Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (Anoectochilus blume) tại tỉnh Thanh Hoá

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỘT SỐ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG LUẬN ÁN .iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT.iv

MỤC LỤC.viii

DANH MỤC CÁC HÌNH .xiii

MỞ ĐẦU.1

Chươ 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .4

1.1. Thông tin chung về chi Lan kim tuyến.4

1.2. Thông tin một số loài thuộc chi Lan kim tuyến liên quan đến nghiên cứu .4

1.2.1. Kim tuyến trung bộ (Anoectochilus annamensis Aver).4

1.2.2. Kim tuyến đá vôi (A.calcareus Aver) .6

1.2.3. Giải thùy Elwes (A.elwesii (C.B.Clarke ex Hook.f.) King & Pantl).7

1.2.4. Lan gấm (A. formosanus Hayata).8

1.2.5. Kim tuyến tơ (A.setaceus Blume).10

1.3. Tình hình nghiên về chi Lan kim tuyến.11

1.3.1. Tình hình nghiên cứu đa dạng các loài thuộc chi Lan kim tuyến .11

1.3.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi Lan kim tuyến .14

1.3.3. Tình hình nghiên cứu giá trị dược liệu và thành phần dược tính các loài

thuộc chi Lan kim tuyến.15

1.4. Tình hình nghiên cứu đối với loài Lan gấm (A.fomosanus) .21

1.4.1. Tình hình nghiên cứu về nhân giống Lan gấm.21

1.4.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng Lan gấm .23

1.4.3. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm di truyền đối với loài Lan gấm.26

1.5. Khái quát công tác bảo tồn và thông tin về các khu rừng đặc dụng có phân bố

các loài thuộc chi Lan kim tuyến tại tỉnh Thanh Hoá.28

1.5.1. Công tác quy hoạch rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá .28

1.5.2. Điều kiện tự nhiên các khu rừng đặc dụng có phân bố tự nhiên các loài

thuộc chi Lan kim tuyến tại tỉnh Thanh Hoá .28ix

Chươ 2. NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.37

2.1. Nội dung nghiên cứu.37

2.2. Địa điểm nghiên cứu.37

2.3. Phương pháp nghiên cứu .38

2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu .38

2.3.2. Phương pháp chuyên gia.38

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn .38

2.3.4. Phuơng pháp điều tra ngoại nghiệp.39

2.3.5. Phuơng pháp xây dựng bản đồ phân bố.44

2.3.6. Nghiên cứu đặc điểm di truyền của loài Lan gấm .45

2.3.7. Phuơng pháp phân tích hóa học.47

2.3.8. Phuơng pháp thí nghiệm .50

2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu.60

pdf193 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (Anoectochilus blume) tại tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiều cao: + Cây trong bình chồi đo toàn bộ chiều cao cây (bao gồm cả phần môi trường). 58 + Cây ở vườn ươm, trong các thí nghiệm và ở nhà lưới: Đo chiều cao từ mặt giá thể đến ngọn cây. + Cây ở dưới tán rừng: Đo chiều cao từ mặt đất đến ngọn cây + Tính chiều cao bình quân: H1 + H2 + H3 +...Hn Công thức tính: H = (cm) N Trong đó: Hn là chiều cao của thân cây thứ n; N Là toàn bộ số cây đã đo chiều cao - Đo đường kính: + Cây trong bình chồi đo tại gốc cây. + Cây ở vườn ươm đo sát mặt giá thể, mặt đất. + Tính đường kính bình quân: D1 + D2 + D3 +...Dn Công thức tính: D = (mm) N Trong đó: Dn là đường kính của thân cây thứ n; N Là toàn bộ số cây đã đo đường kính. - Đo chiều dài rễ: Từ mấu mắt đến hết chiều dài rễ (đo 1 lần khi kết thúc thí nghiệm). - Tần suất theo dõi đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng các thí nghiệm: Định kỳ 07 ngày/lần vào cùng thời điểm (buổi sáng từ 8h), đo đếm 30 cây (lựa chọn ngẫu nhiên rồi định vị cây để đo đếm trong suốt thời gian thí nghiệm). - Tần suất theo dõi đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng mô hình: Định kỳ 01 tháng/lần vào cùng thời điểm (buổi sáng), đo đếm 30 cây (lựa chọn ngẫu nhiên rồi định vị cây để đo đếm trong suốt thời gian thí nghiệm). * Phương pháp điều tra sâu hại: Phương pháp điều tra phát hiện, diễn biến sâu hại được tiến hành theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng” QCVN 01-38, 2010) [9] 59 Điều tra sâu hại bằng phương pháp điều tra trực tiếp theo giai đoạn sinh trưởng . Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận của cây; điều tra sâu hại trước, bệnh hại sau; trong trường hợp không làm ngay được ngoài hiện trường thì thu mẫu về phòng phân tích. - Dùng khung (diện tích khung 25 cm2/ khung) để điều tra dịch hại các loại cây trồng dầy và vườn ươm. Đếm các loài dịch hại có trong khung. - Chỉ tiêu theo dõi: Độ bắt gặp (mức độ phổ biến) OD (Occurrence Digree) được tính theo công thức: Số điểm (mẫu) bắt gặp đối tượng OD (%) = X 100 Tổng số điểm điều tra - Cách đánh giá mức độ phổ biến: Kí hiệu Mức độ phổ biến Độ thường gặp + Rất ít phổ biến < 10% ++ Ít phổ biến 10 – 25% +++ Phổ biến 25– 50% ++++ Rất phổ biến > 50% * Phương pháp điều tra bệnh hại: Áp dụng theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng” (QCVN 01-38, 2010)[9] - Điều tra bệnh hại cây dược liệu bằng phương pháp điều tra trực tiếp theo giai đoạn sinh trưởng. - Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận của cây; điều tra sâu và động vật hại trước, bệnh hại sau; trong trường hợp không làm ngay được ngoài hiện trường thì thu mẫu, ghi nhãn về phòng phân tích. – Để xác định thành phần bệnh hại, tiến hành quan sát các triệu chứng trên toàn bộ cây điều tra ở các diện tích sản xuất. Phát hiện ra các loại bệnh hại và thu 60 thập mẫu đưa về phòng thí nghiệm để phân loại, giám định theo tài liệu giám định của Mathur and Kongsdal, 2003 [77]. - Xác định mức độ phổ biến của bệnh (theo Viện BVTV, 1997) [43], với thang 4 cấp sau: + : rất ít phổ biến ( 10% cây hoặc lá bị bệnh) ++ : Ít phổ biến (11 – 25% cây hoặc lá bị bệnh) +++ : Phổ biến (26 – 50% cây hoặc lá bị bệnh) ++++ : Rất phổ biến (> 50% cây hoặc lá bị bệnh) 2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS (version 20.0) và Excel Tiến hành phân tích phương sai theo phương pháp thí nghiệm 1 nhân tố bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. Quy trình phân tích được thực hiện trên phần mềm SPSS cho ra trị số Sig. + Nếu Sig. > 0,05 => H0 + , kết luận không có sự khác nhau về kết quả giữa các công thức thí nghiệm + Nếu Sig. H0 - , kết luận có sự khác nhau về kết quả giữa các công thức thí nghiệm Tiếp theo dùng phương pháp Duncan’s test (Duncan, 1995) với mức sai khác có ý nghĩa α = 0,05. Phương pháp này sẽ chỉ ra được mức độ khác nhau giữa các công thức thí nghiệm, qua đó sẽ chọn ra được công thức tốt nhất. 61 Chươ 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Tí h đa dạ h h phầ loài h ộc chi La k m ế ạ Tha h Hóa. 3.1.1. Kết quả điều tra đánh giá đa dạng thành phần loài Trên cơ sở mẫu vật, hình ảnh các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) thu thập được trong quá trình điều tra ngoại nghiệp, kết quả giám định đã xác định được 05 loài có phân bố tại tỉnh Thanh Hóa, gồm: Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus Aver), Giải thùy Elwes (Anoectochilus elwesii (C.B.Clarke ex Hook.f.) King & Pantl), Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume), Kim tuyến trung bộ (Anoectochilus annamensis Aver) và Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata). Chi tiết xem tại bảng 3.1. B 3.1 Toạ độ h hậ các o h ộc ch La k m ế ạ Tha h Hóa Khu vực đ ều tra Kết qu ghi nhận Độ cao bình quân (m) Trạng thái r ng Tên loài Ngày tháng Tọa độ (VN2000, KTT 105 0 , múi 3 0 ) Cây tái sinh Cây trưởng thành Tổng số cây Khu BTTN Pù Hu Anoectochilus setaceus Blume 08/6/2017 488.612/ 2.268.132 1 5 6 960 IIIa2 09/6/2017 488.361/ 2.265.715 2 2 995 IIIa2 Khu BTTN Pù Luông Anoectochilus calcareus Aver 25/5/2017 510.755/ 2.269.585 2 3 5 650 IIIb Anoectochilus elwesii King & Pantl 26/5/2017 523.978/ 2.260.621 2 2 800 IIIb Anoectochilus setaceus Blume 26/5/2017 508.497/ 2.265.422 2 6 8 1385 IIIb Khu NTTN Xuân Liên Anoectochilus annamensis Aver. 02/6/2017 498.916/ 2.208.824 1 3 4 1386 IIIb 05/6/2017 520.912/ 2.199.581 2 2 300 G-N Anoectochilus setaceus Blume 05/6/2017 520.870/ 2.199.629 1 1 300 G-N 62 Anoectochilus calcareus Aver 02/6/2017 498.508/ 2.208.381 2 2 1400 IIIb KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động Anoectochilus elwesii King & Pantl 22/6/2017 488.264/ 2.246.352 3 3 980 IIIb Anoectochilus setaceus Blume 23/6/2017 488.883/ 2.246.342 1 1 1 1065 IIIb Anoectochilus calcareus Aver 23/6/2017 488.370/ 2.245.893 1 3 4 1100 IIIab Anoectochilus formosanus Hayata 24/6/2017 487.695/ 2.245.861 1 2 3 615 IIIb 25/6/2017 487.521/ 2.247.615 5 5 1200 IIIb Kết quả nghiên cứu lần này đã bổ sung thông tin khoa học về loài Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) lần đầu tiên ghi nhận phân bố tại Việt Nam. Mặc dù trước đây tại Việt Nam, loài này đã được một số tác giả tiến hành nghiên cứu, như: Nguyễn Văn Kết (2003)[68], Nguyễn Thị Lệ Hà (2017) [18], Phan Xuân Huyên và cs (2015, 2016, 2017, 2018) [22,23,24,25], Nguyễn Quang Thạch (2012) [34], Hoàng Chính Nguyên và cs (2018) [79], Đỗ Đăng Giáp (2015) [17]Tuy nhiên các báo cáo nghiên cứu này đều chưa thể hiện rõ nguồn gốc tự nhiên tại Việt Nam, các nội dung chủ yếu trong phòng thí nghiệm. Năm 2004 Ket và cộng sự có đề cập loài này phân bố tại tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên không có thêm thông tin và địa điểm thu thập, mẫu tiêu bản, hình ảnh và không được ghi nhận tại các tài liệu nghiên cứu về thực vật nói chung và họ Lan nói riêng ghi nhận tại Việt Nam (Ket et al 2004 [69], Govaerts et al., 2021 [106]). Năm 2020 Kumar P. & S.W. Gale. có công bố loài Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) ghi nhận mới cho hệ thực vật Hồng Kông và cũng đề cập loài này chưa được ghi nhận có phân bố tại Việt Nam trong các tài liệu thực vật (Kumar P. & S.W. Gale. 2020 [71]). Mẫu tiêu bản và hình ảnh loài này được thu thập tại Khu bảo tồn các loài thực vật hạt trần Nam Động, tỉnh Thanh Hóa năm 2017 và năm 2020. Nhóm nghiên cứu đã phân tích, rà soát toàn bộ các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về loài Anoectochilus formosanus Hayata, tham vấn ý kiến các chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia có 63 chuyên môn sâu về chi Anoectochilus Blume (GS. TS. Andre Schuiteman - Vườn thực vật Kew, Vương quốc Anh, GS.TS. Leonid V. Averyanov Viện nghiên cứu thực vật Komarov, Viện Hàn Lâm khoa học liên bang Nga; GS. Pankaj Kumar - Viện bảo tồn thực vật Hồng Kông), khẳng định loài Anoectochilus formosanus Hayata mới cho hệ thực vật Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã được công bố là loài mới cho hệ thực vật Việt nam trên tạp chí Bioscience Discovery, 13(1):01-04). 2022). 3.1.2. Phân bố các loài thuộc chi Lan kim tuyến tại Thanh Hóa. Kết quả điều tra tại 22 tuyến trên phạm vi 11 khu rừng đặc dụng của tỉnh Thanh Hóa, đã ghi nhận 04/11 khu rừng đặc dụng có phân bố tự nhiên Lan kim tuyến, cụ thể: KBTTN Xuân Liên (03 loài: A.calcareus, A.setaseus, A.annamensis), KBTTN Pù Luông (03 loài: A.calcareus, A.setaseus, A.elwesii), KBTTN Pù Hu (01 loài:A.setaseus), KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động (04 loài: A.calcareus, A.setaseus, A.elwesii, A.formosanus). 07 khu rừng còn lại không ghi nhận phân bố tự nhiên của Lan kim tuyến. Cụ thể xem bảng 3.3. B 3.2 Phâ bố ự h các o h ộc ch La k m ế ạ ỉ h Tha h Hóa STT T kh đặc dụ A .c a lc a re u s A . el w es ii A . se ta ce u s A . a n n a m en si s A . fo rm o sa n u s I Các VQG 1 VQG Bến En N N N N N 2 VQG Cúc Phương (diện tích tại tỉnh Thanh Hóa) N N N N N II Các KBTTN 3 KBTTN Xuân Liên Y N Y Y N 4 KBTTN Pù Luông Y Y Y N N 5 KBTTN Pù Hu N N Y N N III Các khu loài sinh cảnh 6 KBT loài Sến Tam Quy N N N N N 7 KBT các loài hạt trần quý hiếm Nam Động Y Y Y N Y 64 STT T kh đặc dụ A .c a lc a re u s A . el w es ii A . se ta ce u s A . a n n a m en si s A . fo rm o sa n u s VI Các khu bảo vệ cảnh quan 8 Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng N N N N N 9 Khu di tích lịch sử văn hóa Lam Kinh N N N N N 10 Khu di tích lịch sử văn hóa Trường Lệ N N N N N 11 Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Bà Triệu N N N N N * Ghi chú: Y có phân bố tự nhiên; N không ghi nhận có phân bố tự nhiên Từ số liệu phân bố tự nhiên tại bảng 3.3 cho thấy, ở KBTTN Xuân Liên mức độ đa dạng loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Bình Minh (2019) [28] (cập nhật phân bố tự nhiên của loài Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus Aver) tại KBTTN Xuân Liên, nâng đa dạng loài cấp tỉnh Thanh Hóa có 05 loài (thêm 01 loài); bổ sung 01 loài Lan gấm (A.formosanus) cho hệ thực vật tỉnh Thanh Hóa); bổ sung danh lục khu hệ thực vật rừng KBTTN Xuân Liên (2013)[5] 02 loài và định danh cụ thể được tên của 03 loài, gồm: Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus Aver), Kim tuyến Trung bộ (A. annamensis Aver) và Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume) (danh lục hệ thực vật khu BTTN Xuân Liên, 2013 mới chỉ đề cập 1 loài Lan gấm (Anoectochilus sp) [5]. Bổ sung thêm 01 loài Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume) cho danh lục khu hệ thực vật rừng KBTTN Pù Hu 2013 [2], Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu mới thực hiện giới hạn trong diện tích rừng đang được thiết lập bảo tồn tại 11 khu rừng đặc dụng, vì vậy chưa phản ánh đầy đủ phân bố tự nhiên cũng như đa dạng loài trên địa bàn toàn tỉnh, các nghiên cứu sau cần mở rộng quy mô ra các khu rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên. 65 Hình 3.2 Sơ đồ phâ bố các o h ộc ch La k m ế (Anoectochilus B me) ạ Thanh Hóa Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy 5 loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hoá có phân bố ở các khu rừng tự nhiên còn giàu, chủ yếu mọc ở độ cao từ 650m trở lên, mọc nhiều ở độ cao 900 – 1400 m, nơi có điều kiện đất có lớp mùn dày, ẩm, thoát nước, nhiệt độ mát, lạnh; riêng loài Kim tuyến Trung bộ (A.annamensis) và Kim tuyến tơ (A.setaceus) quá trình điều tra bắt gặp cá thể phân bố ở độ cao 300m (tại KBTTN Xuân Liên, nằm vị trí khu vực ven suối bắt nguồn từ đỉnh núi Pù Ta Leo cao 1.400m nên có ẩm cao, nhiệt độ mát quanh năm), điều này có thể giải thích cho việc Lan kim tuyến không có phân bố ở 07 khu rừng đặc dụng còn lại (Bảng 3.3), do các khu vực này độ cao thấp hơn 500m và cũng không có nguồn nước mát bắt nguồn từ núi cao chảy về, mùa hè nhiệt độ nắng nóng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với một số thông tin mô tả một số loài cùng chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại cuốn Thực vật Trung Quốc (Flora of China)[53], như: Loài Anoectochilus koshunensis Hayata phân bố ở độ cao 300 - 400m tại Hải Nam (Trung Quốc), Loài Anoectochilus roxburghii (Wallich) 66 Lindley phân bố ở độ cao 100–1600 m tại một số quốc gia (Trung Quốc, Băng la desh, Bhutan, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Nepal, Thái Lan, Việt Nam). 3.2. N h cứ mô hì h hái, sinh thái các loài h ộc ch La k m ế ạ Thanh Hóa Hình thái, sinh thái các loài thuộc chi Lan kim tuyến tại Thanh Hóa được mô tả dựa trên kết quả quan sát hình thái của loài tại hiện trường và hình ảnh chụp; xử lý OTC được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Thanh Hóa. 3.2.1. Kim tuyến Trung bộ (Anoectochilus annamensis Aver) * Đặc điểm hình thái: Không có gì khác với mô tả của Nguyễn Đức Thắng và Vũ Quang Nam (2015) [35], Phan Xuân Bình Minh (2009)[28]. Hình 3.3 K m ế T bộ (Anoectochilus annamensis Aver) được h hập về ô ồ ạ kh vực h cứ xã Vạ X â , ỉ h Thanh Hoá * Đặc điểm sinh thái: Ở Thanh Hoá, Kim tuyến Trung bộ (A.annamensis) sống trong rừng kín lá rộng thường xanh, mọc ở độ cao 300- 1.100 m so với mực nước biển. Thành phần thực vật ưu thế là các loài: Cà ổi (Castanopsis indica), Sồi (Lithocarpus dussaudi), Dẻ đá (Lithocarpus coachilus), Dẻ cau (Quecus fleury). Giổi thơm (Tsoogiodendron odorum), Vàng tâm (Mangleria dandy),... độ cao từ 1000m trở lên phổ biển một số loài Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia); Cứt ngựa (Archidendron tonkinensis), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Pơ mu (Fokienia hodginssi), Sa mu 67 (Cunninghamia konishii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotenia)... * Phân bố tại Thanh Hoá: Ghi nhận phân bố tại huyện Thường Xuân (KBTTN Xuân Liên). Hình 3.4 Sơ đồ phâ bố ự h o K m ế T bộ (Anoectochilus annamensis Ave ) ạ Tha h Hoá * Đề xuất giá trị bảo tồn: Đề nghị xếp ở Nhóm IA, Nghị định 06/2019/NĐ- CP, mức EN cả Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Lý do đề xuất: Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định tất cả các loài Lan thuộc họ Orchidaceae, trừ các loài quy định tại Nhóm IA đều thuộc nhóm IIA (nhóm các loài thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam). Hiện nay, việc khai thác một cách bừa bãi và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của con người khiến cho nguồn gen tự nhiên ngày càng suy giảm (Zhang và cộng sự, 2013) [102]. 68 3.2.2. Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus Aver) * Đặc điểm hình thái: Không có gì khác với mô tả của Phan Xuân Bình Minh (2019)[25]. Hình 3.5 K m ế đá vô (Anoectochilus calcareus Aver) ồ e ạ Thanh Hoá * Đặc điểm sinh thái: Tại Thanh Hoá, chúng mọc dưới tán rừng nguyên sinh hay rừng thứ sinh mưa mùa nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi đá vôi thấp xen núi đất (trang thái IVA, IVB, IIIa3, IIIB). Thành phần thực vật ưu thế là các loài: Giổi (Tsoongiodendron odorum Chun), Xoan Đào (Pygeum arboreum Endl), Sâng (Pometia pinata Forst.), Đa (Ficus drupacea), Bứa (Garcinia sp), Trám (Carnarium sp),và một vài loài thuộc họ Xoài (Anacardiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Xoan (Meliaceae), Chân chim (Schefflera sp), Mò (Machilus sp.), Chòi mòi (Antidesma sp), họ Na (Annonaceae), các loài cây gỗ tái sinh thuộc Chi Gội (Aglaia sp), Chi Trọng đũa (Ardisia), Bồ cu vẽ (Breynia), Quế (Cinnamomum) * Phân bố tại Thanh Hoá: Ghi nhận phân bố tự nhiên ở huyện Bá Thước (KBTTN Pù Luông), huyện Thường Xuân (BTTN Xuân Liên), huyện Quan Hoá (Khu bảo tồn các loài hạt trần Nam Động). * Đề xuất giá trị bảo tồn: Đề nghị ở mức EN trong Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Lý do đề xuất: Loài Anoectochilus calcareus Aver hiện đã được ghi nhận trong Nhóm IA, Nghị định 06/2019/NĐ-CP [11]; EN trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 [7]. Hiện nay, việc khai thác một cách bừa bãi và nhu cầu sử dụng ngày càng 69 tăng của con người khiến cho nguồn gen tự nhiên ngày càng suy giảm (Zhang và cộng sự, 2013) [102], vì vậy đề xuất xếp ở mức EN trong Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Hình 3.6 Sơ đồ phâ bố ự h của o K m ế đá vô (Anoectochilus calcareus Aver) ạ Tha h Hóa 3.2.3. Giải thùy Elwes (Anoectochilus elwesii (C.B.Clarke ex Hook.f.) King & Pantl) * Đặc điểm hình thái: Không có gì khác với mô tả của (Nguyễn Thiện Tịch (2001) [36] Hình 3.7 G hù E wes (A. elwesii (C.B.Clarke ex Hook.f.)King & Pantl) ồ e ạ Tha h Hoá 70 * Đặc điểm sinh thái: Ở Thanh Hoá, Giải thùy Elwes (A.elwesii) mọc dưới tán rừng tự nhiên còn giàu, có độ che phủ cao, trên các triền núi đá vôi ở độ cao 700-1.100 m. Thành phần thực vật ưu thế là các loài: Còng núi (Calophyllum balansae), Sơn trà (Eriobotrya bengalensis), Bi tát (Pistacia weinmanifolia), Chân chim núi (Schefflera pesavis), Thích bắc bộ (Acer tonkinense), Đa các loại (Ficus spp), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Cui lá lớn (Heritiera macrophylla),... * Phân bố tại Thanh Hoá: Ghi nhận phân bố tự nhiên tại huyện Bá Thước (KBTTN Pù Luông), huyện Quan Hoá (Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam động). * Đề xuất giá trị bảo tồn: Đề nghị xếp ở Nhóm IA, Nghị định 06/2019/NĐ- CP, mức EN cả Sách đỏ Việt Nam và mức VU Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Lý do đề xuất: Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định tất cả các loài Lan thuộc họ Orchidaceae, trừ các loài quy định tại Nhóm IA đều thuộc nhóm IIA (nhóm các loài thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam). Hiện nay, việc khai thác một cách bừa bãi, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của con người khiến cho nguồn gen tự nhiên ngày càng suy giảm (Zhang và cộng sự, 2013) [102] và tại đợt nghiên cứu này rất hiếm gặp. Hình 3.8: Sơ đồ phâ bố o G hù E wes (A.elwesii (C.B.Clarke ex Hook.f.)King & Pantl) ạ Tha h Hóa 71 3.2.4. Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) * Đặc điểm hình thái: Về cơ bản hình thái Lan gấm (A.formosanus) thu tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động (Thanh Hoá) giống với mô tả của Kumar P & S.W. Gale [66], tuy nhiên có điểm khác để phân biệt giữa 2 xuất sứ là hoa của loài Lan gấm (A.formosanus) thu tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động có đầu cánh môi hơi tù và ngắn, toàn bộ phần gốc hẹp của cánh môi mang 2 rìa tua có mầu vàng tươi. Hình 3.9 La ấm (Anoectochilus formosanus Hayata) ồ e ự h ạ Kh b o ồ các o hạ ầ q h ếm Nam Độ , ỉ h Thanh Hoá * Đặc điểm sinh thái: Ở Thanh Hoá (Pha Phanh), Lan gấm (A. formosanus) ghi nhận có phân bố ở khe đá, khu đất ẩm ướt trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao 900- 1.200 m, thành phần thực vật ưu thế là Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), tầng giữa gồm các loài thuộc họ Thích (Aceraceae), Chi Sồi (Lithocarpus), chi Dẻ (Castanopsis) thuộc họ Dẻ (Fagaceae), chi Mò (Machilus) - họ Long Não (Lauraceae) Ở đai cao 600-900m, loài này phân bố ở sinh cảnh với thành phần thực vật ưu thế là các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Họ Ngọc lan (Magnoliaceae), chi Nứa (Schizostachyum) .v.v.. * Phân bố tại Thanh Hoá: Ghi phận phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam động. 72 * Đề xuất giá trị bảo tồn: Đề nghị xếp ở Nhóm IA, Nghị định 06/2019/NĐ- CP, mức CR ở phạm vị Việt Nam và EN Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Lý do đề xuất: Lan gấm (A.formosanus) là loài thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, việc khai thác một cách bừa bãi, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của con người khiến cho nguồn gen tự nhiên ngày càng suy giảm (Zhang và cộng sự, 2013) [102]. Dựa vào kết quả nghiên cứu loài này chỉ ghi nhận phân bố ở phạm vi 500 ha của Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động (Thanh Hóa), mặc dù trước đó các đợt điều tra, nghiên cứu ở Việt Nam chưa lần nào ghi nhận được, điều đó chứng tỏ phạm vi phân bố hẹp, số lượng cá thể rất ít và hiếm gặp, nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên. Hình 3.10: Sơ đồ phâ bố ự h o La ấm (Anoectochilus formosanus Hayata) ạ Tha h Hóa 3.2.5. Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume) * Đặc điểm hình thái: Không có gì khác với mô tả của (Nguyễn Thiện Tịch (2001)[36], Phan Xuân Bình Minh (2019)[25]. 73 Hình 3.11: K m ế ơ (Anoectochilus setaceus Blume) ồ e ạ Tha h Hoá * Đặc điểm sinh thái: Ở Thanh Hoá, Kim tuyến tơ (A.setaceus) sống trong rừng gỗ lá rộng thường xanh hay rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, ưa đất lẫn cát, mọc ở độ cao 200- 1600m. Thành phần thực vật ưu thế là các loài: Re lá bời lời (Cinnamomum litsaefolium), Bời lời xanh (Litsea viridis), Rè (Machilus platicarpa), Sụ (Phoebe lanceolata), Sồi lá bạc (Quercus glauca), Dẻ lá tre (Q. bambusaefolia), Sâng (Pometia pintana), Trâm đỏ (Syzigium sp.), Dâu da đất (Baccaurea ramiflora), Cô tòng (Croton yunannensis), Máu chó (Knema sp.), và một số loài trong chi Ficus một số loài cây hạt trần như Thông nàng (P. imbricatus), Thông tre (P. Neriifolius); tầng dưới tán thường gặp các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Ráy (Araceae), họ Quyển bá (Selaginellaceae), một số loài họ tre nứa * Phân bố tại Thanh Hoá: Huyện Bá Thước (KBTTN Pù Luông), huyện Quan Hoá (KBTTN Pù Hu). 74 Hình 3.12: Sơ đồ phâ bố ự h K m ế ơ (Anoectochilus setaceus Blume) ạ Tha h Hóa * Đề nghị giá trị bảo tồn: Đề nghị ở mức VU trong Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Lý do đề xuất: Hiện loài Anoectochilus setaceus Blume thuộc nhóm IA tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ và EN trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 [7], tuy nhiên chưa được đề cập tại Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Hiện nay, việc khai thác một cách bừa bãi, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của con người khiến cho nguồn gen tự nhiên ngày càng suy giảm (Zhang và cộng sự, 2013) [102]. 3.2.2. Cơ sở khoa học tra cứu nhanh nhận biết một số loài thuộc chi Lan kim tuyến tại tỉnh Thanh Hoá 75 B 3.3: Đặc đ ểm hậ b ế nhanh mộ số o h ộc ch La k m ế (Anoectochilus Blume) ở Tha h Hóa TT Tên loài Đặc đ ểm hậ b ế nhanh 1 Kim tuyến Trung bộ (Anoectochilus annamensis Aver) - Lá có màu nâu đỏ ở mặt trên, mặt dưới mầu nhạt hơn; phủ lông mịn như nhung; hệ gân mạng lưới lông chim nổi rõ, thường có 5 gân gốc 2 Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus Aver) - Đặc điểm dễ nhận dạng nhất là hình thái của lá: Lá hình trứng phiến lá dầy, có lông mượt như nhung; lá có nhiều màu (từ màu xanh thẩm đậm, mầu xanh phớt tím, mầu xanh nâu sẫm hoặc nâu nhạt). Lá cây trưởng thành có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc chi Anoectochilus Blume 3 Giải thùy Elwes (Anoectochilus elwesii (C.B.Clarke ex Hook.f.) King & Pantl) - Lá màu nâu tím, mặt trên đậm hơn mặt dưới, lá nhẵn không có lông; cánh hoa có bớt đỏ hay nâu. - Hoa: môi trắng cọng bìa có 6 tua mỗi bên, bìa có 2 sọc đỏ 4 Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) - Lá hình trứng mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới nâu đỏ; hệ gân mạng lưới lông chim màu trắng bạc, đôi khi gân ở giữa có màu vàng nhạt; - Hoa cọng bìa môi và các tua màu vàng. 5 Kim tuyến tơ (Anoectochilus setaceus Blume) - Lá từ xanh đến xanh đậm hoặc màu nâu đỏ; gân lá màu vàng hoặc màu hồng. - Hoa: cọng bìa môi hoa có 5 – 8 tua dài mảnh, tua mầu trắng. 76 3.3. N h cứ đa dạ d ề o La ấm ồ e ạ ỉ h Thanh Hoá 3.3.1. Phân tích đa dạng di truyền Lan gấm bằng chỉ thị RAPD 3.3.1.1. Kết quả phân tích đa hình DNA của 10 mẫu Lan gấm (A.formosanus) Nguồn gốc mẫu: Thu thập tự nguồn gen tự nhiên tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động (Thanh Hoá), vị trí thu mẫu xem bảng 3.5. B 3.4: Vị í h hập mẫ La ấm (A.formosanus) Ngày tháng Khu vực đ ều tra Kết qu ghi nhận và thu mẫu Tên khu vực Tọa độ thu thập (VN2000, KKT105, Múi 3 0 ) Cây tái sinh Câ ưởng thành Tổng số cây 1/9/2020 Núi Nam Động X 487.695 Y 2.245.861 0 2 2 5/9/2020 Núi Nam Động X 487.514 Y 2.247.609 0 8 8 DNA tổng số của 10 mẫu Lan gấm (A.formosanus) sau khi tách chiết được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1% và đo OD; kết quả cho thấy tất cả các mẫu DNA đều có độ nguyên vẹn và độ sạch cao (OD260nm/OD280nm= 1,8 - 2,0). Các mẫu DNA tổng số được pha loãng để thực hiện phản ứng RAPD với các đoạn mồi ngẫu nhiên. Phân tích mối quan hệ di truyền của 10 mẫu Lan gấm (A.formosanus) với 14 chỉ thị RAPD thu được 80 phân đoạn DNA được nhân bản ngẫu nhiên, trong đó có 53 phân đoạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_bao_ton_nguon_gen_cac_loai.pdf
  • pdfCongVan denghi (ncs.NguyenTrongQuyen).pdf
  • docxThongTinDongGopMoi(Viet-Anh) _ncs.NguyenTrongQuyen _DHLN.docx
  • docTichYeuLuanAn(Viet-Anh) _ncs.NguyenTrongQuyen _DHLN.doc
  • pdfTomTatLuanAn(tiengAnh) _ncs.NguyenTrongQuyen _DHLN.pdf
  • pdfTomTatLuanAn(tiengViet) _ncs.NguyenTrongQuyen _DHLN.pdf
Tài liệu liên quan