Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo tồn loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance)Pilg.) tại hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I

LỜI CẢM ƠN II

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT VI

DANH MỤC BẢNG BIỂU VIII

DANH MỤC HÌNH X

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 5

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1. TRÊN THẾ GIỚI 5

1.1.1. Nghiên cứu về chi Dẻ tùng (Amentotaxus) 5

1.1.2. Nghiên cứu về loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia) 14

1.2. Ở VIỆT NAM 19

1.2.1. Nghiên cứu về chi Dẻ tùng (Amentotaxus) 19

1.2.2. Nghiên cứu về loài Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia) 26

1.3. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG 33

CHƯƠNG 2 35

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 35

2.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình 35

2.1.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền các quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại Sơn La và Hòa Bình bằng kỹ thuật phân tử ISSR 35

2.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng hom cành Dẻ tùng sọc trắng hẹp 35

2.1.4. Bước đầu thử nghiệm trồng bảo tồn insitu và exsitu loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Sơn La và Hòa Bình 35

2.1.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn gen loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại Sơn La và Hòa Bình 35

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

2.2.1. Cách tiếp cận 35

2.2.2. Phương pháp kế thừa tài liệu 36

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp 39

2.2.4. Nghiên cứu đa dạng di truyền các quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại Sơn La và Hòa Bình bằng kỹ thuật phân tử ISSR 47

2.2.5. Nghiên cứu nhân giống bằng hom cành Dẻ tùng sọc trắng hẹp 52

2.2.6. Nghiên cứu thử nghiệm trồng bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp 57

2.2.7. Đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn gen Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình 59

CHƯƠNG 3 60

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60

3.1. NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP TẠI SƠN LA VÀ HÒA BÌNH 60

3.1.1. Đặc điểm hình thái của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp 60

3.1.2. Đặc điểm vật hậu của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp 64

3.1.3. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp 67

3.1.4. Đặc điểm phân bố của loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp 71

3.1.5. Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố 79

3.1.6. Nghiên cứu phân bố thực nghiệm N/D1.3, N/Hvn ở các đai cao nơi có phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp. 79

3.1.7. Đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố 89

3.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền các quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại Sơn La và Hòa Bình bằng kỹ thuật phân tử ISSR 99

3.2.1. Đa dạng di truyền của các quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại Sơn La và Hòa Bình 99

3.2.2. Mối quan hệ di truyền và đa dạng di truyền của các quần thể nghiên cứu 101

3.2.3. Quan hệ di truyền giữa các quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp 102

3.2.4. Mức độ biến dị phân tử trong quần thể và giữa các quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp 104

3.3. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẰNG GIÂM HOM CÀNH DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP 106

3.3.1. Ảnh hưởng của chủng loại và các nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân giống của hom cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp 107

3.3.2. Ảnh hưởng của mùa vụ và chủng loại chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra rễ của hom cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp. 112

 

docx226 trang | Chia sẻ: minhanh6 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học để bảo tồn loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance)Pilg.) tại hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21 61 2.68 0.09 3 21 57 2.75 0.07 Chiềng Sơn 1300-1600m 4 29 72 3.11 0.051 5 24 64 2.78 0.08 6 27 51 2.96 0.06 >1600m 7 22 36 2.81 0.07 8 24 50 2.93 0.06 9 26 47 2.94 0.06 TB 24 55 2.84 0.07 Pà Cò 1000-1300m 10 12 50 2.38 0.1 11 12 58 2.42 0.09 12 10 41 2.14 0.14 Hang Kia 1300-1600m 13 11 42 2.10 0.16 14 9 40 2.14 0.13 15 11 41 2.28 0.11 TB 11 45 2.24 0.12 Kết quả phân tích tại bảng 3.11 cho thấy số lượng loài biến động trên các ô đo đếm từ 9 đến 29 loài, trong đó Sơn La có trung bình là 24 loài nhiều hơn gấp đôi so với Hòa Bình chỉ đạt trung bình 11 loài. Số lượng cá thể trong các ô tiêu chuẩn biến động từ 36 đến 72 cá thể, trung bình Sơn La cao hơn Hòa Bình 10 cá thể/OTC, qua đây ta thấy có sự biến động số lượng cá thể rõ rệt giữa 2 tỉnh nghiên cứu. Chỉ số Shannon H biến động từ 2,10 đến 3,11 trung bình Sơn La cao hơn ở Hòa Bình 0,6. Qua số liệu trên cho thấy chỉ số đa dạng Shannon đạt ở mức trung bình (2,5) thể hiện đa dạng loài trong quần xã cũng ở mức trung bình, chỉ số này thường cao nhất là 6,0. Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) được dùng để đánh giá sự đa dạng về số lượng loài của một quần xã thực vật, có giá trị và ý nghĩa ngược lại với H’, tức là giá trị Cd càng cao thì tính đa dạng loài càng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số Cd ở các khu vực nghiên cứu khá đa dạng loài. Tại các ô tiêu chuẩn biến động tương đối lớn từ 0,051 đến 0,16. Chỉ số Cd trung bình ở vị trí Sơn La (0,07) cao hơn ở Hòa Bình (0,12), điều đó chứng tỏ ở Sơn La có tính đa dạng loài cao hơn ở Hòa Bình. 3.1.6.3. Mối quan hệ giữa cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp với các loài cây ưu thế trong quần thể Trong rừng tự nhiên, các loài cây có chỉ số IV% > 5% được xem là những loài đóng vai trò quan trọng trong hình thành hệ sinh thái rừng. Do đó, đề tài chọn những loài có chỉ số IV% > 5% để xem xét quan hệ sinh thái giữa chúng với nhau và đặc biệt là với loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp. Đề tài tiến hành kiểm tra quan hệ sinh thái cho từng cặp loài ưu thế theo tiêu chuẩn ρ và χ2 tại 2 địa điểm nghiên cứu là Sơn La và Hòa Bình. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.12 và 3.13. a. Mối quan hệ giữa cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp với các loài cây ưu thế trong quần thể tại tỉnh Sơn La Qua sắp xếp, xử lý thống kê xác định được cấu trúc tổ thành lâm phần có cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tự nhiên thấy có khoảng 48 loài, trong đó có 14 loài ưu thế gồm: Xoan nhừ, Mạy châu, Vối thuốc, Đáng chân chim, Trâm vối, Dẻ đấu vẩy, Ngát, Dẻ ấn độ, Phân mã, Kháo lá dài, Mạ sưa, Đỉnh tùng, Sồi lá tre, Dẻ cuống có chỉ số IV% > 5% là những loài đóng vai trò quan trọng trong hình thành sinh thái rừng. Luận án tiến hành kiểm tra quan hệ sinh thái cho từng cặp loài ưu thế theo tiêu chuẩn ρ và χ2. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.12 cho thấy trong 14 cặp loài kiểm tra có 11 cặp có quan hệ ngẫu nhiên, 3 cặp loài có quan hệ tương hỗ với 3 loài cụ thể như sau: - Với χ2< χ205 (k=1) = 3,84 ở mức ý nghĩa 0,05 cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp có quan hệ bài xích ngẫu nhiên đối với các loài cây: Xoan nhừ, Mạy châu, Vối thuốc, Đáng chân chim, Trâm vối, Dẻ đấu vẩy, Ngát, Dẻ ấn độ, Phân mã, Mạ sưa, Sồi lá to. (sinh trưởng và phát triển các loài cây tồn tại độc lập với nhau). Do đó, việc lựa chọn chúng hỗn giao hay loại trừ không ảnh huởng đến quan hệ sinh thái loài. - Với χ2< χ205 (k=1) = 3,84 ở mức ý nghĩa 0,05 cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp có quan hệ tương hỗ với các loài Đỉnh tùng, Dẻ cuống, Kháo lá dài. Vì vậy, đây là cơ sở nên chọn các loài này trồng hỗn giao hoặc làm giàu rừng với loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp. Trong quá trình điều tra và đánh giá Dẻ tùng sọc trắng là cây ưu bóng mọc dưới tán, ở nơi có độ ẩm cao trên các đai cao từ 1000m trở lên nơi có phân bố tập trung của 2 loài cây lá rộng tầng cao là Dẻ cuống, Kháo lá dài và cây lá kim Đỉnh tùng thường hay mọc cùng với cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp. Bảng 3. 12. Quan hệ sinh thái loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp với các loài khác trong cấu trúc tổ thành rừng tại tỉnh Sơn La STT Loài A Loài B nA (c) nB (b) nAB (a) nAB- (d) P (A) P (B) P (AB) ρ χ2 Quan hệ 1 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Xoan nhừ 9 33 0 183 0,040 0,147 0 -0,085 1,61 Ngẫu nhiên 2 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Mạy châu 9 7 0 209 0,040 0,031 0 -0,037 0,30 Ngẫu nhiên 3 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Vối thuốc 8 32 1 184 0,040 0,147 0,0044 -0,021 0,09 Ngẫu nhiên 4 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Đáng chân chim 9 21 0 195 0,040 0,093 0 -0,065 0,96 Ngẫu nhiên 5 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Trâm vối 9 16 0 200 0,040 0,071 0 -0,056 0,71 Ngẫu nhiên 6 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Dẻ đấu vẩy 9 12 0 204 0,040 0,053 0 -0,048 0,52 Ngẫu nhiên 7 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Ngát 9 9 0 207 0,040 0,040 0 -0,042 0,39 Ngẫu nhiên 8 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Dẻ ấn độ 9 19 0 197 0,040 0,084 0 -0,062 0,86 Ngẫu nhiên 9 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Phân mã 9 23 0 193 0,040 0,102 0 -0,069 1,06 Ngẫu nhiên 10 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Kháo lá dài 8 21 1 195 0,040 0,098 0,0044 0,009 0,02 Hỗ trợ 11 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Mạ sưa 9 14 0 202 0,040 0,062 0 -0,053 0,62 Ngẫu nhiên 12 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Đỉnh tùng 6 7 3 209 0,040 0,044 0,0133 0,286 18,39 Hỗ trợ 13 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Sồi lá to 9 7 0 209 0,040 0,031 0 -0,037 0,30 Ngẫu nhiên 14 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Dẻ cuống 8 13 1 203 0,040 0,062 0,0044 0,041 0,38 Hỗ trợ b. Mối quan hệ giữa cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp với các loài cây ưu thế trong quần thể tại tỉnh Hòa Bình Từ bảng 3.12 dưới đây ta thấy mối quan hệ sinh thái giữa loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp với các loài cây ưu thế trong quần thể tại tỉnh Hòa Bình như sau: - Vớiχ2< χ205 (k=1)= 3,84 ở mức ý nghĩa 0,05 cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp có quan hệ sinh thái với 18 loài: Bời lời, Bứa lá dài, Cánh kiến, Chắp xanh, Đáng chân chim, Dẻ đấu vẩy, Đinh hương, Trai lý, Gội núi, Mãi táp, Mò gỗ, Nhọc, Re hương, Sung rừng, Sổ giả, Thích núi đá, Trám đen, Xoan đào. Trong đó + Với χ2< χ205 (k=1) = 3,84 ở mức ý nghĩa 0,05 cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp có quan hệ bài xích ngẫu nhiên đối với 13 loài cây: Bời lời, Cánh kiến, Chắp xanh, Đinh hương, Trai lý, Gội núi, Mãi táp, Nhọc, Re hương, Sung rừng, Sổ giả, Trám đen, Xoan đào. (sinh trưởng và phát triển các loài cây tồn tại độc lập với nhau). Do đó, việc lựa chọn chúng hỗn giao hay loại trừ không ảnh huởng đến sinh thái loài. + Với χ20 cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp có quan hệ tương hỗ với 5 loài là Bứa lá dài, Đáng chân chim, Dẻ đấu vẩy, Mò gỗ, Thích núi đá. Vì vậy, nên chọn chúng trồng hỗn giao hoặc làm giàu rừng với loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp. Kết quả nghiên cứu trên cũng khá tương đồng với các nghiên cứu của Nông Văn Cường (2017) tại Phú Thọ, Hoàng Văn Sâm (2015) tại Thanh Hóa, Nguyễn Đức Tố Lưu tại Hà Giang (2004), Mai Văn Chuyên (2011) ở Thanh Hóa về các loài cây có mối quan hệ với loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại địa điểm nghiên cứu, cho thấy các cây lá kim thường mọc cùng như Đỉnh tùng, Dẻ tùng vân nam, Thông tre bên cạnh đó còn mọc cùng các cây lá rộng thuộc họ Dẻ, họ Dầu, họ Côm.. như Trai lý, Sồi, Vù hương, Chò xanh, Dẻ cuống, Phân mã, Cà lồ, Xoan nhừ... Bảng 3. 13. Quan hệ sinh thái loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp với các loài khác trong cấu trúc tổ thành rừng tại tỉnh Hòa Bình TT Loài A Loài B nA (c) nB (b) nAB (a) nAB- (d) P (A) P (B) P (AB) ρ χ2 Quan hệ 1 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Bời lời 3 10 0 212 0.013 0.044 0 -0.025 0.14 Ngẫu nhiên 2 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Bứa lá dài 1 17 1 206 0.009 0.080 0.0044 0.147 4.86 Hỗ trợ 3 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Cánh kiến 3 2 0 220 0.013 0.009 0.0000 -0.011 0.02 Ngẫu nhiên 4 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Đáng chân chim 4 21 1 199 0.022 0.098 0.0044 0.052 0,61 Hỗ trợ 5 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Chắp xanh 3 5 0 217 0.013 0.022 0 -0.018 0.06 Ngẫu nhiên 6 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Dẻ đấu vẩy 1 32 2 190 0.013 0.151 0.0089 0.167 6.32 Hỗ trợ 7 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Đinh hương 3 2 0 220 0.013 0.009 0 -0.011 0.02 Ngẫu nhiên 8 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Trai lý 3 3 0 219 0.013 0.013 0 -0.014 0.04 Ngẫu nhiên 9 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Gội núi 3 11 0 211 0.013 0.049 0.0000 -0.026 0.16 Ngẫu nhiên 10 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Mãi táp 3 3 0 219 0.013 0.013 0 -0.014 0.04 Ngẫu nhiên 11 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Mò gỗ 1 11 1 212 0.009 0.053 0.0044 0.188 7.93 Hỗ trợ 12 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Nhọc 3 3 0 219 0.013 0.013 0 -0.014 0.04 Ngẫu nhiên 13 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Re hương 3 7 0 215 0.013 0.031 0.0000 -0.021 0.10 Ngẫu nhiên 14 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Sung rừng 1 7 0 217 0.0044 0.0311 0 -0.012 0.04 Ngẫu nhiên 15 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Sổ giả 3 3 0 219 0.0133 0.0133 0 -0.014 0.05 Ngẫu nhiên 16 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Thích núi đá 1 12 1 211 0.0089 0.0578 0.0044 0.179 7.21 Hỗ trợ 17 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Trám đen 3 27 0 195 0.0133 0.12 0 -0.043 0.42 Ngẫu nhiên 18 Dẻ tùng sọc trắng hẹp Xoan đào 3 13 0 209 0.0133 0.0578 0 -0.029 0.19 Ngẫu nhiên  3.1.7. Đặc điểm tái sinh tự nhiên nơi có cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố 3.1.7.1. Cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh Tổ thành cây tái sinh có vai trò quan trọng và quyết định đến tổ thành rừng trong tương lai. Để xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm phát triển rừng theo hướng bền vững với những loài có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen. Kết quả điều tra và tính toán tổ thành loài cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.14. Bảng 3. 14. Công thức tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố Đai cao (m) OTC Công thức tổ thành Tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 1000 - 1300 1 1,89 N +1,62Dađ + 1,35Mc + 1,08Vt + 0,81Đcc + 0,81Xn + 0,81Sp2 + 0,54Tt + 0,54Mđ + 0,54 LK (2 loài trong đó 0,27Dtsth) 2 2,5Dađ+ 1,25 Mc + 1,25Xr+ 0,94Vt + 0,94Đcc + 0,63 Kld + 0,63Nl + 0,63Tt + 0,63 Lk 3 1,48Vt + 1,11Bđx + 0,74Cđl +0,74Đcc + 0,74Da + 0,74Hn+ 0,74Kld + 0,74Nh + 0,74Pm +0,74Tlx +0,74Lk 1300 - 1600 4 1,9 Rh + 1,67Da + 1,43Ds + 1,19Vt + 0,95Đ + 0,71Bx + 2,14 LK (5 loài trong đó 0,48Dtsth) 5 2,37 Dc + 1,84Vt + 1,32 Sx + 1,32 Xn + 0,79 Pm + 0,53 Đcc + 0,53 Dtsth + 0,53 Kld + 0,79 LK (2 loài) 6 2,55Dađ +1,7Vt + 1,49 Xn + 1,06 Đcc + 0,85 Tn + 0,64 Sx + 1,7 LK (5 loài trong đó 0,43Dtsth) > 1600 7 2Ttln + 1,71 Dc + 1,14Dtsth + 0,86Kld + 0,86sp6 + 0,8sp2 + 0,86 Đt + 0,57Dg + 0,57Sx + 0,58Lk (2 loài) 8 2,22Dađ +1,39Dc + 1,1Ttln + 0,83Dtsth + 0,83Slt + 0,83Đt + 0,56Sr + 0,56Sp6 + 0,56Ts + 1,11 Lk 9 2,14Dađ +1,43Hn + 1,07Dtsth + 1,07sp6 + 0,71Bx +0,71Ct+ 0,71Dx + 0,71Nl + 0,71Pm + 0,71Ttld Tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 1000 - 1300 10 2,5Go+2,22Tnđ+1,67Dđv+1,39Dtsth+0,56Sg+1,67Lk (7 loài) 11 1,33Đcc + 1Cm + 1Rh + 0,67 Dđv + 0,67 Tnđ + 0,5Bl +0,5Bu + 0,5Bb + 0,5Go + 0,5Mn + 0,5Mg + 0,5N + 1,83LK(7 cây) 12 1,82Đcc+1,27Dđv+1,27Tnđ+0,91S+9,91Tđ+0,73Tđ+0,73Xđ+0,55Bl+ 0,05Cm+1,27LK(5 loài) 1300 - 1600 13 1.91Tnđ+1.7Bu+1,49Ttln+1,28Rh+1,06Tđ+0,64Ct+0,64Dđv+1,28LK(5 loài) 14 1.67Tnđ+1,25Dđv+1,04T+ 0,83Go +0,63Sg+0,63Dtsth+0,63Tl+0,63Ttld 15 1,43Xđ+1,43Dtsth+1,43Tl+0,95Tnđ+0,95N+0,71Sg+0,71Đcc+0,71Ttln+1,67LK (4 loài) Giải thích: Bg : Ba gạc Ds : Du sam Sx : Sồi xanh Bx: Bách xanh Hn: Hà nu Tlx: Thích lá xẻ Bl : Bời lời Kld: Kháo lá dài Tnđ Thích núi đá B: Bứa lá dài Mđ: Mán đỉa Tn: Thông nàng Ct: Chắp tay Mc: Mạy châu Ttld: Thông tre lá dài Cđl: Chè đuôi lươn Ng: Nghiến Ttln: Thông tre lá ngắn C: Côm sp Nl: Ngõa lông Td: Tông dù Cm: Cà muối N: Nhọc Tt: Trám trắng Đ: Đa Nh: Nhội Trt: Trúc tiết Đcc: Đáng chân chim Pm: Phân mã Ts: Trường sâng Da: Dẻ ấn độ Rr: Ràng ràng Vt: Vối thuốc Dc: Dẻ cuống Rh: Re hương Xr: Xoài rừng Dđv: Dẻ đấu vẩy Slt: Sồi lá to B : Bứa lá dài Dtsth: Dẻ tùng sọc trắng hẹp Tnđ: Thích núi đá Cx Chắp xanh Đt: Đỉnh tùng Xđ: Xoan đào S Sung rừng Sr: Sếu rừng Mg: Mò gỗ Đh Đinh hương G: Gội núi Mn: Mắc niễng Bb Bưởi bung Sg: Sổ già Tl Trai lý Tđ Thông đỏ Nhìn chung, tổ thành loài cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu là rất đa dạng, thành phần loài phong phú, có những cây tiên phong ưa sáng, cây ưa bóng, có loài lá rộng và cả loài cây lá kim. Với 54 loài cây trong các OTC có mặt tại 5 địa điểm của các đai cao nghiên cứu thì có 6-12 loài có mặt trong công thức tổ thành. Những loài chiếm ưu thế là Dẻ cuống, Dẻ gai ấn độ, Nhọc, Vối thuốc, Re hương, Dẻ đấu vẩy, Trám trắng, Đáng chân chim, Thích núi đá, Bứa, Trám Tại các đai cao điều tra đều có ghi nhận loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp xuất hiện. Tuy nhiên, Số cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ 7/15 OTC thấy sự xuất hiện của Dẻ tùng sọc trắng hẹp tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh ở các OTC 5,7,8,9,10,14,15. Cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại các địa điểm nghiên cứu tại 2 tỉnh Sơn La và Hòa bình chủ yếu tái sinh từ hạt, tái sinh chồi là tái sinh từ những gốc cây mẹ đã bị chặt. 3.1.7.2. Mật độ cây tái sinh Mật độ cây tái sinh là một chỉ tiêu rất quan trọng, số lượng cây tái sinh chính là số cây kế cận cho tầng cây cao sau này, tìm hiểu được mật độ cây tái sinh dày hay thấp từ đó ta có thể đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để điều chỉnh mật độ cây tái sinh cho phù hợp. Kết quả điều tra về mật độ cây tái sinh loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 3.15. Bảng 3. 15. Bảng tổng hợp mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu OTC Đai cao N(Cây/OTC) Dẻ tùng sọc trắng hẹp N (cây/ha) Cây Dẻ tùng sọc trắng Dẻ tùng sọc trắng hẹp Lâm phần Ntstv (cây/ha) Ntstv (%) Tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 1 1000-1300 m 1 83 3.083 83 2,69 2 0 0 2.667 0 0 3 0 0 2.250 0 0 4 1300 – 1600 m 2 167 3.500 167 3,37 5 2 167 3.167 167 5,27 6 2 167 3.917 167 4,26 7 >1600 m 4 333 2.917 333 5,73 8 5 417 3.000 417 8,33 9 3 250 2.333 250 10,72 Tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình 10 1000 – 1300 5 417 3083 417 13,5 11 1 83 5000 83 1,6 12 1 83 4583 83 1,8 13 1300 – 1600 1 83 3917 83 2,1 14 3 250 4000 250 6,25 15 6 500 3500 500 14,3 Qua bảng 3.15 nhận thấy: Mật độ cây tái sinh của cả lâm phần dao động từ 2.250 – 5000 cây/ha.Trong đó, loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh xuất hiện ở tất cả các đai từ với số lượng từ 1-6 cây/OTC tương ứng có từ 83-500 cây/ha. Số cây Dẻ tùng sọc trắng tái sinh triển vọng chiếm tỉ lệ thấp từ 1,6% - 14,3% tổng số cây tái sinh của lâm phần. - Tại Sơn La ở 3 đai cao tỷ lệ cây tái sinh đạt từ 2200 – 3917 cây/ha. Trong đó, cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh tương đối thấp chỉ từ 1-5 cây/OTC tương ứng với số lượng cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp đạt 83 – 417 cây/ha, số cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh triển vọng chiếm có 2,69% - 10,72%. Tại Tân Lập tỉ lệ cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp còn rất ít. Cây tái sinh chủ yếu còn gặp nhiều ở khu vực núi Pha Luông thuộc xã Chiềng Sơn với tỉ lệ cây tái sinh từ 3,37% - 10,72%. Trong đó, tại đai cao > 1600m có tỷ lệ cây tái sinh tương đối cao có khu vực trên 10% tổng số cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu. - Tại Hòa Bình ở 2 đai cao tỷ lệ cây tái sinh từ hơn 3000 - 5000 cây tái sinh/ha. Trong đó, cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh từ 1-6 cây/OTC tương ứng tỷ lệ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh đạt từ 83-500 cây/ha, số cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh triển vọng chiếm từ 1,6% - 14,3% so với tổng số cây tái sinh của lâm phần. Tóm lại: Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy mật độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh tại khu vực nghiên cứu khá thấp dao động từ 0-6 cây/OTC (83-500 cây/ha). Dẻ tùng sọc trắng hẹp hầu như là tái sinh bằng hạt tại các vị trí khoảng đất trống trong rừng hoặc dọc theo bờ các con suối và hầu như ít gặp Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh cạnh hoặc gần gốc cây mẹ. Ngoài ra, Dẻ tùng sọc trắng hẹp còn có khả năng tái sinh bằng chồi từ các gốc chặt của cây mẹ. Do vậy, mọi xử lý lâm sinh tác động vào rừng trong thời gian tới cần theo hướng tăng mật độ cây tái sinh mục đích, phát luỗng dây leo bụi rậm để tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển tốt, đồng thời để nón cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phát tán và tái sinh tự nhiên một cách dễ dàng từ đó cải thiện mật độ và tổ thành tầng cây tái sinh trong tương lai. 3.1.7.3. Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao Để đánh giá phân bố chiều cao cây tái sinh đề tài tiến hành điều tra cây tái sinh tại các ô tiêu chuẩn theo 4 cấp chiều cao, kết quả điều tra qua xử lí được thể hiện tại bảng dưới. a. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại tỉnh Sơn La Bảng 3. 16. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại tỉnh Sơn La Đai cao (m) O T C Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao (m) Cấp I (<0,5m) Cấp II (0,5 – 1m) Cấp III (1 – 2m) Cấp IV (>2m) N DTSTH N cây/ha N DTSTH N cây/ha N DTSTH N cây/ha N DTSTH N cây/ha 1000 -1300 1 0 833 0 917 83 750 0 583 2 0 583 0 1000 0 667 0 417 3 0 250 0 583 0 1000 0 417 1300 – 1600 4 167 917 0 1250 0 750 0 583 5 0 500 83 1417 83 833 0 417 6 0 833 0 1083 83 1333 83 667 > 1600 7 83 333 83 1250 83 677 83 667 8 167 667 167 1500 83 750 0 83 9 167 500 83 750 0 583 0 500 Từ kết quả tổng hợp được ở bảng 3.16 nhận thấy: - Đai cao 1.000 – 1.300 m: Số lượng cây tái sinh ở cấp II > cấp III > cấp I > cấp IV. Số cây ở cấp I dao động từ 250 - 833 (cây/ha), cấp II dao động từ 583 – 1.000 (cây/ha), cấp III dao động từ 667 – 1.000 (cây/ha), cấp IV dao động từ 417 – 583 (cây/ha). - Đai cao 1.300 – 1.600m: Số lượng cây tái sinh ở cấp II > cấp III > cấp I > cấp IV. Số cây ở cấp I dao động từ 500 – 917 (cây/ha), cấp II dao động từ 1.083 – 1.417 (cây/ha), cấp III dao động từ 750 – 1.333 (cây/ha), cấp IV dao động từ 417 – 667 (cây/ha). - Đai cao > 1.600m: Số lượng cây tái sinh ở cấp II > cấp III > cấp I > cấp IV. Số cây ở cấp I dao động từ 333 – 667 (cây/ha), cấp II dao động từ 750 – 1.500 (cây/ha), cấp III dao động từ 583 – 750 (cây/ha), cấp IV dao động từ 83 – 667 (cây/ha). Như vậy, có thể thấy rằng trong lâm phần rừng tự nhiên loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh có phân bố ở cả 4 cấp chiều cao. Trong đó, chủ yếu phân bố ở cấp chiều cao từ 0,5m - 2m có từ 83 – 167 cây/ha. Điều này cho thấy phần lớn cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh đều là những cây tái sinh còn nhỏ đang ở giai đoạn bị chèn ép mạnh bởi tầng cây bụi thảm tươi. Cần phải có biện pháp tác động như phát bớt dây leo, bụi rậm và tỉa tầng tán trên những cành xấu để tạo điều kiện về sinh thái tốt nhất cho cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh sinh trưởng tốt vượt lên sự cạnh tranh của cỏ dại và cây bụi. b. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại tỉnh Hòa Bình. Để đánh giá phân bố chiều cao cây tái sinh đề tài tiến hành điều tra cây tái sinh tại các ô tiêu chuẩn theo 4 cấp chiều cao, kết quả điều tra qua xử lí được thể hiện tại bảng 3.17. Bảng 3. 17. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao tại Hòa Bình Đai cao O T C Phân bố số cây tái sinh theo chiều cao (m) Cấp I (<0,5m) Cấp II (0,5 –1m) Cấp III (1 – 2m) Cấp IV (>2m) N DTSTH N cây/ha N DTSTH N cây/ha N DTSTH N cây/ha N DTSTH N cây/ha 1000 – 1300 10 0 667 167 1333 167 833 83 250 11 0 667 0 1333 0 2000 83 1000 12 0 1000 0 2500 83 833 83 250 1300 –1600 13 0 750 83 1500 0 1333 0 333 14 0 583 0 2083 167 1250 83 83 15 0 417 0 1250 167 1417 334 417 Từ kết quả trên ta thấy rằng: tại các đai cao số lượng cây tái sinh chủ yếu tập trung ở 2 cấp II và III mật độ từ 833 – 2500 cây/ha. Số cây ở cấp IV là thấp nhất với 83-1000 (cây/ha). Tuy nhiên, loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo các đai cao thì cây tái sinh chủ yếu tập trung ở các cấp chiều cao từ cấp III (1 – 2m) và cấp IV (>2m) và cấp chiều cao dưới 0,5m ở các OTC điều tra chưa ghi nhận có cây tái sinh ở cấp chiều cao này. Điều này cho thấy phần lớn cây tái sinh đã đạt chiều cao vượt khỏi sự chèn ép của cây bụi, thảm tươi và có khả năng phát triển tham gia vào tầng cây cao trong tương lai. Hình 3. 12. Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh từ hạt tại Chiềng Sơn, Sơn La Hình 3. 13. Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh chồi tại Hang Kia, Hòa Bình Tuy nhiên, mật độ tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp vẫn rất thấp nên trong thời gian tới cần tác động các biện pháp phát luỗng dây leo bụi rậm, khoanh nuôi thúc đẩy quá trình tái sinh dưới tán rừng kết hợp với trồng bổ sung loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp để tăng số lượng cây tái sinh góp phần làm giàu rừng để nâng cao chất lượng rừng. 3.1.7.4. Chất lượng cây tái sinh và nguồn gốc cây tái sinh Nguồn gốc và chất lượng tái sinh có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến chất lượng rừng sau này. Chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh là kết quả tổng hợp các tác động qua lại giữa cây rừng với điều kiện lập địa. Để có lớp cây tái sinh tốt, cần phải có những cây mẹ gieo giống tại chỗ tốt, ngoài ra còn phụ thuộc vào những yếu tố hoàn cảnh tác động đến quá trình ra hoa kết quả và phát tán hạt giống, Khả năng hình thành rừng tốt phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực sinh trưởng, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh. Kết quả điều tra về nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên nơi có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo đai cao tại tỉnh Sơn La và Hòa Bình được tổng hợp tại bảng 3.18. Bảng 3. 18. Phân loại cây tái sinh theo chất lượng và nguồn gốc Đai cao O T C Chất lượng cây tái sinh Nguồn gốc Cây DTSTH Tốt Trung bình Xấu Hạt (%) Chồi (%) N (cây/ha) N cây DTSTH N (cây/ha) N cây DTSTH N (cây/ha) N cây DTSTH Tỉnh Sơn La 1.000 -1.300 1 1500 83 1083 0 500 0 100 0 2 1500 0 833 0 333 0 0 0 3 1083 0 750 0 417 0 0 0 1.300 -1.600 4 1667 83 1167 83 667 0 100 0 5 1583 167 1083 0 500 0 100 0 6 1750 167 1500 0 667 0 100 0 > 1.600 7 1583 83 833 167 500 83 75 25 8 1083 250 1333 167 583 0 100 0 9 1167 250 917 0 250 0 100 0 Tại Hòa Bình 1000 – 1300 10 2500 250 583 167 250 0 80 20 11 1917 83 2667 0 417 0 100 0 12 2167 83 1917 0 500 0 100 0 300 – 1600 13 2083 83 1833 0 0 0 0 100 14 1583 83 2167 167 250 0 66,7 33,3 15 1333 250 1750 250 417 0 66,7 33,3 Kết quả tại 3.18 cho thấy: * Chất lượng cây tái sinh theo các đai cao tại tỉnh Sơn La: - Đai cao 1.000 – 1.300 m, số cây tái sinh có chất lượng tốt giao động từ 1.083 – 1.500 (cây/ha) chiếm tỷ lệ 48,13– 56,24% tổng số cây tái sinh trong lâm phần, số cây tái sinh có chất lượng trung bình biến động từ 750 – 1.083 (cây/ha) chiếm tỷ lệ 31,23 – 35,13%, số cây có phẩm chất xấu biến động từ 333 – 500 (cây/ha) chiếm tỷ lệ 12,49 – 18,53%. Như vậy, tỷ lệ cây có phẩm chất trung bình đến tốt chiếm hơn 80%, số còn lại là cây có phẩm chất xấu. - Đai cao 1.300 – 1.600 m: số cây tái sinh có phẩm chất tốt giao động từ 1.583 – 1.750 (cây/ha) chiếm 44,68 – 49,98% tổng số cây tái sinh trong lâm phần, số cây tái sinh có phẩm chất trung bình giao động từ 1.083 – 1.500 (cây/ha) chiếm 33,34– 38,29%, số cây có phẩm chất xấu biến động từ 250 – 583(cây/ha) chiếm 10,72 – 19,43% tổng số cây tái sinh trong lâm phần. - Đai cao > 1.600m: số cây tái sinh có phẩm chất tốt biến động từ 1.083 – 1.583 (cây/ha) chiếm 36,10 – 54,27% số cây tái sinh trong lâm phần, số cây tái sinh có phẩm chất trung bình biến động từ 833 – 1.333 (cây/ha) chiếm 28,56 – 44,43%, số cây có phẩm chất xấu biến động từ 250 – 1000 (cây/ha) chiếm 11,12 – 41,70% tổng số cây tái sinh trong lâm phần. Cây tái sinh tại nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố chủ yếu tái sinh bằng hạt chiếm tới 81,37%, tái sinh chồi chiếm số lượng rất ít đạt 18,63%. Đa số cây tái sinh có phẩm chất từ trung bình và tốt. Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh nhiều ở đai cao < 1.600m, mọc nơi đất bồi tụ hoặc gần các phiến đá lớn, ít bị tác động, có tầng thảm mục dày, đất xốp. Đặc điểm tái sinh của Dẻ tùng sọc trắng hẹp cũng khác các loài lá kim và họ Thông đỏ khác đó là tái sinh theo từng đám. * Chất lượng cây tái sinh theo đai cao tại tỉnh Hòa Bình: - Ở đai cao 1000 - 1300 m, số cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm 1680 (cây/ha), chiếm tỷ lệ 99% tổng số cây tái sinh trong lâm phần. Số cây tái sinh có chất lượng trung bình là 67 (cây/ha), chiếm tỷ lệ 1% và không có cây có phẩm chất xấu. Như vậy, tỷ lệ cây có phẩm chất tốt chiếm nhiều hơn so với cây có phẩm chất trung bình và xấu. - Đai cao 1300 - 1600m, số cây tái sinh có phẩm chất tốt biến động từ 1533 - 3333 (cây/ha), chiếm 38,33 – 46,73 % tổng số cây tái sinh trong lâm phần. Số cây tái sinh có phẩm chất trung bình biến động từ 2133 – 4133 (cây/ha), chiếm 49,57 – 67,39 %. Số cây có phẩm chất xấu biến động từ 0 – 1000 (cây/ha), chiếm 0 – 12,82 % tổng số cây tái sinh trong lâm phần. Nghiên cứu về nhân giống từ hạt loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp của Peter

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_de_bao_ton_loai_de_tung_so.docx
  • pdfcv up web.pdf
  • docThong tin ve luan an đăng lên mang.HUYỀN.doc
  • docxTOM TẮT BẰNG TIẾNG ANH. ok.docx
  • docxTÓM TẮT HUYEN TIẾNG VIỆT ok.docx
  • docTrích yếu luan an Huyen.doc
Tài liệu liên quan