đó cá biệt ở Bắc Ninh chỉ
chiếm 0,4%. Hưng Yên là tỉnh có tỉ trọng ngành CN dệt may – da giày chiếm cao
nhất trong cơ cấu GTSX CN toàn tỉnh (chiếm 10,3%, năm 2016) do đây là địa bàn có
mức độ tập trung cao các cơ sở sản xuất của ngành này tại khu CN dệt may Phố Nối.
e. Công nghiệp hóa chất
CN hóa chất ở vùng KTTĐ phát triển khá mạnh nhờ vào thị trường tiêu thụ
rộng, phục vụ cả cho các ngành sản xuất khác (hóa chất cơ bản, phân bón,) cũng
như tiêu dùng trực tiếp của các hộ gia đình (các loại hóa mỹ phẩm,). Tuy tỉ trọng
của ngành trong cơ cấu GTSX CN toàn vùng có ít biến động (tăng từ 6,1% lên 6,4%
trong giai đoạn 2005 – 2016) song vị trí có sự cải thiện đáng kể: từ thứ 8 lên thứ 5.
Do sản phẩm trải rộng trên nhiều lĩnh vực nên CN hóa chất của vùng có sự
phân bố rộng khắp tuy quy mô doanh nghiệp có sự khác biệt. Doanh nghiệp nổi bật
trong ngành CN hóa chất của vùng là tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) có
trụ sở tại Hà Nội và mạng lưới các cơ sở sản xuất ở nhiều địa phương với các sản
phẩm trải rộng bao gồm phân bón các loại, các sản phẩm cao su (săm lốp ô tô, xe
máy, máy kéo), thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất cơ bản (xút, axit, clo), chất tẩy
rửa (bột giặt,), mỹ phẩm, pin và acquy, que hàn và khí công nghiệp Ngoài ra,
các doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực CN hóa chất của vùng cần phải kể đến như
công ty cổ phần Pin Hà Nội, công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển
Về phân bố chung, tỉ trọng CN hóa chất trong cơ cấu GTSX CN của các địa
phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ chia thành 02 nhóm: Nhóm có tỉ trọng cao bao gồm
92
Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội (với tỉ trọng dao động từ 8,0% - 16,8%, năm
2016) trong khi ở các địa phương còn lại, tỉ trọng của ngành này chỉ ở mức dưới 3%.
g. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Ngành CN vật liệu xây dựng phát triển khá sớm ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nhờ
vào thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng khá
chậm nên tỉ trọng GTSX của ngành có sự sụt giảm đáng kể, từ 7,4% năm 2005
xuống 4,4% năm 2016 (đứng thứ 8).
Các sản phẩm vật liệu xây dựng ở vùng tương đối đa dạng, trong đó nổi bật là
xi-măng do có nguồn nguyên liệu đá vôi dồi dào và phân bố tập trung. Trong vùng hiện
có nhiều nhà máy xi măng công suất lớn đang hoạt động gắn liền với các vùng núi đá
vôi như Chinh Fong (Hải Phòng), Hoàng Thạch, Phúc Sơn (Hải Dương), Cẩm Phả
(Quảng Ninh)... Xi-măng sản xuất không chỉ được tiêu thụ nội vùng mà còn xuất sang
các vùng khác, đặc biệt là bằng đường thủy vào các tỉnh phía Nam (do các tỉnh phía
Nam thiếu nguyên liệu và cầu vượt quá cung khá lớn). Tuy nhiên, việc xây dựng các
nhà máy xi măng cần chú ý đến hiệu quả cả 3 mặt kinh tế, xã hội và nhất là môi trường
bởi việc khai thác đá, vận chuyển xi-măng gây nguy cơ ô nhiễm về không khí và phá
hủy cảnh quan tự nhiên. Ngoài xi-măng, các sản phẩm vật liệu xây dựng khác cũng
đáng chú ý của vùng là gạch chịu lửa, gạch trang trí, bê tông đúc sẵn
Trong cơ cấu GTSX CN của các địa phương, tỉ trọng của CN SX vật liệu xây dựng
nhìn chung khá thấp (dưới 10%, năm 2016) ngoại trừ tỉnh Hải Dương (10,5%) do đây là
địa bàn tập trung nhiều nhà máy xi-măng công suất lớn như Hoàng Thạch, Phúc Sơn.
Bên cạnh các ngành CN chiếm tỉ trọng lớn còn có một số ngành tuy nhỏ hơn
về quy mô giá trị SX, nhưng lại là ngành truyền thống và có thương hiệu mà khai
thác than là một ngành như thế. Nói đến vùng KTTĐ Bắc Bộ không thể không đề
cập đến ngành khai thác than, dù rằng tỉ trọng của ngành đã giảm khá rệt, từ 8,6%
năm 2005 xuống 4,8% năm 2016. Than đá của vùng tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng
Ninh. Sản lượng than khai thác hàng năm ở Quảng Ninh chiếm hơn 96% của cả
nước với quy mô khai thác bình quân khoảng 35-40 triệu tấn/năm. Sản phẩm của
ngành ngoài phục vụ cho nhiệt điện và xuất khẩu chiếm phần lớn còn cung cấp
nhiên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và dân sinh.
93
CN điện lực dù chỉ chiếm 3,1% giá trị SX CN toàn vùng, nhưng các nhà máy
nhiệt điện chạy bằng than với số lượng nhiều nhất, công suất lớn nhất ở Việt Nam
đều tập trung ở vùng này. Hàng loạt nhà máy điện phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh
(gồm các nhà máy như Phả Lại, Uông Bí, Cẩm Phả, Mông Dương), Hải Dương (gồm
các nhà máy Phả Lại 1, Phả Lại 2).
Qua phân tích cơ cấu CN theo ngành của vùng KTTĐ Bắc Bộ có thể thấy:
- Sự chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành ở đây diễn ra theo cả 02 phương thức:
(i) sự xuất hiện các lĩnh vực, sản phẩm mới trong đó nổi bật là mặt hàng điện thoại và
linh kiện và (ii) sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa các ngành thể hiện qua sự trồi
sụt về tỉ trọng của các ngành trong cơ cấu GTSX CN toàn vùng do tốc độ tăng trưởng
cao hay thấp hơn so với bình quân toàn vùng.
- Bên cạnh những điểm chung với cơ cấu CN theo ngành của cả nước cũng như
các vùng KTTĐ khác, cơ cấu CN có những nét đặc trưng như: (i) ưu thế thuộc về các
ngành “CN nặng” trong đó nổi bật là sự tăng trưởng vượt bậc của CN Điện tử - Tin
học cũng như vai trò của CN cơ khí trong khi các vùng KTTĐ còn lại ở nước ta chủ
yếu phát triển nhóm ngành “CN nhẹ”; (ii) trong vùng có một số sản phẩm CN đặc
thù gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên mà các vùng KTTĐ còn lại không có lợi thế
như than, xi-măng, sản phẩm CN chế biến rau vụ đông,
2.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
So với cơ cấu CN theo ngành và cơ cấu CN theo lãnh thổ, cơ cấu CN theo thành
phần kinh tế của vùng KTTĐ Bắc Bộ có sự chuyển dịch rõ nét và mạnh mẽ hơn cả,
trong đó tỉ trọng của khu vực FDI ngày càng chiếm ưu thế trong khi tỉ trọng khu vực
Nhà nước có xu hướng giảm rõ rệt.
2.2.3.1. Khu vực Nhà nước
Năm 2005, khu vực Nhà nước vẫn chiếm gần 1/3 tỉ trọng trong cơ cấu GTSX
CN của toàn vùng nhưng tỉ trọng đã giảm nhanh chóng trong giai đoạn 2005 – 2016
và chỉ còn chiếm 11,4% vào năm 2016 (giảm 17,9%), thấp hơn rất nhiều so với hai
thành phần kinh tế còn lại. So với 03 vùng KTTĐ còn lại ở nước ta, tỉ trọng khu vực
Nhà nước ở vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2016 gần tương đương với ở vùng KTTĐ
phía Nam (10,1%) trong khi tỉ trọng của thành phần này ở hai vùng KTTĐ vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và vùng KTTTĐ miền Trung cao hơn hẳn (lần lượt là
19,6% và 30,6%) (Xem thêm bảng 5 ở phụ lục 6).
94
Những nguyên nhân của việc sụt giảm nhanh chóng tỉ trọng của khu vực Nhà
nước ở vùng KTTĐ Bắc Bộ do:
- Thực hiện chủ trương cổ phần hóa hoặc mua bán – sáp nhập (M&A) các
doanh nghiệp Nhà nước đối với những ngành nghề mà khu vực ngoài Nhà nước
hoặc thậm chí khu vực FDI có thể tham gia có hiệu quả. Thông qua cổ phần hóa,
nhiều doanh nghiệp quốc doanh trở thành các công ti cổ phần mà ở đó Nhà nước có
thể vẫn nắm giữ quyền quyết định (khi tỉ lệ sở hữu trên 50%) hoặc giữ vai trò tham
gia hay bán toàn bộ.
Hình 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2005 - 2016
(Nguồn: Tác giả xử lí từ [14, 59, 60])
- Một số doanh nghiệp khu vực Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế
lớn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của hai khu
vực kinh tế còn lại do chậm đổi mới cùng những hạn chế trong quản lí, điều hành
Tuy tỉ trọng sụt giảm mạnh và hiện chỉ còn chiếm khoảng 1/10 trong cơ cấu
giá trị SX CN song khu vực Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo ở một số ngành kinh
tế mang tính chất đặc thù như SX điện (phần lớn là các dự án đầu tư công, ngoại trừ
một số dự án BOT gần đây như nhiệt điện Hải Dương), SX vũ khí và đạn dược,
khai thác than
Vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước ở các địa phương trong vùng KTTĐ
Năm
29.3
19.5
13.8 12.0.0 11.4
32.0
34.6
27.5
25.1 25.6
38.7
45.9
58.7 62.9 63.0
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2005 2010 2012 2014 2016
Nhà nƣớc Ngoài Nhà nƣớc FDI
95
Bắc Bộ cũng rất khác nhau do đặc thù về cơ cấu ngành và lịch sử phát triển. Các địa
phương có tỉ trọng giá trị SX CN khu vực Nhà nước cao hơn mức bình quân vùng là
Hà Nội (14%-năm 2016), Hải Phòng (21,1%) và đặc biệt là Quảng Ninh (68,3%) do
đây là các đô thị lớn, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp Nhà nước phát triển từ sớm
(đối với Hà Nội, Hải Phòng) hoặc cơ cấu ngành đặc thù (đối với Quảng Ninh do có
ngành khai thác than, nhiệt điện chiếm ưu thế) (Xem thêm bảng 11 ở phụ lục 6).
Hộp 1. Doanh nghiệp Nhà nước
trong lĩnh vực sản xuất than ở Quảng Ninh
Khai thác than là ngành CN chủ lực của Quảng Ninh trong vài thập kỷ trở lại đây, bảo đảm
nguồn hàng xuất khẩu cũng như nhiên liệu cho nhiều ngành CN quan trọng như sản xuất điện,
thép, xi-măng, phân bón; thu hút lượng lớn lao động và đem lại nguồn thu ngân sách quan
trọng của tỉnh. Quảng Ninh hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5
mỏ có công suất từ 1 triệu tấn đến trên 3 triệu tấn/năm (gồm: Cao Sơn, Cọc Sáu, Hà Tu, Đèo
Nai, Núi Béo); có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có công suất từ 1 triệu tấn
trở lên (gồm Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương
Huy). Hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh tuy đã được cổ phần hóa thông qua các công ty
con của tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam TKV song Nhà nước vẫn giữ trên 51% vốn cổ
phần và chi phối hoạt động sản xuất, kinh doanh (Ví dụ: tại công ti cổ phần than Mông Dương,
Nhà nước nắm giữ 54% cổ phần, khu vực ngoài Nhà nước nắm 29% cổ phần và khu vực FDI
nắm giữ 17% cổ phần).
Với sản lượng than khai thác hàng năm của tỉnh đạt khoảng 40 triệu tấn trong đó khoảng 95-
97% do các doanh nghiệp Nhà nước khai thác thì đây là hoạt động chủ đạo của khu vực Nhà
nước trong SX CN ở tỉnh Quảng Ninh, góp phần vào tỉ trọng rất cao của khu vực này trong cơ
cấu GTSX CN toàn tỉnh cũng như đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn
thứ 3 ở vùng KTTĐ Bắc Bộ (sau Hà Nội, Hải Phòng) vào năm 2016.
Tuy nhiên, sau quá trình khai thác lâu dài, việc khai thác than ở Quảng Ninh đang càng ngày
càng khó khăn, bởi điều kiện sản xuất của các mỏ hiện nay đã xuống sâu -300m so với mặt
nước biển và tỷ lệ than lộ thiên so với than hầm lò chiếm 50-60%. Ngay cả ở các mỏ than lộ
thiên, hệ số bóc đất đá và cung độ tăng nhanh, phức tạp (ước tính trung bình để khai thác được
1 tấn than lộ thiên hiện nay phải bóc xúc 10,7m3 đất đá), cần phải có sự đầu tư lớn về cơ sở vật
chất và trang thiết bị. Chính vì vậy, để khai thác hiệu quả và bền vững hơn đối với nguồn tài
nguyên không thể tái tạo này, Quảng Ninh đã và đang có những điều chỉnh hợp lí trong kế
hoạch khai thác cũng như quản lí trong đó đặc biệt là các giải pháp như tăng cường các hàng
rào kỹ thuật về môi trường, thử nghiệm mô hình du lịch vùng mỏ
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh và khảo sát thực địa của tác giả)
96
Trong khi đó, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh lại có tỉ trọng của khu vực Nhà
nước trong cơ cấu giá trị SX CN rất thấp, lần lượt là 0,87% và 0,5% vào năm 2016
do đây là hai tỉnh thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư FDI trong khi phần lớn các
doanh nghiệp Nhà nước có số lượng ít, quy mô nhỏ.
2.2.3.2. Khu vực ngoài Nhà nước
Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005 –
2016 (từ 32,0% xuống 25,6%, giảm 4,4%) song đây vẫn là khu vực chiếm tỉ trọng
cao thứ 2 trong cơ cấu GTSX CN vùng KTTĐ Bắc Bộ. So với 03 vùng KTTĐ còn lại
của cả nước, tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước trong cơ cấu GTSX CN toàn vùng của
vùng KTTĐ Bắc Bộ là thấp nhất, chỉ chiếm 25,6% so với 71% của vùng KTTĐ vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (do các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là thủy
sản ở vùng chủ yếu là doanh nghiệp ngoài Nhà nước), 52,8% của vùng KTTĐ miền
Trung (do sự phát triển mạnh của tổ hợp ô tô Trường Hải) hay 33,9% ở vùng KTTĐ
phía Nam (do sự lớn mạnh từ khá sớm của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong
các ngành CN nhẹ như chế biến thực phẩm, may mặc), (xem phụ lục.)
Khu vực ngoài Nhà nước tham gia vào hầu hết các ngành CN ở vùng KTTĐ
Bắc Bộ, đặc biệt là các ngành đòi hỏi quy mô vốn, trình độ kỹ thuật không cao như
cơ khí gia công, chế biến thực phẩm – đồ uống, dệt may – da giày Xét về quy mô,
phần lớn các doanh nghiệp CN khu vực ngoài Nhà nước ở vùng có quy mô nhỏ và
trung bình (SMEs), số lượng các thương hiệu Việt tầm cỡ ở khu vực này của vùng
không nhiều, nổi bật có thể kể ra như Hòa Phát (thép và nội thất), Song Long
(nhựa), T&T (SX, kinh doanh xe máy và phụ tùng xe máy)
Sự phát triển của khu vực ngoài Nhà nước ở vùng hiện nay còn nhiều hạn chế
do chịu sự cạnh tranh với khu vực Nhà nước (về mức độ thuận lợi trong tiếp cận
vốn, mặt bằng SX, thị trường) và nhất là khu vực FDI (về quy mô vốn, dây chuyền
công nghệ, thị trường xuất khẩu). Hoạt động đầu tư mạnh mẽ của khu vực FDI vào
vùng KTTĐ Bắc Bộ cùng với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ khu vực này (về
thủ tục thành lập mới, tiếp cận vốn, hỗ trợ công nghệ) trong những năm gần đây
cũng tạo điều kiện để một số doanh nghiệp CN tư nhân phát triển, nhất là các ngành
CN hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua SX các linh, phụ kiện,
bao bì mặc dù số lượng này còn hạn chế.
97
Về phân bố, tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước trong cơ cấu GTSX CN ở các
địa phương có sự phân hóa rõ nét: Hưng Yên là tỉnh có tỉ trọng cao nhất với 66,9%
(năm 2016), tiếp sau là Hà Nội (43,8%), Hải Dương (33,9%). Ở các địa phương còn
lại tỉ trọng của khu vực này khá thấp, thấp nhất là ở Bắc Ninh với chỉ 10,1%.
2.2.3.3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Khu vực FDI có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế của toàn vùng nói
chung. Ví dụ trong trường hợp tỉnh Hải Dương, mặc dù chưa phải là địa phương nổi bật
về thu hút FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ song khu vực FDI cũng có những đóng góp nổi
bật trong kinh tế của toàn tỉnh nói chung và ngành CN nói riêng: năm 2016, khu vực FDI
đóng góp 35,2% GDP toàn tỉnh, đóng góp 51,2% nguồn thu ngân sách tỉnh, chiếm
95,7% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, giải quyết 13,9% tổng số việc làm toàn tỉnh[21].
Khu vực FDI trong CN của vùng KTTĐ Bắc Bộ có tỉ trọng tăng mạnh trong
giai đoạn 2005 – 2016, tăng được 24,3% nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt
là ở giai đoạn 2005 – 2014 khi các dự án FDI quy mô lớn đi vào vận hành.
So với 03 vùng KTTĐ còn lại của cả nước, tỉ trọng khu vực FDI trong cơ cấu
GTSX CN toàn vùng của vùng KTTĐ Bắc Bộ là cao nhất cả nước, chiếm tới 63,0%
cao hơn cả ở vùng KTTĐ phía Nam (56,0%) - địa bàn thu hút FDI dẫn đầu cả nước
và cao hơn nhiều so với 2 vùng KTTĐ còn lại vốn hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn
trong việc thu hút FDI là vùng KTTĐ miền Trung (16,6%) và vùng KTTĐ vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (9,4%) do các hạn chế về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động.
(xem phụ lục.).
Các dự án FDI trong CN của vùng tập trung chủ yếu ở một số ngành như
điện tử, luyện kim, cơ khí, dệt-may, góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành
này nói riêng và của toàn nền CN của vùng nói chung do có nhiều dự án đầu tư
quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Các doanh nghiệp FDI nổi bật ở vùng KTTĐ Bắc
Bộ hiện nay là tổ hợp Samsung ở Bắc Ninh, tổ hợp LG ở Hải Phòng và Hưng Yên,
tổ hợp Honda ở Vĩnh Phúc, nhà máy Ford ở Hải Dương, nhà máy Canon ở Bắc
Ninh, Panasonic ở Hà Nội
Tuy nhiên, như đã nêu trên, việc các dự án trong khu vực FDI chủ yếu SX tại
vùng theo mô hình nhập nguyên liệu gia công, lắp ráp đóng gói tiêu thụ
98
trong nước hoặc xuất khẩu. Thêm vào đó, ngoại trừ một số tập đoàn lớn đầu tư dây
chuyền công nghệ hiện đại, phần lớn các doanh nghiệp FDI mang đến vùng công
nghệ trung bình và thấp nên giá trị gia tăng nói riêng và hiệu quả KT-XH nói chung
còn chưa cao. Hiện nay, tỷ lệ nhập khẩu trên xuất khẩu của khu vực FDI ở vùng
KTTĐ Bắc Bộ còn khá cao, ở mức 81,5% (năm 2017). Ví dụ đối với ngành điện tử,
sản xuất điện thoại và linh kiện cho thấy khu vực FDI xuất khẩu 100% giá trị điện
thoại và linh kiện nhưng cũng nhập khẩu đến 89% giá trị điện thoại và linh kiện
[Báo cáo Bộ KHĐT]. Điều này cho thấy mức độ sử dụng linh kiện doanh nghiệp
trong nước sản xuất là rất thấp. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm, một mặt thể
hiện sự kém phát triển của ngành CN hỗ trợ của vùng KTTĐ Bắc Bộ (và cũng là của
Việt Nam nói chung), mặt khác cũng cho thấy mối liên kết giữa khu vực FDI với khu
vực trong nước khá lỏng lẻo. Do đó, khu vực FDI tuy giữ vai trò chủ chốt đối với
tăng trưởng CN (trên 60% GTSX CN) và xuất khẩu (trên 75% giá trị xuất khẩu)
nhưng cũng giống như tình trạng của cả nước, vùng KTTĐ Bắc Bộ có nguy cơ bị
“mắc kẹt” ở những nấc thang khá thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu; tỷ lệ nội địa hóa
trong một số ngành CN (ô tô, điện tử tin học, điện tử gia dụng, công nghệ cao...) còn
thấp và chậm cải thiện.
Khả năng kết nối, sức lan tỏa về công nghệ từ các doanh nghiệp FDI tới các
doanh nghiệp phụ trợ trong nước còn yếu cũng là những hạn chế nổi bật của khu
vực FDI trong vùng. Ví dụ về khả năng kết nối, trong số gần 1 nghìn doanh nghiệp
phụ trợ cho Samsung ở Việt Nam thì tính đến tháng 1/2017 Việt Nam mới có 198
doanh nghiệp tham gia cung ứng linh kiện cho Samsung, trong đó chỉ có 20 nhà
cung ứng cấp 1. Ở giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của vùng chủ
yếu là nhà cung cấp Cấp ba, được mô tả như là ngành sản xuất các nguyên liệu đầu
vào nguyên liệu đơn giản và ít giá trị gia tăng và/hoặc các linh kiện đơn giản. Trong
lĩnh vực phần cứng ICT (ngành điện tử) và ô tô, những sản phẩm này bao gồm
nhựa, cao su, các bộ phận kim loại và khuôn mẫu. Các nhà cung cấp Cấp ba này
cũng không liên kết được với các công ty đầu chuỗi (hoặc thậm chí là các nhà cung
cấp Cấp 1) – là những công ty có công nghệ và kiến thức để giúp họ tăng năng suất.
Do vị trí của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệu ứng lan tỏa chưa đạt được mức tối đa,
99
cho thấy cần thiết phải tăng cường kết nối trong các chuỗi giá trị hiện tại. Mục tiêu
là phải phát triển mạng lưới các nhà cung cấp Cấp 1 (trực tiếp) và Cấp hai/Cấp ba
(gián tiếp) gắn với công đoạn lắp ráp cuối cùng để các công ty này chuyển sang sản
xuất các sản phẩm phức tạp hơn và đa dạng hóa xuất khẩu. Hơn nữa, điều này có
thể hỗ trợ các công ty trong nước có tiềm năng có thể trở thành công ty đầu chuỗi
về lâu dài [12].
Tỷ lệ chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI khá khiêm tốn (dưới 10%) và
chưa thấy xu hướng cải thiện, chuyển giao công nghệ cùng ngành tương đối thấp.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do phần lớn doanh nghiệp trong nước yếu
kém về năng lực và chậm đổi mới công nghệ nên rất khó để có thể tiếp nhận chuyển
giao công nghệ. Thêm vào đó, công nghệ là vấn đề sống còn với nhiều tập đoàn FDI vì
vậy nếu không có sự tích cực, chủ động và đầu tư thỏa đáng thì việc tiếp nhận những
lan tỏa công nghệ hàng đầu từ một số doanh nghiệp FDI là rất khó khả thi. [10, 12].
Ngoài tác động đến cơ cấu CN theo ngành của vùng KTTĐ Bắc Bộ, sự phát
triển nhanh và mạnh mẽ của khu vực FDI cũng có tác động rõ nét đến cơ cấu CN
theo lãnh thổ của vùng thông qua việc hình thành các tổ hợp CN, trung tâm CN ở Bắc
Ninh, Phúc Yên, Về phân bố chung, tỉ trọng của khu vực FDI trong cơ cấu GTSX
CN của các địa phương trong vùng nhìn chung đều cao, thậm chí chiếm ưu thế tuyệt
đối ở các tỉnh như Bắc Ninh (89,2%, năm 2016) hay Vĩnh Phúc (83,3%). Ở các địa
phương còn lại, tỉ trọng của khu vực FDI dao động từ 30 – 60%, riêng Quảng Ninh là
tỉnh có tỉ trọng thấp nhất, chỉ đạt 19,4%. Tuy vậy, việc khu vực FDI chủ yếu đầu tư
vào các khu vực có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, thị trường
tiêu thụ dẫn tới chênh lệch vùng nói chung và chênh lệch trình độ phát triển CN giữa
các lãnh thổ nói riêng gia tăng nhanh chóng từ đó kéo theo nhiều hệ lụy xấu điển hình
là việc hình thành các luồng lao động di cư lớn từ khu vực nông thôn đến các khu vực
tập trung FDI dẫn tới các hệ lụy về an sinh và trật tự xã hội.
2.2.4. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
2.2.4.1. Cơ cấu công nghiệp theo các địa phương
Giá trị SX CN của vùng KTTĐ Bắc Bộ có sự phân hóa theo lãnh thổ rất rõ nét
và cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong giai đoạn 2005 - 2016. Trước đây, các
100
địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh luôn chiếm giữ tỉ trọng cao nhất
do tập trung nhiều điểm CN, khu CN quan trọng. Tuy nhiên, do tác động của làn
sóng đầu tư FDI vào khu vực, cơ cấu CN theo lãnh thổ của vùng đã có sự chuyển
dịch theo hướng các địa bàn thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI có xu hướng tăng tỉ
trọng trong khi các địa phương thu hút được ít FDI hơn có xu hướng giảm tỉ trọng.
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo địa phương
của vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2005 - 2016
Địa phƣơng Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016
Nghìn tỉ đồng % Nghìn tỉ đồng % Nghìn tỉ đồng %
Hà Nội 92,9 44,8 267,6 36,4 524,0 25,4
Vĩnh Phúc 23,0 11,1 81,2 11,0 162,4 7,9
Bắc Ninh 13,4 6,5 110,6 15,0 732,7 35,5
Quảng Ninh 23,5 11,3 85,1 11,6 182,4 8,8
Hải Dương 14,9 7,2 52,3 7,1 159,2 7,7
Hải Phòng 25,9 12,5 86,6 11,8 190,4 9,2
Hưng Yên 13,6 6,6 52,5 7,1 111,7 5,4
Tổng 207,2 100,0 735,9 100,0 2062,8 100,0
(Nguồn: Tác giả xử lí từ [14, 59, 60])
Xét về cơ cấu lãnh thổ theo giá trị SX CN, Bắc Ninh và Hà Nội là hai tỉnh
chiếm tỉ trọng trên 50% toàn vùng trong giai đoạn 2005 – 2016 song vị trí có sự
thay đổi rõ nét: trước năm 2010, tỉ trọng của Hà Nội luôn vượt trội so với Bắc Ninh,
đến năm 2010 tỉ trọng gần cân bằng và từ năm 2014 tỉnh Bắc Ninh đã vươn lên dẫn
đầu toàn vùng cho đến nay; Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn thứ hai song có sự chênh lệch
khá lớn so với Bắc Ninh (nhỏ hơn 10,1%, năm 2016). Các địa phương còn lại trong
vùng chiếm tỉ trọng dao động từ 5-10% và có ít biến động đáng kể.
101
Thứ hạng về quy mô GTSX công nghiệp của các địa phương trong vùng
KTTĐ Bắc Bộ cũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nghien_cuu_co_cau_cong_nghiep_vung_kinh_te_trong_die.pdf